dong chi
Bài thơ đồng chí of ptd là 1 trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng of văn học thời kì khang chiến chống thực dân pháp. Bài thơ đã thể hiện tha thiết, sâu sắc tình cảm của tác ja với những người đồng chí đồng đội của mình Bài thơ mở đầu bằng những lời tâm tình của hai người bạn ,những câu thơ mộc mạc ,tự nhiên , mặn mà như một lời thăm hỏi quê quán cửa nhà: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá . Hai dòng thơ tuy ngắn nhưng đủ để giới thiệu với người đọc về hoàn cảnh xuất thân của hai người lính."anh" ra đi từ vùng đồng bằng "nước mặn đồng chua","tôi" từ miền vùng trung du bạc màu "đất cày lên sỏi đá".Như vậy anh bộ đội cụ hồ là những người nông dân mặc áo lính đến từ những miền quê lam lũ vất vả ,những người có nguồn gốc xuất thân từ nông dân đến tù khắp mọi miền quê nghèo của đất nước. Có lẽ sự khó khăn về hoàn cảnh đó đã hình thành nên sợi dây vô hình gắn kết giữa nhũng ng dồng chí đồng đội. Anh với tôi đôi ng xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Từ những phương trời xa lạ, Họ vốn " chẳng hẹn quen nhau" nhưng lí tưởng chung của thời đại, đã gắn kết họ lại với nhau trong hàng ngũ quân đội cách mạng. Cùng là những người nông dân nghèo mặc áo lính ,chung lý tưởng đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng quê hương, Vào bộ đội họ kề vai sát cánh bên nhau ,cùng chia sẻ với nhau những gian lao thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ : Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ . . "súng" là biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, "đầu" là biểu tượng cho lí tưởng, suy nghĩ. Hình ảnh "súng bên súng, đầu sát bên đầu" lại cho ta thấy sự thân thuộc và họ rất gần gũi bên nhau. Cây súng - người bạn chiến đấu của họ đang cạnh nhau, đầu họ sát kề nhau như chút gì đó san sẻ cho nhau, như chút gì đó trao nhau niềm tin. Bức tranh ấy thật sống độc làm sao khi tư thế sẵn sàng chiến đấu trong việc thi hành nhiệm vụ vẫn chất chứa của cái tình mang tên :Đồng chí. Cái khó khăn thiếu thốn hiện lên: đêm rét chăn không đủ đắp nên phải " chung chăn". Nhưng chính cái sự chia sẻ với nhau trong gian khổ ấy đã trở thành niểm vui, càng thắt chặt thêm tình cảm của những ng đồng đội để trở thành đôi tri kỉ. Đến đây, nhà thơ hạ xuống một dòng thơ thật đặc biệt với hai tiếng "đồng chí" vang lên ,như tình yêu thương được hình thành từ thử thách và gian khó ,bị dồn nén tận đáy lòng đến giờ bật dậy.Nhịp thơ thắt lại,chắc khoẻ ,mộc mạc ,giản dị mà thiêng liêng,cảm động. Sáu câu thơ đầu đã giải thích cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí giữa những người đồng đội. câu thơ thứ bảy như một cái bản lề khép lại đoạn một để mở ra đoạn hai. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Đi dọc bài thơ là sự sóng đôi của hai hình tượng "anh" và "tôi".Tình tri kỉ, tình đồng chí đựơc bắc qua sự sóng đôi có ý nghĩa bổ sung ấy .Vì vậy đến đây, khi tác giả chỉ nói một cảnh ngộ ,người đọc vẫn có ấn tượng chung cho cả hai. Ba câu thơ trên như biểu rõ tâm trạng của người lính khi ra trận.Là nông dân ,với họ ruộng đất quí hơn vàng , vào bộ đội ,họ để lại sau lưng xóm làng ,đất đai,nhà cửa. Từ "mặc kệ" cho thấy tư thế dứt khoát không vướng bận chuyện quê nhà, cũng là thể hiện 1 sự hi sinh lớn, 1 trách nhiệm lớn đói với non sông đất nc của nhũng ng lính bởi họ ý thức sâu sắc đc nhũng việc mình làm. Nhưng sâu xa trong lòng họ vẫn da diết nhớ quê hương . Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Bằng bút pháp miêu tả hết sức mộc mạc, giản dị, đoạn thơ như dựng lại cả một thời kì lịch sử gian khổ, khốc liệt nhất của chiến tranh. Những câu thơ trên đã biểu hiện một cách chân thực cuộc sống khó khăn của người lính,của cuộc kháng chiến và của cả đất nước trong nhữn ngáy đầu kháng chiến chống thực dân Pháp,đó là: những cơn sốt rét rừng ác tính "sốt run người",thiếu thốn về vật chất,quân trang,quân dụng "áo rách vai", "quần có vài mảnh vá", "chân không giày". Nhưng điều quan trọng hơn người đọc cảm nhận được sự chia sẻ những gian khổ,thiếu thốn. Từng cơn sốt giữa họ-những người đồng chí với nhau là sự đồng cảm,gắn bó,tương đồng đến kì lạ.Tuy trời buốt giá, môi miệng khô nứt nẻ, nói cười khó khăn nhưng những ng lính vẫn lạc quan,tươi trẻ, vẫn nở "Miệng cười buốt giá" bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng chí. Thương nhau tay nắm lấy bàn tay Mở đầu bài thơ là hình ảnh: "Anh với tôi đôi người xa lạ"nhưng kết thúc lại là: "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay".Thật là một hình ảnh giàu cảm xúc.Giữa hai người lính trận mạc chẳng có gì cả,chỉ có hai bàn tay nắm lấy nhau để sưởi ấm cho nhau những đêm giá rét.Nhưng hình ảnh "tay nắm lấy bàn tay"đâu chỉ biểu hiện cho sự yêu thương;cho sự đoàn kết,gắn bó;cảm thông mà nó còn chứa đựng cả lời động viên cùng nhau đoàn kết vượt qua thử thách,cả niềm tin hứa hẹn lập công...Cách bộc lộ tỉnh cảm của những người chiến sĩ ở đây không ồn ào mà thật lặng lẽ để lại cho người đọc một nỗi bâng khuân xúc động khó tả nhưng lại rất sâu sắc. Giờ đây trong những giây phút đối mặt với kẻ thù,tình đồng chí của họ trở nên cao đẹp nhất,thiêng liêng nhất: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo "Rừng hoang sương muối". Lại là cái giá ,cái rét run người của thiên nhiên khắc nghiệt ,song thiên nhiên không thể nào can thiệp tới ý chí và tình cảm của người chiến sĩ .Bởi các anh đứng cạnh bên nhau, chở che, nương tựa vào nhau trong tư thế chủ động sẵn sàng chờ giặc tới . Và kết thúc bức tranh tả thực sinh động ấy, tác giả đã dùng hình ảnh "Đầu súng trăng treo" - một hình ảnh khiến người đọc phải suy ngẫm. Dường như ba sự vật đầu-súng-trăng đã gắn kết lại cùng nhau. Ánh trăng vằng vặc kia như đang soi sáng cho người lính cách mạng. Cây súng và hai đầu tựa vào nhau tạo nên sự gắn kết chặt chẽ không chỉ về hình thức mà cả hai tâm hồn đã đồng điệu cùng nhau. Trăng kia cũng sáng soi cho tình đồng chí của họ.Hình ảnh súng và trăng trở thành biểu tượng cho sự kết hợp hài hoà giữa thực và mộng,giữa chất chiến đấu và chất trữ tình ,giữa tâm hồn chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ. Giữa rừng đêm hoang lạnh ,hình ảnh ấy tạc vào đêm tạo thành bức tượng đài chiến sĩ vững vàng mà thơ mộng ..Bởi thế bài thơ không chỉ là tác phẩm xuất sắc của Chính Hữu mà còn là thi phẩm xuất sắc nhất về người lính Cụ Hồ của thơ ca kháng chiến chống Pháp Qua bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, ta đã thấy được cơ sở hình thành nên những tình cảm cao đẹp giữa đồng đội có chung hoàn cảnh và lí tưởng như nhau. Từ đó, ta rút ra cho bản thân rất nhiều bài học về sự gắn kết giữa người với người, đặc biệt là người cùng chung ta lí tưởng sống. Ta cũng phần nào biết được nỗi gian lao mà các anh lính đã phải trả qua từ vật chất đến điều kiện thời tiết. Nhờ bài thơ này, ta sẽ cố gắng học tập vươn lên để không công ơn mà những người chiến sĩ cách mạng đã giành được cho ta như ngày hôm nay. Giá trị của bài thơ sẽ mãi trường tồn và hai tiếng :"Đồng chí!" sẽ mãi là tiếng gọi thân thương nhất cho đến mai sau. Bài thơ thể hiện hình tượng ng lính cách mạng và tình đồng chí của họ qua những chi tiết,hình ảnh, ngôn ngữ bình dị, chân thực, cô đọng giàu sức biểu cảm.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top