(2) Như nhiên - Phan Ý Yên
"Vào buổi tối của mùa Đông tĩnh lặng nhất của một vòng đời.
Sự vô vọng rơi xuống. Có những người chợt nhớ.
Về một lời hứa... đã quên".
__________
Mùa thu năm 2002.
Chúng tôi chuyển đến thành phố nhỏ vào cuối tháng 9. Chỉ mới lỡ cỡ Thu mà ở đây đã lạnh đến bần thần. Bố bảo: "Rồi sẽ quen! Dịch chuyển nhiều mới khiến đàn ông mạnh mẽ và độc lập được!". Vậy là bboos, con, hai cái vali, dọn vào ngôi nhà hai tầng có khoảng sân khô khốc, cách với lề đi bộ bằng một cái cổng thấp ọp ẹp rên ken két. Tôi vào học muộn. Trường là một nơi kì lạ vì sự hiu quạnh của nó bất kể tiếng động ồn ào đến buốt óc của đám học sinh nam ưa nghịch phá. Điều duy nhất tôi yêu mến được nơi này chính là từ của sổ bàn học của mình có thể nhìn thẳng lên ngôi nhà có cửa gỗ sơn màu đỏ trên đỉnh đồi. Sự rực rỡ nổi bật khác thường đó khiến nơi này... bớt nhàm chán đi đôi chút. Hôm đó tôi đi theo cô Sue vào lớp. Đêm đông bên dưới lao nhao với cái nhìn tò mò hướng về phía thằng con trai Châu Á cao lênh khênh và ánh mắt nhiều xấc xược. Cô bảo tôi đến ngồi gần một bạn học nữ cũng là người Châu Á, đang chăm chú vào cuốn sách bìa màu xanh không có tiêu đề. Tôi ngồi phịch ngồi xuống ghế, hất mặt hỏi:
"Này,tên gì?"
Tóc dài không bày tỏ bất kì thái độ nào. Tôi lặp lại:
"NÀY"
Tóc dài vẫn im lặng. Tôi quyết định đứng lên gọi lớn:
"Thưa cô, bạn này có vấn đề về thính giác à?"
Đền lúc đấy thì cả lớp lại đổ dồn ánh mắt về phía tôi lần nữa. Cô Sue quay lưng lại.
"Peace, có chuyện gì thế?"
Tóc dài ngẩng đầu lên(Hóa ra tên là Peace). Đôi mắt mênh mang như cả một giấc mơ về những điều xinh đẹp nhất.
"Không có gì đâu ạ. Chắc ai đó muốn gâu sự chú ý mà không thành thôi".
Cô Sue nhìn tôi rồi quay sang nhìn Peace. Kẽ nghiêm mặt.
"Làm quen thế cũng đủ kịch tính rồi đấy. Hai đứa ngồi xuống đi!"
Tôi thích Peace. Nhận thức rõ ràng ngay từ lúc nhìn thẳng vào ánh mắt kiên định và sâu thẳm ấy. Cho đến nhiều tháng ngày sau này lại càng hiểu rõ. Tình cảm đôi khi chỉ bắt đầu bằng một tiểu tiết vô hình. Và rồi suốt cuộc đời, mỗi khi nghĩ về người đấy một cách vô tình hay cố ý, bạn cũng sẽ chỉ nhớ được điều làm bạn rung động nhất. Xao xuyến lại không thể nguôi ngoai.
Tôi đi theo Peace mỗi giờ tan học. Lẽo đẽo và đích thực là "mặt dày mày dạn". Peace rẽ trái thì tôi rẽ trái. Peace rẽ phải thì tôi rẽ phải. Peace dừng lại, tôi cũng dừng lại. Kiên trì và im lặng suốt đoạn đường qua ba ngã tư, một con dốc, bốn khu vườn và hai cửa tiệm bán bánh mì cửa mở leng keng. Đợi em vào nhà mới quay lưng về. Một tuần dài liên tục, không ai nói với ai lời nào. Peace biết rõ tôi đi theo nhưng không bày tỏ bất kì thái độ phản ứng gì.
Buổi chiều ngày thứ 9, trời đổ mưa lạnh buốt. Peace vẫn tiếp tục cặm cụi bước. Tôi bắt đầu cảm thấy bồn chồn lo lắng nhưng không thể ngừng đi theo. Đã qua ba ngã tư, mưa càng lúc càng nặng nề trắng xóa nhưng không ai chịu dừng lại hay tìm một chỗ trú tạm nào đấy. Tôi đột ngột quyết định chạy vượt lên, nắm tay Peace và kéo em vào mái hiên ngay gần.
"Cậu có bị điên không hả? "
Peace bắt đầu khóc, người run lên từng đợt vì lạnh. Tôi sửa lại khăn choàng cổ đã ướt sũng một cách vụng về và có phần nào bắt lực. Dịu dàng thổi hơi vào lòng bàn tay rồi nhẹ nhàng á chúng lên má Peace. Nước mắt hòa với nước mưa tức tưởi.
"Sao thế? Bị đá à? Hay bị mắng? Khóc... nhiều thế!"
"Mẹ mình... mẹ mình... dòi dọn sang nhà khác..."
"Sang nhà khác xấu hơn?"
"Không... nhà có người đàn ông khác cơ mà..."
"Thế... đàn ông xấu à?"
"Không biết ". Peace quệt nước mắt. "Nhưng không thích. Không muốn. Không ưa. Không cần."
Ở những thành phố nhỏ gần Địa Trung Hải, khi những cơn mưa đầu tiên của tháng mười xuất hiện, người ta sẽ tự đánh dấu lên lịch của mìn hai chữ mùa Đong. Corniglia là "vùng đất thứ ba" thuộc Cinque Terre (có nghĩa là năm vùng đất), khắc biệt bởi nằm cao nổi bặt lên khỏi mặt biển.
Trong thành phố nhìn đâu cũng thấy dốc và dốc. Ở đây không có nhiều khách du lịch, nếu có người lạ xuất hiện, người trong phố đều sẽ nghĩ họ chắc lại là những kẻ ưa mạo hiểm, cpi nhẹ sinh mạng, leo hết 4000 bặt thang gạch của Lardarina mà lên đây. Người đi khỏi Corniglia không nhiều, người chuyển đến Corniglia lạo càng hiếm, thế nên chỉ trong một thờ gian ngắn, hầu như ai cũng biết mặt bố con tôi. Công việc của bố tôi rất nhiều người kính nể vì chẳng mấy khi có một bác sĩ giỏi lại chịu chọn một nơi có thể xem là heo hút như Corniglia để sống. Mỗi khi đi bộ về nhà, ngang qua phố trung tâm, tôi luôn nhận được những lời chào từ nhiều hướng. Ví dụ như thế này.
"A Julien, đi học về đấy hả cháu?"
"Julien cho cô gửi lời chào bố với!"
Anh Julien ơi, bố anh thật phi thường!"
"Bánh cô mới nướng đấy, cầm về ăn cùng bố nhé!"
...
Họ nhớ tên tôi. Nhớ tên bố tôi. Bằng sự ân cần biết ơn niềm nở.
Trước đây, bố làm việc tại bệnh viện trung tâm của Rome. Bố là người Việt duy nhất ở khoa được tim tưởng và giao nhiều trọng trách quan trọng. Nhà tôi rất rộng và trang trí bằng nhiều vật dụng đắt tiền mà mẹ tỉ mỉ lựa chọn. Tôi đi học ở trường nam sinh đắt giá từ nhỏ. Quà giáng sinh luôn khiến các bạn cùng lứa ghen tị. Năm tôi 15 tuổi, mẹ và bố ngồi trước mặt tôi trong căn phòng khách rộng lớn. Mẹ nhỏ nhẹ.
"Jul à, bố mẹ có chuyện muốn nói với con! Bố mẹ nghĩ con đã rủ lớn để hiểu..."
Khi người lớn chia tay nhau, đó luôn là cách họ bắt đầu để thông báo cho những đứa trẻ một cách thật nhân văn. Ba ngày sau, có một người đàn ông lại chiếc xe giống như chiếc mà tôi thích nhất trong bộ sưu tập xe mô hình của mình, dừng ở cổng và đón mẹ đi. Ngày hôm đó tôi đã nghĩ. Sự nhân văn của người lớn đôi lúc thật đáng sợ. Bố ủ rũ trong một thời gian dài. Có lẽ cảm giác của ông cũng tương tự như lúc tôi bị cô bạn hồi tiểu học nghỉ chơi, quay sang nhận kẹo từ mọt thằng tốc vàng mắt xanh kiểu cổ điển cũ rích. À không, chắc giống như thế nhưng tăng cấp độ lên vài bậc vì ông đã buồn bã lâu hơn tôi. Rồi đùng một cái, ông tuyên bố chúng tôi chuyển nhà. Hay là từ bỏ "thiên đường" mà trô đang có thì đúng hơn. Để đến Corniglia. Nhưng tôi không trách bố. Từ bế cho đến lớn, cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, tốt cũng được mà xấu cũng được, tôi hài lòng cũng được hay không hài lòng cũng được, tôi chưa từng có cảm giác hờn giận ông. Giữa hai chúng tôi có mọt sự kết nối không thể định nghĩa và không nao giờ cần phải diễn đạt thành lời. Chắc có lẽ người ta nói là một sự may mắn, phải không nhỉ?
__________
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top