CHƯƠNG 1:THỜI THẾ LOẠN LẠC

**Mọi vấn đề trong truyện không có tính nghiên cứu về lịch sử. Vui lòng không đồng nhất và xem truyện là tư liệu gốc để nghiên cứu lịch sử. Tác giả chào đón những ai yêu thích, có những góp ý thiện chí tích cực**
---------------

Mùa xuân tháng giêng năm Tân Tỵ, nhà Nguyên dụ rằng ""Nếu vua nước Nam không sang chầu được thì phải đưa vàng ngọc sang thay, và phải nộp hiền sĩ, thầy âm dương bói toán, thợ khéo mỗi hạng hai người"*

Chuyện này bắt nguồn từ việc Quan gia nhượng vị mà không sang Nguyên, Nguyên triều bắt cớ mà làm khó nước ta. Bọn chúng cứ kỳ kèo mãi, Quan gia bèn đưa thư nói mình không quen nơi lạ, rồi nhờ ông chú họ là Trần Di Ái và Lê Tuân sang thay. Nào ngờ, sự tín nhiệm của Quan gia lại đặt sai chỗ, Trần Di Ái thấy hư vinh lập tức, hắn quên đi tình thân, đầu quân cho giặc.

Trần Di Ái vì cái chức An Nam quốc vương của giặc phong cho mà phản nước. Sau đó lại thấy Lê Mục được phong Hàn lâm học sĩ và Lê Tuân làm thượng thư lệnh thì nghĩ chắc có quân Mông Cổ chống lưng, nên theo Sài Thung về nước.

Trong nước, quan gia hay tin bọn phản quốc đang dẫn binh vào nước liền tập hợp quân, nghị sự:

"Các ngươi đã nghe tin mà quân lính báo từ ải Nam Quan. Vậy ý các ngươi thế nào?"

"Đánh, tất nhiên phải đánh. Đã đầu quân cho giặc thì tất thảy mọi quan hệ với Đại Việt đều không còn." - Vị tướng trung niên, râu hùm hàm én, giận dữ lên tiếng. Quan gia cũng không tính toán với lời nói các võ tướng, ăn ngay nói thẳng mới tạo thân thiết giữa vua-quan

Lòng Quan gia đã có tính toán. Thật ra, trước khi đi sứ, Quan gia đã gặp Trần Di Ái. Bấy giờ, vận nước xoay chuyển chuyển xoay, người người đều vì bản thân, vì trên dưới phủ đệ, đều có tính toán riêng của mình. Cũng chính vì thế, Quan gia đã gặp Trần Di Ái, người nói:

"Các chú, các anh đều là con cháu Trần triều, vinh quan Trần triều còn thì các anh, các chú ắt sẽ có."

Nhưng quan gia nào ngờ, lòng tham con người cao hơn tất thảy mọi thứ.

Ngay sau đó, Quan gia cho một đội quân đón đường lũ nghịch thần ấy. Ngày đưa Trần Di Ái về Kinh Đô, trời mưa rả rích.

Khi còn là vương, sống trong phủ đệ, tươm tất gọn gàng, quyền thề cũng chẳng kém ai là bao. Ngày hắn về Kinh Đô, người dân đứng xung quanh, khinh bỉ miệt thị, hào quan của vương gia tông thất bỗng chốc tan thành mây khói.

"Tội nhân Trần Di Ái, bái kiến Quan gia."

"Ta nhận một lạy này của người, thật không biết là tăng thọ hay tổn thọ đây!"

Quan gia là người tin Phật, lấy tấm lòng từ bi mà đối đãi anh em họ hàng, quan thần, dân chúng. Nay phải tự mình phán án cho chính người thân, người có chút chạnh lòng.

"Trước khi ngươi đi, ta đã nói, chỉ cần vinh quan Trần triều còn, ta tuyệt đối không đối đãi bạc tình với ngươi. Nhưng ngươi...! Ngươi lại đem an nguy xã tắc của Đại Việt, đổi lấy hư vinh, thỏa mãn lòng tham của mình."

Trần Di Ái từ lúc vào điện, vẫn quỳ cúi đầu, không nói một lời nào. Khi nghe xong những lời trách mắng từ người cháu của mình, hắn dần dần ngẩng lên. Mái tóc lòa xòa che đi con ngươi vẩn đục vì mệt mỏi.

"Quan gia, chi của người số quý số hưởng, từ nhỏ đến lớn, thứ mà con cháu ta không có, các người sẽ có. Thứ mà con cháu ta cố gắng trăm lần, các người sẽ ung dung mà có. Vậy thì, vinh quan Trần triều còn, ta sẽ có phần ở đâu?"

Quan gia nghe những lời này, bỗng chốc sững người, không ngờ, ông chú này lại có dã tâm lâu như vậy.

"Các người làm không ít chuyện tày trời, Trần triều này cũng từ tay người khác mà có, đổi vợ đổi con của anh em mà giành lấy, ta đầu quân cho giặc thì có là gì?"

"Người...!"

Quan gia không nói nên lời, chỉ có thể nén cơn giận, nhìn vào mắt Trần Di Ái, truyền chỉ:

"Truyền lệnh của ta, Trần Di Ái, phạm tội mưu phản, ăn nói hàm hồ, có lỗi với bề trên. Xét thấy tội đáng trách nhưng vẫn chưa nguy hại nhiều đến xã tắc. Tước bỏ danh hiệu, tông tịch, đày làm lính canh ở phủ Thiên Trường cả đời!"

Vừa dứt lời, tiếng cười ngạo nghễ lại mỉa mai của hắn lại cất lên:

"Haha, không giết chết ta, lại cho ta làm lính canh cửa, đây chính là tình thân mà các người nói, chi của các người, đừng mong sống yên ổn, các người đừng mong sóng yên biển lặng với bọn giặc Nguyên."

Khi lính canh lôi hắn ra ngoài, tiếng nguyền rủa vẫn văng vẳng trong điện, gió lạnh lùa vào, không khí dần ngưng trệ rồi rơi vào thinh lặng. Dường như mọi người đang chiêm nghiệm lời nguyền rủa của hắn, lại như sợ hãi, không ai cất tiếng nói. Tháng hai hoa mua xuân, muôn loài vui ca mà chẳng hề hay biết, Đại Việt, nơi chúng nơi tận hưởng cái tiết trời của bắt đầu sự sống ấy, đang dần lay chuyển, đón một trận cuồng phong.

Chuyện đã qua hai tháng, lại thêm hai tháng nữa, bây giờ đã qua tháng 6, cái tháng mà nắng hè bắt đầu khép hờ, gió heo phảng phất thổi nhè nhẹ và quân nhà Nguyên lại có động tĩnh. Khi bắt bọn Trần Ích Tắc về chịu tội, lính ta đã bắn mất một mắt của Sài Thung. Nay chúng càng có cớ để vào Nam, thế nhưng, chúng lại khôn ngoan hơn khi kiếm một cái cớ hợp tình lại hợp lý.

"Thật là càn quấy, làm gì có chuyện mượn đường đánh Chiêm!"

Quan gia đập tay nói to rồi lại hỏi bọn tướng tình hình của chúng:

"Tướng là ai? Bao quân? Đã đến đâu rồi?"

"Dạ bẩm, tướng là Thoát Hoan, còn có bọn Toa Đô, Ô Mã Nhi. Dạ bẩm, 50 vạn quân đang ở cách cửa Kỳ Sơn khoảng 100 dặm về phía Bắc"

Quan gia thấy tình hình nguy cấp, liền ngự thuyền ra sông Bình Than mở hội nghị Diên Hồng.

Hội nghị gồm các bô lão, tướng quân vì thế, ý kiến cũng trái chiều nhau. Có người nói rằng quân ta đương ít, cho chúng mượn đường, dẫu sao cũng chẳng đánh nước ta. Có người phản bác, thế khác nào mở cửa cho hổ vào nhà. Sau đợt hội nghị ấy, Hưng Đạo Vương và Nhân Huệ Vương mang binh chống giữ quân nhà Nguyên.

Cuộc chiến kéo dài đằng đẵng ba năm liền. Quân ta sức yếu địch sao lại cường quốc to lớn như nhà Nguyên, thành ra, hao hụt binh mã, lương thảo, rất nhiều. Bọn Nguyên đóng quân ở Thiên Trường, Bắc Ninh, Thăng Long. Ô Mã Nhi, Toa Đô lại ở Nghệ An. Trong lại có bọn phản chủ là Trần Ích Tắc, Trần Tú Viên. Đâu đâu cũng có mặt lũ sâu bọ ấy. Lòng dân lo sợ, Thượng hoàng, Quan gia lo lắng cho xã tắc, dân chúng. Tình cảnh đất nước bây giờ như sợi chỉ treo cả cán cân.

Khi những anh hùng bị yếu thế cũng là lúc phận má hồng dụng trí. Từ cổ chí kim, hễ ở đâu có giao tranh giữa hoàng tộc, nơi đó có trao đổi. Hễ nơi nào có trao đổi giữa những hoàng tộc, nơi nó ắt sẽ có dáng dấp mảnh mai của người thiếu nữ.
---------------
*Theo Việt Nam Sử Lược tr.126 - Trần Trọng Kim

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top