doc sach nhanh 4

Trước hết, em phải hiểu đọc nhanh là một kĩ thuật phức tạp. Giống như em luyện võ vậy, phải học từ đai trắng lên đai đen, và tốn nhiều công sức thời gian. Cho nên, việc em nhức đầu hoa mắt khi không luyện tập mà ráng đọc quá nhanh là chuyện bình thường. Giống như em học võ mới đai trắng mà làm ngay cú đá song phi thì té gãy xương là... bình thường.

Cho nên, việc em chưa làm được ngay không phải do em kém thông minh hay gì cả, mà là do em chưa luyện tập thuần thục từng bước từ thấp đến cao (hoặc cũng có thể do sách dịch kém khiến em hiểu sai). Anh đã đọc quyển sách đó bằng tiếng Anh, thấy cũng đơn giản thôi. Không biết bản dịch tiếng Việt thế nào.

Bây giờ để tập đọc nhanh, trước hết hãy tập đọc từng 3-4 từ một lúc, sau đó tăng lên 5-6 từ một lúc, rồi 7-8 từ một lúc,...

Thời gian tập thì tuỳ người và cường độ, nhưng khi em đã thành thục đọc 3-4 từ một lúc rồi thì hãy chuyển lên mức tiếp theo.

Chúc em thành công.

Em thì dựa vào cuốn sách " Tôi tài giỏi, bạn cũng thế" (cũng đơn giản vì em chưa đọc sách của Tony Buzan) nhưng để đọc sách nhanh, em thường dùng bút chì làm vật dẫn đường cho mắt đọc. Tuy nhiên, em vẫn chưa di bút nhanh được vì em vẫn đang trong giai đoạn luyện tập. "Có công mài sắt có ngày nên kim", em tin rằng một ngày nào đó em sẽ có khả năng đọc nhanh, cho dù thời gian luyện tập có dài đến đâu.

Cách đọc sách nhanh theo mình cũng tuỳ từng loại sách bạn ạ. Bạn nên đọc những cuốn sách có nội dung dễ hiểu để rèn luyện tính đọc nhanh. Và hơn nữa là bỏ giọng đọc trong đầu bạn mỗi khi đọc. Mặc dù lúc đầu sẽ khó vì mắt bạn tiếp thu hình ảnh và não phải phân tích để hiểu khác với trước đây là mắt tiếp thu, não nhẩm, và sau đó mới là hiểu. Nếu thấy khó, bạn nên rèn cách nhìn lướt lấy những từ khoá để nhẩm trong đầu. Cũng khá hiệu quả. Tốc độ đọc của mình đã cải thiện đáng kể khi làm việc này. Chúc bạn ngày 1 tiến bộ.^^

Anh vẫn đang tập đọc nhanh. Lý do rất đơn giản, đọc nhanh là một quá trình chứ không hề giới hạn để mà gọi là tập xong. Giống như khi chúng ta tập chi marathon thì càng tập càng nhiều sẽ dần dần chạy được xa. Việc đọc nhanh cũng thế. Đó là một việc mà chúng ta nên luyện tập... cả đời. Càng luyện tập nhiều, chúng ta sẽ càng đọc nhanh và hiểu nhanh. (Việc hiểu nhanh còn quan trọng hơn việc đọc nhanh, và dĩ nhiên, việc này đòi hỏi nhiều luyện tập).

Anh chưa bao giờ thật sự đo tốc độ đọc của bản thân, vì việc này rất là chủ quan. Nếu nói là đọc được 1000 từ một phút mà hiểu chỉ được 30-40% ý, thì thật ra cũng chỉ xem là đọc được 300-400 từ một phút. Cho nên, tuỳ loại văn bản mà anh đọc nhanh hay đọc từ tốn (để thật sự hiểu). Ví dụ: khi đọc báo, anh đọc rất nhanh chỉ để nắm bắt thông tin; ngược lại, khi đọc một số sách có hàm lượng trí tuệ cao, anh đọc từ tốn để hiểu, suy nghĩ, và biến kiến thức thành của mình.

Em xin góp ý thêm là khi đọc nhanh phải đưa đc bọ não vào trạng thái tập trung cao độ-trạng thái sóng não alpha. Theo cuốn phương pháp ghi nhận siêu tốc mà em có thì trạng thái này giúp cho con người tập trung vào 1 việc nhất đnhj và giúp khả năng đọc đạt đến tốc độ tốt nhất của người đọc tại thời điểm đọc của họ. Hơn nữa trạng thái này còn giúp chonão tiếp thu và nắm bắt thông tin chính xác hơn, nhanh hơn, và ghi nhận tốt hơn. Vì vậy hãy cố gắng đưa não vào trạng thái sóng não alpha để đạt đc khả năng đọc hiểu tốt nhất.

Về kỹ năng đọc sách cần lưu ý rằng chúng ta cần có tư duy tích cực khi đọc sách. Khi đọc nên hình dung những ý chính, ý tưởng trong sách. Nên tạo ra những hình ảnh, biểu tượng trong đầu. Nên luôn so sánh, đối chiếu các đoạn sau với trước, những gì mới thu nhận được với những gì đã biết từ trước. Khi đọc với tư duy tích cực sẽ tìm ra những vấn đề mấu chốt, quan trọng của từng đoạn, từng chương. Sẽ biết cái nào cần bỏ qua hay đọc lướt. Nhà lãnh dạo cũng có thể rút ra kết luận cho chính mình.

Trong việc đọc sách việc quan trọng là phải rút ra điểm gì cho chính mình. Phải tìm ra cái mới, có góc nhìn mới. Điều này tối quan trọng cho các nhà lãnh đạo. Việc tìm ra những ý, những sáng kiến, những kinh nghiệm hay nguyên tắc để có thể áp dụng vào cuộc sống và công việc hàng ngày của chính các nhà lãnh đạo. 25/28 nhà lãnh đạo khẳng định rằng họ rất quan tâm đến tính ứng dụng của cuốn sách vào thực tế.

Khi đọc nên ghi chép. Người đọc nên có bút mực hoặc bút chì trên tay. Nên có quyển sổ ghi chép. Cũng có thể gạch chân dưới những đoạn hay, quan trọng, câu thú vị nếu sách là của chính mình. Việc ghi chép lại cũng giúp cho não ghi nhớ thêm nội dung cuốn sách, nội dung vấn đề. Mẩu bút chì hơn trí nhớ tốt.

21/28 nhà lãnh đạo khẳng định họ thường không tập trung khi đọc sách. Lý do đưa ra là họ có quá nhiều công việc, có quá nhiều thứ chi phối họ. Khi đọc sách rất cần thiết phải gác bỏ mọi công chuyện sang một bên. Cần cố gắng hướng toàn bộ tâm trí, liên tục vào việc đọc sách. Khi tập trung sẽ ghi nhớ nhanh, hiểu thấu đáo vấn đề, không bị hiểu nhầm, không phải đọc lại. Khi đọc tập trung sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian. 14/28 nhà lãnh đạo khẳng định, họ đã từng phải đọc lại một đoạn, thậm chí cả trang sách lại bởi vì sau khi đã đọc xong mà không hiểu gì cả. Lý do là vì không tập trung khi đọc. Khi gặp vấn đề khó hiểu nên cố gắng suy nghĩ hoặc ghi chép lại để tìm hiểu sau. Và lại tiếp tục đọc.

Nên chọn một nơi đọc sách hợp lý, tốt nhất cho bạn. Nơi mà bạn có thể thư giãn và tập trung. Nên chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ, ấm cúng, dễ chịu và thư giãn nếu có thể. Nên tránh những nơi thiếu ánh sáng hay quá ồn ào. Nhiều gia đình, cơ quan có phòng đọc riêng, điều này rất tốt. Khi đọc sách nên tắt điện thoại hoặc để điện thoại ở chế độ rung. Không nên đọc sách trong tư thế nằm vì dễ buồn ngủ, hơn nữa ảnh hưởng không tốt đến trí nhớ, lại không thuận lợi cho ghi chép. Nên để sách vừa tầm mắt.

Việc rèn kỹ năng đọc sách rất quan trọng. Các nhà lãnh đạo lưu ý rằng mình chỉ nên đọc bằng mắt và não chứ không nên đọc bằng miệng. Như vậy tốc độ nhanh hơn. Thậm chí nhanh hơn rất nhiều nếu có thói quen và kinh nghiệm. Không nên đọc ngược trở lại quá nhiều. Nên đọc cả đoạn để hiểu cả ý chung. Vừa đọc vừa ghi chép, thu tóm ý chính, không nên để ý đến từng chữ, từng từ.

Khi đọc sách cần tập thói quen phán đoán khi đọc. Thả hồn vào cuốn sách vào từng trang sách. Nên biến mình thành người viết hoặc thành nhân vật trong cuốn sách. Người đọc quen và có kinh nghiệm chỉ cần lướt mắt qua từng trang mà thôi. Lenin là người có tài đọc sách nhanh như mở sách, tuy nhiên ông vẫn biết nội dung, vẫn nắm được vấn đề, vẫn nhớ rất tốt.

Khi đọc sách nên có hai công đoạn: Đọc sơ và đọc kỹ. Khi đọc sơ nên đọc lướt, đọc thật nhanh. Chỉ để nắm ý chính, điểm cốt yếu. Khi đọc sơ ta không nên nghiền ngẫm cuốn sách. Còn khi đọc kỹ thì ta chỉ đọc kỹ, sâu những phần những ý ta rất quan tâm. Khi đó cần dành nhiều thời gian hơn cho suy ngẫm và ghi chép. Cũng cần chọn đọc những phần trọng điểm. Khi đó bạn nên đọc những đoạn, những phần đã được lựa chọn từ trước để nắm sâu nội dung cần thiết. Khi đọc sâu người đọc có thể nghiền ngẫm nội dung đoạn sách, trang sách sách, để hiểu sâu, đầy đủ, kỹ lưỡng vấn đề.

Việc đọc sách chủ động cũng rất quan trọng. Người đọc chủ động tìm những ý, những nội dung mình cần. Khi đọc chủ động người đọc dễ dàng có thể rút ra những kết luận phù hợp với nhu cầu của mình. Đọc sách chủ động là vấn đề mấu chốt của việc đọc sách nhanh và hiệu quả. Người đọc chủ động tìm kiếm cái mình cần chứ không phải cái mà tác giả cung cấp trong cuốn sách.

Các nhà lãnh đạo nên tập đọc và tập tăng tốc độ đọc. Nên tăng tốc độ đọc theo thời gian. Khi đọc lưu ý không nên đọc theo chiều ngang, từ trái sang phải mà nên đọc theo chiều dọc, từ trên xuống dưới. Chúng tôi gọi đó là phương pháp đọc scan. Đọc scan giúp chúng ta đọc được nhanh nhất, với tốc độ cao nhất.

Cuối cùng, khi đọc xong cuốn sách nên tự mình ngẫm nghĩ lại nội dung chính của cuốn sách, những ý hay bổ ích. Rất nên ghi chép lại các ý chính, câu hay ra giấy, vào sổ. Một kinh nghiệm của tôi mà tôi thấy rất hữu ích khi đọc sách là tập kể lại. Hãy kể lại cho các đồng nghiệp, cán bộ cấp dưới, bạn bè, có thể cả lãnh đạo cấp trên. Khi kể lại giúp ta nhớ lại nội dung và biến kiến thức đó thành kiến thức của mình, đưa tri thức vào tàng thức. Thậm chí nếu thấy những cuốn sách thực sự hay, bổ ích nên tổ chức trao đổi, bàn luận về cuốn sách.

Nếu các nhà lãnh đạo biết rõ mục đích đọc cho từng cuốn, tại từng thời điểm, nếu biết chọn cho mình những cuốn sách đúng, có môi trường đọc sách tốt, biết đọc tập trung và có phương pháp, họ sẽ đọc rất nhanh và hiệu quả. Hiện nay, trong thời đại hội nhập, khi chúng ta sống và làm việc trong thế giới phẳng thì đọc sách vẫn là một trong những cách tiếp cận với tri thức hiệu quả.

Nguyễn Mạnh Hùng

Xin chia sẽ với Khoa và các bạn vài dòng về đọc sách chuyên ngành sao cho bớt chán:

1. Lý do đọc sách chuyên ngành chán thì có nhiều nguyên nhân mọi người nêu rồi (kể cả giải pháp) chỉ thêm một nguyên nhân quan trọng đó là cuốn sách mình chọn để đọc:

a. Người viết sách viết quá khô khan, dùng nhiều thuật ngữ chuyên ngành, nặng tính học thuật (không có ví dụ minh họa sinh động gắn liền với thực tiễn kinh doanh hoặc giả sử có nhưng không connectable tới vấn đề mà bạn đang quan tâm tìm hiếu). Tôi lấy ví dụ sách về applied modern statistics. Nếu bạn chọn phải những cuốn sách mà người viết nghiên nặng về thuật ngữ, thuật toán thì đảm bảo là bạn sẽ đi ngủ liền thôi. Nhưng nếu bạn tìm được những cuốn sách mà người viết là những chuyên gia ứng dụng những cái techniques này để giải quyết những vấn đề cụ thể liên quan tới cái mà bạn đang hoặc sẽ quan tâm thì chắc chắn bạn sẽ có động cơ để đọc liền.

b. Người đọc sách chọn "sai cuốn sách" (không tương thích với trình độ...). Tôi cho ví dụ: Nếu bạn học về marketing intelligence hay là business intelligence chẳng hạn người ta sẽ viết nhiều phương pháp hay model ứng dụng vào marketing hay business nhưng để hiểu được và ứng dụng được đòi hỏi bạn phải có một nền tảng vững chắc trong statistics cũng như là các vấn đề về marketing/business. Nếu bạn không có những cái nền tảng này hoặc có mà không tương thích thì tôi đảm bảo bạn đọc cao lắm là chapter I rồi sau đó scan qua cho mau mà không có chút hứng thú gì.

Solution: Bạn phải tốn nhiều công sức để chọn cuốn sách. Nếu không thì chỉ là tốn thời gian và tiền đâu tư mua sách thôi (Tại vì đâu có đọc đâu )

2. Các lý do khác các bạn khác đã đề cập như phải có người cùng thảo luận ====> Có người cho rằng không khả thi nhưng theo tôi thì có chỉ có điều bạn cần phải tốn nhiều thời gian để tìm đối tượng thôi (Nhất là các forum về chuyên ngành===> phải tìm đúng). Sau đó là câu hỏi mà bạn đặt ra.

3. Còn việc đọc và thực hành tới nơi tới chốn là tùy cái thói quen của từng người

.

Xin lưu ý một điều không phải cuốn sách nào từ Harvard Business cũng good đâu (Thậm chí là các cases mà dùng để học). Mặc dù không phủ nhận Harvard là cây cổ thụ trong các bài viết về chuyên ngành.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #docsach