Xác suất
- Nếu chút thông tin mà bạn có không đảm bảo tính xác thực, thì hãy để hệ số gốc (xác suất) điều khiển phán đoán của mình. Quy tắc bayes: nên kết hợp niềm tin ban đầu (hệ số gốc xác suất) với tình xác thực của bằng chứng cá biệt.
- Khi xác định xác suất của một sự kiện được mô tả chi tiết hơn thì các suất của nó sẽ thấp hơn. Thêm chi tiết vào các kịch bản khiến chúng có sức thuyết phục hơn, nhưng ít có khả năng trở thành hiện thực. Tặng kèm 1 món quà rẻ tiền khi mua mặt hàng đắt giá chỉ khiến cả sản phẩm trở nên kém hấp dẫn. Càng ít (thông tin) càng nhiều (khả năng).
- Các dự đoán trực giác thường theo hướng thái quá. Ta nên nhắm tới một dự đoán nằm ở trung điểm giữa đáp án cơ sở (hệ số gốc hoặc kết quả trung bình) và đáp án trực giác.
- Không phải là lỗi của các chuyên gia, mà bởi vì thế giới này quá rắc rối. Dự đoán về ngắn hạn thì được, còn về dài hạn thì không, quá rắc rối.
- Để tối đa hóa tính chính xác của dự đoán, các quyết định cuối cùng nên đặt vào các công thức, đặc biệt là trong những môi trường có độ chắc chắn ít hơn. Bất cứ khi nào có thể thay thế ý kiến chủ quan bằng 1 công thức, ít nhất nên cân nhắc. Các công thức hơn con người trong việc duy trì một mức độ chính xác nhất định bằng cách xử dụng bằng chứng một cách nhất quán.
- Do hiệu ứng xác suất tác động, chúng ta có xu hướng trầm trọng hóa những rủi ro nhỏ (2%) và luôn sẵn sàng để chi trả nhiều hơn rất nhiều giá trị dự tính mong loại trừ hoàn toàn những rủi ro này. Việc chi trả một khoản tiền cao hơn mức trung bình để tránh 1 rủi ro nhỏ dẫn đến 1 tổn thất lớn thật ra rất tốn kém.
+ Bên A: sức cuốn hút của lợi ích đảm bảo và sợ hãi rủi ro nhỏ (5%) => chấp nhận dàn xếp lợi ích đảm bảo. Bên B: tổn thất chắc chắn + xác suất thắng kiện mê hoặc (dù rất nhỏ ~ 5%) => loại bỏ dàn xếp. Khả năng bên B đạt được thoả thuận hời hơn so với thực tế.
+ Bên A: tỉ lệ thành công nhỏ (5%) + giải thưởng lớn => liều lĩnh, loại bỏ dàn xếp (tương tự như đánh bạc). Bên B: tỉ lệ rủi ro nhỏ (5%) + hậu quả vô cùng lớn => muốn sự an toàn, chấp nhận dàn xếp (tương tự như việc mua bảo hiểm). Khả năng bên A sẽ đạt được thỏa thuận hời hơn so với thực tế.
- Sự miêu tả càng sinh động (100 người thì có 10 người...) bao nhiêu sẽ càng sản sinh ra 1 trọng số quyết định lớn hơn bấy nhiêu cho cùng 1 xác suất. Nhưng trong thí nghiệm lựa chọn dựa trên kinh nghiệm thì thường con người sẽ đặt trọng số thấp là phổ biến (cho những biến cố hiếm xảy ra).
- Càng thử nghiệm nhiều bao nhiêu, cơ hội thành công càng lớn bấy nhiêu.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top