Doan ket dan toc

Về đại đoàn kết dân tộc

Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành công của cách mạng.

Đại đoàn kết là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.

Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.

Đại đoàn kết phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.

[sửa] Về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới.

Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình.

Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ.

[sửa] Về nông dân

Ngoài Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nhân, Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân cũng rất quan trọng[1]. Theo chủ nghĩa cộng sản, trong đó vấn đề nông dân và ruộng đất cho nông dân có tính quyết định trong tiến trình cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân là tập hợp những quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề này.

Hồ Chí Minh xem giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất của phong trào dân tộc, là cơ sở cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, có gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, chịu áp bức bởi thực dân Pháp và tay sai (phong kiến và địa chủ), sẵn sàng đứng lên cùng công nhân trong cuộc cách mạng vô sản đang phát triển. Trong Sách lược cách mạng của Đảng, ông viết: " Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến. Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia. Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông," [2]. Tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Trải qua các thời kỳ, Đảng ta đã nắm vững và giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân, củng cố được liên minh công nông. Đảng ta đấu tranh chống những xu hướng "hữu khuynh" và "tả khuynh" đánh giá thấp vai trò của nông dân là quân chủ lực của cách mạng, là bạn đồng minh chủ yếu và tin cậy nhất của giai cấp công nhân, là lực lượng cơ bản cùng với giai cấp công nhân xây dựng chủ nghĩa xã hội" [3].

[sửa] Về công nhân

Xem thêm: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nhânHồ Chí Minh xem giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất của phong trào dân tộc, là cơ sở cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, có gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, chịu áp bức bởi thực dân Pháp và tay sai (phong kiến và địa chủ), sẵn sàng đứng lên cùng công nhân trong cuộc cách mạng vô sản đang phát triển. Trong Sách lược cách mạng của Đảng, ông viết: " Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến. Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia. Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông," [2]. Tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Trải qua các thời kỳ, Đảng ta đã nắm vững và giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân, củng cố được liên minh công nông. Đảng ta đấu tranh chống những xu hướng "hữu khuynh" và "tả khuynh" đánh giá thấp vai trò của nông dân là quân chủ lực của cách mạng, là bạn đồng minh chủ yếu và tin cậy nhất của giai cấp công nhân, là lực lượng cơ bản cùng với giai cấp công nhân xây dựng chủ nghĩa xã hội" [3].

[sửa] Về quân sự

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là quan điểm và lý thuyết của Hồ Chí Minh về việc xây dựng nền quốc phòng, lực lượng vũ trang, về những vấn đề có tính quy luật của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, về chính trị và quân sự. Đó là sự áp dụng lý thuyết quân sự của chủ nghĩa Marx Lenin vào thực tiễn Việt Nam, kết hợp truyền thống quân sự, nghệ thuật binh pháp cổ truyền của dân tộc Việt Nam, tiếp thu khoa học quân sự cổ kim của nhân loại.

Một trong các cơ sở quân sự của tư tưởng Hồ Chí Minh là lấy dân làm gốc theo phương châm "quân với dân như cá với nước", tất cả sức mạnh đều từ dân mà ra. Cơ sở tiếp theo của quân sự là chính trị. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quân sự phục vụ cho chính trị là một quan điểm cơ bản, đấu tranh chính trị và chiến tranh quân sự luôn gắn bó với nhau. Do đó, trong Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn có những chính trị viên và chính ủy, họ có nhiệm vụ giáo dục chính trị trong quân đội.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chiến tranh ở Việt Nam là cuộc chiến của toàn dân chống ngoại xâm, bao gồm cả ba thứ quân: quân chủ lực, quân địa phương và dân quân tự vệ. Nguyên tắc "ba thứ quân" này là kế thừa từ truyền thống tổ chức quân sự cổ truyền trong lịch sử Việt Nam, khi đó các thành phần hương binh, quân các lộ và quân triều đình đều tham gia chiến sự. Chiến tranh du kích là nền tảng, kết hợp với chiến tranh chính quy, lấy nhỏ quấy phá lớn, lấy thế thắng lực, áp dụng cơ sở tinh thần chính trị khi cần, ứng dụng quân sự tiên tiến.

Chiến lược cơ bản chống đối phương xâm lược là bước đầu tiến hành quấy rối, làm hao mòn lực lượng, đánh vào tâm lý, sau đó gây sức ép chính trị để đối phương tự rút quân. Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu về Chiến tranh Đông Dương như sau:

" Nó sẽ là một cuộc chiến giữa voi và hổ. Nếu hổ đứng yên thì sẽ bị voi dẫm chết. Nhưng hổ không đứng yên. Ban ngày nó ẩn nấp trong rừng và ra ngoài vào ban đêm. Nó sẽ nhảy lên lưng voi, xé những mảnh da lớn, và rồi nó sẽ chạy trở lại vào rừng tối. Và dần dần, con voi sẽ chảy máu đến chết. Cuộc chiến tranh ở Đông Dương sẽ như vậy.

"

-Hồ Chí Minh[9]

Phương pháp chiến tranh của tư tưởng này nhấn mạnh vào việc vận dụng hợp lý việc xây dựng lực lượng và đánh tiêu hao đối phương, trong đó việc xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, vũ khí, và trường kỳ mai phục vào mùa khô, ẩn nấp vào ban ngày, đánh tiêu hao địch vào mùa mưa và ban đêm.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #dong