DNT Ass

ĐẮC NHÂN TÂM

EBOOK 4 U

ebook.vinagrid.com

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  1

MỤC LỤC

Phần Một: Muốn Lấy Mật Đừng Phá TổOng.................................................................... 2

Phần Hai: Một Bí Quyết Quan Trọng Trong Phép XửThế............................................... 6

Phần Ba: Hãy Khêu Gợi ỞNgười Cái Ý TựMuốn Làm Công Việc Mà Chính Ta Đề

NghịVới Họ..................................................................................................................... 11

Phần Bốn: Tám Lời Khuyên ĐểGiúp Các Bạn Đọc Sách Này Được Nhiều Lợi Ích Nhất

........................................................................................................................................ 19

Phần Năm: ĐểCho Tới Đâu Cũng Được Tiếp Đón Niềm Nở....................................... 22

Phần Sáu: Một Cách DễDàng ĐểGây MỹCảm Lúc SơKiến ..................................... 28

Phần Bảy: Không Theo Quy Tắc Sau Này Tức Là TựRước Lấy Thất Bại ................... 32

Phần Tám: Bạn Muốn Thành Một Người Nói Chuyện Có Duyên Không? DễLắm ...... 36

Phần Chín: Làm Sao Gây Được Thiện Cảm ................................................................. 42

Phần Mười: Làm Sao Cho Người Ta Ưa Mình Liền ...................................................... 45

Phần Mười Một: Trong Một Cuộc Tranh Biện Không Có Người Thắng KẻBại ............ 53

Phần Mười Hai: Một Cách Chắc Chắn ĐểGây Oán Thù Tránh Nó Cách Nào? ........... 57

Phần Mười Ba: Quá Tắc Quy Cung............................................................................... 62

Phần Mười Bốn: Do Trái Tim SẽThắng Được Lý Trí .................................................... 66

Phần Mười Lăm: Bí Quyết Của Socrate ........................................................................ 72

Phần ThứMười Sáu: XảHơi ......................................................................................... 76

Phần ThứMười Bảy: Thiện Bất Chuyên Mỹ................................................................... 80

Phần ThứMười Tám: Qui Tắc Này SẽGiúp Bạn Làm Được Những Việc DịThường.. 84

Phần ThứMười Chín: Loài Người Muốn Gì? ................................................................ 86

Phần ThứHai Mươi: Gợi Những Tình Cảm Cao Thượng ............................................. 89

Phần ThứHai Mươi Mốt: Khích Thích ThịGiác Và Óc Tưởng Tượng Của Người ...... 92

Phần ThứHai Mươi Hai: Khi Mọi Cách Điều Vô Hiệu Bạn Hãy ThửCách Này Xem Sao

........................................................................................................................................ 94

Phần ThứHai Mươi Ba: Chín Cách Sửa Tính Người Mà Không Làm HọGiận Giữ,

Phật Ý .............................................................................................................................97

Phần ThứHai Mươi Bốn: ChỉTrích Cách Nào Mà Khỏi Gây Thù Oán? ..................... 100

Phần ThứHai Mươi Lăm: Hãy TựCáo Lỗi Trước Đã ................................................. 101

Phần ThứHai Mươi Sáu:  Đừng Ra Lệnh .................................................................... 103

Phần ThứHai Mươi Bảy: GiữThểDiện Cho Người.................................................... 104

Phần ThứHai Mươi Tám: Khích LệNgười Ta Cách Nào? ......................................... 106

Phần ThứHai Mươi Chín: VịTrí KỷGiảDụng............................................................. 108

Phần ThứBa Mươi: Nên Khuyến Khích Người ........................................................... 110

Phần ThứBa Mươi Mốt: Làm Sao Cho Người Ta Vui Sướng Làm Công Việc Bạn Nhờ

Cậy................................................................................................................................ 112

Phần ThứBa Mươi Hai: Những Bức ThưMầu Nhiệm ................................................ 115

Phần ThứBa Mươi Ba: Bảy Lời Khuyên ĐểTăng Hạnh Phúc Trong Gia Đình, Chôn

Sống Hạnh Phúc Gia Đình............................................................................................ 120

Phần ThứBa Mươi Bốn: Tùy NgộNhi An ................................................................... 124

Phần ThứBa Mươi Lăm: Thương Nhau Chín BỏLàm Mười ...................................... 126

Phần ThứBa Mươi Sáu: Làm Cho Người ỞChung Quanh Mình Được Sung Sướng

Là Điều DễDàng........................................................................................................... 128

Phần ThứBa Mươi Bảy: Cái Gì Làm Cảm Động Một Người Đàn Bà? ....................... 129

Phần ThứBa Mươi Tám: Phu PhụTương Kính NhưTân........................................... 131

Phần ThứBa Mươi Chín: Những KẻThất Học Trong Hôn Nhân ................................ 133

Phần ThứBốn Mươi: Vài Câu Hỏi ............................................................................... 135

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  2

Phần Một:

Muốn Lấy Mật Đừng Phá TổOng

Ngày 7 tháng 5 năm 1931, mười ngàn người ởchâu thành Nữu Ước được mục Kích

một cuộc săn người sôi nổi chưa từng thấy. Một trăm năm mươi lính Công an bao vây

một căn phố đểbắt tên tướng cướp Crowley, biệt danh Là "Hai Súng" vì lúc nào y cũng

mang hai cây súng ởtrong mình. Họleo Lên mái nhà bắn xuống, đặt súng liên thinh trên

nóc những nhà chung Quanh, dùng hơi cay và trong hơn một tiếng đồng hồcảmột khu

mỹlệNhất của Nữu Ước vang lên tiếng súng và tiếng "lạch tạch" của liên Thinh.

Crowley núp sau chiếc ghếbành đệm bông, bắn lại lính không ngừng.

Khi bắt được y rồi, viên giám đốc Công an tuyên bố: "Nó vào hạng tội Nhân nguy

hiểm nhất. Nó muốn giết người là giết, không vì một lý do Gì hết".

Nhưng còn chính tội nhân, Crowley, Y tựxét y ra sao? Muốn biết, bạn hãy đọc hàng

sau này mà y vừa chống Cựvới lính vừa viết đểlại cho đời: "Dưới lớp áo này, trái tim ta

Đập, chán ngán nhưng thương người không dám làm hại một ai hết".

Không muốn làm hại ai hết! Vậy mà trước đó mấy ngày, khi một người Lính Công an

lại gần y đểhỏi giấy phép lái xe hơi, thì y xảngay một Loạt súng, giết người đó tức thì.

Một kẻsát nhân không gớm máu nhưVậy mà còn tựkhoe: "Trái tim thương người,

không muốn làm hại ai hết!".

Trước khi ngồi lên ghế điện đểchịu tửhình tại khám Sing Sing, y còn Than: "Tôi chỉ

tựvệmà người ta xửtôi nhưvậy đó".

Nghĩa là trong thâm tâm, y nhất định không chịu nhận y có tội.

Bạn sẽnói: "Thì chỉcó nó nghĩthế, chứcòn ai lạ đời nhưvậy nữa".

Không đâu, thưa bạn: kẻthù sốmột của nước Mỹ, Al Capone, tên đầu Đảng ăn

cướp đã làm cho châu thành Chicago kinh khủng, cũng nói: "Ta Đã dùng những năm

tươi đẹp nhất trong đời đểmua vui cho thiên hạ, vậy Mà phần thưởng chỉlà bịchửi, và

bịsăn bắt nhưmột con thú dữ".

Mà cảDutch Schultz, một trong những tên cướp lợi hại nhất ởNữu Ước Cũng tuyên

bốvới một ký giảrằng y là ân nhân của thiên hạ.

Viên giám đốc khám Sing Sing, ông Lawes, viết: "ỞSing Sing, những tội Nhân đều

tựcho họcũng có tâm trạng thông thường không khác đời Chi hết. Cũng lý luận giảng

giải tại sao chúng bắt buộc phải cạy tủSắt hoặc bóp cò... và tuyên bốrằng bỏtù chúng

thật là bất công".

Nếu ba tên cướp đó và cảbọn khốn nạn đương nằm trong khám, tựcho Mình vô tội

nhưvậy thì những người mà chúng ta gặp mỗi ngày ởngoài Đường, cảcác bạn nữa,

cảtôi nữa, chúng ta ra sao?

Cho nên ông John Wanamaker, một thương gia lớn có lần đã tựthú: "TừBa mươi

năm nay, tôi đã hiểu rằng: sựchỉtrích chẳng ích lợi gì hết". Ông đã sớm hiểu bài học

đó. Riêng tôi, tôi đã phải phấn đấu trong Một phần ba thếkỷtrước khi thấy ló ra ánh

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  3

sáng của chân lý này: "Dù người ta có lỗi nặng đến đâu, thì trong một trăm lần, tới chín

Mươi chín lần người ta tựcho là vô tội".

Chỉtrích đã vô ích mà còn nguy hiểm, vì làm thương tổn lòng tựái của Người và

gây ra oán thù. Hơn nữa, kẻbịta chỉtrích tựnhiên sẽhằn Học chỉtrích lại ta, nhưông

tổng trưởng BộNội vụAlbert Fall, vì ăn Hối lộmột trăm ngàn đồng mà dùng gươm súng

đàn áp kẻbị ức hiếp, Sau vỡlở, bịngồi khám, làm cho dưluận toàn quốc oán hờn

Chính phủ, Đảng Cộng hòa suýt đổ, Tổng Thống Harding bịgiày vò, lo lắng đến đỗi ít

năm sau thì chết. Vậy mà khi người ta trách y đã lợi dụng lòng tin Cậy của bạn là ông

Harding và phản ông, thì vợy nhảy chồm chồm lên, Khóc sướt mướt vặn tay bứt tóc,

rủa đời, la lớn: "Không! không! chồng Tôi không phản ai hết. Cảmột tòa nhà đầy vàng

cũng không quyến rũ Được chồng tôi. Chồng tôi đã bịngười ta phản".

Tâm trạng con người nhưvậy đó. Kẻlàm quấy oán trách đủmọi người, Mà chẳng

bao giờoán trách mình cả. Bạn cũng nhưvậy và tôi cũng nhưVậy. Cho nên từnay, mỗi

lần muốn chỉtrích ai, ta nên nhớhai tướng Cướp Capone và Crowley, nhớBộtrưởng

Bộnội vụFall. Ta nên hiểu rằng Những lời chỉtrích ta thốt ra, cũng nhưcon chim bồ

câu, bao giờnó cũng Trởvềchỗcũ. Kẻbịta chỉtrích chắc chắn sẽtìm hết lý lẽ đểtự

Bào chữa và trởlại buộc tội ta.

Và hiểu vậy nên ông Abraham Lincoln đã đểlại cái danh là có tài dẫn Đạo quần

chúng bực nhất trong lịch sửloài người. Hồi thiếu thời ông Nhiệt liệt chỉtrích bất cứai,

thậm chí tới viết những thơphúng thích Đểchếgiễu người ta rồi đem liệng cùng đường

cho thiên hạ đọc cười Chơi. Một lần cũng vì thói đó, suýt gây nên một cuộc đấu gươm.

Từ Đó chẳng những ông không bao giờnhạo báng, mỉa mai ai nữa, mà còn Khoan

dung dễdãi với mọi người. Châm ngôn của ông là: "Đừng xét người, Nếu ta không

muốn người xét lại ta".

Trong thời Nam Bắc chiến tranh, có một lần bại quân phương Nam, ban đêm Chạy

tới một con sông, vì mưa bão mà nước dâng cao không thểnào qua Nổi. Ông đánh dây

thép, rồi muốn chắc chắn hơn, lại sai người mang Hiệu lệnh cho đại tướng Meade cầm

đầu quân phương Bắc bảo phải lập Tức tấn công quân Phương Nam do tướng Lee cầm

đầu. Nhưng Meade vì ngần Ngừ, trễnải đã làm ngược hẳn lệnh ông và đểcho quân

Phương Nam thừa Lúc mực nước xuống, qua sông mà thoát được, lỡmất cơhội độc

nhất, Vì chỉmột trận đó có thểchấm dứt cuộc Nam Bắc tương tàn.

Ông Lincoln giận lắm, la: "Trời cao đất dày, nhưvậy là nghĩa lý gì?" .

Rồi ông than với con rằng: "Quân Địch ởtrong tay ta mà đểcho nó thoát! Trong tình

thế đó bất cứai cầm Quân cũng có thể đánh bại tướng Lee. Mà nếu cha có mặt tại đó,

chắc Chắn đã thắng trận rồi!". Đoạn ông hậm hực viết bức thưnày:

Đại tướng thân mến, Tôi không tin rằng ông nhận chân được sự đại Tướng Lee trốn

thoát tai hại là dường nào! Quân đội y ởtrong tay ta, Và vì y đã bại nhiều phen, nếu

đánh ngay lúc đó thì chí một trận thì Chiến tranh đã kết liễu. Nay thì nó sẽkéo dài ra

không biết đến bao Giờ. Thứhai trước, ông đã không thắng nổi Lee, bây giờy đã qua

sông, Mà lực lượng của ông chỉcó thểbằng hai phần ba hôm đó thì làm sao Thắng nổi

y được nữa?

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  4

... Dịp may ngàn Năm một thuởcủa ông đã qua rồi và không ai thấu nổi nỗi buồn

khổCủa tôi!...

Nhưng bức thư đó, bức thưTrách nhẹnhàng có vậy, ông viết rồi mà không gởi. Sau

khi ông chết, Người ta tìm thấy trong giấy tờcủa ông.

Vậy có lẽông đã tựnghĩ: "Hãy khoan, đợi một chút... đừng hấp tấp. Ta ngồi yên ổn

trong tòa Bạch Ốc này mà ra lệnh thì thật dễ. Nhưng Nếu ta đã có mặt tại bãi chiến

trường, nếu nhưông Meade từmấy tuần Nay, ta đã thấy máu chảy, đã nghe tiếng rên la

của lính bịthương hoặc Hấp hối, thì có lẽta cũng không hăng hái tấn công kẻ địch lắm.

VảLại, nếu ta có tính rụt rè của Meade thì ta cũng hành động y nhưông Ta. Thôi, việc

đã vậy rồi, nói cũng vô ích. Gởi bức thưnày đi, dù Ta có hảgiận chút đỉnh, nhưng

Meade sẽtrách lại ta, sinh ra oán giận, Mất lòng tựtin của ông ta đi, và biết đâu ông

chẳng từchức nữa".

Là vì ông đã kinh nghiệm rằng những lời nghiêm trách không có ích lợi Gì cả.

Theo Theodore Roosevelt kểlại Rằng hồi ông còn làm Tổng Thống, mỗi lần gặp

điều khó xử, thường Ngảlưng vào ghế, nhìn lên tấm hình của Lincoln treo trên tường và

tựHỏi: "Lincoln ở địa vịmình, sẽxửtrí ra sao? giải quyết ra sao?" .

Chúng ta cũng vậy, lần sau có muốn "xài" ai, hãy rút tấm giấy năm mỹKim ởtrong

túi ra mà ngắm hình Lincoln trên đó và tựhỏi rằng: "ỞVào địa vịta, Lincoln xửtrí ra

sao?" và muốn sửa đổi người, ta hãy sửa Đổi ta trước đã. Nhưvậy có lợi hơn và... ít

nguy hiểm hơn".

Khổng Tửnói: "Khi bực cửa nhà ta dơthì đừng chê nóc nhà bên sao đầy Tuyết".

Hồi nhỏtôi tựphụlắm. Một Lần nhận được bức thưcó thêm mấy chữnày: "Thưnày

đọc cho người Ta viết, mà không coi lại". Tôi thích hàng chữ đó lắm vì tôi thấy nó Cho ta

có vẻquan trọng và bềbộn công việc. Rồi một hôm, muốn lên Mặt với một tiểu thuyết

gia, tôi viết thưcho ông ta và cũng thêm hàng Chữ ấy. Tiểu thuyết gia đó gởi trảbức

thưvà thêm vào: "Chỉcó sựNgu xuẩn của ông mới ví được với sựthô lỗcủa ông thôi".

Nói cho đúng, tôi đã vô lễvà những lời chỉtrích đó không phải là Không đáng.

Nhưng vì tôi chỉlà một thằng người, nên tôi thấy nhục Lắm và thâm oán tiểu thuyết gia

đó đến nỗi mười năm sau, khi hay tin ông ta chết tôi đã chẳng tiếc một người có tài mà

chỉnhớtới sựông đã làm thương tổn lòng tựái của tôi.

Vậy bạn muốn người ta oán tới chết, thì hãy dùng những lời chỉtrích Cay độc. Còn

không thì nên nhớrằng loài người không phải luôn có Lý trí đâu. Họhành động suy nghĩ

theo tình cảm, thành kiến, lòng kiêu Căng và hợm hĩnh của họ. Sựchỉtrích ví nhưmột

mồi lửa, mà lòng kiêu Căng của con người là một kho thuốc súng, gặp nhau tức bùng

nổ, gieo Tai hại vô cùng.

Benjamin Franklin hồi Nhỏvụng xửbao nhiêu thì sau này lại giỏi vềkhoa tâm lý và

dụng Nhân bấy nhiêu cho nên được bổlàm sứthần Huê Kỳtại Pháp. Bí quyết Của sự

thành công đó là ông không bao giờchỉtrích ai hết và chỉthành Thực ca tụng đức tính

của người thôi.

Chỉtrích oán trách người, buộc lỗi cho người thì kẻ điên nào cũng biết. Nhưng hiểu

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  5

người và tha thứcho người thì phải có tâm hồn cao cảvà Sức tựchủmạnh mẽmới

được.

Carlyle Nói: "Muốn xét độlượng của ai chỉcần xem cách xửsựcủa người đó Với kẻ

dưới". Vậy đáng lẽbuộc tội, chỉtrích ai thì ta phải rán hiểu Họ, tìm nguyên nhân những

hành vi của họ. Đó là nguồn gốc của cảm Tình, khoan dung và hòa hảo.

Đức Thượng Đếkia mà còn đợi khi người ta chết rồi mới xét công và tội. Tại Sao

người phàm nhưchúng ta lại nghiêm khắc hơn Ngài?

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  6

Phần Hai:

Một Bí Quyết Quan Trọng Trong Phép XửThế

Muốn Dẫn dụai làm việc theo ý ta, chỉcó cách là làm cho người ấy phát Khởi cái ý

muốn làm việc đó.

Xin Các bạn nhớkỹ điều ấy.

Xin các bạn Nhớrằng không có một cách thứhai nào nữa.

Đã đành, bạn có thểchĩa súng sáu vào bụng một người qua đường mà Bắt người

đó phải cởi đồng hồra đưa cho bạn. Bạn cũng có thểbắt Một người làm công phải

chăm chỉlàm việc cho tới khi bạn quay lưng Đi, bằng cách dọa tống cổhắn ra cửa.

Cầm chiếc roi mây, bạn có thểbắt con nít vâng lời được. Nhưng những Cách tàn

bạo đó có những phản ứng tai hại lắm. Muốn cảm động ai và Dẫn dụngười đó hành

động, chỉcó một cách là người ta muốn gì, cho Người ta cái đó.

Mà chúng ta muốn Những gì? Ít lắm, nhưng khi chúng ta đã muốn thì chúng ta nằng

nặc đòi Cho kỳ được. Những cái chúng ta muốn là:

1. Sức khỏe và sanh mạng.

2. Ăn.

3. Ngủ.

4. Tiền của.

5. Đểtiếng lại đời sau.

6. Thỏa nhục Dục.

7. Con cái chúng ta được mọi sự đầy Đủ.

8. Được người khác coi ta là quan trọng.

Freud, nhà bác học Đức trứdanh vềbệnh thần kinh nói rằng hai thì dục Căm bản

của nhân loại là tình dục và thịdục huyễn ngã.

Triết gia John Dewey nói: thịhiếu mạnh nhất của nhân loại là thịdục Huyễn ngã. Xin

các bạn nhớkỹbốn chữ: "Thịdục huyễn ngã". Nghĩa nó Vô cùng và bạn sẽgặp nó

trong cuốn sách này.

Bảy thịdục khác đều dễthỏa mãn, duy có thịdục đó ít khi được thỏa Lắm, tuy nó

cũng khẩn cấp như ăn và ngủ.

Abraham Lincoln nói: "Ai cũng muốn được người ta khen mình". Chúng ta đều Thèm

khát những lời khen chân thành mà than ôi! ít khi người ta cho ta Cái đó.

Nhưng kẻnào đã học được Cái bí quyết làm thỏa mãn lòng đói khát lời khen đó, nó

tuy kín đáo Mà dày vò người ta, đâm rễtrong lòng người ta, thì kẻ ấy "nắm được Mọi

người trong tay mình" và được mọi người tôn trọng sùng bái, nghe Lời, "khi chết đi, kẻ đ

ào huyệt chôn người đó cũng còn phải khóc nữa".

Loài vật không có dục vọng ấy. Nghiêm quân của tôi khéo nuôi heo Và bò, kỳ đấu

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  7

xảo canh nông nào ông cũng được giải thưởng. Ởnhà, ông ghim hết thảy bằng cấp đó

lên trên một tấm lụa trắng, khách khứa Lại ông mởra khoe. Heo thản nhiên đối với

những giải thưởng ấy, còn ông thì khoái lắm, vì những giải thưởng đó cho ông ái cảm

tưởng rằng ông rất quan trọng.

Nếu các bậc tiền Nhân không có thịdục trởnên quan trọng đó, thì văn minh không

có Và chúng ta cũng chỉnhưloài vật thôi.

Nhờnhu cầu đó mà một thầy lý quèn, trong một tiệm tạp hóa, học lực Dởdang, mua

những sách luật rách nát vềmải miết học đểrồi trởNên một vĩnhân: Lincoln. Các văn

hào, thi hào viết được những cuốn Sách bất hủ, các ông "vua" dầu lửa, xe hơi... trởnên

triệu phú đều Nhờthịdục đó cả.

Gia đình ít người Mà cất ngôi nhà cực rộng lớn, mua chiếc xe hơi kiểu mới nhất,

sắm Bộ đồcho hợp thời trang, khoe sựhọc hành tấn tới của mình: cũng đều Do thịdục

đó hết. Cũng chỉvì muốn thỏa lòng ao ước trởnên một danh Nhân, mà biết bao thanh

niên Mỹthành tướng cướp lợi hại, những tay Sát nhân không gớm máu, cho đến nỗi

chúng bịbắt rồi thì đòi cho được Đọc ngay những tờbáo đê tiện trong đó người ta tả

chúng nhưnhững Vịanh hùng. Được coi hình chúng trên mặt báo bên cạnh hình những

danh Nhân thếgiới, chúng quên cái ghế điện nó đợi chúng.

Muốn biết tính tình, tưcách một người ra sao, ta chỉcần xét người đó Dùng những

phương tiện nào đểthỏa mãn thịdục huyễn ngã.

Rockfeller thỏa mãn nó bằng cách cất ởBắc Kinh một nhà thương tối Tân đểsăm sóc

hàng triệu người nghèo, mà ông chưa từng và sẽchẳng Bao giờthấy mặt. Dillinger thỏa

mãn nó bằng cách giết người, ăn cướp Các ngân hàng. Bịlính công an săn bắt, nó trốn

vào một trại ruộng Mà tựxưng với người trong trại: "Dillinger là ta đây!". Nó tự đắc được

Cái danh là "kẻthù sốmột của quần chúng".

Nhiều vĩnhân trong thếgiới cũng mắc cái tật tựkhoe mình là quan trọng. George

Washington bắt mỗi người phải xưng tụng ông là: "Huê KỳTổng Thống Đại nhân". Kha

Luân Bố đòi cho được cái danh là "Đề Đốc Đại Tây Dương và Phó Vương Ấn Độ".

Catherin, Nữhoàng nước Nga, không chịu Đọc những thưmà ngoài không đề: "Hoàng

Đếngựlãm". Bà Tổng Thống Lincoln, một hôm, dữnhưcọp cái, quay lại mắng bà Grant

giữa dinh Bạch Ốc: "Sao? Tôi chưa mời mà bà cảgan dám đối tọa với tôi sao?"

Các nhà triệu phú của ta sởdĩbỏtiền ra cho Đề đốc Byrd thám hiểm Nam Cực vì

Đề đốc hứa sẽlấy tên họ đặt tên cho những ngọn núi quanh Năm tuyết phủ ởmiền ấy.

Thi hào Victor Hugo chỉcầu sao cho người ta Lấy tên ông đặt tên cho kinh đô nước

Pháp. Và thi hào Anh Shakespeare Tuy đã được cảnước Anh tôn sùng mà còn mua

tước vị đểthêm danh giá Cho gia đình. Có kẻlàm bộ đau, bắt người ta săn sóc mình,

chiều chuộng Mình để được thấy mình là quan trọng. Nhưmột cô nọ, hết hy vọng kiếm

Chồng được, đương khỏe mạnh hóa ra tật nguyền, nằm hoài ởgiường bắt Mẹgià săn

sóc trong mười năm, lên thang xuống thang đểhầu hạcơm Nước. Bà mẹkiệt sức, chết.

Trong vài tuần lễcô ả ủrũ, một hôm Bỗng đứng phắt ngay dậy, trang điểm rồi đi lại như

hồi trước.

Đem giải phẫu bộóc thì nửa sốngười điên cũng bình thường nhưóc chúng Ta. Một

vịbác học trứdanh nhận thấy rằng phần nhiều những người đó Chỉmuốn tìm trong

tưởng tượng, sựthỏa mãn của lòng tựphụmà hóa Điên.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  8

Trong đời thực tế, họtầm thường Bao nhiêu, tựthấy mình hèn hạbao nhiêu, thì

trong thếgiới tưởng tượng Của họ, họcàng thấy oai quyền và danh vọng của họlớn lao

bấy nhiêu. Những kẻ đó sướng hơn chúng ta nhiều lắm. Họ đã kiếm được trong thế

Giới thần tiên của họcách thỏa mãn lòng khao khát danh vọng của họ. Họ đã ký một

tấm chi phiếu một triệu đồng, hoặc viết một bức thưTiến dẫn ta với hoàng đếBa Tưrồi

hãnh diện đưa cho ta.

Đã có những người khát khao danh vọng mà hóa điên nhưvậy, thì sựbiết Khen tài

năng của những người ởchung quanh ta tất phải là một phép Mầu nhiệm vô cùng.

Tôi mới biết có Một người mỗi năm lãnh lương một triệu đồng. Mà ông chủngười đó

Lại có tiếng là keo cú nữa.

Người Đó là Charls Schwab, người tin cẩn của ông vua thiếc Andrew Carnegie. Mà

Charles Chwab có thiên tài không? Không. Biết rõ vềdã kim thuật hơn Các viên kỹsư

khác không? Tuyệt nhiên không. Chính ông thú với tôi Rằng nhiều viên cộng sựvới ông

giỏi vềkỹthuật hơn ông nhiều lắm.

Nhưng ông có một tài hiếm có: tài chỉhuy, dẫn đạo. Ông biết cho người Ta cái mà

người ta khát khao nhất: lời khen và lời khuyến khích.

Bí quyết của ông đây. Tôi xin chép đúng lời ông và mong rằng những Lời vàng ngọc

đó được khắc lên bảng đồng, treo trong mỗi nhà, mỗi Trường học, mỗi cửa hàng, mỗi

công sở. Học thuộc câu đó càng ích Lợi cảngàn lần hơn thuộc những công thức hóa

học hay là mực trung Bình mưa mỗi năm ởGuatemala.

Schwab Nói:

Cái vốn quý nhất của tôi là Năng lực khêu gợi được lòng hăng hái của mọi người.

Chỉcó khuyến Khích và khen ngợi mới làm phát sinh và tăng gia những tài năng mới

Nhất của người ta mà thôi.

Những lời Chỉtrích của người trên là một cách tai hại nhất đểdiệt cao vọng Của kẻ

làm công. Tôi không bao giờrầy ai hết. Tôi tin rằng tốt hơn Nên khuyến khích người ta

và cho người ta một lý tưởng đểnói tới. Cho nên tôi luôn luôn saÜn sàng khen ngợi một

cách thật thà. Tôi không Tiếc lời khen và rất dè dặt trong lời chê".

Schwab nói vậy mà chúng ta hành động ra sao?Hoàn toàn trái ngược. Có Điều chi

không vừa ý là chúng ta nổi cơn lôi đình lên, còn nếu vừa ý ta ư? Ta làm thinh.

Mà ông chủcủa ông là ông Andrew Carnegie sởdĩthành công kỳdịnhưvậy cũng

nhờtài Biết khen người đó. Ông ca tụng những người giúp việc ông trước mặt Họ. Ông

ca tụng họvắng mặt. Ông còn tìm được cách ca tụng họsau Khi ông chết nữa. Ông

nghĩra câu này và bắt người ta khắc lên mộChí của ông: "Đây là nơi nghỉngàn thu của

một người biết cách thâu Dụng những người thông minh hơn mình".

Nhà triệu phú Rockefeller cũng không có bí quyết chi khác. Khi một hội Viên của

công ty ông đầu tưmột cách tai hại ởNam Mỹlàm cho công Ty lỗmột triệu đồng Mỹ

kim, ông chẳng những không phiền hà mà còn Khen bạn tài tình vãn cứu được sáu

mươi phần trăm sốvốn bỏra, mà Chỉcòn lỗcó bốn mươi phần trăm thôi.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  9

Ziegfield, nhà dàn cảnh tài nhất của Nữu Ước, đã nổi danh chỉvì khéo Khoe trương

nét tuyệt mỹcủa những cô đào phụ. Ông thường nói bất Kỳmột người con gái nào, dù

xấu đến nỗi "chẳng ai ngó tới hai lần", ông cũng tạo thành một ngôi sao rực rỡtrên sân

khấu, chỉvì ông khéo Tô điểm cho họcó một sức quyến rũvô cùng huyền bí. Ông khen

họ Đẹp, rồi họtựthấy họ đẹp, sửa soạn cho đẹp thêm. Ông lại có óc Thực tếnữa: ông

tăng lương cho họtừ30 mỹkim lên một trăm bảy mươi Lăm mỹkim, đểhọcó đủtiền

mà trang sức. Ông lại có những cửchỉPhong nhã, lịch sự. Lần đầu tiên diễn vởnhạc

kịch: "Ziegfield Follies", ông đánh dây thép chúc mừng khi được kết quảrực rỡvà lại

tặng Mỗi cô đào phụmặt bó hồng nữa.

Hồi mà phong trào nhịn ăn cho bớt mập đang cuồng nhiệt, có lần tôi Cũng đua đòi

và nhịn ăn trong sáu ngày sáu đêm. Không khó chịu chi hết. Tới ngày thứsáu tôi thấy ít

đói hơn ngày thứnhì.

Ấy vậy mà nếu ta đểcho người nhà nhịn ăn trong sáu ngày thì ta đã Tựcho là có tội

nặng, nhưng bắt họnhịn những lời khen và khuyến khích Của ta sáu ngày, sáu tuần, có

khi sáu mươi năm thì ta không ân hận Chút nào. Mà xét ra, sựkhen ngợi và khuyến

khích cũng khẩn thiếtt Như đói cần ăn vậy. Một kép hát có danh nói: "Không có gì cần

thiết Cho tôi bằng những tràng vỗtay đểnuôi lòng tựái của tôi". Chúng Ta nuôi cơthể

của con ta, của bạn bè khách khứa, của người làm công Cho ta, mà ít khi ta cho họ

thức ăn cần thiết cho lòng tựtrọng của Họ. Chúng ta đãi họthịt cá đểbồi bổsức khỏe,

mà quên không tặng Họnhững lời ca tụng nó vang trong óc rất lâu nhưnhững điệu

nhạc tuyệt Thú.

Tôi biết các bạn đọc tới đây Sẽnói: "Phải! Ai lạgì cái thuyết mật ngọt chết ruồi! Nịnh

hót cho Người ta lên mây xanh chớgì! Nhưng ông ơi! Người thông minh họkhông Cắn

câu đâu!".

Đã đành những lời Nịnh hót vụng vềrỗng tuếch, vụlợi, ởngoài môi, chỉlừa được

những Người ngu thôi. Nó phải thất bại và thường thường nó thất bại. Nhưng Nói cho

đúng, ta phải nhận rằng thếgian này có nhiều người ưa phỉnh Tới nỗi không phân biệt

nỗi chân giả, câu nào họcũng "khoái được" Hết, cũng nhưnhững kẻ đói quá rồi nhai cả

cỏ, nuốt cảtrùng...

Chẳng hạn nhưhai anh em Mdivani, tựxưng là Hoàng thân tuy không có lấy Một

giọt máu vua chúa trong huyết quản. Tại sao anh em y đã chiếm nổi Giải quán quân

trong đám đa thê? Họ đã làm tan nát nhiều trái tim đàn Bà, cưới được những ngôi sao

màn bạc "có danh nhất, và đẹp nhất, những ảdanh ca cảthếgiới ngưỡng mộ, và

những thiếu phụquý phái có bạc Triệu? Họlàm cách nào? Một nữký giảcủa tuần báo

Mỹbàn vềhọNói rằng: "Đối với đại chúng, cái đa duyên của hai anh em Mdivani là Một

trong những điều khó hiểu nhất từcổchí kim". Nhưng một đào hát Danh tiếng hiểu thấu

tâm lý phái mạnh, cho rằng sức quyến rủmà không Một người đàn bà nào chống lại nổi

của anh em nhà đó, chỉ ởchỗnghệThuật phỉnh nịnh của họtuyệt luân, nhất là ởtrong

thời đại vật chất Trơtrẽn mà nghệthuật đó cơhồ đã gần tuyệt.

Cả đến Nữhoàng Victoria nước Anh cũng ưa nịnh lắm. Và Thủtướng Disraeli Thú

rằng ông thường dùng khoa đó trong suốt thời kỳông cầm quyền. Có khi ông nịnh Nữ

hoàng mà không cần giữý tứgì hết, nhưông thợHồ đắp từng bay hồlên tường. Tuy

ông nói vậy, nhưng ta đừng quên trong SửAnh quốc. Disraeli là một chính trịgia khôn

ngoan, mánh lới xuất chúng, Không ai bì kịp, đáng bực thầy trong nghệthuật đó, bạn và

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  10

tôi không Bắt chước được đâu.

Cho nên đối với ông, chánh sách đó thành công, nhưng thói thường sựnịnh hót rốt

cuộc Bao giờcũng hại nhiều hơn lợi cho kẻnịnh. Nó chỉlà một sựgiảdối Và, cũng như

in giấy bạc giả, thếnào cũng có phen bịbại lộ.

Vậy thì lời khen tặng và lời nịnh hót khác nhau ở đâu?

Chính ởchỗmột đàng thành thật tự đáy lòng phát ra và hoàn toàn Không vụlợi, còn

một đàng chỉ ở đầu lưỡi, giảdối đểkiếm lợi. Lời khen tặng, ai cũng hài lòng. Lời phỉnh

nịnh ai cũng khinh bỉ.

Dưới một pho tượng đồng cổhìng dung Obregon, người ta có khắc câu này Mà hồi

sanh tiền đại tướng thường nói: "Ta chớnên sợkẻthù công Kích ta, mà rất nên ghê sợ

những người bạn nịnh ta".

Không! Trăm lần không! Tôi không khuyên bạn nịnh hót. Trái hẳn lại! Tôi muốn chỉ

bạn một lối xửthếmới kia!

Xin bạn cho phép tôi nhắc lại "Tôi muốn chỉbạn một lối xửthếmới".

Anh hoàng George sai khắc trong ngựtiền văn phòng của Ngài sáu câu Châm ngôn,

trong đó có câu này:

"Các ông dạy cho tôi đừng nịnh hót mà càng đừng nghe những lời nịnh hót Đê tiện".

Triết gia Emerson lại nói: "Ngôn ngữkhông dấu nổi bản tính". Nghĩa là: dù miệng

lưỡi khôn khéo Tới bực nào, bạn vẫn không giấu được bản tính của bạn.

Nếu có một tài nịnh là đủrồi, thì quá dễ, và chúng ta đều thành Những nhà ngoại

giao đại tài cả.

Đáng Lẻchỉnghĩtới mình thôi, chúng ta nên rán đểý tới người khác, tìm Những

tánh tốt của họ. Và lúc đó chúng ta sẽcó thểthành thật khen Họmà không cần phải

dùng những lời tán dương giảdối để đến nỗi Chưa kịp hởmôi, chúng ta đã bịlột mặt

nạ.

Emerson lại còn nói: "Bất kỳngười nào tôi gặp cũng có chỗhơn tôi, Đáng cho tôi

học". Điều đó đúng với Emerson thì đối với bạn và tôi, Còn đúng cảngàn lần nữa. Đừng

nghĩtới ta nữa, tới tài năng, nguyện Vọng của ta mà nghĩtới đức tính của người.

Và đả đảo cái thói nịnh đi. Lời khen thành thật và nhân từphải tựThâm tâm ta phát

ra! Đừng tiếc những lời cảm ơn và khuyến khích! Và Những lời nói đó, ít lâu sau ta có

thểquên đi, nhưng những người được Khen tặng sẽhoan hỉvà luôn luôn nhắc nhởtới.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  11

Phần Ba:

Hãy Khêu Gợi ỞNgười Cái Ý TựMuốn Làm Công Việc

Mà Chính Ta ĐềNghịVới Họ

Tôi Thì tôi ưa trái cây. Nhưng không hiểu vì một lẽbí mật gì, loài cá không ưa trái

cây nhưtôi mà lại ưa trùng. Vì vậy khi đi câu, tôi không nghĩ Đến cái tôi thích mà chỉ

nghĩ đến cái mà cá thích thôi. Tôi không trái Cây vào lưỡi câu đểnhửchúng, mà móc

vào đó một con trùng hay một Con cào cào, rồi đưa đi đưa lại trước miệng cá và hỏi nói:

"Cá có Thèm không?" .

Tại sao ta không dùng Chiến thuật đó với người? Khi người ta hỏi ông Thủtướng

Lloyd George Tại sao ông nắm được quyền hành lâu mà ông khác thì bịlật đổ, bịBỏ

rơi, ông đáp: "Tôi luôn luôn rán kiếm mồi hợp sởthích của cá".

Tại sao cứluôn luôn nói tới cái mà chúng ta muốn? Thực là vô ích, Ngây thơvà vô

lý. Đã đành, cái gì ta thích thì ta đểý tới luôn, nhưng Chỉcó một mình ta đểý tới nó. Vì

những ngươì khác họcũng chỉnghĩTới cái họthích thôi, không cần biết ta thích cái gì.

Cho nên chỉmột cách dẫn dụngười khác theo mình là lựa cách nói sao Cho lời yêu

cầu của mình hạp với sởthích của họvà chỉcho họcách Đạt được sởthích đó.

Xin bạn nhớKỹ điều đó. Nếu bạn muốn cấm con bạn hút thuốc chẳng hạn, đừng

thuyết Giáo với nó, đừng bảo nó: "Ba muốn thếnày. Ba muốn thếkhác". Trái Lại nên

chứng minh cho nó thấy rằng chất độc trong thuốc làm hại bộThần kinh và nều nó

không bỏthuốc đi, thì có lẽtới kỳthi thểthao Sau nó sẽthua anh em mất. Phương pháp

đó luôn luôn công hiệu, dù là áp dụng với con nít hay với bò con, với đười ươi. Một

hôm, hai cha con Triết gia R. W. Emerson muốn dụmột con bê vào chuồng. Nhưng họ

mắc phải Cái lỗi thông thường là chỉnghĩtới cái họmuốn. Cho nên cha kéo, Con đẩy.

Tai hại thay! Con bê cũng nhưhọ. Chỉnghĩtới cái nó muốn thôi; Chân nó bám vào đất,

cứng ngắc, không chịu rời đồng cỏ. Người ởgái Thấy tình cảnh đo, chịkhông biết nghệ

thuật viết sách và viết tùy Bút, nhưng ít nhất trong trường hợp này, chịcũng có nhiều

lương tri hơn Triết gia Emerson. Chịnhữcon bê, đưa ngón tay vào mõm con vật, như

mẹCho con bú, và con vật ngoan ngoãn đi theo ngón tay chịvào chuồng.

Ngay từhồisơsinh, bất kỳhành động gì của ta cũng vì lợi hết. Ta cho Một hội thiện

năm trăm đồng ư? Có chắc là hoàn toàn không Vịlợi không? Không. Bởi ta coi nhưvậy

là để được tiếng hảo tâm, đểThỏa lòng ưa làm một việc nhân từ, đẹp đẽvà cao cảvà

đểphước Vềsau. Vì thánh kinh có nói rằng: "Con bốthí tức là cho Cha vậy". Hoặc Vì

không từchối được, vì sợmắc cỡ... hay vì muốn làm vui lòng một Bạn thân, một thân

chủ. Dù sao đi nữa cũng có một điều chắc chắn Là ta đã cho vì ta muốn thỏa mãn một

thịdục. Trong cuốn thuật dẫn dụCách cưxửcủa loài người, Giáo sưHarry A.

Overstreet viết: "Hành động Do những thịdục căn bản của ta mà phát sanh. Đểtặng

những ai muốn Dẫn dụngười khác trong việc làm ăn, trong chính trịcũng nhưtrong

trường Học hay gia đình, chỉcó lời khuyên này là hơn cả: Trước hết, phải gợi Trong

lòng người một ý muốn nhiệt liệt nghe theo ta". Làm được nhưvậy Thì cảthếgiới giúp

ta thành công và suốt đời, chẳng bao giờta bịThất bại và cô độc.

Andrew Carnegie, Hồi nhỏchỉ được học có bốn năm, nhưng vì sớm hiểu bí quyết

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  12

đó, nên Hồi kiếm ăn mỗi giờcông có bốn xu, mà tới sau này tính ra ông Đã quyên vào

những việc từthiện tới ba trăm sáu mươi lăm triệu đồng.

Ông có hai đứa cháu làm cho mẹlo lắng nhiều lắm vì đi học xa mà không Bao giờ

viết thưvềnhà. Ông có cách không buộc trảlời mà chúng Trảlời lập tức. Ông viết một

bức thơngọt ngào lắm rồi tái bút: "Gởi cho mỗi cháu 5$". Nhưng ông làm bộquên

không gởi tiền. Tức thì Thưcó hồi âm liền, trong đó hai cháu cám ơn "Chú Andrew thân

mến" và... Và gì nữa, chắc các bạn đã đoán được.

Vậy ngày mai, nếu ta muốn cho ai làm một việc gì, ta hãy thong thảsuy Nghĩvà tự

hỏi: Làm sao dẫn dụcho ông ấy muốn làm việc mình cầu ông ấy đây?

Nhưvậy khỏi phải chạy lại Nhà người ta đểrồi chỉnói vềdự định của mình, mà

luống công vô ích.

Mỗi năm một lần, tôi mướn một Phòng khiêu vũtại một khách sạn lớn ởNữu Ước

đểdiễn thuyết.

Có lần tới kỳdiễn thuyết, người ta thình lình cho tôi hay rằng tiền Mướn phòng tăng

lên gấp ba giá cũ. Khi đó tôi đã quảng cáo, in vé Xếp dọn đâu vào đó rồi. Tất nhiên là tôi

không muốn trảgiá đó. Làm sao bây giờ? Đi kêu ca với người quản lý khách sạn đó ư?

Đem cái Thắc mắc của mình tỏvới người ta ư? Ích lợi gì đâu? Người đó cũng Nhưtôi,

chỉquan tâm tới điều họmuốn thôi. Tôi suy nghĩvà hai ngày Sau tôi lại tìm người đó, và

nói:

"Nhận được thưông, tôi hơi ngạc nhiên. Nhưng tôi không trách ông đâu. Ởvào địa

vịông, có lẽtôi cũng hành động nhưông. Bổn phận của ông quản lý khách sạn này là

thâu cho được nhiều lợi. Nếu ông kkông Làm nhưvậy thì người ta sẽmời ông ra và như

vậy là đáng lắm... Nhưng Nếu ông quyết giữcái giá đó thì xin ông lấy một mảnh giấy và

chúng Ta cùng xét xem lợi và hại ra sao".

Rồi tôi gạch một dọc chia tờgiấy ra là hai, một bên để"Lợi" một Bên để"Hại".

Trong cột "Lợi", tôi Biên mấy chữnày: "Phòng khiêu vũsẽtrống" và tôi bàn miệng

thêm: "Nhưvậy, ông có thểcho mướn đểkhiêu vũhay hội họp. Lời lắm, vì Khi đó giá

mướn sẽcao hơn nhiều, phải không, ông? Nếu tôi chiếm phòng ấy trong ba tuần, chắc

chắn là thiệt cho ông sốlời ấy". Bây giờchúng Ta xét tới "Hại", trước hết đáng lẽtăng

sốlời lên được, ông sẽKhông thu được một đồng nào hết, vì tôi không đủsức trảgiá

ông Định, sẽ đi mướn nơi khác đểdiễn thuyết.

"Vảlại còn mất cái lợi này nữa. Tôi diễn thuyết, sẽcó nhiều thính Giảthượng lưu, có

học, giàu có và danh tiếng tới nghe. Thực là một Sựquảng cáo cực tốt cho ông. Ông cứ

bỏ5.000$ quảng cáo trên báo, Không chắc đã quyến rủ được một sốthính giảnhưvậy

tới khách sạn ông. Cái đó cũng đáng kể, phải không ông?" .

Vừa nói tôi vừa viết hai điều hại đó trong cột "Hại", rồi đưa tờgiấy Cho ông ta và nói:

"Xin ông cân nhắc kỹlưỡng lợi và hại đi, rồi cho Tôi biết quyết định ra sao".

Hôm sau, Tôi nhận được một bức thưcho hay rằng tiền mướn đáng lẽtăng lên 300

phần trăm thì chỉtăng lên năm mươi phần trăm thôi.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  13

Xin các bạn đểý rằng tôi không hềxin giảm giá nhé. Trong suốt câu Chuyện tôi chỉ

nói tới điều mà ông ta quan tâm tới, tôi chỉtìm kiếm Và bày tỏcho ông ta cách đạt được

ý muốn đó thôi.

Nếu tôi theo sựxúc động tựnhiên trong lòng mà chạy tới kiếm ông Ta, la lên: "Cái gì

lạlùng vậy? Tựnhiên ông tăng tiền mướn lên ba Trăm phần trăm khi ông biết chắc rằng

tôi đã quảng cáo rồi, đã in Vé rồi? Ba trăm phần trăm! Kỳcục không? Điên rồi mà!

Không khi nào Tôi chịu giá đó đâu!".

Và chuyện sẽXảy ra sao? Chắc chắn là chúng tôi sẽcãi nhau và các bạn biết cãi

Nhau thường thường kết quảra sao. Dù tôi phải làm cho ông ta phải tựNhận rằng ông

có lỗi đi nữa thì lòng tựái của ông ta cũng không Chịu thua và chấp nhận lời tôi yêu

cầu.

Henry Ford nói: "Bí quyết thành công, nếu có, là biết tự đặt mình vào Địa vịngười và

suy xét vừa theo lập trường của người vừa theo lập trường Của mình".

Trong nghệthuật dùng người, Chưa có lời khuyên nào chí lý bằng lời đó, cho nên

tôi muốn nhắc lại: "Bí quyết thành công là biết tự đặt mình vào địa vịngười và suy xét

Vừa theo lập trường của người, vừa theo lập trường của mình". Chân lý Đó giản dịminh

bạch làm sao! Đáng lẽai cũng biết ngay. Thếmà trong Một trăm người, thì có tới chín

mươi người không biết đến, trong chín Mươi chín trường hợp.

Bạn muốn có một Thí dụ ư? Thì ngày mai tới sở, bạn cứxem xét những thưbạn

nhận được, Sẽthấy sựthiếu lương tri đó. Đây là một bức thưchép nguyên văn, Nói cho

đúng hơn, là một tờchâu tri, của ông giám đốc một hãng quan Trọng chuyên môn

quảng cáo bằng vô tuyến điện gởi cho mỗi ông quản Lý các sởvô tuyến điện trong

nước.

Gởi ông John Blank ởBlankville Ông Blank thân mến,

Công ty Megavox chúng tôi muốn giữvững ưu thếvẫn có từtrước tới Nay trong địa

hạt quảng cáo bằng vô tuyến điện.

Tôi không cần biết điều ông muốn. Tôi đương lo lắng việc của tôi đây. Ngân hàng

không chịu cho tôi cốnhà của tôi thêm một hạn nữa... Sâu ăn hết bông hồng của tôi...

hôm qua chứng khoán xuống giá... tôi lỡXe điện sáng nay... chiều qua người ta không

mời tôi dựtiệc... y sĩBảo tôi bị động mạch, bịbệnh thần kinh viêm. Tôi đương quạu đây

thì Đọc nhằm bức thưcủa một kẻtựthịchỉnói đến dự định của y, ý muốn Của y thôi!

Cha chảlà ngu! Vậy mà làm nghềquảng cáo chứ!.

Việc quảng cáo của Quốc gia, nhờcông ty chúng tôi truyền thanh đã Mở đường cho

lối quảng cáo mới đó. Và những chương trình phát thanh Của chúng tôi từhồi đó tới

nay đã cho chúng tôi một địa vịcao hơn Những hãng khác.

À, phải! Hãng ông Giàu nhất, mạnh nhất. Rồi sao? Cái đó liên can gì tới tôi đâu?

Ông Không thông minh chút nào hết. Ông chỉkhoe sựthành công mênh mông Của ông

thôi, nhưvậy là làm cho tôi cảm thấy địa vịthấp kém của Tôi, ông biết chưa? .

Chúng tôi muốn Cho khách hàng biết rõ tất cảtình hình các sởvô tuyến điện.

Ông muốn! Ông muốn! Đồngu! Tôi không cần biết ông muốn cái gì hết; Hãy nói tôi

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  14

nghe cái mà tôi muốn.

Vậy xin ông gởi ngay cho chúng tôi những điều nên biết vềchương trình Và thời

biểu. Những điều đó cần cho chúng tôi mỗi tuần đểlữa kỹNhững giờphát thanh tiện

hơn hết.

Gởi ngay cho ông! Cảgan thật! Cũng không thèm thêm câu: nếu không Làm phiền

ông nữa!.

Ông trảlời gấp, Tức là lợi chung cho chúng ta.

Thằng Khùng! Nó dám biểu mình trảlời gấp cho nó, trong khi mình lo lắng hết Việc

này việc khác. Mà bức thưcủa nó có khác gì một tờchâu tri Không? Tôi không ưa cái

giọng đàn anh đó. Thôi đi!... Ủa! Ông nói gì Tới cái "lợi chung của chúng ta" đó? À! Tới

bây giờông mới đặt ông Vào quan điểm của tôi... nhưng cách ông nói mơhồlàm sao!

Không rõ Ràng, không giảng giải chi hết.

"Chân Thành chào ông. Ký tên:... Giám đốc Tái Bút: Có lẽông muốn biết Đoạn trích

sau này trong tờbáo Blankville và muốn truyền thanh nó trong Đài của ông".

Mãi tới cuối thư, trong Chỗtái bút ông mới chỉcho tôi một điều có ích cho tôi. Tại

sao không Đem ra nói trước đi? Một người tựphụlà nhà quảng cáo chuyên môn, Tất

phải ngu độn lắm mới vụng vềnhưvậy.

Một người suốt đời làm nghềquảng cáo tựcho mình là thần thánh trong Nghệthuật

dẫn dụngười khác mà còn viết một bức thưvô lý nhưvậy, Thì những ông thợmay, làm

nệm, làm vườn mới ra sao nhỉ?

Đây, một bức thưnữa của ông chủsựmột nhà ga lớn gởi cho ông Edward

Vermylen, theo lớp học của tôi. Người đọc nó có ấn tượng gì? Tôi sẽCho bạn hay.

Nhưng chúng ta hãy đọc đã.

Xin ông Edward Vermylen chú ý.

Thưa ông, Vì hàng hóa cứchiều mới tới ga chúng tôi, cho nên sựkhuân hàng lên

Xe có điều trởngại: công việc nhiều quá, phải bắt người làm công Làm thêm giờ, xe

cam nhông phải trễ. Ngày mười tháng mười một, chúng Tôi nhận được của ông hồi bốn

giờhai mươi phút một lô là năm trăm Mười cái thùng.

Chúng tôi xin ông Giúp chúng tôi đểtránh những bất tiện đáng tiếc do tình thế đó mà

Ra. Vậy chúng tôi tựtiện xin phép ông, nếu có thể được, thu xếp sao Cho hàng của ông

tới ga chúng tôi vào buổi sáng, nhất là những khi ông gởi nhiều hàng.

Được nhưvậy thì ông có lợi là hàng của ông ởtrên xe cất xuống mau và gởi đi cũng

Mau.

"Trân trọng... Ký tên: J.B."

Ông Vermylen đưa bức thưcho tôi coi và bình phẩm nhưvầy: "Thư đó có Kết quả

ngược lại với ý muốn của người viết. Đầu thư, người ta kểNhững nỗi khó khăn của

công ty hỏa xa, cái đó ích lợi gì cho mình đâu? Rồi người ta xin mình phụlực với người

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  15

ta, sau cùng mới hứa sẽcất Hàng và gởi hàng cho mình mau hơn trước. Tóm lại, cái

quan hệtới mình Nhất thì họ đểlại sau cùng và xét toàn thểthì thư đó khêu gợi sự

Phản đối hơn là sựhợp tác".

Nay ta Thửtìm cách sửa chữa bức thư đó cho hợp hơn. Trước hết đừng nói đến

Những vấn đềriêng của mình, tốn công vô ích. Phải theo lời khuyên Của Ford: "Đặt ta

vào địa vịngười mà suy xét theo quan điểm của người". Bức thưsửa chữa nhưsau

này, tuy chưa được hoàn toàn, nhưng so với bức Trên cũng tấn tới nhiều rồi.

Ông Vermylen thân mến,

Chúng tôi được Hân hạnh ông chiếu cốtới trong mười bốn năm nay. Tất nhiên là

chúng Tôi mang ơn ông nhiều lắm và hết lòng tìm cách gởi hàng cho ông được Mau

chóng.

Nhưng chúng tôi phải thú rằng điều đó khó thi hành lắm, khi xe cam nhông Của ông tới

cuối giờlàm việc buổi chiều, nhưngày mười tháng mười Một vừa rồi. Tại sao? Vì một

số đông khách hàng khác cũng giao hàng Cho chúng tôi vào lúc đó. Thành thửnhiều

quá, làm không xuểvà xe Của ông phải đợi, hàng của ông phải gởi trễ.

Điều đó rất đáng tiếc. Tránh nó cách nào? Bằng cách ông giao hàng Cho tôi vào đầu

buổi chiều, nhưvậy xe ông khỏi phải đợi, hàng của ông gởi cho mau và những người

làm công của ông vềnhà được sớm đểHưởng món mì ống tuyệt khéo mà hãng ông

chếtạo ra.

Xin ông đừng cho rằng chúng tôi kêu nài ông đâu; cũng xin ông đừng Nghi rằng

chúng tôi dám tựtiện chỉông cách làm việc đâu. Tôi gởi Hầu ông bức thưtrước hết. Dù

hàng của ông tới giờnào đi nữa thì Chúng tôi cũng rất vui lòng nhận và gởi đi mau

chừng nào hay chừng Nấy.

Chúng tôi biết rằng ông bận Nhiều việc lắm, xin ông đừng mất công trảlời thưnày.

Trân trọng...

Ký tên: J.B.

Có cảhàng người bán dạo, lang thang khắp phốphường, mỏi mệt, thất Vọng, lương

ít. Tại sao? Tại họchỉnghĩtới họ, tới cái mà họ đương Tìm kiếm. Họkhông hiểu rằng

bạn cũng vậy mà tôi cũng vậy, chúng Ta đều không muốn mua nghĩa là tiêu tiền mà chỉ

muốn giải quyết những Vấn đềriêng tây của chúng ta thôi. Mà người bán hàng nào giúp

chúng Ta giải quyết được những cái đó, chỉcho ta hiểu rằng mua hàng của họGiúp thì

chúng ta sẽ đỡtốn tiền, đỡmệt nhọc, khỏi buồn bực, khỏi Đau, có tương lai vững vàng

thì kẻ đó không ép uổng chúng ta mà sẽLàm chúng ta tin và nhưvậy chúng ta sẽmua!

Vậy mà biết bao người suốt đời bán hàng mà không hềnghĩtới quan Điểm của

người mua.

Một hôm, tôi gặp Lại một người trước kia làm biện sựmột hãng cho mướn nhà, tôi

hỏi ông ta có thểcho tôi biết nhà tôi ởtường xây bằng gạch đặc hay Gạch rỗng. Ông

nói rằng không biết và khuyên tôi hỏi Nghiệp đoàn Kiến trúc sư.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  16

Điều đó ai mà không Biết, cần chi phải nhờtới ông.

Rồi Sáng hôm sau, tôi nhận được của ông một bức thư. Trảlời câu hỏi Của tôi

chăng? Không. Đểkhuyên tôi một lần nữa: nên hỏi Nghiệp đoàn Kiến trúc sưvà cậy tôi

làm đại lý bảo hiểm cho ông.

Ông ấy mong tôi làm lợi lớn cho ông mà không chịu giúp cho tôi một Việc nhỏ.

Bất kỳtrong nghềnghiệp Nào, trong giai cấp nào, người ta cũng thấy lỗi lầm quan

trọng đó. Một Lần đau cuống họng, tôi lại một nhà chuyên trịbệnh đó. Chưa coi họng

Tôi, ông đã hỏi tôi làm nghềgì... Bệnh của tôi, ông chưa muốn biết, Mà cần biết cái ví

tiền của tôi. Ông ấy không tính cách giúp tôi Mà tính cách "bóp" tôi. Rốt cuộc là ông ta

không nặng được của tôi Đồng nào hết, vì tôi bỏ đi ra, tỏm cho cái lòng tham của ông.

Than ôi! Xã hội đầy những hạn nhưvậy, tham lam, hẹp hòi và ích kỷ. Cho nên nếu

có siêu nhân nào tìm cách tận tâm giúp người mà không Vụlợi, thì trong công việc của

vị ấy chắc là ít ai cạnh tranh lắm.

Ông O. D. Young, nhà kinh tếtrứdanh, nói: "Người nào biết tự đặt mình Vào địa vị

người khác, hiểu được tưtưởng và ý định của họ, người đó Khỏi phải lo vềtương lai

của mình".

Nếu đọc cuốn này rồi, các bạn chỉtập được một khảnăng là: bất Cứtrong trường

hợp nào cũng đứng vào địa vịcủa người khác mà xét, Thì cuốn này cũng đã đánh dấu

được một quãng đời mới trong đời làm ăn của bạn!

Tại sao người ta nhãng Bỏkhoa tâm lý thực hành nhưvậy mà nhồi sọbiết bao

nhiêu món vô ích khác. Một người học trò của tôi muốn mời bạn chơi banh ro với mình

Mà viết thưnhưvầy: "Tôi muốn các anh lại sân của tôi chơi banh rổ. Tôi thích trò đó lắm

mà lần trước ít bạn quá, không đủlàm một kíp... Chơi nhưvậy còn thú gì nữa!... Cho

nên tôi muốn rằng ngày mai các anh Lại... Banh rổlà môn thểthao thích nhất của tôi mà

tôi không có Đủbạn chơi..."

Viết nhưvậy mà đòi Làm cho người ta muốn lại chơi với mình! Người học trò đó chỉ

nói tới Mình thôi, không hềcó một lời khuyến khích bạn. Vậy thì có lý gì mà Bạn y sẽtới

chơi trên cái sân mà lần trước y mời, không ai thèm tới Hết?

Mà có biết bao nhiêu lý lẽ Đểdụbạn được: nào là ích lợi của thểthao giữa trời, thân

hình khỏe Mạnh, cân đối, vui vẻ...

Một người Học trò của tôi, có đứa con làm biếng ăn. Vợchồng người đó rầy Nó suốt

ngày, không cho nó yên:

"Má Muốn con ăn cái này..."

"Ba muốn cho Con mau lớn..."

Đứa nhỏcó kểvào Đâu những lời đó. Có gì vô lý bằng bắt một đứa nhỏba tuổi có

quan Niệm của người lớn ba chục tuổi? Sau người đó tựhỏi: "Thửcoi xem Cái gì làm

cho nó thích? Nó muốn gì? Nếu biết được nó muốn gì thì mình Sẽcó thểkhiến nó làm

cái mình muốn được". Và người đó kiếm ngay Được cách giải quyết. Đứa nhỏthích đạp

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  17

xe ba bánh lắm nhưng cùng dãy Phố đó có một đứa nhỏkhác lớhơn, hung hăng ăn

hiếp nó, ngừng xe Nó lại, bắt nó xuống rồi leo lên đạp. Đứa nhỏkhóc, chạy vềmách

Má. Má nó ra đuổi đứa kia đi, lấy xe lại cho con. Ngày nào cũng nhưVậy.

Vậy đứa nhỏmuốn gì? Chẳng cần Phải là nhà trinh thám đại tài cũng đoán được.

Nó bị ăn hiếp, nó Tức, muốn trảthù, làm sao đánh cho đứa kia một "cú" nên thân để

cho Nó ớn tới già. Ba nó biểu vậy, bảo nó: "Nếu con chịu ăn những món Này thì con

mạnh lắm, một ngày kia đánh nó nhào văng liền". Và vấn Đề ăn của đứa bé được giải

quyết tức thì. Cho nó cái gì nó cũng ăn, Hy vọng một ngày nọ"nốc ao" thằng du côn kia

đã làm cho nó tủi nhục Biết mấy lần.

Đứa nhỏlại còn tật Đái dầm. Nó ngủvới bà nó. Sáng dậy, thấy tấm "ra" ướt, bà nó

bảo: "Ngó này, đêm qua lại đái dầm nữa". Nó cãi: "Không phải tôi đâu. Bà đó".

Người ta rầy nó, đánh nó, Làm nhục nó. Người ta nhắc cho nó rằng: "Má không

muốn cho con nhưvầy Nữa". Vô ích những lý lẽ đó không đủ. Lúc đó cha mẹmới tự

hỏi: "Làm sao cho nó muốn sửa lỗi được".

Nó muốn gì, đứa nhỏ đó? Trước hết, nó muốn bận bi gia ma nhưcha nó. Ba nó hứa

mua cho nó một bộnếu nó hết đái dầm. Điều thứnhì nó muốn Giường nó sạch.

Má nó dắt nó tới Tiệm lớn, đưa mắt làm hiệu với người bán hàng và nói: "Đây, cậu

này Muốn mua đồ đây". Người bán hàng làm bộcoi đứa bé nhưmột người quan Trọng,

hỏi: Cậu muốn mua chi? Đứa nhỏcao lên được vài phân, nởmũi Đáp: "Tôi muốn mua

một cái giường".

Giường chởvềnhà rồi, đứa nhỏchạy kiếm ba nó, khoe. "Ba, ba, lên Coi giường của

con đi, chính con đã mua đó!" Cha nó hết lời khen nó rồi Kết: "Con đừng làm dơcái

giường đó chứ!". Không! Không khi nào! Đứa Nhỏgiữlời hứa. Vì người ta khéo gợi

lòng tựái của nó. Cái giường Đó là giường của nó. Rồi nó lại bận bi gia ma nhưngười

lớn, nó muốn Hành động cũng nhưngười lớn và quả được nhưvậy.

Một người cha khác có đứa con gái nhất định không ăn cháo buổi sáng. Mắng,

giảng giải, dỗngọt, đều vô hiệu. Cha mẹhỏi nhau: "Làm sao cho Nó thèm ăn sáng

được?" .

Đứa nhỏThích bắt chước má nó lắm. Một hôm, người ta đặt nó lên một chiếc Ghế

cao, đểcho nó nấu món cháo của nó... Rồi, đúng lúc nó đương vinh Hạnh, ba nó vào,

nhưvô tình. Đứa nhỏkhoe, khua muỗng trong cái soong: "Ba, ngó này! Hôm nay chính

con nấu cháo".

Rồi nó ăn hai đĩa cháo, không phải ai mời mọc hết: Chính nó đã nấu Cháo đó, nó tự

đắc lắm, nó tựthấy quan trọng lắm. Tựý nó ăn.

Một triết gia nói: "Phát biểu cái bản ngã là một điều cần thiết nhất Đối với ta". Thếthì

tại sao không dùng cái thuật ởtrên kia trong công Việc của ta? Khi ta kiếm được ý nào

mới lạ, cứ đểcho khách hàng của Ta hoặc người cộng tác với ta tưởng rằng chính họ

có ý đó, nhưcha Mẹ đứa nhỏ đã đểcho nó tin rằng chính nó đã nấu lấy cháo. Nhưvậy

Người khác sẽtự đắc lắm... và biết đâu chẳng như đứa nhỏ, đòi cho Được hai đĩa

cháo?

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  18

Xin các bạn nhớKỹrằng:

Muốn dẫn dụai, phải trước Hết khêu gợi cho người đó có lòng ham muốn nhiệt liệt

đã. Làm được Nhưvậy, thì người trong bốn bểsẽlà bạn của ta. Làm không được, thì

Ta sẽthui thủi trên đường đời.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  19

Phần Bốn:

Tám Lời Khuyên ĐểGiúp Các Bạn

Đọc Sách Này Được Nhiều Lợi Ích Nhất

Muốn Đọc cuốn sách này được nhiều lợi ích nhất, cần có một đức tính cốt Yếu, quan

trọng hơn cảcác định lệvà quy tắc. Không có nó thì bài Học hay tới mấy cũng không bổ

ích gì, mà có nó thì không cần những Bài đó cũng làm được những việc phi thường.

Vậy điều kiện mầu nhiệm đó là gì? Rất giản dị: là phải có lòng ao ước thiết tha muốn

tìm hiểu thêm, và một cường chí quyết bồi bổnăng Lực xửthếdụng nhân của mình.

Làm Sao luyện được chí đó? Bằng cách luôn luôn tâm niệm rằng những quy Tắc

dạy trong tập này vô cùng quan trọng. Bạn hãy tựnhắc luôn luôn Rằng: "Hạnh phúc của

ta, sựthành công của ta, danh vọng, tiền của Của ta phần lớn đều do sựkhôn khéo

trong khi giao thiệp với người mà Có".

2. Bạn đọc một lần mỗi chương Đểhiểu đại cương. Rồi có lẽbạn muốn hấp tấp coi

tiếp ngay chương Sau. Xin đừng. Phải đọc kỹmột lần nữa. Nhưvậy đỡtốn thì giờmà

Có nhiều kết quả.

3. Phải thường thường Ngưng đọc đểsuy nghĩnhững điều mới đọc và tựhỏi: lời

khuyên đó, Lúc nào có thểáp dụng được và áp dụng ra sao?. Nhưvậy mới bổích.

4. Tay nên có cây viết chì hoặc viết máy để đánh dấu ởngoài lềnhững Lời khuyên

nào mà bạn tính thi hành. Nếu là một quy tắc cực kỳquan Trọng thì gạch dưới nó, hoặc

đánh bốn chữx: "xxxx" ởngoài lề. NhưVậy, khi coi lại, mau và dễthấy hơn.

5. Tôi biết một người đã làm giám đốc một công ty Bảo hiểm lớn từmười Lăm năm

rồi. Vậy mà mỗi tháng ông đọc hết những điều lệbảo hiểm Của công ty, tháng nào cũng

vậy, hết năm này qua năm khác. Tại sao? Tại kinh nghiệm cho ông hay rằng chỉcó cách

đó mới nhớkỹhết được Thôi. Riêng phần tôi, tôi đã có lần đểra hai năm trời đểviết

cuốn Sách vềsựhùng biện, vậy mà tôi vẫn phải thỉnh thoảng coi lại cuốn Đó đểkhỏi

quên những điều chính tôi đã viết ra. Sựmau quên của loài Người thật lạlùng, đáng

làm cho ta ngạc nhiên. Vậy, nếu bạn muốn Cuốn sách này giúp ích cho bạn được lâu

dài, xin đừng tưởng rằng chỉCần đọc nó một lần là đủ. Sau khi nghiên cứu nó kỹrồi,

mỗi tháng Nên đểra vài giờôn lại. Bạn đặt nó luôn luôn trên bàn giấy và Thường mởnó

ra. Đầu óc bạn phải thấm nhuần những khảnăng đẹp đẽNó cải thiện đời bạn, những

khảnăng mà bạn chưa có còn phải chinh Phục nữa. Xin bạn nhớrằng chỉcó cách luôn

luôn thấy ởtrước mắt Những quy tắc đã trình bày, mới có thểáp dụng nó được một

cách tựNhiên, không khó nhọc nhưcái máy và làm những quy tắc đó thành ra Bản tính

thứnhì của bạn. Ngoài ra không có cách nào khác.

6. Bernard Shaw nói rằng học không, không đủ, phải thực hành nữa. Đã Học thì

phải hành. Ông nói có lý. Muốn học phải hoạt động, chớkhông Thụ động. Nhờthực

hành mới tiến được. Vậy muốn thấm nhuần những Quy tắc này, hễcó cơhội, xin bạ

thực hành liền. Nếu không, sẽmau Quên lắm. Tôi cũng biết điều đó khó khăn. Vì chính

tôi cũng có khi Thấy khó thi hành những điều tôi chỉcho các bạn. Ví dụkhi bạbực Tức,

tựnhiên muốn chỉtrích, khiển trách chứkhông nghĩtới sựtự Đặt mình vào địa vịngười.

Kiếm một tật xấu của người dễhơn là tìm Cái hay của họ. Ta tựnhiên muốn nói tới

những việc ta đương lo nghĩHơn là nói tới những đầu đềlàm cho người khác vui lòng.

Cho nên bạn Phải nhớrằng đọc sách này không phải đểhiểu biết thêm mà là đểLuyện

cho có những tập quán mới, đểdựbịmột lối sống mới. Nhưvậy Cần phải mất công

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  20

kiên nhẫn, chăm chú hàng ngày. Vậy, xin bạn thường Mởnhững trang này ra. Cuốn này

phải là kim chỉnam của bạn trong sựGiao thiệp với người. Và khi bạn gặp một vấn đề

nhưsửa lỗi một đứa Nhỏ, làm sao cho bạn trăm năm vừa ý với bạn, hoặc làm cho một

khách Hàng đương giận mà được hài lòng thì xin bạn hãy suy nghĩmột chút đã, Chống

cựvới xúc động đầu tiên, đừng đểcho nó lôi cuốn vì thường Nó có hại. Lúc đó xin bạn

hãy nhớtới cuốn này, hoặc nếu có thì Giờthì mởra coi, đọc lại những đoạn đã đánh

dấu. Áp dụng những quy Tắc trong đó và bạn sẽthấy những kết quảphi thường.

7. Bạn đặt điều lệvới người nhà hoặc bạn bè rằng hễgặp bạn làm Trái quy tắc nào

đó thì bạn phải chịu phạt một sốtiền. Phải làm sao Cho sựhọc tập của bạn thành ra

một trò chơi vui mà mê được.

8. Ông hội trưởng một ngân hàng lớn ởNữu Ước, sau khi nghe vài bài Giảng của

tôi, có tảrõ cách sửa mình của ông nhưsau này mà chính ông đã kiếm ra được từlâu.

Nó vô cùng hiệu nghiệm. Ông học ít lắm, Nhưng là một trong những nhà tài chánh lớn

nhất ởchâu Mỹ, ông thú Rằng chỉnhờphương pháp của ông mà ông thành công.

"Từlâu rồi, ông nói, tôi ghi trên một cuốn lịch những công việc buôn Bán mỗi ngày.

Tối thứbảy, tôi không tiếp ai hết, đểtựxét mình. Ăn Tối rồi, tôi cấm cung trong phòng

giấy của tôi, mởcuốn sổtay ra, Suy nghĩvềmỗi câu chuyện, mỗi lần bàn cãi, mỗi cuộc

thương nghị, mỗi Vụchạy chọt trong tuần lễ đó. Tôi tựhỏi:

- Lần đó, ta đã lỡlầm chỗnào?

- Đã hành động khéo chỗnào? Có thểkhéo hơn được không? Ra làm sao? Z - Sự

lôi thôi đó cho ta bài học gì?

Có khi tựxét nhưvậy, tôi thấy đau khổlắm; có khi tôi lấy làm lạSao đã lỡlầm lỡ

nặng nềnhưthế được. Nhưng tôi càng lớn tuổi thì Lầm lỡcàng ít đi và có khi còn muốn

tựvỗvai và khen mình nữa. Chưa Có gì giúp tôi nhiều bằng phương pháp tựxét và tự

cải đó.

Nhờnó mà tôi xét đoán chắc chắn, minh mẫn hơn, các sựquyết định Của tôi thích

đáng hơn, và giúp tôi rất nhiều trong sựgiao thiệp với Mọi người. Tôi xin nhiệt liệt giới

thiệu nó với "hải nội chưquân Tử".

Tại sao các bạn không dùng một Phương pháp tương tự đểkiểm điểm lại cách các

bạn áp dụng những quy Tắc trong tập này ra sao? Nếu các bạn quyết tâm làm, sẽcó

hai cái Lợi:

Thứnhất: Các bạn sẽsay mê Học được một môn học có giá trịvô song vềphương

diện giáo hóa. Thứnhì: Các bạn sẽnhận thấy rằng khảnăng của bạn làm đẹp lòng Và

dẫn dụngười khác sẽnẩy nởrực rỡnhưbông đào vềtiết xuân Vậy.

Tóm Lại: Muốn đọc sách được Nhiều ích lợi nhất, phải:

Có lòng Ham muốn học hỏi và thi hành những định lệchi phối sựgiao thiệp giữa

Loài người với nhau.

Đọc mỗi chương Hai lần, rồi mới qua chương sau.

Thỉnh Thoảng ngưng đọc đểtựhỏi nên thi hành những quy tắc ra sao và vào Lúc

nào?

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  21

Gạch dưới những ý chính.

Mỗi tháng coi lại cuốn này một lần.

Hễcó cơhội thì phải thực hành ngay những quy tắc học được. Dùng cuốn Này làm

kim chỉnam đểgiải quyết những nổi khó khăn hàng ngày.

Tặng cho bạn thân một sốtiền nào đó mỗi khi bạn gặp ta làm trái Với những quy tắc

đó. Nhưvậy đểlàm cho sựhọc biến thành một trò Chơi hứng thú.

Mỗi tuần kiểm điểm Những tấn tới hoặc những sai lầm của mình. Bạn hãy tựxét coi

đã bồi Bổ được khuyết điểm nào và trong dịp nào.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  22

Phần Năm:

ĐểCho Tới Đâu Cũng Được

Tiếp Đón Niềm Nở

Thật Tình bạn cũng chẳng cần đọc sách này mới biết cách đắc nhân tâm. Bạn chỉ

cần áp dụng những phương pháp thu phục cảm tình của một con Vật mà cảhoàn cầu

không ai không thương mến.

Lát nữa, ra đường bạn sẽgặp nó. Khi còn xa bạn chừng mười bước, nó Đã bắt đầu

ve vãy đuôi rồi. Nếu ngừng lại mà vuốt ve nó thì nó chồm Lên và tỏra trăm vẻyêu

thương và bạn có thểbiết chắc chắn rằng Trong sựnồng nàn đó không có một mảy

may vụlợi, vì nó chẳng cầu Bạn mua giúp một vài món hàng ế, mà cũng chẳng ham gì

được kết duyên Cùng bạn.

Có bao giờbạn ngừng lại Một phút mà suy nghĩrằng trên vũtrụnày, chỉcó con chó

là không Cần làm việc mà cũng sống một cách ung dung không? Ta nuôi gà, vì gà Cho

ta trứng; ta nuôi bò, vì bò cho ta sữa, mà ta có nuôi chó chỉvì Cái lý độc nhất là nó cho

ta cái êm đềm của tình thương.

Trong những kỷniệm êm đềm nhất của tuổi thơ, tôi còn nhớ đén con Cún của tôi,

một con chó nhỏ, lông vàng, đuôi cụt mà cha tôi mua cho Tôi có năm sắc. Cún chưa hề

đọc một trang sách tâm lý nào hết. Nó Không cần đọc. Giáo sưWilliam James, giáo sư

Harry A. Overstreet, không Ngày nào dạy được cho nó một chút nghệthuật làm đẹp

lòng người. Nhưng nó có phương pháp hoàn toàn đểlàm mọi người yêu nó: là chính

Nó, nó yêu mọi người. Lòng yêu thương đó tựnhiên và chân thành tới Nỗi tôi không thể

không mến nó được.

Các bạn muốn gây thiện cảm không: Hãy làm nhưcon Cún: Quên mình và Thương

người.

Con Cún hiểu rằng nếu Sốt sắng quan tâm tới người, thì chỉtrong hai tháng sẽcó

nhiều bạn Thân hơn là hai năm kiếm đủcách làm cho người ta phải quan tâm tới Mình.

Tôi phải nhắc lại câu đó:

Nếu Các bạn sốt sắng thành thật quan tâm tới người khác thì chỉtrong hai Tháng sẽ

có nhiều bạn thân hơn là hai năm gắng công bắt người khác Quan tâm tới các bạn.

Vậy mà biết Bao người một đời lầm lỡkhông chừa, không biết định luật đó. Họnhất

Định muốn người khác phải chú ý tới họ. Công dã tràng... Thiên hạKhông nghĩtới bạn

đâu. Họnghĩtới họ, sáng, chiều và tối.

Công ty Điện thoại ởNữu Ước mới điều tra xem trong khi đàm thoại tiếng Nào được

dùng nhiều nhất. Các bạn đã đoán được... Đó là tiếng "tôi". Trong năm trăm câu chuyện

thì người ta dùng nó tới 3.900 lần "Tôi", "Tôi", "Tôi"...

Khi bạn coi tấm hình trong đó Có bạn chụp chung với những người khác, thì thứ

nhất mà bạn ngó là Ai?

Nếu bạn tin rằng mọi người đều Chú ý tới bạn, thì xin bạn trảlời câu này: "Nếu bạn

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  23

chẳng may chiều Nay từtrần thì có bao nhiêu người đi tiễn bạn tới huyệt?" .

Tại sao người khác quan tâm tới bạn trong khi bạn không quan tâm tới Người ta

trước? Xin bạn cầm cây viết chì và trảlời câu hỏi đó trong Hàng bỏtrắng dưới đây.

Nếu chúng Ta chỉgắng sức kích động người khác đểcho họchú ý tới ta thì không

Bao giờcó bạn chân thành hết. Đó không phải là cách gây được tình Tri kỷ.

Alfred Adler, triết gia trứdanh, Viết một cuốn sách rất hay đềlà Chân nghĩa của

cuộc đời, trong đó ông nói: "Kẻnào không quan tâm tới người khác, chẳng những sẽ

gặp Nhiều sựkhó khăn nhất trong đời, mà còn là người có hại nhất cho Xã hội. Hết thảy

những kẻthất bại đều thuộc hạng người đó". Các Bạn có thể đọc hàng tá những cuốn

sách vềtâm lý mà không kiếm Được một lời vừa đúng vừa nhiều nghĩa nhưcâu đó. Tôi

rất ghét nói Đi nói lại. Nhưng lời tuyên bốcủa ông Adler quan trọng tới nỗi tôi Phải chép

lại nó lại lần nữa:

KẻNào không quan tâm tới người khác, chẳng những sẽgặp nhiều khó khăn Nhất

trong đời, mà còn là người có hại nhất cho xã hội. Hết thảy Những kẻthất bại đều thuộc

hạng người đó.

Đời sống của Hoàng ĐếNã Phá Luân, chứng minh lời nói đó. Khi ly dịHoàng Hậu

Joséphine, vì cớbà này không thểcho ông người kếtự, ông Than thởcùng bà trước khi

chia tay: "Sựphú quý vinh hoa của tôi, trần Gian chưa ai từng thấy. Vậy mà cho đến giờ

này đây, bà là người độc Nhất trên đời, tôi có thểtin cậy được".

Nã Phá Luân thì tin nhưvậy. Nhưng ai đã từng đọc sử đều buồn mà nhận Thấy rằng

lòng tin đó quá đáng.

Ông Giám đốc tờbáo Collier's nói "Muốn cho độc giảthích những truyện ngắn Của

bạn thì bạn phải yêu độc giả đã, phải chú ý tới họ". Chân lý Đó đúng khi bạn viết tiểu

thuyết cho độc giảcoi. Nó còn ba lần đúng Hơn nữa, khi bạn trực tiếp nói chuyện với

người khác.

Howard Thurston, ông vua ảo thuật, trong bốn mươi năm trời, đem tài bịt mắt thiên

Hạlàm cho cảthếgiới ngạc nhiên và thán phục, kiếm được gần hai Triệu đồng, một

hôm thú với tôi rằng hồi ông nhỏ, đã phải xa cha Mẹ đi lang thang, ăn xin hết nhà này

tới nhà khác, và nhờngó những Quảng cáo hai bên đường lửa mà biết đọc. Vềnghề ảo

thuật, thiếu Gì người biết nhiều hơn ông, nhưng ông có hai đức tính mà người khác

Không có:

Thứnhất: thấu rõ tâm lý Loài người và khi lên sân khấu, ông có sức quyến rủvà gây

hứng. Mỗi cửchỉcủa ông, mỗi lần ông chuyển giọng nói, mỗi nét câu mày Là cảmột

công trình luyện tập. Mà hết thảy công trình đó chỉcó mục Đích làm cho khán giảsay

mê và thấy thì giờchóng qua.

Thứnhì: ông thành thật chú ý tới khán giả. Các nhà ảo thuật khác ởtrên sân khấu

ngó xuống trừng trừng nhưcó vẻnói: "Tụi này toàn Đồmắt thịt. ta sẽbịp chúng dễnhư

chơi". Phương pháp của Thurston khác Hẳn. Mỗi lần sắp ra sân khấu, ông tựnói: "Ta

mang ơn những người tới Đây coi ta diễn trò. Nhờhọ, ta sống được phong lưu. Vậy ta

phải hết Sức trổtài cho họvừa lòng". Rồi ông vừa nhủthầm: "Tôi yêu khán Giảcủa tôi.

Tôi yêu khán giảcủa tôi", vừa tiến ra ngoài sân khấu. Bạn cho là lốbịch, là vô lý ư? Cái

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  24

đó là quyền của bạn. Nhưng chính Đó là nguyên nhân sựthành công của một trong

những nhà ảo thuật Danh tiếng nhất từxưa tới nay.

Tổng Thống Théodore Roosevelt thu được nhân tâm một cách lạlùng cũng nhờBí

quyết đó. Cho đến người ởcủa ông cũng sùng bái ông nữa. Người Da đen làm bồi

phòng cho ông, viết một cuốn sách nói về đời tưcủa ông, trong đó có câu chuyện lý thú

này:

Một hôm, nhà tôi hỏi Tổng Thống vềloài chim đa đa mà nó chưa từng Thấy bao giờ.

Ngài tảtỉmỉloài chim đó cho nó nghe. Một lát sau, có Người kêu điện thoại, nhà tôi

chạy lại trảlời. Thì ra ngài Tổng Thống Kêu nó, cho nó hay rằng hiện có một con chim

đa đa đậu trong sân cỏ, Và nếu nó muốn coi thì ngó ra sẽthấy. Chỉnhững việc nhưvậy

cũng Đủtảtánh tình của Ngài và những việc đó, Ngài rất thường làm.

"Mỗi khi Ngài đi dạo gần tới nhà riêng của chúng tôi, dù chúng tôi Có đứng khuất thì

cũng kêu chúng tôi và chào lớn tiếng".

Một ông chủnhưvậy, thì người làm công nào mà không yêu kính? Bất Cứai mà không

yêu kính?

Một bữa, ông tới Bạch Ốc, phải khi Tổng Thống Talf và Phu nhơn đi vắng, ông kêu

Lên từng người đầy tớcũvà nồng nàn hỏi thăm họ, cả đến những Chịphụbếp cũng

được hân hạnh đó. Khi gặp chịphụbếp Alice, ông hỏi Chịcòn làm bánh mì bằng bột

bắp không. Chịta đáp còn làm, nhưng chỉCó đầy tớ ăn, còn trên bàn ông chủkhông ai

dùng tới.

Ông cười lớn: "Tại các ngài không sành ăn. Khi nào gặp Ngài Tổng Thống, tôi sẽ

chê Ngài chỗ đó".

Chị Đó dâng ông một miếng bánh mì bột bắp. Ông vừa đi vềphòng giấy vừa ăn, gặp

người làm vườn nào, ông cũng kêu tên mà chào nhưhồi ông Còn làm Tổng Thống. Một

chú làm công già rưng rưng nước mắt nói rằng, Ngày hôm đó là ngày sung sướng nhất

của chú từhai năm nay. Và đổi Ngày đó lấy tấm giấy một trăm, chú cũng không đổi.

Ông Charles W. Eliot, giám đốc Đại học trường Harvard trong gần nửa thếKỷ, cũng

nhờ đức độtha thiết lo toan giúp người mà được kính mến nhất Trong các trường đại

họtừcổchí kim.

Một hôm, một sinh viên nghèo lại xin quỹtương trợsinh viên do ông Quản lý cho

mượn năm mươi năm mỹkim đểlấy tiền ăn học, ông cho mượn. Khi người Đó cám ơn

rồi, sắp quay ra, ông gọi lại: "Trò hãy ngồi chơi một lát. Trò nấu nướng lấy ởtrong

phòng phải không? Sự đó chẳng hại gì cho Sức khỏe của trò, nếu trò biết lựa món ăn

vừa bổ, vừa rẻ, và ăn Được đủno. Hồi tôi còn đi học, tôi cũng nhưtrò. Trò biết món thịt

Dê đông không? Bổnhất và rẻnhất. Hồi xưa, tôi làm món đó nhưvầy..". Rồi ông giảng

một hơn vềcách lựa thịt, nấu, ép, ăn... Sinh viên đó Lấy làm ngạc nhiên lắm và cảm

động vô cùng.

Tôi nhờkinh nghiệm mà thấy rằng có thểlàm cho các nhân vật quan Trọng có danh

vọng nhất châu Mỹ đểý tới ta và chịu hợp tác với ta Bằng cách ta chú ý tới họ, kính

mến họvà thật lòng ngưỡng mộhọ.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  25

Đây là một thí dụ:

Cách đây đã lâu, Hồi tôi còn dạy khoa "Viết tiểu thuyết" tại Học đường Nghệthuật

và Khoa học ởtỉnh Brooklyn, tôi ước ao sao được nhiều danh sĩ đáng ngưỡng Mộtới

lớp tôi, diễn thuyết cho học trò tôi nghe vềnhững kinh nghiệm Họ đã thâu thái được.

Tôi và học Trò tôi liền chung nhau viết cho mỗi vịmột bức thư. Trong thưnói rằng

Chúng tôi rất thán phục tác phẩm của họvà hết lòng ước ao được Học hỏi ý kiến của họ

và những bí quyết đã giúp họthành công rực Rỡ.

Mỗi bức thư đó có gần một trăm Năm mươi người học trò của tôi ký tên. Chúng tôi

lại nói thêm rằng Vì chúng tôi dưhiểu họrất ít thời giờrảnh rang đểsoạn một bài Diễn

văn, nên chúng tôi mạn phép đính theo một bản phỏng vấn về đời Tưvà phương pháp

làm việc của họ.

Cách cưxửnhã nhặn đó làm cho họvừa lòng lắm. Ai mà chẳng phải Vừa lòng?

Cho nên không có một danh Nhân nào từchối lời thầy trò chúng tôi yêu cầu: họ đích

thân tới Brooklyn và vui vẻdiễn thuyết cho chúng tôi nghe.

Hết thảy chúng ta, từngười đồtể, người bán bánh đến vua chúa trên Ngai vàng, hết

thảy đều quý mến những người... ngưỡng mộchúng ta. NhưHoàng Đếnước Đức

Guillaume đệnhịchẳng hạn, sau đại chiến trước, Cảthếgiới ghét cay ghét đắng ông.

Chính dân tộc của ông cũng chống Lại ông nữa. Ông phải trốn qua Hòa Lan đểkhỏi mất

đầu. Cảtriệu Người đòi thiêu sống hoặc phân thây ông. Vậy mà trong đám lửa giận

Bùng bùng của cảnhân loại đó, lại có một đứa nhỏviết cho ông một Bức thưgiản dịvà

chân thành, chứa chang tình quý mến và ngưỡng mộ. Đứa nhỏnói ai nghĩsao mặc ai,

riêng với nó, Hoàng ĐếGuillaume bao Giờcũng là chúa nó, hoàng đếcủa nó. Hoàng

Đếcảm động vì bức thư Đó lắm nên mời nó qua Hòa Lan thăm ông. Đứa nhỏ đi, có má

nó theo, Kết cục là một đám cưới... Đứa nhỏ đó bẩm tính đã biết làm đẹp lòng Người,

không cần phải đọc sách này.

Muốn được người khác yêu ta, ta phải vì họ, đừng quản công, đừng sợMất thì giờ,

phải suy nghĩ, gắng sức mà quên mình nữa. Quốc vương Edouard III trước khi qua

thăm Nam Mỹ, học tiếng Y Pha Nho trong ba tháng đểcó Thểdiễn thuyết bằng tiếng

bản xứ được. Nhờvậy mà ông được dân Nam Mỹkính yêu vô cùng.

Đã từlâu Rồi, tôi rán biết và ghi kỹlưỡng sinh nhật của bạn bè trong cuốn Sổnày.

Làm sao mà biết được những ngày đó? Dễdàng lắm. Tuy tôi Chẳng tin chút chi vềkhoa

chiêm tinh hết, nhưng tôi cũng cứhỏi bạn Tôi có tin rằng ngày sinh tháng đẻcó ảnh

hưởng đến tính tình vẫn mạng Ta không. Rồi tôi hỏi ngày sinh tháng đẻcủa ông ta. Tôi

nhẩm ngày Tháng đó cho nhớ, rồi hễông quay lưng đi là tôi chép vội lên một Miếng giấy

nào đó, đểsau sẽbiên vào sổtay. Tới đầu năm tôi đám Dấu những ngày tháng đó vô

một cuốn lịch đểxé tới ngày đó, tựnhiên Nhớ đến, mà gới thưhoặc "dây thép" chúc

mừng bạn tôi. Các bạn tôi Ngạc nhiên làm sao! Và tôi thành công không ngờ! Có khi chỉ

một mình Tôi nhớmừng sinh nhật của các bạn tôi thôi.

Bạn muốn gây thiện cảm ư? Thì cứniềm nởvà sốt sắng đón tiếp mọi Người. Trước

máy điện thoại cũng vậy. Khi trảlời "Allo!", bạn cốlấy Cái giọng vui vẻ, êm ái đểngười

nghe thấy rằng bạn thích được nói Chuyện với người đó lắm.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  26

Công ty Điện Thoại Nữu Ước dạy các cô phân phối điện thoại nói câu này: "Dạxin

Ngài nhắc giùm em sốbao nhiêu ạ" với một giọng êm dịu ngọt ngào nhưChào lời hỏi.

Ngày mai, khi kêu điện thoại, xin bạn nghĩ đến điều đó.

Thuật đó trong những giao thiệp vềthương mại có kết quảkhông? Tôi Có thểkểcả

chục thí dụra đây, nhưng thiếu chỗchỉxin kểra hai thôi.

Ông C.R.Walters làm việc tại một ngân hàng, được lệnh trên phái điều Tra kín, xem

một hãng kia có đáng được tín nhiệm không. Ông bèn lại Thăm ông giám đốc một công

ty kỹnghệlớn đểxin ông giúp cho ít tài Liệu vềhãng nọ. Ông kia trảlời một cách mơ

hồ, rụt rè, nhưngười Không muốn bịliên lụy. Cuộc gặp gỡ đó vô ích.

Ông Walters thất vọng không biết làm sao. Bỗng ông sực nhớkhi sắp Vô phòng giấy

nhà kỹnghệ đó, có nghe một cô thưký nói với ôn này Rằng hôm nay không có con cò

nào mới cho ông ta hết. Thì ra kỹnghệGia đó sưu tập "cò" cho con trai ông mười hai

tuổi.

Ông Walters lại nhớsởông nhận được nhiều thưngoại quốc gởi lại. Thếlà ông đã

kiếm cách thoát được cơn bí rồi. Chiều hôm sau, ông Trởlại thăm nhà kỹnghệ, viết trên

miếng giấy nhỏrằng có "cò" Lạ đem lại biếu con ông, rồi biểu người ra đưa vào... Lần

này được Tiếp đón niềm nởlàm sao! Người kỹnghệsiết tay ông nhưmột người Ra ứng

cửnghịviện siết tay một cửtri vậy! Nhà kỹnghệtươi nhưhoa, Vừa lật đi lật lại những

con "cò", vừa nhắc đi nhắc lại: "Thằng Goerge Của tôi sẽmê con cò này! Còn con kia

nữa, thật là vô giá".

Ông Walters kểlại rằng: "Trong nửa giờ đồng hồ, chúng tôi chỉnói Chuyện cò, và

nhìn tấm hình cậu George. Rồi không đợi tôi hỏi, nhà Kỹnghệquan trọng đó bỏmột giờ

đồng hồnữa cho tôi biết hết thảy Những tài liệu mà tôi muốn có. Không có điều gì ông

biết mà không Cho tôi hay, rồi lại kêu những người giúp việc mà hỏi thêm nữa, lại Gọi

điện thoại trước mặt tôi đểhỏi thăm những nơi ông quen biết. Ông đưa tôi một chồng

báo cáo, thưtừ, có đủnhững con số. Một sựThành công chưa từng thấy".

Và đây Là một chứng cớkhác.

Ông Knaphle Mời một xí nghiệp lớn có rất nhiều chi nhánh mua than cho hãng mà

ông Thay mặt. Mời hàng mấy năm mà không đạt kết quảchi hết. Xí nghiệp Đó cứtiếp

tục mua than của một hãng tại ngoại ô châu thành, mà than Đó lại do cam nhông chở

ngang qua hãng ông Knaphle.

Ông này giận lắm và trong một buổi diễn thuyết trong lớp tôi, ông Đã tỏra sựuất

hận của ông bằng cách nặng lời chỉtrích những xí Nghiệp liên hiệp, tốcáo rằng đó là

cái ung thưcủa nền kinh tếquốc Gia.

Tôi khuyến dụông ấy thửdùng Một chiến thuật khác hẳn. Chúng tôi tính tổchức

một cuộc bàn cãi Đầu đềnhưvầy: "Những xí nghiệp liên hiệp có hại cho nền kinh tếmột

Nước không?"

Rồi tôi khuyên ông Knaphle, Trong khi vàn cãi, đừng chỉtrích mà trái lại bênh vực

cho sựliên hiệp Đó. Ông bằng lòng đi lại thăm ngay người chỉhuy xí nghiệp mà ông

ghét Cay ghét đắng đó và nói: "Thưa ông, tôi lại không phải đểbán than Cho ông đâu...

Tôi lại đây đểxin ông vài lời chỉbảo". Rồi giảng Giải đầu đềcuộc bàn cãi cho ông kia

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  27

nghe và kết luận: "Thưa ông, chỉCó ông là giúp tôi được, ngoài ông ra, khó có người chỉ

được cho tôi Những điều tôi cần biết. Tôi quyết thắng trong cuộc tranh luận đó và Được

ông giúp, tôi sẽmang ơn ông lắm..".

Kết quảnhưvầy, theo lời ông Knaphle: "Tôi chỉxin ông ấy tiếp tôi Một phút thôi, mà

ông ấy cũng chỉbằng lòng tiếp tôi một phút thôi. Vậy mà sau khi nghe tôi nói rồi, ông

mời tôi ngồi à nói chuyện với Tôi đúng một giờbốn mươi bảy phút. Ông cho gọi một

người chỉhuy khác đã viết Một cuốn sách vềcác xí nghiệp liên hiệp tới giúp ý cho tôi.

Ông viết thưcho Tổng hội các xí nghiệp đó đểxin cho tôi một bản sao Tờbiên bản

một cuộc bàn cãi vềvấn đềLiên hiệp các xí nghiệp. Rồi thao thao bất tuyệt, mắt ông

long lanh, ông hăng hái ca tụng những ích lợi vô cùng của chế độ đó đối với nhân loại:

ông nói ông lấy Làm vinh hạnh đã giúp đỡcho cảtrăm công ty nghèo nhờchính sách

liên Hiệp mà trởnên thịnh vượng. Tôi phải thú nhận rằng những lý luận Xác đáng của

ông đã mởmắt cho tôi nhận chân được những sựthật Mà trước kia tôi không hềsuy

nghĩtới. Ông đã phá tan các thành kiến Của tôi. Khi tôi từbiệt ông, ông tiễn tôi ra tới

cửa, quàng vai tôi, Chúc tôi thành công, mời tôi lại thăm ông cho ông biết kết quảcuộc

Tranh biện và sau cùng ông nói: "Qua xuân, mời ông trởlại thăm tôi. Tôi muốn mua

than tại hãng ông..".

Kết quả đó thật là một kỳtích đối với tôi. Tôi không mời mà được Người mua. Chỉ

trong hai giờ đồng hồ, tôi chú ý, quan tâm tới công việc Của ông mà được kết quảnhiều

hơn là luôn hai năm gắng sức chỉtìm Cách làm cho ông ấy đểý đến tôi và than của tôi.

Chân lý đó không mới mẻgì. Từngàn xưa, một trăm năm trước Thiên Chúa giáng

sinh, một thi sĩLa Mã. Pubhlius Syrus đã nghiệm rằng: "Chúng Ta chỉchú trọng tới

người nào chú trọng tới ta".

Vậy muốn gây được tình thân của người khác, các bạn phải theo quy tắc Thứnhất

sau nầy:

Thành thật chú trọng Tới mọi người.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  28

Phần Sáu:

Một Cách DễDàng

ĐểGây MỹCảm Lúc SơKiến

Có Nhiều bà muốn gây mỹcảm, tiêu cảmột gia tài để đắp vào thân những Nhung

cùng vóc, đeo vào mình những vàng cùng ngọc, mà hỡi ơi, quên hẳn Cái bộmặt của

mình đi, bắt nó mang những nét chua ngoa và ích kỷ. HọQuên rằng đối với đàn ông,

nét mặt nụcười quan trọng hơn tơlụa khoác Lên mình. Nhân tiện, xin nhắc bạn, ví như

bà nhà đòi may một cái áo Nhung, thì xin chớtrảlời bà bằng câu đó nhé!.

Charles Schwab mà trên kia tôi đã kểchuyện, nói rằng nụcười của ông Ta đáng giá

triệu đồng. Số đó còn dưới sựthực vì tất cảsựthành Công lạlùng của ông đều nhờ

tâm tính ông. Mà chính nụcười quyến Rủcủa ông lại là khảnăng khảái nhất.

Một buổi tối, tôi được tiếp Maurice Chevalier, danh ca của thếgiới. Thú thực là tôi

thất vọng. Tôi không ngờông ủrũ, lầm lỳnhưvậy, Khác hẳn với trí tôi tưởng tượng.

Nhưng bỗng nhiên, ông ta mỉm cười. Rõ ràng đó là một tia nắng xuyên qua mây mù...

Không có nụcười đó, Maurice Chevalier có lẽcòn đang đóng bàn ghế ởParis nhưông

thân và Anh em ông.

Mỉm cười với ai, tức nhưNói với người đó: "Tôi mến ông... Được gặp ông, tôi vui vẻ

lắm... Tôi sung sướng lắm..".

Lẽcốnhiên, Nụcười đó phải chân thật, tự đáy lòng phát ra mới quyến rủ, ủy Lạo

được người, còn thứnụcười nhích mép nởngoài môi, nhưdo một Bộmáy phát ra,

không lừa được ai hết, chỉlàm cho người ta ghét thôi. Ông chỉhuy nhân viên một cửa

hàng lớn ởNữu Ước nói rằng ông ưa Mướn một cô bán hàng học lực sơ đẳng mà nụ

cười có duyên hơn là Một cô cửnhân văn chương mà mặt lạnh nhưbằng.

Tại sao ta thương loài chó? Tại chúng tung tăng, vui mừng đón rước ta, Làm cho ta

vui lòng khi thấy chúng.

Nếu không thấy hứng thú khi làm một việc thí không thểlàm nên việc Đó.

Đã từng có người bắt tay vào Việc làm với một lòng hoan hỉvô biên và vì vậy mà

thành công. Nhưng Lâu dần quen nghề, lòng hoan hỉtiêu tan. Người đó chỉcòn làm đủ

bổn Phận thôi. Rồi tới chán nản. Rồi tới thất bại.

Trong xã giao cũng vậy. Phải hoan hỉgiao du với người thì mới mong hứng Thú giao

du với mình.

Tôi đã khuyên Cảngàn thương gia nhưvầy: "Các ông luôn trong một tuần lễ, lúc

nào Cũng mỉm cười, gặp ai cũng mỉm cười... rồi các ông lại đây cho tôi Biết kết quảra

sao".

Thì đây kết quảNhưvầy:

Ông Steinhardt viết thưcho Tôi kể:

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  29

"Tôi có vợmười tám năm rồi, và Trong thời gian đó ít khi tôi mỉm cười với nhà tôi.

Từsáng dậy tới Khi đi làm, tôi ít khi nói với nhà tôi quá 12 tiếng. Trong châu thành Nữu

Ước này, tôi vào hạng người càu nhàu khó chịu nhất.

"Nghe lời khuyên, tôi thí nghiệm "tuần lễmỉm cười" và ngay sáng hôm Sau, khi rửa

mặt, ngó trong gương, tôi tựnhủphải bỏcái bộmặt đưa Ma đó đi và quyết chí mỉm

cười.

Khi Ngồi bàn ăn sáng, tôi hớn hởchào nhà tôi. Nhà tôi ngạc nhiên vô Cùng. Tôi giữ

luôn nhưvậy trong hai tháng nay và tìm thấy được nhiều Hạnh phúc trong gia đình, hơn

cảmột năm vừa qua.

Bây giờ, gặp người bồi coi thang máy, người giữcửa, người bàn giấy Xe, gặp ai tôi

cũng chào hoặc mỉm cười. Tôi không chỉtrích ai, chê ai Hết, tôi khuyến khích và khen

ngợi. Tôi không nói chuyện tôi cho người Khác nghe nữa và rán hiểu nỗi lòng của người

khác. Tôi biến thành Một người mới, sung sướng, có lòng từthiện và được mọi người

thương. Hỏi còn có phần thưởng nào quý hơn nưa không?" .

Xin bạn nhớrằng người viết thư đó là trọng mãi mua bán chứng khoán ởthịtrường

chứng khoán Nữu Ước, một nghềkhó tới nỗi một trăm người thì Có chín mươi chín

người thất bại.

Franklin Bettger, Một biện sựkhéo léo nhất trong nghềbảo hiểm nói với tôi: "Từlâu,

Tôi đã hiểu rằng với nụcười, đi đâu ta cũng được tiếp đón niềm nở. Cho nên trước khi

vô nhà một thân chủnào, tôi dừng lại một chút, Nghĩtới tất cảnhững sung sướng mà

trời đã cho tôi. Ý nghĩ đó tựNhiên làm nởnụcười trên môi tôi... và tôi gõ cửa, tươi tỉnh

như Đóa hoa. Một phần lớn, nhờcó thuật đó mà tôi thành công".

Là vì, giáo sưWilliam James nói: "Hành động cơhồtheo sau tưtưởng, nhưng Sự

thực thì cảhai đồng thời phát động. Dùng nghịlực để điều khiển Hành động tức là điều

khiển tình cảm một cách gián tiếp..".

Vậy khi mất cái vui rồi, muốn kiếm nó lại thì không cách nào bằng Hành động như

nó đã trởvềvới ta... Hạnh phúc của ta không do ngoại Vật đem tới mà tựtâm ta phát

khởi. Hai người cùng ởmột chỗ, cùng Làm một nghề, gia sản ngang nhau, địa vịtrong

xã hội bằng nhau mà một Người sướng, một người khổ, là vì đâu? Vì tâm trạng họkhác

nhau. Trong Sốcu li Trung Hoa, vất vảdưới ánh nắng thiêu người, đổi chén mồhôi Lấy

7 xu mỗi ngày, tôi đã từng thấy nhiều nét mặt vui tươi, nhưtrên Mặt các phú ông ởNữu

Ước.

Shakespear Một thi hào nước Anh nói: "Không có chi tốt mà cũng chẳng có xấu;

Xấu tốt đều do tưởng tượng mà ra cả".

Abraham Lincoln nghiệm rằng phần nhiều người ta biết an phận mà được Sung

sướng. Ông nói có lý và tôi đã có dịp nhận rõ sựthật đó:

Một hôm tôi gặp ởNữu Ước ba mươi tàn tật, chống gậy hay nạng, lết bết Leo lên

những bực của một nhà ga lớn. Có đứa phải cõng mới lên nổi. Tôi ngạc nhiên nghe

chúng vui cười giòn giã. Một người coi sóc chúng Giảng cho tôi: "Khi một em đó hiểu

rằng mình sẽtàn tật suốt đời, thì Mới đầu nhưrụng rời, rồi bình tĩnh lại, cam lòng với

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  30

định mạng, rồi Cảm thấy sung sướng hơn những đứa trẻmạnh".

Tôi kính phục những em nhỏ đó. Các em đã cho tôi một bài học mà tôi Sẽghi nhớ

suốt đời.

Xin các bạn đọc, Và nhớthi hành, vì đọc suông không có kết qua, những lời khuyên

chí Lý sau này của giáo sưAlbert Hubbard:

Ởnhà ra bạn ngửng đầu lên, đưa cằm ra, hít đầy phổi không khí và ánh Sáng mặt

trời, mỉm cười với mọi người và thân ái siết tay người quen Biết. Đừng mất thì giờnghĩ

tới kẻthù của bạn. Rán vạch rõ trong Đầu mục đích bạn muốn đạt và thẳng tiến tới lý

tưởng đó. Một khi Bạn đã định kỹnhững hành vi đẹp đẽ, cao cảbạn muốn làm thì tự

nhiên Ngày tháng sẽ đưa cơhội thuận tiện tới lần lần cho bạn thực hiện Được ý bạn,

cũng nhưcặn bụi trong nước biển lần lần tụlại mà trởNên san hô".

Bạn hãy in sâu vào óc Hình dung nhân vật có tài năng trung tín và hữu ích mà bạn

muốn trởNên rồi mỗi giờtrôi qua, sức tưởng tượng sẽlần lần thay đổi bạn Cho tới khi

thành hẳn nhân vật đó.

Mãnh lực của tưtưởng tối cao. Bạn hãy nuôi lấy một tâm trạng quân Tử, can đảm,

trung chính và vui vẻ. Vì tưtưởng thì hành vi tất đẹp. Đã Ham muốn rất phải thành công

và lời cầu nguyện nào chân thành cũng Được chuẩn hứa. Lý tưởng ủ ấp trong lòng sẽ

cấu tạo nên những hành Vi hợp với lý tưởng. Ngửng đầu lên, bạn, vì nếu trong mỗi cái

kén Có một con bướm chưa nở, thì trong tâm mỗi người cũng có một điểm Phật, Chỉ

đợi dịp phát huy.

Người Trung Hoa Thật khôn ngoan. Câu phương ngôn này của họphải được dán

trong nón Chúng ta đội: "Người nào không biết mỉm cười, đừng nên mởtiệm", và Khi

bàn tới điều kiện mởtiệm, ông Fletcher đã đưa ra những tưtưởng Này:

Giá TrịCủa NụCười:

Một nụcười chẳng mất vốn, mà lợi thật nhiều.

Một nụcười không làm nghèo người phát nó nhưng làm giàu người nhận Nó.

Một người cười chỉnởtrong khoảnh Khắc, nhưng có khi làm cho ta nhớsuốt đời.

Kẻphú quý tới bực nào mà không có nó thì cũng vẫn còn nghèo, còn Kẻnghèo hèn

tới đâu mà saÜn có nó thì vẫn còn cái vốn vô tận.

Nụcười gây hạnh phúc trong gia đình, nó là nguồn gốc những hảo ý Trong thương

nghiệp và là dấu hiệu của tình bè bạn.

Nó bồi dưỡng kẻmệt nhọc, nó là hình ảnh bình minh cho kẻngã lòng, Là nắng xuân

cho kẻbuồn rầu và là thuốc mầu nhiệm nhất của tạo Hóa đểchữa lo âu.

Nụcười không Thểmua được, không thểxin nhưkhất thực được, không mượn

được, mà Cũng không thể ăn cắp được. Vì ta khưkhưgiữnó thì nó chẳng có giá Trịgì,

nhưng nếu ta dùng nó một cách phung phí thì giá trịnó vô cùng.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  31

Cho nên khi bạn gặp một người mệt nhọc, không còn sức tươi cười với Bạn được,

thì bạn hãy mỉm cười với người đó đi. Vì người nào không Còn lấy nụcười đểtặng kẻ

khác, người đó cần nhận một nụcười Hơn ai hết...

Vậy nếu bạn muốn được Thương mến, xin nhớquy tắc thứhai này:

Giữnụcười trên môi.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  32

Phần Bảy:

Không Theo Quy Tắc Sau Này

Tức Là TựRước Lấy Thất Bại

Năm 1898 Joe Farley chết một cách bất ngờ, đểlại vợgóa và con côi với Trăm đồng

bạc vốn.

Đứa lớn nhất tên Jim mười tuổi, phải giúp việc trong một lò gạch, đẩy xe cát, đổcát

Vào khuôn, phơi gạch. Không có thì giờhọc, nhưng có thiên tài trời Cho riêng dân Ái

NhĩLan, là bẩm sinh đã biết nghệthuật làm cho người Khác thương mình. Lớn lên ông

làm chính trị, tập nhớtên họvà vẽmặt Của người khác, mà lần lần trí nhớ đó trởnên kỳ

dị.

Không hềtòng học một trường đại học nào hết, mà chưa đầy bốn mươi Sáu tuổi, có

tới bốn trường đại học cấp bằng danh dựcho ông, lại Làm Hội Trưởng Ủy Ban Dân Chủ

Quốc Gia, và Tổng giám đốc sởBưu điện.

Một lần được ông tiếp, tôi hỏi ông bí quyết của sựthành công đó. Ông đáp: "Nai

lưng ra mà làm việc". Tôi cãi: "Đừng nói chơi mà!".

Ông hỏi lại tôi: "Vậy theo ông, bí quyết đó ở đâu?" . Tôi đáp: "Người Ta nói rằng ông

có thểgọi tên được mười ngàn người".

Ông cãi:

- Xin lỗi ông, ông lầm. Tôi Có thểgọi tên năm chục ngàn người.

Nhờtrí nhớkinh dị đó mà Jim Farley đi cổ động đắc lực cho ông Franklin D.

Roosevelt được quốc dân bầu làm Tổng Thống.

Phương pháp ông giản dịlắm. Mỗi lần ông mới làm quen với ai, ông hỏi Tên họ

người đó và cách viết ra sao. Ông tìm cách biết rõ vềgia đình, Nghểnghiệp và màu sắc

chính trịngười đó, ghi nhớlấy rồi lần sau Gặp lại, dù là cách một năm đi nữa ông cũng

có thểvỗvai người Đó mà hỏi thămvềvợ, con, cả đến những cây trồng trong vườn

người Đó nữa!

Vậy thì tới đâu ông cũng Có bạn thân, có gì là lạ.

Mấy tháng Trước cuộc bầu cửTổng Thống Roosevelt, Jim Farley viết một ngày cả

Trăm bức thưcho dân miền Bắc và miền Tây. Rồi ông đi trong mười chín Ngày, khắp

hai chục xứ, trên ba chục ngàn cây số. Đi xe lửa, xe ngựa, Xe hơi, tàu thủy. Tới một

tỉnh, ông đãi các cưtri một bữa trưa hay bữa Tối, đem hết tâm can mà bày tỏthiệt hơn

với họ, đoạn chạy biến qua Tỉnh khác.

Trởvềnhà, ông viết ngay Thưcho một người ông quen nhất trong đám cửtri ông

mới đãi tiệc và Xin cho biết tên những người đã có mặt hôm ông cổ động.

Thành thửông có một cuốn sổghi hàng ngàn tên những người ấy. Rồi Mỗi cửtri đó

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  33

đều ngạc nhiên nhận được của ông một bức thư đề"Bạn Bill thân mến". "Bạn Joe thân

mến"... và ký tên "Jim".

Jim Farley hiểu rằng hạng trung nhân đều thấy tên mình êm ái hơn hết Thảy những

tên khác. Nhớ được tên đó, đọc nó được một cách dễdàng, Tức là khen người đó một

cách kín đáo và khôn khéo. Còn nếu quên Hoặc viết sai tên đó tức là làm cho người ta

khó chịu. Riêng tôi, tôi Cho rằng người ta vô lễvới tôi, nếu trên bao thưgởi cho tôi

người Ta đã biên sai tên tôi.

Những kỹthuật Gia giúp việc ông Adrew Carnegie biết rõ dã kim thuật hơn ông

nhiều. Vậy tại sao ông vua thép đó thành công? Là vì ông biết dẫn đạo người. Ngay từ

hồi ít tuổi, ông đã có tài tổchức, thấu tâm lý và thuật Chỉhuy. Mới mười tuổi ông đã thấy

rằng ai cũng cho tên họcủa mình Là vô cùng quan trọng. Một hôm, ông bắt được một

con thỏcái mới Sanh được một bầy thỏcon. Mà không có chi nuôi chúng hết. Ông bèn

Dụtụi bạn nhỏnhưvầy: "Nếu chúng bây chịu kiếm lá cây nuôi bầy Thỏthì ta sẽlấy tên

mỗi đứa đặt tên cho một con thỏcon". Kết quảThần diệu. Và ông không bao giờquên

chuyện đó hết.

Nhiều năm sau, ông lại dùng thuật đó. Ông lấy tên hội trưởng một Công ty xe lửa đã

đặt tên cho một xưởng lớn của ông và nhờvậy mà Công ty xe lửa đó thành khách hàng

mua đường rầy của ông!

Khi George Pullman và Carnegie tranh nhau độc quyền chếtạo những toa xe Lửa

có giường ngủcho công ty Hỏa xa nọ, hai bên chỉtrích lẫn nhau, Đua nhau hạgiá,

thành thửkhông lời. Nhưng Carnegie nhớbài học con Thỏ. Một hôm gặp Pullman ông

chào: "Chào ông Pullman, ông có tin rằng Hai đứa mình đều điên hết không?" .

Ông kia hỏi lại: Ông muốn nói chi?

Carnegie bèn đềxướng với Pullman hợp hai công ty lại làm một, dùng Những lợi

chung của sựliên kết đó, Pullman chú ý nghe, nhưng chưa tin Hẳn. Sau cùng, ông hỏi:

"Công ty mới đó sẽ đặt tên chi?" . Carnegie tức Khắc trảlời: "Thì đặt là Công ty Pullman

tất nhiên rồi".

Hiệu quảtức thì. Nét mặt Pullman tươi hẳn lên, rồi ông mời: "Ông vô Phòng tôi.

Chúng ta sẽbàn thêm..".

Cuộc thương lượng đó đưa tới một khế ước nó thay đổi cục diện kỹnghệThiết lộ

đường sắt ởMỹ.

Cái tài Nhớ được và kính trọng tên bạn và tên những người cộâng sựcủa ông, Là

một trong những bí quyết đã làm cho ông nổi danh, ông tựphụrằng Nhớ được tên họ

một số đông thợcủa ông, và khoe rằng ông còn đích Thân chỉhuy xí nghiệp của ông

ngày nào, thì không có những vụlàm Reo khuấy rối sựyên ổn cần mẫn trong các

xưởng ông ngày đó.

Còn ông Paderewsky, một nhạc sĩdương cầm nổi danh, rất được lòng người Bếp

da đen hầu ông trong toa xe lửa riêng của ông. Mỗi lần ông đi biểu Diễn tài nghệvề,

người bếp đó luôn luôn đích thân dâng cho ông một Món ăn đêm mà y nấu riêng đểông

dùng. Tại sao y quý ông nhưvậy? Tại ông theo lễphép châu Âu, với giọng trịnh trọng

gọi người đó bằng: "Ông Copper" chớkhông kêu xách mé theo kiểu Mỹ. Và "ông

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  34

Copper" thích Được gọi nhưvậy lắm.

Loài người cho Tên mình là vinh dựlắm cho nên tìm đủcách đểtruyền nó lại đời

sau.

Nhưông Barum là người keo bẩn có tiếng, chỉvì không con nối dõi, mà Dám bỏra

hai muôn rưỡi mỹkim cho thằng cháu ngoại đểy chịu theo họông.

Hai trăm năm trước, những người Giàu có thường biếu tiền cho các văn sĩ để được

thấy tên mình trên Chỗ đềtặng của tác giả.

Các thưViện, viện bảo tàng sởdĩsưu tập được nhiều sách báo, đồquý là Nhờcác

phú gia biếu đồhoặc quyên tiền đểlưu danh lại sau này. Nhà Thờ, đền chùa cũng vậy:

những người bỏnhững sốtiền lớn ra đúc tượng, Tô chuông là những ai?

Sởdĩchúng Ta quên tên người, phần nhiều là vì chúng ta không chịu mất công, mất

Thì giờchép lại, lặp lại, cho nó in vào trong đầu óc chúng ta. Chúng Ta tựbào chữa

rằng nhưvậy quá lâu, mà công việc ta bềbộn quá.

Nhưng chắc không có ai bận việc bằng Tổng Thống Franklin D. Roosevelt. Vậy mà

ông có cách nhớ được cảnhững người thợmáy ông đã gặp.

Hãng Chrysler đóng một chiếc xe hơi riêng cho Tổng Thống F. D. Roosevelt, Rồi

cho kỹsưW. F. Chamberlain với một người thợmáy lại Bạch Ốc giao Xe cho Tổng

Thống.

Ông Chamberlain tới, Được Tổng Thống tiếp đãi niềm nở, gọi tên và chào hỏi, tỏ

rằng được ông Chamberlain tới chỉnhững bộphận xe cho ông, ông hoan hỉvô cùng.

Ông ngắm nghía từng bộphận nhỏmột, từnệm ngồi cho tới cái khóa Cửa, tới thùng xe,

nhất là những chi tiết nào do ông Chamberlain sáng Tạo cho tiện, thì ông cũng muốn ghi

nhớvà chỉcho bà Tổng Thống, cho NữBộtrưởng lao động Perkin và cô thưký riêng

của ông... Rồi ông Khen không ngớt miệng: "Thật tuyệt, chỉcần ấn cái nút là xe chạy

thẳng, Chẳng khó nhọc chút chi hết. Đẹp quá... tôi muốn có thì giờtháo bộMáy ra xem

xét nó chạy ra sao".

Khi ông Chamberlain đã chỉcho ông rồi, Tổng Thống quay lại nói: "Ông

Chamberlain, Hội đồng Ngân hàng liên bang đang đợi tôi từnửa giờrồi; xin kiếu ông, tôi

phải đi mới được..".

Lúc ông Chamberlain tới, có giới thiệu cho Tổng Thống người thợmáy đi theo ông.

Anh này nhút nhát, đứng xa xa, không nói nửa lời, mà tên của Anh trước sau chỉnhắt

có một lần, vậy mà trước khi từgiã, Tổng Thống Đưa mắt kiếm anh ta, bắt tay anh ta,

gọi tên anh ta và cám ơn đã mất Công tới. Những lời đó không phải thốt ra từcái máy

đâu, mà trái Lại, có một giọng yêu mến thật thà.

Ít ngày sau, ông Chamberlain nhận được tấm hình với chữký của Tổng Thống gởi

biếu và mấy lời cảm ơn một lần nữa. Thật không sao hiểu Được ông kiếm đâu đủthì giờ

đểlàm công việc gây cảm tình đó.

Franlin D. Roosevelt biết rằng một trong những cách chắc chắn dễdàng Và công

hiệu nhất đểlàm cho một người vui lòng là nhớtên họngười ấy và tỏcho họthấy rằng

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  35

họquan trọng. Tổng Thống Roosevelt làm nhưVậy, còn phần động chúng ta, ra sao?

Chúng ta khi được giới thiệu với Một người lạ, nói chuyện với họmột lát, rồi khi từbiệt

không nhớTên người ta đểmà chào nữa.

Một Nhà chính trịtrước nhất phải nhớtên cửtri. Nhưvậy mới có danh và Quyền

được. Nếu không thì bịthiên hạbỏquên. Trong thương mại và xã Giao, sựnhớtên

người cũng quan hệkhông kém gì trong chính trị.

Hoàng ĐếNã Phá Luân đệtam khoe rằng dù việc nước bềbộn mà ông Vẫn có thể

nhớtên mỗi người ông đã gặp. Phương pháp ông giản dịLắm. Không ông nghe không

rõ một tên nào, ông nói: "Xin lỗi, tôi chưa Nghe rõ". Nếu tên hơi lạ, ông bảo người ta

đánh vần cho ông nhớ, ông Tìm cách nói tên người đó vài ba lần và rán ghi trong trí nhớ

hình dáng, Vẻmặt người đó đểkhi thấy người thì liên tưởng ngay tới tên được.

Nếu là một nhân vật rất quan trọng, ông viết ngay tên người đó trên Một miếng giấy,

ngó kỹnó, tập trung tưtưởng vào nó, cho nó khắc Sâu trong óc. Nhưvậy, ông dùng cả

tai lẫn mắt đểnhớ. Tất cảnhững Cái đó mất thì giờlắm. Nhưng Emerson nói: "Muốn lễ

phép thì phải chịu Nhiều hy sinh nhỏ".

Vậy, muốn gây thiện Cảm, xin bạn đểý tới quy tắc thứba này:

"Phải nhớrằng tên một người đối với người đó là một âm thanh quan Trọng và êm

tai hơn hết thảy những âm thanh khác".

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  36

Phần Tám:

Bạn Muốn Thành Một Người

Nói Chuyện Có Duyên Không? DễLắm

Mới Rồi, sau một tiệc rượu, chủnhà mời tôi đánh bài. Tôi không biết Chơi mà bà

ngồi bên cạnh tôi cũng vậy. Chúng tôi nói chuyện với nhau.

Bà ấy biết rằng hồi trước tôi có việc phải ởbên Âu năm năm.

Bà nói: "Ông Carnegie, tôi ước ao được ông tảcho nghe những thắng cảnh Bên

đó".

Chúng tôi lại ngồi trên Chiếc ghếdài, bà ta cho hay rằng mới ởchâu Phi vềvới

chồng bà. Tôi nói: "Châu Phi có nhiều cái thú lắm. Tôi vẫn mong mỏi từlâu Được dịp

qua đó, mà chỉ đi một lần tới Alger rồi trởvề. Tôi ởAlger Được đúng hai mươi bốn giờ

đồng hồ... Ởbên đó, ông bà có săn thú Rừng không? ... Có ư? Ông bà thật may mắn,

tôi muốn được nhưông bà Lắm. Xin bà kểcho tôi nghe".

Thếlà Bà ta diễn thuyết trong bốn mươi lăm phút, không nhớgì tới những cảnh Bên

Âu nữa. Bà chỉmuốn gặp được người chăm chú nghe đểbà có cái Vui được dịp nói tới

bà và những kỷniệm của bà.

Bà đó kỳdịkhông? Thưa không! Vô sốngười cũng nhưbà. Tất cảchúng Ta đều

muốn diễn thuyết khi có người chăm chú nghe ta.

Trong một bữa cơm tối, tại nhà một người bạn làm nghềxuất bản, tôi Được gặp một

nhà thực vật học có danh. Đó là lần đầu tiên trong đời Tôi được gặp một nhà thực vật

học và ông ấy nói chuyện nghe muốn Mê. Tôi xích lại gần, nghe ông diễn giải vềcác

loài cây cỏvà những Chi tiết lạlùng vềmột cây rất tầm thường là khoai tây... Ông

khuyên Tôi nhiều điều rất quý vềcách giữgìn khu vườn nhỏcủa tôi.

Trong bữa tiệc đó, có mười hai ông khách nữa mà tôi nhưkhông biết Có ai hết: tôi

phạm hết thảy những điều thường thức vềxã giao đểNghe trong mấy giờ đồng hồnhà

thực vật học của tôi.

Tới nửa đêm tôi xin phép ra về. Sau này có người cho hay rằng, tôi Vừa ra khỏi

phòng, nhà thông thái đó quay lại với ông chủnhà, khen Tôi thếnày, thếkhác và cho

rằng câu chuyện tôi rất hứng thú và Tôi là một người ăn nói có duyên.

Tôi mà nói chuyện có duyên ư? Nhưng hôm đó tôi có thốt ra nửa lời Nào đâu?

Giảthửtôi có nói, thì Câu chuyện đã xoay qua một vấn đềnào khác rồi, vì vềkhoa

thảo mộc Học, tôi hoàn toàn không biết chút chi hết. Tôi chỉmê mẩn nghe thôi. Vì những

điều ông giảng giải kích thích tôi nhiều lắm. Ông ấy thấy Rõ nhưvậy và điều đó làm cho

ông vui là lẽtựnhiên. Chăm chú nghe Một người nói, khác gì nhiệt liệt khen ngợi họ.

Một thi sĩbảo "Say Mê nghe lời của một người, tức là tôn kính họ, mà rất ít người không

Cảm động trước sựtôn kính đó".

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  37

Tôi Ngỏý muốn được tái ngộông và thật tình tôi bây giờrất muốn được Gặp ông

lần nữa.

Đó, chỉvì vậy mà ông khen tôi nói chuyện khéo, sựthật tôi chỉlà một thính giảkiều

Mẫu và biết cổvũông nói thôi.

Làm sao cho khách hàng có thiện cảm với ta, vui vẻnghe ta, tin ta và Theo ý ta?

Theo giáo sưC. W. Eliot thì không khó chi hết. Trước hết ta Phải đặc biệt chăm chú

nghe họ. Không có chi làm đẹp lòng họbằng.

Điều đó dễhiểu quá mà! Không cần phải theo học bốn năm tại Harvard Đểtìm thấy

chân lý đó. Vậy mà tôi thấy và các bạn cũng thấy có Những nhà buôn không ngần ngại,

mướn những cửa hàng xa hoa, chú trọng Vềsựbuôn hàng với các giá hời nhất đểcó

thểbán rẻmà vẫn lời, Cửa hàng họchưng bày lộng lẫy, họtiêu hàng trăm đồng vào

công cuộc Quảng cáo, mà rồi rốt cuộc, mướn những người làm công không biết Nghệ

thuật "nghe" ngắt lời khách hàng, cãi lại họ, làm mất lòng họ, Nhưvậy có khác gì đuổi

họra khỏi cửa hàng không?

Xin các bạn nghe chuyện ông J. C. Wooton, một người học trò của tôi. Ông ấy mua

một bộ đồtại tiệm lớn nọ. Vềnhà bận ít bữa ông bực Mình vì thấy màu áo thôi ra và làm

đen cổáo sơmi.

Ông đem bộ đồlại tiệm, phàn nàn với người làm công đã bán bộ đồ Đó cho ông.

Cũng không phải đểphàn nàn nữa, mà đểgiảng giải cho Người bán hàng nghe, nhưng

người này chưa nghe, đã ngắt ngay lời: "Chúng Tôi đã bán cảngàn bộ đồthứ đó, mà

chưa hềcó ai kêu ca chi hết".

Lời thì nhưvậy, nhưng giọng còn tệhơn nữa. Giọng hung hăng nhưmuốn Bảo:

"Chú nói dối, chú ơi! Tôi đi guốc trong bụng chú rồi!".

Nghe thấy chúng tôi cãi cọnhau, một người bán hàng khác chạy lại, Chêm vào: "Bộ

đồmàu đen nào, lúc mới đầu cũng hơi thôi ra nhưvậy, Không thểtránh được... Nhất là

những bộ đồgiá đó. Tại nước nhuộm Nhưvậy".

Tôi giận sôi lên, ông Wooton Nói, người bán hàng thứnhất có ý cho tôi dối tra,

người thứnhì muốn Chê tôi đã mua đồxấu, rẻtiền. Tôi nổi điên, muốn liệng bộ đồvào

Đầu họthì thình lình, người chủgian hàng tới. Người này thật thạo Nghề, làm cho một

khách hàng đương thịnh nộhóa ra hài lòng.

Ông ta làm ra sao?

Trước hết: ông Ta nghe câu chuyện của tôi từ đầu chí cuối, không nói nửa lời.

Sau: khi tôi ngừng nói, hai người bán hàng kia trình bày lý lẽcủa họRa thì ông bênh

tôi mà bẻlý lẽcủa họ. Không những ông công nhận Rằng quảthật áo ngoài đã thôi va

làm đan cổáo sơmi tôi mà ông Còn nhắc lại rằng bất kỳmón nào bán ởtiệm đó, cũng

phải làm cho Khách hàng vềnhà hoàn toàn vừa ý.

Sau hết: ông nhận rằng không biết tại sao nó lại thôi ra nhưvậy, và ông thẳng thắn

nói với tôi: "Xin ông cho biết chúng tôi phải làm sao, Và chúng tôi sẽtuân lệnh ông".

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  38

Năm phút trước, chắc là tôi đã la lên: "Ông giữlấy bộ đồquý hóa Đó của ông". Nhưng

bây giờtôi trảlời: Tôi chỉmuốn lại hỏi ý ông Thôi, tôi muốn biết sau này nó còn thôi nữa

không và làm sao cho nó Khỏi thôi.

Ông ta khuyên tôi mang vềBận thửmột tuần nữa. Nếu lúc đó không vừa lòng thì sẽ

mang lại đổi. Và ông ta lấy làm ân hận vì sự đó lắm.

Tôi trởvề, tươi tỉnh. Một tuần sau, áo đó quảnhiên hết thôi. Và Từ đó tôi hoàn toàn

tín nhiệm cửa hàng đó".

Người đó được làm chủgian hàng, có chi lạ? Hai người bán hàng kia Sẽlàm phụ

suốt đời... Có lẽcòn nên đổi họxuống gói hay khuân Đồnữa là khác, đểhọhết tiếp xúc

với khách hàng.

Nhiều khi muốn cho một người mắc bệnh càu nhàu kinh niên nguôi cơn giận Chỉ

cần có một kiên tâm hiểu họ, chịu làm thinh nghe họ, đểhọmặc Tình phùng mang, trợn

mắt nhưcon rắn hổ, phun ra ngoài cái nọc độc nó Làm cho họ đương nghẹt thở.

Vài năm Trước, công ty điện thoại Nữu Ước gặp một thân chủgắt gỏng, khó Tính,

trần gian có một. Y làm đủtình, đủtội, dọa đập máy điện thoại, Không chịu trảtiền y

thiếu, cho rằng công ty tính lộn, kêu nài trên Mặt báo năm bảy phen, đầu đơn kiện ởtòa

và tại Ủy ban các công sở. Sau cùng muốn cho yên chuyện, công ty phái một sứgiả

khôn lanh nhất Lại thăm con "ác là" đó. Sứgiảbình tĩnh nghe ông tướng quạu đó, để

Mặc ông tuôn những lời cay đắng ra cho hảlòng, và chỉgật đầu tán Thành và "mô

phật".

Nghe ông ta tuôn Ra trong ba giờ đồng hồrồi về. Lần sau trởlại nghe ông ta tiếp tục

Cuộc diễn thuyết dông tốcủa ông. Bốn phen nhưvậy. Lần thứtư, trước Khi về, nhà sứ

giả đã nghiễm nhiên thành một danh dựHội viên trong "Hội bảo trợnhững người dùng

điện thoại", mà ông đó mới sáng lập. Hội đó, cho mãi tới bây giờcũng vẫn vỏn vẹn có

hai người đó làm Hội viên thôi.

Nhà sứgiảchỉviệc Chú ý nghe và kết quảlà ông tướng quạu đó thành ra thuần

hậu, chịu Trảhết sốtiền đã thiếu công ty và chịu rút đơn không kiện công ty Nữa. Thật

chưa từng thấy ông ta dễdãi với ông công ty bao giờ.

Tại sao vậy? Là vì ông kêu nài, phản kháng đểtỏcái quan trọng của ông ra, khi

người thay mặt cho công ty chịu nhận thấy sựquan trọng đó, Thì những nổi bất bình

tưởng tưởng của ông tan nhưmây khói hết.

Nhiều năm trước, một khách hàng giận dữbước vào văn phòng ông F. J. Detmer,

nhà sáng tạo xưởng dệt Detmer lớn nhất thếgiới.

Người đó rõ ràng thiếu của xí nghiệp Detmer mười lăm MỹKim, viết thư đòi Nhiều

lần mà không chịu trả, hôm đó đi xe lửa từnhà lại hãng, nói Không những không trảsố

tiền mà từrày không thèm mua hàng ởhãng Nữa.

Ông Detmer saÜn sàng kiên tâm Nghe, khi người đó đã trút hết cơn lôi đình, bình

tĩnh lại rồi, cơhội Thuận tiện, ông Detmer mới ôn tồn nói: "Tôi cám ơn ông đã lại tận

Đây đểcho tôi hay những điều đó. Nhưvậy ông đã giúp tôi một việc Lớn lắm; vì nếu

phòng kếtoán của chúng tôi đã làm cho ông bất bình Thì chắc có nhiều khách hàng dễ

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  39

dãi cũng bất bình nữa. Và điều đó Chúng tôi tất nhiên là muốn tránh. Xin ông tin tôi, ông

nóng lòng Lại phân trần với tôi một, thì tôi nóng muốn biết những nổi bất bình Của ông

tới hai kia".

Ông ta chắc là Tuyệt nhiên không ngờtôi trảlời nhưvậy, ông Detmer kểlại. Tôi

Tưởng ông ta hơi cụt hứng vì ông ta từxa lại cốt ý là để"xài" tôi Cho hả... Thếmà đáng

lẽgây với ông ấy, tôi lại cám ơn ông! Tôi Hứa với ông xóa nó đi, vì "một người ngăn nắp

nhưông, tính toán mỗi Một cuốn sổtất là ít lẫn lộn hơn các viên kết toán của tôi phải

Tính toán sổcủa cảngàn khách hàng.

Tôi lại thêm rằng, tôi hiểu lòng ông ấy lắm và ở địa vịông ta, có Lẽcũng hành động

nhưông. Rồi tôi lại giới thiệu với ông ấy vài Nhà bán len khác vì ông ấy không muốn

mua giúp tôi nữa.

Hồi trước, mỗi lần ông ấy ra tỉnh, tôi thường mời ông dùng bữa trưa Với tôi. Lần này

tôi cũng mời ông, ông ta bất đắc dĩnhận lời... Nhưng tới chiều, khi cùng với tôi trởlại

phòng giấy của tôi, ông Đặt mua cho tôi một sốhàng lớn nhất từtrước tới giờ. Ông về

nhà Bình tĩnh hơn và muốn tỏra công bằng với chúng tôi, cũng nhưchúng Tôi đã công

bằng với ông, ông lục giấy tờcủa ông ra, kiếm thấy Toa hàng đã thất lạc và gởi trả

chúng tôi mười lăm MỹKim với vài lời xin Lỗi.

"Sau này, khi con trai ông ta sanh, ông lấy tên Detmer của tôi đặt tên đệm cho con

ông và ông còn là Bạn thân và kháh hàng của chúng tôi cho tới khi ông từtrần hai năm

Sau".

Đã lâu rồi, một cậu bé Hòa Lan tới di trú nước Mỹ. Cha mẹcậu nghèo lắm. Tan giờ

học, cậu phải Kiếm tiền bằng cách lau cửa kính một tiệm bánh mì và lượm những cục

Than vụng mà các xe chởthan đểrớt trên đường. Tên cậu là Edward Bok. Suốt thiếu

thời, cậu đi học cảthảy có sáu năm. Vậy mà sau trởthành Một trong những nhà xuất

bản tạp chí lớn nhất ởchâu Mỹ. Chuyện đời Cậu dài lắm. Nhưng sởdĩcó kết quả đó là

vì cậu thi hành đúng các Quy tắc dạy trong chương này.

Cậu thôi Học từhồi mười ba tuổi, phải làm bồi cho một công ty nọ. Nhưng vẫn

Quyết chí học, học một mình. Cậu nhịn ăn bữa trưa và đểdành tiền đi Xe điện cho tới

khi mua được một cuốn tự điển tảcông nghiệp các danh Nhân nước Mỹ. Và cậu nảy ra

một ý rất mới. Sau khi đọc tiểu sửcác Danh nhân hiện đại, cậu viết thưcho nhiều vịyêu

cầu họcho biết thêm Những chi tiết thuộc hồi thơ ấu mà tự điển không ghi chép. Vì cậu

tỏRa "biết nghe" cho nên được các danh nhân đó kểchuyện mình cho cậu. Hồi đại

tướng J.A.Garfield ứng cửTổng Thống, cậu viết thưhỏi có phải Hồi thiếu thời đại tướng

đã làm nghềkéo ghe trên kinh để độnhật Không? Và Garfield trảlời cậu... Cậu lại viết

thưhỏi đại tướng Grant Xin cho biết những chi tiết trong một trận mà đại tướng cầm

quân. Grant Vẽcho cậu một bản đồrồi mời cậu lúc đó mới mười bốn tuổi rưỡi Lại nhà

dùng bữa và nói chuyện.

NhờKhéo kích thích những người đó, tảlại những thành công của ho, một Vấn đề

mà bất cứdanh nhân hay thường nhân ai cũng ưa nói tới mà không Chán, cho nên cậu

bé xuất thân hèn hạ đó không bao lâu được giao thiệp Với một sốdanh nhân nước Mỹ

và được nhiều vịtiếp đãi nhưkhách quý. Sựgiao thiệp đó nung đúc cho cậu một đức

tính quý báu, một hoài bão Và một hy vọng cao xa, xoay chuyển hẳn cảcuộc đời cậu.

Và tôi nhắc Lại, được vậy chỉnhờcậu thi hành đúng những quy tắc mà chúng ta nêu Ra

đây.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  40

Isaac Marcosson, nhà quán quân Vềmôn phỏng vấn các danh nhân, nói rằng phần

đông phỏng vấn viên Không thành công chỉvì quá chăm chú nghe những câu vấn thành

ra không Chú ý nghe những câu đáp... Nhiều danh nhân nói với Marcosson rằng họ ưa

gặp một người biết nghe hơn là một người biết nói chuyện. Tai hại Thay! Khảnăng biết

nghe đó hình nhưlại là khảnăng hiếm thấy nhất.

Không phải chỉcác danh nhân mới thích được người ta nghe mình nói đâu, Về

phương diện đó, thường nhân cũng nhưhọ. Một văn sĩ đã nói: "Nhiều Người mời bác sĩ

tới chỉ đểkểlểtâm sựthôi".

Trong những ngày đen tối nhất của cuộc Nam Bắc chiến tranh, Lincoln viết Thưmời

một ông bạn cũ ởxứIllinois tới Washington đểbàn vềvài Vấn đề. Ông bạn tới Bạch Ốc

và Lincoln nói với ông trong mấy tiếng Đồng hồvềtờbốcáo ông tính công bố đểthủ

tiêu chế độnô lệ. Lincoln ôn lại tất cảnhững lý lẻbênh vực đạo luật đó và những Lý lẻ

chống đạo luật đó, ông đọc lại hết cảnhững bức thưvà bài Báo nói vềvấn đề đó, trong

đó có nhiều bài thống trách ông sao chưa Phếtrừchế độnô lệ, lại có nhiều bài khác chỉ

trích ông vì ông Muốn hủy bỏchế độ đó.

Sau khi diễn Thuyết một hồi lâu. Lincoln bắt tay ôn bạn già, chúc ông ta bình an Và

mời ông ta trởvềIllinois, chẳng hỏi ý kiến ông ta một chút chi Hết. Lincoln đã nói đểtrút

những nổi suy nghĩnó đè nặng trong lòng ông, nhưvậy đểcho óc ông được sáng suốt.

Ông bạn già kểlại: "Khi ông Lincoln nói xong rồi, ông ấy bình tĩnh hơn".

Lincoln không cần một người khuyên bảo, ông chỉmuốn có một bạn thân Nghe ông

nói và hiểu ông đểông trút tâm sựcủa ông thôi. Hết thảy Chúng ta chẳng nhưvậy ư?

Và ông khách hàng bực tức, người làm công Bất bình, ông bạn mất lòng... đều cần kiếm

người đểthan thở.

Nếu các bạn muốn người ta trốn bạn, chếgiễu lén bạn hay khinh ghét Bạn thì bạn

làm nhưvậy: Đừng bao giờnghe người khác nói hết, bạn Cứnói hoài vềbạn thôi.

Trong khi người khác nói, bạn nẩy ra một ý gì chăng, thì đừng đợi người ta nói hết câu.

Đợi mà làm gì? Câu Chuyện người ta kể đâu có thú vịhay ho bằn gcâu chuyện bạn sắp

kểRa? Tại sao mất thì giờnghe chuyện con cà con kê đó? Mạnh bạo đi, cắt Ngang câu

người ta nói đi.

Bạn có quen Ai hành động nhưvậy không? Riêng tôi. Tôi đã thấy... Thực tai

hại.Chịu Không nổi họ! Họ đầy tựphụ, say mê vềcái quan trọng của họ! Nực Cười nhất

là một sốtrong những kẻ đó lại được mọi người coi là giới Thượng lưu! Kẻnào chỉnói

vềmình thì chỉnghĩtới mình thôi. Và kẻChỉnghĩtới mình thôi, nhất định là một kẻthiếu

giáo dục. Ông Nicholas Murray Putler, hội trưởng trường Đại học Columbia nói nhưvầy:

"Dù kẻ Đó học hành tới bực nào nữa thì cũng vẫn là thiếu giáo dục".

Vậy nếu bạn muốn người ta coi là nói chuyện có duyên thì bạn phải Biết cách nghe.

Nên nghe lời khuyên tài tình này của một người đàn Bà: "Muốn được người chú ý tới,

trước hết phải biết chú ý tới người". Bạn nên đặt những câu vấn mà ai cũng say mê

đáp: tức nhưnhững câu Hỏi về đời tưhay đời công của họ, những thành công của họ.

Nên nhớrằng người nói chuyện với ta quan tâm tới những thịdục, những Vấn đề

của họtrăm phần thì chỉquan tâm đến ta, đến nỗi thắc mắc Của ta một phần thôi. Bệnh

nhức răng dày vò người đó hơn là cảnh Đói kém làm chết cảtriệu dân Trung Quốc. Một

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  41

cái nhọt tại cổngười Đó làm cho người đó lo lắng hơn bốn chục nạn động đất ởchâu

Phi. Lần sau, có nói chuyện với ai, xin bạn nhớtới điều đó.

Vậy muốn cho người mến, bạn theo quy tắc thứtưsau này:

Biết chăm chú nghe và khuyến khích người khác nói tới họ.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  42

Phần Chín:

Làm Sao Gây Được Thiện Cảm

Những Ai đã gặp Tổng Thống Théodore Roosevelt đều ngạc nhiên vềsựbiết nhiều,

Hiểu rộng của ông. Bất kỳmột người chăn bò hay kỵbinh, một nhà chính Trị, hay một

nhà ngoại giao lại thăm. Ông đều biết cách hỏi chuyện Người đó. Bí quyết của ông ư?

Giản dịlắm. Khi Roosevelt phải tiếp một Người khách, thì cảbuổi tối hôm trước ông

nghiên cứu vấn đềmà ông Biết khách ưa nói tới hơn hết.

Cũng Nhưhết thảy những người dẫn đạo quần chúng, ông biết rằng cách thần Diệu

nhất đểchiếm lòng người là bàn tới vấn đềmà người đó thường ấp ủtrong lòng.

Một thiên tài, William Lyon Phelps, trước làm giáo sưvăn chương ở Đại học đường

Yale, đã hiểu Chân lý đó từhồi còn nhỏ. Trong một bài luận về"Nhân tánh" ông Kể:

Hồi tám tuổi, tôi vềnghỉhè ởnhà cô tôi. Một buổi tối, một ông khách lại chơi. Sau

khi chào hỏi Cô tôi, ông hết sức chú ý tới tôi. Hồi đó tôi mê chơi tàu lắm và ông nói về

tàu một cách làm cho tôi thích đặt biệt. Khi ông vềrồi, Tôi nhiệt liệt khen ông. Đáng phụ

là dường nào! Ông ấy yêu tàu làm Sao? Và biết rõ nó lắm? Nhưng cô tôi bảo ông ấy

làm luật sư ởNữu Ước và chẳng bao giờ đểý tới tàu hết. Tôi la lên: "Thếthì tại sao ông

chỉnói tới tàu cho cháu nghe?" .

Cô tôi trảlời: "Tại ông là người có giáo dục, ông thấy cháu mê Vềtàu thì ông nói về

tàu. Ông rán sức gây thiện cảm với cháu".

Và William Lyon Phelps nói thêm: "Không bao giờtôi quên lời nhận xét Đó của cô

tôi".

Hiện tôi còn giữMột bức thưcủa ông Edward L. Chalif, một người hoạt động nhiều

cho các Hội hướng đạo.

Ông viết: Một hôm Hay tin có một đoàn hướng đạo sắp qua châu Âu họp đại hội các

hướng Đạo sinh toàn cầu, tôi muốn cho một hướng đạo sinh của tôi dựcuộc Đó. Tôi

bèn lại thăm ông hội trưởng một xí nghiệp vào hàng lớn nhất ởMỹxin ông cấp cho tôi

phí tổn du lịch.

Trước khi tới thăm ông, tôi tình cờhay rằng ông mới ký một tấm chi Phiếu một triệu

Mỹkim, rồi sau khi hủy bỏ đi, vì không cần xài tới, ông đem đóng khung lại, giữlàm kỷ

niệm một vật hiếm có. Gặp mặt ông, tôi liền xin ông cho coi vật quý đó. Một chi phiếu

một triệu MỹKim! Tôi nói với ông rằng tôi chưa từng biết người nào ký một chi Phiếu

khổng lồnhưvậy và tôi muốn kểlại cho các hướng đạo sinh của Tôi rằng chính mắt tôi

đã thấy một chi phiếu một triệu đồng! Ông vui Vẻ đưa tôi coi. Tôi ngắm nghía, tán

thưởng và xin ông kểcho nghe vì Những đại sựgì mà ông đã phát nó ra.

Các bạn nhận thấy rằng ông Chalif khi bắt đầu câu chuyện không hềNói tới hướng

đạo sinh, tới cuộc du lịch hoặc tới mục đích của ông. Ông chỉnói tới vấn đềmà ông kia

ưa nhất. Và sựkhéo léo của ông Được thưởng nhưsau này:

Một lúc sau, ông hội trưởng hỏi tôi: "À! Ông lại thăm tôi có chuyện chi?" . Tôi Bày tỏ

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  43

lời tôi yêu cầu. Và ngạc nhiên làm sao, ông ưng liền, lại Còn cho tôi nhiều hơn sốtôi

muốn nữa. Tôi chỉxin phí tổn cho một hướng Đạo sinh, mà ông chịu phí tổn cho tới năm

người và cảcho tôi nữa, ông lại còn cho tôi một tờtín dụng đểtới châu Âu lãnh một

ngàn Mỹkim. Ông lại khuyên tôi nên ởchâu Âu 7 tuần lễ. Ông còn đưa cho Nhiều bức

thưgiới thiệu tôi với các nhà đại lý của ông. Khi chúng Tôi tới Paris, lúc ấy ông có mặt

tại đó, ông tiếp đón chúng tôi Và tựlái xe đưa chúng tôi đi coi châu thành nữa.

Từhồi đó, ông đã kiếm việc cho nhiều hướng đạo sinh của chúng tôi Mà cha mẹ

nghèo. Và cho tới nay, ông vẫn còn sốt sắng giúp đỡ đoàn Của chúng tôi.

Tôi biết chắc rằng Nếu trước kia tôi không kiếm được sởthích của ông và làm cho

ông Vui lòng ngay từlúc đầu, thì ông không cho tôi được một phần mười những Cái ông

đã cho tôi".

Phương pháp đó Có nên thi hành trong sựgiao thiệp vềthương mại không? Thì

đây, ta Hãy xét trường hợp của ông Henry G. Duvernoy, một trong những nhà làm Bánh

mì lớn nhất ởNữu Ước.

Đã 4 Năm rồi, ông ta kiếm cách bán bánh cho một khách sạn nọ ởNữu Ước. Mỗi

tuần lại thăm ông chủkhách sạn một lần, mỗi khi ông này dựCuộc công ích nào thì ông

Duvernoy cũng có mặt tại đó, tới đỗi ông Còn mướn phòng ởngay trong khách sạn đó

để"thuyết" ông kia. Công Dã tràng.

Sau khi theo học lớp giảng Của chúng tôi, ông Duvernoy thay đổi chiến lược. Ông

kiếm cách dò biết Thịhiếu ông giám đốc khách sạn.

Tôi Hay rằng, lời ông Duvernoy nói, ông ấy nhờhăng hái hoạt động cho một Liên

đoàn các chủnhân khách sạn mà mục đích là phô trương "sựtiếp Đãi niềm nởcủa

châu Mỹ", nên được làm hội trưởng hội đó. Liên đoàn Đó sau được các chủnhân khách

sạn vạn quốc gia nhập và trởnên một Hội quốc tếmà chính ông được làm hội trưởng.

Hội nghịcủa những hội Đó họp ở đâu thì dầu phải lội suối trèo đèo, vượt đại dương,

qua sa Mạc, ông cũng tới dự.

Cho nên lần Sau gặp ông, tôi nói ngay tới liên đoàn của ông.

Và, các bạn ơi! Nồng nàn làm sao! Ông hùng hồn diễn thuyết trong nửa Giờ đồng

hồvềtổchức đó. Và tôi thấy rõ ràng những hội đó là Cái "nghiện" của ông, là lẽsống

của đời ông. Trước khi từgiã ông, Thì ông đã bán cho tôi một tấm thẻhội viên.

Tôi không hềnói tới bánh của tôi. Nhưng vài hôm sau, người quản lý Khách sạn kêu

điện thoại bảo tôi mang mẫu bánh lại đểtính giá cả.

Người đó bảo tôi: "Không biết ông đã làm gì mà chủtôi thích ông Tới nỗi ngồi đâu

cũng chỉnói tới ông thôi".

Các bạn thửtưởng tượng: Theo đuổi ông ấy bốn năm trời mà chẳng kết Quảchi

hết. Nếu tôi không biết cách kiếm những thịhiếu và những Cái ông ấy mê nhất thì bây

giờchắc vẫn còn phải năn nỉông ấy mua Giúp cho nữa.

Vậy muốn gây thiện cảm Với ai, xin bạn:

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  44

... Nói với người ấy vềcái sởthích, hoài bão của họ.

Đó là quy tắc thứnăm.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  45

Phần Mười:

Làm Sao Cho Người Ta Ưa Mình Liền

Hôm Nọtôi lại sởBưu điện. Khi đợi tới lượt tôi đểthưbảo đảm, tôi Đểý tới bộmặt

chán chường của thầy thưký. Một cuộc đời ngày ngày Cân thư, bán cò, biên chép như

vậy tất nhiên là không thú gì hết. Tôi tựnhủ: "Rán làm vui anh chàng này một chút, làm

cho y nởmột Nụcười... Muốn vậy, phải khen y cái gì mới được. Thửkiếm xem y có Cái

gì thật đáng khen không?" . Không phải dễ, vì mình không quen người Ta. Nhưng

trường hợp hôm đó rất dễthầy thưký ấy có bộtóc rất đẹp.

Vậy, trong khi thầy cân thưcủa tôi, tôi nói: "Tôi ước ao có được bộTóc nhưthầy!".

Thầy ấy ngửng đầu Lên hơi ngạc nhiên, nét mặt tươi cười và nhũn nhặn trảlời:

"Bây giờNó đã kém trước rồi". Tôi nói rằng trước ra sao không biết, chứbây Giờtóc

thầy còn đẹp lắm. Thầy rất hoan hỉ. Chúng tôi nói chuyện vui Vẻmột lúc. Khi tôi ra về,

thầy ấy nói thêm: "Thưa ông, quả đã có Nhiều người khen tóc tôi".

Tôi dám Cuộc với bạn rằng bữa đó thầy vềnhà, vui nhưsáo, kểchuyện cho vợ

Nghe và buổi tối, khi rửa mặt ngắm bộtóc trong gương, tựnhủ"Kểra Tóc mình đẹp

thật".

Khi tôi kểlại Chuyện đó, một người học trò tôi hỏi: "Nhưng ôn muốn cầu người đó

Điều chi?" .

Tôi muốn cầu người đó Điều chi ư? Trời cao đất dầy! Nếu chúng ta ích kỷmột cách

ti tiện đến Nỗi không phân phát được một chút hạnh phúc cho người chung quanh, đến

Nỗi hễkhen ai là cũng đểhy vọng rút của người ta các lợi gì, nếu Tim ta không lớn hơn

trái ổi rừng, thì chúng ta có thất bại cũng là Đáng kiếp.

Nhưng quảtôi có cầu anh Chàng đó cho tôi một vật vô cùng quý báu: là sựhài lòng

cao thượng Vì đã có một hành vi hoàn toàn không vịlợi, một hành vi nhân từmà Ta sẽ

vui vẻnhớtới hoài.

Có một Định luật quan trọng nhất mà chúng ta phải theo khi giao thiệp. Theo nó Thì

việc gì cũng hóa dễ, trởngại gì cũng thắng được, ta sẽcó vô Sốngười thương, sẽ

thành công và vui sướng.

Nếu làm trái luật đó tức thì những nỗi khó khăn sẽhiện ra. Luật Đó là: "Luôn luôn

phải làm cho người cảm thấy sựquan trọng của họ". Nhưtrên kia tôi đã nói, giáo sư

John Dewey cho rằng thịdục huyễn ngã Là thịdục mạnh nhất của loài người. Chính thị

dục đó làm cho người Khác loài vật.

Trong mấy chục thếKỷ, các triết nhân tìm kiếm các định luật chi phối sựgiao thiệp

giữa Người với người và tất cảnhững sựtìm tòi đó đều đưa đến mỗi một Quy tắc

không mới mẻgì, một quy tắc đã có từhồi nhân loại mới có Sử. Ba ngàn năm trước,

Zoroastre đã dạy quy tắc đó cho dân Ba TưthờThần lửa. Hai mươi bốn thếkỷtrước,

Khổng Tử đã giảng tới nó. Lão Tửcũng đã đem ra dạy học trò.

Năm Thếkỷtrước Thiên chúa giáng sinh, Đức Thích Ca đã tuyên bốnó trên Bờ

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  46

sông Hằng Hà, mà quy tắc đó đã được chép trong sách đạo Bà La Môn, 1.000 năm

trước khi Đức Thích Ca ra đời.

Sau này, Đức Ki Tô đem nó ra giảng trên những đồi đá ởxứJudée. TưTưởng đó

tóm tắc trong một câu này, có lẽlà định luật quan trọng Nhất trong thếgiới:

"Con muốn được Người ta cưxửvới con ra sao thì con cưxửvới người ta như

vậy".

Bạn muốn những người bạn gặp gỡ đồng ý với bạn. Bạn muốn người ta Thừa nhận

tài năng của bạn. Tựthấy mình quan trọng trong khu vực của Bạn, bạn thấy thích. Bạn

ghét những lời tán dương giảdối thô lỗ, Nhưng bạn cũng thèm khát những lời khen

thành thật. Bạn muốn bạn thân Giao và bạn đồng nghiệp cực lực tán thành, không tiếc

lời ca tụng Bạn. Hết thảy chúng ta ai cũng muốn nhưvậy.

Vậy chúng ta hãy tuân lời Thánh kinh: "Muốn nhận của người ta cái gì Thì cho

người ta cái đó".

Ta cần phải Xửsựnhưvậy khi nào? Bằng cách nào? ... Ở đâu? ... Xin đáp: Bất kỳ

Lúc nào và bất kỳ ở đâu.

Một hôm, Tới một sởThông tin, tôi hỏi một thầy ký chuyên môn tiếp khách, Chỉcho

tôi phòng làm việc của bạn tôi, ông Henri Souvaine. Bận một Chếphục sạch sẽ, thầy ta

có vẻtự đắc giữviệc chỉdẫn đó lắm. Thầy trảlời tôi rõ ràng từng tiếng một: "Henri

Souvaine lầu 18. Phòng 1816".

Tôi sắp chạy lại thang máy. Nhưng tôi ngừng lại và quay lại nói: "Tôi khen thầy.

Thầy đã chỉ đường Cho tôi một cách rõ ràng, thông minh lắm. Thầy có giọng nói của

một Tài tử. Cái đó hiếm lắm".

Tươi nhưHoa, thầy giảng cho tôi nghe tại sao mỗi lần thầy ngừng lại và nói Rõ ràng

từng tiếng.

Những lời tôi Khen làm cho thầy cao lên được vài phân. Và trong khi bay lên tầng

lầu Thứ8, tôi cảm thấy rằng chiều hôm đó tôi đã làm tăng được đôi chút Cái tổng lượng

hạnh phúc của nhân loại.

Đừng bảo phải là một vương quốc trên ngai vàng hay là một đại sứcủa Mỹ ởPháp

mới cần thi hành triết lý đó. Bạn có thểdùng thuật đó Mỗi ngày.

Chẳng hạn, bạn đòi món Khoai tây chiên mà chịbồi đưa lên món khoai tâu nghiền,

bạn chỉcần Nói ngọt ngào: "Tôi ân hận vì làm phiền chị, nhưng tôi thích món khoai Tây

chiên hơn", thì chị đó vui vẻtrảlời ngay: "Không sao, thưa ông, Đểtôi đổi hầu ông", và

chị ấy cảm động khi thấy được bạn kính trọng.

Những câu ngăn ngắn như: "Xin lỗi đã làm phiền ông... xin ông có lòng Tốt... ông

làm ơn..." và sau cùng không quên hai chữ"cám ơn" là một Thứdầu làm trơn tru bộ

máy sinh hoạt hằng ngày của ta mà lại là dấu Hiệu của một sựgiáo dục tốt nữa.

Xin bạn nghe chuyện nhà viết tiểu thuyết Hall Caine. Ông thân ông làm Thợrèn và

hồi nhỏông học ít lắm. Vậy mà khi qua đời, ông là một Nhà văn giàu nhất thếgiới.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  47

Chuyện đời ông nhưvầy: Ông thích thơcủa Dante Gabriel Rossetti lắm. Ông Diễn

thuyết ca tụng tác phẩm của thi nhân đó, rồi chép bài diễn văn Gởi biếu thi nhân. Ông

này thích lắm và chắc tựnghĩ: "Người này trẻTuổi mà biết trọng tài ta nhưvậy, tất phải

là người thông minh". Rồi Rossetti mời người con một anh thợrèn đó lại làm thưký cho

ông. Nhờ Địa vịmối đó, Caine gặp được nhiều đàn anh trong văn đàn, được họkhuyên

Bảo khuyến khích, bắt đầu viết văn và sau nổi danh tới nỗi lâu đài ông ởtại cù lao Man

đã trởnên nơi chiêm bái của các nhà du lịch, Và ông đểlại một gia tài là hai triệu năm

trăm ngàn đồng. Nếu ông không Viết bài khen ông Rossetti thì biết đâu ông đã chẳng

chết trong nghèo Nàn và không một ai biết tới.

Đó Cái mãnh lực phi thường của lời khen là nhưvậy, khi nó tự đáy lòng Phát ra.

Thi nhân Rossetti tựcho là Một nhân vật quan trọng. Cái đó có chi lạ? Ai trong

chúng ta mà không Tựcho là quan trọng, tối quan trọng?

Dân tộc cũng không khác chi cá nhân hết.

Bạn tựthấy mình hơn người Nhật ư? Sựthật thì người Nhật tựcho họHơn bạn vô

cùng. Một người trong phái cổchẳng hạn, tức giận lắm khi Thấy một người đàn bà Nhật

khiêu vũvới một người da trắng.

Bạn có tựcho rằng mình hơn người Ấn Độkhông? Đó là quyền của bạn. Nhưng có

tới một triệu người Ấn Độkhinh bạn tới nỗi không chịu mó Tới thức ăn mà bóng nhơ

nhớp của bạn đã phớt qua, vì sợlây nhơnhớp.

Bạn tựcho là hơn những thổdân miền Bắc cực nhiều lần ư? Bạn được Hoàn toàn

tựdo nghĩnhưvậy. Nhưng sựthật thổdân đó khinh bạn vô Cùng. Bạn muốn biết lòng

khinh đó tới bực nào? Thì đây: Trong bọn họ, Có kẻkhốn nạn nào đần độn đến nỗi

không làm nổi một việc chi hết Thì họgọi là "Đồda trắng".

Đó là Lời chửi thậm tệnhất của họ.

Dân Tộc nào cũng tựcho mình hơn các dân tộc khác. Do đó mà có lòng ái Quốc, và

chiến tranh!

Chúng ta can đảm Nhận kỹchân lý này: Mỗi người mà chúng ta gặp đều coi có một

hỗNào hơn ta.

Nếu bạn muốn được lòng Người đó, hãy khéo léo tỏcho họthấy rằng ta thành thật

nhận sựQuan trọng của họ, trọng địa vịcủa họ.

Xin bạn nhớlời này của Emerson: "Mỗi người đều có chỗhơn tôi; cho Nên ởgần

họ, tôi học họ được".

Điều đau lòng là nhiều khi những kẻkhông có chút chi đáng tựkiêu Hết lại khoe

khoang rầm rộ đểche lấp những thiếu sót của họ, khoe Khoang tới nỗi chướng tai gai

mắt người khác.

NhưShakespeare đã nói: "Người đời! Ôi người đời kêu căng khoác được Chút uy

quyền, người đó liền diễn trước Hóa công những hài kịch lốLăng tới nỗi các vịthiên

thần phải sa lệ".

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  48

Và bây giờ, tôi xin kểba thí dụmà sựáp dụng những phương pháp trên Kia đã

mang lại những kết quảrất khảquan.

Thí dụthứnhất: Một ông đại tụng mà ta gọi là R... vì ông ta muốn Giấu tên. Ít lâu

sau khi bắt đầu theo lớp giảng của tôi, ông với vợ Đi xe hơi vềquê bà đểthăm họhàng.

Bà mắc đi thăm những nơi khác, Cho nên một mình ông hầu chuyện một bà cô bên nhà

vợ. Ông quyết thực Hành ngay những lý thuyết đã học được và kiếm chung quanh ông

xem có Cái gì có thểchân thàn khen được không.

Ông hỏi bà cô:

Thưa cô, nhà cô cất Năm 1890?

Phải, chính năm đó.

Ông R. tiếp:

Coi nhà này cháu nhớLại những nơi cháu sanh trưởng.

Nhà Đẹp quá!... rộng... kiểu rất khéo... Bây giờngười ta không biết xây Nhà đẹp

nhưvậy nữa.

Bà già nói:

Cháu nói có lý. Thanh niên bây giờkhông biết thếnào là một ngôi Nhà đẹp. Họchỉ

muốn có một căn phốnhỏ, một máy lạnh, rồi lái xe Hơi, đi chơi phiếm.

Bằng một giọng cảm động, bà ôn lại những kỷniệm êm đềm hồi xưa:

"Nhà này là kết tinh của biết bao nhiêu năm mơtưởng. Dượng và cô Đã âu yếm mà

xây dựng nó, sau khi đã ấp ủnó trong lòng gần nửa Đời người. Chính dượng và cô là

kiến trúc sư đó..".

Rồi bà dắt ông R. đi thăm các phòng, chỉcho coi từng bảo vật bà đã Góp nhặt được

trong các cuộc du lịch và đã nâng niu suốt đời: Khăn Quàng bằng hàng Cachemire, đồ

sứcổ, giường ghế đóng ởPháp, bức tranh Của họa sĩÝ Đại Lợi và những tấm màn

bằng tơ, di tích của một lâu Đài bên Pháp... Nhất nhất ông R. đều tán thưởng.

Sau khi coi hết các phòng rồi, bà đưa tôi đi coi nhà đểxe. Tại đó, Có kê một chiếc

xe hơi hiệu Packard, gần nhưmới nguyên.

Bằng một giọng êm đềm bà nói: Dượng cháu mua chiếc xe này được ít Lâu thì mất,

từhồi đó cô chưa đi nó lần nào hết...

Cháu sành và có óc thẩm mỹ... Cô muốn cho cháu chiếc xe đấy.

Tôi ngạc nhiên đáp:

Thưa cô, cô thương Cháu quá. Cô rộng rãi quá, cháu cảm động lắm, nhưng thật tình

cháu Không thểnào nhận được. Cháu là cháu rểxa. Vảlại cô còn nhiều Cháu ruột, cô

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  49

đểcho các anh ấy các anh ấy sẽmừng lắm.

Bà la lên: "Cháu ruột! Phải, cái thứcháu nó chỉmong già này chết Đểchiếm xe hơi

của già! Không khi nào cô đểxe Packard này vềtay chúng Nó đâu!".

Vậy thì có thể đem bán cho Hãng xe được.

Bà lớn tiếng: "Bán ư? Cháu tưởng cô bán xe này sao? Chịu thấy những người lạ

ngựtrong chiếc Xe này sao? Một chiếc xe dượng cháu mua cho cô, mà đem bán nó?

Không Khi nào! Cô cho cháu đấy, vì cháu biết yêu những đồ đẹp".

Từchối thì sợphật ý bà cô, cho nên ông R. phải nhận.

Bà già đó sống một mình trong dinh cơrộng nhưvậy giữa đống khăn quàng, Đồcổ

và kỷniệm, nên khát khao chút tình âu yếm. Hồi xưa bà trẻ Đẹp, được nhiều người tâng

bốc. Bà cất ngôi nhà ấy, yêu mến trang Hoàng nó bằng tất cảnhững bảo vật thu thập

được ởchâu Âu và bây Giờtrong cảnh vềgià buồn tẻcô độc, bà khát khao chút lòng

thương, Chút ấm áp trong lòng và ít lời thán phục mà không có kẻnào biết Lam vừa

lòng bà hết. Khi gặp được những cái ao ước từlâu đó, khác Nào đi giữa sa mạc mà gặp

dòng suối, bà tất nhiên cảm tấm lòng người Cháu rểlắm và cho ngay một chiếc xe hơi

lộng lẫy.

Một người học trò khác của tôi, vẽvườn cho một ông trưởng tòa có Danh, thấy bầy

chó của ông này đẹp, khen: "Thưa ông, bầy chó của ông Ngộlắm, chắc ông được nhiều

giải thưởng trong các cuộc thi chó đẹp".

Ông trưởng tòa vui lòng lắm, dắt họa sĩ đi coi bầy chó ông nuôi và Những giải

thưởng chúng đã kiếm được, nói chuyện rất lâu vềgiòng Giống các con chó đó và sau

cùng hỏi:

Ông có em trai nhỏkhông?

Thưa, tôi Có một cháu trai.

Chắc nó thích một Con chó nhỏ?

Nói chi nữa, chắc nó Mê đi.

Được! Đểtôi cho cháu một con.

Rồi ông trưởng tòa chỉcho họa sĩcách nuôi chó, lại cẩn thận đánh Máy lên giấy, sợ

ông này không nhớ.

Thành thửông trưởng tòa đó cho họa sĩmột con chó đáng một trăm MỹKim Và bỏ

ra một giờquý báu của ông chỉvì họa sĩ đã thành thật khen Tài nuôi chó va bầy chó của

ông.

George Eastman vua phim Kodak, đã chếra thứphim trong suốt đểchiếu bóng

Được và kiếm được cả100 triệu mỹkim, nổi tiếng khắp hoàn cầu. Mặc Dầu vậy, ông ấy

cũng nhưbạn và tôi, cảm động trước những lời khen Tầm thường nhất.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  50

Hồi đó, ông Eastman Xây một trường âm nhạc và một nhà hát đểbáo hiếu cho mẹ.

Ông Adamson, Giám đốc một hãng đóng ghếquan trọng, muốn được ông Eastman

mua ghếGiúp đểbày trong hai ngôi nhà đó. Ông Adamson bèn dùng điện thoại Gọi viên

kiến trúc sưcủa ông Eastman đểxin được hầu chuyện ông Eastman.

Khi ông Adamson tới, viên kiến trúc sưdặn: "Ông Eastman bận việc lắm. Ông có muốn

nói gì thì nói mau đi rồi ra. Nếu ngồi lâu quá năm phút thì Đừng hy vọng gì thành công

hết".

Viên Kiến trúc sưdắt ông Adamson vô phòng ông Eastman, ông này đương cặm

Cụi trên bàn giấy, một hồi lâu mới ngửng đầu lên, tiến lại gần hai ông kia, nói: "Chào hai

ông, các ông có việc chi?" .

Viên kiến trúc sưgiới thiệu ông Adamson rồi ông này nói:

Thưa ông Eatman, trong khi đứng đợi, tôi ngắm phòng giấy ông. Làm việc Trong

một phòng nhưphòng này thực là một cái thú. Hãng tôi cũng có Làm những ván lót

tường. Nhưng tôi chưa thấy phòng làm việc nào lót Ván đẹp bằng phòng này.

Ông Eatman:

"Ông làm tôi nhớlại một điều mà cơhồtôi quên mất. Phải, phòng Này đẹp thật. Hồi

mới đầu tôi thích nó lắm. Nhưng bây giờtôi quen Rồi; với lại bận việc nhiều quá, có khi

hàng tuần không đểý tới Những trang hoàng đó".

Adamson đi thẳng Lại những tấm ván, lấy tay sờ.

ThứNày bằng cây sồi mọc bên Anh, phải không ông? Hơi khác thứsồi mọc Bên Ý.

Đúng vậy, ông Eatman trảlời. Tôi chởnó từbên Anh về. Một ông bạn sành vềcác

loài danh mộc Đã lựa giùm tôi.

Rồi ông Eatman chỉCho ông Adamson tất cảnhững đồtrang hoàng trong phòng,

chính do ông Chỉbảo, sắp đặt. Hai người lại đứng trước cửa sổ, ông Eatman nhũn

Nhặn và kín đáo nhưthường lệ, lấy tay chỉnhững công cuộc ông đã gầy Dựng đểcứu

giúp nhân loại. Ông Adamson nhiệt liệt khen ông đã biết Dùng tiền. Một lúc sau, ông

Eatman mởmột tủkính, lấy ra một máy chụp Hình cái máy thứnhất của ông, do một

người Anh bán cho ông.

Ông Adamson hỏi ông vềnhững nỗi khó khăn buổi đầu và ông cảm động, Kểlểvề

cảnh nghèo khổcủa ông hồi nhỏ: bà mẹgóa, nấu cơm cho Khách trọ, còn ông thì làm

thưký, sao khế ước cho một sởbảo hiểm Đểkiếm mỗi ngày năm cắc. Cảnh nghèo khổ

ám ảnh ông ngày đêm, làm ông lo sợlắm và nhất quyết kiếm sao cho đủsốtiền đểbà

cụkhỏi Cảnh vất vảkhông kểchết đó.

Thấy ông Adamson chăm chú nghe, ông hăng hái tảnhững đêm thí nghiệm các

Tấm kính chụp hình, sau khi đã vất vảngày ởphòng giấy, chỉchợp mắt Được một chút

trong khi đợi các chất hóa học ngấm. Thành thửcó lần Luôn hai mươi bảy giờ đồng hồ,

ông không có dịp thay quần áo.

Sau cùng ông nói:

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  51

"Lần du lịch cuối Cùng qua Nhật Bản, tôi có mua vềmột bộghếbày trong hành lang

nhà Tôi. Nhưng nắng giọi làm lởsơn, nên chính tay tôi phải sơn lại. Ông Có muốn biết

tài sơn ghếcủa tôi không? Trưa nay ông lại dùng bữa Với tôi, tôi chỉcho ông coi".

Sau bữa ăn, ông Eatman dắt khách đi xem ghế. Ghếxấu chỉ đáng một đồng một

Ghế, nhưng ông Eatman là người đã kiếm được cảtrăm triệu bạc, vinh Hạnh khoe

những chiếc ghế đó lắm, vì chính tay ông đã sơn nó.

Rốt cuộc, cái com măng ghếchín vạn mỹkim đó ai được lãnh, chắc bạn Đã hiểu. Và

từ đó hai người thành cặp tri kỷcho tới ông Eastman mất.

Cái ảo thuật của lời khen đó có nên dùng trong gia đình không? Tôi Tưởng không có

nơi nào người ta cần dùng nó mà cũng xao nhãng nó bằng Trong gia đình.

Bà ởnhà chắc có ít Nhiều tánh tốt, ít nhất hồi xưa ông cũng chỉnhưvậy, nếu không,

sao ông cười bà? Nhưng đã bao lâu rồi ông chưa hềkhen bà một lời? TừHồi nào ư?

Bà Dorothy Dix, nổi danh Vềnhững câu chuyện hằng ngày, nói:

Chưa học nghệthuật khen thì xin ông đừng lập gia đình. Trước khi cưới Bà, ông

làm vui bà là một sựlịch thiệp, sau khi cưới rồi, nó là một Sựcần thiết và một bảo đảm

cho hạnh phúc trong gia đình. Tình vợchồng Không cần lòng thẳng thắn bằng sựkhôn

khéo ngoại giao.

Nếu ông muốn mỗi bữa ăn thường là một bữa tiệc thì xin ông đừng bao Giờchê bà

nhà là nấu nướng vụng, đừng bao giờbực mình mà so sánh Những món của bà làm

với những món của cụbà làm hồi xưa. Trái lại, Cứkhen không ngớt tài quản gia của bà,

cứkhen thẳng ngay rằng bà Hoàn toàn, đã duyên dáng mặn mà, đủcông ngôn dung

hạnh lại còn là Một nội trợkiểu mẫu nữa. Cảnhững khi cơm khê, canh mặn, ông cũng

Không nên phàn nàn. Chỉnên nói rằng bữa cơm lần đó không được nhận Lời khen đó,

bà sẽchẳng quản công trong việc bếp nước. Phải khéo Léo, đừng khen bất ngờquá

cho bà khỏi nghi.

Nhưng chiều nay hay chiều mai, ông nên mau ít bông vềbiếu bà. Đừng nói Suông:

"Phải, việc đó nên làm", rồi để đó. Phải làm ngay đi. Và xin ông nhớkèm thêm một nụ

cười với vài lời âu yếm. Nếu người chồng Nào cũng đối đãi với vợcách đó thì đâu có

nhiều vụly dịnhưvậy?.

Bạn có muốn biết làm sao cho một người đàn bà mê bạn không? Cái đó Mới tài!

Không phải bí quyết của tôi đâu, mà của bà Dorothy Dix. Một Lần bà phỏng vấn một anh

chàng nổi tiếng có nhiều vợ, đã chiếm được Trái tim và cảvốn liếng nữa của hai mươi

ba người đàn bà. Tôi phải nói rằng Bà phỏng vấn anh chàng ấy ởtrong khám. Khi bà

hỏi anh ta làm sao mà Dụdỗ được nhiều đàn bà nhưvậy thì anh ta đáp: "Thằng khờ

nào mà Chẳng làm được... Thì cứkhen họcho họnghe".

Thuật đó dùng đối với đàn ông cũng có kết quảmỹmãn. Disareli, một Trong những

nhà chính trịkhôn khéo nhất đã nắm vận mạng cả đếquốc Anh, có lần nói: "Gặp một

người cứnói với họvềchính thân họ, họSẽnghe bạn hằng giờ".

Vậy muốn được Thiện cảm của người khác, xin bạn theo quy tắc thứsáu:

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  52

Làm sao cho họthấy cái quan trọng của họ.

Các bạn đọc tới đây đã nhiều rồi. Xin gấp sách lại. Gạt tàn thuốc Trong ống điếu đi.

Và ngay từbây giờngười đầu tiên lại gần bạn cũng Đem thí nghiệm vào họthuật khen

đó đi. Bạn sẽthấy thật là thần hiệu.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  53

Phần Mười Một:

Trong Một Cuộc Tranh Biện

Không Có Người Thắng KẻBại

Trong Một bữa tiệc, ông khách ngồi bên tay mặt tôi quảquyết rằng câu "Có Một vị

thần nắm vận mạng của ta, ta cưỡng lại không được" ởtrong Thánh Kinh. Ông ta lầm.

Tôi biết vậy. Tôi chắc chắn vậy, không ngờvực gì Nữa. Cho nên, đểtỏsựhơn người

của tôi, sựquan trọng của tôi, tôi Tựnhận việc cải chính. Mà có ai cầu tôi cải chính đâu!

Tôi bảo ông Ta rằng câu đó của thi hào Shakespeare. Ôn ta không chịu nhận mình lầm,

Cãi! "Sao? Câu đó mà của Shakespear sao? Không thể được, thật vô lý! Rõ ràng trong

Thánh kinh mà! Tôi biết". Ngồi bên trái tôi là ông Grammond, Bạn cũcủa tôi, ông này đã

nhiều năm nghiên cứu Shakespear. Cho nên Chúng tôi quay lại cùng xin ông

Grammond phân giải xem ai phải ai trái. Ông Grammond đá mạnh vào chân tôi ởdưới

bàn làm hiệu rồi tuyên bố: "Anh Dale anh lầm rồi: ông nói đúng. Câu đó ởtrong Thánh

kinh".

Khi đi vềcùng với ông Grammond, tôi nói:

"Anh biết câu đó của Shakespear mà!"

Ông Grammond trảlời: "Dĩnhiên. Nó ởtrong kịch Hamlet, hồi V, màn II. Nhưng, này

anh, chúng ta là khách trong một cuộc hội họp vui vẻ, tại Sao muốn chứng minh rằng

ông ấy lầm? Có phải làm nhưvậy mà người Ta có thiện cảm với mình đâu? Sao không

đểông ta giữthểdiện một Chút? Ông ta không hỏi ý kiến của anh mà. Tại sao quả

quyết tranh biện Với ông ấy? Đừng gây với ai hết".

"Đừng gây với ai hết". Ông bạn già của tôi nói câu ấy, nay đã khuất, Nhưng lời

khuyên đó, bây giờvẫn còn giúp cho tôi nhiều.

Mà hồi ấy tôi cần có bài học đó vô cùng. Thuởthiếu thời, tôi ham Mê tranh biện với

anh tôi. Ởtrường, không có cuộc tranh biện nào mà Tôi không có mặt. Tôi học phép

luận lý, phép lập luận, sau này tôi Dạy môn biện chứng pháp và tôi phải thú rằng: Ôi!

Mắc cỡthay! Có Lần tôi tính viết một cuốn sách vềmôn đó nữa. Tôi đã có mặt trong

Hàng ngàn cuộc tranh biện và có khi dựcuộc bàn cãi nữa. Và sau vô Sốkinh nghiệm,

tôi nhận thấy rằng cách hay nhất đểthắng một cuộc Tranh biện là tránh hẳn nó đi. Hãy

trốn nó nhưtrốn rắn hổ, hoặc trốn Động đất vậy.

Mười lần thì có tới Chín lần các đối thủ, sau cuộc tranh biện, vẫn tin chắc rằng mình

có Lý.

Trong các cuộc tranh biện không Ai thắng hết. Thực vậy, vì nếu bạn thua... thì là

thua rồi. Và nếu bạn Thắng thì... bạn cũng thua nữa. Tại sao ư? Thì đây! Ví dụbạn

thắng đối Thủcủa bạn một cách rực rỡvà tỏcho người đó thấy rằng y là một Thằng

ngu. Phải, rồi sao nữa? Bạn đã làm thương tổn lòng tựái, lòng Kiêu căng của người ta.

Người ta tức giận lắm vì đã thua bạn. Rồi thì:

Kẻnào bắt buộc nghe ai, luôn luôn vẫn giữý sai của mình.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  54

Bạn biết điều đó chứ?

Trong một công Ty lớn bảo hiểm, tất cảnhân viên phải theo lệnh này: "Không bao

giờ Được tranh biện". Không phải tranh biện mà làm cho người ta tin được. Hai sự đó

không có chút liên lạc gì với nhau hết. Muốn dẫn dụngười, Không phải tranh biện mà

được.

Chẳng Hạn, đã lâu rồi, tôi có một người học trò hiếu thắng lắm, trung hậu Giản dị,

nhưng trời! Thích cãi nhau làm sao! Anh ta làm đại lý cho một Hãng bán cam nhông,

nhưng không thành công, chỉvì anh thích cãi lại những Người anh mời mua xe và làm

cho họphát giận. Anh tranh biện, la ó, không Tựchủ được nữa. Có khách nào dám chỉ

trích xe của anh ư, anh đỏmặt Tía tai lên, chỉmuốn nhào vào bóp cổngười ta. Cái thời

đó, bao giờAnh cũng thắng trong các cuộc tranh biện. Nhưng vềsau, anh thú với tôi:

Than ôi! Biết bao lần ởnhà một khách hàng ra, tôi khoan khoái tựnhủ: "Ta đã làm cho

thằng cha đó phải ngậm câm"... Tôi làm cho họngậm câm, Phải, nhưng tôi chẳng bán

cho họ được chút chi hết.

Công việc thứnhất của tôi không phải là dạy anh ta ăn nói, mà dạy Anh ta giữmồm

miệng. Và bây giờanh ta là một người bán hàng quan Trọng nhất trong công ty Bạch xa

ởNữu Ước. Bây giờanh làm sao? Xin Nghe anh ta nói:

Bây giờ, khi tôi lại Nhà một khách hàng và nếu người đó bảo tôi: "Cái gì? Xe cam

nhông Hãng Bạch xa? Tôi xin chịu. Xe đó dởquá. Cho không tôi, tôi cũng không Nhận.

Tôi, tôi mua xe cam nhông hãng X", thì tôi ngọt ngào trảlời người ấy rằng:

"Thưa ông, xe hãng X tốt lắm. Nếu ông mua xe hãng đó, ông không lầm đâu. Hãng

đó tin cậy được và Chếtạo đồthật tốt".

Nhưvậy ông Ta hết nói gì nữa, không còn lý lẽgì đểtranh biện được nữa. Ông ấy

bảo xe hãng X cừlắm. Tôi đáp: "Chắc chắn vậy". Thì ông phải im Liền. Ông ấy không

thểlặp đi lặp lại suốt cảbuổi chiều câu: "Xe Hãng X rất tốt". Thếlà chúng tôi bỏcâu

chuyện đó và chúng tôi Bắt đầu tảnhững cái tốt, khéo của xe cam nhông Bạch xa của

tôi.

Có một hồi mà một mối hàng chỉtrích hãng tôi nhưtrên kia thì tôi Đã phát điên rồi.

Tôi đã đập nhiều vốvào hãng X của ông ấy rồi Và càng đập thì ông ấy lại càng binh vực

nó. Càng binh vực thì ông ấy lại càng tin chắc rằng xe hãng X tốt hơn các xe khác.

Nghĩtới quá khứcủa tôi, tôi tựhỏi, với tính tình nhưvậy, làm sao Tôi có thểbán

được món hàng gì chứ. Đã phí nhiều năm đểtranh biện, Gây lộn, và tạo ra sựphản

kháng lại mình. Bây giờtôi quyết làm Thinh. Nhưvậy lợi hơn nhiều".

Ông Franklin Đã là khôn khéo, ông nói:

"Mình tranh Biện và cái lẽ, có thểlàm cho người khác ngượng được, nhưng thẳng

Nhưvậy có ích gì đâu, vì không khi nào làm cho người ta thành thật đồng ý với mình

hết".

Vậy xin bạn tựý Lựa lấy: Một đàng thì rực rỡthắng người ta, nhưng vềphương

diện lý Luận, một đàng thì được người ta thành thật đồng ý với mình. Xin lựa Lấy một vì

được cảhai là điều hiếm thấy lắm.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  55

Một tờbáo ởBoston chép lại mộchí ngộnghĩnh sau này:

Đây là nơi an nghĩngàn thu của William Joy.

Y suốt đời hăng hái bênh vực ý kiến của y.

Y có lý trong đời y.

Nhưng có lý hay Vô lý.

Y cũng vẫn chết không hơn, Chẳng kém".

Phải, bạn có lý lắm, Ngàn lần có lý trong khi bạn hăng hái chứng minh đềnghịcủa

bạn. Nhưng Bạn luống công vô ích vì không thểthay đổi ý kiến người khác. Vậy Bạn có

lý hay vô lý rốt cuộc cũng vậy!

Sau nhiều năm hoạt động chính trị, William Mc. Adoo, tổng trưởng thời Tổng Thống

Wilson tuyên bố: "Lý luận không thểnào thắng được một người Ngu hết".

"Một người ngu!" Ông nhũn Nhặn quá, ông Mc. Adoo.

Nhiều năm kinh Nghiệm đã dạy cho tôi rằng không thểnào làm đổi ý kiến của bất Kỳ

một người nào, dù người đó thông minh học thứtới đâu đi nữa! Xin các bạn nghe

chuyện ông F. Parsons, một nhà buôn, tới phòng giấy Một viên chức thu thuế đểkêu nài

vềmột sựtính lộn trong sốthuếCủa ông. Nguyên do là người ta đã đánh thuếvào một

sốtiền chín ngàn Đồng mà ông chưa thâu được và cũng bao giờthâu được vì con nợ

không Trảnổi. Viên thu thuếlạnh lùng đáp: "Cái đó tôi không biết. Đã Khai sốtiền đó thì

phải đóng thuế".

Hai bên cãi lý trong một giờ đồng hồ: Viên thu thuếthì lạnh lùng, Ngạo nghễvà cố

chấp. Ông Parsons dẫn chứng ra cũng vô ích. Càng tranh Biện thì viên thu thuếcàng lỳ.

Sau cùng, ông Parsons thay đổi chiến Thuật và kiếm cách thỏa lòng tựái của viên thu

thuế, ông nói: "Tất Nhiên tôi cũng cho rằng việc của tôi không quan trọng bằng những

việc Khác, gai góc hơn nhiều mà ông thường phải giải quyết. Chính tôi cũng Đã học

chút ít vềthuếmá, quốc khố. Tôi thích môn đó lắm... Nhưng Tất nhiên là tôi chỉhọc

trong sách, còn ông, ông học một cách trực Tiếp, họbằng kinh nghiệm. Có lúc tôi muốn

làm nghềcủa ông. Tôi Sẽhọc thêm được biết bao nhiêu điều".

Xin các bạn nhớrằng ông Parsons thực tình nghĩnhưvậy.

Viên thu thuếtức thời thẳng người lên, dựa lưng vào ghế, kểcho ông Parsons nghe

những chuyện vềnghềcủa ông, những vụgian lận xảo quyệt Mà ông đã khám phá

được. Lần lần lời lẽ, cửchỉhóa ra thân mật, Rồi ông ta kểchuyện vềcon cái ông ta. Khi

ông Parsons ra về, ông ấy Nói đểxét lại yêu cầu và sẽcho hay kết quảra sao. Ba ngày

sau, ông Cho ông Parsons hay là ông miễn cho sốthuế đó, nhưlời ông Parsons xin.

Câu chuyện đó chứng tỏrõ ràng cái nhược điểm thông thường nhất của Loài người

là muốn tỏsựquan trọng của mình ra. Mới đầu viên thu thuếTỏuy quyền của ông một

cách ồn ào. Nhưng khi uy quyền đó đã được ông Parsons công nhận rồi khi ông này

không tranh biện nữa thì ông ta Tươi tỉnh ra, hóa ra nhân từ, dễcảm và tốt bụng như

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  56

những người khác.

Constant, người bồi phòng thân cận nhất của Hoàng ĐếNã Phá Luân thường Hầu

bi da Hoàng Hậu Joséphine. Trong cuốn ký ức về đời tưcủa Nã Phá Luân, ông viết:

"Tuy tôi chơi bi da rất giỏi nhưng tôi cũng cốý nhường Cho Hoàng Hậu thắng tôi, mà

được vậy, Hoàng Hậu rất vui lòng".

Ta nên luôn luôn nhớbài học đó:

Ta hãy đểcho khách hàng, bè bạn, người yêu và bạn trăm năm của ta Thắng ta

trong những cuộc tranh biện nho nhỏmà không tránh được.

Đức Thích Ca nói "Oán không bao giờdiệt được oán, chỉcó tình thương Mới diệt nó

được thôi" Tranh biện không phá tan được sựhiểu lầm. Phải thiệp thế, biết khéo léo, có

lòng hòa giải và khoan hồng, tự Đặt mình vào địa vị đối thủcủa ta mới có thểthu phục

họ được.

Một lần Lincoln khiển trách một sĩquan nhỏtuổi đã tranh biện với bạn. Ông nói

"Người nào đã muốn tu thân tựtiến thì không phí thì giờcãi Vã nhau. Những cuộc gây

lộn đó làm cho tính tình hóa ra khó chịu và Làm mất sựtựchủ đi. Thỉnh thoảng phải biết

nhịn người. Thà nhường Lối cho một con chó còn hơn là tranh nhau với nó đểnó cắn

cho. Vì dù Có giết được nó thì vết cắn cũng không lành ngay được".

Vậy muốn dẫn dụngười khác cho họnghĩnhưmình, bạn phải theo quy tắc Thứ

nhất này:

Cách hay hơn hết đểThắng một cuộc tranh biện là tránh hẳn nó đi.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  57

Phần Mười Hai:

Một Cách Chắc Chắn ĐểGây Oán Thù Tránh Nó Cách

Nào?

Hồi ông Thoedore Roosevelt còn làm Tổng Thống, ông thú rằng trong trăm lần ông

chỉchắc xét đoán đúng được bảy mươi lăm lần là nhiều, khảnăng Của ông không thể

hơn được nữa.

Một Trong những vịcó tài danh nhất của thếkỷhai mươi mà kỷlục tối cao chỉ Được

có bấy nhiêu, thì bọn dung phàm nhưbạn và tôi, còn hy vọng gì Nữa?

Nếu bạn chắc chắn rằng trăm Lần bạn chỉlầm lỡbốn mươi lăm lần thôi, thì bạn còn

đợi gì mà không Lại đóng đô ởWall Street, kiếm hằng triệu bạc mỗi ngày, sắm một

chiếc Du thuyền và cưới một ngôi sao hát bóng? Nhưng nếu bạn lầm lỡnhiều Hơn thì

tại sao lại tựcho cái quyền chê người khác là lầm lỡ?

Bạn có nhiều cách cho người ta hiểu rằng người ta lầm: ví dụmột vẻNhìn, một

giọng nói, một cửchỉnhững cái đó cũng hùng hồn nhưlời Nói vậy. Nhưng người ta có

đồng ý với bạn không? Người ta có vui lòng Chịu nhận người ta lầm không? Không! Vì

bạn đã đập một vốngay vào Trí khôn, vào óc xét đoán, lòng tựái của người ta. Nhưvậy

là bạn Xúi người ta phản kháng lại, chớkhông phải giúp người ta đổi ý kiến. Bạn đã xúc

phạm người ta, thì dù có đem cảkhoa lý luận của Platon Hay Emmanuel Kant đổlên

đầu người ta bạn cũng chẳng thếnào thay đổi ý kiến của người ta được.

Đừng bao Giờmở đầu câu chuyện nhưvầy: Tôi sẽchứng minh cho ông điều đó...

Tôi sẽchứng rõ rằng... Nhưvậy tức là nói: "Tôi khôn hơn ông. Tôi Sẽlàm cho ông đổi

ý".

Bạn đã thách Đốngười ta. Bạn gây ra sức phản kháng và xúi giục người ta tranh

đấu Với bạn trước khi bạn bày tỏquan niệm của bạn.

Trong những trường hợp thuận tiện nhất, cũng đã khó mà sửa được ý Kiến của

người khác. Vậy thì tại sao lại còn dựng thêm trởngại nữa? Tại sao lại mua lấy cái bất

lợi cho mình?

Muốn chứng minh điều gì, phải lập luận một cách kín đáo, đừng cho người Nhận

thấy chủý của ta. Phải khéo léo lắm, tếnhịlắm, đừng cho ai Đoán được bạn muốn đưa

người ta đến đâu.

Bạn nên theo lời khuyên sau này của một thi nhân:

Dạy bảo mà đừng có vẻdạy bảo.

"Giảng Một mới mà nhưnhắc lại một điều đã quên rồi".

Lord Chesterfiel nói với con:

"Con nên Khôn hơn những trẻkhác, nếu có thể được nhưng đừng cho chúng biết

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  58

Con hơn chúng".

Bây giờtôi gần nhưKhông tin một chút nào những điều mà hai mươi năm trước tôi

tin, trừbảng Cửu chương ra. Mà chưa chắc. Khi đọc những thuyết của Einstein, tôi sinh

Ngờcảbảng cửu chương là không đúng nữa. Trong hai mươi năm nữa, có Lẽtôi không

còn tin tới nửa lời tôi đã nói trong cuốn sách này. Ý kiến của tôi không còn vững vàng

nhưhồi trước nữa. Socrate xưa thường Nhắc đi nhắc lại cho đệtử ởAthènes: "Thầy chỉ

biết chắc có một điều Này là thầy không biết chi hết".

Làm Sao bây giờ? Tôi không dám khoe rằng tôi giỏi hơn Socrate, cho nên tôi Đã

chừa, không dám chê ai là lầm nữa. Và nhưvậy tôi thấy lợi vô Cùng.

Nếu một người cho một điều là Đúng trong khi bạn cho nó là sai, dù bạn có biết

chắc rằng nó sai đi Nữa, thì bạn cứnói nhưvầy:

Tôi không Đồng ý với ông, nhưng tôi có thểlầm được. Tôi vẫn thường lầm... Nếu

Tôi lầm, tôi sẽ đổi ý kiến... Vậy chúng ta cùng xét lại xem sao nhé?. Nhưvậy chẳng hơn

ư?

Những câu nhưVầy thật là thần diệu:

"Tôi có thểLầm được... Chúng ta cùng xét lại xem..". Không có một người nào nghe

Những lời đó mà giận dữ được!

Xét Lại sựkiện, là một phương pháp khoa học. Tôi đã có một lần phỏng Vấn

Stefanson, nhà thám hiểm mười một năm ởgần địa cực, trong sáu năm ăn toàn Thịt bò

và uống nước lạnh. Ông ấy tảcho tôi nghe một cuộc thí nghiệm Mà ông đã làm. Tôi hỏi

thí nghiệm nhưvậy đểchứng minh điều chi. Không Khi nào tôi quên được câu trảlời

này của ông: "Một nhà khoa học Không bao giờdám chứng minh một điều chi hết. Chỉ

gắng sức tìm kiếm Những sựkiện đã xảy ra thôi".

Ai Cấm các bạn bắt chước các nhà thông thái? Nếu bạn saÜn sàng nhận Rằng bạn

có thểlầm được thì khỏi lo gì hết. Vì tuyên bốnhưvậy là Tránh trước được các cuộc

tranh biện, và làm cho đối phương nảy lòng Công bằng, vô tư, rộng rãi cũng nhưbạn,

nghĩa là tựnhận rằng cũng Có thểlầm lỡnhưbạn được.

Nếu bạn Biết chắc rằng người ta lầm mà bạn nói thẳng ngay ra, thì sẽra sao? Đây,

thí dụdưới này cho bạn thấy.

Ông S, một luật sưcòn nhỏtuổi ởNữu Ước, mới cãi tại tòa Thượng Thẩm Nữu

Ước trong một vụkiện lớn. Trong phiên nhóm, một thẩm phán Hỏi ông S.: "Trong luật

hàng hải, thời hạn tiêu diệt thẩm quyền là Sáu năm phải không?" .

Ông S. đương Cãi, ngừng lại, ngó trân trân vịthẩm phán rồi buột miệng: "Kính Ngài,

Trong luật hàng hải không có thời hạn tiêu diệt thẩm quyền".

Sau ông S. kểlại: "Lúc đó, trong phòng im lặng nhưtờ, không khí lạnh Ngắt như

băng. Ông thẩm phán lầm. Tôi đã chứng tỏrằng ông ấy lầm. Nhưvậy đâu phải cách lấy

lòng ông và làm cho ông nghe theo lý luận Của tôi. Tôi chắc chắn cứ đúng luật thì tôi

phải thắng trong vụkiện Đó và lần đó tôi cãi hùng hồn hơn bao giờhết. Vậy mà tôi thua.

Tôi Đã mắc phải một lỗi không sao tha thứ được là đã chỉcho một vịrất Có danh và học

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  59

rất rộng rằng ông ta lầm".

Rất ít người xét đoán một cách hoàn toàn khách quan và sáng suốt. Phần đông

chúng ta đầy thành kiến và thiên vị. Phần đông chúng ta bịLòng ghen tuông, nghi ngờ,

sợsệt, ghanh ghét va kiêu căng làm mù quáng. Lại thêm người ta phần nhiều không

muốn thay đổi ý kiến, dù là ý Kiến vềtôn giáo, vềchính trịhay vềmột hiệu xe, một tài tử

hát Bóng. Cho nên trong khi nói chuyện, nếu bạn có tánh hay nhắc đi nhắc Lại cho một

người nghe rằng họlầm, thì xin bạn mỗi buổi sáng, quỳGối tụng đoạn sau này, rồi hãy

điểm tâm. Đoạn đó trích trong cuốn "Luyện Tinh thần" của giáo sưJames Harvey

Robinson:

Chúng ta thường tựnhiên thay đổi ý kiến dễdàng mà không cảm động Chút chi hết.

Nhưng nếu ai chỉtrích rằng ý kiến ta lầm, thì chúng ta Sẽthấy bẽvà phản kháng lại liền.

Thật chúng ta nhẹdạvô cùng Khi tin chắc một điều gì, nhưng có ai tỏý muốn bắt ta rời

bỏ điều Tin tưởng đó đi, là ta binh vực nó một cách giận dữ, tàn bạo. Tất Nhiên là ta

hành động nhưvậy, không phải vì quý báu gì những ý tưởng Đó đâu, mà chỉvì lòng tự

ái của ta bị đe dọa. Hai tiếng "của tôi" Trong công việc sinh nhai của loài người, là

những tiếng quan trọng nhất, Và khi biết suy tính đến hai tiếng đó, là biết khôn vậy. Dù

là bữa ăn "của tôi", con chó "của tôi" hay nhà "của tôi", cha "của tôi", nước "của tôi".

Trời "của tôi", cái "của tôi" nào cũng có mãnh lực nhưNhau hết.

Chúng ta giận khi người ta Bảo đồng hồcủa chúng ta chậm, xe chúng ta cổ, điều đó

đã đành, mà Chúng ta còn giận khi người ta cho rằng những quan niệm của ta vềngôi

Hỏa tinh, vềcông dụng của một vịthuốc, hoặc vềvăn minh Ai Cập là Sai nữa... Chúng

ta thích sống trong những tin tưởng mà chúng ta đã quen Nhận là đúng rồi. Có ai chỉ

trích những quan niệm đó, tức thì ta phản Động lại, kiếm đủlý lẽ đểbênh vực chúng.

Tóm lại, gọi là lý luận, Chứkỳthực chúng ta chỉtưởng tượng ra những lý lẽ đểgiúp ta

cốGiữnhững thành kiến cũcủa ta thôi.

Tôi nhớcó lần đặt làm những tấm màn ren đểtrang hoàng trong nhà. Làm rồi, ít lâu

sau mới tính tiền, tôi phải trảmột giá cứa cổ.

Sau đó vài bữa, một bà bạn lại chơi, tôi chỉnhững tấm màn, vô tình Nói giá nữa. Bà

ta lên giọng đắc thắng: "Giá đó sao? Họlừa ông rồi. Gì mà dữtợn vậy?" .

Quảcó vậy. Nhưng Sựthực đó tôi không thích nghe chút nào cả. Tôi rán tựbào

chữa. Tôi bảo bà bạn tôi rằng đồtốt không bao giờ đắt hết, và muốn có Những đồ

thượng hạng, có mỹthuật mà trảgiá nhưgiá "bán sôn" thì Được đâu, vân vân...

Hôm sau, một bà Khác lại coi những tấm màn đó, ngắm nghía, tấm tắc khen và tiếc

không Có tiền sắm nổi. Tức thì sựphản động của tôi trái ngược lại hẳn, Chắc các bạn

đoán được. Tôi đáp: "Nói thật ra tôi cũng vậy, không Đủtiền dùng thứxa xỉphẩm đó, nó

đắt quá. Đáng lẽkhông nên mua Thì phải".

Khi ta có lỗi, ta có thểNhận lỗi riêng với ta. Chúng ta có thểnhận lỗi với người khác

nữa, Nếu họbiết ngọt ngào khôn khéo nghe ta nói. Tại sao vậy? Tại ta được Tự đắc

rằng đã thành thật và can đảm tựthú. Nhưng nếu người ta bắt Chúng ta nuốt cay mà

nhận lỗi thì lại khác hẳn.

Horace Greely, một nhà xuất bản có danh trong thời Nam Bắc chiến tranh, Phản

kháng kịch liệt chính sách của Lincoln. Ông dùng đủcách chỉtrích, Dọa dẫm, trào

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  60

phúng, hằng tháng, hằng năm nhưvậy, hy vọng ông Lincoln Sẽphải đổi chính sách...

Nhưng đã phí công công kích và đã hoàn toàn Thất bại. Những lời phúng thích, chửi

mắng không làm cho người khác Đổi ý họmà theo ý mình bao giờ.

Nếu Bạn muốn tu thân, tập tựchủvà làm cho người khác tin theo mình thì Hãy đọc

cuốn tựthuật của Benjamin Franklin, một cuốn sách đọc rất Mê và được liệt vào những

tác phẩm cổ điển bực nhất của Mỹ. Trong Cuốn đó, Franklin kểchuyện ông thắng được

tính khả ốthích chỉtrích Tranh biện chuyện của ông ra sao, đểthành một nhà ngoại

giao dịu dàng Nhất, hoàn toàn nhất trong lịch sửnước Mỹ.

Hồi ông Franklin còn nhỏ, thô lỗvà vụng về, một ông bạn già dạy Cho ông những

chân lý nghiêm khắc này:

"Ben mầy thiệt khó chịu. Ai không đồng ý với mày thì mày có giọng cứng Cỏi với ta.

Mầy phản đối người ta nhưtát nước vào mặt người ta vậy. Cho nên người ta trốn mầy

hết; không ai chỉbảo chi cho mầy hết, vì vô ích. Vậy thì làm sao kiến thức hẹp hòi của

mày có cơhội mởmang được".

Tuy bịmắng nhưtát nước vào mặt, nhưng ông Franklin óc đã già giặn Và khôn, hiểu

rằng nhưvậy là đáng, và ông nghe lời, tựsửa tính ngay Đểtránh những thất bại tai hại

sau này.

Ông nhất định từ đó không chống lại ý kiến ngưòi nữa. Không dùng Cảnhững chữ

có ý nghĩa quá quyết như"chắc chắn", "không ngờgì cả", V.v.. mà dùng những chữ

mềm mỏng hơn như"tôi thấy" "tôi tưởng", "tôi Hiểu rằng"... Có ai xét đoán lầm lộn trước

mặt ông thì ông tựkìm chế, Để đừng hăng hái chỉtrích người đó nữa, và ông bắt đầu

nói với người Đó rằng trong những trường hợp khác thì ý kiến người đó đúng, trong

Trường hợp này theo ông, có lẽhơi khác v.v...

Ông thấy liền những lợi của thái độnhưvậy: nói chuyện với người Khác thấy vui

hơn, ý kiến của ông được người khác công nhận ngay, và Khi ông lầm lỗi thì không ân

hận nhiều nữa, đối thủcủa ông chịu bỏQuan niệm của họ đểtheo quan niệm của ông.

Phương pháp đó mới đầu trái hẳn với bẩm tính của ông, vậy mà tập Luyện lâu thành

thói quen. Nhờnó và cũng nhờsựthanh liêm, nghiêm Chính của ông mà ông được

quốc dân ủng hộ, khi ông đềnghị đặt những Chế độmới, thay thếchế độcu, lại được

uy tín lớn trong cuộc hội Họp trước công chúng, tuy ông diễn thuyết rất dở, lúng túng,

không Hùng hồn chút nào. Rốt cuộc người ta tin theo ông hết.

Trong những sựgiao thiệp vềthương mại, phương pháp của Benjamin Franklin Có

kết quảtốt không? Đọc chuyện sau này bạn sẽbiết:

Ông S. cậy ông Mahoniey chếtạo một kiểu máy mới, dùng trong kỹnghệDầu lửa.

Ông Mahoniey vẽbản đồán, đưa ông S. coi, ông này bằng lòng. Ông Mahoniey bèn

cho thợkhởi công. Nhưng rầy rà thay, ông S. lại đưa Đồán đó cho bạn bè coi. Họchê

bai đủthứ: cái này rộng quá cái Kia ngắn quá... quá thếnày, quá thếkhác. Họgiày vò

ông S, tới nỗi ông này hoảng lên, gọi điện thoại bảo ông Mahoniey rằng không chịu

Nhận kiểu máy đó đâu.

Ông Mahoniey Xem xét lại kỹlưỡng kiểu máy, tin chắc rằng nó hoàn toàn, và ông S,

cùng bạn bè ông ta chẳng biết chút gì hết, chỉtrích bậy. Nhưng ông Mahoniey không nói

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  61

ra vậy, sợmất lòng, mà lại thăm ông S.

Mới trông thấy tôi, ông Mahoniey nói, ông S nhảy chồm chồm lên, vừa Chạy lại tôi

vừa giơquả đám vừa la, mạt sát máy của tôi rồi kết Luận:

"Bây giờông tính ra sao đây?"

Tôi rất bình tĩnh đáp rằng ông ấy muốn ra sao thì tôi sẽlàm nhưvậy. "Ông trảcông

tôi, vậy tựnhiên tôi phải làm vừa ý ông. Nhưng phải Có người chịu trách nhiệm trong vụ

này chứ? Nếu ý của ông hay thì xin ông vẽbản đồán khác đi, tuy tôi đã bỏra hai ngàn

đồng đểbắt đầu Làm máy của tôi rồi, tôi bằng lòng bỏsốtiền đó đi, làm lại máy Khác

cho ông, để được vừa ý ông. Nhưng tôi xin nhắc lại, nếu ông nhất Định đòi thay đổi thì

ông phải chịu trách nhiệm trong sựrủi ro, máy Hưchạy không được. Còn nhưtôi, tôi

vẫn nghĩrằng kiểu tôi tốt, nếu ông đểcho tôi làm theo kiểu đó, thì tất nhiên tôi phải gánh

lấy hết Cảtrách nhiệm".

Trong khi tôi nói ông S. bình tĩnh lại lần lần và khi tôi ngưng, ông bảo tôi "Được. Thôi

Cứtheo ý ông. Nhưng nếu hưhỏng thì mặc ông!".

Chẳng những máy không hưhỏng chút chi hết mà lại còn tốt lắm... và ông S. hứa

mùa sau sẽ đặt làm hai cái máy nhưvậy nữa.

Khi ông ta chạy lại cựtôi, đưa quả đấm trước mặt tôi bảo rằng tôi Chẳng biết chút

chi vềmáy hết, tôi dằn lòng lắm mới khỏi gây lộn Với ông và tựbênh vực. Nhưng sự

nén lòng đó đã có kết quảtốt. Nếu không nhưvậy chúng tôi sẽkiện nhau, tôi sẽmất tiền

và làm Cho một khách hàng tốt hóa ra kẻthù của tôi. Tôi quảquyết rằng Không khi nào

được bảo người khác lầm hết. Phương pháp đó nguy hiểm Lắm.

Lời khuyên đó không mới mẻgì. Mười chín thếkỷtrước, Đức Ki Tô nói: "Con hãy

mau mau theo ý kiến Đối thủcủa con đi".

Nghĩa là: Đừng Tranh biện với người khác, dù người đó là khách hàng, hay là bạn

trăm Năm, là kẻthù của mình. Đừng chỉcho người ta thấy rằng người ta lầm Lẫn, đừng

làm cho người khác tức giận, trái lại phải biết khôn khéo.

Hai năm trước Thiên Chúa giáng sinh, một ông vua Ai Cập nói nhỏvới Con ông như

vầy "Phải khôn khéo, biết ngoại giao, con nhưvậy đạt được Mục đích dễdàng hơn".

Chúng ta bây Giờcần lời khuyên đó lắm.

Vậy muốn Cho người khác theo ý mình, xin bạn nhớquy tắc thứhai sau này:

Phải trọng ý kiến của người khác

Đừng bao giờchê ai là lầm hết.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  62

Phần Mười Ba:

Quá Tắc Quy Cung

Tôi ởtại một vùng ngoại ô kếcận Nữu Ước. Nhưng gần ngay nhà tôi có Một khu

rừng hoang, cứmùa xuân tới thì các bụi cây trổ đầy bông trắng, Loài sóc sanh sản trong

đó và có loại cúc dại mọc cao hơn đầu ngựa. Nơi đó kêu là lâm viên. Tôi thích dắt con

chó nhỏcủa tôi lại nơi Đó dạo chơi. Con Rex hiền và dễthương. Vì nơi đó vắng người

nên tôi Cho nó chạy nhảy tựdo, không bịxích, cũng không bị đai mõm.

Một hôm tôi gặp một người hiến binh cưỡi ngựa, có vẻmuốn làm oai Lắm. Người ấy

hỏi tôi bằng một giọng xaÜng:

Tại sao đểchó chạy nhưvậy, không có xích, cũng không có đai mõm gì Hết? Không

biết rằng điều đó cấm sao?

Tôi ngọt ngào đáp lại:

Có, tôi biết, Nhưng ởchỗvắng người này tôi tưởng vô hại.

A thầy tướng! Thầy tướng! Luật pháp không cần biết thầy tướng ra sao Hết. Con vật

đó có thểgiết một con sóc hay cắn một đứa nhỏ! Lần Này tôi bỏqua cho, lần sau tôi bắt

được nữa thì tôi bắt buộc phải Làm biên bản đưa thầy ra tòa".

Tôi Ngoan ngoãn hứa sẽvâng lời.

Và tôi Giữlời được... trong vài ngày. Con Rex không chịu đeo đai mõm. Tôi tính Thử

làm càn một lần nữa xem sao. Êm được trong một thời gian. Rồi một Buổi chiều, mới

leo lên ngọn một gò nhỏ, tôi hoảng lên, vì thình lình Thấy tượng trưng của luật pháp

nghiêm khắc là chú hiến binh bữa nọ, Lần này cưỡi ngựa hồng, mà con Rex của tôi

chạy thẳng tới chú ta.

Lần này thì "bị" rồi. Tôi biết vậy. Cho nên không đợi chú ta gọi tôi Lại, tôi vội vàng xin

lỗi trước.

"Dạ, Lần này tôi bịbắt tại trận. Tôi không có gì đểchữa lỗi hết. Tuần Trước thầy đã

giao hẹn rồi, hễbắt gặp lần nữa thì thầy phạt".

Người hiến binh đáp bằng một giọng từtốn:

Phải... chắc chắn rồi... Nhưng tôi cũng hiểu thầy. Ởchỗvắng người ai Mà không

muốn thảchó nhưcon chó nhỏnày cho nó tựdo chạy một chút.

Dạ, ai cũng muốn nhưvậy... nhưng dù sao thì cũng là điều cấm.

Ồ;! Con vật nhỏnày mà làm hại ai được?

Dạ, nhưng nó có thểcắn chết các con sóc được!

Thôi thầy, đừng làm lớn chuyện! Bây giờtôi chỉcho thầy. Cho con nhỏNày chạy lại

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  63

đàng xa kia đi, cho khuất mắt tôi... Rồi thì thôi, không Sao hết!

Chú hiến binh đó chỉlà người Nhưnhững người khác: muốn tỏcho người ta thấy sự

quan trọng của mình. Cho nên khi tôi buộc tội tôi rồi thì chú chỉcòn mỗi một cách giữ

Lòng tựtrọng là tỏmột thái độkhoan hồng.

Ví thửtôi đã kiếm cách tựbào chữa thì sẽxảy ra sao? Sẽtranh biện Và rồi rốt cuộc

ra sao, bạn đã biết. Đằng này, tôi không gây sựgì Hết. Tôi nhận ngay rằng chú ấy hoàn

toàn có lý mà tôi thì hoàn toàn Có lỗi. Tôi vui vẻvà thẳng thắn nhận ngay nhưvậy. Cho

nên câu chuyện êm thấm. Tôi bênh vực quan điểm của chú ấy thì tất chú ấy bênh vực

Quan điểm của tôi. Thành thửlần trước chú ấy dọa phạt tôi, mà lần Này thật là tửtếvới

tôi.

Khi chúng Ta biết rằng chúng ta đáng bịphạt, thì can đảm nhận lỗi trước ngay đi,

Chẳng hơn ư? Mình tựkhiển trách mình chẳng hơn đểngười khác mắng mình ư?

Vậy biết trước người khác thếNào cũng nói những lời khó chịu với mình, thì mình tự

đem lời đó trách Mình đi, và người ta sẽkhông làm gì mình được nữa. Nhưvậy thì 100

lần, Có tới 99 lần, người ta sẽ đại lượng, khoan hồng với mình, nhắm mắt Bỏqua hết

nhưchú hiến binh ởLâm viên trên kia.

Ferdinand E Warren, chuyên vềquảng cáo cũng dùng phương pháp đó để được

Lòng một khách hàng khó tính. Ông ấy nói:

Làm nghềcủa tôi phải đứng đắn, đúng hẹn. Một vài nhà xuất bản muốn Rằng những

bức quảng cáo họ đặt phải làm liền. Nhưvậy có lầm lẫn Một chút cũng không sao.

Nhưng tôi biết một nhà xuất bản nọtìm được Một tiểu tiết nào đểchỉtrích thì thích lắm.

Tôi nhiều khi ởphòng ông ấy ra về, ngán vì những lời chỉtrích của ông thì ít, mà ngán vì

Điệu bộcủa ông thì nhiều. Mới rồi, làm xong một công việc gấp, tôi Gởi ông ấy coi. Ông

kêu điện thoại mời tôi lại vì có chỗhỏng. Tôi Chạy lại. Nỗi lo âu của tôi quảkhông sai:

Trong cái vẻcủa ông nghịch Tôi, tôi còn thấy cái vẻkhoái chí, vì gặp được dịp chỉtrích

tôi. Ông Hầm hầm hỏi tôi sao lại làm nhưvầy, nhưvầy...

Đây là dịp thực hành những quy tắc tôi đã học được. Tôi đáp: "Thưa ông, ông trách

rất đúng, tôi có lỗi và không có gì tựbào chữa hết. Tôi làm việc với ông đã lâu, đáng lẽ

phải biết làm vừa ý ông mới Phải. Tôi tựthấy xấu hổ".

Tức thì ông tựkiếm những lẽ đểbênh vực tôi:

Phải... nhưng, nghĩkỹ, lỗi đó cũng không nặng gì, chỉlà...

Tôi ngắt lời: "Bất kỳlỗi lớn hay nhỏcũng có thể đưa tới những kết Quảtai hại nhất.

Vảlại trông thấy những lầm lỡ, khó chịu lắm".

Ông ấy muốn nói mà tôi không đểông nói. Tôi thấy thích lắm. Lần Đầu tiên trong đời

tôi, tôi tựbuộc tội tôi mà thú vịchứ! Tôi tiếp:

Đáng lẽtôi phải cò ý tứmột chút. Ông giao việc cho tôi đã nhiều Lần, tôi không làm

vừa lòng ông được thì lỗi vềtôi. Đểtôi mang Vềvẽlại hết.

Đừng! Đừng! Không Bao giờtôi bắt buộc ông nhưvậy.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  64

Rồi ông ấy khen công việc của tôi, chỉmuốn sửa đổi lại chút xíu thôi, Và cái lỗi nhỏ

đó cũng chẳng làm tốn công tốn của gì, xét kỹnó Chỉlà một chi tiết... một chi tiết không

quan trọng.

Sựvội vàng tựbuộc tội của tôi đã làm cho ông chưng hửng, hết giận. Sau cùng ông

mời tôi ởlại dùng bữa, đưa cho tôi một tấm chi phiếu Và đặt tôi là một bức vẽkhác

nữa".

Bất kỳthằng khùng nào cũng tựbào chữa cho mình được mà những thằng Khùng

đều làm nhưvậy hết. Nhưng biết nhận lỗi của mình là biết vượt Lên trên bọn người

thường và biết một nỗi vui cao thượng hiếm có. Cho nên một ký sự đẹp nhất trong lịch

sửlà hồi đại tướng Lee, trong Cuộc Nam Bắc chiến tranh, tựnhận lỗi vì ông mà đạo kị

binh của tướng Pickett phải thất bại trong cuộc tấn công tại Gettysburg.

Cuộc tấn công đó là một lỗi lầm đã làm đỗmáu nhiều nhất trong đời Cầm quân rất

anh hùng và rực rỡcủa Lee. Ông biết rằng sựthất bại Đó sẽlàm cho quân phương

Nam do ông chỉhuy không sao thắng được quân Phương Bắc nữa và sẽphải hoàn

toàn tan nát. Ông thất vọng tới nỗi ông xin từchức và xin cho "một người khác trẻhơn,

tài giỏi hơn" thay ông. Nếu ông trút trách nhiệm cuộc chiến bại đó thì ông thiếu gì lý Lẽ:

nhưvài người đoàn trưởng đã bỏông... kỵbinh tới trễquá v.v.

Nhưng Lee, rất cao thượng, không chịu đổlỗi cho kẻkhác. Trong khi quân Của

Pickett bại trận, và bịthương nặng trởvề, ông phi ngựa đi đón Và thú: "mọi sự đều do

lỗi của tôi cả... Chỉmột mình tôi chịu trách Nhiệmvềcuộc chiến bại này thôi". Thật là cao

thượng.

Trong lịch sửít thấy những đại tướng có can đảm và đại lượng đểtựNhận lỗi như

vậy.

Elbert Hubbard, một Trong những nhà viết chuyện hằng ngày đặc sắc nhất đã làm

cho người Ta say mê, thường bịngười ta oán dữvì những bài chỉtrích của ông nhưng

Nhờông khéo léo cho nên thường khi kẻthù của ông lại thành bạn Thân của ông.

Có lần một đọc giảNóng tính viết thưcho ông rằng không đồng ý với ông vềbài ông

viết Kì trước, và dùng những danh trừkhông đẹp đẽgì đểtặng ông. Ông Trảlời bằng

mấy dòng sau này:

NghĩKỹ, tôi cũng không đồng ý với tôi vềbài đó. Có lẽhôm nay tôi Không thích

những bài tôi đã viết ngày hôm qua nữa. Tôi sung sướng Được ông cho biết ý kiến. Lần

sau, nếu ông đi ngang, xin mời ông vô Chơi, chúng ta bàn luận vềchuyện đó.

Chân thành kính chúc...

Còn có cách Gì chê bai một người có giọng mềm mỏng nhưvậy nữa?

Học viên theo lớp giảng của tôi phải thi một bài kỳdị. Mỗi người Phải đểcho các

bạn xét đoán mình. Những bạn này phải thành thực nói Cho người đó biết có chỗnào

đáng ưa, chỗnào đáng ghét: Những lời Nhận xét đó phải viết lên giấy và không ký tên,

nhưvậy tựdo tỏHết những ý nghĩthầm kín nhất của mình được.

Sau khi dựthi kỳ đó, một thanh niên lại kiếm tôi, thất vọng. Các bạn Anh ta chỉtrích

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  65

anh ta không tiếc lời: nào là tự đắc quá, hách dịch, ích kỷ, xấu bạn, có óc phản động,

đáng tống cổra khỏi lớp.

Buổi học sau, "tội nhân" đó đứng dậy, nhìn thẳng vào các bạn, đọc Lớn tiếng những

lời chửi đó của họ. Nhưng anh dằn lòng, không mạt Sát lại những kẻ đã xửtội anh, mà

nói:

"Các bạn, tôi biết rằng tôi không dễthương chút nào hết, tôi không Còn ngờgì về

điều đó. Đọc những lời chỉtrích của anh em, tôi buồn Lắm, nhưng nó có ích cho tôi. Nó

đã làm cho tôi bớt tựphụ, đã cho Tôi một bài học tốt. Xét cho cùng, tôi chỉlà một người

cần được Tình thương yêu cũng nhưmọi người khác. Các bạn chịu giúp tôi không?

Chiều nay các bạn có chịu viết cho tôi ít hàng thành thật chỉcho tôi Cách phải làm sao

đểsửa mình không? Tôi sẽhết sức tu tỉnh lại".

Không phải anh ấy diễn kịch đâu. Lòng anh thành thật cho nên làm cảm Động tất cả

thính giả. Tất cảnhững người mà 8 ngày trước muốn đem "hành hình" anh thì bây giờ

bênh vực anh nhiệt liệt, khen lòng chân thành, Khiêm nhượng của anh, sựhăng hái sửa

mình của anh. Họkhuyến khích Anh, khuyên anh và thú rằng đã có nhiều thiện cảm với

anh.

Nhưtrong Thánh kinh đã nói: "Câu trảlời nhã nhặn của anh đã làm cho Nguôi mọi

sựgiận dữ".

Khi biết chắc Rằng chúng ta có lý, chúng ta phải rán ngọt ngào và khéo léo tỏý Kiến

của ta với người khác. Nhưng khi chúng ta lầm mà sự đó thường Có lắm, nếu ta thành

thật với ta thì chúng ta phải vui vẻnhận lỗi Liền. Chẳng những sẽcó kết quảbất ngờmà

nhưvậy lại còn vui hơn Là kiếm cách tựbào chữa cho mình.

Xin bạn nhớkỹphương ngôn say này: "Nếu phản kháng lại thì có được Cũng không

bỏvào đâu. Còn cứnhận đi thì được nhiều hơn cái mình muốn Nữa".

Vậy muốn cho người khác theo ý kiến mình, xin bạn nhớquy tắc thứba sau này:

Khi bạn lầm lỡ, hãy vui lòng nhận lỗi ngay đi.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  66

Phần Mười Bốn:

Do Trái Tim SẽThắng Được Lý Trí

Khi Bạn giận dữai, trút được cơn thịnh nộlên đầu người đó, bạn thấy Hảdạlắm...

nhưng người ấy cảm thấy gì lúc đó? Hài lòng nhưbạn không? Và cái giọng gây gổ, thái

độcừu thịcủa bạn có làm cho người ấy Muốn hòa giải với bạn không?

Woodrow Wilson nói: Nếu bạn đưa hai quả đấm ra nói chuyện với tôi, thì bạn có Thể

tin chắc rằng tôi cũng đưa ngay hai quả đấm ra với bạn liền. Nhưng Nếu bạn nói: Chúng

ta hãy ngồi xuống đây và ôn tồn nói chuyện với Nhau. Vì ý kiến chúng ta khác nhau, cho

nên phải rán tìm nguyên nhân Chỗbất đồng đó, nếu bạn nói nhưvậy, thì chúng ta sẽ

thấy ngay rằng ý kiến của chúng ta rốt cuộc không khác xa nhau lắm, những chỗbất

Đồng ý rất ít, còn những chỗ đồng ý thì nhiều, và nếu chúng ta thật Tình và kiên tâm

muốn hòa giải với nhau thì cũng dễ.

Không ai hiểu rõ sựxác đáng của những lời nói đó bằng John D. Rockefeller. Năm

1915, Rockefeller là người bịnhiều người oán nhất ởmiền mỏColorado. Từhai năm

rồi, xứ đó bịtàn phá vì một vụ đình công làm đổmáu nhiều Nhất trong nền kỹnghệcủa

Mỹ. Những thợmỏtrong Công ty Nhiên liệu Và Kim thuộc ởxứColorado do ông

Rockefeller giám đốc quyết liệt đòi Tăng lương. Dụng cụvà nhà máy bịphá phách,

người ta kêu lính tới, Sinh ra một cuộc đổmáu, và nhiều thợ đình công ngã gục dưới lằn

đạn. Trong tình hình khẩn trương nhưvậy, trong không khí bừng bừng thù oán Đó,

Rockefeller quyết lấy lòng những kẻphản động và giải hòa với Họ. Ông làm cách nào

mà thành công? Thì đây, giải pháp của ông:

Sau khi mất hàng tuần cổ động ráo riết trong bọn thợ đểmởsaÜn con Đường hòa

giải, ông diễn thuyết trước đám thợ đình công. Bài diễn Văn đó là một trứtác có kết quả

lạlùng. Nó dẹp được những làn Sóng thù nghịch bao vây ông, đang muốn nhận ông

xuống và làm cho một Số đông thợtheo ông. Ông giảng giải với họmột cách thân mật,

khéo Léo đến nỗi thợ đình công trởlại làm việc mà không hềnhắc tới Sựxin tăng lương

nữa, mặc dầu trước kai họchiến đấu dữtợn nhưthế.

Dưới đây, tôi sẽchép lại đoạn đầu bài diễn vào tuyệt đó. Bạn sẽThấy thiện cảm,

nhiệt tâm và hảo ý chói lọi trong đoạn đó.

Xin bạn nhớrằng Rockefeller nói với những người mà mấy hôm trước đòi Treo cổ

ông cho kỳ được. Vậy mà giọng của ông dịu dàng, nhỏnhẹ, thân Mật hơn là nói với các

nhà truyền giáo nữa. Trong bài đầy những câu Tươi tựa hoa, nhưnhững câu này:

Tôi Lấy làm vinh dự được ởtrong nhóm anh em, tôi đã lại thăm gia đình anh Em,

chúng ta gặp nhau ở đây nhưnhững bạn thân... tinh thần hiểu biết Lẫn nhau... quyền lợi

chung... tôi được tới đây là nhờthịnh tình của Anh em...

Bài diễn văn bắt đầu nhưVầy:

Ngày hôm nay là một ngày vinh Dựtrong đời tôi. Lần này là lần thứnhất tôi được

cái vui và cái May mắn gặp hết thảy những người thay mặt nhân viên trong công ty lớn

Của chúng ta, các vịquản lý, các vịchỉhuy, và xin anh em tin chắc rằng Tôi lấy làm hân

hạnh được có mặt ở đây và sẽnhớcuộc hội họp Này suốt đời tôi. Nếu cuộc hội họp này

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  67

xảy ra hai tuần lễtrước thì Tôi đối với phần nhiều anh em cũng nhưmột người dưng

thôi. Nhưng vì Mới một vài ngày nay, tôi đã đi thăm hết các mỏ ởphương Nam, trò

Chuyện với các người thay mặt anh em, cho nên chúng ta hôm nay gặp nhau ở đây,

không phải nhưthù nghịch nhau, mà nhưchỗbạn thân và chính Nhờcái tinh thần thân

mến nhau đó mà tôi thấy sung sướng được bàn Với anh em vềquyền lợi chung của

chúng ta.

"Thật chỉnhờthịnh tình của anh em mà tôi được có mặt trong cuộc họp Giữa các vị

giám đốc của công ty và các vịthay mặt cho nhân viên, Vì tôi không có cái may được ở

trên nhóm trên hay nhóm dưới. Vậy mà Tôi thấy tôi liên kết mật thiết với anh em, vì, tuy

đại diện cho chủNhân, tôi còn thay mặt tất cảnhững người làm công nữa".

Nghệthuật làm cho kẻthù trởnên bạn thân, đến nhưvậy là tuyệt Khéo.

Ví thửRockefeller đã lựa một Chiến thuật khác, đã công kích các thợmỏ, quát vào

tai họtất cảNhững sựthật làm cho họmất lòng, dùng một giọng khó chịu nhưbảo Họlà

khờ, thì hỏi họcó chịu nhận lỗi của họhay không, dù lý luận Của ông cực kỳxác đáng?

Và lúc đó sẽra sao? Lòng giận, thù và Phản động tất nhiên sẽtăng lên!

Nếu một người đối với bạn chỉcó lòng thù và ác cảm, thì có dùng Đủcác lý luận,

bạn cũng không thểnào dẫn dụngười đó theo quan Điểm của bạn được. Những cha

mẹgắt gỏng, những ông chủvà ông chồng Chuyên đoán, những bà vợhay gây gổphải

hiểu rằng ai cũng muốn khưKhưgiữlấy ý kiến của mình, không bao giờdùng võ lực

mà bắt buộc Được họ đồng ý kiến với ta. Trái lại phải dùng lời lẽngọt ngào Và tấm lòng

thương mến, rất ngọt ngào và rất thân mến.

Cách đây gần một thếkỷLincoln bảo:

Một câu châm ngôn cổnói: "Ruồi ưa mật". Chẳng những ruồi mà người Cũng vậy.

Muốn cho một người theo ý ta thì trước hết phải làm cho người ấy tin rằng ta là bạn

thân thiết thành thật của họ đã. Lời ngọt ngào Sẽchiếm nổi trái tim họvà do trái tim, ta

sẽthắng được lý trí họ.

Các ông chủxí nghiệp biết rằng tỏ đại độvới thợ đình công là có Lợi cho mình. Cho

nên khi hai ngàn năm trăm người thợcông ty "Bạch xa" Đình công để đòi tăng lương và

quyền lập nghiệp đoàn, ông hội trưởng Công ty đó là ông A. F. Black đã không giận dữ,

chửi, dọa, áp chế, Mắng họlà cộng sản, mà lại còn nịnh họnữa, khen họtrên mặt báo

Rằng họthái độôn hòa. Thấy đoàn đình công tựvệkhông có việc Làm, ông biếu họ

găng bao tay và những trái cầu đểhọtiêu khiển.

Lòng tốt của ông có kết quảlà khuyến khích những người có hảo ý. Rồi thì thợ đình

công mượn chổi, leng, xe bò, quét tước chung quanh xưởng, Lượm giấy vụn, tàn thuốc,

tàn quẹt trên đất. Các bạn thửtưởng tượng Điều đó! Thợvừa quét xưởng vừa chiến

đấu để đòi hỏi này nọ. Trong Lịch sửdông tốcủa kỹnghệMỹ, suốt mấy trăm năm chưa

hềthấy lần Nào nhưvậy. Được một tuần, chủvà thợhòa giải với nhau và vụ đình Công

chấm dứt trong một không khí êm đềm và thân mật.

Vừa đẹp trai, vừa hùng hồn, Daniel Webster là một trong những luật sưNổi danh

nhất thời ông. Nhưng dù lý lẽcủa ông diễn ra mạnh mẽtới Đâu, ông cũng không quên

nói thêm những lời lịch sựêm dịu này: "Quyền Định đoạt vềngài Bồi thẩm", "Thưa các

ngài điều này có lẽ đáng cho Ta suy nghĩ...", "Đây là vài việc xảy ra mà tôi mong rằng

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  68

các ngài đừng Bỏqua...", "Hiểu rõ lòng người nhưcác ngài, chắc các ngài sẽdễDàng

thấy ý nghĩa của những hành vi đó...!".

Cứngọt ngào, không tốn sức mà làm cho các ông tòa phải theo ý kiến ông. Ông

giàu có nhờgiọng êm ái, ôn tồn, thân mật của ông.

Chúng ta có lẽkhông bao giờcó cơhội hòa giải một vụ đình công, Hoặc hùng biện

ởtòa, nhưng có nhiều trường hợp khác mà phương pháp Trên kia giúp ích cho ta được.

Biết đâu một ngày kia ta chẳng ởtrong Trường hợp ông Straub, xin người chủnhà tham

lam của ông hạtiền mướn Nhà của ông xuống.

Ông Straub, theo Học lớp giảng của chúng tôi, kểchuyện: Tôi viết thưcho người

chủNhà, báo trước rằng hết hạn cho giao kèo, tôi sẽdọn đi nơi khác. Thật Ra tôi không

có ý đi đâu hết, nhưng tôi mong rằng lời dọa đó có lẽLàm cho ông ta chịu hạtiền mướn

nhà của tôi xuống. Nhưng ít hy vọng Thành công, nhiều người khác mướn nhà cũng đã

làm thửnhưtôi và Đều thất bại hết, họnói con người đó ráo riết lắm. Tôi tựnhủ: Bây

giờlà lúc đem thi hành khoa mà ta đương học đây.

Nhận được thưcủa tôi, ông ta lại nhà tôi liền, theo sau có người thưKý. Tôi ra tận

cửa đón ông, vô cùng niềm nở. Tôi không đá động gì Tới tiền mướn nhà hết. Tôi bắt

đầu khoe căn tôi ở đẹp, tôi thích ở đó lắm, tôi không tiếc lời khen. Tôi khen ông ta khéo

quản lý căn Phố đó và kết luận rằng: Tôi muốn ởthêm một năm nữa, nhưng không Đỉ

tiền trả.

Rõ ràng tôi thấy ông Ta chưa hề được người mướn nhà nào nói với ông bằng cái

giọng đó. Ông ta không biết nghĩlàm sao hết. Ông ta bèn kểnổi lo phiền của ông.

Người mướn nhà luôn luôn kêu nài. Có một người gởi cho ông mười Bốn bức thưmà

nhiều bức chửi ông hẳn hoi, một người khác lại dọa Trảlại phố, nếu ông không có cách

nào cấm người mướn từng trên Ngáy ban đêm! Ông ấy nói: Gặp được người nhưtôi,

vui làm sao! Rồi Không cầu xin ông, ông cũng tựhạtiền mướn xuống một chút. Tôi xin

Hạxuống nhiều hơn nữa... Ông ta bằng lòng liền.

"Nếu tôi dùng phương pháp của những người mướn phốkhác, chắc chắn Tôi đã

thất bại nhưhọ. Tôi thành công nhờthái độnhũn nhặn, thân Mật, hiểu biết của tôi".

Đây là một thí dụkhác. Bà Dorothy Fay thuộc phái thượng lưu ởLong Island kểrằng:

Mới rồi, tôi mời vài Người bạn lại dùng bữa trưa với tôi. Cuộc hội họp đó đối với tôi

Quan trọng lắm và tất nhiên tôi muốn sựtiếp đãi được hoàn toàn chu Đáo. Thường

thường trong những dịp long trọng nhưvậy, tôi mướn anh hầu Bàn Emile lo toan giúp

tôi. Nhưng hôm ấy anh Emile tới không được, mặc Dầu tôi có dặn trước. Anh cho một

người giúp việc lại thế. Thật là Tai hại! Anh phụviệc đó chẳng biết chút chi vềkhoa hần

bàn cả. Bà Khách quý nhất của tôi, đáng lẽphải đưa món ăn mời trước, thì anh Nhất

định mời sau cùng. Có một lúc, anh dâng bà ta món rau cần, rau Chỉcó chút xíu mà dọn

trong một cái đĩa đại hải. Thịt thì dai, khoai Thì nát. Thật là nhụnhã, tôi giận lắm. Rán

sức lắm mới giữ được Nụcười trong cảbuổi tiệc mà tôi đau khổnhưbịhành hình vậy.

Nhưng tôi tựnhủ: "Anh Emile, anh đợi khi nào gặp anh, tôi sẽcho anh Một trận".

Nhưng ngay tối hôm đáng Ghi nhớ đó, tôi được dựthính một buổi diễn thuyết về

nghệthuật dẫn Dụngười và tôi hiểu rằng có rầy anh Emile cũng vô ích, chỉlàm cho Anh

ấy giận oán tôi và không muốn hầu tiệc giúp tôi nữa. Tôi rán Tự đặt tôi vào địa vịanh và

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  69

thấy rằng anh không chịu trách nhiệm trong Bữa tiệc đó, vì không phải anh đi chợ, cũng

không phải anh nấu món ăn. Người phụcủa anh vụng dại, đâu phải lỗi của anh. Có lẽvì

giận Dữmà tôi đã xét anh vội vàng quá, nghiêm khắc quá. Cho nên đáng Lẽbuộc tội

anh, tôi định thay đổi thái độmà khoan hồng với anh và Tôi đã thành công rực rỡ. Hôm

sau tôi gặp anh, mặt anh buồn thiu nhưng Có vẻsaÜn sàng đểtựbào chữa. Tôi bảo:

"Nầy, anh Emile... tôi muốn Anh hiểu rằng khi tôi đãi khách, tôi rất cần có anh giúp tay

tôi. Anh Là người hầu bàn khéo nhất tỉnh Nữu Ước nầy... Tôi hiểu, hôm trước Không

phải anh trông nom bữa tiệc. Anh không có lỗi chi hết..".

Mây mù tan hết. Anh Emile mỉm cười, đáp:

Thưa bà, quảvậy. Bữa tiệc đó hỏng là lỗi tại đầu bếp chứkhông Tại tôi.

Tôi tiếp:

Anh Emile, tôi tính thết vài bữa tiệc nữa. Tôi muốn hỏi ý kiến anh. Anh nghĩtôi có

nên giữchị đầu bếp không?

Thưa bà, nên lắm chứ. Sự đáng tiếc lần trước chắc chắn không xảy Ra nữa đâu.

Tuần sau, tôi đãi khách Bữa trưa. Anh Emile và tôi định thực đơn.

Khi khách khứa tới thì trên bàn chưng đầy bông hồng rực rỡ. Anh Emile Săn sóc đủ

mọi bề. Giá tôi có thiết tiệc một vịHoàng Hậu thì anh Cũng tận tâm đến vậy là cùng.

Món ăn nấu rất khéo và dâng lên còn Nóng hổi. Công việc hầu khách thật là hoàn toàn.

Anh dắt bốn người Phụlại hầu khách chứkhông phải một người nhưthường lệ. Cuối

bữa, Đích thân anh dâng khách một món tráng miệng thật ngon; khi ra về, bà Khách quý

nhất của tôi hỏi:

Bà có Thuật gì mà người hầu tận tâm và khéo léo nhưvậy?. Bà ấy nói đúng. Tôi có

thuật lạlà biết dùng lời lẽôn tồn và những lời khen thành Thật.

Đã lâu lắm, khi tôi còn là Một đứa nhỏchạy chân không qua những khu rừng đểtới

trường làng Tại miền Missouri, một hôm, tôi đọc một bài ngụngôn vềmặt trời Và gió.

Gió khoe gió mạnh mặt trời khoe mặt trời mạnh. Gió nói: "Tôi Sẽlàm cho anh thấy rằng

tôi mạnh hơn anh. Anh thấy ông gì ởdưới trần Kia không? Tôi cá với anh, xem hai ta, ai

sẽlàm cho lão đó phải tốc áo ra trước hết". Tức thì mặt trời biến sau đám mây và gió

bắt đầu Thổi mạnh nhưbão. Nhưng càng thổi mạnh thì lão càng bó chặt áo vào Mình.

Sau cùng, gió mệt phải ngừng. Lúc đó, mặt trời ởsau đám mây ló ra, tươi tỉnh cười

với khách bộHành. Một lát, thấy nóng quá, lão già lau mồhôi trán và cởi áo. Mặt trời

mới nói cho gió hiểu rằng: "Dịu dàng và thân yêu bao giờCũng mạnh hơn vũlực và

giận dữ".

Trong khi cậu học trò đọc bài ngụngôn đó tại một nơi rất xa làng Cậu ở, thì tại tỉnh

Boston mà hồi đó tôi chứng minh chân lý dạy trong Bài ấy. Câu chuyện đó, ba chục năm

sau, nghĩa là mới đây, Bác sĩA. H. B. theo học lớp giảng của tôi, kểlại cho tôi nghe như

sau này:

Hồi đó, những tờbáo ởBoston đăng đầy những quảng cáo của bọn lang Băm và

của bọn cô mụvườn mà môn thuốc và cách đỡ đẻcủa họ đã Làm cho nhiều người

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  70

nguy tánh mạng. Vài cô mụ đó bịbắt, nhưng nhờVận động với vài chính khách, họchỉ

bịphạt một sốtiền nhỏthôi.

Mối phẫn uất dữdội tới nổi những người lương thiện ởBoston nổi cảDậy, la ó, còn

các vịmục sư đăng đàn mạt sát các báo, cầu Chúa trừng Trịnhững con buôn nhớp

nhúa đó đi.

Dân gian kêu nài đủcách mà vô hiệu. Vụ ấy đưa tới nghịviện, bàn Cãi sôi nổi,

nhưng rốt cuộc cũng vì sựthối nát trong chính giới mà Bịém nhẹm.

Bác sĩB. là hội trưởng "Công giáo" của châu thành Boston, được bè bạn giúp đỡ,

ông dùng đủCách bài trừ, nhưng than ôi! Không có kết quảchi hết, không hy vọng Gì

trừ được bọn đó hết.

Rồi một đêm, ông nảy ra một ý. Ông nghĩtới cách mà người ta chưa từng nghĩtới.

Là dùng lời lẽngọt ngào thân mật và khen khôn khéo.

Ông viết một bức thưcho ông chủnhiệm tờbáo Boston Herald tỏlòng Hâm mộ.

Ông nói ngày nào ông cũng đọc nó, vì tin tức đầy đủrõ ràng, Vì báo không lợi dụng

những bản tính đê tiện của quần chúng, và vì Những bài xã thuyết rất giá trị. Thực là

một tờbáo rất quý cho các Gia đình và một trong những tờbáo ấn loát đẹp nhất tại Mỹ.

Nhưng, Bác sĩB. tiếp, một ông bạn thân của tôi nói với tôi rằng, Một buổi tối nọ, con

gái của ông ấy đọc lớn tiếng một bài quảng Cáo của một tên chuyên môn phá thai và

hỏi ông ấy nghĩa vài chữlạ: ông bạn tôi thật lúng túng, không biết lời ra sao. Tờbáo của

ngài Được các gia đình sang trọng nhất ởBoston đọc. Chắc trong nhiều gia đình Khác

đã xảy ra việc ý ngoại nhưtrong gia đình ông bạn tôi đó. Nếu Ngài có một vài cô em,

chắc hẳn cũng không muốn cho các cô đọc những Bài quảng cáo đó. Và nếu các cô hỏi

ngài những câu hỏi vềchuyện Đó thì ngài sẽtrảlời ra sao?

"Tôi Tiếc rằng một tờbáo rất có giá trịnhưbáo của ngài gần hoàn toàn Vềmọi

phương diện lại có cái lỗi đó làm cho cha mẹkhông dám cho Con cái đọc nó nữa. Chắc

cảngàn độc giảcũng đồng ý với tôi".

Hai ngày sau, ông chủnhiệm tờBoston Herald viết thưtrảlời ông B. Bức thư đó,

ông giữtrên ba mươi năm và đưa tôi coi khi ông lại nghe Lớp giảng của tôi.

Bức thư ấy, tôi Chép lại đây. Thư đềngày mười ba tháng mười năm 1904.

Kính Ông, Nhận được thưngày mười một tháng này của Ông, tôi đội ơn Ông lắm.

Kểtừthứhai, tôi nhất định tẩy tờbáo Herald cho hết những bài quảng Cáo có hại.

Những thuốc đọa thai sẽhoàn toàn bịtrừtiệt. Còn những Quảng cáo y dược có ích lợi

chung, không thểnào từchối hết được, Tôi sẽkiểm duyệt gắt gao cho nó thành ra hoàn

toàn vô hại.

Tôi đã có ý đó từhồi tôi bắt đầu làm chủnhiệm tờbáo Boston Herald Và bức thư

của Ông làm cho tôi quảquyết thi hành.

Tôi xin cám ơn Ông và cầu chúc Ông...

Esope, một nô lệHy Lạp, viết những ngụngôn bất hủsáu trăm năm Trước Thiên

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  71

Chúa giáng sanh. Nhưng những lời khuyên bảo của ông tới Bây giờvẫn còn quý không

kém hồi hai mươi lăm thếkỷtrước. Ánh nắng mặt Trời làm cho bạn phải cởi áo ra mau

hơn là một trận cuồng phong, nhưng Lời ngọt ngào, êm đềm đi sâu vào lòng người ta

hơn là cơn thịnh nộ, Đập bàn quát tháo.

Xin bạn nhớcâu Này của Lincoln: "Ruồi ưa mật". Vậy bạn muốn cho người khác

theo ý bạn, Xin bạn đừng quên quy tắc thứbốn:

Nên ôn tồn, ngọt ngào, không nên xaÜng

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  72

Phần Mười Lăm:

Bí Quyết Của Socrate

Khi Bạn muốn cho một thính giảtin theo bạn thì ngay từ đầu câu chuyện, bạn Phải

tránh đừng nêu lên những quan điểm mà bạn và người đó bất đồng ý. Trái lại, bạn nên

cốtâm gợi lên những vấn đềmà cảhai bên Đồng ý. Phải rán hết sức đểchứng minh

rằng mục đích mà cảhai bên Đều muốn đạt giống in nhau, nhưng chỉcó phương tiện

đưa đến mục đích Là hơi khác nhau thôi.

Bạn rán làm Cho người đó nói: "Phải, phải" càng sớm càng hay. Đừng bao giờ để

người Đó trảlời "không" hết.

Trong cuốn "Thuật dẫn dụcách cưxưxửcủa loài người", giáo sưQverstreet nói:

Một câu trảlời "không", là một trởngại khó vượt nổi. Khi một người Nói "không", tất cả

lòng tựphụcủa người đó bắt buộc họgiữhoài Thái độ ấy và tiếp tục nói "không" hoài.

Sau này người đó có hiểu Rằng câu trảlời "không" đó là vô lý, cũng mặc! Người đó

không thể Đổi ý được, vì lòng tựái của họ. Cho nên ngay đầu câu chuyện bạn Phải đưa

người đó vào con đường có lợi cho bạn: con đường đồng ý với Bạn. Điều đó tối cần.

Những câu trảLời "có" một khi đã phát ra rồi, thì cứtheo đà đó mà tiến cũng như

Những viên bi da khi đã chạy theo hướng nào, phải gặp một trởlực mạnh Lắm mới chịu

lăn trởvềhoặc đổi hướng.

Khi một người nói "không" một cách thành thật và quảquyết thì tiếng Đó không phải

chỉphát ởngoài môi mà thôi đâu. Cảcơthểngười đó, Những hạch, những gân, những

bắp thịt, đều co cảlại trong một thái Độtừchối. Có khi thấy được sựphản động hiện ra

ngoài nữa, tất Cảcơthểchống cựlại, không chịu có thái độ"bằng lòng".

Trái lại, khi một người nói "có", cảcơthểngười đó đều thẳng duỗi Ra một thái độ

saÜn sàng tiếp đón. Cho nên, ta càng làm cho nhiều người Nói nhiều tiếng "có" bao

nhiêu thì người đó càng dễthuận ý theo đềNghịta bấy nhiêu.

Đặt những câu hỏi Bắt người ta phải trảlời "có" là một điều rất dễ. Vậy mà biết bao

Người không chịu làm theo nhưvậy! Người ta tưởng rằng làm cho kẻkhác Nổi giận lên

là sựquan trọng của người ta tăng lên. Bạn thửcoi một Nghịsĩphe cực tả: trong cuộc

hội nghịnào mà gặp những ông bạn bảo Thủthì ông ta làm cho những ông này nổi

khùng lên. Nếu ông ta thích Nhưvậy, thì còn có thểtha thứ được. Nhưng nếu ông ta hy

vọng dùng Cách đó để được kết quảhay một cái lợi gì, thì quảthực ông rất Ngu dốt về

khoa tâm lý.

Nếu chẳng May, bắt đầu câu chuyện với một người bạn đã làm cho người đó nói

"không", thì sau này muốn làm cho người đó đổi ý mà nói "có", bạn Phải dùng không

biết bao nhiêu là khôn khéo và kiên tâm mới được.

Chính nhờphương pháp làm cho người ta "gật đầu" đó, mà ông James Emerson,

Thủquỹtại một ngân hàng, làm cho ngân hàng đó khỏi mất một thân Chủ. Ông ấy nói:

Tôi đưa cho một ông Muốn gởi tiền tại ngân hàng, một tờgiấy có in saÜn những câu

hỏi Đểông trảlời. Ông trảlời một vài câu thôi, rồi nhất định không Trảlời những câu

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  73

khác.

Nếu không Được học khoa tâm lý, thì chắc tôi đã nói với ông ta rằng: "Ông không

Chịu trảlời thì không thểnào chúng tôi nhận tiền của ông được". Tôi lấy làm mắc cỡ,

mà nhớlại hồi trước đã có lần lỗi lầm nhưVậy, hồi đó, tôi rất hài lòng mà đưa tối hậu

thư đó ra đểtỏrằng Tôi là chủ, mà điều lệcủa ngân hàng không phải là chuyện giỡn!

Tôi đã không cần biết thân chủcủa tôi nghĩsao và quên rằng họcó Quyền được tôi tiếp

đón một cách niềm nởnhất, chiều chuộng nhất Vì họmang tiền lại gởi tôi.

Nhưng Ngày hôm đó, tôi quyết hành động có lý trí hơn; tôi tránh không nghĩTới điều

tôi muốn mà đểhết tâm tưvào những ý muốn của thân chủ, Và trước hết, phải làm sao

cho họnói "Phải, phải" ngay từ đầu. Cho Nên tôi nói rằng những chi tiết mà ông ấy

không chịu cho biết, không Cần thiết gì hết.

Nhưng, tôi tiếp, Ví thửchẳng may ông thình lình quy tiên, thì chắc ông ấy cũng

muốn cho Sốtiền ông giữchúng tôi sẽvềmột người bà con thân nhất chứ?

Chắc chắn vậy, ông ta đáp.

Vậy ông nghĩcó nên cho chúng tôi biên tên người bà con đó đểchẳng May có

chuyện chi, chúng tôi sẽlàm đúng ý ông và không trễkhông?

Điểm đó, ông ta cũng trảlời "có" Nữa.

Rồi lần ông dịu giọng vì thấy Rằng chúng tôi hỏi những điều đó không phải vì tò mò

mà vì cái lợi Của ông. Không những ông bằng lòng cho chúng tôi những chi tiết ông

Muốn biết mà còn nghe lời khuyên của tôi, giao phiếu khoán của ông Cho ngân hàng

chúng tôi quản lý nữa.

Tôi làm cho ông ấy: "Phải, phải" ngay từlúc đầu và quên mục đích Cuối cùng của

câu chuyện. Rốt cuộc, tôi xin ông ấy cho biết điều gì, ông cũng vui lòng cho biết hết".

Ông Joesph Allison, đại lý cho công ty Westinghouse nói với chúng tôi:

Đã từlâu, chúng tôi rán làm cho một hãng lớn nọmua máy của chúng Tôi. Nhưng

công toi. Sau cùng, sau mười ba năm gắng sức, đi lại mời mọc, Tôi làm chuyển lòng

được ông giám đốc kỹthuật hãng đó và ông mua Giùm cho tôi được vài cái máy.

Tôi Biết rằng nếu những cái máy đó làm cho ông vừa lòng, thì ông sẽ đặt 700 máy

khác.

Mà tôi chắc chắn rằng Máy của chúng tôi hoàn toàn. Cho nên ba tuần sau, tôi lại

thăm ông, Với nụcười trên môi...

Nhưng nụcười Đó phải tan ngay, vì ông giám đốc tiếp tôi bằng lời "bật ngửa" này:

Allison, tôi không thểmua sốmáy còn lại được.

Tôi ngạc nhiên lắm, hỏi:

Tại sao? Tại sao vậy?

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  74

Vì nó nóng quá, rờvào, Cháy tay đi.

Tôi biết rằng cãi lý Cũng vô ích, phương pháp đó chỉcó hại thôi. Tôi rán dùng

phương pháp: "Phải, phải"

Tôi nói:

Thưa ông Smith, tôi hoàn toàn đồng ý với ông; nếu những máy đó nóng Quá thì ông

không nên đặt mua thêm nữa. Phải dùng những máy mà nhiệt Độkhông cao quá giới

hạn mà "Hội chếtạo điện cụ" đã định phải không ông?

Ông ấy nhận nhưvậy. Thếlà Tôi đã nhận được một tiếng "Phải" rồi.

Điều lệcủa hội đó định rằng một cái máy chếtạo theo phép không Được có một

nhiệt độcao hơn nhiệt độtrong xưởng quá hai mươi hai độ.

Phải, điều đó đúng, ông ta công nhận. Nhưng máy của ông nóng hơn nhưVậy

nhiều.

Tôi không cãi lời ông, Chỉhỏi xem nhiệt độtrong xưởng là bao nhiêu.

Nhiệt độtrong xưởng ư? Khoảng chừng hai mươi bốn độchứgì?

Dạ, ông cộng hai mươi hai độvới hai mươi bốn độ, ông sẽ được là bốn mươi sáu

độ. Nếu ông đểtay Vô nước nóng bốn mươi sáu độ, ông có thấy tay muốn bỏng không?

Một lần nữa, ông bắt buộc phải đáp: "Phải"

Tôi ngọt ngào kết luận:

Vậy, có lẽ Đừng nên rờ.

Ông ấy chịu nhận:

Ông nói có lý.

Chúng tôi tiếp tục Nói chuyện trong một lúc. Rồi ông gọi cô thưký của ông, và đưa

tôi Một cái giấy đặt hàng 35.000 mỹkim!

Phải mất nhiều năm, không kểcảngàn mỹkim vào những vụthất bại, Tôi mới hiểu

được rằng tranh biện hoàn toàn vô ích. Nên đứng vào lập Trường của người khác mà

dẫn dụcho người ta trảlời: "Phải, phải". Nhưvậy ích lợi hơn nhiều...

Socrate đã Làm một việc mà ích người làm được từxưa tới nay: Ông đã lập ra một

Triết lý mới, và ngày nay, hai mươi ba thếkỷsau khi ông mất, ông còn được Sùng bái là

một nhà tâm lý sâu sắc nhất đã có ảnh hưởng lớn đến Thếgiới điên đảo của chúng ta

này.

Phương pháp của ông ra sao? Ông có bao giờnói với người láng giềng Của ông

rằng họlầm không? Không, kẻkhác kia chứông tuyệt nhiên Không, ông không vụng dại

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  75

nhưvậy. Tất cảthuật của ông mà bây giờNgười ta gọi là "phương pháp của Socrate" là

đặt những câu vấn làm Sao cho kẻ đối thủchỉcó thể đáp "có" được thôi. Lần lần, những

câu Đáp của người đó thành một chuỗi "có". Nhưvậy từmột câu vấn bắt Buộc phải đáp

"có" ông dẫn dụngười đó đến một kết luận mà nếu Đưa ra ít phút trước, người đó đã

cương quyết kích bác.

Lần sau, nếu ta có ngứa miệng muốn đắc chí tuyên bốrằng người hàng Xóm của ta

lầm thì ta hãy nhớtới lão sưSocrate và khiêm tốn tìm một Câu vấn một câu vấn nó kéo

vềcho ta một câu đáp "có".

Người Trung Hoa có một câu phương ngôn chứa tất cảcái khôn ngoan của Phương

Đông: Muốn đi xa, phải đi từtừ.

Vậy muốn cho người khác theo ý kiến của bạn, xin bạn theo quy tắc thứNăm sau

này:

Dẫn dụcho kẻ đối thủCủa bạn đáp "Phải" ngay từ đầu câu chuyện.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  76

Phần ThứMười Sáu:

XảHơi

Nhiều Người mắc cái tật nói nhiều quá, khi muốn kẻkhác tin theo mình. Nhất Là

những người bán hàng thường mắc cái tật đó hơn cả. Phải đểcho Người khác trút bầu

tâm sựcủa họra. Họbiết rõ hơn bạn công việc Của họ, vấn đềcủa họ. Hỏi họvài câu

rồi đểhọmặc ý "diễn thuyết".

Nếu bạn không đồng ý với họ, tất cảbạn muốn ngắt lời họ. Nhưng Xin đừng. Nguy

hiểm lắm. Khi họchưa được thỏa lòng bày tỏkỹhết những ý của họ, thì họkhông nghe

bạn đâu! Bạn hãy kiên tâm và không thiên Vị, chịu khó chú hết ý nghe họcùng khuyến

khích cho họbày tỏhết Tưtưởng sâu kín của họra.

Thuật đó Có kết quảmỹmãn trong công việc làm ăn không? Xin bạn hãy nghe

chuyện Một người vô ích mà bắt buộc phải dùng thuật ấy.

Một trong những hãng sản xuất xe hơi lớn nhất ởMỹyêu cầu các nhà Sản xuất da

cho mẫu đểlàm niệm xe. Vụlàm ăn đó lớn lắm, vì giao Kèo sẽthi hành trong một năm.

Mỗi nhà bán da đều cho người thay mặt Mang mẫu hàng lại. Hội đồng quản trịhãng xe

hơi xem xét kỹcác mẫu Hàng rồi, mời các người thay mặt đó lại một lần cuối cùng để

bênh Vực thứhàng của họ. Đó là cơhội tối hậu để được mối hàng hay không.

Tới phiên ông G. B. R., một trong ba người bán hàng. Nhưng buổi sáng Hôm đó,

ông thức dậy, thấy cuống họng đau lắm.

Ông ta kểlại: Tôi mất hẳn tiếng. Chỉcó thểnói khàn khàn, nho nhỏKhông ai nghe rõ

được cả.

Tôi được Đưa vào một phòng. Tại đó đã có viên kỹsưcoi xưởng dệt, viên chủSự

coi việc mua, viện chủsựcoi việc bán va ông hội trường công ty. Tôi giắng hết sức để

nói, nhưng chỉphát ra được một tiếng khàn khàn.

Chúng tôi ngồi chung quanh một cái bàn tròn. Tôi liền viết lên tờGiấy câu nầy:

"Thưa các Ngài, tôi xin lỗi các Ngài: tôi đau cuống họng Nói không ra tiếng".

Ông hội trường Nói: "Tôi sẽnói thay ông". Mà thật vậy, ông ta nói thay tôi. Ông Đưa

những mẫu hàng của tôi ra, và khoe nó tốt. Một cuộc bàn cãi hăng Hái nổi lên vì ông hội

trường thay lời cho tôi, cho nên ông bênh vực Hàng của tôi. Tôi chỉdựvào cuộc thảo

luận đó bằng cách mĩm cười, Nhún vai và làm vài điệu bộ.

Kết Quảcuộc tranh luận lạlùng đó, là hãng xe ký giao kèo với hãng của Tôi và xin

cho bạn hay rằng, giao kèo ký kết mua tới một triệu thước Da, đáng giá 1.600.000 mỹ

kim. Chưa bao giờtôi lãnh được một mối hàng Quan trọng nhưvậy.

Tôi biết rằng nếu Tôi nói được nhưthường thì tôi đã mất mối hàng đó, vì tôi có một

Quan niệm hoàn toàn lầm lẫn vềcách mời hàng. Nhờtrường hợp bất Ngờ đó mà tôi

thấy rằng im đi, đểngười khác nói, lại lợi nhiều cho Ta.

Ông Joseph S. Webb, thanh tra công Ty điện khí ởPhiladelphie, cũng tìm thấy chân

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  77

lý đó khi ông thanh tra Tại Pensylvanie. Ông cùng viên đại lý tại miền đó đi thăm một

khu có Nhiều người Hoa Lan làm chủtrại.

Khi Đi qua một gian nhà sạch sẽ, ông hỏi: "Tại sao bọn này không dùng điện?" Viên

đại lý trảlời bằng giọng chán nản: "Họkeo bẩn lắm, vô phương Kế. Mà họlại còn ghét

công ty của ta nữa. Tôi đã thử đúng cách... Vô hy vọng".

Ông Webb nói: Mặc dầu Vậy, ta cứthửxem.

Ông gõ cửa. Cửa He hé mở, đểthò cái mũi của một bà già ra. Bà ấy tên là

Drukenbrod.

Ông Webb sau này kểlại: Khi trông thấy chúng tôi, ba ta đóng mạnh cánh Cửa lại

một cái rầm! Ngay trước mũi chúng tôi. Tôi lại gõ cửa nữa: Bà ta lại hiện ra, nhưng lần

này đểmạt sát chúng tôi và công ty chúng Tôi...

Tôi bèn cho ấy hay rằng: Thưa Bà, tôi ân hận đã làm phiền bà. Tôi lại đây không

phải vì điện đâu, Mà chỉvì muốn mua của bà vái cái trứng gà thôi.

Bà ta hé mởcánh cửa rộng thêm chút nữa rồi nhìn chúng tôi từ đầu Đến chân, với

một vẻnghi ngờ.

Vâng, Tôi thấy những con gà ấp của bà tốt quá, giống gà Tàu phải không, Thưa bà?

... Tôi muốn xin bà bán cho tôi một chục trứng mới.

Tánh tò mò của bà bịkích thích. Lần nầy bà mởtoang cửa ra hỏi: Sao ông biết là gà

Tàu? . Chính tôi cũng nuôi gà, và chưa từng thấy gà Nào tốt nhưgà bà.

Bà ta hỏi tôi, Có vẻngờvực: Nếu vậy, ông đã có trứng rồi, sao còn hỏi mua? Vì Gà

của tôi là gà ta, đẻtrứng trắng. Mà bà biết rằng trứng gà ta Làm bánh không tốt bằng

trứng gà Tàu. Vảlại nhà tôi nhất định làm Bánh cho thật ngon kia.

Bà Druckenbrod Tiến hẳn ra ngoài cửa, vẻmặt dễchịu hơn. Trong lúc đó, tôi ngó

chung Quanh và thấy một gian nhà làm bơ, pho mát, bềngoài có vẻsạch sẽ. Tôi liền

tiếp: Mà tôi dám cá với bà rằng bầy gà của bà có lời Nhiều hơn là sốsữa của ông nhà.

Trúng rồi đấy! Cá cắn câu rồi. Bà ta vinh hạnh tuyên bốrằng trứng Lời hơn là bơ,

sữa. Nhưng không thếnào nói cho lão gia cứng cổvà Xuẩn đó nghe được hết.

Bà ta mời chứng Tôi đi coi chuồng gà. Tôi thấy bà chếra được đồvật tài tình và tôi

Tỏlời khen. Tôi chỉcho bà vài món trộn cho gà ăn và những nhiệt Độkhông khí có lợi

nhất cho gà. Tôi lại nhờbà chỉbảo tôi nhiều Điều. Rồi chúng tôi thành đôi bạn tri kỷ, kể

lểtâm sựvới nhau.

Được một lúc, bà ta nói rằng vài người hàng xóm đã cho mắc điện vào Chuồng gà

và thấy kết quảmỹmãn. Bà xin tôi thành thực cho biết ý kiến nên bắt chước họkhông.

Hai Tuần sau, đàn gà Tàu của bà Druckenbrod vui vẻcúc cúc và bớt đất Dưới ánh

sáng đèn điện.

Tôi được Thêm một khách hàng nữa bà ta được nhiều trứng thêm vì gà đẻnhiều

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  78

Hơn. Cảhai chúng tôi đều hài lòng.

Nhưng nếu tôi không đểcho bà ta nói trước, nói cho thỏa thích, rồi Tựý tin rằng

mắc điện vào nhà là lợi, thì tôi có được kết quả đó Không?

Có những kẻnhưvậy: đểý Họmua chứkhông mời ép được. Mới rồi, trong tờbáo

New york Herald Tribune, một hãng nọcó đăng quảng cáo cần một người vó tài năng

Và kinh nghiệm đặc biệt. Ông Charles T. Cubellis viết thưxin việc và Vài ngày sau nhận

được giấy mời. Không đểmất một phút, ông lại ngay Đường Wall Street thu hết thảy

những tài liệu vềngười sáng lập và ông chủhãng hiện tại., Trong khi nói chuyện với

ông chủ đó, ông Cubellis Nói: "Tôi sẽlấy làm hân hạnh lắm, nếu được giúp việc một

hãng có Quá khứrực rỡnhưhãng ông... Hình nhưông bắt đầu ganh đua trên trường

Thương mại từhồi hai mươi tám tuổi, và vốn chỉvỏn vẹn có một phòng giấy nhỏVà

người giúp việc chỉcó mỗi một thưký đánh máy. Phải nhưvậy không, Thưa ông?"

Phần nhiều những người Đã thành công thích nhớlại những khó khăn buổi đầu.

Ông nầy cũng Không ra ngoài lệ đó. Ông đã mởhãng với cái vốn 450 mỹkim và một ý

mới trong đầu. Ông đã thắng được hết những nổi thất vọng, những Lời phúng thích cay

chua, làm việc 12 giờtới 16 giờmột ngày, chủnhật Hay ngày lễcũng vậy. Mà thật tình

ông đắc chí là phải. Kểlại những Chuyện đó, ông hoan hỉvô cùng.

Sau Cùng, ông hỏi qua loa vềlý lịch ông Cubellis rồi mời ông phó hội trưởng Lại nói:

"Tôi tưởng ông này giúp việc cho chúng ta được".

Ông Cubellis đã chịu khó kiếm tài liệu vềông chủmà ông muốn được Giúp việc.

Nhưvậy ông tỏrằng ông quan tâm tới chủvà xí nghiệp của ông ta. Ông lại khuyến

khích cho ông chủnói. Vì vậy mà gây được thiện Cảm rất dễdàng.

Chúng ta nên nhớRằng bạn thân của chúng ta thích nói vềnhững tài năng của họ

hơn Là thích nghe ta kểnhững tài năng của ta. La Rochefoucauld nói: "Ta tỏRa hơn

bạn thì bạn sẽthành kẻthù của ta, chịu nhường bạn thì bạn sẽLiên kết với ta.

Thực vậy, khi họHơn ta, họmuốn tỏsựquan trọng của họra; nếu trái lại, họthấy

Kém ta thì họsẽganh ghét ta.

Một Câu phương ngôn Đức nói: "Không có nỗi vui nào hoàn toàn đầy đủbắng Cái

vui hiểm ác được thấy kẻtrước kia mình thèm muốn địa vị, nay bịSa cơlỡbước".

Thật vậy, chắc có Nhiều bạn thân của ta thấy chúng ta lỡlàng vui hơn là thấy chúng

ta Sung sường.

Cho nên phải kín đáo: Đừng Nói tới sựthành công của ta; nhưvậy người chung

quanh chắn chắc sẽVui lòng. Văn sĩIrwin Cobb hiểu điều ấy. Một hôm tại tòa án, khi

đứng Làm chứng cho một người bạn, một ông luật sưnói với ông: "Thưa ông, Tôi biết

rằng ông là một trong những văn sĩnổi danh ởMỹ, có phải Không ạ?" Ông Cobb trảlời:

"Thưa ông, có lẽtôi chỉlà người gặp Nhiều may mắn nhất mà thôi".

Chúng Ta phải nhũn nhặn vì chúng ta là phàm nhân. Trăm năm nữa, bạn và tôi Đều

không còn nữa và chẳng ai còn nhớtới chúng ta cả. Đời thật ngắn Ngủi. Có biết bao

việc nên làm, hơi đâu bắt kẻchung quanh ta phải nghe Ta kểlểnhững đức tính, những

thành công của ta. Nên đểcho họnói. Mà nghĩcho kỹ, chúng ta có gì đáng tựphụ đâu?

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  79

Bạn có biết ngu xuẩn Với thông minh khác nhau ra sao không? Rất ít: chỉhơn kém nhau

một chút Xíu chất i ốt trong hạch giáp trạng tuyến của ta. Nếu một y sĩmổhạch, Lấy

chất i ốt trong đó ra thì bạn sẽthành ra ngu xuẩn. Chỉvài giọt I ốt mà tiệm bào chếnào

cũng có bán, nên bạn khỏi phải sống trong Các dưỡng đường dành cho những kẻbất

thành nhân. Chỉnhờcó bấy nhiêu Đó thôi: vài giọt i ốt! Thật chẳng có chi đáng khoe

khoang hết!

Vậy, muốn cho người khác theo ý bạn, thì...Bạn cứ đểcho người đó nói Cho thỏa

thích

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  80

Phần ThứMười Bảy:

Thiện Bất Chuyên Mỹ

Những ý kiến mà bạn tựkiếm thấy, có phải bạn tin hơn là những ý mà người Ta đặt

trong mâm bạc đểdâng bạn không? Nếu bạn hiểu điều đó là đúng Mà bạn còn nhất

định bắt người khác phải theo ý bạn thì chẳng phải Là vụng về ư? Biết khéo léo dẫn

khởi vài ý rồi đểcho người ta tựKết luận lấy, chẳng là khôn hơn ư? .

Ông Adolph Seltz, ởPhiladelphie, trông nom việc bán xe hơi lớn, có một Bọn người

giúp việc vừa bất tài, vừa vô quy củ. Ông có bổn phận Là gieo hăng hài trong lòng bọn

vô vọng đó. Ông bèn họp cảbọn, rồi Xin họcó nguyện vọng gì, cứnói thẳng ra không

ngại chi hết, rồi ông Sẽhết sức làm cho họvừa lòng. Bọn họbèn yêu cầu này nọ. Đến

Lượt ông, ông hỏi lại họ: "Bây giờ, các thầy cho tôi biết tôi hy Vọng ởcác thầy được

những gì"? Họ đồng thanh nói: Chúng tôi xin chân Thành, ngay thẳng, lạc quan, có kết

quảlà sau cuộc nói chuyện đó, Hết thảy mọi người đều làm việc với lòng can đảm và

những sáng kiến Mới lạ, và một hàng bán tăng lên một cách kỳdị.

Ông Seltz nói: "Các người giúp việc tôi đều ký kết với tôi một tờHợp đồng tinh thần

và tôi giữlời của tôi thì họcũng quyết giữlời Của họ. Tôi chỉcần hỏi ý họ, đãi họcó hệ

thống, là tôi muốn gì Được nấy".

Chúng ta không ai muốn làm Việc một cách bất đắc dĩ, mà muốn rằng công việc của

ta hợp ý nguyện Và sởthích của ta. Và mong người khác biết đến những ý tưởng, nhu

Cầu ước vọng của ta. Nhưtrường hợp của ông Eugène Wesson. Ông đã mất ăn hoa

hồng hàng ngàn mỹkim rồi mới hiểu được chân lý đó. Ông là Một nghệsĩvẽkiểu cho

các nhà sản xuất vải bông và kiểu áo. Đã Bao năm, ông kiên tâm xin vẽgiúp kiểu cho

một nhà chếtạo quan trọng Nhất ởNữu Ước. Nhà chếtạo đó vẫn tiếp ông, nhưng

không bao giờMua giúp ông một kiểu nào hết, chỉngắm nghĩa kỹbức vẽcủa ông rồi

Nói: "Anh Wesson, những kiểu bữa nay không dùng được".

Sau nhiều lần thất bại, ông Wesson hiểu rằng phương pháp của ông dở, Và ông đã

theo vết xe của người khác rồi. Ông nhất định đi đường khác Và bắt đầu nghiên cứu

nghệthuật dẫn dụngười. Ít lâu sau, ông nãy Ra một ý. Lựa năm sau nức phác họa còn

dởdang, ông chạy lại nhà Chếtạo và nói: "Thưa ông, tôi muốn xin ông giúp tôi một việc.

Tôi Có vài bức vẽphác đây, xin ông cho biết tôi nên thêm bớt ra sao để Được vừa ý

ông".

Nhà chếtạo ngắm Nghía hồi lâu không nói nửa lời rồi tuyên bố: "Đểtôi suy nghĩít

bữa".

Ông Wesson nghe lời, ba ngày sau trởlại, vâng theo lời chỉbảo của nhà Chếtạo, về

nhà vẽtheo ý ông ta. Kết quả: tất cảnhững kiểu đó Đều được thu nhận.

Từ đó trở đi, ông Wesson luôn luôn được lãnh vẽkiểu theo ý nhà chếtạo.

Nhà nghệsĩ đó nói: "Tôi hiểu tại sao trong hàng năm trời, tôi đã Thất bại. Là vì tôi

muốn xúi ông ấy mua những bức vẽmà tôi cho rằng Hợp ý ông. Phải làm ngược lại như

vậy mới được. Bây giờtôi hỏi ý ông trước, nên ông có cảm tưởng rằng chính ông đã

sáng tạo ra kiểu Mà quảcó vậy thật. Tôi không cần phải mất công tìm mua những kiểu

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  81

Tựông đã đặt".

Ông Theodore Roosevelt Khi còn làm Thống đốc Nữu Ước đã có một thủ đoạn kỳ

dị: ông dùng Cách ôn hòa khiến thủlãnh các đảng chánh trịtrong tỉnh vui lòng tán

Thành những cải cách mà trước kia họphản kháng kịch liệt.

Đây là phương pháp của ông: khi ông có một cái ghếquan trọng nào Trống, ông

mời hết các thủlãnh lại hỏi, theo ý họnên cửai. Ông Roosevelt nói: Trước hết, họ được

cơhội tiến cửmột đảng viên lão Luyện của họ, cho đảng họthêm vây cánh trong chánh

phủ. Tôi trảlời Rằng người đó có lẽkhông được dân chúng ủng hộvà nếu đểcửcó Lẽ

thất sách.

Họ đưa ra một nhân vật Khác mà tôi không ưa lắm. Tôi trảlời có lẽngười đó không

làm hài Lòng sựmong đợi của dân chúng và nhưvậy dân tình sẽthất vọng mất, Nên

tìm một người khác tài năng và tưcách đửhơn hết đểgiữ địa vị Đó.

Lần thứba, họtiến cửmột người Khá hơn nhiều, nhưng vẫn chưa được nhưý.

Tôi cảm ơn họvà yêu cầu họgắng sức một lần cuối cùng nữa. Tức Thì họtiến cử

mọi người chính ý tôi cũng muốn chọn. Tôi hoan hỉnhận Lời và cám ơn họ đã giúp tôi

rất đắc lực. Tôi đểhọtin rằng họ Đã toàn quyền tiến cử. Rồi tôi chỉcho họthấy rằng tôi

đã chiều Lòng họ, và tôi tin họsẽtận tâm báo đáp tôi trong dịp khác. Và Đểtrả ơn tôi,

họ đã tán trợnhững cải cách triệt đểcủa tôi vềPháp chế.

Xin bạn nhớkỹ điều này: Roosevelt luôn luôn hỏi ý những người cộng tác và tôn

trọng ý kiến Của họ. Mỗi lần ông bốdụng một người vào một một địa vịquan trọng, ông

đểcho thủlãnh các đảng chính trịtưởng rằng chính họ đã lựa chọn Người đó.

Một người bán xe hơi cũTheo học lớp giảng của tôi, cũng dùng phương pháp đó để

bán một chiếc Xe hơi cho một mối hàng người xứTô Cách Lan. Chỉ đã đủxe mà khách

Hàng chẳng vừa ý chiếc nào hết: xe này hởquá, xe kia kín quá, chiếc Thì đắc quá,

chiếc quái nào cũng đắc quá... Thất vọng, người bán xe Lại hỏi ý những bạn theo học

lớp giảng của tôi.

Chúng tôi khuyên nên bỏý muốn làm cho khách hàng tin theo mình. Nên Đểhọtự

định đoạt lấy. Đừng tỏý kiến của mình ra nữa, trái lại Nên hỏi ý kiến của họ... Làm cho

họtin rằng chính họquyết định chớKhông phải ta xúi họ.

Người đó theo Lời. Gặp nhằm lúc mới mua lại được một chiếc mà có lẽông khách

Hàng kia sẽvừa ý. Bèn dùng điện thoại mời ông ta lại cửa hàng đểXin chỉbảo giùm

một việc.

Khi khách Hàng tới, người bán xe hỏi: "Ông giúp tôi được một việc không? Tôi Biết

ông sành vềviệc mua bán xe hơi lắm. Ông xét và thửchiếc xe Này giùm tôi. Và xin ông

cho biết, theo ý ông, chừng bao nhiêu tiền Thì nên mua".

Mặt khách hàng tươi nhưHoa. Người ta đã phục tài y, lại hỏi ý kiến y. Y lái xe thử

một vòng Lớn, trởvềtuyến bố: "Nếu có thểmua với giá năm ngàn thì nên lắm. Gía Đó

hời".

Thưa ông, nếu tôi mua được Giá đó, rồi đểlại hầu ông, ông chịu không?

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  82

Năm ngàn đồng? Thì chịu liền chứcòn gì nữa!

Chiếc xe bán được tức thì vì chính khách hàng đã tựtính giá lấy. Cũng Nhờphương

pháp đó mà một hãng sản xuất máy chiếu quang X, bán được Máy cho một trong những

nhà thương lớn nhất ởBrooklyn. Nhà thương đó Muốn mởmột phòng chiếu quang

tuyến tinh hảo nhất nước Mỹ. Bác sĩL. Là người được giao trách nhiệm đảm đương

công việc đó bịnhững nhà Thay mặt đủcác hiệu máy lại quấy rầy. Họthi nhau ca tụng

máy của Họ.

Nhưng có một nhà sản xuất khôn Khéo hơn họnhiều vì ông ta đã thâm hiểu khoa

dẫn dụngười. Ông viết Bức thưnày cho Bác sĩL: Xưởng chúng tôi mới phát minh một

kiểu máy Mới đểchiếu quang tuyến X. Cửa hàng chúng tôi mới nhận được lô thứNhất.

Chúng tôi biết kiểu chưa hoàn toàn và muốn sửa chữa lại cho Thật vừa ý. Cho nên xin

Ngài nếu có thì giờquá bộlại xem giúp chúng Tôi đểchỉbảo cho chúng tôi cách sửa

đổi, ngõ hầu được giới chuyên Môn thâu dùng, thì chúng tôi đội ơn Ngài lắm.

Vì biết rằng Ngài rất bận việc, nên chúng tôi xin Ngài có thểgia ân giúp chúng tôi để

chúng tôi cho xe lại rước Ngài.

Bác sĩL. nói: "Tôi nhận được bức thư đó, ngạc nhiên lắm, ngạc nhiên Mà cũng vui

nữa. Từtrước, chưa có nhà chếtạo nào hỏi ý kiến tôi Hết. Bức thư đó làm cho tôi thấy

tôi quan trọng. Tuần đó, tôi bận Việc lắm, nhưng tôi xin kiếu không dựmột bữa tiệc nào

đểlàm vui Lòng nhà kỹnghệ. Tôi thửmáy, khi xem xét kỹ, tôi thấy máy tốt, Có giá trị.

Không ai mời tôi mua hết mà tựý tôi, tôi ngõ ý mua vềDùng trong nhà thương của tôi".

Hồi ông Wilson làm Tổng Thống Mỹquốc, đại tá House đã có rất nhiều ảnh Hưởng

trong các quyết định của Tổng Thống cảtrong phạm vi quốc gia lẫn Quốc tế. Trong

những vấn đềquan trọng nhất, Tổng Thống Wilson cũng Thường nghe theo đại tá

House nhiều hơn cảnhững nhân viên trong văn Phòng Ngài.

Đại tá làm cách nào có ảnh hưởng tới bực đó? Ta nay biết rõ nhờ Đại tá đã kểtâm

sựvới Một người bạn thân nhưsau: "Khi tôi muốn cho Tổng Thống theo ý kiến Tôi, tôi

làm nhưvô tình tỏý đó ra trước mặt Ngài, tôi gieo hạt giống Đó vào trong trí Ngài, và chỉ

nói thoáng qua đủ đểNgài nghe thấy và Suy nghĩtới. Lần đầu tiên vì bất ngờmà tôi

thấy giá trịcủa phương Pháp đó: Một bữa, tôi thăm Ngài tại Bạch ốc, tôi bày tỏmột

chính Sách cần phải áp dụng liền, nhưng xem ý Ngài không thuận. Ít ngày sau, Trong

một cơm chiều, tôi hết sức ngạc nhiên nghe Ngài đưa đềnghịcủa Tôi ra, nhưng bày tỏ

hoàn toàn nhưdo sáng kiến của Ngài mà ra vậy!" Lúc đó, Đại tá có la lên: Thưa Tổng

Thống, thì chính tôi đã khuyên Ngài nhưvậy không? Ai kia chứ Đại tá House thì không

khi nào ngu dại Vậy. Ông không cần ai khen ông hết, ông chỉmuốn sao có kết quảlà

Được. Cho nên ông đểcho Tổng Thống Wilson tưởng rằng chính Ngài đã Có quyết định

đó. Hơn nữa trước công chúng, ông còn tuyến bốcho mọi Người biết chính Tổng Thống

đã có sáng kiến mới mẻ ấy.

Chúng ta nên nhớrằng những người mà ngày mai chúng ta sẽgặp, cũng Có những

nhược điểm nhưTổng Thống Wilson... và ta nên thi hành nhũng Phương pháp của đại

tá House. Cách đây hai mươi năm thếkỷ, Lão Tử đã nói một Câu mà độc giảngày nay

còn nên suy nghiệm: Nước suối và mưa nguồn Đều chảy xuống sông sâu bểcảlà vì núi

cao mà sông và bểthấp.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  83

Thánh nhân muốn tỏ đức với thiên hạbao giờcũng hạmình thấp xuống, Và muốn

tiến trước thiên hạ, bao giờcũng tựlùi lại sau.

"Cho nên địa vịthánh nhân bao giờcũng vượt thiên hạ, mà thiên hạKhông oán

cũng không hờn".

Vậy muốn Dẫn dụngười khác, xin bạn theo quy tắc thứbảy là: Đểcho họtin rằng

Họhành động hoàn toàn theo sáng kiến của họ

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  84

Phần ThứMười Tám:

Qui Tắc Này SẽGiúp Bạn

Làm Được Những Việc DịThường

Xin Bạn nhớ điều này: dù người hàng xóm có hoàn toàn lầm lộn nữa thì Người đó

cũng không tin rằng họlầm, vậy đừng buộc lỗi họ, kẻ điên Nào làm nhưvậy cũng được.

Bạn nên rán hiểu họ. Nhưvậy là bạn khôn, Có đại độvà có lẽxuất chúng nữa.

Người hàng xóm đó suy nghĩvà hành động nhưvậy vì họcó lý của họ. Bạn rán tìm

nguyên nhân sâu kín đó, tựnhiên bạn sẽhiểu hành vi của Họvà có lẽcảcá tánh của họ

nữa.

Bạn hãy thành thật gắng tự đặt mình vào địa vịhọmà nhủ: "Nếu ta ở địa vịhọ, ta sẽ

có những tình cảm gì, sẽcó những phản ứng ra sao?" Nhưvậy bạn đỡtốn thì giờvà đỡ

cảbực tức. Hơn nữa, bạn sẽtiến Được một bước lớn trong nghệthuật dẫn đạo người.

Một nhà tâm lý viết: "Thửbình tâm tựxét, bạn sẽthấy điều mâu Thuẫn sau này: bạn

mê man chú ý tới việc riêng của bạn mà thờ ơhết Thảy mọi việc trên thếgiới. Xin bạn

nhớkỹrằng trên địa cầu này Ai cũng có tính đó hết. Bạn sẽthấy nhưLincoln và

Roosevelt rằng muốn Thành công trong bất cứnghềnào trừnghềcoi ngục cần phải

hiểu quan Điểm của người khác".

Một trong những Sựgiải trí mà tôi ưa nhất, là bách bộhoặc cưỡi ngựa dạo chơi

trong Một khu rừng gần nhà tôi. Tôi thích cây sồi lắm. Cho nên tôi đau lòng Thấy mỗi

năm những cây đó bịnhững đám cháy tàn phá, không phải do Tàn thuốc mà do sựvô ý

của tụi con nít chơi nghịch trong rừng, bắt Chước dân mọi, xếp đá làm ông táo đểnấu

nướng. Có khi cháy lan rộng Đến nỗi phải kêu lính chữa lửa tới.

ƠÛven rừng, có tấm bảng dọa phạt và hoặc bỏtù những kẻnào vô ý làm cháy

rừng, nhưng bảng đặt ởmột nơi ít người đi tới, khách du Lịch khó thấy được. Cũng có

một người kỵhiến binh đi coi rừng nhưng Chú ta không làm tròn phận sự, cho nên

những đám cháy vẫn tiếp tục. Một lần tôi chạy lại bảo một người lính rằng có đám cháy,

nhưng người Lính uể ỏai trảlời rằng đám cháy không phải ởtrong khu của chú ta. Thấy

vậy, tôi phải đích thân làm công không cho chính phủ.

Ban đầu, mỗi khi tôi thấy một đám thanh niên đốt lửa cắm trại, tôi Vội chạy lại lo sợ

cho những cây quý của tôi. Tôi đe họnên coi chừng, Chứkhông thì ngồi tù, vì làm cháy

rừng. Nghĩa là tôi làm cho họgiận, Không cần tự đặt vào quan điểm của họ. Cho nên họ

bất đắc dĩphải Vâng lời, càu nhàu oán hờn. Và có lẽhọchỉ đợi tôi quay lưng đi để

Nhóm lửa lại, đốt cảkhu rừng cho đỡtức. May thay, lần lần tôi hiểu Bản tính con người

và trởnên lịch thiệp hơn, hiểu người hơn, đại lượng Hơn. Cho nên thấy bọn trẻquây

quần chung quanh ngọn lửa trại, tôi lại Gần, nói: "Vui không các em? ... Các em nấu

món gì đó... Hồi nhỏtôi Cũng nhưcác em, cũng thích đốt lửa trong rừng lắm. Mà có lẽ

bây giờVẫn còn thích nữa... Nhưng các em cũng biết: đốt lửa ở đây nguy hiểm Lắm...

Anh biết, các em có ý tứ, cẩn thận lắm. Nhưng có nhiều kẻvô ý hơn các em đốt lửa,

cũng bắt chước đốt và khi đi thì quên không đập. Rồi lửa bén tới lá khô, leo lên cây. Và

nếu chúng ta không cẩn thận, Thì khu rừng này không còn lấy một cây... Anh không ra

lệnh cho các Em đâu, không muốn quấy rầy các em đâu... Thấy các em chơi giỡn; anh

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  85

Vui lắm. Nhưng các em nên dẹp những lá khô này đi, cho nó bén lửa. Rồi khi đi về, nhớ

lấy nhiều đất phủlên bếp nhé? Các em nghe chứ? Và lần sau, các em nên làm bếp tại

đằng xa kia, chỗlấy cát kia. NhưVậy không nguy hiểm... Thôi cám ơn các em nhiều

lắm. Chào các em... Và các em chơi vui nhé!".

Kết quảthật Khác hẳn lần trước. Bọn trẻvội vàng làm theo ý tôi. Không càu nhàu,

Không oán hờn gì hết, vì tôi không bắt chúng vâng lời tôi, tôi xin Chúng hợp tác với tôi,

chúng hành động là tựý chúng. Lần này hai Bên đều hài lòng vì tôi đã biết quan trọng

điểm của chúng.

Lần sau, muốn xin bọn cắm trại có ý tứmột chút cho khỏi cháy rừng, Hoặc muốn

bán một món hàng, hoặc mời một ông bạn dựvào một việc Thiện, xin bạn hãy trầm tư

một lúc và tựhỏi: "Họchịu làm điều mình Xin họlà vì lẽgì?" Đành rằng nhưvậy mất thì

giờmột chút, nhưng Bạn sẽ được lợi nhiều vô cùng vì bạn sẽtìm được cách cảm động

người Đó và ít khó nhọc mà kết quảmỹmãn hơn nhiều.

Vịgiáo sưdạy khoa Thương mại ở Đại học Harvard nói: "Thà đi bách bộHai giờ

đồng hồtrên vỉa hè trước phòng giấy của một khách hàng đểSuy nghĩ, còn hơn là

bước sồng sộc ngay vào phòng đó mà không biết Rõ mình sẽnói gì với người ta, và

không đoán trước được rằng người Ta sẽtrảlời mình ra sao".

Lời đó Quan trọng tới nỗi tôi muốn lập lại một lần nữa: "Thà đi bách bộHai giờ đồng

hồtrên vỉa hè, trước phòng giấy của một khách hàng đểSuy nghĩ, còn hơn là bước

sồng sộc ngay vào phòng đó mà không biết Rõ mình sẽnói gì với người ta và không

đoán trước được rằng người Ta sẽtrảlời mình ra sao".

Nếu cuốn Sách này chỉgiúp bạn mỗi một điều là làm tăng năng lực hiểu thấy Quan

điểm của người khác mà không quên quan điểm của bạn, trong bất Cứtrường hợp nào,

phải, nếu cuốn này chỉgiúp bạn được bấy nhiêu Thôi, thì nó cũng đã đánh dấu một

khoảng đường đầy ý nghĩa trong cuộc Đời làm ăn của bạn rồi.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  86

Phần ThứMười Chín:

Loài Người Muốn Gì?

Bạn Muốn biết một câu thần chú làm ngưng những cuộc cãi lộn, làm tan bất Bình,

gây thiện cảm và xúi giục người khác làm chăm chú nghe bạn không? .

Có ư? ... Đây câu đó đây. Trước Hết, bạn hãy nói: "Tôi không trách ông một chút

nào hết. Nếu ởvào Địa vịông, chắn chắc tôi cũng hành động nhưông".

Một câu trảlời nhưvậy thì đến hùm thiêng rắn độc cũng phải chịu Đi. Xin bạn đừng

ngại rằng nói nhưvậy mà không thành thật đâu, vì Nếu ởvào địa vịngười khác tựnhiên

bạn cũng sẽhành động nhưhọ.

Nhưtên cướp Ai Capone chẳng hạn. Nếu bạn đã chịu cái di truyền vềthểChất như

y, thì bây giờbạn cũng nhưy, cũng đương nằm nơi y đang nắm, Nghĩa là trong khám.Vì

chính cha mẹy và những người chung quanh y đã làm Cho y trởthành nhưvậy.

Bạn không Phải là con rắn hổchẳng hạn, thì cái lẽ độc nhất là bởi các cụNhà là

người chứkhông phải là rắn hổ. Nếu tín ngưỡng các bạn không Cho bạn thờcon bò

hay con rắn thì chỉdo bạn không sanh trưởng trong một Gia đình Ấn độ, trên bờsông

Brahmapoutra.

Vậy bạn được nhưbây giờ, cái gì cho bạn đáng tựphụ? Người khác ra Sao, đừng

chê người ta. Đừng giễu sựlầm lẫn, sựngu muội, sựgiận Dữcủa họ. Trái lại nên

thương họ. Nên có thiện cảm với họ, giúp Họnếu có thể được. Bạn nên nói nhưJohn

Wesley khi ông thấy một người Say rượu lảo đảo ngoài đường: "Nếu trời không thương,

thì ta cũng đã Nhưngười này".

Ba phần tưngười mà Bạn gặp đều thèm muốn cảm tình, khao khát được thiên hạ

hiểu mình.Bạn Làm co họvừa lòng thì họsẽsùng bái bạn.

Một lần, tôi diễn thuyết trước máy truyền thanh vềcô Louisa May Alott, Tác giảcuốn

Các tiểu thư. Tôi biết rằng cô đã sống và viết những Tác phẩm của cô ởConcord tại

miền Messachusrtts. Nhưng thật là vô tâm, Tôi đã nói lộn rằng tôi đã viếng nhà cô

Concord tại miền New Hampshire! Nếu tôi chỉcó một lần thì cũng không sao! Than ôi!

Tôi nói tới hai Lần... Tức thì những bức thưvà dây thép ùa vào phòng tôi đểchửi Tôi,

bao vây tôi nhưông vò vẽ. Lời lẽhoặc khinh bỉ, hoặc nghiêm khắc. Thứnhất, có một bà

quê quán ởConcord, miền Messahusetts, không tiếc Lời chua ngoa, mạt sát tôi y như

tôi đã buộc tôi có Alcott là mọi ăn Thịt người ởNouvelle Guinée vậy. Đọc thưbà ta tôi tự

nhủ: "Cảm tạTrời Phật đã thương, không bắt tôi làm chồng con mụnày!" Tôi vội Vàng

muốn trảlời bà ta rằng: "Nếu tôi đã có một lỗi về địa lý thì Bà con có một lỗi nặng hơn

nhiều, là lỗi không được nhã nhặn chút Nào hết". Tôi muốn bắt đầu bức thưtôi bằng

câu đó. Rồi thì cho bà Ta một bài học đích đáng. Nhưng tôi dằn lòng xuống. Tôi biết

rằng bất Kỳkẻ điên cũng đáng cựlại nhưvậy được và thật ra câu trảlời Đó là câu trả

lời đặc thù của hết thảy những đứa ngu. Tôi muôn vượt Lên trên bọn đó. Tôi nhất định

làm cho bà ấy đương thù ghét tôi, phải Có thiện cảm với tôi. Tôi tựnhủ: "Nghĩcho cùng,

nếu mình ởvào địa Vịbà ta, chắc mình cũng cảm xúc nhưbà ta, phải rán hiểu quan

điểm Của bà ta mới được". Khi tôi với Philadephie, tôi kêu điện thoại liền Và nói với bà

đại loại nhưsau này: "Tôi kinh chào bà.. Mới rồi bà Có viết một bức thưcho tôi, bữa nay

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  87

tôi xin cám ơn bà".

Bà ấy nói rõ ràng từng tiếng, giọng quý phái: "Tôi được hân hạnh Hầu chuyện Ngài

vào đây". Tôi "Bà không biết tôi đâu. Tôi là Dale Carnegie. Cách đây mấy tuần, bà ta

nghe tôi diễn thuyết trong máy truyền Thanh vềcô Lousia May Alcott và trong cuộc diễn

thuyết đó, tôi đã lầm Lỡkhông thểtha thứ được: Tôi đã nói cô ấy sanh trường Concord,

miền New Hampshire. Thật là bậy và ngu quá. Tôi xin lỗi bà và cám ơn bà Đã mất công

viết thưchỉbảo cho tôi".

Bà ấy."Ông Carnegie! Tôi hối nhận đã viết cho ông một bức thưnhưvậy. Bữa đó,

tôi đã mất hết điềm tĩnh, xin ông thứlỗi cho Tôi." Thưa không ạ, chính tôi phải xin lỗi bà

chứ. Một đứa con nít ban tiểu học cũng Không bao giờlầm lẫn nhưvậy. Tôi đã nhận lỗi

của tôi ởtrên máy Truyền thanh rồi, nhưng tôi muốn thưa riêng với bà rằng tôi ân hận

Vềlỗi đó lắm".

Bà ấy."Tôi quê quán ởConcord. Gia đình tôi có làm việc lâu trong chánh phủ ởmiền

Messachusetts Cho nên tôi lấy làm vẻvang vềquê hương tôi lắm. Khi nghe ông nói Cô

May Alcott sanh trưởng ởmiền New Hampshire, tôi buồn lắm... Nhưng tôi Thú rằng nhớ

lại bức thư đó tôi xấu hổlắm".

Tôi. "Thưa bà, xin bà tin rằng tôi ân hận hơn bà vô cùng. Lỗi của Tôi không làm thiệt

chút chi cho miền Messachusetts, mà làm cho tôi xấu Hổvô cùng. Thật hiếm thấy được

một người của bà, có học thức nhưBà lại chịu khó viết thưchỉbảo cho những diễn giả

trước máy truyền Thanh, tôi mong rằng bà sẽcó lòng tốt đểý tới những bài diễn thuyết

Sau này của tôi nữa..."

Nhưvậy, tôi Xét theo quan điểm bà ta và xin lỗi bà thì bà ta cũng xét theo quan điểm

Của tôi và xin lỗi tôi liền. Tôi được cái vui là đã tựchủ được Mình, đã dùng phép lịch sự

để đáp lại một bức thưthô lỗ. Sau cùng, Được lòng quý miến của bà tức giận mà tự ải

sao...?

Ông Sol Hurock có lẽlà người bầu hát nổi danh nhất ởMỹ. Trong hai Chục năm,

ông điều khiển nhiều đào kép nổi tiếng... Ông thấy rằng Họcó chỗnày đặc biệt nhất là

lúc nào cũng cần người khác khen, Khuyến khích và chú trọng tới họ, cảtrong những

tật lốlăng nhất Của họ. Trong ba năm trời, ông giữ được trong gánh hát của ông

Chaliapine, Một danh ca đã làm cho các khán giảsang trọng ởrạp Metropolitan Opéra

Phải say mê vềgiọng trầm trầm tuyễt thú của va. Nhưng "con ngựa bất Kham" đó đã

làm cho ông bầu phải bao phen bứt đầu bứt óc. Và có đủTật xấu, nhưmột đứa trẻquá

được nuông chiều, và hết sức "khó chịu", Hành hạông bầu đủtình đủtội.

Chẳng Hạn, tối nào va phải ca, thì trưa hôm đó va kêu điện thoại, nói với ông

Hurock: "Không em rồi, ông Sol ơi. Cuống họng tôi nhưcái bàn nạo Dừa. Không thểnào

ca tối nay được đâu!" Bạn tưởng ông Hurock tranh Biện với va sao? Không, ông đã biết

từlâu rằng dùng lối đó với đào Kép không được.

Ông chạy ngay lại Khách sạn của Chaliapine và gặp mặt, ông than thở, giọng thành

thật, Não nùng: "Đáng tiếc cho em quá! Thật đáng tiếc! Tất nhiên là em ca Không được

rồi. Đành hủy tờgiao kèo, chớbiết sao bây giờ! Em thiệt Hai ngàn mỹkim, nhưng so

sánh với tiếng vang lừng của em, sựthiệt thòi Đó có là bao!".

Chaliapine thởdài, Nói: "Ông rán đợi, chút nữa trởlại coi... Phải, độnăm giờ, ông

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  88

Trởlại, may ra tôi có khá hơn không".

Năm giờ, ông Hurock trởlại, vẫn có vẻâu sầu lắm. Ông lại cốnài Xóa bỏgiao kèo

và Chaliapine lại thỏdài nói: "Này, thôi chút nữa ông trởlại xem sao. Có lẽnó sẽkhá

hơn".

Bảy giờrưỡi, va chịu ca với... điều kiện là ông bầu phải báo trước Cho công chúng

hay rằng va vì bịcảm mạo, nên không được tốt giọng nhưThường ngày. Ông Hurock

hứa làm nhưva muốn, và sau cũng dắt con "ngựa Bất kham" đó ra sân khấu để được

hoan hô nhưvũbão nhưmọi tối.

Một nhà tâm lý trứdanh nói: Hết thảy chúng ta đều cần thiện cảm, Như được người

khác khen, hoặc khuyến khích, hoặc an ủi. Em bé đứt tay Hay u đầu, vội vàng chạy lại

chìa ra cho người lớn thấy, có khi lại Tựva đầu vào cái gì cho u lên để được người lớn

thương hại, vuồt ve. Người lớn thì kểlểdài dòng những tai nạn, bệnh tật của mình và

nhất Là nhũng chi tiết trong lúc bịmổxẻ. Nhưng tai họa đó có thật hay tưởng Tượng

cũng vậy, loài người bao giờcũng thích người khác thương tới Mình".

Vậy muốn cho người khác theo ý mình, ta nên Tỏrằng ta có nhiều thiện cảm với

những ý tưởng cùng ước cọng của họ.

Đó là quy tắc chín

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  89

Phần ThứHai Mươi:

Gợi Những Tình Cảm Cao Thượng

Jesses James là một tên cướp "ăn hàng" trên các xe lửa và đánh phá các ngân

Hàng rồi chia tiền cho các tá điền ởchung quanh y đểchuộc lại ruộng Mà họtúng thiếu

đã cầm cố. Chắn chắn y tựcho y là người có lý Tưởng cao siêu cũng nhưDutch

Schultz Clowley biệt danh "Hai Súng" và Al Capone sống sau y hai thếhệ.

Thật ra, Hết thảy mọi người cảngười mà bạn thấy trong gương của bạn nữa cũng

Tựý trọng mình, và cảm thấy mình cao thượng đại độhơn người.

Ông Pierpont Morgan nhận thấy rằng hành động của loài người có hai nguyên Do:

một nguyên do mà người ta giấu đi cái đó mới thật, một nguyên do Mà ta khai ra vì nó

có vẻcao đẹp, đáng khen. Khi hành động, suy tính, Người ta chỉnhớtới nguyên do thật.

Có biết nguyên do đó, bạn cũng Chẳng cần nhắc tới làm chi. Nhưng vì con người ai

cũng nuôi một lý tưởng Trong thân tâm, nên ưa núp cái sau cái nguyên do thiện mỹ.

Vậy muốn Được lòng họ, bạn chỉnên tán thưởng mà nhắc tới nguyên do sau thôi!.

Quy tắc đó, bạn cho rằng trong thương mại không áp dụng được chăng? Xin bạn

đọc đoạn sau này: Ông Farrell làm chủmột biệt thự. Còn bốn Tháng nữa mới hết hạn

mướn theo hợp đồng, mà người mướn đã muốn dọn Ngay đi và cốnhiều đòi hủy giao

kèo. Bốn tháng, mỗi tháng năm mươi Lăm mỹkim! Cảmùa hè thỉhọmướn để ở, rồi bây

giờ, bắt đầu mùa Đông, bỗng nhiên họbỏ đi!.

Ông Farrell Nói: Trước kia, nếu gặp trường hợp đó, tôi đã chạy lại kiếm người Mướn

nhà, biểu ông ta đọc kỹlại thểlệtrong tờgiao kèo. Tôi đã Cho ông ta hay rằng có muốn

dọn đi thì phải đóng ngay mấy tháng tiền Nhà cho hết hạn, không có, tôi sẽ đưa ra tòa

liền.

Nhưng lần này, tôi không nóng nảy, tôi suy nghĩvà định dùng một thuật Khác. Tôi lại

thăm ông Doe, người mướn nhà và nói với ông ta.

Ông Doe tôi đã nhận được thưcủa ông cho biết ông sẽdọn đi, nhưng Thật tình tôi

không rằng ông sẽ đi thật.

Nhiều năm kinh nghiệm trong nghề đã giúp tôi hiểu lòng người và mới Trông thấy

ông, tôi đã biết ngay ông là một người trọng lời hứa và Danh dự. Tôi đoán sai thì đây

ông cứchặt tay tôi đi.

"Tôi đềnghịvới ông nhưvậy. Ông suy nghĩvài ngày nữa, tới cuối tháng Đi. Nếu lúc

đó, lại trảtiền nhà, ông còn nhất định dọn đi thì tôi Cam đoan với ông tôi sẽxin tuân

theo ý ông. Tôi sẽ đểông đi và tựNhận rằng tôi đã xét lầm ông. Nhưng tôi vẫn tin chắc

rằng ông là Người giữlời cam kết".

Rồi, mùng Một tháng sau, ông Doe lại nhà tôi trảtiền nhà và cho hay, sau khi Hỏi ỳ

bà Doe, ông quyết định ởlại.

Vì họ đã thấy rằng chỉcó cách xửtrí đó là không hại danh dựthôi".

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  90

Hồi sinh tiền, Lord Northcliffe, một trong những vua báo chí Anh, thấy một Trong số

báo in một tấm hình của ông mà ông không được hài lòng, ông Bèn viết thưcho chủ

nhiệm tờbáo. Có phải đềnói: "Xin ông đừng cho In tấm hình đó nữa, tôi không thích nó"

không? không. Ông gợi tới một Tình đáng kính và rất trong sạch, tình con yêu và kính

mẹÔng nói: "Xin ông đừng đểhọin tấm hình đó nữa. Thân mẫu tôi không thích nó".

John D. Rockefeller cũng theo cách đó, khi ông muốn xin nhà báo đừng chụp Hình

con ông. Ông không nói: "Tôi không muốn rằng hình của chúng nó Được in trên báo"

Không, ông gợi tới một tình cao thượng và tếnhị: Lòng muốn che chởtrẻem. Ông nói

với các nhà nhiếp ảnh rằng: "Anh Em còn lạchi việc đó... Anh em cũng có trẻtrong

nhà... Anh em chắc Hiểu rõ rằng con nít mà đem quảng cáo quá, chỉlà làm hưchúng..".

Ông Cyrus H. K. Curtis, chủnhiệm hai tờtạp chí lớn nhất tại MỹTin Tức chiều thứ

bảy "và" Phụnữnhật báo, trong bước đầu gặp nhiều Khó khăn.

Chỉcó tiền không, không Đủdụcác văn sĩcó danh viết giúp ông được. Nhưng ông

đã khéo gợi Những tình cảm cao thượng nhất của họ. Cô Louisa May Alcott, danh lúc

Đó vang lừng, chịu viết giúp một tờbáo của ông, vì ông hứa xin đưa Tiền nhuận bút là

một trăm mỹkim, không phải đểbiếu một hội từThiện mà cô che chở.

Nhưng ông hoài Nghi chắc cãi lại: Đối với Northcliffe, hay Rockfeller hay một nữvăn

Sĩ đa cảm thì hành động nhưvậy được lắm. Nhưng đối với những "quái Vật" nhưtrong

một sốnhững người mắc nợtôi, thì tôi còn ngờkết Quảlắm!.

Các ông ấy nói có lẽ đúng. Một vịthuốc không trị được hết mọi bệnh, hợp với người

này, chưa nhất Định cũng hợp với người khác. Nếu phương pháp của bạn có kết quả

thì Thay đổi nó làm chi? Còn nếu trái lại, thì cứthí nghiệm phương pháp Trên kia đi, có

thiệt gì cho bạn đâu? .

Dù sao đi nữa, tôi tin rằng đọc câu chuyện sau này do ông James L.Thomas, Đã

theo lớp giảng của tôi kểlại, bạn sẽthấy thú: Một hãng xe hơi Có sáu khách hàng

không chịu trảtiền sửa xe. Nói cho đúng không phải Họkhông chịu trả: họchỉkêu nài

rằng hãng đã tính lộn mà thôi. Mà Chính họ đã ký tên bằng lòng chịu giá tiền mà hãng

đã tính với họTrước khi sửa. Hãng biết rằng hãng tính không lộn. Nhưng hãng lại quả

Quyết nói ra nhưvậy. Đó là lỗi đầu tiên của hãng.

Rồi hãng dùng phương pháp này đểthâu những sốtiền đó. Bạn thửxét Xem có

thành công được không? .

1. Phòng kếtoán sai một nhân viên lại nhà sáu ông khách hàng đó, và Không úp mở

gì hết, nói phắt ngay là đến đểthâu sốtiền mà khách Hàng thiếu của hãng từlâu.

2. Nhân viên Đó còn nói rằng hãng hoàn toàn có lý, không cãi gì được nữa và như

Vậy nghĩa là khách hàng hoàn toàn lầm lộn, không còn chối gì được Nữa.

3. Nhân viên đó còn làm cho khách Hàng hiểu rằng các kỹsưcủa hãng biết rõ vềxe

hơi cảngàn lần hơn Khách. Vậy thì tranh biện làm chi cho tốn công chứ? .

4. Kết quả: tranh biên nhau hoài. Bạn tin rằng phương pháp đó làm cho Người thiếu

tiền chịu trảkhông? Bạn tự đáp câu đó.

Vụ đó lằng nhằng nhưvậy và viên xếp phòng kếtoán tính kiện khách Hàng thì may

sao, chuyện tới tai ông chủ. Ông này điều tra vềnhững Khách hàng ương ngạnh đó, thì

thấy từtrước tới nay họtrảsòng phẳng Lắm. Vậy phải có khuyến điểm gì lớn trong cách

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  91

thâu tiền của phòng Kếtoán đây. Ông bèn cho một người giúp việc ông là ông James L.

Thomas, Và giao cho ông này công việc khó khăn đi thâu những sốtiền đó.

Ông Thomas làm nhưsau này, Ông nói:"

1. Tôi biết rằng hãng chúng tôi tính tiền rất đúng nhưng điều đó tôi Không nói ra. Tôi

báo trước cho khách hàng rằng tôi sẽlại thăm họ Đểbiết hãng của tôi đã làm cho họ

không hài lòng vì nguyên do gì: Lầm lỡhay sơsót chỗnào.

2. Tôi cho Họbiết rằng tôi saÜn lòng nghe họgiảng giải rồi sau mới cho biết ý kiến

của tôi. Hãng chúng tôi cũng có thểlầm lộn được lắm.

3. Tôi bảo họrằng không ai biết rõ xe hơi của họbằng họ.

4. Tôi đểhọnói cho thỏa, và tỏa ra rất saÜn lòng, rất chăm chú nghe Họ.

5. Sau cùng, khi họbình tĩnh hơn, biết Phải trái hơn, tôi mới gợi lòng chính trực và

công bằng của họ.

Tôi bảo họ: "Trước hết, tôi hoàn toàn đồng ý ông. Vụnày do lỗi Chúng tôi, một nhân

viên của chúng tôi đã quấy rầy ông và làm ông Giận. Thật đáng tiếc, và tôi thay mặt cho

hãng, xin lỗi ông. Nghe ông Giảng giải, tôi nhận thấy ông kiên tâm và công bằng lắm. Vì

tôi thấy ông có những đức tính đó, cho nên tôi mới dám xin ông giúp cho tôi Một việc là

cậy ông sửa lại đơn hàng. Thật ra, không ai làm việc đó Đúng hơn ông nữa vì ông biết

rõ công việc hơn hết. Đây là tiền sửa Chúng tôi tính nhưvậy đây. Xin ông tính lại, sửa

lại thật cẩn thận, Nhưông là hội trưởng công ty chúng tôi vậy. Rồi ông định sao, chúng

Tôi xin theo nhưvậy".

Ông khách hàng Làm ra sao? Ông bằng lòng trảhết cảsốtiền, một sốtiền quan

trọng. Mấy khách hàng khác cũng vậy, trừmột người nhất định không trảmột Đồng nào

hết. Và kết quảlà sáu vịbất mãn đó, trong hai năm sau, Mỗi vịmua giùm cho chúng tôi

một chiếc xe hơi mới.

Ông Thomas kết luận "Kinh nghiệm đã dạy tôi rằng khi khách hàng không Chịu trả

một sốtiền còn thiếu mà không có cách nào tính chi đích xác Được thì tốt hơn hết cứ

nhận rằng khách hàng ngay thẳng và có thiện ý đi. Nói chung, thì người mua phần nhiều

sòng phẳng chịu giữlời. Rất Hiếm những người ra ngoài lệ đó. Và tôi tin chắc rằng có

gặp kẻgian Lận đi nữa thì mình cứcoi họnhưmột người ngay thẳng, thành thật, họSẽ

ngượng không gian lận nữa". Vậy muốn được người khác theo ý mình Mhiều khi nên

theo quy tắc thứmười: Gợi tình cảm cao thượng của họ.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  92

Phần ThứHai Mươi Mốt:

Khích Thích ThịGiác

Và Óc Tưởng Tượng Của Người

Cách Đấy mấy năm, tờbáo Philadelphie Evening Bulletin bịkẻxấu miệng gièm Pha,

loan truyền rằng bài vởít, quảng cáo nhiều quá, không bổích gì Cho độc giảhết... Phải

hành động nhất đểngưng bặt cuộc tuyên truyền Phá hoại đó! Nhưng làm cách nào bây

giờ? Tòa soạn cắt trong một sốThường tất cảnhững bài không quảng cáo, đã đăng

trong một ngày, xếp Đặt lại rồi in thành một cuốn sách, nhan đềlà "Một ngày". Sách dày

Ba trăm lẻbảy trang, bằng một cuốn sách đáng giá hai đồng. Vậy mà tất cảbài Vở đó

tin tức, xã luận, tiểu thuyết tờbáo đã đăng trong một hai ngày, Và bán không phải hai

đồng mà là hai xu.

Sựcải cách đó rất được hoan nghinh: người ta thấy tờbáo có vô sốBài hay.

Một cuốn đó đập vào óc người Một cách mạnh mẽ, vui vẻrõ ràng hơn là cả đống lý

luận và con số.

Vô sốxí nghiệp hành động nhưtờbáo đó. Những người bán máy hiệu Electrolux,

muốn cho người mua thấy rõ và tin máy đó chạy không có tiếng Động, đánh cây quẹt

cho người mua nghe thấy tiếng xòe lửa trong khi máy Lạnh đang chạy...

Một hàng bán món Được khách hàng hoan nghiênh đặc biệt, chỉnhờphân phát

những hóa Mục có chữký của một nửtài tửdanh tiếng.

Một nhà quảng cáo chuyên môn đã nghiệm rằng một tủkính bày hàng Đương

chuyển động mà ngừng lại thì sốngười đứng coi rút mất tám chục Phần trăm... Con

chuột Mickey mà những ai ưa hoạt họa điều biết, đã Nổi danh đến nỗi có tên trong tự

điển mới, một hãng chếtạo đồchơi, Khéo lợi dụng tên nó mà khỏi bịvởnợ... Một công

ty hàng không chỉBày trong tủkính, một hình vẽlại đúng những bộphận điều khiển

máy Bay kiểu Douglas mà làm cho không ngớt người tu lại coi... Trong máy truyền

Thanh, một nhà buôn kểmột cuộc thi võ tưởng tượng, giữa một hàng Của nhà đó với

một món hàng của nhà khác, mà làm cho những nhà đại Lý phấn khởi lên được... Chỉ

nhờánh sáng của một ngọn đèn phóng Xạsáng lực cảmột cửa hàng bán kẹo, mà số

kẹo bán được tăng lên Gấp đôi... Hãng xe hơi Chrysler cho những con voi leo lên mui

xe đểthiên Hạthấy trằng mui xe chắc chắn.

Hai Người nhỏnhất trong nghềbán hàng chung nhau viết một cuốn sách vềNghệ

thuật dụkhách hàng. Họcho quay một cuốn phim đem chiếu trong hàng Trăm nhà buôn

lớn: những người bán hàng coi phim và hiểu ngay những Điều nên làm và không nên

làm của họ.

Chứng tỏ, phô bày một chân lý chưa đủ. Phải làm cho sựthức hóa linh Động, có thú

vịvà kích thích người ta nữa mới được. Chiếu bóng có Mục đích đó, truyền thanh cũng

có mục đích đó. Mà bạn cũng phải làm Nhưvậy mới chiếm được sựchú ý của mọi

người. Những người bán hàng Biết rõ điều đó và ta phải bắt chước họ. Một nhà chế

thuốc giết Chuột, phân phát cho những người mua buôn, một dụng cụ đểbày hàng,

Trong đó hai con chuột sống. Trong tuần lễbày hai con chuột đó ra, sốHàng bán được

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  93

tăng lên năm lần.

Một Hãng lớn nọ, chếdầu thơm phái ông James B. Boynton điều tra tình trạng Của

các mỹthẩm nhưphấn son, dầu thơm, kem trên thịtrường vì có người Báo trước chắc

chắn sẽcó những nhà cạnh tranh phá giá các món đó.

Nhà kinh doanh đó không bằng lòng cách ông Boynton điều tra. Ông này Kểlại:

"Ông ấy chỉtrích những phương pháp tôi đã dùng. Tôi bênh vực Những phương pháp

đó. Chúng tôi tranh biện. Sau cùng ông ta phải nhận Rằng tôi có lý, nhưng lúc đó tôi

phải ra về, không kíp cho ta biết Kết quảcuộc điều tra của tôi.

Lần Sau lại, tôi không mất công đưa con sốvà dẫn chứng làm chi. Tôi quyết Định

kích thích óc tưởng tượng của ông.

Vô phòng giấy của ông, tôi thấy ông đương bận nghe điện thoại. Trong Khi ông nói,

tôi rút va li của tôi trên mặt bàn: ba mươi hai Lọkem đánh mặt, đều của những hãng

cạnh tranh mà ông biết. Trên mỗi Lọ, tôi đã dán một miếng giấy tóm tắt, một cách linh

động và rõ Ràng kết quảcuộc điều tra của tôi vềthứkem đó.

Kết quảra sao? Tức thì hết tranh biện. Ông ta cầm một lọrồi tới lọKhác, đọc miếng

giấy, hỏi tôi vài câu, rồi chúng tôi trò chuyện thân Mật. Ông bằng lòng lắm. Đáng lẽcho

tôi nói mười phút nhưlần trước Thôi, thì ông giữtôi lại tối một giờmà chúng nói vẫn

chưa hết chuyện.

Cũng là những tài liệu lần trước, nhưng lần này tôi biết kích thích Thịgiác và óc

tưởng tượng của ông mà kết quảkhác xa nhưvậy đó!".

Vậy, muốn cho người ta nghe theo bạn, bạn phải làm theo qui tắc: Kích Thích thị

giác và óc tưởng tượng của họ

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  94

Phần ThứHai Mươi Hai:

Khi Mọi Cách Điều Vô Hiệu

Bạn Hãy ThửCách Này Xem Sao

Charles Schwab, người tin cẩn của Andrew Carnegie, ông vua Thép. Có một người

Đốc công đểcho một thợlàm không hết sốcông việc đã định.

Ông Schwab hỏi người đó: Không hiểu tại sao một người có tài nhưthầy Mà không

làm cho nhân viên của mình có một năng lực sản xuất khá Hơn được.

Người kia đáp: Tôi cũng không Hiểu tại sao nữa. Tôi đã dùng đủmọi chước: Hết

khuyến khích, rồi Kích thích, rồi rầy mắng, chửi rủa, dọa đuổi... vô hiệu...

Câu chuyện đó xảy ra hồi chiều, trước khi đi kíp làm đêm tới xưởng.

Ông Schwab nói: Thầy đưa tôi cục phấn. Ngày hôm nay đổvô khuôn được Mấy lần?

Sáu lần. Chẳng nói chẳng Rằng, ông Schwab viết sốsáu lên trên đất rồi đi. Khi kíp

làm đêm tới, Thấy con số, họhỏi nghĩa gì vậy? Những người thợkhác đáp: "Ông chủ

Tới, hỏi chúng tôi hôm nay đổkhuôn được mấy lần, chúng tôi đáp sáu Lần và ông viết

số đó lên đất".

Sáng hôm sau, ông Schwab trởlại. Con sốsáu hôm trước đã có ai bôi đi, Viết con

sốbảy thay vào.

Khi bọn thợLàm ngày tới, thấy con sốbảy. "A! Tụi làm đêm tựcho là giỏi hơn mình

Sao! Rồi coi!" Họhăng hái làm việc và hết ngày, họ đểlại sau họMột con số"mười"

kếch xù và ngạo nghễ. Và cứmỗi ngày mỗi tiến nhưVậy...

Lời kết luận? Đây chính lời Của ông Chales Schwab nói: "Muốn có kết quả, bạn phải

khuyến khích lòng Ganh đua, không phải lòng ganh đua tì tiện đểkiếm tiền, mà một lòng

Ganh đua cao thượng hơn, lòng muốn mỗi ngày mỗi tiến, không những thắng Người mà

thắng cảchính mình nữa".

Những thửthách đốnhưvậy bao giờcũng kích thích được một cách chắc Chắn

những người có tâm huyết.

Không Có một cộc thách đốnhưvậy, Theodore Roosevelt không khí nào làm Tổng

Thống Huê Kỳ được.

Mới đại thắng Được quân Y Pha Nho ở đảo Cu Ba về, "Kịsĩvô úy" đó đã được bầu

ngay Làm Thổng đốc Nữu Ước. Những kẻthù của ông kiếm chuyện rằng ông Chỉlà một

kẻngụcưvà nhưvậy không đủ điều kiện được bầu làm Thống Đốc. Ông sợhãi muốn

rút đơn ứng cửra. Lúc đó, Thomas Collier Platt Thách ông bằng giọng sang sảng giữa

hội nghị: "Vịanh hùng ởnúi San Juan mà nhút nhát nhưvậy sao?" .

Roosevelt Tức khí, chịu tranh chấp. Vềsau ra sao, trong sử đã chép. Không những

Lời thách đó đã thay đổi cả đời ông mà còn ảnh hưởng lớn tương lai Của quốc gia nữa.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  95

Al Smith cũng nhưCharles Schwab, nhưPlatt, biết rõ năng lực vô biên của sựkhêu

gợi Tức khí.

Hồi ông cón làm Thổng đốc Nữu Ước, nhà khám Sing Sing thiếu người giám đốc.

Trong công việc đó, Đã có nhiều sựlạm dụng, nhiều sự đồi bại... Phải đặt vào chỗ đó

Một người cương quyết gang thép mới được.

Nhưng kiếm ai đây? ... Al Smith cho gọi Lewis E. Lewes coi khám New Hampton Lai

khi Lawes tới, ông hỏi bằng giọng vui vẻ: "Sao? Tôi đểông làm giáo Đốc khám Sing

Sing, ông nghĩsao? Phải có một người giỏi mới được". Lawes sững sờ, không biết đáp

sao. Ông biết rõ những nguy hiểm tại Khám Sing Sing và chức đó không vững vàng gì,

muốn yên thân phải biết Theo chiều gió chính trị.

Các ông giám Đốc khám Sing Sing không giữchức lâu bao giờ. Có ông ởvỏn vẹn

có Ba tuần. Ông Lawes chỉmuôn một nơi nào chắc chắn. Có nên thửliều Hay không?

Ông Smith thấy Lawes do dựnhưvậy, ngảlưng trên ghế, mỉm Cười nói: "Này ông bạn,

tôi biết là ông sợ. Khám đó khó lắm, chỉCó một người đại tài mới giữvững được địa vị

ở đó".

Ông Smith đã dùng cách thách đó. Tức thì ông Laws thấy ham thích muốn Làm một

việc mà chỉmột người đại tài mới làm nổi. Ông nhận lời Và giữchức khám Sing Sing rất

lâu. Hoạn đồcủa ông rực rỡ. Ông viết Một cuốn sách: "Hai vạn năm ởSing Sing" được

hoan nghiêng vô cùng, Diễn thuyết nhiều lần trước máy truyền thanh về đời sống trong

các Khám. Phương pháp thuần hóa tội nhân của ông đã có những kết quảDịthường.

Harvey Firestone, nhà sáng Nghiệp một kiểu vỏxe hơi, nói: "Tôi đã nghiệm thấy

rằng tiền bạc Không đủràng buộc người có tâm huyết. Họham mê sựmạo hiểm, sự

Tranh đấu hơn. Những kẻ ưa thành công, đều ưa những cơhội làm rõ ràng Giá trịcủa

họ, những dịp đểtiến tới và đểthắng. Tất cảnhững cuộc Cạnh tranh đều chỉcó mỗi một

nguyên động lực sau này: Ý muốn vượt Kẻkhác và tỏgiá trịcủa mình ra".

Vậy muốn dẫn dụnhững người có tâm huyết, hạng người có chân giá Trị, bạn hãy:

Thách đốhọ, khêu gợi tức khí của họ.

Chú thích của dịch giả. Một độc giả đọc xong chương nầy có thểcho rằng Phương

pháp của Charles Schwab tàn nhẫn và đưa tới sựbóc lột nhẫn tâm. Phương pháp công

hiệu nào cũng nhưmột dụng cụtinh xảo dùng vào việc ít chung thì có lợi, trái lại thì có

hại. Mà chúng tôi tin rằng độc Giảnào hiểu thấy thuyết Đắc nhân tâm của tác giảtất

không quên Chân ngôn căn bản này: Kỷsởbất dục, vật thi ưnhân nhưvậy không Khi

nào còn bốc lột người khác nữa. Bóc lột người thì làm sao đắc Nhân tâm được?

Mười hai cách làm Cho người khác nghe theo mình:

1. ChỉCó một cách thắng trong một cuộc tranh biện là tránh nó đi.

2. Trọng ý kiến của người. Đừng bao giờbảo họrằng họlầm.

3. Nếu bạn lầm, thì bạn vui vẻnhận ngay đi.

4. Nên ôn tồn ngọt ngào, không nên xaÜng.

5. Đặt những câu vấn làm sao cho tựnhiên người ta phải đáp "có".

6. Đểngười ta nói cho thỏa thích đi.

7. Đểcho họtin rằng chính họphát khởi ra ý kiến mà bạn đã dẫn khởi Ra cho họ.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  96

8. Thành thật gắng sức xét Theo quan điểm của người khác.

9. Thách đố, khêu gợi tức khí những người có tâm huyết.

10. Gợi tình cảm cao thượng của người.

11. Kích thích thịgiác và óc tưởng tượng của người.

12. Ai cũng Thèm khát được người khác quý mến, hiểu biết và thương hại mình

nữa, vậy bạn tặng cho họnhững thứ đó đi.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  97

Phần ThứHai Mươi Ba:

Chín Cách Sửa Tính Người

Mà Không Làm HọGiận Giữ, Phật Ý

Nếu Bạn bắt buộc phải chỉtrích thì xin bạn bắt đầu nhưsau này Hồi Calvin Coolidge

còn làm Tổng Thống Hêu Kỳ, một người bạn tôi được mời lại Bạch ốc, vô phòng ông

vừa đúng lúc ông nói với cô thưký của ông Rằng: "Chiếc áo cô bận hôm nay thật đẹp.

Cô có duyên lắm..".

Ông vốn ít nói. Chưa bao giờngười ta nghe ông khen những người giúp Việc ông

nhưvậy. Thật lạlùng, thật bất ngờ, tới nỗi cô thưký thẹn Đỏmặt lên.

Ông Coolidge nói tiếp: "Lời tôi khen đó, cô đừng lấy làm tựphụlắm, tôi chỉmuốn

làm vui Lòng cô thôi. Từnay tôi muốn khi đi đánh máy, cô đểý đến những Dấu chấm

câu hơn chút nữa". Phương pháp đó tuy kém kín đáo, nhưng tâm Lý thật sâu sắc. Sau

khi được nghe lời khen rồi, ta thấy những lời trách Không khó chịu lắm.

Người thợhớt Tóc thoa xà bông thật kỹrồi mới cạo râu. Phương pháp đó, ông Mc.

Kinley dùng năm 1896 khi ông chuẩn bịcuộc vận động để được bầu làm Tổng Thống.

Một trong những người cộng tác với ông viết một bài diễn Văn mà người ấy tựcho rằng

hùng hồn bằng tất cảnhững bài của Cicéron, Démosthène và Daniel Webster hợp lại.

Vẻtự đắc hiện trên mặt, người đó đọc cho ông Mc. Kinley nghe tác phẩm Bất hủ

của mình. Thật ra bài đó có giá trị, nhưng dùng không đúng trường Hợp, sẽlàm cho

người ta la ó phản đối, chếgiễu. Ông Mc. Kinley không Muốn phạm lòng tựái, cũng

không muốn làm cụt hứng bạn, nhưng dù Sao cũng phải chê. Ông xửtrí khéo léo như

vầy, ông khen lớn: "Bài Diễn văn của anh thật hay, đáng khen lắm, không ai làm hơn

được. Trong Nhiều trường hợp, một bài nhưvậy cần lắm. Nhưng trong trường hợp nầy,

Nó có thật là thích hợp không? Mặc dầu lời lẽhữu lý và ôn tồn, Ta cũng nên đoán trước

nó sẽcó tiếng vang gì trong đảng chúng ta. Anh Vềnhà đi, viết cho tôi một bài khác

phỏng theo những ý kiến đầy này, Rồi anh gởi cho tôi một bản nhé".

Người kia vâng lời, theo đúng ý ông và có công giúp ông nhiều nhất Trong cuộc vận

động bầu cử đó.

Dưới Đây là một bức thưmà Tổng Thống Lincoln viết ngày 26-4-1983, trong giờ

Đen tối nhất của cuộc Nam Bắc chiến tranh. Đã 18 tháng rồi, những đại Tướng của

Ngài cầm đầu quân đội miền Bắc thua hết trận này tới trận Khác.

Thật là một cuộc đâm chém vô Lý và vô ích. Cảngàn lính đào ngũ. Dân tình hoảng

sợ. Chính đảng Cộng Hòa cũng phản kháng, đòi Ngài từchức. Ngài nói: "Chúng ta ở

ngay Bờmột vực thẳm. Thượng đếhình nhưcũng ghét bỏchúng ta và tôi không Còn

một mầm hy vọng nào hết!".

Đại Tướng Hooker đã có những lầm lỗi nặng và Tổng Thống muốn sửa trịngười

Hữu dõng vô mưu cầm vận mạng của cảmột dân tộc đó. Vậy mà trước Khi chỉtrích.

Ngài khen Hooker ra sao? Lầm lỗi của Đại tướng rất nặng Mà Ngài không nói tới ngay

bằng một cách tàn nhẫn. Ngài chỉrất ôn Tồn nói: "Ông đã làm vài việc mà tôi không

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  98

được hoàn toàn vừa ý..". Thật là nhảnhặn và lịch thiệp!

Đây Bức thư đó đây: Tôi đã đểông cầm đầu đạo binh Potomac. Khi quyết định Như

vậy, tất nhiên tôi đã căn cứvào những lý lẽvững vàng. Nhưng Tôi phải cho ông hay

rằng ông đã làm vài điều mà tôi không được hoàn Toàn vừa ý.

Tôi tin rằng ông là một Quân nhân can đảm và có tài dụng binh. Tựnhiên, tôi trọng

những tài Năng, đức tính đó.

Tôi cũng tin rằng ông không vừa cầm quân, vừa làm chính trị, mà nhưvậy là phải.

Ông Có đức tựtin, đức có quý lắm, nếu không phải là cần thiết.

Ông có cao vọng. Cao vọng mà giữ được trong những giới hạn vừa phải Thì tốt

nhiều hơn thì hại. Nhưng tôi biết rằng cao vọng của ông đã đưa ông tới sựdùng đủmọi

cách đểcản trở Đại đường Burnside, nhưng vậy ông đã làm hại lớn cho nước chúng ta

và cho một người bạn cầm quân Đáng trọng và đáng khen của ông.

Mới Rồi ông có nói tôi biết chắc nhưvậy rằng quân đội và chính phủ đều Cần đều

có một người độc tài cầm đầu.

Không phải là ông có ý tưởng đó mà tôi tin dùng ông. Chính ra, dù ông có ý tưởng

đó, tôi cũng vẫn có gan dùng ông. Ông cũng hiểu vậy Chứ?

Chỉnhững đại tướng thắng trận Mới có thể đòi làm nhà độc tài được. Bây giờtôi

phải xin ông thắng Trận trước đã, còn vấn đề độc tài, chúng ta sẽbàn sau.

Chính phủsẽhết sức bênh vực ông, nghĩa là không hơn cũng không kém Các đại

tướng khác. Nhưng tôi ngại rằng phong trào chỉtrích và nghi Ngờcác vịchỉhuy mà ông

rải rắc trong quân đội sẽtrởlại hại ông. Tôi sẽhết sức giúp ông đểtriệt cái thói đó đi.

Quân đội mà có Tinh thần đó thì ông mà Nã Phá Luân tái sinh nữa và cũng không bắt

Họgắng sức được. Ông nên coi chừng sựhữu dõng vô mưu. Nhưng ông Phải cương

quyết, luôn luôn dụng tâm mãnh tiến và đem lại đại thắng Vềcho chúng tôi".

Tôi hiểu bạn lắm. Bạn không phải là một Coolidge, một Mc. Kinley hay một Lincoln.

Điều bạn Muốn biết là làm sao áp dụng phương pháp đó vào công việc làm ăn Hàng

ngày được. Đây, xin bạn nghe chuyện ông Gaw, kiến trúc sưgiúp Việc một hãng thầu

khoán lớn vềnhà cửa.

Ông Gaw là một người thường nhưbạn và tôi. Hãng của ông cậy ông Cất ở

Philadelphie một ngôi nhà lớn, hẹn phải cho xong trong một thời Hạn nhất định. Mọi việc

đều tiến hành thuận tiện. Nhà cất gần rồi Thì thình lình nhà chếtạo những đồ đồng để

trang hoàng phía trước nhà, Cho hay rằng không giao những đồ đồng đểy hẹn được.

Sao? Cảmột tòa Nhà vì vậy mà phải trễsao? Phải bồi thường lớn vì sai hẹn, sẽlỗVốn

lớn, bao nhiêu sựkhó khăn, mà chỉvì mỗi một người.

Gọi điện thoại... Tranh biện... Trách mắng...Đều vô hiệu. Hãng bèn Sai ông Gaw lại

Nữu Ước, vô tận hãng đểlàm siêu lòng con cọp đó.

Khi ông vô phòng giấy mà chếtạo đó, ông nói: "Ông biết rằng ởBrooklyn Này,

không có ai trùng tên với ông không?"

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  99

Người kia ngạc nhiên: "Không, tôi không hay đấy". Ông Gaw tiếp: "Tôi Cũng mới

hay đây, khi kiếm địa chỉcủa ông trong Điện thoại niên giám".

Nhà chếtạo lấy cuốn niên giám và tìm kiếm kỹlưỡng, rồi nói với Một giọng tự đắc rõ

rệt: "Quảthật tên tôi hơi lạ. Họtôi gốc ởHòa Lan qua cưtrú tại đây gần được 200 năm

rồi".

Trong vài phút, ông ta vui vẻkểvềcha mẹvà tổtiên ông. Khi ông Ta nói xong, ông

Gaw khen nhà máy của ông ta và kết luận: Nhà máy này Vào hạng sạch sẽnhất, khéo

tổchức nhất trong sốcác nhà máy mà Tôi đã được thấy.

Nhà kỹnghệnói: Tôi đã suốt đời dựng nó lên, sửa sang nó, và tôi lấy làm tự đắc Vì

nó lắm... Ông muốn đi thăm các xưởng của tôi không?

Ông Gaw, từ đầu tới cuối trầm trồkhen máy móc, phương pháp làm việc, Và giảng

giải tại sao ông cho là hơn những nơi khác. Ông nhận thấy Vài bộphận đặc biệt, nhà kỹ

nghệkhoe tựông ta sáng tạo ra và tảTỉmỉvềnhững động tác của nó ra sao.

Sau cùng, ông ta cốmời ông Gaw dùng bữa trưa với ông ta. Bạn nhận Kỹ, từ đầu

tới đó, chưa có nửa lời vềmục đích của cuộc thăm viếng.

Sau bữa, nhà kỹnghệnói: "Thôi nói vềviệc ông đi. Tất nhiên tôi Hiểu tại sao ông lại

đây rồi. Tôi không ngờông nói chuyện vui vẻNhưvậy. Ông có thểtrởvềPhiladephie.

Tôi hứa với ông rằng những Đồ đồng của ông sẽlàm và giao đúng hẹn, dù tôi phải

ngưng hết thảy Những công việc khác lại".

Ông Gaw Không đòi mà được. Nhà kỹnghệgiữlời hứa và tòa nhà cất xong đúng

Hẹn.

Nếu ông Gaw dùng những phương Pháp kích liệt mà người ta thường dùng trong

trường hợp đó thì có trôi Chảy được nhưvậy không?

Vậy muốn Cải thiện người mà không làm cho người ta phật ý, giận dữ, bạn hãy: Bắt

đầu câu chuyện bằng cách tặng người đó vài lời khen thành thật.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  100

Phần ThứHai Mươi Bốn:

ChỉTrích Cách Nào Mà Khỏi Gây Thù Oán?

Chales Schwab, cánh tay mặt của Andrew Carnegie, ông vua Thép, nhờthiệp thếVà

khéo ngoại giao mà được hết thảy mọi người quý mến. Một buổi trưa, Có việc đi qua

các xưởng, ông bắt gặp một bọn thợ đương hút thuốc, Mà ngay trên đầu họcó tấm

bảng đề: "Cấm hút thuốc". Ông Schwab xửTrí ra sao? Ông có chỉtấm bảng mà la lên:

"Các anh không biết đọc sao?" Không! Ai kìa thì xửsựvậy, chứông Schwab thì không

bao giờ. Ông lại Gần họ, đưa họmỗi một điếu xì gà rồi nói: "Xin anh em vui lòng ra

ngoài Kia hút".

Bọn thợhiểu rằng ông biết Họ đã phạm luật của xưởng nên nhắc khéo họ. Họcàng

quý mến ông, Vì chẳng những ông không đá động tới điều lệ, còn mời họhút thuốc,

Làm cho họcảm động mà thấy ông nểnang họ. Ai mà không mến một người Nhưvậy?

John Wanamaker quản lý một Cửa hàng lớn trong tỉnh Philadephie, cũng dùng

phương pháp đó. Ông có Thói quen mỗi ngày đi dạo qua hết các gian hàng của ông.

Một lần ông Thấy một bà khách đứng đợi tại một gian hàng mà chẳng ai tiếp bà Hết.

Các cô bán hàng còn mải cười giỡn, chuyện trò trong một xó. Ông Wanamaker không

nói chi hết, nhẹnhàng tiến lại quầy hàng, đích Thân tiếp bà khách hàng, rồi đem giao

món hàng bà đã lựa cho một cô Làm công đểgói lại... đoạn tiếp tục đi.

Một vịmục sưnổi danh ởHuê Kỳ, ông Lyman Abbott, khi nhận chức, phải Đăng đàn

thuyết pháp tỏý ai điếu và ca tụng công đức vịmục sưtiền Nhiệm mà hồi sanh tiền vốn

có tài hùng biện. Vì quyết tâm tỏtài ông ra công gọt bài thuyết giáo của ông còn tỉmỉ

hơn văn sĩFlaubert Nữa. Khi viết xong ông đọc cho bà mục sưnghe.Bài đó chẳng hay

ho gì, Cũng nhưphần nhiều càc bài diễn văn soạn sẳn.

Bà Abbott, nếu vụng xử, ắt đã nói: "Này, mình, bài đó tệquá... không Đâu được!...

Thiên hạsẽngủgục mất. Nó tràng giang đại hải nhưmột Bộbách khoa tự điển vậy.

Mình thuyết giáo đã lãu rồi mà sao còn dỡVậy? Thì mình cứnói tựnhiên, dùng ngôn

ngữcủa mọi người có hơn Không? Nếu mình đọc bài đó ra thì sẽtai hại cho mình lắm

đó!..."

Bà mục sưcó thểnói nhưvậy được. Nhưng rồi sẽxảy ra sựchi, chắc Bạn đã đoán

được. Chính bà cũng biết vậy nữa. Cho nên bà chỉnói rằng Bài diễn văn đó, nếu có

đăng vô Tạp chí Bắc Mỹthì tuyệt. Nghĩa là Bà kín đáo vừa khen, vừa chê bài đó không

thích hợp với công việc Thuyết giáo.

Ông Lyman Abbott hiểu ý, Xé bài văn đã tốn nhiều công đó và chẳng cần soạn

trước, ông đăng Bài thuyết giáo.

Vậy, muốn thay đổi Hành động của một người mà không làm phật ý họcũng không

gây thù Oán: Bạn hãy nói ý cho họhiểu lỗi của mình.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  101

Phần ThứHai Mươi Lăm:

Hãy TựCáo Lỗi Trước Đã

Cách đây và năm cháu gái tôi, Josephine Carnegie, rời quê hương tới làm thưký cho

tôi tại Nữu Ước. Hồi đó cháu mười chín tuổi mới ởtrường ra, nghĩa là không có một

chút xíu kinh nghiệm vềthương mại. Hiện nay cháu đã trởnên một trong những thưký

hoàn toàn nhất mà tôi được biết. Nhưng hồi mới ư? ... Hồi mới thì cháu... còn cần phải

học rất nhiều.

Một hôm, tôi đã định rầy cháu, nhưng suy nghĩlại, tựnhủ: "Khoan đi, Dale Carnegie

ạ. Tuổi anh gấp đôi tuổi nó. Anh kinh nghiệm cảvạn lần hơn nó. Anh bắt nó có quan

điểm của anh, có trí xét đoán của anh sao được, tuy rằng anh còn tầm thường lắm đấy!

Nhớlại chút coi: hồi anh mười chín tuổi anh đã làm những chi nhỉ? Anh có nhớ đã làm

việc đó... rồi việc đó nữa không...?"

Sau khi cân nhắc kỹmột cách chân thành và vô tư, tôi phải kết luận rằng cháu

Josephine còn giỏi hơn tôi khi tôi bằng tuổi cháu, mà tôi phải thú rằng nhưvậy không

phải một lời khen cháu đâu. Những lần sau mỗi khi tôi bắt buộc phải rầy cháu, tôi bắt

buộc đầu nhưvầy: "Cháu đã lầm lỗi, nhưng có Trời Phật biết cho, hồi xưa chú còn lầm

lỗi nặng hơn cháu nhiều. Phải lớn tuổi mới biết xét đoán trước. Hồi chú bằng tuổi cháu,

chú vô lý hơn nhiều. Chú đã làm những cái bậy đến nỗi chú không dám chỉtrích một ai

hết. Nhưng, cháu thửnghỉgiá làm nhưvầy, có phải hơn không? ..".

Nếu ta khiêm tốn nhận trước rằng ta cũng chẳng hoàn toàn gì rồi mới trách kẻkhác,

thì kẻ đó không thấy khó chịu lắm.

Từnăm 1909, vì vương hầu khôn khéo Von Bulow đã hiểu rằng phương pháp đó rất

quan trọng. Lúc đó ông làm Tềtướng dưới triều Hoàng ĐếGuillaume II, vì Hoàng Đế

cuối cùng của nước Đức, ngạo mạn, kêu căng thường tựkhoe rằng lục quân và hải

quân của mình đủsức" đánh tan lũheo rừng".

Một chuyện lạlùng xảy ra. Hoàng Đếtuyên bốnhững lời không thểtưởng tượng

được, làm rung động cảChâu Âu và vang lên khắp bốn phương trời. Những lời điên rộ

hợm hĩnh và vụng dại đó, ông tuyên bốgiữa công chúng, trong khi ông qua thăm Anh

hoàng: lại cho phép tờbáo Anh Daily Telegraph công bốlên mặt báo nữa. Ông tuyên bố

rằng ông là người Đức độc nhất có cảm tình với người Anh, rằng ông sẽtăng cường hải

quân đểchống với Nhật Bản, rằng chỉnhờsựcan thiệp của ông mà Anh quốc mời khỏi

bị đè bẹp dưới sự đô hộcủa Nga, Pháp, rằng quân Anh thắng được quân Boers ởNam

Phi là nhờtrận đồcủa ông, và còn nhiều hơn nữa...

Từmột trăm năm, chưa thấy ông vua nào giữa thời bình mà tuyên bốnhững lời lạ

lùng nhưvậy. Cảchâu Âu giận dữ ồn ào nhưbầy ong vẽvỡtổ. Nước Anh phẫn nộsôi

nổi. Các nhà chính trị Đức hoảng sợ. Giữa sựkinh ngạc của mọi người, Hoàng Đế đâm

hoảng, cậy Vương hầu Von Bulow nhận giùm hết trách nhiệm thay vua. Ông muốn Tể

tướng bốcáo rằng chính tểtướng đã khuyên ông tuyên bốnhững lạlùng đó.

Von Bulow cãi: Tâu bệhạ, thần tưởng không một người nào ởAnh cũng như ở Đức,

lại có thểtin rằng thần đã khuyên Bệhạnhưvậy được. Chưa dứt lời thì Von Bulow đã

tựbiết mình lỡlời. Hoàng Đế đùng đùng nổi giận: "Thì người nói phắt rằng ngươi coi ta

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  102

ngu nhưlừa, đã làm những lỗi mà ngươi, ngươi không khi nào làm!" Von Bulow biết

rằng đáng lẽphải khen trước đã rồi mới chê nhưng trểquá rồi, chỉcòn mỗi một cách với

vát là: đã lỡchê trước thì phải khen sau vậy, và năng lực của lời khen thật mạnh, kết

quảdịthường. Tểtướng kính cẩn trảlời: Thần đâu giám có ý đó. Bệhạhơn thần về

nhiều phương diện. Không những hơn vềvấn đềbinh bịvà hải quân điều đó đã đành

mà hơn cảvềkhoa vật lý học nửa. Thần đã từng khâm phục nghe Bệhạgiảng về

phong vũbiểu, vềvô tuyến điện tín hoặc vềquang tuyến X nữa. Thần tựthấy xấu hổ, vì

chẳng biết chút chi vềhóa học, vềvật lý học, không thểphân tích vềmột vấn đềgiản dị

nhất của khoa học. Nhưng bù vào đó, thần cũng biết chút ít vềsửký và có lẽcó vài đức

tính khảdĩcó thểdùng được trong chánh trịvà ngoại giao? .

Hoàng Đếtươi nhưhoa. Von Bulow, tựnhún đểkhen ngợi, biểu dương người, và

Hoàng Đế đại xá cho hết, vui vẻtruyền: "Trẫm và ngươi không bổsung lẫn cho nhau

sao?" .

Rồi Hoàng đềsiết chặt tay Von Bulow, không phải một mà nhiều lần. Guillaume II đã

xúc động tới nỗi, trong ngày đó, có lần giơhai tay quả đấm lên nói: "Nếu kẻnào nói bất

kỳ điều gì xúc phạm tới Vương hầu Von Bulow, thì Trẫm sẽthoi vào mặt nó!".

Von Bulow đã biết chữa lại liền.Nhưng con cáo già đó cũng đã lầm lỡ: đáng lẽlà

phải bắt đầu tựcáo những khuyết điểm của mình và ca tụng Guillaume II đã, thì ông lại

lỡtỏtrước rằng ông chê vua vụng dại không biết giữgìn lời nói.

Chỉcó lời nhún và khen ngợi mà Von Bulow đã làm cho ông vua kiêu căng đương bị

xúc phạm biến thành một bạn thân, tận tâm với mình. Phương pháp đó đối với một vị

Hoàng Đếcòn có hiệu quảnhưvậy, thì bạn thửtượng đối với chúng mình đây, còn hiệu

quảtới đâu. Sựï nhũn nhặn và khâm phục, khéo dùng cho vừa phải và đúng trường

hợp, giúp chúng ta làm được những việc phi thường trong đời chúng ta.

Vậy nuốn thay đổi thái độcủa một người khác mà không làm cho họphật ý, giận dữ,

bạn phải theo quy tắc thứba sau này: Trước khi chỉtrích ai, bạn hảy tựthú nhận những

khuyết điểm của bạn đã.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  103

Phần ThứHai Mươi Sáu:

Đừng Ra Lệnh

Một Người, trong ba năm làm việc chung một phòng với nhà kinh tếhọc trứDanh

Owem D. Young, người đã lập ra kếhoạch Young, nói rằng không hềNghe thấy ông ra

lệnh cho ai hết. Ông Young chỉbảo, đềnghị, tuyệt nhiên Không truyền lệnh. Chẳng hạn,

không khi nào ông nói: Làm cái này, Làm cái kia...Đừng làm cái này hay cái kia. Không,

ông nói: "Thầy có Thểnghiên cứu việc này được..". Thầy cho rằng nhưvậy nên không?

. Sau khi đọc cho người ta đánh máy một bức thư, ông thường hỏi các Người giúp việc:

Nhưvậy được không?. Khi người giúp việc trình ông Bản thảo một bức thư đểxin ông

sửa cho, ông chỉbảo. Có lẽnên sửa Lại câu này nhưvầy....

Luôn luôn ông đểcho các người giúp việc có sáng kiến, không bao giờông tỏVẻ

bắt buộc họlàm việc này việc họtheo ý ông, mà ông đểhọhành Động theo ý họ. Nếu

họlầm lẫn thì là một cơhội cho họtựcải.

Một cách đối đãi nhưvậy làm cho người ta vui lòng tựsửa mình, lại Không làm

thương tồn lòng tựái của người ta, cho người ta nhận thấy Sựquan trọng của người ta

và nhưvậy người ta sẽvui lòng cộng tác Với mình, không phản đối mình.

Vậy Quy tắc bốn đểsửa lỗi người mà không làm cho họphật ý, giận dữlà: Đừng ra

lệnh. Dùng cách đặt câu hỏi đểkhuyên bảo người ta.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  104

Phần ThứHai Mươi Bảy:

GiữThểDiện Cho Người

Mấy Năm trước, Công ty Điện khí ởNữu Ước gặp một việc khó giải quyết: Làm sao

cho Charles Steinmetz chịu bỏchức chủsở đi được. Steinmet là Một thiên tài bậc nhất

về điện học, nhưng hoàn toàn bất tài trong Công việc chỉhuy một phòng kếtoán. Công

ty sợlàm phật ý ông vì ông rất cần cho công ty mà lại dễhờn vô cùng. Các ông giám

đốc Công ty liền thăng ông lên chức: "Kỹsưcốvấn của công ty điện khí, Chỉcó cái

chức là mới, còn công việc vẫn là công việc cũ". Rồi Họlựa một người khác cho chỉhuy

phòng kếtoán. Steinmetz sung sướng.

Mà các vịgiám đốc cũng vậy! Khéo xửmột cách ngọt ngào, biết giữThểdiện cho

Steinmt, họ đã êm ấm đạt được mục đích, không thiệt hại Chút gì hết "giữthểdiện!"

Điều đó quan trọng lắm. Vấn đềsinh tử! Vậy mà trong chúng ta. Có mấy người biết giữ

thểdiện cho người khác? Chúng ta chà đạp tình cảm của người, bắt họtheo ý ta buộc

lỗi họ, Dọa dẫm ho, chúng ta rầy la con cái hay người giúp việc trước mặt bất Cứai,

không hềnghĩrằng lòng tựái của họ đang bịta chà đạp. Mà Có khó khăn già đâu, chỉ

một chút suy nghĩ, vài lời ngọt ngào, một Lòng thành thật gắng sức quên mình và hiểu

người là đủlàm dịu hẳn Vết thương.

Lần sau, chúng ta có bắt Buộc phải làm công việc đáng ghét là đuổi một người ở

hay một người Làm công thì ta nên nhớ điều đó.

Đây Là nguyên văn bức thưmột kếtoán viên gởi cho tôi: Đuổi người làm Công,

không phải là một cái thú, mà bị đuổi lại càng không thú chút Nào hết. Công việc của

hãng chúng tôi có từng mùa. Cho nên bắt đầu Tháng ba là chúng tôi phải sa thải một số

nhân viên. Mãi tới gần Đây, chúng tôi vẫn báo tin buồn đó cho những người bịhy sinh

bằng cách Này: "Ông Smith, mời ông ngồi xuống. Tới mùa hết việc rồi, chúng tôi Không

có đủcông việc đểcậy ông giúp... Chúng tôi đã cho ông hay Trước rằng công việc làm

chỉtạm thời thôi..".

Nhưng người bịmất việc dù sao cũng thất vọng lắm. Họcó cảm tưởng Bịbỏrơi và

không thèm giữmột máy may cảm tình với một hãng đã đối Đãi với họkhiếm nhã như

vậy.

Sau Này, tôi áp dụng một cách lịch sựhơn, đối đãi với họcó lễ độhơn. Tôi cho mời

từng người vô phòng tôi sau khi suy nghĩkỹvềcông việc Họ đã giúp tôi trong cảmùa

đông, tôi nói với họnhưvầy: "Ông Smith, ông đã đắc lực giúp chúng tôi. Khi chúng tôi

cậy ông đi Nữu Ước, Nhiệm vụkhông phải dễmà ông đã thành công được một cách

đánh khen, Hãng lấy làm vinh dựlắm. Ông có tài, có nhiều tương lai, dù ông làm Việc ở

đâu cũng vậy. Chúng tôi tin cậy ông và nếu có việc đểnhờông giúp được, chúng tôi sẽ

nghĩtới ông. Chúng tôi không quên ông..".

"Kết quảtốt hơn vô cùng. Họkhông oán hờn gì hết, họkhông cho rằng Họbịchúng

tôi phản. Họhiểu rằng nếu có công việc thì chúng tôi Tất giữhọlại. Và khi chúng tôi cần

tới họ, họvội vàng lại liền, Có vẻcảm ơn chúng tôi lắm".

Ông Dwight Morrow, cựu sứthần Mexique đã quá cố, nhạc phụông Lindbergh, Có

một tài dịthường là làm cho hai kẻthù sắp đấm nhau, hòa giải Với nhau liền. Ông làm

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  105

cách nào? Ông tìm trong quan điểm của hai người, Tất cảnhững chỗmà ông cho là

công bằng, ông đem phô bày ra và ca Tụng không cho ai là trái hết, dù cuộc tranh biện

kết cực ra sao cũng Vậy.

Đó là quy tắc của mọi sựtrọng Tài: giữthểdiện cho người ta. Năm 1922, sau hai

thếkỷoán thù, dân ThổNhĩKỳquyết xua đuổi các kiểu dân Hy Lạp ra khỏi nước,

Mustapha Kémal hô hào quân lính: "Hỡi sĩtốt, mục đích của chúng ta là Đại Trung Hải".

Chiến tranh đó giữa ThổNhĩKỳvà Hy Lạp, là một trong những Chiến tranh cận đại đổ

máu nhiều nhất. Quân ThổThắng và khi hai đại Tướng Hy Lạp Tricoupis và Dionis lại

tổng hành dinh của Kémal để đầu Hàng, dân Thổtrút lời nguyền rủa lên đầu họ.

Nhưng Kémal không tỏcho họthấy rằng ông là người thắng, các bậc Vĩnhân không

phí thì giờtự đắc, khoe những thành công của mình.

Ông bắt hai tay đại tướng đó, nói: "Xin mời hai Ngài ngồi xuống đây Chắc hai Ngài

mệt lắm". Rồi sau khi nói chuyện với họvềtrần mạc, ông xoa vết thương tựái của họ:

"Tôi xin lấy tưcách một quân nhân Nói chuyện với hai Ngài cũng là quân nhân. Tôi cho

chiến tranh là một Canh bạc và những người cao tay nhất cũng có khi thua".

Vậy, cảtrong nỗi vui mừng thắng trận kích thích ông, mà ông cũng không Quên quy

tắc quan trọng thứnăm sau này giữthểdiện cho người.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  106

Phần ThứHai Mươi Tám:

Khích LệNgười Ta Cách Nào?

Tôi Đã được anh Pete Barlow. Anh chuyên môn dạy chó và ngựa làm trò trong

Những rạp xiếc. Tôi thích coi anh dạy chó lắm. Khi một con chó hơi tấn Tới một chút,

anh vuốt ve nó, khen nó, thưởng nó thịt, nói tóm lại Coi trọng sựthành công của nó.

Phương Pháp đó không mới mẻgì. Tất cảnhững người dạy súc vật áp dụng Nó đã

nhiều thếkỷrồi.

Tôi tựhỏi Đối với loài người sao chúng ta không dùng cách hợp lý đó? Tại sao Ta

không dùng thịt thay cho rồi lời khen thay cho lời mắng? Chúng ta nên Theo anh Pete

Barlow muốn khuyến khích ai thì dù người đó tấn tới rất ít, ta cũng nên khen.

Nhưvậy chúng Ta kích lệhọcho họtiếp tục gắng sức. Lewis E. Lawes, giám đốc

khám Sing Sing, nhận thấy rằng những lời khuyến khích có nhiều kết quảrất Tốt, cảvới

tội nhân chai nhất. Ông viết trong một bức thư: "Tôi nhận Thấy rằng muốn cho tội nhân

hợp tác với tôi và trởlại con đường Lương thiện thì khen những sựgắng sức của họ, có

hiệu quảhơn là rầy, Phạt họ!" Tới bây giờtôi chưa từng bịnhốt khám Sing Sing và

không Biết bọn tội nhân nghĩsao. Nhưng chỉcần ngó vềquá khứcủa tôi, cũng Thấy

rằng đời tôi có một đôi khi thay đổi do một lời khen hay khuyến Khích. Và bạn có như

vậy không? ... Quá khứ đầy những thí dụchứng Minh năng lực thần diệu của lời khen.

Năm mươi năm trước, một đứa nhỏmười tuổi làm việc trong một xưởng ởNaples.

Nó mơmộng muốn thành một danh ca. Chẳng may, ông thầy đầu tiên Dạy nó ca làm

cho nó thất vọng: "Giọng này ca nhưté tai người ta". Nhưng mà nó, một người nhà quê

nghèo an ủi nó, ôm nó vào lòng, bảo Rằng bà tin chắc nó có tài và đã thấy nó tiến tới

rồi. Bà làm việc Cực khổ, nhịn ăn, nhịn mặc đi chân không, đểdành tiền cho học âm

nhạc... Những lời khuyến khích của bà thay đổi hẳn đời đứa nhỏ. Chắc bạn đã Được

nghe người ta nói tới nó: tên nó là Caruso.

Thếkỷtrước, một thiếu niên ởLuân Đôn ước ao trởnên văn sĩ. Nhưng Hoàn cảnh

nó thật là trái ngược. Học thì sơsài, cha bịgiam thâu và Chính nó nghèo lắm, nhiều khi

bị"lửa cơ đốt ruột". Sau cùng, nó kiếm Được một việc làm là dán nhãn lên trên những

ve thuốc nhuộm trong Một kho hàng đầy những chuột cống. Tối, nó ngủtrên một gác

thượng Ghê tởm, sát mái nhà, cùng với bọn du côn cặn bã của thành Luân Đôn. Nó

không tin ởgiá trịcủa nó và sợngười ta chê giễu tới nỗi Phải đợi trời tối nhưmực rồi

mới dám lén lú đem bản thảo bỏvào Thùng thư. Hết bản này đến bản khác bịtrừchối.

Sau cùng, một ngày Tươi sáng tới: một chuyện nó viết được người ta nhận đăng. Đành

rằng Người ta không trảnó một xu nhỏnào hết, nhưng nó không cần. Nhà Xuất bản

khen nó, là đủrồi! Có người nhận rằng nó có tài rồi! Nó Sung sướng tới nỗi nó đi lang

thang ngoài phố, hai hàng lệròng ròng Trên má.

Từlúc đó, nó hy vọng, tựTín và tương lai của nó thay đổi hẳn. Nhưng nếu không có

sựkhuyến khích Đó thì có lẽnó còn làm suốt đời trong những nhà máy đầy chuột cống.

Người đó, cũng không xa lạgì với bạn. Chính là văn sĩAnh Charles Dickens. Nửa thế

kỷsau, một thanh niên khác ởLuân Đôn làm việc trong một Cửa hàng bán đồnỉ. Dậy từ

ba giờsáng, quét tiệm, và nai lưng ra làm Mười bốn giờmột ngày. Được hai năm, chịu

không nổi, rồi một buồi sáng không Điểm tâm, bỏnhà ra đi, cuốc bộhai mươi cây sốvề

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  107

thăm bà mẹlàm quản Gia cho một chủ điền. Cậu than thởkhóc lóc van lớn, thềnhất

định tựTử, nếu cón phải bắt buộc bước chân vào cửa hàng đó nữa... Rồi cậu Viết một

bức thưdài cho ông giáo cũ, thú nhận rằng chịu không nổi Đời nữa, chỉmuốn quyền

sinh thôi. Ông giáo hồi âm, an ủi cậu, nói Cậu rất thông minh, làm việc lớn được, đời

tươi sáng và cuối thư, cho Cậu một chân giáo viên.

Những lời Khen và an ủi đó thay đổi đời và có ảnh hưởng sâu xa trong văn học

Nước Anh. Thực vậy từhồi ấy, nhân vật đó đã viết bảy mươi bảy cuốn sách và Dùng

ngòi viết mà kiếm được trên một triệu mỹkim. Chắc bạn văn sĩ Đó: chính là H.Gwells.

Năm 1922, ởCalifornie Có một thanh niên nghèo khổ, sống với vợ. Giọng chàng tốt:

chủnhật Hát ởnhà thờ, thỉnh thoảng hát trong những lễcưới đểkiếm vài mỹKim.

Nhưng khó đủ ăn lắm, chàng nhất quyết xa châu thành vềnhà quê Mà đời sống ít đắc

đỏ. Kiếm một cái chòi ởgiữa vườn nho rồi ở đó. Tiền mướn nhà tuy chẳng là bao,

nhưng đối với chàng còn nặng quá: chàng Không trảnổi. Thiếu mười tháng tiền nhà,

chàng đành làm trong vườn nho Đểtrảnợ. Nhiều khi đói quá, được ít nho lót lòng

chàng mừng lắm. Chàng thất vọng đến nỗi muốn giải nghệ đi bán xe cam nhông...

Chính Lúc đó, văn sĩRupert Hugles nghe chàng ca, khen chàng: "Giọng anh tốt Lắm.

Anh phải lên Nữu Ước, kiếm thầy học, luyện thêm nó đi..".

Chính lời khen đó mở đầu cho quảng đường rực rỡcủa chàng. Chàng dãi Bày tâm

sựvới tôi nhưvậy. Chàng liền mượn hai ngàn rưỡi mỹkim rồi Đi vềmiềm Đông. Thanh

niên đó danh ca Lawrence Tibbett.

Nếu chúng ta biết đem ra ánh sáng những tài năng sâu kín của nhũng Người xung

quanh chúng ta, thì chẳng phải là chỉdẫn đạo, cải thiện, Phân phát họmà thôi, ta còn

cải tạo họnữa. Bạn cho rằng tôi nói Quá ư? Thì đây, xin bạn nghe những lời chí lý sau

này của một giáo sưWilliam James, một nhà tâm lý có lẽcó tài nhất của châu Mỹ.

Chúng ta hiện tại ra sao, và chúng ta có thểtrởthành một người ra Sao, hai trạng

thái đó khác nhau xa lắm, cũng nhưmột người chập chờm, Nửa thức nửa ngủ, so với

một người tỉnh táo hẳn hòi vậy.

Chúng ta chỉdùng một phần nhỏnhững khảnăng vật chất và tinh thần Của chúng

ta. Nói chung thì loài người sống mà bỏphí nhiều khảnăng Lắm. Có đủcác bảo vật mà

không dùng tới.

Bạn cũng có những bảo vật mà bạn không dùng tới, hoặc không biết Lợi dụng nó tới

cực độ. Trong những bảo vật đó, khảnăng hiền diệu Khen ngợi người khác và khuyến

khích họthực hiện những khảnăng thầm Kín của họ. Vậy, muốn thay đổi người khác

mà không làm cho người khác Phật ý, giận dữ, bạn phải: Lấy công tâm nhận những sự

gắng sức của Họ, khen những tấn tới nhỏnhất của họ.

Lời khen của bạn phải thành thật và đại độ.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  108

Phần ThứHai Mươi Chín:

VịTrí KỷGiảDụng

Một Bà bạn tôi ởNữu Ước, bà Gent, mướn một người ởgái và hẹn chịta Thứhai

sau lại bắt đầu làm việc. Trong thời gian đó, bà kêu điện thoại Hỏi một người chủcũvề

hạnh kiểm của chịta. Người chủ đó không Được hài lòng vềchịta lắm... Nhưng khi chị

lại, bà Gent nói: ChịNelie, Hôm nay tôi đã kêu điện thoại hỏi một chủcũcủa chị. Bà ấy

nói Ngay thẳng và đứng đắn, giỏi làm bếp và khéo săn sóc trẻem. Nhưng Bà ấy có

thêm rằng chịkhông siêng năng, nhà không bao giờlau chùi Kỹ. Riêng tôi, tôi tin rằng

bà ấy nói quá đáng. Tôi coi chịcũng biết Chịcẩn thận. Chịsửa soạn thật gọn gàng. Tôi

chắc rằng chịchăm non Nhà cửa không có chỗnào đáng chê, cũng nhưcách ăn bận

của chịvậy. Rồi chịcoi, chắc chắn chịsẽvừa ý tôi lắm.

Và mọi sự được vừa ý thật. ChịNellie muốn xứng đáng với lời khen Của bà chủ. Và

chịxứng đáng thật. Nhà cửa sạch bóng. Mỗi ngày chịLàm phụmột giờ đểcọ, lau, chứ

không chịu đểcho bà Gent thất vọng.

Ông hội trưởng Công ty Bsldwin sản xuất đầu xe lửa nói: "Những người Đã trọng ta,

mà ta biết mến tài họ, thì dễchỉhuy họlắm".

Tóm lại, nếu bạn muốn cho ai phát triển một đức tính nào, bạn nên Hành động như

đức tính đó đã là một đặc sắc rõ ràng nhất của người Đó. Shakespeare nói: "Nếu bạn

còn thiếu một đức tính, cứxửsựnhư Đã có nói rồi". Muốn cải thiện một người, bạn cứ

ra vẻtin người Đó có đức tính này đức tính nọ đi. Tỏra tin cậy người đó đi, khen họ Đi:

Họsẽgắng sức phi thường đểxứng đáng với khen của bạn. Trong Cuốn "Ký ức cuộc

đời sống chung với Maeterlinck", bà Georgette Leblanc Kểchuyện một sựthay đổi dị

thường trong đời một thiếu nữnước Bỉ. Bà nói: Tôi ăn cơm cách tại một khách sạn gần

nhà và cho một người Hầu gái đem lại nhà tôi. Tên chịlà "Marie rửa chén" vì hồi mới vô

Làm, người ta đểchi rửa chén. Chịxấu nhưqủy, mắt lé, chân đi chữBát, gầy giơ

xương, đần độn.

Một hôm, Trong khi đặt bàn, tôi đột ngột bảo chị: "ChịMarie, chịcó rất nhiều Chỗ

đáng quý, chịcó biết không?" Vì quen giấu tình cảm của mình, chịThừra một lúc, câm

nhưhến và trơnhư đá. Rồi đặt đĩa lên bàn, chịThởdài, ngay ngô nói: "Thưa bà, thật tôi

không ngờnhưvậy" Chịkhông Hỏi thêm một câu, lặng lẽtrởvô bếp và nhắc đi nhắc lại

lời tôi Đã nói cho mọi người nghe.

Lòng tin Của chịmạnh tới nỗi không ai nỡchếgiễu chị, mà từhôm đó, còn Hơi nể

chịnữa. Nhưng sựthay đổi lạlùng nhất, chính là sựbiến hóa Của thâm tâm chị. Tin

chắc chắn rằng chịcó nhiều chỗ đáng quý mà Không ai biết, chịhăng hái sửa soạn, trau

giồi nhan sắc đến nỗi tuổi Xuân của chịmà chi quên baÜng đi, trởlại rực rỡtrên nét mặt

chị, Và người ta không thấy chịxấu nữa.

Hai tháng sau lúc dọn nhà, chịcho tôi hay sắp thành hôn với cháu người Đầu bếp.

Chịta nói: "Tôi sắp được sang trọng" và cám ơn tôi. Chỉcó Một câu ngắn mà thay đổi cả

đời chịta".

Bà Georgette Leblanc đã khen chịMarie và lời khen đã thay đổi hẳn người Bàn bà

đó.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  109

Mới rồi tôi được hầu Chuyện một ông giám đốc Công ty "Exchange Buffets". Hai

mươi sáu tiệm Cao lâu họp lại thành công ty đó và cùng theo một chánh sách đặc biệt:

Lấy "danh dự" làm trọng. Trong những tiệm đó, sáng lập từnăm 1885, Không bao giờ

người ta đưa giấy tính tiền cho khách hàng hết. Bạn muốn Kêu món gì thì kêu, ăn xong

rồi, bạn tính tiền lấy, rồi khi ra, đem lại Quỹtrả. Không kiểm soát gì hết, không có thẻgì

hết.

Tôi ngạc nhiên lắm, hỏi: Nhưng ông phải có vài người giám thịchứ? Không thểtin

hết thảy các khách ăn được.

Chúng tôi không có người giám thịnào hết ông giám đốc trảlời. Có Lẽcũng có

người ăn quịt, nhưng chúng tôi không cần biết tới. Chúng Tôi chỉbiết rằng chánh sách

của chúng tôi hẳn có chỗhay, nếu không Thì sao đã thịnh vượng trong nửa thếkỷnay

được?

Tại những cao lâu đó, khách ăn được đãi nhưngười lương thiện, biết Trọng danh

dự. Cho nên hết thảy, giàu, nghèo, ăn trộm, ăn xin... đều Muốn được xứng đáng với

lòng tin cậy của chủtiệm. Ông Lawes, giám Đốc khám Sing Sing, còn nói: "Đối với một

quân vô lại, muốn cho được Việc, chỉcó mỗi một cách là tỏvẻtin cậy nó, đãi nó như

một công Dân lương thiện và đáng trọng, cứnhận ngay rằng nó trung thực đứng Đắn.

Được bạn tin cậy, nó phỉnh mũi ra và có lẽgắng sức để được Xứng đáng lòng tin đó".

Lời đó hay Và đúng đến nỗi tôi muốn nhắc lại đây "Đối với một quân vô lại, Muốn

cho được việc, chỉcó mỗi một cách là tỏvẻtin cậy nó, đãi Nó nhưmột công dân lương

thiện và đáng trọng, cứnhận ngay rằng nó Trung thực đứng đắn. Được bạn tin cậy, nó

phỉnh mũi ra và có lẽgắng Sức để được xứng đáng lòng tin đó".

Vậy, muốn sửa đổi một người mà không làm cho họphật ý, giận dữ: Bạn gây cho

người ấy một thanh danh rồi họsẽgắng sức để được xứng Thanh danh đó.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  110

Phần ThứBa Mươi:

Nên Khuyến Khích Người

Một ông bạn tôi, đã bốn chục cái xuân xanh, gần đây mới đính hôn cùng Một cô vị

hôn thê của ông khuyên ông học khiêu vũkểcũng hơi trẻ.

Sau ông kểlễtâm sựvới tôi: Trời biết cho rằng tôi nhảy dởhết Chỗnói. Tôi khêu vũ

theo một lối cổtừhai mươi năm vềtrước. Cô Giáo dạy tôi nói thẳng cho tôi biết rằng

phải quên hết những điệu Cũ đi đểbắt đầu học lại từ đầu. Cô làm tôi hoàn toàn thất

vọng. Tôi xin thôi.

Lại học một cô khác. Cô nầy lấy lòng tôi, có lẽquá khen tôi một chút, nhưng tôi thích

Nhưvậy. Với một giọng tựnhiên, cô nói rằng điệu bộcủa tôi có Lẽhơi xưa, nhưng quy

tắc thì đúng, và muốn học những bài mới không Khó khăn chi hết.

Cô thứnhứt chê Tôi mà làm tôi hết muốn học. Cô thứnhì, trái lại, làm bộnhưkhông

Thấy những lỗi lầm của tôi mà không ngớt khen những tiến bộcủa tôi. Cô nói: Trời phú

cho ông cái giác quan vềtiết điệu, ông thật là Người trời sanh ra đểmà khiêu vũ.

Lương tri của tôi bảo tôi rằng trước cũng vậy mà sau này cũng còn Nhưvậy, tôi suốt

đời sẽchỉlà một "thằng" khiêu vũdởthôi. Nhưng Trong thâm tâm tôi, tôi thích tin rằng

không biết chừng lời cô đó đúng Cũng nên.

Thì cô ta ăn tiền của tôi, Phải khen tôi là sựdĩnhiên... Nhưng nghĩtới điều đó làm

quái gì?

Dù sao đi nữa, từbữa cô ta cho tôi Tin rằng tôi có "giác quan vềtiết điệu" thì tôi

khiêu vũkhá hơn trước Nhiều. Lời đó đã phấn phát tôi, làm cho tôi hy vọng và gắng sức

tập Cho khá thêm lên

Chê một đứa nhỏ, Một đức lang quân hay một người làm công rằng họ đần độn,

không có Một chút tài năng gì, rằng họ"bịthịt", đoảng vị, chẳng được việc gì, Không

hiểu chút chi hết, tức là diệt hết ý muốn tựcái của họ đi.

Nên thửphương pháp ngược lại. Khuyến khích họnhiều vào: nói rằng Công việc dễ

làm lắm. Tỏra rằng ta tin nơi tài năng họ, rằng họcó Tài mà họkhông ngờ... và bạn sẽ

thấy họthức suốt đêm đểtập tành Cho hoàn hảo.

Đó là phương pháp của Nhà diễn thuyết Lowell Thomas. Ông đó thực có khiếu, có

thiên tài dẫn Đạo người. Ông làm bạn tựtin. Ông truyền cho bạn lòng tin chắc, sựBạo

dạn, sức mạnh, làm cho bạn thay đổi thành một người khác. Mới Rồi, tôi đi nghỉcuối

tuần với ông bà Thomas. Trong khi củi cháy lách Tách trong lò sưởi người ta mời tôi

đánh bài brige Dánh bài "bridge" Không! Không không, không. Tôi không biết đánh!

Không biết chút chi Hết. Không thể được.

Ông Thomas bảo Tôi: Này anh Dale, đánh bridge dễlắm mà. Chỉcần có trí nhớvà

biết Suy xét.

Anh đã nghiên cứu vềtrí nhớ. Đó là sởtrường của anh. Anh thửchơi đi, anh sẽ

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  111

mau biết lắm. Và, tức Thì, không kịp nghĩngợi gì hết, tôi ngồi vào hội, lần đó lần thứ

nhất Đời tôi. Ông Thomas chỉcần bảo tôi có thiên tưvềbài và đánh bài Dễlắm, là tôi

liều chơi liền.

Ely Culbertson là vua bài bridge. Những sách ông viết vềnó được hoan nghênh

Nhiệt liệt và dịch ra mười hai thứtiếng. Mà ông thú với tôi rằng sởdĩThành một nhà

chuyên môn nhưvậy thì chỉnhờmột người đàn bà khuyến Khích.

Ông đã thử đủnghề, nhưng chưa Bao giờcó ý dạy đánh bài hết. Không những ông

đánh bài thấp mà Còn ương ngạnh tới nỗi không ai muốn đánh bài với ông.

Vậy muốn thay đổi thái độcủa một người mà không làm cho người ấy Phật ý, giận

dữ, bạn phải: Khuyến khích họ, tức thì lỗi lầm gì cũng Dễsửa, việc khó khăn gì cũng

làm.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  112

Phần ThứBa Mươi Mốt:

Làm Sao Cho Người Ta Vui Sướng

Làm Công Việc Bạn NhờCậy

Hôm Đó vào năm 1915. Đã trên một năm, các nước ởchâu Âu chém giết lẫn Nhau

ghê gớm chưa từng thấy trong lịch sử. Châu Mỹ ởtình trạng kinh Hoàng. Có thểlập lại

hòa bình được không? Không ai biết được.

Nhưng Tổng Thống Wilson nhất quyết gắng sức làm cho kỳ được. Ông sai Một mật

sứ đi hội nghịvới các nhà cầm đầu châu Âu. William Jennings Bryan, Tổng trưởng nội

vụ, sứ đồcủa hòa bình, nóng lòng đi lắm. Ông Thầy đó là một dịp phụng sựmột lý

tưởng cao cảvà lưu danh thiên Cổ. Nhưng Tổng Thống Wilson lựa một người khác, Đại

tá House, bạn thiết Của ông. Và ôntg cậy Đại tá làm công việc khó khăn là báo tin cho

Bryan hay.

Đại tá chép cuộc gặp gỡ Đó trong nhật ký của ông:"Bryan thất ý lắm, khi ông hay tin

rằng tôi Được Tổng Thống giao phó cho sựmệnh mà ông ao ước"

Tôi trảlời ông ta: "Tổng Thống nghĩnên giữkín cuộc vận động đó. Mà nếu ông đi,

tên tuổi của ông mà ai cũng biết, đủlàm cho người Ta chú ý tới và tựhỏi ông tới với

mục đích chi đây..".

Nghĩa là Đại tá muốn cho ông Bryan hiểu rằng người quan trọng quá, không Nên

nhận sứmệnh đó và ông Bryan hài lòng.

Khôn khéo, lại có nhiều kinh nghiệm, Đại tá House đem thực hành một Trong những

quy tắc lớn nó điều khiển sựgiao thiệp trong xã hội. Qui Tắc đó là: Làm sao cho người

khác thấy vui sướng làm công việc bạn Cậy họ.

Khi Tổng Thống Wilson mời ông Mc Adoo giúp việc trong văn phòng ông, ông cũng

áp dụng qui tắc đó, Mặc dầu điều ông cậy không phải là một sựhy sinh, mà chính là

một Sựdanh dựvô cùng cho ông Mcs Adoo, ông này thấy vui thích bội phần Và kểlại

nhưvầy: Ông Wilson bảo tôi rằng ông sẽsung sướng lắm, Nếu tôi chịu nhận chức Tổng

trưởng Quốc khố. Ngôn ngữông thật lịch Sự: ông cho tôi cảm tưởng rằng nếu tôi chịu

nhận vinh dựlớn đó, tức Thì ban cho ông một đặc ân.

Tôi biết Một diễn giả được mọi nơi mời đến diễn thuyết. Ông ta không thểlàm Vừa

lòng mọi người được cho nên bắt buộc phải từchối, nhưng ông từChối một cách khéo

léo đến nỗi người ta vui vẻra về. Ông làm cách Nào? Tất nhiên ông không nói cụt ngũn

rằng ông bận việc lắm... Không. Sau khi cám ơn và tỏlòng tiếc không nhận lời mời, ông

vội vàng giới Thiệu một người có thểthay ông được. Nghĩa là ông đểcho người kia Có

đủthì giờthất vọng trước sựtừchối của ông và ông làm cho Tưtưởng người đó hướng

ngay vềdiễn giảmà ông giới thiệu.

Ông nói: "Tại sao ông không cậy ông bạn tôi, Cleveland Rodgers, nhà Sản xuất tờ

Brooklyn Eagle? Hoặc ông Guy Hickok? Ông ấy đã viết báo Mười lăm năm ởParis và

biết rất nhiều chuyện thú vị...Hay là ông lại hỏi ông Livingston Longfellow xem sao?

Chắc ông biết ông ấy có một phim tuyệt Đẹp vềnhững cuộc săn bắn lớn ở Ấn Độ..".

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  113

Ông Want, quản lý một nhà in lớn ởNữu Ước, có một người thợmáy Mà nhất định

muốn sửa đổi tính tình. Anh thợ ấy phải trông nom cho một Loại máy vừa sắp chữvừa

đúc chữvà nhiều máy khác nữa, sao cho những Máy đó chạy đêm chạy ngày mà không

hưhỏng, khỏi ngưng lại. Anh ta Phàn nàn công việc nặng nhọc quá, làm việc nhiều giờ

quá, và xin Thêm người phụ.

Ông Want không cho Thêm người phụ, cũng không rút công việc, rút giờlàm việc,

mà anh Ta vẫn vui lòng. Ông làm cách nào? Ông cho riêng anh ta một phòng giấy Với

một tấm bảng treo ởcửa đềtên và chức mới của anh: "Giám đốc Phòng giữgìn mày

móc".

Thành ra anh Thợmáy không còn là một nhân viên hạcấp mà ai cũng có quyền sai

Bảo nữa, nay đã nghiễm nhiên là một viên chỉhuy rồi. Người ta đã công Nhận giá trịtài

năng của anh. Tựthấy cái quan trọng và uy thếmới Của mình, anh hài lòng và tiếp tục

làm không phàn nàn chi hết.

Bạn cho vậy là con nít ư? Có lẽlà con nít thật. Mà người ta cũng đã Cho Nã Phá

Luân là dùng phương tiện con nít đó khi ông lập ra huy chương Bắc đẩu bội tinh, phân

phát một ngàn trăm năm chiếc cho lính ông và Thăng chức "Pháp quốc Thông chế" cho

48 đại tướng, gọi đội quân của ông là "Đại binh".

Ai chếgiễu rằng Dùng đồlòe loẹt vô dụng đó đểthường những người đã nhiều lần

vào Sinh ra tửvới ông thì ông đáp: "Loài người vẫn bịcai trịbằng những Đồlòe loẹt

đó".

Biết cách phân phát Chức tước và uy quyền nhưNã Phá Luận, thì chúng ta sẽ được

những kết Quảnhưvịanh hùng đó.

Trước nhà bà Gent, một nhà bạn của tôi mà tôi đã có dịp nói tới, có một bãi cỏ Đẹp

mà tụi con nít thường tới giày xéo phá phách mỗi ngày. Mắng, dọa, Dỗdành đều vô

hiệu. Tức thì bà thay đổi chiến thuật. Bà kêu đứa Nhỏngỗnghịch nhất, tặng cho chức

"thám tử" và giao kèo cho trách nhiệm Đuổi tất cảnhững đứa vô chơi trên bãi cỏ, bất kỳ

là đứa nào.Và Vấn đề đó giải quyết xong lập tức.

Viên "thám tử" nhóm lửa ởsau nhà, nung đỏmột thanh sắt và dọa sẽDí vào đứa

nhỏnào dẫm lên vườn cỏ!

Bản tính loài người nhưvậy. Cho nên muốn sửa đổi một người mà không Làm cho

họphật ý, giận dữ: Bạn phải xửtrí ra sao cho người thấy sung Sướng làm công việc mà

bạn đềnghịChín cách sửa đổi người mà không Làm cho họphật ý giận dữ, Khi bạn

muốn sửa đổi hành vi một người Thì:

1. Trước hết thành thật khen họvài Lờ.

2. Lấy ý mà làm cho họnhận thấy Lỗi lầm.

3. Trước khi chỉtrích, phải tựThú nhận lỗi của bạn đã.

4. Đừng ra lệnh, Đặt câu hỏi đểám chỉhọ.

5. GiửthểDiện cho họ.

6. Xửtrí ra sao cho Họthấy sung sướng làm công việc mà bạn đềnghị.

7. Tán dương họ, đểhọgắng sức được xứng đáng với lời ta khen.

8. Khuyến khích họcho họthấy dễdàng sửa đổi lỗi lầm và thấy công Việc nhẹ

nhàng.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  114

9. Công bình nhận những sựGắng sức của họ: dù họmới tấn tới chút ít cũng khen

họ.

Lời khuyến Khích của bạn phát thành thật và đại độ.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  115

Phần ThứBa Mươi Hai:

Những Bức ThưMầu Nhiệm

Tôi Biết bạn nghĩgì khó đọc nhan đềchương nầy. Bạn bĩu môi: Vô lý thượng Hạng!

Nồng nặc mùi quảng cáo của bọn bán cao đơn hoàn tán và của Các "mét" coi chỉtay

đoán vận mạng! Nếu bạn nghĩnhưvậy, tôi không Dám cãi. Mười lăm năm trước, có lẽ

tôi cũng nghĩnhưvậy, khi đọc Một câu nhưvậy. Bạn hoài nghi ư? Càng tốt! Tôi yêu

những người hoài Nghi. Tôi gốc gác Missouri: nhưvậy bạn đủhiểu. Tưtưởng của loài

người Sởdĩtiến được chính nhờbọn tò mò, nhờcác vịthánh Thomas hay ngờVực,

nhờhết thảy những người không chịu tin vì chưa có những chứng Cớrõ ràng.

Tôi muốn thành thực hỏi Bạn hai chữ"mầu nhiệm" đó dùng có đúng không? Không

không được đúng Lắm, vì còn ởdưới thực sựxa. Vài bức thưchép lại trong chương

này Đã có những kết quảmà người cho rằng bội phần mầu nhiệm kia. Và Người đó là

ai? Chính ông Ken R. Dyke, một nhà chuyên môn có danh nhất Vềnghềbán hàng ở

Mỹ. Ông trước làm giám đốc thương mại tại xí nghiệp Johns Manville, hãng làm những

mái nhà phòng hỏa và bây giờchỉhuy Phòng quảng cáo tại công ty Palmolive Peet, lại

đồng thời làm hội trưởng "Liên đoàn" các nhà quảng cáo nữa. Cứmột trăm bức thưmà

ông Dyke thường Gởi cho các tiệm bán lẻcác hóa phẩm hãng ông sản xuất, đểhỏi

thăm Tình hình, thì ông chỉnhận từnăm đến tám thưhồi âm, nghĩa là từnăm tới Tám

phần trăm. Cho nên ông cho rằng được mười lăm phần trăm đã là kỳdịvà nếu Được

hai mươi phần một trăm thì là có phép mầu nhiệm.

Vậy mà một bức thưcủa ông gởi đi có chép lại ởdưới đây, đã được Bốn mươi hai

phần trăm thưhồâm! Nghĩa là mầu nhiệm tới gấp hai. Đó là những Chứng cớmà

người ta không thểnhún vai mà không công nhận được. VảLại không phải chi một bức

thư đó được cái may mắn bất ngờ đó đâu, Cảchục bức thưcũng thành công nhưvậy.

Nguyên do ở đâu? Ông Ken Dyke đích thân chỉcho bạn đây: Sau khi theo ông Học

những lớp giảng của ông Dale Carnegie, tôi làm cho những bức thưTôi gởi đểdò tình

hình, công hiệu tăng lên một cách lạlùng. Tôi Hiểu rằng những lý lẽmà tôi dùng từ

trước tới nay hoàn toàn vô ích. Tôi thực hành những quy tắc đã học được và làm cho

công hiệu Của những bưc thưtôi gởi đăng lên từnăm trăm tới tám trăm phần trăm.

Đây, bức thưmầu nhiêm đó đây. Nó làm cho người nhận được vui thích, Vì trong

thư đã xin người này giúp một việc, một việc nó làm cho người Đó thấy sựquan trọng

của mình.

Sau Mỗi đoạn thơ, tôi có bình phẩm: "Ông Blank thân mến, Ông có thểlàm ơn giúp

tôi vượt một nỗi khó khăn không?" . Ta thửtưởng tượng cảnh Đó: Một người buôn bán

tầm thường ởArizona nhận được một bức thưCủa một nhà quảng cáo lớn nhất ởNữu

Ước. Mà trong thư đó ngay từCâu đầu, nhà quảng cáo đó cậy một việc. Tôi tưởng

tượng nhà buôn Đó tựnhủ: "... Nếu ông ta được gặp sựkhó khăn, thì có thểnhờcậy

Mình được. Mình vẫn thích giúp kẻkhác...Nào, coi xem nào, có chuyện Chi khó khăn

đấy?" . Năm ngoái, tôi đã khuyên các ông giám đốc của Công ty tôi rằng cách hiệu

nghiệm nhất đểtăng sốhàng bán lẻlà Mởmột cuộc cố động kịch liệt suốt một năm để

bán trực tiếp và phí Tốn cuộc cố động đó do công ty sản xuất chịu hết.

Nhà bôn chắc tựnhủ: Thì đúng rồi, cốnhiên họphải gánh những phí Tốn đó chứ, vì

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  116

họthu cảtriệu bạc lời, trong khi mình nai lưng ra làm Đểkiếm từng xu... Rồi sao nữa? .

Mới rồi, tôi gởi một tờphỏng vấn Có nhiều câu hỏi, cho một ngàn nhà đại lý đã hưởng

lời trong cuộc sống Cố động đó, và vài trăm bức thưhồi âm tôi đã nhận được chứng tỏ

Rằng các nhà đại lý rất hành lòng vềcách hợp lý đó.

Cho nên chúng tôi vui lòng hơn kếhoạch cố động mới mà tôi biết rằng Sẽlàm ông

vui lòng hơn kếhoạch năm rồi nữa.

Nhưng sáng nay, ông hội trưởng của chúng tôi đã nghiên cứu với tôi Những tờbáo

vềkết quảcuộc cố động trước và cậy rồi cho biết cuộc Cố động đó đã giúp cho hội tăng

gia được sốhàng bán là bao nhiêu. Vì lẽ đó nên tôi phải nhờcậy ông giúp tôi trảlời câu

hỏi đó.

Câu này tuyệt: "Tôi phải nhờcậy ông giúp tôi trảlời câu hỏi đó". Nhà buôn ởArizona

nghĩrằng ông lớn đó biết điều lắm và biết suy Xét đoán của thân chủcó giá trị. Bạn nên

nhớrằng Ken Dyke không Hềphí thì giờkhoe sựquan trọng của ông ta. Trái lại, ông vội

vàng Tỏra rằng ông trông cậy ởsựgiúp đỡcủa nhà buôn đó nhiếu lắm. Ông nhận ngay

rằng không có sựgiúp đỡ ấy, ông không thểnào viết Bài báo cáo cho ông hội trưởng

được. Lời lẽnhưvậy, thì làm sao nhà Buôn ởArizona không hài lòng được? Vì dù sao

ông cũng chỉlà một người Phàm nhưchúng ta.

Tôi muốn xin ông Giúp tôi nhưvầy:

1. Biên bản đồdính Theo đây, tổng sốnóc nhà mới hoặc nóc nhà sửa lại mà ông

cho là Đã đặt làm nhờcuộc cố động năm ngoái cho tôi biết sốhàng đã bán Nhưvậy

tổng cộng là bao nhiêu tiền: con sốông cho càng đúng càng Hay.

Nếu ông giúp việc đó, tôi sẽLấy làn quý hóa lắm và mang ơn ông vô cùng. Kính

chào... Bạn nên đểý rằng, trong đoạn cuối đó, hai chữ"tôi" và "ông" quan trọng khác

Nhau. Chưõ "tôi" phải đọc nho nhỏmà chưõ "ông" phải đọc lớn tiếng. Rồi lại không tiếc

lời cám ơn: nào "lấy làm quý hóa lắm", nào mang ơn ông vô cùng".

Bức thưthường lắm, Phải không? Vậy mà nó "mầu nhiệm" lạlùng. Tại sao? Tại

người viết Đã xin người nhận ban cho một ân huệnhỏ, mà nhưvậy tất nhiên người

Nhận thưtựthấy mình quan trọng lắm.

Chiến thuật vô hại đó luôn luôn có kết quả. Benjamin Franklin vì dùng Nó mà làm

cho một kẻthù biến thành một bạn thân suốt đời.

Franklin hồi thiếu thời, đem hết sốtiền đểdành được, đặt vào một Nhà in nhỏ. Ông

được bầu làm thưký hội đồng ởPhiladephie, do đó được Độc quyền lãnh in hết thảy

những công văn trong các sở. Địa vị đó rất Lợi cho ông và ông quyết giữnó. Chẳng

may ông có một kẻthù trong Hội đồng, người đó là một nhà giàu có, và có quyền thế

trong tỉnh. Người đó ghét ông tới nỗi đã có lần công kích ông trước công chúng Trong

một bài diễn văn.

Cái đó mới Thật nguy hại. Cho nên Franklin quyết chinh phục được thiện cảm của

kẻThù. Nhưng không phải dễ. Kiếm cách thi ân với người đó sao? Không Được.

Phương pháp đó gợi lòng ngờvực của người ta và có thểlàm Cho người ta khinh bỉ

mình nữa.

Franklin Khôn ngoan, khéo léo làm, không dại dột đâu. Ông làm trái hẳn lại: Ông xin

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  117

kẻthù ông giúp ông một việc.

Bạn cứyên lòng: Ông không phải mượn tiền người đó đâu. Không. Ông Xin một ân

huệmà người kia vui lòng cho, vì xin nhưvậy là tỏmột cách Khéo léo rằng ông khâm

phục người đó có tài cao học rộng.

Xin bạn nghe chính ông Franklin kểchuyện lại: Tôi nghe người ta nói rằng Trong tủ

sách ông ta có một cuốn sách rất hiếm quý, tôi bèn viết Cho ông vài hàng tỏý ước ao

được đọc cuốn sách ấy và xin ông làm ơn cho tôi mượn trong vài ngày.

Ông Ta cho mang lại nhà tôi liền và khoảng một tuần lễsau, tôi cho người Mang trả

với một bức thưtrong đó tôi tỏý cảm ơn ông lắm.

Khi chúng tôi lại gặp nhau ởhội nghị, ông ta trò chuyện với tôi, có Lễ độlắm. Rồi từ

đó ông sốt sắng giúp tôi, bất kỳtrong cơhội Nào, thành thửchúng tôi trởnên đôi bạn rất

thân cho tới khi ông Mất.

Franklin đã khuất một năm rưỡi Năm rồi mà triết lý của ông vẫn còn có kết quảdị

thường. Một người Học trò của tôi Albert B.Amsel đã áp dụng nó một cách khéo léo.

Ông Amsel làm đại lý cho một nhà bán ống chỉvà lò sưởi bằng đồng, Từlâu nay

vẫn kiếm cơhội bán hàng cho một xí nghiệp đúc chì lớn ởBrooklyn. Xí nghiệp đó vừa

có nhiều khách hàng, vừa được tin cậy. Nhưng ông không tiến được một bước nào hết.

Vì ông chủxí nghiệp đó là Hạng người lạlùng, lúc nào cũng hầm hầm, nói năng thì cực

kỳcục Cằn thô lỗ. Ngồi sau chiếc bàn làm việc, ngậm điếu xì gà lớn ởmép, Mỗi lần ông

thấy mặt Amsel, ông ta nói nhưchó sủa: "Hôm nay không Mua chi hết. Đừng uổng công

làm mất thì tôi! Thôi, đi".

Nhưng một hôm ông Amsel dùng một chiến thuật khác, môt chiến thuật Mà kết quả

mà kết quảlà bán một sốhàng lớn, được thêm một khách Hàng thành bạn thân của ông

và sau cũng nhiều vụlàm ăn khác nữa.

Hãng ông Amsel đang điều đình đểmua một chi điếm mới ởlàng Queens, Tại Long

Island. Miền đó, ông chủxí nghiệp đúc chì biết rõ lắm và Có nhiều khách hàng ở đó. Khi

ông Amsel trởlại thăm nhà doanh nghiệp, ông vội nói ngay: Thưa ông C, hôm nay tôi

không lại đểcậy ông mua Hàng cho tôi đâu. Tôi chỉxin ông chỉgiùm tôi một điều thôi...

Ông Có thểtiếp tôi một lát được không?. Hừ! sao! Ông C, vừa đáp vừa Lăn điếu xì gà

từmép này qua mép kia. Nói thửcoi! Hãng tôi tính mởMột chi điếm ở ởlàng Qeens.

Mà không ai biết nơi đó rõ hơn ông. Cho Nên tôi tựtiện lại hỏi ý kiến ông. Ông nghĩý

định đó của tôi có Được không?. Tình thếthay đổi hẳn. Đã từlâu nhà đức chì quen tỏ

sựQuan trọng của mình bằng giọng thô lỗvới người bán hàng cho ông và La ầm lên,

mời họ"cút". Nhưng lần này ông Amsel lại hỏi ý kiến ông. Tốt lắm! Người thay mặt cho

một hãng lớn lại hỏi ý kiến ông đểvềTrảlời cho những viên giám đốc của y! Ông C bèn

kéo ghếmời ngồi, Rồi trong một giờ đồng hồông ta diễn thuyết vềnhững cái lợi buôn

Bán ởlàng Qeens. Không những tán thành nơi lựa làm kho hàng, mà còn Vạch cho cả

một chương trình đểmua cửa hàng đó, dựtrữhàng hóa và Khai trường xí nghiệp mới.

Đểtỏra mình là một người quan trọng, ông Ta còn lại khuyên nên quản lý xí nghiệp ra

sao. Sau cùng, ông nói về Đời tưcủa ông, và kểlễcảtâm sựvềnỗi buồn bực trong gia

đình ông nữa... Ông Amsel nói: "Chiều hôm đó, khi từbiệt ông ta, không Những ông đặt

mua sốhàng quan trọng mà còn bắt đầu thành bạn thân Của tôi nữa. Bây giờtôi đánh

quần vợt với thằng cha mà hồi trước Chưa trông thấy tôi, y đã nhe nanh ra chỉchực

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  118

cắn. Nguyên do sựthay Đổi đó chỉvì tôi đã nhờcậy ông ta một việc nó làm thỏa tính tự

Phụcủa ông ta".

Chúng ta nghiên cứu Bức thưsau này nữa của Kenyke, bức thưmà trong đó chánh

sách "xin Ngài Làm ơn" được áp dụng một cách khéo léo làm sao! Cách đây vài năm,

ông Dyke thất vọng lắm vì ít khi ông nhận được hồi âm những bức thưông gởi cho các

thân chủ: thầu khoán, thương gia, kiến trúc sư, đểxin Họcho biết tình hình buôn bán.

Thường thường một trăm bức thưmới được Một thưtrảlời. Ít quá, nếu được hai bức,

ông đã cho là khá, còn Được ba bức thì thật là tốt lắm. Nếu mà một trăm bức thưthì

ông phải Cho là sựlạ.

Vậy mà bức thưsau này Được năm mươi phần trăm thưtrảlời, có phải là năm lần

mầu nhiệm hơn không? Và những thưhồi âm dài tới ba trang, tràn trềtình thân ái, lòng

hăng Hái và những lời khuyên có ích! Bức thư đó đây. Bạn nhận thấy rằng Nó gần như

bức thưtrên kia. Bạn đọc đi, rồi thửtưởng tượng tình cảm Của người nhận được, thử

kiếm lời lẽtại sao bức thư đó "kết quảNăm lần hơn một phép mầu".

Ông Doe Thân ái, Ông giúp tôi một việc nhỏ được không? Đã gần một năm, tôi

Khuyên công ty tôi in một cuốn tổng mục các khí cụvà vật liệu với Cách dùng đểcác

kiến trúc sưdễtra cứu. Tôi xin giởmột bản sau Đây biếu ông. Đó là cuốn thứnhất trong

loài ấy.

Nhưng những cuốn tổng mục ấy phân phát gần hết rồi. Ông giám đốc Công ty đồng

ý với tôi rằng chỉnên tái bản nếu có chứng cớchắc Chắn rằng cuốn đó in ra có lợi cho

chúng tôi. Chúng tôi định lập một Hợp đồng đểxét xem có nên tái bản cuốn tổng mục

đó chăng, và xin ông vui lòng nhận một chân trong hội đồng đó cùng với bốn mươi chín

vịkiến trúc Sưtrong các miền khác, đểgiúp ý kiến chúng tôi.

Đểcho công việc của ông dễdàng, tôi đã biên đằng sau bức thưnầy ít câu hỏi rất

đơn giản dị. Ông sẽban riêng cho tôi một ơn lớn nếu ông vui lòng trảlời những câu hỏi

đó và thêm vài lời bình phẩm mà ông cho rằng có ích rồi bỏbức thưvào trong bao thư

có dán cò saÜn Tôi gởi theo đây.

Tôi không cần phải Thưa với ông rằng ông không chịu trách nhiệm gì vềnhững lời

chỉbảo Của ông hết. Vậy tôi xin đểông tựý định đoạt xem cuốn tổng mục Nên bỏ đi,

hay nên tái bản và chúng tôi sẽcải cách theo lời khuyên Của ông.

Dù sao cùng xin ông tin rằng Tôi hoan nghinh sựcộng sựcủa ông lắm... Tôi cảm tạ

ông và kính chúc ông...Giám đốc phòng thương vụ. Ken R Dyke. Và bây giờ, tôi xin dặn

Bạn điều này. Tôi do kinh nhgiệm mà biết rằng sau khi đọc bức thư đó, Có vài bạn đã

dùng phương pháp đó nhưcái máy thiếu hẳn vềtựnhiên: Họkhông dùng những lời

khen tặng thành thật mà lại dùng một lối Nịnh hót dối trá và tì tiện. Nhưvậy tất nhiên là

không thành công. Thật vậy, chúng ta ai cũng khát khao được người khen ngợi và quý

mến, Nhưng chúng ta rất sợlời nịnh hót.

Tôi xin nhắc lại: những phương pháp chỉtrong cuốn này chỉcó kết quảKhi nó được

áp dụng một cách chân thành tự đáy lòng mà ra.

Những điều tôi chỉcho bạn, không phải là những thủ đoạn, những mánh Khóe để

thành công đâu.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  119

Không. Đó Là một quan niệm mới vềnhân sinh, một triết lý mới.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  120

Phần ThứBa Mươi Ba:

Bảy Lời Khuyên ĐểTăng Hạnh Phúc Trong Gia Đình,

Chôn Sống Hạnh Phúc Gia Đình

Năm 1852, Hoàng ĐếNã Phá Luân đệtam say mê Nữbá tước Marie Eugénie

Ignace Augustine de Montijo, người đàn bà đẹp nhất thếgiới và cưới nàng. Cận Thần

có người can gián Hoàng Đếvì lẽkhông được "môn đăng hộ đối".

Nhưng Hoàng Đếnói: "Có cần chi điều đó". Cái duyên và vẻtrẻ đẹp Lộng lẫy của

nàng làm cho Hoàng Đếmê ly nhưgặp tiên. Trong một bài Diễn văn, Hoàng Đếnói như

thách cảnước Pháp: "Trẫm đã cưới một Người bàn bà mà Trẫm yêu và ngưỡng mộ,

nhưvậy còn hơn là cưới một Người mà Trẫm không được biết".

Hoàng Đếvà Hoàng Hậu có đủ điều kiện đểcuộc lương duyên hoàn toàn theo ý

tưởng: Sức mạnh, tiền bạc, quyền thế, vinh quang, sắc đẹp, tình yêu. Chưa bao giờ

người ta thấy hạnh phúc thiên liêng trong gia đình chói lọi Rực rỡnhưvậy.

Than ôi! Chẳng bao Lâu, lửa thiêng đó chập chờn lu mờvà tắt hẳn. NảPhá Luân đã

có Thểlàm cho nàng Eugénie thành một bà Hoàng Hậu được, nhưng không có Gì ở đời

này, cảtình thương của ông, cảuy quyền của ông, có thểThay đổi nổi tính tình người đ

àn bà đó.

Bà điên cuồng vì ghen tuông, bịnghi ngờnó giày vò bà, làm cho đời Sống của ông

không được mảy may tựdo. Bà không kểgì tới mệnh lệnh Của ông nữa, bà sồng sộc

xông vào văn phòng của ông trong khi ông Bềbộn việc nước, trong lú ông bàn kín việc

quốc gia đại sự, bà cũng Vào cho kỳ được mới nghe. Bà nhứt định không bao giờ để

ông ởmột Mình hết, luôn luôn sợông có ngoại tình.

Thường thường bà chạy vào nhà một bà chị đểphàn nàn vềchồng, trút Hết tâm sự,

khóc la, đe dọa. Có lắm lần bà đạp cửa vô thưviện của ông đểchửi ông nữa. Cho nên,

làm chủmười hai tòa cung điện lộng lẫy mà Nã Phá Luân đệtam không có lấy một cái

tủ đểtrốn trong đó yên Thân được.

Rồi sau xảy ra sao? Đoạn Văn sau này, trích trong cuốn sách thú vịcủa E.A.

Rheinhardt Nã Phá Luân Và Eugénie: bịhài kịch của một đếchính trảlời câu hỏi đó:

"Nhưvậy, Rốt cuộc, Nã Phá Luân có ngoại tình thật và ông luôn luôn lén lút Ra khỏi

cung, đội chiếc nón nỉkéo sụp xuống che mắt, có độc một người Hầu cận theo sau, để

đi tới nơi hẹn hò với một giai nhân... nếu không Phải, nhưhồi còn hàn vi, để đi lang

thang trong kinh đô, vớvẫn dạo Chơi trong những con đường mà các vịHoàng Đếchỉ

được nghe tảtrong sách..".

Đó, cách cưxửcủa bà Eugénie đưa tới hậu quảnhưvậy đó. Đành rằng Bà vẫn còn

là Hoàng Hậu nước Pháp. Đành rằng bà vẫn là người đẹp Nhất thếgiới. Nhưng khốn

nạn thay, cảchức Hoàng Hậu và sắc đẹp đó Không đủvãn cứu tình yêu bịngạt trong

không khí đầy chất độc vì những Cuộc bất hòa đó.

Phải, Eugénie cũng Có thểkêu Trời nhưJob: Ghét của nào, Trời trao ư? Không

đâu. Chính Bà tự đem nó trút lên đầu bà vì cái máu ghen và nhũng lời đay nghiến Của

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  121

bà. Đành hanh, nhiếc móc, giày vò, thứkhí giới tại hại nhất của Diêm vương đặt ra để

tiêu diệt tình yêu. Khí giới đó chắc chắn có hiệu Quảhơn hết cũng nhưnọc rắn hổvậy,

không ai thoát khỏi chết.

Hầu tước phu nhân Tolstsoi tìm thấy chân lý đó nhưng trễquá. Lúc lâm Chung, bà

thú với con gái bà rằng, chính má đã làm cho ba các con chết. Con các bà không biết

trảlời ra sao, sa lệ. Vì biết rằng quả đúng Nhưvậy: Ông Tolstoi chết vì bà đã đầu độc

đời ông bằng những Lời đay nghiến cay chua không ngớt, những cuộc xung khắc bất

tận.

Mà cặp vợchồng đó có đủ điều kiện của hạnh phúc. Tolstoi là một Văn sĩnổi danh

nhất hoàn cầu. Ngoài vinh quang đó ra, ông bà lại giàu Sang, có địa vịquan trọng trong

xã hội và nhiều con. Không bao giờcuộc Hôn nhân trổbông dưới nền trời tươi sáng

hơn nữa mới đầu, hạnh phúc Của ông bà đầy đủquá, hoàn toàn quá đến nỗi có khi cả

hai đều quỳGối cầu xin Thượng đếgiữgìn họtrong hoàn cảnh thần tiên đó.

Rồi thì một sựlạlùng xảy ra. Lần đầu tiên Tolstoi biến đồi tính nết, Thành một người

khác hẳn. Ông xấu hỗvềnhững danh tác ông đã viết, Và bắt đầu từnhững lúc đó, ông

mệt mài viết những bài thuyết giáo Vềhòa bính và kêu gọi diệt trừchiến tranh và khổ

cực cho nhân loại. Ông thú rằng hồi thiếu thời, ông đã mắc những tội lỗi không thể

Tưởng tượng được, cảtội giết người nữa và đểchuộc tội, ông nhất Định theo đúng

giáo lý Ki Tô. Ông phân phát hết của cải, thềsống Trong cảnh nghèo. Ông làm lụng

ngoài đồng, chặt cây, phơi cỏ, đóng Lấy giày quét lấy phòng, ăn trong đĩa bằng gỗ, rán

yêu cảnhững kẻThù ông.

Đời của ông là một bi kịch, Mà nhưvậy chỉdo hôn nhân của ông. Bà xưa xa hoa,

ông thì ghét. Bà Ham danh vọng, thích được tôn trọng, thích giao du, mà ông lại không

màng Tới những thú tầm phào đó. Bà đòi có nhiều vàng, sống cuộc đời quan Trọng,

còn ông thì cho giàu có là một tội lỗi.

Trong nhiều năm, bà đay nghiến ông, thịnh nộvới ông, mạt sát ông, Vì ông in sách

phát không, không đòi quyền tác giả, mà bà thì không Muốn bỏnhững món tiền đó.

Khi ông Chống lại thì bà phát cơn động kinh, lăn trên mặt đất, ngậm ởmôi Một ve

thuốc phiện, thềsẽtựtửhay đọa đâm đầu xuống giếng.

Có một chi tiết mà tôi cho là vô cùng thương tâm trong đời của ông Bà. Nhưtôi đã

nói, lúc mới cưới, cuộc tình duyên đó thật đẹp đẽ, Vậy mà bốn mươi tám năm sau, ông

Tolstoi đến nỗi hễtrông thấy mặt bà là chịu Không nỗi... Có khi buổi tối, bà già cô đơn

có thèm khát tình thương, Lại quỳbên ông và xin ông đọc cho nghe những đoạn dịu

dàng cảm động Mà ông viết vô nhật ký đểtặng bà, năm mươi năm vềtrước.

Và khi ông đọc, sống lại những ngày tươi sáng rực rỡ, bây giờ đã Tan nhưmây

khói, cảhai đều rơi lệ. Than ôi! Thực trạng khác xa những Mơmộng thiếu thời một cách

độc địa làm sao!

Sau cùng năm tám mươi hai tuổi, Tolstoi không chịu nỗi sựbất hòa ghê gớm trong

Gia đình nữa và một buổi tối tháng mười năm 1910, tuyết sa đầy trời, ông Trốn bà, đi

xa, trong đêm tối và lạnh lẽo, không biết là đi về đâu.

Mười một ngày sau, ông đau phổi và chết tại một nhà ga. Lời cầu xin Cuối cùng của

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  122

ông là đừng đểông thấy mặt vợ.

Đó là Tolstoi phải chuộc những cơn giận lời dọa nát, lời trách móc Với cái giá đó.

Có lẽ độc giảtựNhủrằng có nhiều chỗbà phàn nàn cũng đáng. Phải. Nhưng vấn

đềkhông Phải ở đóVấn đề ởchỗnày, bà phàn nàn có ích gì cho bà không? Hay Là, trái

lại chỉlàm cho tình thế đã tệhại còn tệhại thêm nhiều?

Khi trễquá rồi, bà mới tựthú: "Tôi tin chắc rằng hồi đó tôi điên". Bi kịch thảm thương

nhất trong đời Lincoln cũng là cuộc hôn nhân của ông Tôi nói rõ: không phải là vụám

sát ông mà là cuộc hôn nhân của ông. Khi tên Both hạsát ông Bằng một viên đạn, ông

không hay rằng người ta mới bắn ông, nhưng trong Hai mươi ba năm trời, gần nhưmỗi

ngày, ông được nếm những trái cây chua chát Của một duyên nợ đau khổ" nhưlời ông

Herndon, người bạn ông đã nói. Thật vậy, trong gần một phần tưthếkỷbà Lincoln rút

dần mạch sống Của đời ông bằng cách kích bác, gây lộn, giày vò, đay nghiến ông.

Bà luôn luôn ray rứt, đay nghiến rằng ông chẳng được vẻgì: nào là Lưng gù, chân

đi thì kéo lê nhưthằng mọi, dáng điệu cứng nhưque củi, Gai mắt lạlùng.

Bà nhại dáng đi của ông rồi nghiến răng hỏi ông sao không bắt chước dáng đi lịch

sựcủa Bà?

Bà oán cảhai tay ông, vừa rộng Vừa vểnh ra nhưtai voi. Bà chê mũi ông lệch, bà

chê môi dưới ông Trềra, bà chê ông có vẻ ốm đói, tay chân thì lớn quá mà đầu thì Nhỏ

quá!

Hai ông bà trái ngược nhau Về đủmọi phương diện: giáo dục, tính tình, thịhiếu.

Chọi nhau hoài... Một sửgiảthông thạo nhất về đời sống Tổng Thống Lincoln có viết:

"Giọng nói the thé của bà Lincoln, ởngoài đường cũng nghe thấy, và Những cơn thịnh

nộcủa bà thì điếc tai hàng xóm. Mà không phải khi bà Giận dữchỉlà la hét mà thôi đâu,

bà còn làm hung nữa, có nhiều Chứng cớkhông thểcãi được".

Chẳng Hạn, sau khi cưới, ông bà lại trọnhà bà Farly, vợgóa một y sĩcó Nấu cơm

tháng.

Một hôm, lúc điểm tâm, ông Lincoln có một cửchỉhoặc thốt một lời làm cho bà ta

nổi giận. Không ai nhớông đã làm gì, nhưng người ta thấy bà Lincoln trong lúc Cơn

điên lên đến cực điểm, liệng một tách cà phê nóng vào mặt chồng Ngay lúc đông đủ

khách trọkhác.

Lincoln Xấu hổlắm, làm thinh ngồi trơtrên ghếtrong khi bà chủtrọ đem chiếc Khăn

ướt lại chùi và quần áo cho ông.

Lòng ghen của bà Loncoln, vô lý, dữtợn, và không thểtưởng tượng Được, đến nỗi

chỉcần đọc những đoạn tảnhững cơn giận dữ, bi thảm Làm cho mất mặt trước công

chúng, phải, chỉcần đọc những đoạn đó, Bảy mươi lăm năm sau, cũng còn thấy kinh

tởm rùng mình. Sau cùng bà hóa điên. Người ta cho rằng tánh hạnh bà nhưvậy, bởi vì

bà mắc bệnh thần kinh. Không thểcó lời nào nhân từhơn đểxét bà nữa.

Bây giờta tựhỏi: Những cơn thịnh nộ đó, những lời đay nghiến đó, Cái lối bù lu bù

loa đó có cải thiện ông Lincoln chút nào không?

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  123

Một ngàn lời không. Nó chỉgiết chết tình cảm của ông đối với bà, Nó làm cho ông

suốt đời hối hận rằng đã cưới bà và chỉmuốn có mỗi Hành vi là đi khỏi nhà cho khuất

mắt.

Tại tỉnh Springfield, là nơi gia đình Lincoln, có mười ông luật sư. Vì đông Quá,

không thểkiếm ăn trong tỉnh đó được, họphải đi ngựa từtỉnh Ly này qua tỉnh ly khác,

theo sau ông tòa David Davis đểcãi trong những Lúc ông này xửán khắp trong miền.

Nhưng trong khi bạn đồng nghiệp của ông Lincoln cứcuốt tuần lại trởvềgia đình thì

ông Lincoln không muốn Về, vì rất kinh tởm sự ởgần bà vợ. Và trong ba tháng hè và ba

tháng Thu, ông ởxa biệt, không lại vãng gần miền Springfield.

Nhưvậy trong nhiền năm. Đời sống trong những quán trọnhà quê đó không Vui thú,

cũng không đủtiện nghi, nhưng sống nhưvậy, ông còn thích hơn Là vềnhà thấy bà

Lincoln với những cơn tam bành lục tặc của bà.

Hành vi của bà Lincoln, Hoàng Hậu Eugénie và Nữbá tước Tolstoi có Những kết

quảnhưvậy. Chỉmang lại bất hạnh phúc cho gia đình và diệt Hết nguồn ân ái mà mấy

bà quý hóa nhất. Sau khi bàn cãi trong mười một năm ở"Tòa chuyện xửcác vụlôi thôi

trong gia đình ởNữu Ước" và nghiên Cứu cảngàn vụchồng bỏnhà ra đi, bà luật sư

Bessie Hamburger tuyên Nốrằng đàn ông phải trốn vợvì họchán chê vợrầy rà, gây

gổ. Nhưmột văn sĩ đã nói: "Đàn bà đào huyệt chôn sống hạnh phúc gia đình Bằng nanh

vuốt của họ".

Vậy, thưa quý Bà, nếu quý bà muốn giữsựvui vẻhòa nhã trong gia đình, xin quý bà

Theo lời khuyên dưới đây: Đừng ray rứt đay nghiến chồng!

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  124

Phần ThứBa Mươi Bốn:

Tùy NgộNhi An

Disraell Nói: "Tôi có thểlàm nhiều chuyện điên lắm, nhưng có một việc mà Tôi sẽ

không bao giờlàm là cưới vợvì tình".

Và ông giữlời. Ở độc thân cho tới hồi ba mươi lăm tuổi, rồi cưới một người Đàn bà

giàu, góa, hơn ông mười lăm tuổi, một bà góa tóc đã bạc vì năm mươi cái Xuân xanh!

Bà biết rõ rằng Disraeli cưới bàkhông phải vì tình, mà vì Tiền. Cho nên bà chỉnhận lời

với một điều kiện là cho bà đợi một Năm đểcó đủthì giờxét tính tình ông. Hết hạn một

năm, bà ưng. Cuộc Tình duyên đó chẳng nên thơchút nào hết mà còn có vẻmua bán

nữa, Phải không bạn? Vậy mà lại là một tình duyên sung sướng nhất trong Những trang

dòng tốcủa hôn nhân niên giám. Bà góa và giàu có, đã Không trẻ, không đẹp, cũng

chằng tài hoa gì. Trái lại, trong câu chuyện, Bà thường lầm lộn tức cười vềsửký hay

văn học sử. Chẳng hạn, bà Không biết dân Hy Lạp thịnh trước hay dân La mã thịnh

trước. Quần áo Thì lốlăng mà nhà cửa thì bày biện mới tai hại làm sao!

Nhưng cách ứng xửcủa chồng, thì thật là tuyệt diệu và là điều kiện Cốt yếu đểgây

và nuôi hạnh phúc trong gia đình.

Bà không bao giờtranh khôn với chồng. Khi ông vềnhà sau cảmột bữa Chiều mệt

mỏi vì ứng đối xã giao với các công tước phu nhân linh mẫn, ông nghe bà chuyện trò

ngây thơmà óc được nghỉngơi. Lần lần gia đình ông thành một nơi thần tiên, vì nơi đó

là nơi ông thảnh thơi dưỡng sức Trong sựchiều chuộng âu yếm của vợ. Những giờ

sống bên cạnh bà vợ Đứng tuổi đó là những giờêm đềm nhất trong đời ông.

Bà là tri kỷcủa ông, vừa là bạn đồng tâm, là nguồn an ủi và là Quân sưcủa ông

nữa. Mỗi buỗi tối, ởNghịviện ra ông vội vềnhà Kểcho bà biết những tin tức hôm đó.

Và điều này quan trọng nhất, Dù ông lập tâm thi hành bất cứcông cuộc gì, không bao

giờbà nghỉRằng ông có thểthất bại được.

Trong Ba mươi năm, ông là lẽsống độc nhất của bà. Bà quý của cải của Bà chỉvì

của đó làm cho đời sống của người bà yêu được dễchịu hơn. Đáp lại tình đó, ông tìm

hết cách làm đẹp lòng bà. Ông khẩn khoản Xin nữAnh Hoàng Victoria phong tước cho

bà và vì vậy, năm 1868, bà được Sắc phong bá tước phu nhân.

Dù bà Có lầm lỗi gì đi nữa, ông cũng không bao giờchĩtrích bà, không bao Giờ

trách bà nửa lời, mà nếu ai cảgan chê giễu bà thì ông chồm lên Bênh vực bà một cách

chân thành dữtợn. Bà Disraeli không phải là Một người hoàn toàn, nhưng trong ba

mươi năm, bà không ngớt nói vềchồng, Khen ngợi, ngưỡng mộông. Kết quả? Ông

Disraeli thích nhắc lại lời này Lắm: "Trong ba mươi năm sống chung không bao giờtôi

thấy buồn chán vì vợHết". Vậy mà nhiều người dám cho rằng bà đần độn vì không

thuộc sửKý!.

Còn ông thì vẫn thường nói với Mọi người rằng bà là nhân vật quan trọng nhất trong

đời ông. Kết quảRa sao?

Bà khoe nhiều lần với bạn Bè rằng: "Nhờlòng âu yếm của nhà tôi mà đời tôi là một

chuỗi dài Hạnh phúc".

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  125

Trong lúc vắng, ông bà Thường nói đùa nhau. Ông nói: Mình, anh cưới mình chỉvì

của cải mình Thôi... Và bà, mỉm cười, đáp: "Phải, nhưng bây giờgiá có cưới lại Thì

mình sẽcưới em vì tình phải không?" .

Ông chịu nhận lời đó đúng. Bà chẳng hoàn toàn chút nào hết. Đúng. Nhưng ông

Disraeli đã không ngoan và chịu an phận.

Henry James nói: "Quy tắc thứnhất phải áp dụng trong sựgiao thiệp với Mọi người

là đểcho họ được sung sướng theo quan niệm của họ".

Văn sĩLelend Foster Wood cũng nói gần như đúng nhưvậy: "Muốn có một Hạnh

phúc trong gia đình, kiếm một người bạn trăm năm lý tưởng là điều Không cần mấy, cần

thiết là chính mình phải là một người bạn trăm Năm lý tưởng đã".

Vậy muốn hạnh phúc Trong gia đình, quy tắc thứhai là: Bạn trăm năm của ta ra sao,

ta chịu Làm vậy, đừng có ý sửa đổi làm chi.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  126

Phần ThứBa Mươi Lăm:

Thương Nhau Chín BỏLàm Mười

KẻThù dữtợn nhất vềchánh trịcủa Disraeli là Gladstone. Cảhai đều trái Ngược

nhau vềmọi phương diện, nhưng có chỗnày giống nhau: Hạnh phúc Hoàn toàn trong

gia đình.

William và Catherine Gladstone sống chung với nhau 59 năm, lúa nào cũng quyến

luyến Nhau. Tôi thích tưởng tượng cảnh Gladstone, cụThủtướng nghiêm trang Nhất

nước Anh, mà cầm tay vợ, nhảy múa với bà trước lò sưởi, ca: Chồng Rách rưới, vợ

lang thang. Buồn vui tranh đấu trên đàng cùng nhau. Gladstone Vềchính trị, là một kẻ

thù ghê gớm cho phe đối lập. Nhưng ởtrong nhà, ông không bao giờkhiễn trách ai hết.

Sáng dậy, ông xuống nhà dưới, Thấy phòng ăn vắng ngắt vì cảnhà còn ngủ, ông ca

một điệu bí mật, Luôn luôn một điệu đó, đểnhắc rằng người bận việc nhất nước Anh

Ngồi ởnhà dưới một mình, đợi người ta dọn điểm tâm cho ông. Rất khôn Khéo và lễ

phép, ông không bao giờchỉtrích việc nhà cửa hết.

Đó cũng là thuật mà Nga hoàng Cathetine dùng, bà trịvì một đếquốc Lớn nhất thế

giới từcổtới kim, có quyền sanh sát hàng triệu thần Dân, và cầm quyền một cách độc

ác và độc đoán, làm phí biết bao sanh Mạng trong những chiến tranh vô ích và đem bắn

cảtrăm kẻthù, không Thương hại chút chi hết. Nhưng, khi vì rủi ro, người đầu bếp làm

cháy Món thịt quay bà ta không phàn nàn, còn vui vẻtha thứmà ăn. Các đức Lang quân

ởMỹnên noi gương bà.

Dor Othy Dix mà ai cũng phải công nhận rằng rất thâm hiểu những vấn đềVềhôn

nhân, nói rằng: "Già nửa cuộc hôn nhân đã thất bại lớn". Bà nói thêm: "Biết bao chiếc

thuyền tình chở đầy hy vọng mà sau cùng Phải tan tành dưới chân mỏm đá bến Reno,

chỉdo cái thói vô ích và Tai hại vợchồng chỉtrích lẫn nhau".

Vậy muốn giữhạnh phúc trong gia đình, bạn nên nhớquy tắc thứba: Đừng Chỉ

trích. Bạn có khi muốn rầy cháu nhỏ. Bạn tưởng tôi sẽkhuyên bạn "Không nên" sao?

Thưa không! Tôi chỉkhuyên bạn điều này: Trước khi rầy Nó, xin bạn đọc bức thưsau

này của văn sĩLivingstone Larnod. Bức thư Đó ông viết cho con ông và đã làm cho hết

thảy những người đọc rung Động tơlòng đến nỗi được hàng trăm tạp chí và nhật báo

đăng lại, Được đài vô tuyến truyền thanh không biết bao lần và dịch ra không biết Bao

nhiêu thứtiếng. Nhan đềsoạn đó là: "Làm cha nên nhớ..". Thật Là một người ta thú tội

với con, âu yếm cảm động và thân mật! "Con ơi! Con ngủ, mà đỏkềtrên tay, móc mây

dính trên trán. Cha mới lén Vào phòng con... Cha muốn thú tội với con: lúc nãy trong khi

đọc báo Bên phòng sách đợt sóng hối hận xâm chiếm tâm hồn cha. Cha đã hơi Nghiêm

khắc với con hôm nay. Sáng ngày, trong khi con sửa soạn sách vở Đi học, cha đã rầy

con vì con chỉquệt chiếc khăn ướt lên đầu mũi con Thôi, cha đã mắng con vì giày con

không đánh bóng, cha đã la khi con liệng Đồchơi của con xuống đất.

Trong lúc Điểm tâm cha lại khiển trách con nữa: con đánh đổsữa, con nuốt vội Mà

không nhai, con tỳkhủyu tay lên bàn, con phết nhiều bơtrên bánh Quá... Khi ra đi, con

quay lại chào cha: "Thưa cha, con đi!" Và cha đã cau Mày: "Ngay người lên!".

Buổi tối, vẫn Điệu đó. Ởsởvề, cha rình con ởngoài đường. Con chơi bi, đầu gối

quỳTrong đất cát, vớrách hởcảthịt ra. Cha đã làm nhục con trước bạn Bè, vì bắt con

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  127

đi trước mặt cha cho tới nhà..." Vớ đắt tiền, nếu mày Phải bỏtiền ra mua, mày mới tiếc

của mà giữgìn nó!"

Rồi con nhớkhông? Tối đến, trong khi cha đọc sách, con rón rén vào Phòng giấy

cha, vẻ đau khổlắm. Cha ngửng lên, giọng bất bình hỏi: "Cái Gì?" .

Con không trảlời chi hết, nhưng Trong một lúc xúc động không nén lại được, con

chạy lại, bá cổcha, ôm cha với tính sùng bái cảm động mà trời Phật đã làm nảy nở

trong Lòng con, mà sựlạnh lùng của cha không làm cho héo non được... Rồi Thì con

chạy lên cầu thang.

Này con, Chính lúc đó cuốn sách ởtay cha rớt xuống và một nỗi sợghê gớm Xâm

chiếm cha. Cái thói hay chỉtrích, trách mắng đã làm cho cha thành Nhưvậy đó: thành

một người cha gắt gỏng. Cha đã phạt con vì con còn Con nít mà cha bắt con làm như

người lớn. Không phải cha không thương Con đâu, nhưng cha đã đòi hỏi tuổi thơcủa

con nhiều quá, cha đã xét Con theo tuổi kinh nghiệm của cha.

Mà Tâm hồn con đại lượng, cao thượng, trung thực biết bao! Trái tim nhỏCủa con

mênh mông nhưbình minh ló sau đặng đồi. Chỉmột sựhăm hởtựNhiên lại hôn cha

trước khi đi ngủcũng đủchứng điều đó. Thôi, cha Con mình quên hết những chuyện

khác đi... Tối nay cha hối hận lắm, lại Ngồi mép bên gường con.

Cha biết nếu Con có nghe được những lời cha thú với con đây thì con cũng chaÜng

hiểu Chi. Nhưng, ngày mai, con sẽthấy, cha sẽthật là một người cha, cha sẽLà bạn

của con, con cười cha sẽcười, con khóc cha sẽkhóc. Và nếu Cha có muốn rầy con thì

cha sẽmím chặt môi, và sẽlặp đi lặp lại, Nhưng trong kinh: Con chỉlà một đứa nhỏ...

một đứa nhỏ! Cha có lỗi, Cha đã coi con nhưngười lớn. Bây giờnhìn con nằm trong

gường nhỏcủa Con, mỏi mệt, trơtrọi, cha biết rõ rằng con chỉlà một đứa bé.

"Mới hôm qua, con nằm trong tay mẹ, ngả đầu trên vai mẹcon... Cha đã Đòi hỏi con

nhiều quá... Nhiều quá lắm..".

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  128

Phần ThứBa Mươi Sáu:

Làm Cho Người ỞChung Quanh Mình

Được Sung Sướng Là Điều DễDàng

Bạn Có biết câu chuyện lạlùng này không? Sau một ngày dài làm lụng khó Nhọc,

một mụchủtrại dọn cho người giúp việc một đống cỏkhô thay Bữa chiều. Những người

này bất bình, hỏi lại mụcó phải mụ điên không, Thì mụtrảlời: "Làm sao ta biết được

rằng các chú phân biệt được Thức ăn với cỏ? Vì trong suốt hai mươi năm nay ta nấu ăn

cho mấy chú, mấy Chú có bao giờcho ta hay rằng món các chú ăn đó không phải là cỏ

Khô đau?"

Ngày xưa các nhà quý phái ởMoscou và Saint Pétersbourg lịch thiệp hơn. Sau một

bữa tiệc nấu khéo Các ông thường gọi người làm bếp vô phòng ăn đểkhen ngợi họ.

Sao đối với bạn trăm năm của bạn, bạn không biết vịnểnhưthếnhưVậy? Lần sau,

nếu món gà chiên vừa miệng bạn nên nói cho bà nhà hay, Bạn nên tỏra rằng: "món

miệng ăn đó không phải là cỏkhô", và luôn Tiện bạn đừng nên tiếc lời, mà nên thêm

cho bà biết là bà rất cần Cho hạnh phúc của bạn.

Disraeli, một Trong những nhà cầm quyền quan trọng nhất bên Anh, thích tuyên bố

cho Mọi người hay rằng ông mang ơn bà vợbé của ông rất nhiều.

Tuần trước, đọc qua một tạp chí, tôi thấy một bài phỏng vấn hát bóng Eddie Cantor.

Chàng nói: "Tôi được nhờnhà tôi nhiều hơn là được nhờNhững người khác. Khi tôi

còn nhỏ, nhà tôi là bạn thiết của tôi dẫn Dắt tôi trên con đường tình. Sau khi cưới, nhà

tôi cần kiệm từng đồng Và làm ăn cho vốn liếng sinh sôi nảy nở. Chính nhà tôi đã gầy

dựng Nên cơnghiệp của chúng tôi. Nàng sanh được năm đứa con ngộnghĩnh và Gia

đình chúng tôi nhưmột tổuyên ương. Nếu tôi đã thành công được Chút nào, toàn là do

công của nàng vậy".

ỞHollywood, kinh đô hát bóng, những cuộc tình duyên thật bấp bênh, Đến nỗi công

ty bảo hiểm Loyds ởLuân Đôn phải "Chạy"... Vậy mà ó Có cặp rất sung sướng: là vợ

chồng kép hát Warner Baxter. Nàng bỏtiền Đồrực rỡtrên sân khấu đểyên chửvu quy.

Nhưng không bao giờtiếc Sựhy sinh đó hết, vì những lời chàng nói với chúng tôi: Nhà

tôi không Được khán giảvỗtay khen nữa, nhưng đã có những lời khen ngợi của Tôi bù

lại. Sựtôn trọng sùng bái của chồng, làm cho vợsung sướng. Và nếu vợsung sướng

thì đáp lại, chồng cũng lại được vợlàm cho sung Sướng".

Đó, muốn hạnh phúc trong gia Đình thì theo quy tắc 4 là: Ta phải khen tài đức của

người bạn trăm năm Ta.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  129

Phần ThứBa Mươi Bảy:

Cái Gì Làm Cảm Động Một Người Đàn Bà?

TừThời thái cổ, loài hoa vẫn được dùng đểtỏlòng yêu thương. Bông có Dắt đi đâu,

nhất là lúc giữa mùa. Người ta bán cả đầu ở đường. Vậy Mà thấy mấy ông chồng vào

hạng trung lưu, bủn xỉn không dám mua biếu Bà vợ, người ta tưởng bông đắt lắm, đắt

hơn tốtâm, lan bạch ngọc Hoặc mẫu tửthảo mọc trên ngọn núi Alpes. Tại sao lại đợi

cho bà nhà Vào nằm trong nhà thương mới mua bông tặng bà? Tại sao không tặng bà

Vài bông hồng ngay tối hôm nay? Bạn là người ưa thí nghiệm. Thì đây, Bạn hãy theo tôi

mà thí nghiệm đi, rồi cho tôi hay.

Ông Cohan công việc bềbộn là vậy mà không ngày nào quên, sáng một Lần, chiều

một lần, gọi điện thoại hỏi thăm tin tức mẹ. Mà bạn tưởng Mỗi lần ông đều có tin quan

hệcần cho bà cụbiết sao? Không! Ông Chỉmuốn tỏra bà cụbiết rằng lúc nào ông cũng

nhớtới mẹ, cũng Chỉtìm cách làm vui lòng mẹ, và hạnh phúc với sức khỏe của cụvô

Cùng quan trọng đối với ông.

Ý nghĩa Của những cửchỉnhỏnhặt đó sâu xa tới nhưvậy. Đàn bà trong một Ngày

sinh nhật và những ngày kỷniệm vui tươi của họlắm. Một người Đàn ông có thểsống

suốt đời, không cần nhớnhững niên nguyệt nhật Quan trọng, trừbốn niên nguyệt nhật

sau này: 1942, năm kiếm đước châu Mỹ: 1776, năm Mỹquốc tuyên bố độc lập, ngày

sanh tháng đẻcủa vợVà ngày tháng cưới.

Cùng lắm thì có Thểquên được hai năm trên, còn hai ngày tháng dưới thì không

bao giờ, Không bao giờ được quên.

Một ông chánh án ởtòa án Chicago đã xửbốn vạn vụly dịvà hòa giải được 2.000

Vụtuyên bố: "Nguyên nhân các vụly dịphần nhiều là những chuyện Lặt vặt. Có khi chỉ

cần ông chồng buổi sáng, khi đi làm, giơtay lên Chào vợmột cái cũng đủlàm cho cái

hốgiữa họkhỏi mỗi ngày mỗi Sâu".

Robert Browning mà cuộc hôn nhân Với Elizabeth Barrett có lẽmặn mà nhất chưa

từng thấy, trong đời luôn Luôn dụng tâm giữlửa thiêng ái tình. Ông săn sóc nâng niu,

kính trọng Bà vợtật nguyền một cách luyến ái và tếnhị đến nỗi bà phải viết Câu này

cho một người chị: "Em bắt đầu tin rằng có lẽem thật là một Nàng tiên nhưlời nhà em

thường nói".

Đời vợchồng, hết ngày này qua ngày khác, chỉlà chuỗi những tiểu Tiết không nên

thơ. Nhưng trong những tiểu tiết đó, ta phải giữmột Thái độphong nhã thì mới có hạnh

phúc trong gia đình được. Tại tỉnh Reno kinh đô cũng ly dị, người ta xửnhững vụly dị

không ngừng, từ đầu Năm đến cuối năm, mỗi tuần sáu ngày, mỗi giờsáu vụ, nghĩa là

mười Phút một vụ. Trong các tình duyên bất hạnh đó, có bao nhiêu cuộc rẽThúy chia

loan, vì những bi kịch hẳn hòi? Tôi cam đoan là ít lắm. Nếu Bạn được dựnhững phiên

tòa đó, nếu bạn được nghe cảtrăm lời chứng Của những cặp vợchồng xấu số đó, bạn

sẽthấy giá trịcủa những Tiểu tiết trong đời sống vợchồng.

Đàn ông luôn luôn phải nhận rằng đàn bà gắng sức tô điểm nhan sắc Lắm. Mà ta lại

quên điều đó, có khi không biết tới nữa. Bạn coi hai Cặp gặp nhau ngoài đường: hai

người đàn ông họchỉngó qua loa thôi, Còn hai người đàn bà ngắm nghía quần áo,

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  130

trang sức của nhau.

Bà cụtôi mất cách đây vài năm, hồi cụchín mươi tám tuổi. Ít tháng trước khi Quy

tiên, cụcho chúng tôi coi một tấm hình chụp ba chục năm vềtrước. Mất lòa, cụkhông rõ

hình, nhưng câu hỏi độc nhất của cụlà: "Trong Hình bà bận áo gì, cháu?" Đó, một bà cụ

bệnh tật, đội nặng cảmôt Thếkỷtrên mái tóc bạc phơ, trí nhớthì lu mờmau đến nỗi

chính con Gái cụmà cụkhông nhận ra được nữa, vậy mà còn chú ý đến chiếc áo như

vậy đó!

Các độc giảtu mi đọc Những hàng này không còn nhớmột chút gì vềnhững bộ đồ

và những áo sơmi bận cách đây năm năm, mà cũng chaÜng thích nhớtới làm chi...

Nhưng các bà vềphương diện đó thì khác hẳn và các đức lang quân xin Nhớkỹ điều đó

cho.

Xin bạn lấy kéo Cắt những hàng chép lại sau này, rồi dán trên nón hoặc trên tường,

ởnơi nào mà mỗi buổi sáng, khi rửa mặt, bạn trông thấy liền.

"Tôi không đi lại hai lần con đường đời. Vậy tất cảnhững việc thiện Hay nỗi vui

mừng mà tôi có thểmang lại đồng bào tôi, tôi phải làm Ngay từbây giờ. Không có gì

làm cho tôi xao nhãng hoặc chậm trễcông Việc đó được, vì cơhội sẽkhông tái hiện

nữa". Vậy muốn có hạnh Phúc trong gia đình: Xin nâng niu, săn sóc bạn trăm năm của

bạn

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  131

Phần ThứBa Mươi Tám:

Phu PhụTương Kính NhưTân

Hai Vợchồng nhạc sĩtrứdanh Walter Damrosch là một trong những cặp uyên ương

sung sướng nhất. Bí quyết của họ ư? Chính bà Damrosch cho ta biết Bí quyết nhưsau

này.

"Trước khi cưới, Sựlựa chọn kỹcàng bạn trăm măm là một điều quan trọng nhất.

Nhưng Khi cưới rồi điều cần nhất là nhau nhưkhách quý. Nếu các bà vợtrẻBiết trọng

chồng nhưkhách quý thì vui vẻbiết bao nhiêu! Đàn ông bao Giờcũng lánh mặt người đ

àn bà gắt gỏng..".

Sựthiếu lịch sựgiết chết ái tình. Ai cũng biết điều đó, vậy mà chúng Ta lễphép với

người dưng hơn là với người thân trong nhà.

Không bao giờchúng ta dám nghĩtới chuyện ngắt lời một ông khách sơGiao và bảo

ông: "Trời đất! Xin ông đừng kểcâu chuyện cũmèm đó Ra nữa!". Không bao giờchúng

ta dám mởthưcủa họ đểcoi lén, hoặc Năn nỉhọcho ta biết những việc kín của họ.

Nhưng chúng ta lại rất Thường xửnhưvậy với những người gần ta nhất, thương yêu ta

nhất.

Dorothy Dix còn nói: "Sựthực hiển nhiên nhất, nhưng ngược đời nhất, Chính là chỉ

có người trong nhà, thân cận nhất mới nói với ta những Lời nhỏmọn, tục tằn độc ác

nhất".

Một văn sĩnói: "Biết phép lịch sựnghĩa là biết vượt tầm con mắt đừng Thèm ngó

bức hàng rào đổnát trước mặt, mà ngắm những bông hoa nởTrong vườn phía sau

hàng rào đó".

Phép Lịch sựcần thiết cho hôn nhân cũng như đầu nhớt cần cho máy chạy.

Tôi biết một tiểu thuyết gia rất sợlàm phiền lòng người thân, đến Nỗi không dám để

lộra nét mặt, mhững tình cảm của ông khi ông âu Sầu, lo lắng. Ông nói: "Bắt người nhà

chịu sựrầu rĩ, càu nhàu của Mính có ích chi đâu?"

Than ôi! Hạng Trung nhân không hành động nhưvậy. Họlo cho việc làm ăn ư, bị

chủRầy ư, khó ở ư, lỡxe ư, thì mới vềtới cửa, họ đã quát tháo rồi. Người Hòa Lan,

trước khi vô nhà, phải cởi giày ra, để ởbực cửa. Sao Chúng ta chẳng theo họ, cởi nỗi

buồn phiền của ta ởsau cánh cửa rồi Hãy vô nhà chúng ta?

Biết bao nhiêu Người trong bọn chúng ta, không dám lớn tiếng với một khách hàng,

một Bạn đồng nghiệp, mà cho sựréo vợmột cách hách dịch tàn nhẫn là Một điều tự

nhiên. Mà hạnh phúc của chúng ta tùy sựêm ấm trong gia Đình nhiều hơn sựthành

công trong công việc làm.

Một người trung bình được vui vẻtrong gia đình còn sướng gấp trăm một Vịthiên tài

phải sống trong cảnh cô độc. Tourgueniev là một văn hào Nga, thếgiới điều biết danh.

Vậy mà ông nói: "Tôi sẽ đổi hết những Tài nghệ, tác phẩm của tôi để được cái êm đềm

biết rằng, tại một Nơi nào đó, có một người đàn bà lo âu vì tôi vềtrễbữa".

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  132

Xét kỹ, ta có nhiều hy vọng xây dựng hạnh phúc trong gia đình không? Paul

Popenoe cho rằng: "Ta có nhiều hy vọng thành công trong một hôn nhân Hơn là mọi

kinh dinh khác".

Ví dụmột trăm Nhà buôn bán đồthực phẩm thì có bảy mươi nhà vỡnợ, trong một

trăm gia đình thì Có 70 gia đình được vừa lòng. Nhưng Dorothy Dix nghĩkhác. Bà cho

rằng Già nữa những cuộc tình duyên đều bất hạnh và kết luận nhưsau: "Hôn Nhân là

việc quan trọng nhất trong đời, quan trọng hơn cảsinh và tử".

Đàn bà luôn luôn tựhỏi tại chồng họkhông chịu gắng sức làm cho Gia đình được

sung sướng hơn là gắng sức thành công trong nghềnghiệp Hoặc thương mại.

Một người đàn bà Được vừa lòng, một gia đình hòa hợp, cần thiết cho hạnh phúc

của đàn ông hơn là một gia tài cảtriệu bạc. Nhưng trăm người đàn ông thì không Có

đến một người chịu gắng sức thành công trong hôn nhân. Việc quan Trọng nhất trong

đời thì lại phó cho may rủi. Và đàn bà không hiểu Tại sao đàn ông không đối đãi với

mình một cách lịch sự, khôn khéo Sẽlợi cho họ.

Một đàn ông lại thừa Biết rằng người vợ được chiều chuộng khéo léo sẽlàm mọi

việc, hy Sinh mọi thứcho chồng vui. Chỉvài lời khen giản dị đủcho thành một Người tề

gia nhỏnhầt, cần kiệm nhất. Nếu chồng bảo vợchiếc áo bận Năm ngoái vừa vặn và

đẹp lắm, thì vợsẽkhông bao giờmuốn đổi chiếc áo đúng mốt tân thời nhất ởParis. Sau

cùng, nếu biết vuốt ve chiều Chuộng vợthì bảo sao vợnghe vậy. Không cải nữa lời, và

có muốn bịt Mắt họcũng được nửa.

Phải, đàn ông Biết tất cảnhững điều đó. Đàn bà biết rằng đàn ông biết những điều

Đó. Đàn bà chẳng cho đàn ông biết cảnhững bí mật của mình ư? Chẳng Đã chỉcho đ

àn ông biết cách dẫn dụmình sao?

Cho nên khi thấy đàn ông thích quạu quọ, gây lộn, đểrồi phải chịu Cảnh cơm chẳng

lành, canh chẳng ngọt, cửa nhà tan hoang, hơn là chịu nghe Lời năn nỉcủa mình mà

chiều chuộng mình một chút, đối đãi với mình Cho mình vui lòng một chút, thì đàn bà

tức tối vô cùng và hết tức Tối thì đến thất vọng!.

Vậy muốn cho Gia đình êm ấm, thì quy tắc thứsáu là: Bạn nên lịch sựvà có lễ độ

Với người bạn trăm năm của bạn.

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  133

Phần ThứBa Mươi Chín:

Những KẻThất Học Trong Hôn Nhân

SởVệsinh chung có lần gởi cho cảngàn người đàn bà có chồng một tờGiấy có

nhiều câu hỏi về đời sống thân mật của họvà xin trảlời Rất thành thực và tất nhiên là

giấu tên.

Kết quảcuộc điều tra đó là một sựtiết lộbất ngờvề đời sống Đau thương trong

những cuộc ái ân của họ. Sau khi nguyên cứu tất cảCác câu trảlời, một bác sĩ đề

xướng cuộc điều tra đó, không ngần Ngại gì tuyên bốtrên báo rằng ông tin chắc phần

nhiều các vụly dị Đều do sựlỗi nhịp trong cuộc ái ân.

Một bác sĩkhác, ông G. V. Hamilton công nhận ý kiến mới mẻ đó. Trong Bốn năm,

ông dò xét đời sống giữa vợchồng của hai trăm người, một trăm người Đàn ông và một

trăm người đàn bà. Ông đã hỏi họkhoảng bốn trăm câu hỏi, và Hiểu hỏi rõ những bí ẩn

trong hôn nhân. Những tìm tòi đó quan trọng Vềphương diện xã hội đến nỗi một số

người bác ái có tên tuổi bỏTiền ra giúp ông. Kết quảcủa sựnghiên cứu chép trong

cuốn nhan đềLà Nguyên do sựbất hòa trong gia đình do ông G.V.Hamilton và ông

Kenneth Macgowan viết.

"Chỉcó một y sĩchữa Bệnh thần kinh có những quan điểm lạlùng mới dám nhận

rằng nguyên Nhân chính của bất hòa trong gia đình là sựbất hòa vềtình dục. Mà, Cũng

phải nhận rằng những bất hòa do những nguyên nhân khác có thểDịu bớt đi được nếu

vợchồng được thỏa mãn trong lúc ái ân".

Còn theo bác sĩPopenoe, một trong những nhà thông hiểu nhiều nhất vềHôn nhân,

thì những nguyên nhân chính của sựbất hòa đó, phần nhiều Là:

1. Thiếu hòa hợp trong lúc ân ái.

2. Ý kiến khác nhau vềcách tiêu khiển.

3. Tài chánh khó khăn.

4. Tính tình hoặc Thểchất khác thường.

Bạn nên đểý rằng vấn đềân ái đều đồng thanh nhận rằng cần phải có sựhòa Hợp

trong lúc ân ái. Ông Chánh án Hoffman ởtòa án Cincinnati, đã nghiên Cứu cảngàn

thảm kịch trong gia đình, cách đây vài năm có tuyên bố: "Mười vụly dịthì có tới chín do

thiếu sựhòa hợp trong lúc ái ân".

Trong những lớp học của tôi, tôi đã được nghe vài y sĩcông nhận điều Đó. Cho nên,

ởthếkỷthứhai mươi này, thếkỷcủa khoa học và của phát Minh, mà còn thấu biết bao

gia đình khuynh đại, biết bao cuộc đời tan Nát, chỉdo người ta không biết những luật đó

điều khiển một bản năng Tựnhiên nhất, thâm áo nhất, thì bạn có thấy se lòng hay

không?

Mục sưButterffield ởNữu Ước, một vị đã cầu phú cho nhiều cuộc hôn Nhân hơn là

các mục sưkhác, tuyên bố: "Ngay từkhi mới làm mục sư, Tôi đã hiểu rằng, rất nhiều

cặp uyên ương dắt nhau tới bàn thờ, có Một ái tình chân thành, những hảo ý rất đáng

khen, nhưng lại chỉnhững Kẻ"thất học trong hôn nhân" mà thôi.

Những kẻthất học trong hôn nhân! Và ông tiếp: "Khi người ta nghĩrằng Một vấn đề

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  134

rất tếnhịvà khó khăn, tức vấn đềlàm cho các cuộc ái ân được hòa hợp, mà lại phần

nhiều cứ đểcho may rủi giải quyết, Thì người ta phải lấy làm kinh dịrằng những vụly dị

lại ít nhưvậy, Không quá mười sáu phần trăm. Còn một sốlớn vợchồng mà thật ra

không phải Là vợchồng. Họsống bên nhau, nhưng đểtrảmột cái nợtiền kiếp Cho

nhau vậy.

Có rất ít cuộc hôn nhân Nhờmay rủi mà được hạnh phúc. Muốn có hạnh phúc, nó

phải được xây Dựng trên một nền tảng đã nghiên cứu một cách thông minh và khoa học

Cũng nhưmột ngôi nhà khéo cất vậy.

Sựthỏa mãn vểnhục dục chỉlà một trong các thú của hôn nhân, nhưng Thiếu điều

kiện đó thì cảtòa hạnh phúc sẽsập đổ.

Sựngu muội, hay nói cho đúng hơn, mọi sựhiểu sai lầm vềnhững vấn Đề đó phải

được phá tan đi thay vào một giáo dục thích hợp, đểcho Những cặp vợchồng sau này

có thểxét phương diện tính dục đời sống Chung của họbằng một cách khách quan,

ngay thẳng và khoa học.

Vậy muốn tăng hạnh phúc trong gia đình, quy tắc thứbảy là: Nghiên cứu Cho kỹ

một cuốn "Ái tình cẩm nang" hoàn toàn nhất

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  135

Phần ThứBốn Mươi:

Vài Câu Hỏi

Và Trước khi ngừng, chúng ta nên tựxét mình. Những câu hỏi sau này cho Chúng ta

nhận xét những đức làm chồng hay làm vợcủa ta. Sau khi tựHỏi những câu đó, chúng

ta có thể đáp: "Có" một cách hoàn toàn thành Thật không?

1. Ông :

- Ông thỉnh thoảng có còn tỏvẻâu yếm bà không?

- Gặp sinh nhật hoặc ngày kỷniệm lễcưới, ông có nhớmừng bà không? Ông có

những lời lẽ, cửchỉý tứ, dễthương làm cho bà cảm động bất Ngờkhông?

- Ông có giữý đừng bao Giờchỉtrích bà trước mặt người khác không?

- Ông có đưa bà đủtiền đểbà lo việc nội trợhoàn toàn theo ý bà Không?

- Ông có rán hiểu bà, giúp Đỡtrong những lúc bà mệt nhọc, hay gắt gỏng vì những

lẽthuộc vềSinh lý không?

- Ông có mời bà chia Vui với ông trong một nửa thì giờ đểgiải trí không?

- Ông có nhớ đừng so sánh tài nấu nướng và coi sóc việc nhà của bà Với tài vụcủa

bà hoặc tài của bà Mỗ, trừphi là đểtán dương bà Nhà không?

- Ông có đểý tới đời Sống tinh thần, sách vở, báo chí, và những ý kiến vềcông việc

xã Hội của bà không?

- Ông có đểcho Bà khiêu vũvới những đàn ông khác, cho bà nhận những sựsăn

sóc Thân ái của họmà ông không tỏvẻghen tuông không?

- Ông có kiếm tất cảcác cơhội đểkhuyến khích bà, khen ngợi bà không?

- Ông có nhớcám ơn bà khi bà giúp ông những việc lặt vặt, nhưvá áo, mua bán,

viết thư, vv...không?

2. Bà

- Bà có đểcho ông hoàn toàn tựdo tính toán công việc làm ăn của ông không? giữý

đừng nói này nọvềbạn bè của ông, cô thưký của ông, hoặc khi ông vềtrễkhông?

- Bà có gắng sức Làm cho nhà cửa vui vẻ đẹp mắt không?

- Bà có thay đổi món ăn đểông đừng đoán trước được bữa nay sẽ ăn Món gì

không?

- Bà có gắng sức hiểu Công việc của ông, đểcó thểbàn bạc với ông một cách thông

minh, Hoặc giúp đỡ, khuyên bảo ông nữa không?

- Bà có can đảm chịu cảnh túng quẩn mà không trách ông làm ăn vụng Vềhoặc so

Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch

http://ebook.vinagrid.com  136

sánh ông với những bọn gặp may hơn ông đểchê ông không?

- Bà có thành thật gắng sức làm Vừa lòng mẹchồng và những người trong gia

quyến bên chồng không?

- Bà có nghĩnhững đến những màu, những kiểu ông thích khi bà lựa quần áo

không?

- Bà có chịu hy sinh một ý kiến không quan trọng đểcho gia đình được êm ấm

không?

- Bà có học những món tiêu khiển mà ông thích đểcùng tiêu khiển Với ông không?

- Bà có đọc sách Báo đểbiết những việc lớn xảy ra những ý mới, những sách mới

và Thành một người có giá trịvềtinh thần không?

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: