Chương 120: "Tiếu ngữ Đàn lang, kim dạ sa trù chẩm điếm lương".

Edit: Ryal

Thành Ninh là tòa thành lớn nhất trong số tám tòa thành ở vùng biên ải, cũng là tòa thành hỗn loạn nhất sau khi bạo động nổ ra.

Năm ngày trước, ở nơi đây có ít nhất ba phe phái tự lập. Mười canh giờ sau khi quân Chu Tước tiến vào, chỉ còn mình Vệ Kinh Đàn xưng bá.

Quân Chu Tước tinh nhuệ dũng mãnh, lại có Vệ Kinh Đàn cầm cương. Hắn nằm gai nếm mật biết bao nhiêu năm trời, binh thư không ngày nào lơi lỏng, hiểu rõ từng sách lược khôn ngoan nhất.

Hắn không sợ nguy hiểm mà đi đầu toàn quân mỗi lúc xông pha trận mạc, cây thương Sóc Hàn lạnh lẽo tước đi vô số mạng người.

Hắn là đầu não, cũng là mũi đao của quân Chu Tước.

Nhờ sự dẫn dắt của hắn, những thế lực nhỏ lẻ khắp nơi nhanh chóng hàng phục. Vệ Kinh Đàn thu nhận hết binh mã và quân lương, bổ sung thêm vào phần dự trữ thiếu thốn trăm bề, khiến quân Chu Tước lại càng thêm lớn mạnh.

Đúng lúc này, một tin vui truyền đến.

Trụ cột gồng gánh cả Đại Chu – Trấn Viễn Tướng quân – cuối cùng cũng bị tên Hoàng đế Nguyên Cảnh ngu độn giết chết!

Thoạt đầu không ai tin nổi, nhưng họ vẫn mừng như điên. Không có kẻ địch mạnh như Trấn Viễn Tướng quân cản đường, tốc độ bành trướng của quân Chu Tước tăng lên gấp bội, áp lực cũng giảm hẳn xuống.

Chỉ là người tập võ thường mang lòng đồng cảm với nhau. Dù Trấn Viễn Tướng quân không cùng chiến tuyến nhưng họ chẳng thể coi khinh những công trạng gần đây ông ta đạt được, một dũng tướng bậc nhất mà lại chết oan uổng vì cái tính đa nghi của tên Hoàng đế vô dụng trên ngai vàng, tiếc nuối làm sao.

Nhưng đây cũng không phải lần đầu lão khỏi vòng cong đuôi. Chủ nhân của họ ngày trước, Vệ Vương – người canh giữ một vùng biên ải, cũng vì lòng đa nghi của Hoàng đế mà bị giết sạch cả gia đình. Chỉ còn mình Thế tử sống sót.

Họ lại nhìn về phía gã trai đang ngồi trên ghế chủ tọa.

Vệ Kinh Đàn đeo mặt nạ sói, đôi mắt u ám hẹp dài ẩn sau lớp kim loại lạnh như băng, người ngoài chỉ thấy được đôi môi mỏng và cái cằm sắc nét.

Hắn cúi đầu, cẩn thận chà lau mũi thương Sóc Hàn đen nhánh.

Suốt thời gian qua, đã vô số lần quân Chu Tước được chứng kiến sự lợi hại của mũi thương này. Mũi thương được thiết kế tinh xảo tựa như tác phẩm nghệ thuật, lại sở hữu uy lực vô song, chém sắt như chém bùn, có thể dễ dàng đâm xuyên lớp áo giáp để tạo thành vết thương trí mạng cho những kẻ đối đầu với nó.

Thương Sóc Hàn từng là vũ khí của Vệ Vương, nay lại mạnh gấp mấy lần khi được Vệ Kinh Đàn sở hữu. Một số tướng sĩ có vốn hiểu biết sâu rộng cũng đoán được rằng nguyên nhân là bởi mũi thương kì lạ kia.

Tả Tướng quân muốn hỏi mượn mũi thương để quan sát, bị Vệ Kinh Đàn từ chối thẳng. Hắn và cây thương như hình với bóng, không ai được phép chạm vào.

Có lần Khương Tề thầm oán trách: Mũi thương chứ có phải người thương đâu.

Cậu ta chẳng biết mũi thương kia là do người thương của Vệ Kinh Đàn đưa tặng. Đúng lúc này, một món quà khác cũng vừa được gửi tới.

Tiếng vút vang lên ngoài cửa sổ, một cái bóng bay tới chỗ Vệ Kinh Đàn nhanh như chớp.

... Là chim sẻ Châm Vĩ [1]. Mọi bậc lão làng trong quân Chu Tước đều sở hữu loại chim này, chúng là do phủ Vệ Vương đào tạo, chuyên dùng để truyền tin, tốc độ còn nhanh hơn cả chim ưng, mỗi ngày chu du mấy nghìn dặm.

[1] Mình tra Baidu thì thấy đây là chi chim Synallaxis của họ Furnariidae thuộc bộ chim Sẻ, nhưng chắc tác giả chỉ lấy ngoại hình làm mẫu thôi chứ sao mà mấy ẻm thần thông như trong truyện được =)))) Mấy ẻm béo ú nu thế này nè.

Chim sẻ Châm Vĩ phân chia đẳng cấp bằng màu lông, màu vàng là cao quý nhất, không phải con dòng đích của Vệ Vương thì không được dùng.

Chú chim lông vàng kia đúng là của Vệ Kinh Đàn chứ không ai khác. Tướng sĩ xung quanh đều ngồi nghiêm chỉnh, chắc mới có tin cơ mật được truyền về đây.

Mọi người nhìn chằm chằm hắn với ánh mắt sáng rực.

Vệ Kinh Đàn cởi sợi dây quấn dưới chân chim, nhận được một mẩu giấy trắng, bên trên chỉ có đôi câu viết theo lối chữ thảo [2].

[2] Chữ thảo là kiểu chữ viết tháu thông dụng thời xưa.

... "Tiếu ngữ Đàn lang, kim dạ sa trù chẩm điếm lương [3]".

[3] Đây là một câu thơ của Lý Thanh Chiếu, dịch nghĩa là "mỉm cười nói với phu quân, gối chăn đêm nay lạnh lẽo biết nhường nào". Cụ thể hơn sẽ chú thích ở cuối chương.

Vậy là thủ lĩnh ngày thường không rõ vui giận chợt đưa tay lên đỡ trán, để bật ra một tiếng cười trầm, nghe bất đắc dĩ khôn tả – đôi mắt ẩn sau chiếc mặt nạ của hắn cũng cong lên, rực rỡ, dung túng, dịu dàng.

Các tướng sĩ đang chuẩn bị tinh thần nghe tin chiến trận: ???

Khương Tề đứng sau thủ lĩnh liếc trộm lá thư, chỉ thấy răng mình ê ẩm.

Vệ Kinh Đàn nhanh chóng quay lại với vẻ mặt nghiêm túc: "Chắc các vị đã mệt mỏi cả rồi, hôm nay đến đây thôi. Về nghỉ ngơi nhé".

Mọi người nhìn nhau, cuối cùng ngơ ngác đứng dậy, cúi đầu vâng một tiếng.

Ra cửa, Hữu Tướng quân đi sóng vai bên Khương Tề rồi nhỏ giọng: "Ngươi xem được rồi đúng không? Thư viết gì?".

Tả Tướng quân cũng tò mò bước tới: "Rốt cuộc có chuyện gì mà sao Thế tử khác quá vậy?".

Thậm chí hắn còn bảo mọi người về nghỉ ngơi, trước nay Vệ Kinh Đàn luôn đuổi thẳng chứ chưa bao giờ ăn nói nhẹ nhàng!

Khương Tề nhìn hai vị tướng, hé môi, thốt ra ba chữ đầy bí ẩn: "Thế tử phi".

Cả hai người đều khiếp hãi: "Thế tử nhà ta có Thế tử phi rồi?!".

"Đương nhiên, đẹp tuyệt trần đấy nhé". Cậu ta nhìn nét mặt cứng đờ của Tả Tướng quân, biết ông vẫn giữ ý định gả con gái cho Thế tử, bèn trêu cợt: "Thế tử phi giàu nứt vách. Một món quà mà người ta tặng bừa cho Thế tử cũng phải đến chín ngàn lượng vàng".

"Bao nhiêu cơ?!". Hữu Tướng quân suýt gào lên, Khương Tề vội che miệng gã: "Hét cái gì mà hét!".

Gã vội lắc đầu như trống bỏi, thấy thế Khương Tề mới chịu buông tay.

Hữu Tướng quân trẻ hơn Tả Tướng quân, tuổi cũng ngang ngang Khương Tề, tính tình hoạt bát.

Gã nhìn Tả Tướng quân rời đi với dáng vẻ hồn xiêu phách lạc, lắc đầu: "Lão Trần đòi hỏi lắm quá, con gái nhà lão mới có mười bốn tuổi, còn chưa cập kê mà lão đã vội tính đến chuyện cưới xin".

Nhưng nhớ đến những lờì Khương Tề vừa nói, gã lại tò mò: "Chắc Thế tử phi là cô nương của một gia đình rất danh giá nhỉ".

Khương Tề nghĩ ngợi chốc lát: "Thì cũng danh giá lắm". Nhưng không phải cô nương.

Hữu Tướng quân tỏ vẻ ngưỡng mộ, vì chiến tranh mà gã còn chưa rước nổi ai về nhà. Gã huých vai Khương Tề rồi cười toe toét: "Rốt cuộc Thế tử phi viết gì mà Thế tử tươi như hoa vậy?".

"Không nói cho huynh". Khương Tề khép chặt miệng, nhất quyết không chịu hé răng thêm lần nào nữa.

Phải nói gì đây? Không lẽ cậu ta kể rằng Thế tử phi viết thơ tình cho Thế tử, than rằng đêm nay chăn gối quá lạnh, giục người thương mau về ủ ấm?

Khương Tề trợn mắt, sợ run cả người. Cậu ta chưa chán sống!

.

Gió cuối thu se se lạnh, bóng nến khẽ đung đưa, từng mảng sáng tối hiện lên trên khuôn mặt Vệ Kinh Đàn.

Hắn đưa tay vuốt ve mẩu giấy, đọc đi đọc lại, nhưng có đọc bao nhiêu lần cũng không thấy đủ.

Mẩu giấy thoang thoảng hương thơm xen lẫn mùi thuốc. Vệ Kinh Đàn đặt nó bên chóp mũi mình, là mùi đặc trưng của Dung Ngọc – mấy tháng trước hắn từng chìm vào giấc ngủ khi ôm ghì mùi hương ấy, thế mà giờ như đã chia cách vài ba năm.

Hắn mường tượng ra cảnh Dung Ngọc ngồi viết thư trước bàn. Hẳn khi viết xong thì cậu đã mân mê mẩu giấy, để lại hương thơm nhạt nhòa giữa những đầu ngón tay.

Vệ Kinh Đàn cũng chẳng khác. Hắn miết thật khẽ, lưu luyến bâng khuâng, như muốn níu giữ hơi ấm từ người thương để lại.

Hắn cảm nhận được niềm nhớ mong ẩn giấu sau đôi dòng thư tay ngắn ngủi.

Tiểu thiếu gia của hắn là kiêu ngạo nhất, cậu sẽ không nói nhớ thẳng thừng mà chỉ gửi mấy câu suồng sã, thậm chí có phần trêu ngươi: Giường ta lạnh lắm, bao giờ về với ta?

Tim hắn nóng rực, tràn đầy vui sướng.

Dĩ nhiên món quà của Dung Ngọc không chỉ có thế này. Hai ngày trước Vệ Kinh Đàn đã nhận được thư Vệ Ngũ, trong thư kể rõ chuyện Cố Việt Trạch bị ám sát, Trấn Viễn Tướng quân phát rồ, bị tru di cửu tộc.

Dung Ngọc từng tặng hắn một mũi thương. Cũng vào hôm đó, cậu bảo rằng nhất định sẽ cho hắn món quà mà hắn thích sau khi xử lí Cố Việt Trạch.

Vệ Kinh Đàn chợt hiểu. Hắn ngơ ngác một hồi lâu, đặt lá thư trước ngực, khẽ cười, đôi mắt lấp lánh.

Kết cục của Trấn Viễn Tướng quân là món quà lớn nhất Dung Ngọc dành tặng Vệ Kinh Đàn. Hắn không tự tay giết Cố Việt Trạch, chẳng như những gì đã hứa, nhưng cậu vẫn hoàn thành lời nói của bản thân.

Vệ Kinh Đàn có thể tưởng tượng được, nếu hắn đứng trước mặt cậu ngay lúc này, tiểu thiếu gia sẽ mắng hắn là đồ vô dụng rồi bảo: "Ta đã thay ngươi trừ khử mối phiền nhiễu lớn nhất, mau về nhanh lên".

Hắn có tài đức gì mà may mắn được ở bên báu vật quý giá biết nhường này cơ chứ.

Vệ Kinh Đàn khẽ hôn mẩu giấy rồi cất nó vào trong ngực. Hắn đeo mặt nạ sói lên, cặp mắt đen tột cùng lạnh lẽo.

Vẫn chưa đủ, vẫn còn quá chậm, hắn phải lập lại kế hoạch thêm lần nữa để sớm quay về.

.

Cuối tháng Mười cũng là lúc kinh đô chào đón trận tuyết đầu tiên.

Mặc Thư vén tấm rèm dày bước tới, phủi phủi vụn tuyết, tâu bẩm với thiếu niên đang nằm đọc sách trên giường: "Ca nhi ơi, Lý trang đầu của thôn trang đến ạ".

Dung Ngọc ừm một tiếng, Mặc Thư bèn nâng cậu dậy rồi phủ lên đùi cậu một tấm chăn.

Nó gọi bên ngoài, trưởng thôn trang họ Lý lập tức xuất hiện. Gã là một nông dân chừng bốn mươi tuổi, trên khuôn mặt lộ rõ dấu vết của thời gian, vận chiếc áo bông cũ kĩ, dáng vẻ hèn mọn, nhút nhát.

Mặc Thư thu xếp chỗ ngồi cho gã, nhưng gã xin quỳ.

"Thưa cậu chủ, trước khi có tuyết chúng tôi đã hoàn thành gieo hạt vụ đông. Lúa vụ thu cũng đã được gặt hết, chỉ đợi cậu chủ sai người đến lấy, nhưng năm nay, năm nay...".

Dung Ngọc nhẹ buông cuốn sách, chỉ để lộ cặp mắt hoa đào. "Gì cơ?".

Giữa mùa đông, trưởng thôn trang họ Lý thấy cả người mình nóng hừng hực. Mồ hôi tuôn như suối, gã chẳng dám lau, chỉ dè dặt ngước nhìn rồi lắp bắp: "Cậu chủ giảm một phần mười thuế đất năm nay được không ạ?".

Thấy Dung Ngọc không nói gì, gã vội đế thêm: "Nửa phần, nửa phần thôi cũng được ạ!".

Dung Ngọc vẫn chưa lên tiếng. Trưởng thôn trang họ Lý thực sự đã hết cách, khuôn mặt gã xám như bùn, tuyệt vọng khôn kể. "Cậu chủ ơi, mùa vụ năm nay kém lắm ạ. Suốt từ tháng Sáu đến tháng Tám chẳng có lấy một giọt mưa, tháng Chín lũ dồn về, hết khô hạn rồi úng nước, hoa màu thu hoạch được ít hơn những ba phần so với năm ngoái. Nếu vẫn giữ thuế đất bảy phần lương thực, ba phần còn lại chia nhau thì mọi người không sao sống nổi!".

Đến lúc này Dung Ngọc mới hiểu ý gã, cậu tìm tòi thông tin trong kí ức.

Ruộng đất do Dương thị để lại đều có tá điền làm thuê, cậu là chủ, chỉ việc cung cấp hạt giống, gia súc cùng nông cụ. Hoa màu trồng trọt được nộp lên bảy phần coi như thuế đất, còn lại bao nhiêu trả công cho tá điền.

Không chỉ mình nhà cậu thu chừng đó thuế. Ở thời này thì đa số các địa chủ đều chia bảy – ba với nông dân, thậm chí có người khắc nghiệt còn không cho hạt giống với trâu cày.

Chậc, ngay cả người khuyết thiếu lòng đồng cảm như cậu thiếu niên cũng thấy đám địa chủ đúng là độc ác.

"Nộp năm phần mười thôi". Dung Ngọc vừa lật sách vừa chậm rãi nói.

Trưởng thôn trang họ Lý sửng sốt, há mồm nhìn cậu.

Mặc Thư nhắc gã: "Choáng lắm hay gì mà còn chưa tạ ơn đi?".

Đến lúc này gã mới như vừa sực tỉnh. Vốn gã đã chuẩn bị tinh thần về tay không, nào ngờ còn được giảm nhiều hơn một phần rưỡi thuế, đúng là trời cao có mắt!

Trưởng thôn trang họ Lý vội dập đầu, miệng hô to: "Tạ ơn cậu chủ, cậu chủ quả là người nhân nghĩa, nhờ cậu mà năm nay các hộ tá điền được sống tốt!".

Dung Ngọc lật sang trang, chợt hỏi: "Năm nay thu bao nhiêu lương thực?".

Trưởng thôn trang họ Lý trả lời: "Mọi năm mỗi mẫu ruộng tốt sản xuất được ba thạch hoa màu chất lượng cao, năm nay chỉ chưa đầy hai thạch, còn mẫu ruộng xấu thì tầm một thạch".

Nghĩa là bình quân mỗi mẫu chỉ sản xuất ra chừng hai trăm cân lương thực, năm được mùa thì ba trăm cân. Dung Ngọc nhíu mày, sản lượng thời phong kiến thấp đến thế ư?

Cậu lại hỏi tiếp: "Còn phía Nam?".

Trưởng thôn trang họ Lý lắc đầu, cười khổ: "Năm nay phía Nam chịu hạn hán, chỉ e thua cả nơi này".

"Thẩy bảo ở vùng phía Nam nhiều người chết đói lắm cậu ạ". Mặc Thư cũng nói thêm.

Đôi mày của cậu thiếu niên nhíu thật chặt, mãi sau cậu mới phẩy tay một cái.

Trưởng thôn trang họ Lý đáp vâng, vội dập đầu bái tạ thêm lần nữa rồi sung sướng lui ra ngoài.

Thấy Dung Ngọc nhìn chằm chằm trang sách, Mặc Thư không dám quấy nhiễu. Nó đợi một lúc lâu sau mới dâng cốc trà sữa lên cho chủ: "Ca nhi đang nghĩ gì vậy? Hay là cậu nói với em đi, để em nghĩ cùng".

Dung Ngọc ngậm ống hút bằng trúc tự chế, đáp thật chậm: "Ta đang nghĩ xem liệu có cần lương thảo hay không...".

"Ơ? Cần lương thảo làm gì ạ?". Mặc Thư ngơ ngác.

Nhờ có nó xen vào mà Dung Ngọc sực tỉnh, cậu giận dữ hút trân châu, nhai thật mạnh.

Cần cái con khỉ, ai cần! Cậu gửi thư mà chẳng nhận được lấy một lời hồi đáp, cho đồ chó ngu xuẩn kia chết đói luôn đi!

Lời tác giả + Chú thích [3]:

"Tiếu ngữ Đàn lang, kim dạ sa trù chẩm điếm lương" là một câu thơ của Lý Thanh Chiếu, nghĩa là, chàng thân yêu ơi, đêm nay gối chăn hơi lạnh, bao giờ chàng mới đến ôm em ngủ. Có người bảo đây là thơ chào mời ân ái, chị Lý suy nghĩ rất thoáng nhỉ ha ha ha.

Đàn lang là xưng hô dành cho người tình, cực kì thân mật, mà trùng hợp có chữ Đàn trong tên Vệ Kinh Đàn nên Dung Ngọc mới cố ý viết vào thư (Editor's note: Tên + lang cũng là cách âu yếm gọi người tình thời cổ, ở đây Dung Ngọc chơi chữ).

Về vấn đề Tiểu Vệ không trả lời vợ iu, Tiểu Vệ nói: Ta thực sự rất muốn hồi âm lại, nhưng ta sợ ta sẽ không nhịn được mà buộc chính mình vào chân chim Châm Vĩ để bay về với em.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top