Chương 21: Vạch trần cuộc thi (3)

Chương 21: Vạch trần cuộc thi (3)

"Giai Kỳ, cậu có đoán được bản nhạc cô bé 12 tuổi chơi violon là bài gì không?"

"Không xem cũng đoán được. Là Capriccio No.24 en La menor của Paganini."

"Phải."

Một nghệ sĩ violin xuất chúng. Đánh vỡ khái niệm 'thiên tài' là được sinh ra.

Từ bé, Paganini đã có ngoại hình khá kì dị, cậu bé trông giống như con khỉ bởi có làn da nâu sẫm, tóc dài và quăn, người nhiều lông và tay chân rất dài, khi đứng, bàn tay có thể chạm tới đầu gối. Tuy vậy, cậu bé lại có đôi mắt đen lấp lánh và ẩn chứa trong đó một vẻ đẹp diệu kì. Gia đình Paganini rất nghèo, cậu bé có thân hình gầy guộc vì ăn uống thiếu thốn. Đã thế, người cha lại rất tàn nhẫn, ông thường hành hạ, bắt Paganini phải chơi đàn violon ngoài phố để kiếm tiền.

Khi Paganini lên 8 tuổi, ở thành phố Genoa là quê hương của cậu, người ta tổ chức một cuộc thi tìm kiếm những tài năng biểu diễn violon dành cho thiếu nhi dưới 15 tuổi. Vì muốn giành được giải thưởng lớn, cha của Paganini là ông Antonio Paganini đã ép cậu phải tham dự cuộc thi mặc dù cậu còn rất nhỏ tuổi.

Một buổi sáng, trước khi đi làm, ông Antonio gọi con trai đến và đưa cậu bé một bản nhạc rất dài và khó, đó là một trong những tác phẩm bắt buộc của cuộc thi. Ông yêu cầu trong ngày hôm đó cậu phải tập xong phần đầu của bản nhạc. Do rất sợ cha, Paganini đã tập bản nhạc suốt cả buổi sáng. Nhưng đối với một cậu bé lên 8 tuổi thì bản nhạc đó thật là quá khó. Dù rất cố gắng, cậu cũng không thể nhớ hết và chơi chính xác được những phần đã tập. Buổi trưa đi làm về, ông Antonio  bắt Paganini chơi lại đoạn nhạc đã tập. Thấy con đàn chưa trôi chảy và thành thạo, người cha giận dữ nhốt cậu vào nhà kho và không cho ăn trưa. Cả buổi chiều cậu bé phải tiếp tục tập luyện bản nhạc một cách khổ sở trong nhà kho với cái bụng đói cồn cào. Đến tối, ông bố kiểm tra lại và vẫn chưa hài lòng về phần trình bày của con trai. Không hiểu rằng cậu bé đã nỗ lực hết sức, ông tàn nhẫn rút thắt lưng quật cho cậu một trận tơi bời. Người mẹ rất thương con, đợi đêm xuống khi ông bố ngủ say mới dám mang cho cậu bánh mì và nước uống. Trời lạnh buốt, cả đêm Paganini không sao ngủ được. Cậu căm thù cây đàn violon và nghĩ rằng vì nó mà mình bị cha hành hạ khổ sở.

Với cách dạy hà khắc đến tàn nhẫn của người cha, mặc dù không hề yêu thích, Paganini đã nhanh chóng luyện tập thành công tác phẩm để dự thi. Ngày thi đã đến, trong khi nhiều đứa trẻ ăn vận sang trọng, đi xe ngựa đến nhà hát tham gia cuộc thi thì cậu bé Paganini gầy gò và rách rưới phải đi bộ cùng cha đến nhà hát. Mọi người xôn xao, nhiều người lắc đầu khi thấy Paganini bước ra sân khấu. Cậu là đứa trẻ nhỏ bé, gầy gò và xấu xí tham dự cuộc thi. Không ai tin là tiết mục của cậu sẽ thành công. Khi tiếng đàn của Paganini vừa cất lên với những dòng âm thanh dữ dội và tuyệt đẹp, những âm thanh vô tận vút lên, chúng lung linh và huyền ảo tưởng như không bao giờ tắt. Cả nhà hát đứng dậy nín thở theo dõi, hàng trăm cặp mắt không rời người nghệ sĩ tí hon cho đến khi bản nhạc kết thúc. Cậu bé đã vượt qua vòng một để có mặt ở vòng hai với 7 thí sinh khác. Paganini là thí sinh ít tuổi nhất lọt vào vòng hai, cậu phải thi với những đứa trẻ 14, 15 tuổi, con các gia đình giàu có, lại được học hành qui củ và được sự chăm sóc của cha mẹ. Với những giọt nước mắt uất hận vì không muốn tiếp tục bị cha hành hạ, Paganini đã chơi đàn với bản năng vô song và giành giải nhất cuộc thi tài năng violon của thành Genoa khi mới 8 tuổi.

Trong lần đi thi,ông đã bị những người ghen ghét mình mưu đồ phá hỏng buổi diễn. Chiếc giày ông đi hôm đó có một cây đinh ở dưới. Cuộc thi gồm ba phần; phần một hai nghệ sĩ lần lượt chơi bản Sonat của Tartini; phần hai họ sẽ biểu diễn một sáng tác của mình; phần ba một người sẽ phải ứng tác theo chủ đề của người kia. Maxel bước ra sân khấu và chơi phần thứ nhất, tiếng đàn và những kĩ thuật điêu luyện của nghệ sĩ người Pháp đã thể hiện rất thành công bản Sonat của Tartini. Paganini giật mình vì tài năng của Maxell, ông tự nhủ mình đã gặp một đối thủ lớn. Tới lượt Paganini, ông bước ra sân khấu với đôi chân tập tễnh. Nhiều tiếng la ó nổi lên vì khán giả nghĩ ông đang đùa cợt. Ông tiến lên phía trước, mặt hơi tái vì vết thương và đứng yên lặng giây lát. Chợt Paganini nghiêng người đặt cây đàn lên vai, những âm thanh vút lên, tiếng xì xào im bặt. Paganini đã trình bày phần mở đầu bản Sonat rất khó khăn bởi đau đớn, mệt mỏi và căng thẳng. Nhưng dần dần, ông bị lôi cuốn bởi những âm thanh do mình tạo ra. Paganini như quên đi chính bản thân mình, quên đi nỗi đau đớn về thể xác. Trong đầu ông, xung quanh ông chỉ còn tràn ngập những âm thanh. Đến cao trào của bản nhạc, khi Paganini kéo mạnh chiếc vĩ vào dây đàn, một tiếng khô khốc vang lên, một dây đàn bị đứt. Khán giả ồ lên nhưng họ lại nhanh chóng im lặng, bởi họ thấy Paganini chỉ thoáng dừng lại rồi tiếp tục chơi đàn như không có chuyện gì xảy ra. Thể hiện bản Sonat của Tartini trên cây đàn violon đủ 4 dây cũng đã là việc khó ngay với cả những nghệ sĩ bậc thầy. Khi đàn đứt một dây, việc đó càng khó gấp bội. Với ba dây còn lại, hai tay của Paganini buộc phải chuyển động nhanh hơn, vươn những quãng xa hơn để bù lại cho sự thiếu hụt đó. Dòng máu Paganini như trào sôi, khả năng phi thường của ông đã bùng lên trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Bản nhạc kết thúc trong sự nghẹt thở của khán giả, họ vừa được chứng kiến sự xuất thần của nghệ sĩ người Italia.

Paganini lui vào trong sân khấu khi Maxell trình bày phần thi thứ hai, Maxell đang biểu diễn một sáng tác của mình. Paganini nhờ một người phục vụ đi tìm cho ông một chiếc dây đàn để thay chiếc bị đứt. Một lát anh ta quay lại và nói rằng không tìm được chiếc dây nào thay thế. Thế là, Paganini lại bước ra sân khấu để biểu diễn một sáng tác của mình khi cây violon chỉ còn 3 dây. Ông chơi khúc biến tấu theo chủ đề bài Carmagnole. Ông như một chiến binh trên chiến trường, đang mang trên mình những nỗi đau đớn về thể xác và sự hằn học của kẻ thù. Vũ khí của ông- cây đàn cũng không còn nguyên vẹn. Paganini hiểu rằng mình đang tham dự một cuộc thi khó nhăn nhất, căng thẳng nhất và ông cần phải chiến thắng. Với lòng dũng cảm, sự quyết tâm và tài năng âm nhạc đặc sắc, tiếng đàn vút lên làm sửng sốt khán giả. Họ nhận ra cây đàn của ông chỉ còn ba dây nhưng âm thanh của nó như được phù phép làm họ bị mê hoặc. Lần nữa, đến cao trào của khúc biến tấu, dòng âm thanh đang lên chỗ cao nhất, mạnh nhất thì dây đàn thứ hai lại đứt phựt. Cả nhà hát lặng đi, rồi như một làn sóng, người ta gào lên, dường như không ai còn giữ được bình tĩnh nữa. Số dây đàn càng thiếu thì người nghệ sĩ càng khó thể hiện được tư tưởng của tác phẩm. Nhưng Paganini vẫn thản nhiên, dường như ông đã biết trước được những thử thách đang đợi mình. Trong khó khăn tài năng của ông càng bộc lộ. Vả lại, đây là bản nhạc của ông, vì thế ông được thoả sức sáng tạo trên ba dây đàn mình có. Có lẽ chưa bao giờ người ta lại thấy một nghệ sĩ chơi đàn violon chỉ với 2 dây mà lại xuất sắc thế. Bản nhạc kết thúc trong sự ngạc nhiên đến tột độ, những tiếng la ó hoàn toàn bị át đi bởi tiếng vỗ tay vang dội.

Phần thi thứ ba cũng là phần cuối, cả hai nghệ sĩ cùng ra sân khấu. Paganini vẫn để nguyên chiếc đàn đứt hai dây, ông đàn một chủ đề ngắn để Maxell trình bày khả năng ứng tác của mình. Nghệ sĩ người Pháp chơi phần ứng tác rất hay và sáng tạo, ông ta xứng đáng nhận được những tràng vỗ tay, những lời tán thưởng từ khán giả. Nhưng với những người sành nhạc, như thế vẫn là chưa đủ. Họ đang chờ xem Paganini sẽ làm gì với cây đàn chỉ còn hai dây khi phải ứng tác trước chủ đề của Maxell. Macxel biết cây đàn của Paganini chỉ còn hai dây nhưng ông ta lại đưa ra một chủ đề rất hóc búa. Nét giai điệu với những âm luyến láy, những âm liền bậc và cả những quãng chạy hợp âm rất xa. Chủ đề vừa dứt, Paganini lướt nhanh chiếc vĩ trên dây đàn, ông tái hiện lại chủ đề rồi phát triển nó rất hay và độc đáo. Paganini thầm nghĩ rằng, ông sẽ chơi cho đến khi cây violon đứt hết dây, vì thế tiếng đàn vút lên vô cùng dữ dội, mạnh mẽ và táo bạo. Khán giả không ai còn ngồi yên trên ghế được nữa. Họ đứng cả dậy như bị thôi miên, mắt mở to dán chặt vào người nghệ sĩ đang say sưa chơi nhạc trên sân khấu. Ông ta dường như không phải là người bình thường, dường như có hàng trăm bàn tay, hàng trăm chiếc vĩ đang cùng điều khiển cây violon, làm cho dòng âm thanh phát ra như có hàng trăm cây đàn cùng hoà giọng. Tiếng đàn làm khán giả có một ảo giác ma quái, làm họ phấn khích đến điên rồ, hơi thở ngừng lại, tim đập đến mức hoảng loạn.

Paganini có khả năng chơi 3 quãng tám trên 4 dây trong khoảng 1 gang tay, cho đến nay vẫn còn xem như là bất khả thi. Các ngón tay dẻo và dài khác thường của ông được cho là hậu quả của hội chứng Marfan hay hội chứng Ehlers-Danlos. Các kĩ thuật ngón được xem là của ông gồm: chơi 2 nốt trên 2 dây cùng lúc (double stops), chơi quãng đôi, kĩ thuật móc tay trái mà ngày nay được các cầm thủ violin tập luyện thường xuyên. Các kỹ thuật này đều đã tạo ra những âm thanh kỳ thú chưa từng có, gây nên sự phấn khích đặc biệt đối với khán giả.

Cuộc đời và sự nghiệp của Nicolo Paganini bị bao phủ bởi rất nhiều những chuyện đồn đại, thêu dệt đầy hoang đường và bí hiểm. Tất cả đều bắt nguồn từ tài năng siêu phàm và phong cách biểu diễn lập dị của ông. Paganini đã sống trong một xã hội có cả sự khâm phục, ngưỡng mộ lẫn những thói tò mò, mê tín, ganh ghét và đố kị. Người ta đã gắn cho Paganini tất cả những danh hiệu, như "quỷ satan", "con trai của phù thủy", "kẻ bán linh hồn cho quỷ"..., để nhằm giải thích cho khả năng chơi đàn có một không hai của ông, đó là khả năng chơi đàn mà dường như một con người không thể đạt tới được.

"Như vậy, cô bé sẽ phải rất áp lực đây."

Trái với suy nghĩ mọi người, cô bé bước ra với một sự tự tin không ai bì được. Từng động tác kéo vĩ thuần thục, dứt khoát. Nói là bán linh hồn cho quỷ thì cũng không sai.

[Tại đây có đăng tải GIF hoặc video. Hãy cập nhật ứng dụng ngay bây giờ để hiển thị.]

Và hẳn rồi,khi cô bé kết thúc, ban giám khảo đều yên lặng thán phục trong lòng.

Trong lúc trao giải thưởng, cô bé bật khóc mà nói:
"Các người đã lấy hết đi niềm vui của tôi. Tôi thấy thật ghét violon, tôi ghét âm nhạc. Tôi ghét cuộc thi này và sẽ không bao giờ ở đây thêm một phút giây nào nữa."

Cô trực tiếp vứt bỏ cây violon mà bỏ đi.

Đó chính là phần mà chương trình cắt đi. Không có lễ trao giải là vậy đấy.

Quý Hà tắt camera đang quay bản thân mình đi. Hắn chỉnh sửa lại một chút rồi đăng lên mạng.

Ít lâu sau, mọi người biết được sự thật sau cuộc thi thì tức giận.

'Cái cuộc thi này chính là hút máu người như cậu bé nói. Kiếm tiền trên sự khổ cực của người khác. Muốn bức chúng bị điên sao?'

'Lúc nghe hoà tấu, quả thật rất hay nhưng không ngờ bọn trẻ phải luyện tập khắt khe vậy.'

'Cảm ơn cậu nhóc đã đăng video này. Như mở mang đầu óc hơn.'

'Thật sự là âm nhạc không thể mang đi thi đấu.'

Sau khi video được đăng lên, phần đông mọi người đều phản đối cuộc thi. Người làm chương trình cuộc thi còn bị kiện. Rùm beng một hồi.

Quý Hà nhờ vậy mà nổi tiếng nhất trường. Nhưng điều hắn muốn vẫn chỉ là làm cuộc thi biến mất mà thôi.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top