Chương mười ba
Nhiều việc đã xử lý, trường Vân Trung bắt đầu hăng say đi khai khẩn đất, chỉ trong một tháng trường đã nhận vào ba mươi học sinh cày - học. Lưu Trạm muốn kiểm soát chất lượng học sinh nên nhân số sẽ tăng chậm rãi. Hiện tại trường sẽ cho học buổi chiều, sáng sẽ lao động. Ô ló đi làm ô lặn đi nghỉ đều đặn trong cái guồng đó.
Không riêng gì các học sinh kia, đám Lưu Trạm cũng theo quy định đó mà làm.
Việc khai khẩn vốn chẳng dễ, đầu tiên cần cày lật đất, mà đất Tề Vân lẫn nhiều đá vụn nên cày lật phải đi liền với nhặt đá.
Tiếp đến sẽ làm ruộng bậc thang với bờ ruộng đá, các ruộng ở Tề Vân đều làm trên sườn núi nên những hòn đó thu được khi cày sẽ dùng làm bờ.
Cuối là dẫn nước, sẽ đưa nước vào các thửa ruộng đã làm xong, nước thẩm thấu rồi là có thể trồng những cây trồng muộn theo mùa, sang năm hãy trồng lúa nước.
Lưu Trạm vác cuốc đi trước, sau đuôi là mấy đứa nhóc. Tào Tráng hào hứng nói:"Bộ quyền pháp anh dạy thực lợi hại, trước kia nếu dùng chiêu vật một lần chỉ hạ được hai người, mà dùng bộ quyền pháp kia thừa khả năng cân chục đứa."
"Hóa ra là anh dạy Tào Tráng quyền pháp sao?"
"Quyền pháp gì cơ, gì cơ?"
"Tôi cũng muốn học nữa đại ca!"
Lưu Trạm quay lại, giơ tay tỏ ý đừng nóng vội:"Đợi hết bận rộn với ruộng đồng anh sẽ tự mình dạy chúng bay."
"Nghe chưa? Đi khai khẩn cho tao, xong rồi mới học võ." Tào Tráng hất cằm đắc ý.
Trông Tào Tráng bày vẻ cao thủ tuyệt thế dạy dỗ người khác mà Lưu Trạm thấy thật buồn cười, song vẫn ra bộ cao sâu khó dò, tiếp tục bước đi.
Nửa tháng làm lụng, phần đất nhà họ Lưu khoanh vào đã có dáng ruộng bậc thang. Hôm qua Lưu Học Uyên mang một nhóm người sành sỏi đi làm kênh dẫn nước, chỉ chờ đất ẩm là có thể trồng hoa màu.
Năm đầu sau khi khai hoang xong, thu hoạch sẽ không tốt lắm, theo lệ thu hoạch năm đầu thuộc về tá điền, đến vụ mùa bắt đầu nộp thuế.
Không cần nộp thuế năm đầu đừng ngỡ là được hời. Khoảng bấy giờ là lúc vụ cày xuân đã qua, cây lương thực trồng được chỉ có hoa màu có thể chịu rét, mà thổ nhưỡng của ruộng đã cải tạo rất nghèo nên nếu chỉ thu về một phần ba so với sản lượng ước tính đã phước lắm rồi. Năm sau cày xuân còn phải chuẩn bị thóc giống đẻ gieo nữa, hai bên bù trừ không lỗ cũng đã tốt rồi.
Lưu Trạm đương đi bỗng ngẩn ra. Các học sinh chia nhóm cày xới, Lưu Trạm để ý ngay tới một người mang khí chất khác với số đông.
"Sao cậu lại ở đây?" Lưu Trạm nhanh chóng bước tới.
Tống Phượng Lâm không nói gì cả, chỉ phỏng lại động tác của người khác.
"Chẳng phải bố tôi muốn cậu dạy lũ trẻ con tập viết hay sao?" Lưu Trạm nghiêng đầu muốn nhìn mắt y.
Tống Phượng Lâm tránh ánh mắt anh, mãi sau mới đáp:"Sáng không học, lũ nhóc cũng ra phụ thì sao tôi phải chôn chân ở trường, với lại..."
"Với lại gì cơ?"
Tống Phượng Lâm ngẩng đầu nhìn anh rồi lại cúi đầu làm việc:"Cảm ơn cậu vì chiếc xe lăn đó, giờ ông không cần ai chầu chực bên cạnh nữa."
Lưu Trạm không chỉ thiết kế xe lăn mà còn làm cái bô dạng như ghế cho Tống Nghi Quân nữa. Hai chân ông tàn phế nhưng eo vẫn cử động được, dịch người từ chiếc xe sang cái ghế kia không quá khó khăn, thành ra cũng không cần con trai ở bên chăm sóc. Quan trọng hơn từ khi có xe lăn Tống Nghi Quân đã cởi mở nói năng nhiều hơn.
Tống Phượng Lâm cảm động mà khổ không biết biểu đạt thế nào.
"Tôi chỉ đề ý tưởng, còn chú Trương mới là người chế tạo. Nghề mộc chú rất tinh xảo khác với vẻ lôi thôi của chú, chất lượng cũng tốt nữa." Lưu Trạm cười đáp.
Tống Phượng Lâm gật đầu muốn nói gì đó rồi như chẳng biết nói sao, đành cúi đầu cuốc đất tiếp.
Chợt Lưu Trạm giật lấy cuốc của y rất nhẹ nhàng, anh liếc mắt cái lập tức Lý Tiểu Liên gần đó đến mang nó đi.
"Đây không việc cậu cần làm." Anh bình tĩnh nói.
Anh lật lòng bàn tay y lên, quả nhiên đã có vết rộp vỡ úa máu, máu bẩn đầy tay thật đau phải biết mà y lại chẳng chút cau mày.
"Cậu muốn tay tàn phế, không viết được chữ à?" Lưu Trạm bất giác giương giọng.
Tống Phượng Lâm rụt tay về, tỏ vẻ lạnh nhạt.
Lưu Trạm nhếch môi, giỏi, bướng lắm.
"Theo tôi."
Lưu Trạm quay lại thấy y vẫn đứng ở đó liền bực dọc:"Hay để tôi vác?"
Tống Phượng Lâm hơi do dự nhưng vẫn sợ anh vác mình thật, những ngày qua y đã nghe tới cái "oai danh" Lưu Trạm, chỉ đành theo vậy.
Một trước một sau đến con lạch ở bìa rừng, người lớn đang đào kênh dẫn nước ở thượng du, ở hạ du vẫn nghe được tiếng.
Hai bên lạch là rừng thông, nước chảy róc rách giữa những tảng đá cuội, Tống Phượng Lâm ngồi trên đá hướng về ánh mắt trời ấm áp mà hơi thất thần. Tựa như mình vẫn ở trong phủ An Quốc công, y vẫn là con cháu công phủ ưu tú kiêu ngạo.
Lưu Trạm ôm một bó củi trong rừng, dàn ra đất. Tống Phượng Lâm ngây ra, anh lấy bùn bọc hai cái trứng gà rồi nướng trong ngọn lửa riu riu.
Lưu Trạm nhìn bên mặt đang đờ ra kia, là người từng trải anh biết y đang hồi nhớ quá khứ, lòng chất chứa bao niềm đau. Gia đình họ cũng từng chìm trong cảm xúc như vậy, thậm chí bà Ninh đã phát điên lên vì không thể chịu đựng được.
"Đến tháng sau nữa là sinh nhật tôi sang mười sáu, cậu bao tuổi?" Lưu Trạm vừa khẩy củi vừa nói.
Tống Phượng Lâm ngây ngốc đáp:"Mười lăm."
"Sinh nhật vào khi nào?"
"Mùa đông."
"Tôi lớn hơn cậu sáu tháng đó, về sau cứ gọi tôi là anh Trạm đi."
"..."
Y nhìn mặt nước, im lặng không nói.
Lưu Trạm vận não tìm đề tài:"Tôi nghe bố kể khi nhà xảy ra chuyện mẹ cậu đã mang em gái về thăm nhà ngoại mà thoát được nạn nhỉ?"
Nghe tới mẹ với em, đôi mắt u buồn của y hơi xao động, nói một câu dài nhất từ khi Lưu Trạm quen y tới nay.
"Nhà ngoại tôi ở Tứ Dương xa kinh thành mấy trăm dặm. Chuyện ấy phát sinh ông ngoại đã kịp thời giấu họ trong nhà thờ tổ tiên." Giọng Tống Phượng Lâm thản nhiên.
"Đám quan binh ngại thế lực nhà ngoại y tại Tứ Dương mới không dám xông vào tìm kiếm. Mà các tiền bối gia tộc đã ra ngăn thì cũng không giằng co được. Quan binh đành lui về, khi phục mệnh đành thưa mẹ tôi với em đã mất tích và chuyện ấy cũng rơi vào quên lãng."
Lưu Trạm cảm thán sức mạnh to lớn của thế gia đại tộc thời này, phép vua thua lệ làng chính là đây. Anh khẩy trứng, lật nó lên rồi an ủi y:"Dẫu sao bố mẹ lẫn thân nhân đều sống, giờ hai người đã an ổn trên núi, việc cũ nghĩ nhiều cũng vô ích, một ngày không xa gia đình sẽ đoàn viên."
Hai mắt y ngấn lệ, gương mặt lạnh nhạt không rõ nhiều buồn hay nhiều hận. Chẳng biết đã qua bao lâu, Lưu Trạm cất tiếng phá vỡ im lặng:"Rửa tay đi rồi ăn trứng gà."
Tống Phượng Lâm ngẩn ra:"Trứng gà?"
Lưu Trạm khều hai trái bóng đen ra, nói:"Hôm qua tôi đào được ổ trứng gà rừng, phần cho mẹ với Tông ba quả tẩm bổ, còn tôi lấy hai."
Trên núi trứng gà là món bổ, nhà nông bình thường chẳng nỡ ăn mà mang xuống núi đổi lương thực. Này là đào được mới dám ăn chứ mà động vào trứng gà nhà nuôi là xác định ăn đòn.
Lưu Trạm bóc lớp đen bên ngoài đi, lộ ra hai cái trứng nguyên vẹn thơm ngào ngạt.
Tống Phượng Lâm không định ăn nhưng mùi thơm này làm y đói.
Lưu Trạm nhìn chăm chăm y kiểu cậu không rửa thì để tôi giúp.
Tống Phượng Lâm dịch ra ven lạch rửa tay, đôi tay trắng trẻo quá mức thê thảm, người da mịn thịt mềm không sinh ra để làm nông.
Lưu Trạm đau xót, vết thương dính nước ấy mới đau, mà cậu chàng hững hờ như không, Lưu Trạm có chút tán thưởng.
Trứng gà thơm phức, no được không chả ai biết nhưng ăn rất ấm bụng.
Vừa ăn anh vừa hỏi:"Cậu không muốn ở trường à?"
Tống Phượng Lâm đáp:"Hơn ba người thầy là đủ, hai bố con tôi nhờ có nhà anh giúp đỡ mới..."
Lưu Trạm bật cười, ngắt lời y:"Là cậu nghĩ mình ăn không thế này chẳng hay ho gì, đúng chứ?"
Tống Phượng Lâm thấy nghẹn, câu này thẳng thừng quá rồi.
Lưu Trạm lại tiếp:"Cậu mới cuốc được một phần đất đã rộp cả tay rồi, dù làm nát tay cũng không đuổi kịp tiến độ người khác đâu, thà làm việc cậu giỏi còn hơn. Bố tôi kể cậu am xưa hiểu nay, viết chữ còn đẹp mà sao không học tiếp trong trường?"
Tống Phượng Lâm tự trào:"Tiện dân học làm gì? Suốt đời chung quy kiếp bán mặt cho đất bán lưng cho trời thôi."
Lưu Trạm cười, nhìn y chằm chằm:"Tôi lại không nghĩ mình sẽ chôn chân cuộc đời nơi đây."
Vẻ chắc chắn và tự tin của đôi mắt ấy khiến y sững sờ.
Tín điều Lưu Trạm xưa nay luôn là sức người luôn thắng phép thiêng ông trời, đời trước dựng cơ đồ từ tay trắng và trả bằng máu, mồ hôi, tiến bước. Đời trước được, đời này được, anh chưa bao giờ hoài nghi chính mình.
Anh vẫn chưa từng nói với ai lời này bao giờ:"Tôi mới mười lăm mà Hoàng đế đã ngoài ba mươi, trải qua bao triều đại nghĩ xem được mấy vua thọ sáu chục? Dù Hoàng đế hiện tại có thể sống thêm ba mươi năm nữa thì lúc đó tôi vẫn tráng niên, tôi sẽ sống lâu hơn hắn, một ngày kia sẽ cởi bỏ phận tiện nhân và rời khỏi đây bằng mọi cách."
Tống Phượng Lâm bị dọa cho sợ, mãi sau mới đáp:"Anh! Anh dám nói càn thiên tử!"
"Sao không dám? Con trời mà quản chốn núi sâu rừng già này à?" Lưu Trạm bình thản nói:"Khéo lại chẳng cần đợi ba chục năm, thiên hạ năm mươi năm biến lớn, Sở trải được bốn đời vua không khó nói lắm."
Tống Phượng Lâm kinh hãi đứng phắt dậy:"Mày là thằng điên!"
Lưu Trạm cười lớn.
Tống Phượng Lâm cảnh cáo nghiêm túc:"Đừng nói câu đó với ai cả, nhỡ truyền ra ngoài bị kẻ có âm mưu mang xuyên tạc thì sao!"
Lưu Trạm vẫn cười.
Tống Phượng Lâm tức giận rời đi, chợt anh kéo lấy cổ tay y.
"Anh thích em lắm." Lưu Trạm nói chẳng nề hà gì.
Tống Phượng Lâm nhẫn nhịn đỏ cả mặt, y cảm thấy Lưu Trạm đang pha trò để chế giễu y:"Đùa, đùa gì thế hả!"
Lưu Trạm vẫn kéo tay y:"Không thích ở trường thì cùng anh lên núi, chẳng phải em luôn tò mò bọn anh săn thú thế nào à? Anh dạy em."
Tống Phượng Lâm xem như đã khá hiểu con người này nghĩ gì làm đó, y đành bực bội rụt tay về:"Bàn sau."
Y ngoảnh mặt rời đi, mắt Lưu Trạm như cười, thầm nghĩ không cần vội, cái anh có là thời gian.
"Đại ca!" Tống Phượng Lâm vừa đi, Tào Tráng đã mò tới:"Em vừa hay tin nhà Quách Đông Hổ có chuyện! Bố nó chết rồi!"
Lưu Trạm cau mày:"Rốt cuộc là thế nào?"
"Nghe nói tử chiến, bị giết bởi kỵ binh nước Yến!"
"Yến xâm phạm biên giới?"
Tào Tráng phấn khích nói liến thoắng:"Bố Quách Đông Hổ vâng mệnh nghênh chiến quân Yến, kết quả toàn quân bị diệt, nên Tướng quân Nhan cắt bỏ Bách hộ tập tước của nhà Quách, người chết rồi mà đến tiền tuất cũng không có!"
Các thôn quanh thôn Đông Lưu ai cũng ghét nhà đấy, ngày thường quen thói làm hùm làm hổ, cả dân thôn Đông Lưu hận sâu cay ghê gớm, được tin đó ai cũng vui mừng cả.
Tào Tráng vui mừng nói:"Hôm nay sẽ làm tang cho Bách hộ Quách, vì không có xác nên đành hạ táng bằng xiêm y cũ, nghe chẳng mấy người đến dự tang."
Giờ điều anh quan tâm không phải việc nhà Quách, bình nguyên Thương Hà là bình nguyên duy nhất ở Bắc Cương, xưa nay luôn là đất giao tranh của nhà binh.
Sở chiếm bình nguyên Thương Hà màu mỡ và xây ba ải hùng* gồm Phượng Tường, Nhạc Dương và Phạm Dương để trấn thủ. Ải Phượng Tường gần dãy Tề Vân, ải Nhạc Dương ở giữa, và ải Phạm Dương sát biển Hoa Đông, ba ải này tạo thành thế "hỗ vi cơ giác" từng khiến binh sĩ nước Yến nghe danh đã sợ.
(* Tức ba ải hiểm yếu quan trọng)
Thế nào lại bị diệt toàn quân?
Có lẽ số người tử trận không nhiều, chứ không sao có thể yên chuyện mà chỉ xử lý một tên Bả tổng bé nhỏ được?
"Anh về trước." Lưu Trạm càng nghĩ càng tò mò, quyết định về hỏi Lưu Học Uyên.
Về đến nhà đã thấy ba anh em Lưu và bố con Tống ngồi pha trà nói chuyện ở sân sau, nội dung là việc quân Yến xâm phạm biên giới.
Tin kỵ binh nước Yến xâm phạm, quân Sở bị diệt hoàn toàn đã lan khắp sáu huyện trên núi Tề Vân. Sáng sớm đã có những lái buôn kể tin ấy cho Vân Trung lúc đi ngang qua thôn.
Lưu Trạm kéo ghế ngồi nghe, Tống Phượng Lâm pha trà, thấy Lưu Trạm cũng rót cho một bát.
Lưu Học Dật là chúa lắm mồm, Lưu Trạm vừa ngồi xuống hắn liền nói:"Mệnh cách của Tuyên đế đúng chả đẹp đẽ gì, hắn lên ngôi thiên hạ không ngày nào yên. Phía tây vừa hòa đàm với Tây Hạ thì ở bắc lại mắc sai lầm, chuyện gì thế chứ."
Lưu Học Uyên trừng mắt với hắn, Lưu Học Dật chẳng thấy sao cả.
Lưu Học Lễ nhớ tới gì đó, nói:"Kể ra chúng ta đều là quân hộ, nếu phía bắc có chiến sự liệu chúng ta có phải đi quân dịch không?"
Tống Nghi Quân điềm tĩnh đáp:"Theo chế độ, nếu trên ấy có trưng binh thì mỗi quân hộ phải cử ra một người đàn ông. Thôn Thiên Thương lệ thuộc vào quân doanh huyện Vũ Nguyên, nằm trong hạng sương binh địa phương với lại Tướng quân Nhan cũng có phiên quân của riêng mình rồi."
"Quân phiên?" Lưu Trạm bắt ngay từ này, anh vô cùng tò mò với mọi thứ thuộc thế giới này.
Tống Nghi Quân giải thích:"Quân bảo vệ kinh thành là cấm quân, quân trú tại địa phương là sương quân và đội quân mà triều đình chiêu mộ để bảo vệ một phương là phiên quân hay còn gọi phiên trấn, phiên quân đều có quân hộ và ruộng quân thuộc về."
Lưu Trạm kinh ngạc đáp:"Tướng quân còn có phiên trấn của mình nữa sao? Thế chẳng phải thế lực của ông ta lớn lắm ư?"
Mọi người ai cũng buồn cười vì vẻ ngạc nhiên đó, ba anh em Lưu cười lớn, Tống Phượng Lâm không nhịn được mà cười khẽ.
Lưu Học Dật đáp:"Đúng thế, cả bình nguyên bạt ngàn màu mỡ như thế đều thuộc về dòng họ Nhan đó!"
Lưu Trạm cảm thấy đời trước học lịch sử quả công cốc, anh vẫn dày mặt hỏi tiếp:"Nhưng sao triều đình lại để một Tướng quân mang thế lực lớn như vậy tồn tại?"
Lưu Học Uyên đáp:"Sở buổi dựng nước, thiên hạ tranh hùng xưng bá, để mau bình định thiên hạ, Hoàng đế liền lấy bình nguyên Thương Hà và tập tước vô hạn chiêu an gia tộc họ Nhan."
Từ lời của mọi người, Lưu Trạm biết được trên bình nguyên Thương Hà có quận Tấn Dương, ba ải hùng cùng bốn huyện nằm dưới quyền cai quản của Tướng quân Định quốc, Tướng quân Định quốc là tập tước từ gia tộc họ Nhan.
Y vừa là Đốc quân* vừa là Thái thú quân Tấn Dương, kiểm soát cả bình nguyên Thương Hà. Tính từ triều trước thì đã kế tập được mấy đời, là thế gia vọng tộc hữu danh hữu thực ở Bắc Cương, cả Hoàng đế không dám động đến.
Để ngăn cản thế lực của nhà họ Nhan, Hoàng đế các dời dồn tâm trí gia tăng nhân khẩu trên Tề Vân, từ ba huyện ở triều trước đã khuếch trương lên sáu huyện bây giờ khiến cho lũ man di không phát triển lên được.
Tin Yến xâm phạm biên loan ra, các quân họ chỉ coi đó là đề tài bàn tán khi rỗi rãi.
Tướng quân Định quốc tay cơ man ruộng đồng và ruộng muối, giàu như Thạch Sùng, dưới trướng ba mươi vạn binh, tiền thừa người có, trận này thắng dễ bỡn.
Tống Nghi Quân trầm ngâm, rồi nói:"Tôi từng gặp mặt Tướng quân Định quốc được mấy lần, tên này cao lớn khôi ngô, anh dũng phi phàm, mà tánh kiêu ngạo, tự cao, nghe một phía đã tin là thật. Nếu quân Yến chỉ gây loạn nhỏ chẳng phải sợ, nhưng nếu tiếp tục giao tranh mới với họ Nhan ở Nam Hạ thì kết cục thế nào chưa biết được."
"Lẽ nào họ Nhan sẽ hàng Yến?" Chẳng biết Lưu Học Dật nghĩ thế nào mà thốt ra câu đó làm ai cũng khiếp sợ.
Lưu Trạm bật cười:"Đây đâu phải trò trẻ con, sao nói hàng là hàng được?"
Lưu Học Dật không nghĩ vậy:"Cháu không hiểu đâu, họ Nhan từng đầu hàng bốn lần rồi, dòng máu nhà họ không hợp với chiến đấu."
Lưu Trạm vẫn trung thành với suy nghĩ cũ, song ấy cũng là phán đoán bằng trực giác thôi, nói cụ thể thế nào anh không giải thích được.
Bấy giờ Tống Phượng Lâm chợt thốt ra cái trực giác Lưu Trạm không giải thích được đó.
"Họ Nhan chỉ hàng bá chủ thiên hạ. Yến mạnh nhưng không hơn được Sở, nếu họ Nhan hàng Yến ắt sẽ đối mặt với cuộc cực đại chiến mà Sở triệu tập sức của cả nước và thảm cảnh bụi bay tro tàn vinh hoa phú quý gia tộc."
Đây là cách họ Nhan có thể chiếm bình nguyên Thương Hà cả mấy đời, nói thẳng ra là biết thẩm thời thế, hiểu trước sau.
Trải hai đời Hoàng đế đòi phen khổ tâm gây dựng, hiện tại sức mạnh của Sở đạt độ cường thịnh nhất, Tây Hạ vét được hời của Sở liền thôi, chẳng phải vua Tây Hạ ngu dốt mà ông ta tự hiểu mình không ăn được quốc gia khổng lồ này.
Lẽ trên cũng dùng được với Yến, Yến không có thực lực mà tiến được đến Trung Nguyên nhưng vơ vét cái ngon của Thương Hà thì thừa sức.
Chỉ một lời mà đã nói ra lập trường buộc phải chiến của họ Nhan, quả là thông minh, từ việc lớn mổ xẻ được ra việc nhỏ.
Sự khen ngợi và yêu thích chẳng giấu được trong đôi mắt anh, cả Lưu Học Uyên cũng tràn trề yêu thích với y, tất nhiên là yêu này, không phải yêu kia. Đôi mắt ông dấy nuối tiếc, nếu họ Tống không phải cơn tai biến kia, với tài năng của Tống Phượng Lâm, một ngày kia họ Tống sẽ lên một nấc mới.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top