Chương chín. Bà góa đến nhà (2)
Phòng khách nhà họ Lưu, Lưu Học Dật như say như tỉnh quỳ trước bài vị tổ tiên, bà Lý ngồi bên trái, bà Hồ ngồi bên phải. Bà Lý bật khóc làm bà Hồ cũng khóc theo.
Rước về một bà Lý đã là quá dữ rồi, nay lại lòi ra bà Hồ nữa, bà nội tức điên lên, đỡ trán liên tục kêu
Bà Hồ kể cũng khôn, vừa tới đã lấy hôn thư Lưu Học Dật viết cho ra. Nó là một miếng vải rách với mấy dòng chữ lớn viết bằng than, nội dung đại ý là xin cưới bà Hồ về làm vợ.
Bà Lý nhìn hôn thư lập tức thấy không hay rồi, bèn khó kinh thiên một trận:"Con ơi, mẹ với con chết đi là xong! Bố con mặc kệ mình rồi, mẹ đây sẽ gieo mình xuống sông!"
Nhà họ Lưu vội cản lại, an ủi một phen. Dầu gì bà ta cũng chửa con Lưu Học Dật, nhỡ ép chết người ta thì thanh danh nhà họ coi như đi tong, con cháu đừng mong ngóc đầu dậy.
Nhưng đến cùng phải giải quyết việc 8 ra sao mọi người đều bế tắc.
"Thế cưới hai bà luôn đi." Lưu Trạm cười hì hì.
Lưu Học Uyên trừng Lưu Trạm. Anh nhún vai, lui về sau, không nói câu gì.
Lưu Học Dật im làm như một cái xác chết. Lưu Học Uyên vừa giận vừa thương, nhưng phần đa vẫn là bất lực với cậu em mình, để rồi cơn giận trong lòng đành hóa thành tiếng thở dài.
"Tôi nghe nói bà Lý có một đứa con trai mới mười ba, bà tái giá rồi thì nó tính sao?" Lưu Học Uyên hỏi bà Lý trước.
Nói đến con của người chồng quá cố, bà Lý dần ngưng khóc. Những ngày qua hết chìm đắm trong ấm mềm của Lưu Học Dật thì lại trăn trở sao giữ được con tim lãng tử của hắn, đứa con kia bị gạt một bên.
Bà Hồ cười khẩy, hiển nhiên là đang chế giễu bà Lý.
"Con tôi...con tôi..." Lòng bà vò chín khúc.
"Nghe kể chồng bà đã để lại cho hai mẹ con mấy mẫu ruộng tư, theo lý thì chúng thuộc về đứa con kia." Lưu Học Uyên mệt mỏi xoa mi tâm.
"Nhà họ Lưu tuy sa cảnh khó nhưng khí phách vẫn còn, nên tuyệt nhiên không có chuyện chiếm mất tài sản đứa trẻ đó đâu. Bà tái giá để mình nó lo việc nhà, thì nó trông coi chỗ ruộng ấy kiểu gì? Bà mà cứ tái giá bất chấp thì không thấy có lỗi với hồn chồng bà trên trời ư?"
Nghe xong mặt bà Lý trắng bệch không nói được câu gì.
Bà Hồ thấy họa mà vui:"Có con có ruộng rồi sao không vui vầy mà sống, cứ phải đi quyến rũ đàn ông chi? Để tôi xem bà còn mặt mũi về gặp con không."
Các cụ nói chớ sai, đúng sai chuyện nhà quan liêm cũng khó phân xử.
"Nhưng tôi đương mang thai con cháu nhà các người mà. Các người không thể thờ ơ vậy được!" Bà Lý chẳng đưa ra chủ ý gì, cứ thế mà khóc.
"Hức, hức, số tôi sao khổ thế! Tưởng sẽ được sống vui vẻ với Lý Kỳ Đầu, ngờ đâu trời cho mệnh ngắn, mà tôi đàn bà đưa con dung thân nhà người cũng khó!"
Bà Lý khóc thật đáng thương, nhưng đến cùng vẫn thật đáng giận.
"Các người đi hỏi mấy thôn quanh đây xem những năm thủ tiết bao năm đã từng qua lại với ai chưa? Nếu không gặp anh Dật tôi cũng định cùng con sống hết đời."
Lời ấy là sự thật, thanh danh bà Lý xưa nay đã tốt, phải hơn cả bà Hồ.
Bà Hồ chẳng con chẳng cái, chỉ mong người đàn ông đến nhà bà ta có thể chút thức ăn để sống. Bà ta thích trèo cao, luôn muốn gả vào nhà khác tốt hơn, đã qua lại với bao đàn ông, so với đĩ chả khác gì.
Lưu Học Uyên trầm ngâm, gương mặt bà Lý bi thống, còn bà Hồ như nắm chắc phần thắng.
Ngoài tường sân đầy những ngưới tới hóng chuyện. Ở các thôn thời cổ chuyện dính dáng tới tái giá hay di sản...đều không hề nhỏ, ở các gia tộc lớn thậm chí phải vào nhà thờ tổ để quyết định.
Tin nhanh chóng lan sang thôn Thượng Kiều kế bên, có người thích rối chuyện mang hẳn con bà Lý sang, to mồm bảo mẹ nó muốn cầm gia sản để tái giá.
Những thôn thuộc đỉnh Thông Thiên núi Tề Vân đa phần là lưu dân phải chạy trốn vì chiến loạn và phạm nhân bị lưu đày tới trong hai năm nay nên những dòng họ được gọi là vọng tộc cực ít.
Nhà Lý Kỳ Đầu là một gia đình đơn độc, nên những bạn tốt của Lý Kỳ Đầu rất sợ nhà họ Lưu nảy lòng tham với gia sản của hắn, liền vội dẫn con trai hắn Lý Tiểu Liên sang.
Một đám người hùng hổ mang theo một thằng nhóc xông vào sân, kêu gào:"Con một của Lý Kỳ Đầu đây! Bà Lý muốn tái giá phải được con bà đồng ý! Tuyệt không được phép cuỗm tài sản mang đi!"
Lưu Trạm tò mò nhìn thằng bé đó, Lý Tiểu Liên cao gầy, quần áo tóc tai sạch sẽ, nhìn thôi đã biết bà Lý chăm nó rất tốt.
Sân nhà họ Lưu náo nhiệt chưa từng có, vì Lưu Học Uyên đã tuyên bố trước sẽ không động chạm tới gia sản của đứa bé nên bắt đầu có người bất bình hộ cho họ.
"Ai thèm gia sản của Lý Kỳ Đầu, rõ là bà Lý thôn chúng mày sang đòi gả cơ mà. Dù đất có cho không thì tiên sinh cũng chả thèm để mắt!"
"Đúng đấy, nhà họ là gia tộc lớn, dù rơi vào thế khó khăn thì một người như bà Lý cũng không với tới được."
"Tôi nghe bảo chú hai nhà đấy đỗ Tú tài, tiên sinh còn là cử nhân, nếu không phải cái biến cố thì đã..."
Thôn dân vây xem nhao nhao những lời bàn luận.
Lưu Học Uyên không ngờ chuyện thành to như vậy, đã an bài rằng hôm nay ông phải cho dân thôn một lời giải thích.
"Mọi người xin nghe tôi nói?" Lưu Học Uyên đi ra, chắp tay với đám đông:"Em trai tôi hồ đồ đã rước phiền tới cho mọi người, việc này từ nhà tôi mà nên ắt phải giải thích rõ ràng."
Thôn dân im lặng dần.
Lưu Học Uyên đến bên Lý Tiểu Liên:"Cháu đã hay tin trước việc mẹ cháu muốn tái giá chưa?"
Lý Tiểu Liên cúi đầu, mãi mới bé giọng thưa:"Cháu biết rồi."
"Mẹ cháu bảo thế nào?" Lưu Học Uyên hỏi.
Lý Tiểu Liên nhìn bà đã khóc sướt mướt một trận:"Mẹ bảo sẽ đưa cháu theo..."
Lưu Học Uyên thầm thở phào:"Thế có bằng lòng theo mẹ không?"
Nhất thời ai cũng nín thở, toàn bộ ánh nhìn đổ dồn lên Lý Tiểu Liên.
"Cháu chỉ có một mẹ nên chắc chắn sẽ theo. Nhưng cháu không thể đổi họ và để ruộng đất đứng tên người ta được."
Lưu Học Uyên nghi hoặc:"Ai dạy cháu nói thế?"
"Là ý của mẹ." Lý Tiểu Liên cúi đầu.
"Được, chấp nhận." Lưu Học Uyên gật đầu lia lịa, vạch sẵn ý định trong lòng.
"Mẹ cháu mang thai con cháu nhà họ Lưu tất phải gả vào đây. Tuy cuộc sống nhà này khó khăn, cơm ngày ba bữa chỉ đủ cầm hơi nhưng tuyệt nhiên sẽ không bạc đãi hai mẹ con."
Có người thôn Thượng Kiều định ra ngắt lời lập tức bị kéo lại, Lưu Học Uyên chẳng buồn quan tâm mấy kẻ gây rối kia.
"Ruộng đất bố để lại đương nhiên là của cháu, nhà họ Lưu cũng không đả động tới thu hoạch của ruộng dù chỉ một phần, mẹ sẽ thay cháu quản lý toàn bộ, chờ cháu kết hôn sẽ để cho cháu xử trí hết, thế ổn không?
Một người thôn Thượng Kiều lo lắng nói:"Cháu phải nghĩ kĩ đấy. Nếu vào nhà người ta sẽ phải để mặc họ sắp xếp đó. Ai biết được họ có lén giấu đất cháu đi không?"
Tào Thiết nghe thế suýt tung cho tên kia quả đấm:"Tiên sinh báu gì tí ruộng kia?"
Một người thôn Thượng Kiều nói:"Chuyện về sai ai biết trước?"
Thôn dân Thiên Thương giận dữ, mồm năm miệng mười chửi lại.
"Này, ở đây nhiều người có thể làm chứng thay con bà Lý, ai mà giấu được đất của họ dưới mắt của cả thôn chứ? Nhà họ Lưu là gia tộc lớn, mày nghĩ là buồi gì?"
Thấy sắp cãi to tới nơi, Lưu Học Uyên vội ra giảng hòa:"Để cho công bằng tôi sẽ làm giấy và xin chứng nhận từ Bách hộ Trần nhé?"
Đã lập giấy tờ thì không thể làm giả được, mọi người đều thấy rất công bình và nể phục cách đối nhân xử thế của Lưu Học Uyên.
Được cái kết thế này đã là niềm vui to cho nhà bà Lý, bà ta lại bật khóc vì quá mừng.
Mà mặt bà Hồ trông thật khó coi, mụ kia có danh phận rồi còn bà ta?
Lưu Học Uyên chắp tay tiễn người về, không hề nhắc tí gì tới bà Hồ.
"Công chứng sẽ xin Bách hộ vào một ngày khác, ngày sau còn xin các thôn dân tới làm chứng nữa. Hôm nay nhà còn việc chưa xử nên xin tiễn mọi người tại đây."
Tào Thiết, Tào Mã và Trương Phú Sinh phụ đuổi người về, xem như là mời người trong ngoài sân đi đi vậy.
"Ông Lưu cho bà Lý danh phận rồi vậy tôi thì sao?" Bà Hồ sốt ruột truy hỏi.
Lúc này Lưu Học Dật đã về phòng ngủ như một kẻ ngoài cuộc, bà nội tức váng cả đầu, được vợ chồng Lưu Học Lễ đỡ đi nghỉ ngơi. Phòng khách chỉ còn lại Lưu Học Uyên với bà Triệu.
Ông bày ra vẻ khó chịu với bà Hồ:"Hôn thư em tôi viết cho chẳng có người làm chứng, càng không phải do bố mẹ làm chủ nên hôn thư đó vô hiệu lực."
Bà Hồ biến sắc, cao giọng đáp:"Các người muốn từ hôn ư?"
Lưu Học Uyên im lặng, mà bà Hồ càng lo lắng hơn.
"Nếu các người dám tôi sẽ đập đầu chết ngay tại đây! Tôi! Tôi, hức! Số tôi sao khổ!" Bà Hồ ngồi bệt xuống đất la lối om sòm, trông thật xấu xí.
Lưu Trạm cười khinh, khoanh tay tựa tường nhìn cảnh đó. Nếu là anh ắt sẽ đuổi thẳng cổ con đàn bà chao chát kia. Khổ là có Lưu Học Uyên ở đó đành phải ém lại.
"Em tôi đã chọn được vợ của nó, nếu bà cam làm thiếp thì ở lại, có khóc có lóc cũng tùy bà." Mặt ông lạnh lùng ra.
Cuối cùng bà Hồ đành ảo não rời đi. Màn kịch ầm ĩ này chấm hết.
Riêng Lưu Học Dật thì thấy sao cũng được.
Lễ cưới làm rất đơn giản, nhà họ Lưu chọn ngày lành để đón mẹ con bà Lý về nhà, tiến hành đơn giản nghi thức bái trời đất, ăn một bữa cơm là kết thúc lễ cưới.
Bà Ninh có một trai một gái tuổi còn lớn hơn Lý Tiểu Liên và đứa con chưa chào đời kia, lập tức căn nhà này phải cảnh thiếu phòng.
Lưu Trạm đề xuất để Triệt với Lý Tiểu Liên ở chung phòng với anh, còn Hinh ngủ với bà nội, vấn đề tạm thời được giải quyết.
Mới đầu Lưu Học Dật còn ở nhà mấy ngày, mà không lâu sau đã tấp vào lề cũ. Nhà họ Lưu bó tay và bà Lý cũng chết chịu.
Nói tới bà Lý, bà ta chỉ là một tiện dân thành ra bà nội không coi trọng lắm, luôn tỏ thái độ thờ ơ với bà Lý, trước mắt bà nội vẫn do bà Phương chăm sóc.
Ngược lại Lưu Trạm rất chào đón bà Lý hay nói là có người tới đỡ đần mẹ anh việc nhà. Bà ta cần cù chịu khó, chửa mà không hề lười, nhà cửa quét tước vô cùng sạch sẽ.
Một tháng trôi qua, ngày ngày Lý Tiểu Liên đều học chữ cùng đám Lưu Trạm. Lũ trẻ nhanh chóng chơi thân với nhau và Lưu Trạm lại có thêm một thằng đệ nữa.
Ngày qua chẳng có biến chuyển gì lớn. Thi thoảng Lưu Trạm và bố sẽ xuống núi nghe ngóng chiến tình giữa Sở với Tây Hạ. Quân Sở chưa thể tấn công chớp nhoáng quân Tây Hạ như sở nguyện của Tuyên đế ngược lại bộc lộ ra vẻ yếu nhược. Lưu Học Uyên nghe thế thì hay lắc đầu thở dài, mà cũng chỉ có thể như vậy thôi.
Cuộc sống của nhà họ chẳng chút thay đồi mãi tới nửa năm sau có một người dẫn con tới nhà.
Kẻ ấy tên Lã Thủy Kiều, người huyện Vũ Nguyên buôn bán tạp hóa sở hữu ba mươi mẫu đất riêng và một cửa tiệm, có thể coi là trưởng giả huyện này.
Y từng cho con là Lã Thụ Sinh học ở tư thục mà ở tuổi hai tư vẫn chỉ là Đồng sinh. Giáo viên cho rằng hắn không thể lên được nữa bèn khuyên nghỉ đi thôi.
Tạo điều kiện cho một học sinh quả thực khó. Nhưng Lã Thủy Kiều không phục, mang con đi khắp chỗ xin học. Không biết đã nghe ai nhắc thôn Thiên Thương có một Cử nhân liền nổi lòng mộ danh tới đây.
Y đi chuyến này đã thật thành tâm chở tận hai thạch tinh lương và năm cuộn vải làm quà biếu. Hai bố con đã chuẩn bị sẵn sách vở với giáo án, chỉ cần Lưu Học Uyên quan tâm và chỉ dạy là được.
Nhà họ đã nghèo rớt ra rồi thì sao Lưu Học Uyên từ chối được? Mặc kệ Lã Thụ Sinh có phải đồ ngu không thì vẫn phải nhận vì nể thúc tu đó.
Lưu Học Uyên cho dọn kho cạnh phòng Lưu Trạm để Lã Thụ Sinh vào ở, nội thất do nhà Lã mua.
Phòng khá thô sơ nhưng Lã Thụ Sinh chẳng chút kêu ca và cũng chẳng bất kính với ai trong nhà này. Thấy phẩm hạnh của hắn tốt như vậy khiến Lưu Học Uyên càng thêm tận tâm chỉ dạy hắn.
"Lũ kia lại tới rồi đại ca!" Một thằng nhóc vội vàng chạy tới.
Sau chiều nay, Lưu Học Uyên đi dạy kèm cho Lã Thụ Sinh, còn đám Lưu Trạm đương luyện chữ trong phòng khách, Lý Tiểu Liên cũng ở đây.
"Ai lại tới cơ?" Lưu Trạm vứt cái que đi.
Thằng nhóc nhổm lên cửa sổ khẽ đáp:"Cái thằng béo thôn Đông Lưu đó, nó dẫn mười mấy đứa đến nữa."
Từ sau khi dẹp loạn lũ giặc con thôn Thượng Kiều, tiếng tăm đại ca Thiên Thương càng lan xa thêm cái chiến tích giết chết lợn rừng làm cái tên Lưu Trạm sôi trào trong đám thiếu niên.
Điều ấy khiến bọn giặc con thôn khác không phục, lập từng dẫn đèn em tới khiêu chiến.
Bọn nhóc thời xưa cũng có tính háu đá, mà mức độ thì chẳng nhẹ đâu. Lưu Trạm khinh thường trong lòng. Nhưng chúng đã mò đến tận cửa rồi không đi thì xấu mặt đại ca thôn Thiên Thương quá.
Lưu Trạm ra hiệu bằng mắt cho đám nhóc, chúng nó lập tức đứng lên đi theo. Triệt và Văn Thanh Sơn ở lại học thuộc sách và làm yểm hộ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top