Chương bốn. Huyện thành tổ chức đổi lương thực

Năm nay thu hoạch tốt, mặt nhà ai cũng rạng rỡ phấn khởi.

Những ngày này sẽ có vài người kết thành đội mang lương thực xuống huyện Vũ Nguyên để đổi lấy hoa màu. Ba anh em nhà họ Lưu cũng cùng theo nhà Trương kế bên xuống núi.

Ban đầu bà Triệu cũng muốn đi, nhưng Lưu Học Uyên bảo đường núi khó đi bắt bà ở nhà chờ, chỉ mang theo con trai đi cùng.

Trời vừa hửng sáng, đội ngũ đã lên đường, nhà họ Lưu có bốn chiếc sọt rơm vừa đan, vốn là năm nhưng Lưu Học Uyên quyết định để lại một cái cho để thường xuyên nấu cháo trắng cho bà nội và lũ trẻ.

Ba anh em thay nhau vác lương thực song vẫn bị tụt lại phía sau khá nhiều, tuy vậy họ cũng không than trời trách đất mà chỉ chống chịu đi tiếp.

Lưu Trạm còn nhỏ nên không phải vác, anh chịu việc cõng nước. Hai bình nước lớn nặng trịch, cơ kể này kém cỏi hơn lũ trẻ nhà nông nhiều, mới đi được nửa đường mà chân đã mỏi.

Qua được một canh, nhà họ đã thấy huyện thành thấp thoáng đằng xa, trên đường có rất nhiều người cũng tới đây để trao đổi lương thực. Ở quán lương thực lắm người ắt sinh phiền toái, nên ba anh em quyết định đẩy nhanh tiến độ vào thành.

Huyện Vũ Nguyên chỉ có ba quán buôn bán lương thực, giờ này cả ba đều chật nịch người.

Lưu Trạm ra chen chân chiếm một chỗ. Vừa thấy anh lại gần thằng làm mướn liền hô to:"Bệ hạ hạ chỉ xuất quân tiến Tây Hạ, bộ Hộ tiến hành trưng thu lương thực ở các nơi, lương thực trong nước vừa khan hiếm mà giá cả lại tăng cao! Hiện tại một đấu tinh lương chỉ đổi được hai đấu hoa màu!"

Tin này chẳng khác gì sét đánh ngang tai phần đa tá điền nuôi miệng mình bằng chút hoa màu kia.

Những nhà no ấm, bị bớt một đấu tức là mỗi bữa họ chỉ ăn no được nửa và những nhà vốn chỉ ăn no được nửa lại thành chết đói! 

Ba anh em khổ sở nhìn nhau, tạm ra một bên để bàn bạc lại.

"Bệ hạ lên ngôi còn chưa tới nửa năm mà sao lại xuất binh sang Tây Hạ?" Lưu Học Lễ hỏi.

Lưu Học Uyên cau mày:"Tây Hạ và nước Yến xưa giờ luôn bất hòa với nước Sở ta. Nhân đế kế vị khi ấy Bắc, Tây Cương cơ hồ ở thế mười nhà chín không, vì ngài xót thương nỗi cơ cực của muôn dân đã canh tân quốc sách, thiết lập quan hệ hòa hảo với hai nước kia đồng thời đặt hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau. Thế mới có mười năm thái bình thịnh thế của Sở."

Lưu Học Dật:"Tính ra linh cữu Nhân đế vào lăng cũng chưa lâu, niên hiệu còn chưa cải nguyên mà tân đế đã vội đẩy mạnh thi hành chính sách mới rồi?"

Lưu Học Uyên lắc đầu:"Khoan bàn thế gia đại thần có đồng ý không, nhưng đám vương tước công thần ắt không để bệ hạ làm xằng như vậy. Anh đoán phân nửa chuyện kia là tin giả, bọn thương nhân nghe phải tin đó liền nhân cơ hội tăng giá thu lời."

Lưu Học Lễ đáp:"Anh nói phải, thế giờ ta tính sao?"

Lưu Học Uyên nghĩ ngợi:"Hai anh em đợi đây, anh đi hỏi giá xem đã."

Lưu Trạm ngồi nhập tâm nghe ba anh em phân tích, lòng đồng tình với quan điểm của Lưu Học Uyên. Thấy ông muốn đi hỏi giá anh liền vội theo.

Hai bố con vất cả chen vào quán.

"Này giá thế nào cậu ơi?"

Kẻ làm mướn vênh váo đáp:"Gạo trắng loại bậc cao năm trăm văn một đấu, bậc trung bốn trăm năm mươi một đấu, bậc thấp bốn trăm một đấu. Hoa màu bậc cao ba trăm, bậc thấp hai trăm!"

Mọi người tức thì kinh ngạc:"Giá cao những gấp đôi tháng trước!"

Xung quanh nổi trận xôn xao, giá thế lũ tá điền họ mua sao nổi?

Lưu Học Uyên lại hỏi:"Này, tôi có gạo trắng loại trung muốn đổi lấy tiền, cậu xem được bao nhiêu?"

Nó đáp:"Hai trăm năm."

Lưu Trạm nhìn đơn vị đo lường đấu kia, trực quan ước lượng một đấu độ mười cân, mười đấu là một thạch.

(1 cân Tàu = 0.5 kg, ở đây là 5 kg)

Nhà họ có bốn thạch muốn đổi, tức bốn chục đấu đó! Đáng ra phải đổi được một trăm hai đấu hoa màu mới phải, mà đem đổi lấy tiền còn bị ăn chặn hai trăm.

(4 thạch tức 2 tạ)

Lưu Học Uyên đành dẫn con về hội họp với các em.

Lưu Học Dật nghe xong liền tức chửi to:"Tổ bố tính cháy nhà hôi của đó à! Nó ép tá điền chỉ đổi được hai đấu hoa màu bằng một đấu gạo, nếu đổi thành tiền thì còn chả mua nổi hai đấu hoa màu nữa cơ!"

Lưu Học Dật phẫn nộ:"Chả nhẽ huyện nha cứ kệ?"

Lưu Học Uyên bất lực:"Huyện lệnh cho phép thì chúng nó mới lộng hành như vậy chứ."

Vốn nhà họ có hơn một ngàn hai trăm cân hoa màu, đủ ăn tới mùa thu hoạch năm sau. Đến nay đã bớt một phần ba, nếu không ăn cẩn thận là năm sau hết cái bỏ mồm luôn. Xem ra sau khi ngày nào cũng phải cân đong lương thực sẽ ăn mới được.

Qua tháng nữa tuyết sẽ trùm kín núi, phải vụ cày tháng ba năm sau con đường buôn bán mới khai thông trở lại. Nếu giờ không đổi luôn thì sang năm mới đổi được, nhà ai cũng đang thiếu ăn thì đợi kiểu gì được?

Tuy tức thật nhưng mọi người vẫn chọn chấp nhận, kể cả nhà họ.

Tối đó khi cả nhà ăn cơm, ai cũng cố gắng kìn nén bầu khi mệt mỏi lại, nghĩ cảnh sang năm hết lương thực thì chả ai vui cho nổi.

Sau bữa cơm, Lưu Học Uyên đề xuất giữ lại một thạch tinh lương dành cho năm sau lại đi đổi một ít hoa màu.

Vụ gặt qua đi, trăm hộ thôn Thiên Thương lại tất bật chuẩn bị cho đông như tu sửa nhà, tích củi, hái lượm nhiều các đồ núi mang về phơi hoặc muối để trữ ăn dần.

Ba anh em hôm nào cũng lên núi nhặt củi, vì nhà họ không đủ áo ấm chống rét nên họ chỉ có thể cố gắng nhặt càng nhiều, bảo đảm giường đất không tắt lửa trong mùa đông.

Bà Triệu dẫn tụi nhỏ đi hái rau rừng, mộc nhĩ, nấm. Đến giờ bà đã phân biệt được loại nào trên núi là có thể ăn.

Lưu Trạm tính không ưa nhàn liền lặng lẽ rời khỏi bà vào rừng đi loanh quanh.

Chợt có một cục tuyết đập vào gáy anh.

"Này! Nhà mày phải tội gì mà bị lưu đày thế? Có kẻ bảo nhà mày giết người."

Lưu Trạm quay đầu, thấy gần đó có ba đứa tầm tuổi anh, một cao, một lùn, một béo.

Thằng cao:"Tao đương bảo mày đó, điếc à?"

Cả lũ cười phá lên.

Lưu Trạm nhếch môi, đi về phía chúng nó:"Ai là đại ca trong ba đứa mày?"

Ba đứa ngẩn ra:"Đại ca gì?"

Lưu Trạm giãn gân cốt:"Chúng mày chiến với tao, thắng thì tao sẽ làm thằng em chúng mày, mà thua thì về sau tao sẽ làm đại ca, chúng mày phải nghe lời tao."

Ba đứa hiểu ra, thằng béo đứng ra nhìn anh cay độc:"Mày đòi thắng lại tao? Trừ bố tao thì chả ai thôn này địch lại tao cả!"

Thằng béo trông thật cường tráng, phải ba Lưu Trạm mới cường tráng bằng. Chả trách không đứa đồng trang lứa nào thắng được.

Đời trước anh từng phục vụ quân đội, sau khi giải ngũ thì lập nghiệp. Dù khi trong quân hay lăn lộn ở vòng đen trắng đều quen có đàn em sai sử. Đời này không có đứa nào theo chân thì đúng ngứa tay. Lưu Trạm đương âu sầu vì không tìm được mục tiêu thì ba đứa này lại tự dâng lên cửa.

Anh vừa cởi áo ngoài vừa nói:"Thỏa thuận trước đây là chuyện của đàn ông, xong chuyện đứa nào về mách bố mách mẹ thì là đàn bà."

Thằng béo xé toạc áo ra:"Chấp nhận! Ai mách bố mẹ về sau chính là đàn bà!"

Lũ nhóc mười hai mười ba tuổi đương độ háu đá bị Lưu Trạm đun sôi máu, miệng gào áu áu, bổ nhào tới.

Cái thân Lưu Trạm hết trải qua trận ốm to trong lao, lại chịu đói dai dẳng suốt hành trình dài, đến giờ vẫn chưa bình phục lại. Trước một thằng to như quả núi thịt kia chả ai dám nghĩ anh có thể chiến thắng. Điều duy nhất anh dựa vào được chỉ có kỹ xảo đánh đấm phong phú.

Nhưng phong phú cỡ nào thì sao đỡ được cú đè của núi thịt...

Trận này có thể xem như lịch sử đen của Lưu Trạm, nhớ lại mà thấy kinh hãi.

"Không, không đánh nữa." Mũi thằng béo tím bầm, mặt sưng húp, đương van xin.

Lưu Trạm cũng đã rệu cả người, tất thảy đều dựa vào ý chí để chống chịu. Thằng béo xin hàng anh liền ngồi bệt xuống đất thở hồng hộc.

Thằng cao thằng lùn hãi hùng, thế mà nó đánh thằng béo tới bầm dập như vậy.

"Tao tên Lưu Trạm, mày tên gì?"

Thằng béo yếu ớt đáp:"Tào Tráng, gầy gầy kia là Tào Minh, anh họ tao. Đứa cao là Văn Thanh Sơn."

Lưu Trạm đứng dậy kéo Tào Tráng lên:"Sau cấm chỉ mày nói nhà tao giết người. Bố tao là cử nhân lão gia, mày từng thấy cử nhân lão gia giết người chưa?"

Ba thằng ngẩn ra.

"Nhà tao phạm sai lầm bị triều đình trừng phạt nhưng chắc chắn không có ai chết." Lưu Trạm cảnh cáo xong rồi mới nói:"Muộn rồi, chúng mày về đi, qua trưa mai gặp nhau tại đây."

Khi đánh nhau Lưu Trạm rất lưu ý bảo vệ đầu, mặt chỉ có chút xây xát. Nhỡ bố mẹ có hỏi thì bảo vấp ngã là qua ải.

Riêng Tào Tráng thì tệ hơn nhiều, Lưu Trạm để chúng nó về trước cũng là thử xem chúng nó có mách bố mẹ không. Nếu có thì bỏ, không dùng ba đứa đấy.

Đợi ba đứa đi xa rồi, Lưu Trạm cởi áo kiểm tra người, thấy có mấy chỗ bị bầm. Kiểm tra tỉ mỉ xong liền thở phào nhẹ nhõm, may chỉ toàn vết thương ngoài da.

Tào Tráng đánh thâm thật, anh mà không có kỹ năng đánh đấm phong phú làm móng khéo đã nội thương rồi.

Hôm sau, Lưu Trạm tới chỗ hẹn sớm, núp trong tối đợi đàn em mới thu. Nói thật anh không dám chắc ba đứa đấy có mách hay không nên đành sang sớm để thầm quan sát, nếu chúng dẫn người tới trả đũa anh sẽ chuồn ngay.

Một lát sau, có ba người đi xuống từ sườn núi, đằng sau không có bậc phụ huynh nào.

Lưu Trạm nhếch môi, đi ra khỏi rừng. Ba đứa thấy anh thì hơi cự nự, đáng lý phải chào câu đại ca nhưng không nói thì Lưu Trạm không ép.

"Các cậu biết chỗ nào lợn rừng vua không hay đến không?"

Văn Thanh Sơn đáp:"Anh muốn vào núi?"

Lưu Trạm nói thẳng:"Anh muốn làm bẫy bắt thú rừng."

Mắt ba đứa sáng lên:"Anh biết làm bẫy?"

Lưu Trạm khoanh tay:"Đương nhiên."

Tào Tráng hưng phấn vô cùng, nhưng lại ngại bảo anh dẫn chúng nó theo bèn đẩy nhẹ Tào Minh bắt nó thay lời.

Tào Minh ngại ngùng bước ra:"À, tôi biết chỗ, mình cùng nhau đi nhé?"

Lưu Trạm sao lại không biết lòng riêng của chúng, rành là muốn học còn gì? Anh cười thầm, mà mặt ngoài vẫn ra vẻ cao sâu khó dò.

"Thế đi."

Tào Minh vui sướng đi đầu:"Bọn tôi biết một khu rừng toàn mọc bụi gai, lợn rừng vua không thích nơi đó."

Khu rừng kia khá gần. Dựa vào trải nghiệm sinh tồn dã ngoại hồi còn trong quân ngũ, vừa vào rừng Lưu Trạm liền lần được vài dấu chân thú nhỏ, nhìn kích thước dấu chân thì đoán là của thỏ hay gà rừng gì đấy.

Lưu Trạm cố ý tìm nơi lợn rừng vua không tới vừa là không muốn đối đầu với chúa tể núi này, cũng để hiểu ra nơi lợn rừng qua lại ắt không nhiều thú nhỏ. Cánh rừng có bụi gai mọc này quả là lớp bảo vệ tự nhiên cho các động vật nhỏ.

Lưu Trạm tìm vật liệu trên đất, chỉ dùng dây leo và cành cây đã cài được tám cái bẫy trên vết chân thú, có lẽ bẫy quá đơn giản nên ba đứa cứ ngờ vực. Khi anh bảo mai quay lại xem kết quả cả ba vẫn lưu luyến không rời.

Kỳ thực anh vốn định men theo dấu để tìm được hang ổ của thú nhỏ. Nhưng trông bộ dạng ngứa ngáy sốt ruột kia anh ngược lại chẳng hề gấp. Một trong những cái đạo trị đàn em là đừng để chúng biết con bài chưa lật của mình, phải từ từ khơi hứng thú của chúng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #dammy