Chương ba. Từ giờ họ là tá điền

Cả nhà mất ba ngày mới dọn xong nhà. Riêng nóc phải đi xin rơm không dùng tới của thôn dân để bịt kín, nhờ những người dân nhiệt tình chỉ dẫn mà chỉ tốn một ngày đã xong.

Tường ngoài thì phải đào bùn về đắp, Lưu Trạm dẫn ba đứa trẻ đi phụ, không quan trọng đẹp xấu chỉ cần bịt kín để tránh đông là được.

Ba bà vợ cuối cùng cũng dọn xong mọi phòng, chẳng phòng nào có chăn đệm nhưng may là giường lò nên cũng đỡ lạnh. Nếu thời tiết còn lạnh tiếp không thì khó nói lắm.

Ngày thứ tư, ba anh em dắt Lưu Trạm đi xem đất cày họ phụ trách.

Vì đất này Huyện lệnh đã vỡ ruộng trồng trọt sẵn nên lúa cũng sắp chín. Độ nửa tháng nữa là thu hoạch được, đỡ công họ phải khai hoang.

Không chỉ thế, lương thực thu hoạch xong trừ đi phần nộp và giữ lại làm giống thì vẫn còn một chút để ăn. Cộng với cả chỗ Huyện lệnh cho, nếu ăn tiết kiệm thì mùa đông không lo hết gạo, đây quả là tin tốt bất ngờ.

Xong xuôi bữa tối, ba anh em ngồi bàn bạc với nhau, Lưu Trạm cũng dự ké.

Lưu Học Uyên:"Anh lén nghe được thím Trương nhà bên bảo trên núi Tề Vân tháng mười là vào đông, khi rét đậm nhất băng tuyết phủ ngàn dặm, ta phải chuẩn bị cho mùa đông mới được."

Lưu Học Lễ nói:"Ta nghèo thế này thì chuẩn bị cái gì? Đến chăn cũng không có, mình không thể mượn thôn dân cả chăn được nữa."

Lưu Học Dật cười khổ:"Áo bông này không đủ dày, rồi trời rét đậm chịu sao?"

Ba anh em thực là bó tay.

Lưu Trạm cũng vắt óc nghĩ cách, chợt nhớ rơm cũng chống lạnh được liền nói:"Thím Trương bảo con phủ rơm lên giường khi ngủ vẫn chống lạnh được, nếu có vải bọc rơm lại, lót ở bên dưới thì dễ chịu hơn."

"Mình không có tiền mua vải mới thì đi đổi hoa màu lấy vải cũ với người ta, đổi thêm cả đồ dùng sinh hoạt nữa. Trên núi còn có rau ăn được, ta có thể đi đào mang về."

Chăn bông thì đắt lắm, bốn phòng bốn cái thì họ không mua nổi.

Nhưng đổi vải cũ thì rẻ hơn nhiều, chắp vá chúng lại rồi nhét rơm vào trong là thành chăn rồi. Chỉ cần tích đủ củi cho mùa đông thì cùng lắm là nằm trong giường cho hết mùa.

Đề nghị của anh được tiếp thu rất mau, ba bà vợ theo anh đi đổi vải. Nghe họ dùng hoa màu để lấy vải cũ ai cũng bằng lòng, nhưng ba bà lại không rõ chừng bấy hoa màu đổi được bao nhiêu.

Hoa màu đương nhiên giá trị hơn vải cũ, đời trước anh chả giỏi gì ngoài đánh nhau và đàm phán, việc lừa người đã là một tay cứng cựa.

Vải càng phẳng phiu ắt sẽ đắt, thôn dân không thể mang ra thứ tốt thế được. Lưu Trạm đành xin lấy vải vụn tiện đổi lấy luôn kim chỉ bát đũa gáo lu.

Anh vói tay vào túi áo, bốc ra bao nhiêu thì chính là từng ấy, tay anh nhỏ nên cũng ít, mọi người trông còn bé, nhà lại khó khăn nên cũng không so đo gì.

Lưu Trạm chỉ dùng một đấu hoa màu mà đổi lại mộ đống vải cả cũ lẫn mới và không ít vật phẩm sinh hoạt.

Ba bà vợ với bà nội tiến hành may vá, chỉ hai ngày là xong, sau đấy giặt hồ cho sạch. Dù ghép lại từ những vải khác màu nhưng vẫn đẹp, quan trọng nhất là được giấc ngủ ấm.

"Các cô con dâu có theo chúng tôi đi hái rau không?"

Sáng hôm sau, đàn bà trong thôn rủ nhau đi hái đồ núi, người đàn bà cho họ thùng kia đứng ở cổng hỏi.

Lưu Trạm nhảy ra đầu tiên:"Nhà cháu đi, thím đợi lát!"

Ba anh em đã ra đồng với các tá điền khác, lúa sắp chín nhưng vẫn phải chăm, bắt sâu đuổi chim các thứ đều cần người làm.

Một người tốt bụng ra nhắc nhở, mười mẫu đất là gốc mạng của nhà họ Lưu, còn chỉ mong sao đủ lương thực qua mùa đông thôi đấy! Ba anh em nào có thảnh thơi, phải bận bịu đi chăm nom ruộng đồng.

Cuối cùng chỉ có Lưu Trạm với mẹ lên núi, bà Ninh bảo bị nhiễm phong hàn muốn nghỉ ngơi, bà Phương thì bận chăm bà.

Bà Triệu lấy vải thừa may một cái khăn để ôm lấy tóc, nghỉ ngơi mấy ngày người tinh thần hẳn lên.

Suốt quãng đường Lưu Trạm ghi nhớ tỉ mỉ các tuyến đường vào núi. Các thím hái gì họ hái đó, mới đầu bà Triệu có chút cự nự, dần dà cũng bắt chuyện được với họ.

Các cô thấy bà còn lúng túng với chuyện sinh hoạt liền chỉ bảo hết lời.

Thím Trương cực nhiệt tình kéo bà Triệu đi nhận biết rau:"Này là địa y, bẩn vậy chứ nhưng rửa sạch mang đi nấu với món gì là thơm lắm, ăn không hết mang phơi khô trữ được cả năm."

"Đây là nấm, màu trắng không ăn được, loại màu vàng đất mọc thành từng khóm thế này thì ăn được. Này là củ kiệu, trộn với rau củ ăn kèm với cơm, đây là ngải chân vịt ngọt ngọt, ngon lắm. Nay may phết nhỉ, gặp toàn rau ngon."

Lưu Trạm và bà Triệu theo chân thím Trương nhận biết rau, họ vô cùng chăm chú, nhất là Lưu Trạm nghe vô cùng nghiêm túc, ở thời xưa thế này mà nhỡ ăn phải món có độc thì thật kinh khủng.

Thím Trương nói:"Đầu tháng sau có thể thu hoạch lương thực rồi, lúa gặt ở ruộng là tinh lương. Nhưng chỉ ăn mỗi tinh lương thu hoạch được thì chưa tới một năm là hết sạch, phải mang nó tới quán lương thực ở huyện đổi hoa màu, một đấu tinh lương bằng ba đấu hoa màu đó. Thế cả nhà mới no bụng được."

Thím Văn nói:"Hộ nào trong thôn đất trước nhà sau nhà đều là của riêng, đất bé không trồng lúa gạo được, nhưng vẫn trồng được rau xanh củ cải, thì nhà lo gì thiếu rau."

Thím Tào nói vào:"Ừ, đồ núi có theo mùa, không phải lúc nào cũng có. Rau rừng sao ngon được bằng rau xanh, nhà cô không quá đông, đàn bà trẻ con ăn cũng ít. Nhìn nhà ông Ngưu những bảy tám thằng, vợ ông cả ngày biết bao là lo."

Một người khác bảo:"Đợi thu đến thu hoạch xong là đám đàn ông có thể lên huyện thành làm thuê kiếm tí tiền ăn Tết."

Lòng Lưu Trạm hiểu rõ mấy việc đó chả kiếm được bao nhiêu, chủ thuê mà cho được vài xu một ngày đã là tốt lắm rồi.

Huyện Vũ Nguyên khá nhỏ nên công việc kiếm sống cũng ít, các chủ thuê đều có người làm công quen mặt của riêng họ, tại nơi đất khách thế này với họ kiếm việc quả khó.

Huống chi ba anh em đều chỉ là văn nhân, đi làm việc nặng tiền không kiếm được mà cơ thể tàn đi rồi. Nên anh liền gạch phăng ý tưởng này đi.

Đám đàn bà đương nói rôm rả, chợt Lưu Trạm chen lời:"Cho cháu hỏi trong núi có thú nào săn được không?"

Họ ngẩn người, thím Trương liền đáp:"Nhiều lắm, nhưng trong núi có con lợn rừng vua vô cùng hung hăng. Cả phần núi này là đất nó. Ngày xưa đàn ông trong thôn cũng hay lên núi đi săn nhưng ngày nó đến đợt nào cũng có thương vong. Các hộ săn định ở thôn từ trước đều không địch lại nó và dời chỗ ở rồi."

Thím Văn nói thêm:"Vài bà thôn mình đều góa chồng vì nó đấy, Bách hộ trưởng từng nhờ tới Huyện lệnh, huyện phái trăm chục người đến vây quét nhưng không bắt được. Các cụ bảo con lợn đấy thành tinh rồi, không thể phải tội nó được".

Thím Trương:"Ta hái rau hay gì ở ven rừng thì không sao nhưng chớ mà lên núi một mình. Ngày nào con đấy cũng đi tuần, bị nó bắt gặp khéo là bị thịt!"

Họ càng nói chuyện càng bay đi đâu, bà Triệu cảnh cáo Lưu Trạm cấm lên núi một mình. Lưu Trạm không biết nên đáp sao, anh đâu có ngu, nhìn cái mình này sao đấu chọi được với nó chứ?

Khi đám đàn bà còn mải nói chuyện thì thời gian đã trôi qua mau, trước bữa trưa mọi người đã về tới thôn.

Trông bà Triệu mang rau về, bà Phương liền ra phụ rửa, bà Ninh nghe tiếng cũng chậm rì ra khỏi nhà.

Lưu Trạm vào nhà bếp, cơm trưa chưa nấu, nước cũng chưa gánh. Hôm qua anh vừa đổi một cái lu cũ, mà giờ vẫn trống không. Té ra bà Ninh, Phương đã nằm ì nguyên cái sáng!

Lưu Trạm bỗng nổi giận, vì ngại mình bậc cháu không anh đã ra vả cho hai bà tỉnh lại!

Lưu Trạm cố nhịn, rồi đành bảo với mẹ:"Bố với chú hai chú ba chắc đã đói, trưa mình phải đưa cơm cho họ nhưng giờ này rồi cơm còn chưa nấu sợ là muộn."

Bà Ninh nói với vẻ ốm yếu:"Đầu em cứ váng, tính gánh nước nấu cơm đấy nhưng không nhích người được."

Bà Phương thẳng thừng hơn:"Em không biết nấu..."

Bà nội giờ con ôm cu Đạm ngủ trưa càng không có chuyện nhúng tay vô.

Nếu hai mẹ con không về thì họ nhịn đói luôn đấy hử?

Lưu Trạm không muốn phí lời thêm, dứt khoát xách thùng ra lạch gánh nước.

Trưa họ nấu canh địa y nấm rau ngải ăn với tạp lương. Hôm qua khi đi đổi có thu về chút muối, trời ơi một bát lương thực to mới được ba thìa canh muối. Đắt lắm!

Bà Triệu tiếc không dám bỏ nhiều, nhà chẳng có dầu thành ra canh nhạt thếch. Tạp lương không ngon bằng gạo, ăn cứ sượng sượng.

Bà nội, hai bà và bọn trẻ ăn chả thấy ngon, đương ăn chợt khóe mắt đo đỏ, có lẽ là nhớ lại ngày xưa.

Lưu Trạm bực mình, anh rửa củ kiệu trộn với canh húp cho xong cơm, thu dọn bát đũa rồi tự đi đưa cơm cho ba anh em tiện làm quen với thôn.

Thôn Thiên Thương nằm sâu trong núi trên một khe núi bằng phẳng, toàn bộ sườn núi hai bên làm thành ruộng bậc thang.

Cả thôn đâu đâu cũng là ruộng quân, chỉ số ít là có ruộng tư như Bách hộ Trần và một số hộ gia cảnh tốt.

Đi dọc đường, những bóng người bận rộn giữa ruộng, già trẻ gái trai đều có, rồi bọn nhóc bốn năm tuổi đi bắt sâu đều có cả.

Mười mẫu đất được chia cho nhà họ với các quân hộ trong thôn đã coi là nhiều. Nhiều đất tức là lương thực thu hoạch cũng nhiều, bao người muốn còn chả được.

Nhưng nhà họ chỉ mỗi ba anh em chăm nom ruộng quả bận vô số kể, khi Lưu Trạm đến họ cả sáng mới chăm được hai mẫu.

Lưu Trạm ra đứng dưới cây, gọi ba người lên ăn cơm.

Lưu Học Uyên:"Chiều phải gọi cánh đàn bà ra giúp mới được, châu chấu thì lắm, không bắt xong thì sản lượng sẽ bị ảnh hưởng mất. Nơi này nam nữ làm chung không cầu kỳ lễ nghĩa. Bởi vậy ta phải lấy thóc lúa làm trọng."

Lưu Học Lễ gật đầu đồng ý, Lưu Học Dật nói:"Anh nói phải, nhưng đàn bà phủ...nhà ta có từng làm nông đâu, chả biết được hay không nữa."

Lưu Học Uyên bất lực:"Không được cũng phải được, mười mẫu này là gốc rễ của nhà ta, chăm đất tốt mới có cơm no. Thân phận mặt mũi với tính kiêu đã là gì? Chỉ sống mới mong ngày tái khởi."

Lưu Trạm thầm khen cho bố mình, may mà vẫn có người hiểu chuyện.

Lưu Học Dật cười đắng:"Còn được ngày ấy ư?"

Lưu Học Uyên khẳng định:"Mấy người chú họ bác họ chưa bị liên lụy, dù không thể tái khởi dưới triều tân đế nhưng khi con tân đế lên ngôi, gia tộc chắc chắn sẽ nghĩ cách giúp ta khôi phục lại gốc gác. Huống chi có nhà vợ giúp đỡ thì ắt sẽ nên chuyện."

Kỳ thực Lưu Học Uyên cũng không nắm chắc được, lời ra chỉ để khích lên mọi người thôi.

Mà Lưu Trạm lại suy nghĩ nhiều, Hoàng đế thọ nhất tại thời điểm này cũng chẳng quá sáu hay bảy mươi tuổi. Chỉ cần cố gắng hai ba chục năm ắt trở mình có ngày, không nghĩ cho mình cũng phải nghĩ cho con cháu!

Lưu Đồng Hòa qua đời cả nhà liền xem Lưu Học Uyên làm người đứng đầu, chuyện ông quyết hai người em buộc phải nghe theo.

Bà Triệu không có ý kiến, bà xách ki tre, dẫn con đi theo chồng.

Bà Phương mới đầu còn cự nự nhưng sau khi Lưu Học Lễ khuyên lơn thông suốt rồi cũng theo chân chồng. Riêng bà Ninh từ ngày mất con luôn đờ đẫn cả ngày như vậy.

"Sao số tôi khổ thế chứ! Đào ơi sao con không dẫn mẹ theo! Mẹ muốn chết con ơi, mai này sống thế nào đây!"

Lưu Học Dật vừa nói dẫn bà ra đồng, bà Ninh liền sinh chút điên điên trong vẻ khóc lóc ầm ĩ hằng ngày. Lưu Học Dật không dám ép, đành ngon ngọt khuyên lơn rồi dẫn hai con đi phụ đồng áng.

Thời tiết Tề Vân năm nay thuận lợi cho chấu chấu sinh sôi, tuy chưa tới mức thành nạn nhưng không để ý bay kha khá lương thực đấy.

Lưu Trạm vừa bắt sâu vừa nghĩ, rau sáng nay đi hái đủ cho ba hôm, hết ba hôm là hết rau. Nên sáng nào anh với mẹ cũng theo các thím lên núi hái nhiều chút để trữ ăn trong mùa đông.

Nhưng chỉ ăn độc rau thôi cũng không ổn, nếu suốt năm không có thịt thì với tình trạng sức khỏe này của nhà họ sớm muộn gì 

  还有光是吃青菜也不行,若是一年到头没半点荤腥,刘家人这身体情况不比土生土长的佃户迟早得折在这山沟沟里。

Lưu Trạm không rõ gia cảnh các tá điền khác ra sao, nhưng qua mấy ngày tiếp xúc với thím Trương anh nhận ra dù nghèo nhưng họ vẫn chưa khốn tới mức thiếu mỡ lợn và muối.

Hôm sau, trời vừa hửng sáng thím Trương đã đi rủ Bà Triệu lên núi.

"Sáng sớm núi lạnh, con ở nhà thôi." Bà trông Lưu Trạm cũng dậy theo liền qua búi tóc, khép áo hộ anh.

Họ vẫn mặc áo bông vải thô Huyện lệnh cho, chẳng ai được mặc quá một cái, đầu đông còn đỡ chứ rét nữa thì không đủ ấm. Bà Triệu nhìn con mà mắt đầy xót xa.

Tim Lưu Trạm như ấm lên, anh kéo tay mẹ:"Con không lạnh, đi nhiều sẽ vã mồ hôi."

Đời trước mẹ Lưu Trạm đã bỏ nhà đi khi anh còn rất nhỏ, từ lâu anh đã quên dáng hình người đàn bà đó. Nay sống lại, tình yêu thương của bà Triệu khiến anh hơi ngại ngùng và không quen nhưng vô cùng trân trọng nó.

Khi hai bà kia còn đang than trời trách đất, chỉ mình bà Triệu âm thầm làm việc, chăm lo chồng con không lấy một lời kêu ca.

Lưu Trạm ghi trong mắt tạc trong lòng, nếu không đỡ đần bà Triệu thì cơ thể bà sẽ bị đày đọa bởi những việc của nhà này mất.

Chuyến lên núi hôm nay Lưu Trạm không theo chân mọi người, bởi anh cũng nhận biết được rau rừng rồi nên tự đi loanh quanh khắp nơi. Tuy sẽ không cách xa đoàn nhưng bà Triệu vẫn luôn quan sát con.

Anh đeo một cái sọt vừa đi vừa lượm, chỉ mấy chốc đã được lưng sọt.

Chợt Lưu Trạm nghe thấy tiếng nước chảy liền dỏng tai lên xác định vị trí. Con lạch sau nhà vì chảy từ khe đá nên không có cá. Anh sớm đã muốn xuống sông bắt cá khổ nỗi không quen đường núi không tìm được con suối nào. Giờ đã tìm được rồi đương nhiên không thể bỏ lỡ.

Nhân lúc bà Triệu đang nói chuyện với thím Văn, Lưu Trạm liền lặng lẽ rời đi, lần theo âm thanh tìm thấy nó.

Suối không lớn lắm, nước trong thấy đáy, tức khắc anh đã thấy được một con cá nhà trong khe đá.

Suối bé như vầy thì không có cá to được, nhưng dù bé vẫn là thịt đó! Bắt mấy con về nấu canh cũng không tồi đâu.

Lưu Trạm lập tức cởi giày xắn gấu quần, đổ rau vừa hái ra đất, anh sẽ dùng sọt để bắt cá.

Nước suối lạnh căm, đôi chân gầy như que đó vừa nhúng vào nước liền giật nảy mình, nhưng lạnh nữa cũng không dập được khát khao ăn thịt của Lưu Trạm. 

"Trạm! Trạm!" Nãy giờ bà cứ nghĩ con ở sau mình, nhưng vừa hai khắc trôi qua, ngoái đầu lại đã chả thấy đâu nữa. Bà hoảng hốt, tái nhợt cả mặt, giọng run rẩy.

Con cái đám thím Trương là dõi nhà nông nên không sợ chúng nó đi lạc, nhưng Lưu Trạm là con của thế gia trong kinh thành, họ lập tức phụ giúp tìm kiếm.

"Con ở đây." Lưu Trạm phấn khởi cả mặt, chui ra từ bụi cây.

Bấy giờ bà Triệu đã sắp vỡ òa.

"Đằng kia có con suối, con ra đó bắt cá." Lưu Trạm lật cái sọt lại, bảy tám con cá rộng hai ngón tay rơi ra giãy đành đạch trên đất, còn một ít ốc đồng to bằng đầu ngón tay.

Bà Triệu bật khóc, thấy có lỗi với con trai.

Lưu Trạm vỗ về an ủi bà, định nói gì nhưng đành thôi bởi anh biết mình không giỏi ăn nói.

Tối đó gia đình đã được ăn miếng thịt đầu tiên kể từ khi vào tù tới giờ.

Bà Triệu nướng thơm cá bằng nồi sắt rồi mang đi nấu với nấm và địa y, nấu khi xương cá đã nhừ rồi mới cho ngải chân vịt vào.

Canh không hề tanh, ngược lại tươi ngọt vô cùng, đến cả bà nội dù vốn cực ghét canh rau rừng cũng húp được hai bát.

Tuy ngon thật nhưng Lưu Học Uyên vẫn không cho phép anh đi bắt cá.

Nước lạnh như thế nhỡ có bệnh là chuyện nguy to. Suối ấy chưa rõ nông sâu nhỡ có mệnh hệ gì thì tính sao? Lưu Học Uyên cưới bà Triệu đã bốn mươi năm cũng chỉ có mình Lưu Trạm, đương nhiên vô cùng trân trọng.

Lưu Trạm ngoài mồm cứ dạ vâng nhưng hôm sau vẫn lén đi bắt cá. Khi nhiều thì được mười mấy con, ít thì độ sáu, bảy và anh luôn mò thêm kha khá ốc đồng.

Lưu Học Uyên nói nhiều cũng vô dụng, bà Triệu cũng không quản được. Mấy ngày liên tiếp được canh cá tẩm bổ trông nhà họ đã tươi sắc lên hẳn. Dần dà Lưu Học Uyên cũng mặc kệ, nhưng mỗi ngày vẫn nhấn mạnh phải chú ý an toàn.

Cứ như vậy cả nhà bận rộn làm lụng tới mùa gặt. Đêm trước ngày gặt hái, Bách hộ Trần sai người gửi nông cụ cho họ. Đáng nhẽ phải gửi từ lâu rồi nhưng có lẽ là Bách hộ Trần muốn phủ đầu nên mới rầy rà tới trước hôm gặt mới đưa.

Ba anh em lại vô cùng bình tĩnh, sáng hôm sau liền dẫn cả nhà đi gặt luôn. Bà Ninh vẫn không chịu ra cửa, cũng chẳng muốn làm việc nhà.

Nhà Bách hộ Trần cũng bận rộn chẳng kém, cả ngày đều ở ruộng thúc giục quân hộ. Gặt lúa, phơi thóc, đăng ký nhập kho đều được tiến hành dưới mắt Bách hộ Trần. Bận rộn như thế suốt một tháng mới xong.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #dammy