Toàn tập

Gả vào nhà này được mười năm, nay y nhận lại một tờ hưu thư, chính thức bị đuổi cổ ra khỏi Tam Giáp Đường.

                         Chính văn

Cánh cửa Tam Giáp Đường khép lại sau lưng y, tay ôm con mèo đứng trước cửa, mê mang nhìn cuộc đời xô bồ bon chen ngoài kia, chẳng biết phải đi về chốn nào. Mèo vẫn yên ổn trong vòng tay, với nó đâu cũng vậy, chỉ cần được bên Lâm Tụ là được. Con này Lâm Tụ nuôi được ba năm, dù hiện giờ mình lẻ loi đơn chiếc vẫn không nỡ thả đi, thà ăn ít đi cũng phải để nó sống. 

Nhưng biết không, y gả vào Tam Giáp Đường mười năm đấy.

Cánh cửa đóng lại thật lạnh lùng. 

Người y chăm sóc hầu hạ mười xuân hững hờ quẳng cho một tấm hưu thư bảo Lâm Tụ cuốn gói rời đi.

Y biết mình không được quý, được yêu, bước chân khỏi nơi ấy cũng là lẽ thường tình. Tấm hưu thư đó có lẽ cũng sớm hòa vào đống tro tàn của xác rơm củi rạ.

Lâm Tụ vuốt ve đầu mèo, trước mắt mênh mang chẳng rõ ràng, chỉ biết đi theo con tim chỉ hướng. Kỳ thực y chẳng có gì cả, ngay cả oán giận kẻ đó vô tình bạc bẽo cũng không.

Đều tại Lâm Tụ hết.

Ngày xưa sao dễ động lòng như thế, hứa tình hiến mệnh cho người ta.

 Chỉ riêng y cho đi lại chưa hề nhận được gì. 

À, phải nhỉ. Một tấm hưu thư về với tro tàn đấy thi.

Lâm Tụ vẫn nhớ như in mở đầu của hưu thư, nhìn vài con chữ đầu tiên đã nhận ra ngay ấy là kiểu chữ của hắn. 

Quen thuộc vô cùng, Lâm Tụ đọc một lúc liền thất thần, tay run run cầm không chắc tờ giấy. 

Y gọi tên hầu theo mình mấy năm, giọng nói khàn khàn như nuốt vào ngàn mảnh băng lạnh sắc:"Thuận...Tao váng quá nhìn không rõ hai chữ đầu...Đọc hộ tao với..."

"Cậu Lâm, là hưu thư?" Thuận thưa.

"Cái cuối cùng nữa, đọc đi." Lâm Tụ cơ hồ kiệt sức, giữa họng đặc sệt thứ đờm.

"Cậu Thuận phòng Lâm Tụ nhìn vừa có thần vừa có phúc, em rất thích, để nó ở lại, còn anh dọn đi đi..." Giọng Thuận đọc càng nhỏ dần.

"Chuyện gì vậy chứ?" Lâm Tụ không chống đỡ được nữa, ngồi thụp xuống đất. 

Thuận vội quỳ xuống, khóc áy náy day dứt:"Bọn...bọn con có một đêm với nhau."

Y dùng hết sức cuối cùng nơi lòng mình, hỏi:"Do hắn, hay ở mày?"

Thuận giập đầu mấy cái vang dội, khóc thưa:"Cậu ơi, con sai rồi, tại con. Con vốn định đi xin thiếu gia chăm sóc cậu hơn, là con không giữ được dụ dẫn thiếu gia..."

Y nhắm nghiền mắt, tay đỡ trán, im lặng.

Còn nói được gì nữa. 

Tại y, tại y, tại y hết. 

Ngày trước khi mẹ nghe bảo y sắp gả vào nhà Tam Giáp đã giập đầu trước bài vị tổ tiên nguyên đêm. 

Không phải do y, mà bà muốn xin tổ tiên tha thứ cho con mình.

Chỉ mong nghiệt báo trên cao để bà gánh thay con.

Trước lúc lên đường, người mẹ chưa từng khuyên bảo điều gì chợt nói:"Tụ, mình không đi được không con? Mày nghe mẹ đi, cưới phụ nữ về nhà, họ tốt bụng, họ sẽ theo mày, nương tựa mày, dù trời cao có giáng tai ương vẫn một lòng bên mày. Kẻ ấy không phải phụ nữ, mày gả cho nó chỉ có nước rước khổ thôi con."

Khi ấy y đã nói sao nhỉ?

"Mẹ, hắn sẽ đối xử tốt với con."

Y không thấy được ánh nhìn tiễn đưa cuối cùng của mẹ, nhưng Lâm Tụ biết rằng nó đớn đau hơn rất nhiều khi hay tin chồng chết. 

Hôn nhân, ôi.

Lâm Tụ tìm chỗ nghỉ chân dọc đường, mắt nhắm hồi tưởng quá khứ. Tam Giáp Đường đã đón chào y với nghi lễ long trọng nhất, nơi ấy cả thảy có ba cửa lớn, hắn đã nắm tay y cùng nhau mở ra. 

Cửa một, mãi gắn bó yêu thương.

Cửa hai, dầu trăm năm cũng chẳng chia lìa.

Cửa ba, Phòng Tắc nhìn y mà rằng:"Từ rầy về sau, Tụ chính là người nhà họ Phòng, mãi mãi thuộc về Tam Giáp Đường."

Hắn đã cho Lâm Tụ danh dự, nhưng không diễn tới cùng. Khi ấy, ba mươi người trong nhà đều cười nhạo Phòng Tắc cưới nam thê, Lâm Tụ gả cho mày râu.

Hắn ôm lấy y, dỗ dành bên gối:"Em không sợ những lời đàm tiếu, em cưới anh và thương anh trọn đời."

Lâm Tụ cắn môi, nơi ấy không vừa nổi kích thước của hắn, y khóc lóc mềm mại nói:"Thương tôi, thương tôi, hiện tại cậu đang "thương" tôi đấy..."

(Thương ở đây hiểu theo hai nghĩa, một là yêu thương và hai là khiến ai đau đớn)

Phòng Tắc hôn y thật thân mật, không ngừng dỗ dành, chọc cười Lâm Tụ, kích thích tới nỗi đầu y run rẩy, phun ra nước tiểu.

Nhưng hắn không trọn được lời hứa đó.

Lời ngọt ngào trên giường chỉ là ngoài miệng, phải trách y hữu ý khắc ghi một đời.

Càng nghĩ lòng càng đau thêm. Sau rốt Lâm Tụ cũng thôi nhớ.

Y đi tìm chỗ dừng chân, cứ lang thang mãi mèo sẽ đói chết mất.

Than ôi, giờ y chỉ lo được cho mèo thôi.

Nói thật, nếu không tìm được nơi nương thân thì đứa chết đói sẽ là y chứ không phải nó. 

Chợt Lâm Tụ nhớ tới người cũ. Y đi theo tiếng lòng mách bảo, bất tri bất giác đã tới thanh lâu nổi nhất nhì năm xưa. Biển vẫn thế, đã sơn mới, mà nay trong mắt người xưa lại thật xa lạ.

Người mời khách tại cửa quán không quen y, hắn trông áo quần Lâm Tụ cũng gọi là đẹp đẽ giàu có bèn đon đả đi lên chào mời:"Này cậu, lần đầu đến đúng không? Vào xem tí nhé. Hôm nay hoa khôi có rảnh đấy."

Lâm Tụ ngẩn ra, rồi nhoẻn miệng cười, từ chối khéo, hỏi lại hắn:"Công tử Tố Lâm còn đây không?"

Người mời khách thấy y không tính đi vào, tức thì hết sạch hứng thú, đáp lại một câu:"Chả biết, lúc tôi tới có nghe nói anh ta đi được mấy năm rồi."

Đôi mắt y cô đơn, nhỏ giọng đáp:"À ra vậy...tôi cảm ơn." Rồi rời khỏi đây tiếp tục đi.

Mười năm nức tiếng khi xưa nay đã tan rồi. Khi hoa khôi bị mang ra làm gợi ý cho khách y biết rằng thanh lâu đã thất thế.

Lâm Tụ cứ đi, như nghe được thứ tà âm ngày xưa, cái thời trai trẻ hào hoa phong nhã, là hoa khôi nơi đó, Tố Lâm luôn đứng thứ hai.

(Tà âm (tiếng vọng mất nước, tiếng vọng suy vong): xuất phát từ cuốn Hàn Phi Tử của Hàn Phi, ám chỉ thứ âm nhạc suy đồi dâm tục làm người ta chìm trong hưởng lạc mà bỏ bê việc nước, dẫn tới thảm cảnh nước mất nhà tan. Đoạn này ý nói thứ nhạc làm lòng người não nề, nẫu ruột)

Một tay tì bà, tay nên tranh chữ, hay đáo để.

Hồi xưa nơi này chưa được gọi là thanh lâu, ai cũng gọi là lầu Phong Nhã như tên bảng hiệu sáng rỡ treo trên kia.

Chỗ này nổi nhờ nhiều người hay tới thăm thú. Người ta chán rồi thì còn ai quan tâm nó tên gì.

Y với Tố Lâm chính là hai mặt của cao lâu. Tố Lâm giỏi múa khéo nịnh, eo Sở Cung, mắt mi tựa nước, tú bà liền đặt cho tên Tố Lâm.

Mang nghĩa chẳng quá xuất chúng mà vẫn khác người.

(Eo Sở Cung: xuất phát từ quyển Kiêm Ái của Mặc Tử, nói rằng Sở Linh Vương thích đàn ông có eo mảnh khảnh vì thế các quan thần trong triều sợ bụng mình béo lên mất đi yêu chiều và tin cậy, thắt lưng buộc bụng ngày chỉ ăn một bữa. Mỗi ngày khi ăn mặc đều hóp bụng rồi thắt chặt dây đai, phải vin tường mới đứng được. Tới năm sau, quan văn quan võ cả triều mặt tiều tụy đen cả đi)

Lâm Tụ lại giỏi ca thanh nhã, một bụng thi kinh, chất giọng nhẹ nhàng say hồn người, mụ bèn đặt cho tên Tụ Cơ, vừa con gái lại phóng túng kèm gì.

Ai...

Vướng nợ phải sống cúi mình, miếng ăn dựa chủ ngóc đầu cho ai.

Lâm Tụ dầu được gả cho nhà giàu, nhưng khi gặp tú bà, người đã vứt cho hai mẹ con miếng ăn ngay lúc sắp chết, vẫn phải cúi đầu cung kính gọi "mẹ".

May mà lầu Phong Nhã vẫn như ngày xưa đó. 

Danh nổi như phao, dù mấy kỹ tính khoảnh kiêu kỳ khách cũng vui vẻ hưởng đón dỗ dành. 

Tố Lâm và Lâm Tụ có quyền được chọn tiếp hay không tiếp.

Tố Lâm vốn tính cởi mở, đãi hầu nhiều kẻ, nhất là, nhất những khi chọn hoa khôi, vì kéo phiếu mà ra vào phòng rất nhiều tới nỗi quần rách áo manh.

Lâm Tụ từng lén nhìn, hai trái thù du đó luôn đỏ thẫm, lớn hơn đàn ông bình thường chút đỉnh, bị khuất đi dưới lớp áo đỏ mỏng tang mê hoặc tới cực điểm.

Nhưng Tố Lâm đã sai. Dù hắn có vượt rào lễ giáo thế nào chung quy vẫn là thân đàn ông. 

Những kẻ đó đã nhanh chóng chuyển hướng sang Lâm Tụ ít hầu khách chỉ để chứng tỏ bản thân cao quý. 

Tố Lâm khen y giỏi chiêu trò. 

Nhưng cậu ta nào biết y từng đánh tiếng với khách nhớ bầu cho Tố Lâm. Mà Lâm Tụ lại có thể khiến khách tự nguyện bầu cho chính y.

Nếu Lâm Tụ có thể gặp được cậu ta, nhất định phải nói cho ra nhẽ. 

Y chẳng dở trò gì ở đây.

Y dối lừa bản thân mình.

Mười năm, vẫn cam tâm tình nguyện.

Lầu Phong Nhã là nơi Lâm Tụ gặp mặt Phòng Tắc.

Lần đầu tới thanh lâu công tử vô cùng hiếu kỳ những thứ mới mẻ chốn này, tiếng cười sang sảng đầy sức trẻ vọng xuống dưới lầu. 

Trong sáng lại tùy hứng. 

Tú bà không dám sơ suất với vị thiếu gia giàu có trong thành này, nhất mực cung kính mời lên tầng, hỏi muốn lấy Tụ Cơ hay Tố Lâm.

Công tử vốn mê sắc, đáp:"Chọn Tụ Cơ, tôi thích phóng khoáng."

Thường thì Lâm Tụ sẽ chịu đựng, nhưng duy lần này y lại khéo thối từ:"Thưa công tử, tôi là Tụ Cơ, chẳng biết nghệ mua vui, càng không tường uế ngữ dân buôn của ngài."

 
Mắt Phòng Tắc sáng lên. 

Ôi Lâm Tụ Lâm Tụ, thanh tú làm sao. Gặp được y hắn hiểu được thế nào là núi mờ sương xanh, nước mây quấn quít, quân tử dung mạo tựa ngọc sáng, thong dong nhàn nhã quãng đường dài.

Tóc búi xuyên một cây trâm, thác đổ những lọn tóc mai, châu ngọc bóng loáng làn da, tục trần đã thoát hồng nhan kiếp người, vốn thân đây nhã thổi hồn trúc xanh.

Phòng Tắc cứ nhìn mãi, bảo với Lâm Tụ:"Tôi không thích kẻ phóng đãng, tôi thích anh."

Lâm Tụ cau mày, toan nói gì đó liền thấy ánh mắt cảnh cáo của tú bà. 

Y chắc chắn vị khách này không dễ chọc vào, bèn quay người mở cửa, thưa:"Mời công tử vào."

Hắn đi vào, rồi đóng cửa, lập tức áo ngoài bị cởi ra trong thoáng chốc.

Y tuân theo chỉ dạy của má trước khi vào lâu, đẩy người tựa lên giường, cởi bỏ từng lớp áo một.

Phòng Tắc ngẩn ngơ.

Mỹ nhân thẳng thắn vậy sao?

"Nào." Y cởi đã hết, nằm ngửa trên giường, nơi ấy ngoan hiền mặc người thưởng thức.

Đây là lần đầu Phòng Tắc làm, tay có hơi cuống, rồi bỗng ngớ ra dù hắn có chòng ghẹo thế nào Lâm Tụ chẳng mảy may phản ứng, biểu cảm thờ ơ, im lặng như không.

Bảo lật mình, nâng chân y liền nghe theo. Mặc cho hắn đã tràn trề máu nóng, dưới đã cứng tới phát đau, Phòng Tắc chả thiết quan hệ với một kẻ trông sống tựa chết đâu.

Sau cùng cũng đành từ bỏ, bảo y mặc quần áo, đàn ông hai họ nói chuyện tí là được.

Y hơi ngạc nhiên, khách lớn tú bà giải quyết không nổi chỉ ném cho y chứ không nhờ Tố Lâm bao giờ.

Cậu ta có chỗ đứng quan trọng tại lầu Phong Nhã, tuy là hoa khôi nhưng chỉ là cái mã, y phụ Tố Lâm xử lý tất thảy cốt để chuộc lại mình. 

Y bị bất lực, dù vào bằng cửa hậu đều không có cảm giác gì, người thường chả ai mua y, song sẽ không dễ dàng bỏ qua cho.

Thừa hay mình bị thế nên thứ gì cũng từng chơi.

Nhưng sướng được một hai lần liền hết hứng. 

Hắn là người đầu tiên chọn hàng mà chả làm gì. 

"Của cậu..." Lâm Tụ khoác áo, nhìn nơi đó cộm lên lớp y bào. 

"Không cần." Phòng Tắc đương độ trai trẻ tràn trề sức sống, rất muốn xả tinh khí ra nhưng vẫn tận lực nhẫn nhịn.

"Anh gảy đàn ca xướng tôi nghe thanh lọc tai xem nào, lát sau lại hành sự tiếp?" Tay hắn siết chặt thành đấm.

Y nghe vậy bèn cầm tỳ bà đàn một khúc nhạc tĩnh lặng tâm hồn.

Nhạc đã hết, tậm trạng hắn đã tốt hơn nhiều, nở nụ cười nói:"Khúc 'Sen khuya' của nhạc giáo phường triều đại trước, từng ba lần xuôi nam chỉ để tìm những bản còn thiếu, nay lại có dịp được nghe anh đàn."

Lâm Tụ vỗ tỳ bà, bình tĩnh mà rằng:"Được mẹ dạy lại cho, nhưng chỉ biết đánh một trên ba phần của 'Sen khuya'."

"À, Tụ Cơ này, tôi có mấy điều về tỳ bà muốn thỉnh giáo anh..."

"Cậu gọi tôi Lâm Tụ là được." Y đặt đàn xuống, ngồi cho đoan trang:"Mời công tử."

"Tôi tên Phòng Tắc."

...

Tình đã nảy nở và rung động tự bao giờ trong kẻ luôn thờ ơ mọi sự, khó gần ngày xưa? 

Có chăng như điều khi mẹ dạy y nấu cơm? 

Bỏ thẳng thức ăn vào nồi nước sôi cũng chỉ chín được mặt ngoài, song nếu nấu nhỏ lửa vật sẽ chín từ ngoài vào trong. 

Đến cùng là hắn tuổi trẻ dễ động lòng hay chính y đã gục ngã trước dịu dàng của Phòng Tắc, cái nào mới là dài lâu.

Giờ truy tìm cũng thật vô nghĩa. 

Những tưởng mười năm không về bản thân có lẽ đã quen nhà ở đâu, nhưng bất tri bất giác y vẫn về được. 

Cái xích đu cũ mẹ tạo vẫn còn đó.

Khóm trúc mẹ trồng vẫn xanh tươi.

Mà y đã mất mẹ rồi.

Mười năm nhà người, một lời tạm biệt còn chưa kịp nói đã mất mẹ rồi.

Lâm Tụ chả muốn nghe lý do lý trấu năm đó Phòng Tắc ém nhẹm tin mẹ mất nữa. 

Dù trở về bị hương thân khinh thì đã sao, đánh thì đã sao, Lâm Tụ vẫn quỳ trước mộ mẹ dập đầu tạ tội bất hiếu.

Khi đó y có giận Phòng Tắc, ba tháng quyết không cho hắn chung giường, hắn giải thích sao cũng kệ.

Mất mẹ là y cơ mà, hắn lắm lời đi nữa cũng không xoa dịu được nỗi đau như cắt này.

Họ cạch mặt chả ai chịu ai, mà đã quyết đứa nào sai trước thì không thể tiếp tục được tha thứ.

Đến cùng Phòng Tắc vẫn mới mười tám, nhỏ hơn Lâm Tụ nhiều tuổi, còn trẻ đã nối gót chân bố, vô cùng tài ba trong làm ăn buôn bán nhưng chuyện tình cảm vẫn chỉ là đứa nhóc.

Hắn dắt nam thiếp về phủ hòng chọc giận y. Phòng lẽ nơi này cuối cùng đã có kẻ dọn vào. 

Có lẽ ngày trước quá mê đắm Lâm Tụ mà đã lỡ bao thú vui, đưa thiếp về nhà như khiến Phòng Tắc thức tỉnh.

Có chăng là hắn còn trẻ, hắn sĩ diện thích quấy phá, cố chấp không nhún nhường nhận tội.

Tam Giác Đường ngày càng thêm nhiều thiếp, mà có khi chả đứa nào nhớ ý nghĩa ba chữ Tam Giáp Đường thế nào, chỉ biết mau chóng dọn vào ở.

Nhưng Lâm Tụ vẫn nhớ như in.

Cửa một, mãi gắn bó yêu thương.

Cửa hai, dầu trăm năm cũng chẳng chia lìa.

Cửa ba, từ rầy về sau, Tụ chính là người nhà họ Phòng, mãi mãi thuộc về Tam Giáp Đường."

Ai đời thê lại nhịn thiếp bao giờ. 

Gió cuốn tin miệng truyền khắp phủ, đầy kẻ mau mắn đi bợ đít người mới được ông chủ cưng sủng, nịnh cho lắm lại sinh tính vênh váo, quên mất thân phận bản thân.

Mà trèo cao ắt ngã đau.

Phòng nào cũng vào nên chẳng ai độc chiếm được sủng ái của hắn.

Thi thoảng y nghĩ lẽ nào lũ thiếp kia là cùng một người.

Được cái số Lâm Tụ đỏ, là người đầu tiên thấu tỏ sớm nhất.

Dù thế vẫn không chống đỡ được khổ đau. 

Căn nhà đã mới hơn hồi xưa ngày mẹ còn, câu đối trên cửa được sơn đỏ, trong vọng ra tiếng khóc trẻ em, tiếng cha mẹ dỗ nín.

Lâm Tụ không ở lại lâu, y không tìm được nơi nào trú chân.

Mèo sắp lả tới nơi. 

Tại Tam Giáp Đường.

Thằng Thuận ra khỏi phòng, lòng nó cáu bỏ mẹ. 

Phòng Tắc không nhớ nổi tên Thuận thiếc gì cả, mặt trông giống chứ nào phải y.

Nay đã ngót nghét ba chục, nhớ lại mười năm xưa dần thấy bản thân gánh đầy tội lỗi.

Ngay tức thì lại viện cớ khỏa lấp mình, nhủ rằng Lâm Tụ trông vợ bé được cưng chiều mà chả buồn giận chắc cũng không yêu gì hắn rồi.

Càng già lại hay nhớ chuyện cũ, nhưng càng nhớ thì lại nhọc lòng.

Hồi tưởng lại, hắn vẫn rõ mình đã lỡ bao điều tốt đẹp của y, những tình cảm bé nhỏ dành riêng y, cảnh hương đêm tân hôn ấy, cùng lời hứa hẹn thương y suốt đời.

Đều tại thằng lẽ kia cứ giục hắn viết hưu thư xem thái độ Lâm Tụ thế nào, thái độ thì chả thấy đâu mà y đã cuốn gói đi bố mất.

Con mèo nhặt từ mười năm trước kia cũng ôm đi luôn.

Con mèo đáng ghét đó còn được y coi trọng hơn là hắn.

Phòng Tắc thở dài.

Hắn đã sai.

Nhất định phải đưa y về nhà.

Họ phải bên nhau dưới mái Tam Giáp Đường chục cái mười năm nữa.

Bỗng bên dinh thự Lâm Tụ ở ồn ào những tiếng tạp nham, Phòng Tắc tưởng y đã về lòng đầy hoan hỉ chạy qua đó.

Song lại chứng kiến một đám gia đinh đi tóm một con mèo, lũ trai thấy hắn ra đây bèn chắp tay thưa:"Thưa ông, con này quá tởm, làm lộn xộn hết đồ trong phòng."

Phòng Tắc ngẩn người, con mèo nhảy lên xà nhà, xoáy sâu nhìn hắn, Phòng Tắc vươn tay, mèo nhào vào lòng, hắn xoa xoa bộ lông bết cứng bùn tro, run rẩy hỏi:"Anh ấy...đâu?"

Mèo ngước nhìn lên, nhảy khỏi tay chạy ra ngoài. Phòng Tắc như hóa điên vội vàng đuổi theo.

Lũ gia đinh theo dấu gào lớn "Ông chủ."

Con kia dừng trước cửa Tam Giáp Đường ngoảnh đầu sang một bên, được một lúc lại chạy mất.

Hắn cứ thế đuổi theo nó suốt đường. 

Nó dừng chân trước lầu Phong Nhã, phe phẩy đuôi meo meo tiếng mời khách lười nhác.

Khách trông thấy liền xua tay đuổi cổ.

Rồi lại chạy.

Hắn lại theo vết.

Liên tục không ngừng nghỉ, con mèo hết ngủ chỗ nọ, dừng chỗ kia. 

Phòng Tắc cũng làm theo mấy hành động đó. Sau rốt thì tới một ngôi miếu đổ nát phía tây thành Khuê.

Hai ngày hai đêm chạy theo nó, đám gia đinh phía sau cung cấp thức ăn thức uống.

Từ Tam Giáp Đường tới Tây thành Khuê mất năm trăm dặm, quãng đường này dù thêm mười năm Lâm Tụ của hắn cũng chả đi nổi.

Ngoài miếu cỏ xiên mặt đất, rạch phá mái ngói gạch tường.

Trong nồng nặc thứ bụi, tượng thần linh nứt đổ.

Trên thảm cỏ khô cạnh tường trong miếu có một cái xác heo hóp thối rữa. 

Nó thối kinh khủng, những vết hoen đỏ tím chằng chịt trên đùi, Phòng Tắc nhận ra đó là Lâm Tụ.

Giòi bọ lúc nhúc trên cái hồng nhan lầu Phong Nhã năm xưa, mùi hôi tử thi vẩn lên át đi hương thơm vốn có của Lâm Tụ.

Hắn đứng đực ra đó, lâu, ho ra máu. Nhìn bãi máu mà run liên hồi, hắn quỳ rạp, kẻ cao chín tấc co quắp lại như đứa trẻ mồ côi, vai run, khóc, như rống, mờ mịt, bất lực.

Mèo vẫn ở bên quan sát.

Một trận gió thổi vào cửa miếu.

Mèo kêu rên, hắn mới ngẩng đầu lên.

Lòng y rơi ra một tấm hưu thư.

Y chưa vứt. 

Vứt sao được.

Đó là món đồ cuối cùng Phòng Tắc tặng cho.

                             Hết.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: