Chương 38
"Người đẹp đi tắm" mất hai ngày cuối cùng cũng hoàn thành. Cậu phấn khởi gọi Chu Viễn tới xem, nhưng Chu Viễn lại đen mặt.
Đây là một bức tranh khá lớn cao một mét rưỡi rộng một mét khiến cho từng nét mực cực kỳ rõ nét. Nửa trên của bức tranh là một vùng đêm tối, ánh sáng duy nhất là ánh trăng trắng tròn. Nửa dưới là nước sông lung linh cùng với một người đàn ông.
Người đàn ông để trần thân trên còn thân dưới của anh ta chìm trong nước. Trên các lớp gợn sóng, có thể thấy vòng eo thon gọn điểm xuyến cơ bụng tám múi và mập mờ đường nhân ngư gợi cảm. Nhìn lên trên là cơ ngực rắn chắc và bờ vai rộng của người đàn ông. Hai xương quai xanh thẳng kéo dài đến vai, tạo ra một phần nhô mạnh mẽ.
Hơn nữa... gương mặt Chu Viễn liền đen như đáy nồi, anh nghiến răng hỏi: "Sao tóc anh dài vậy? Em vẽ anh là nữ à?"
Đúng như Chu Viễn nói, người trong tranh có mái tóc đen xoã dài trên vai và lưng như thác nước. Bởi vì bị ướt nên một vài sợi dính lộn xộn trên mặt, làm tăng thêm chút mềm mại và đẹp đẽ cho các đặc điểm trên gương mặt vốn nghiêm nghị của anh ta.
Chu Viễn là một người hoang dã và hung dữ nên nói mình không chấp nhận, sau đó đè Khưu Bạch xuống đánh mông cậu, chứng tỏ mình là một công hoang dã mạnh mẽ.
Khưu Bạch tức giận nói người đẹp đi tắm phải có tóc dài mới đẹp.
Ngày tháng lặng lẽ trôi qua trong cuộc sống bình dị và hạnh phúc, chớp mắt đã đến tháng Mười.
Vào ngày 21 tháng 10 năm 1977, một quyết định từ báo chí, đài phát thanh, loa phóng thanh sẽ ảnh hưởng đến số phận của vô số người trên khắp đất nước Trung Quốc.
Kỳ thi tuyển sinh đại học đã được tiếp tục!
Mọi người đổ xô báo tin cho nhau, họ khóc vì hạnh phúc, diễu hành ra các đường phố để ăn mừng, ôm nhau khóc.
Các thanh niên tri thức rất chăm chỉ, làm việc vào ban ngày và đọc sách vào ban đêm. Vẫn còn hai tháng nữa là đến kỳ thi đại học nên họ phải nắm bắt từng giây phút để đào sâu thêm những kiến thức đã mù mờ của mình.
Trong bầu không khí này, Khưu Bạch cũng thấy căng thẳng, suốt ngày cậu phải ghi nhớ các công thức đến hoa mắt hoặc là bị các bài toán tra tấn, thỉnh thoảng cũng phải đọc "Hồng bảo thư" khi rảnh rỗi để củng cố kiến thức độc đáo về ngôn ngữ và khuynh hướng tư tưởng của thời đại này.
*Hồng bảo thư: là sách tuyển biên một số câu nói trong trước tác của Mao Trạch Đông
Ngược lại thì Chu Viễn có vẻ thoải mái hơn nhiều, anh đã đọc hết tài liệu ôn tập mà Khưu Bạch mang về, cũng đã nhớ rõ hết. Cho nên ban ngày anh vẫn đi làm như bình thường, ngoại trừ Khưu Bạch và bà nội Chu thì không ai biết Chu Viễn cũng đang chuẩn bị thi đại học.
"Em không học nữa! Em đói rồi!" Khưu Bạch ném sách, nằm ngửa xuống giường lăn lộn hú hét, "Em đói! Em đói! Em muốn ăn thịt!"
Bà nội Chu nghe thấy tiếng động nên cầm muỗng từ ngoài bếp đi vào, "Sao đấy? Đứa nhóc này đói bụng vậy sao? Cơm sắp chín rồi, đang hầm thịt nữa thôi, con đợi một chút nhé!"
Khưu Bạch không ngờ bà nội Chu vào, mặt cậu lập tức đỏ bừng đành phải vùi mình vào chăn.
"Được rồi, bà nội đi rồi." Chu Viễn bất lực kéo cậu dậy, "Nếu em không muốn học thì đừng học nữa."
Khưu Bạch bĩu môi nắm vai Chu Viễn lắc lắc như hổ đói, hung ác nói: "Đưa đầu ngươi cho ta!"
"Cho em! Cho em hết!"
Chu Viễn cúi đầu dụi vào cổ Khưu Bạch, tóc đâm vào làm Khưu Bạch ngứa bật cười, hai người đùa giỡn một hồi.
Lúc đang ăn, đột nhiên bên ngoài có tiếng ồn ào rất lớn, xen lẫn tiếng chửi bới và khóc lóc.
"Có chuyện gì vậy?" Khưu Bạch hỏi.
Bà nội Chu thở dài: "Còn chuyện gì nữa, tại vì kỳ thi đại học đấy, con rể của nhà ông tư Vương sát bên mình hồi đó là thanh niên tri thức đến thôn, lúc đó nó không biết làm việc nên không đủ ăn nên cưới con gái của ông tư Vương rồi ở rể ở đây, bây giờ lại đòi ly hôn để về thành phố. Ông tư Vương không đồng ý, con cái cũng hai tuổi rồi, phụ nữ ly hôn mà còn có con thì sẽ sớm chết trong miệng của hàng xóm ở đây thôi."
"Ôi, người này đúng là không có lương tâm mà, nếu không có ông Vương thì gã ta đã chết đói rồi." Bà nội Chu nói luyên thuyên.
Khưu Bạch khẽ gật đầu, cậu nhớ hồi đó mình có đọc một bài báo, trong mấy năm đầu sau khi kì thi đại học được tiếp tục, đó là giai đoạn cao điểm khi một số lượng lớn thanh niên trí thức quay về thành phố, nhiều người đã có vợ con hoặc chồng ở nông thôn nhưng họ vẫn chọn bỏ gia đình và chạy lên thành phố học đại học.
Họ nóng lòng muốn lột bỏ lớp da vàng bị nhuộm ở nông thôn để ăn mặc ra dáng người thành phố có ăn học như ban đầu.
Họ nghĩ rằng điều họ làm là đang theo đuổi tự do, nhưng những thứ thối rữa từ bên trong đều sẽ bốc mùi bất kể là ở đâu.
Chu Viễn thấy cậu mất tập trung liền gắp một miếng trứng vào bát cậu, "Đừng nghĩ nữa, tập trung ăn đi em."
Cùng lúc đó, gia đình Lý Nhị ở đầu làng bên kia cũng đang xào xáo.
"Cô lại đọc cái gì nhảm nhí nữa đó, cô cũng định ly hôn với tôi giống nhà ông tư Vương đúng không?!"
Lý Nhĩ gầm lên ném cuốn sách toán xuống đất rồi giẫm mấy cái. Sau khi giẫm, gã vẫn thấy khó chịu nên nhặt lên xé ném khắp nhà.
Tô Cẩm hét lên, vồ tới xô xát với Lý Nhĩ: "Mày dám xé sách tao! Sao mày xé sách tao!"
Lý Nhị hất tay đẩy cô ngã dưới đất, chỉ vào cô mắng: "Tại tao là chồng mày! Tao không cho mày đọc thì mày không được đụng vô! Trong nhà này chỉ có tao được quyền quyết định!"
Gã gầm thét đến mức mặt mũi đỏ bừng, cha mẹ nhà Lý ở phòng khác cũng tới.
"Con trai, chuyện gì um xùm vậy?"
"Tô Cẩm định ly dị với con!" Lý Nhị lên tiếng trước.
"Không, tôi không muốn ly hôn! Là anh ta xé sách của tôi!" Tô Cẩm vội vàng biện hộ.
Mẹ Lý bước vào, ngay khi thấy những mảnh giấy vụn dưới đất, bà hiểu ngay câu chuyện. Gương mặt già nua của bà trầm xuống, mí mắt chảy xệ của bà càng thêm ảm đạm và đê tiện.
"Từ đầu tôi đã biết là cô không chịu ở yên rồi, nếu không phải vì cái mặt của cô thì cô tưởng tôi sẽ cho con trai tôi cưới con điếm như cô sao?"
Mẹ Lý mắng không tiếc lời, nước bọt phun lên mặt Tô Cẩm. "Cô còn muốn thi đại học hả? Cô nghĩ tôi sẽ cho cô đi để thoát khỏi con trai tôi à? Tốt nhất là bây giờ cô sinh một thằng con trai cho cái nhà này thì mới nghĩ được cảnh sống tốt!"
Sau khi nói xong, bà nhặt những mảnh giấy dưới đất lên rồi mang đến bếp lửa đốt rồi đẩy Tô Cẩm: "Cô ở đây nhóm lửa nấu cơm đi, một lát nữa tôi vào mà chưa thấy xong thì cô coi chừng!"
Mùa đông năm 1977 là một mùa đông đặc biệt.
Đây là kỳ thi đại học đầu tiên và duy nhất trong lịch sử được tổ chức vào mùa đông, với 5,7 triệu thí sinh đến từ các cánh đồng, nhà máy, trường học, trại quân đội... Họ cùng nhau đi về phía phòng thi đại học, nơi đã đóng cửa suốt mười năm.
Đây cũng là kỳ thi tuyển sinh đại học cạnh tranh nhất, 5,7 triệu người chỉ nhận 270.000 người, bao gồm cha con, thầy trò, anh chị em, họ thi đấu trên cùng một sân trường, dốc hết sức mình vì hoài bão không thể xóa nhòa trong lòng.
Biết bao nhiêu người đã đọc thơ, đọc sách nhưng lại bị mắc kẹt trong những ruộng đồng, biết bao nhiêu người trung thành phục vụ đất nước nhưng dừng lại ở ngưỡng cửa đại học vì vấn đề sáng tác. Việc khôi phục hệ thống thi tuyển sinh đại học tượng trưng cho việc xây dựng lại sự công bằng và chính đáng của xã hội, là bước ngoặt của đất nước đối với thời đại và nhóm lên tia sáng hy vọng cho tất cả học sinh.
Kể từ đó, bánh xe của kỳ thi đại học, vốn đã trì trệ suốt chục năm đã bắt đầu lại, tiếp thêm ngọn lửa của hàng ngàn thanh niên tri thức và truyền thêm sức sống mới cho đất nước mới thức tỉnh.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top