DLTK DLTK DLTK
Đề 1
Câu 1: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam ?
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, là vị lãnh tụ của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam. Quá trình hoạt động của Người trong suốt những năm đầu của thế kỷ XX đã đóng vai trò quyết định đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam ( 3/2/1930).
4.1). Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc ( 1911 – 1920).
- Sau những thất bại liên tiếp của các phong trào yêu nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XX, trước sự bế tắc của các sĩ phu yêu nước Việt Nam, Người thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành rất trăn trở về cong đường cứư nước giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành với tên là Nguyễn Văn Ba đã rời bên cảng Nhà Rồng ra đi tìm con đường cứu nước mới để giải phóng cho dân tộc. Người đã không đi sang phương Đông như con đường của các sĩ phu yêu nước trước đây, mà Người quyết định đi sang phương Tây để tìm con đường cứu nước mới giải phóng cho dân tộc. Sở dĩ người quyết định đi sang phương Tây là vì: như sau này Người nói lại: “Muốn đánh đuổi được kẻ thù thì phỉa có sự hiểu biết về kẻ thù đó”, và người cũng muốn tìm hiểu xem cái khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái, của cách mạng Pháp nó được thực hiện như thế nào ở nước Pháp.
- Sau nhiều năm bô ba khắp năm châu bốn biển, Người đã tìm hiểu và khảo sát các cuộc cách mạng điểm hình trên thế giới như: Cách mạng tư sản Mỹ ( 1776), cách mạng Pháp ( 1789), Ngươid đánh giá các tư tưởng tự do, bình đẳng bác ái, của các cuộc cách mạng này, nhưng người cũng nhận thức rõ những hạn chế của các cuộc cách mạng này là “chưa đến nơi” vì quần chúng nhân dân vẫn đói khổ. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng tư sản không thể mang lại độc lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân các nước nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng.
- Năm 1917 cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 – Nga nổ ra và thành công vơi sự nhạy cảm chính trị đặc biệt, Nguyễn Ái Quốc hướng đến ánh sáng của cuộc cách mạng này và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của cuộc cách mạng vĩ đại đó.
- Năm 1919 Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội Nghị Vecxay của các nước đế quốc thắng trận sau thế chiến thứ nhất, Bản yêu sách 8 điểm đòi các quyền tự do dân chủ và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách đó đã không được các nước đế quốc chú ý đến nhưng nó đã gây được tiếng vang lớn đối với công luận Pháp. Qua sự kiện này Người đã rút ra cho mình một kết luận quan trọng: muôn giải phóng được dân tộc mình thì phải dựa vào sức mình là chính.
- Tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đã được đọc bản sơ thảo lần thư nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin đăng trên báp Nhân đạo. Người đã tìm thấy trong Luận cương của Lê nin lời giải đáp về con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam.
- Tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp họp ở ( Tua – 12/1920), Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan trong trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, Người đã chuyển từ lập trường của chủ nghĩa yêu nước sang lập trường của chủ nghĩa cộng sản và tìm thấy con đường cứu nuớc đúng đắn, đó là con đường giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản.
4.2). Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ( 1920 – 1930).
- Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc Nguyễn Ái Quốc đã ra sức hoạt động để dần dần truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin và nhứng tư tương của cách mạng tháng 10 – nga về nước.
+ Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, thành lập : Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari, Hội xuất bản từ báo Người cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm và chủ bút. Trong thời gian này người còn viết nhiều bài đăng trên các báo: Nhân đạo ( của Đảng cộng sản Pháp), Đời sống công nhân ( của Tông liên đoàn Lao đông Pháp), đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân pháp… Những sách báo này đã đuợc bí mật truyền về nước để những người yêu nước Việt Nam đọc và qua đó họ bản chất của chủ nghĩa đế quốc nói chung và của Thực dân Pháp nói riêng, hiểu được những tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê nin và cách mạng tháng - 10 Nga. Góp phần giác ngộ các tầng lớp nhân dân yêu nước.
+ Tháng 6/1923 Nguyễn Ái Quốc đã rời Pháp đến Liên Xô để tham dự Hội nghị Quốc tế nông dân ( 10/1923). Sau đó, Người đã ở lại Liên Xô một thời gian để vừa nghiên cứu học tập, làm việc ở Quốc tế cộng sản, viết bài cho báo Sự thật ( của Đảng cộng sản Liên Xô), tạp chí Thư tin quốc tế.
- Ngày 11/11/1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Chấu ( Trung Quốc) để hoạt động chuẩn bị về chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Tháng 6/1925 tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên với hạt nhân là Cộng sản đoàn, Hội xuất bản tuần báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận . Đây là một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Từ năm 1925 – 1927 Nguyễn Ái Quốc đã mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu để đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam, Người vừa là người tổ chức lớp vừa là giảng viên, kiêm phiên dịch của lớp. Sau các khoá học một số học viên được tuyển chon và gửi đi học ở trường ĐH Phương Đông (Liên Xô), một số được gửi đi học ở ĐH Hoàng Phố ( TQ), còn phần lớn được đưa về nuớc để truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tuyên truyền chuẩn bị thành lập Đảng.
+ Đầu năm 1927 các bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ tại Quảng Chấu đã được xuất bản thành cuốn sách Đường kách mệnh. Trong cuốn sách này Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra những phương hướng cơ bản về chiến lược, sách luợc của cách mạng giải phóng dâ tộc Việt Nam. Như vậy “Đường kách mệnh” chính là sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam của Nguyến Ái Quốc.
4.3). Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ( 3/2/1930).
- Nhờ những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỷ XX mà phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam phát triển mạnh mẽ từ tự phát sang tự giác, nhất là vào nhứng năm 1929 – 1930. Sau một thời gian hoạt động hiệu quả tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên dần dần mất vai trò lịch sử. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1929 – 1930 đòi hỏi phải có một Đảng tiên phong lãnh đạo cách mạng mới phù hợp. Để đáp ứng yêu cầu đó. Từ giữa đến cuối năm 1929 ở nước ta đã ra đời 3 tổ chức cộng sản:
+ Đông Dương cộng sản Đảng ( 17/6/1929) ở Bắc kỳ.
+ An Nam cộng sản Đảng ( 7/1929) ở Nam kỳ.
+ Đông Dương cộng sản liên đoàn ( 9/1929) Trung kỳ.
Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản nói trên đánh dấu sự phát triển vượt bậc của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động 3 tổ chức Đảng này lại có sự phân tán, chia rẽ, tranh giành quần chúng lẫn nhau, gây ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng.
- Trước tình hình đó Quốc tế công sản đã gửi thư cho những người cách mạng ở Đông Dương kêu gọi thành lập một Đảng cộng sản duy nhất. Quốc tế công sản đã uỷ nhiệm cho Nguyến Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế cộng sản tiến hành triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Đông Dương thành một Đảng duy nhất.
+ Ngày 23/12/1929 Nguyễn Ái Quốc đã từ Thái Lan đến Thượng Hải (TQ), Người đã gửi thư về nuớc mời các đại biểu của các tổ chức cộng sản tới Huơng Cảng (TQ) để họp hội nghị hợp nhất Đảng. Từ ngày 3 – 7/2/1930 Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long – Hương Cảng ( Trung Quôc) do Nguyến Ái Quốc chủ trì, Sau 5 ngày làm việc khẩn trương các Đại biểu đã thảo luận và hoàn toàn nhất trí hợp nhất thành một Đảng lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930).
+ Nguyễn Ái Quốc đã soạn thảo Chính cương văn tắt – Sách lược văn tắt và điều lệ tóm tắt của Đảng. Những văn kiện này đã chính thức được thông qua tại Đại hội thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930) và trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta. Với sự ra đời của Đảng và Cương lĩnh chính trị đứng đắn của riêng mình. Đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Mịnh đã lành đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, mà tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945, lập ra nuớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ( 2/9/1945).
→ Như vậy, với sụ trình bày nói trên đã cho chúng ta thấy đuợc vai trò quyết định của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam ( 3/2/1930), đặc biệt là những sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức của Người trong những năm 20 của thế kỷ XX cho sự ra đời của Đảng. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, người là lãnh tụ của Đảng, của phong trào công nhân và của cả dân tộc Việt Nam.
Câu 2: Phân tích đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kì trước đổi mới.Theo anh chị qua việc nghiên cứu đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho quá trình thực hiện CNH - HDH ở Việt Nam hiện nay.
Đề 2:
Câu 1: Phân tích những nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua tại hội nghị thành lập ĐCSVN
Câu 2: Phân tích chủ trương "hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ & công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ mội trường. Thực trạng giả quyết chủ trương mày ở VN
Đề 3
Câu 1:Nêu cơ sở và phân tích chủ trương đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của ĐCSVN. Sinh viên hiện nay cần phải làm gì để phát huy tốt chủ trương đó
Câu 2:Phân tích chủ trương xây dựng Mặt trận dân tộc à các tổ chức chính trị-xã hội trong thời kỳ hiện nay của Đảng. Anh(chị) hãy nêu ra các giải pháp cụ thể để tăng cừơng vai trò của Mặt trận dân tộc cũng như các tổ chức chính trị-xã hội
Đề 4
Câu 1: Trong hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7-1936 Đảng ta lại đưa ra chủ trương đấu tranh mới? Phân tích chủ trương đó.
Câu 2: Tại sao ở nước ta hiện nay CNH gắn với HDH và CNH, HDH lại gắn với phát triển kinh tế tri thức. Theo Anh (chị) cần làm gì để phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay.
Đề 5
Câu 1: Phân tích nhận thức mới của Đảng về mỗi liên hệ giữa 2 nhiệm vụ dân tộc và dân chủ ( phản đế và điền địa). Ý nghĩa của nhận thức đó
Câu 2: Phân tích quan điểm " Hoàn thiện thể chế đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường " trong thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam. Nêu thực trạng thực hiện quan điểm trên
Đề 6
Câu 1: Phân tích nội dung chuyển hướng chiến lược 39-45 ? Tại sao đặt mục tiêu giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Câu 2: CNH-HĐH ở VN chú trọng yếu tố nguồn nhân lực là yếu tố căn bản và bền vững ? Liên hệ ở VN.
Đề 7
Câu 1:Phân tích chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" của ban Thường vụ TW Đảng (12-3-1945).Ý nghĩa của chỉ thị trên đối với CM tháng 8.
Câu 2:Phân tích nội dung chủ trương xây dựng hệ thống Chính Trị thời kì trước đổi mới (1975-1989) của Đảng.Theo anh chị thành công lớn nhất của quá trình thực hiện chủ trương đó là gì? Tại sao?
Đề 8:
Câu1: Phân tích nội dung Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Đảng ngày 25.11.1945. Tại sao trong chỉ thị đó, Đảng ta lại xác định " Xây dựng và bảo vệ chính quyền" là nhiệm vụ quan trọng nhất.
Câu2: Nói " Phát triển kinh tế thị trường ở VN là tất yếu khách quan" , vì sao? Theo anh, chị thì đặc trưng cơ bản nhất của nền kinh tế thị trưởng đinh hướng XHCN ở ViệtNam là gì?
Đề 9 :
Câu1: Phân tích nội dung Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1945- 1950. Ý nghĩa của Đường lối đó.
Câu2: Nêu sự thay đổi cơ cấu công nghiệp,nông nghiệp, dịch vụ trong thời kỳ CNH, HDH hiện nay ở VN. Đẩy mạnh ngành Thương Mại có tác dụng gì đến CNH, HDH.
Đề 10 :
Câu1: Phân tích phương châm kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính ? Ý nghĩa của phương châm
Câu2: Phân tích cơ sở hình thành hệ thống chính trị ở Việt Nam. Liên hệ ở VN
Đề 11:
Câu 1: Về nghị quyết 15. Ý nghĩa. Tại sao Đảng ta xác định con đường giải phong trong thời kì này là bạo động vũ trang theo hình thức tổng khởi nghĩa như CM T8.
Câu 2: Phân tích định nghĩa CNH-HDH của đại hội VII. Hội nhập quôc tế sâu rộng có ý nghĩa gì tới quá trình CNH-HDH ở Việt Nam
Đề 12
Câu 1: Phân tích nội dung cơ bản của nghị quyết 12 khoá 3(12/1965) . Tại sao tại nghị quyết Đảng ta xác định mặc dù đế quốc Mĩ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh nhưng tương quan lực lượng giữa ta và địch không có gì lớn. Ý nghĩa thực tiễn của nhận định trên.
Câu 2: Phân tích chủ trương của đảng về xây dựng nhà nước trong hệ thống chính trị thời kì đổi mới ? Để tăng cường vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị cần có những giải pháp cơ bản gì ?
Đề 13:
Câu 1:
Phân tích nội dung đổi mới tư duy của Đảng về CNH từ đại hội VI đến đại hội VII. Ý nghĩa của việc thay đổi tư duy đối với công cuộc CNH- HDH đất nước hiện nay.
Câu 2:
Phân tích hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối đối ngoại của Đảng trong giai đoạn 1975 - 1985.
Đề 14:
Câu 1:
Tại sao nói phát triển khoa học công nghệ là nền tảng và động lực của CNH, HDH ở Việt Nam.Việt nam cần làm gì để phát triển khoa học công nghệ ?
Câu 2:
Quan điểm của đảng về nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Là sinh viên chúng ta cần làm gì ?
Đề 15:
Câu 1: Vì sao xóa bỏ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp trong chính sách của đảng tại Đại hội 6 là yếu tố cần thiết và cấp bách ? Hiện nay cơ chế đó đã được xóa bỏ triệt để chưa, vì sao?
Câu 2: Hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới?
Hoàn cảnh lịch sử:
Tình hình TG 198x:
- C/m KHCN (đặc biệt CNTT) phát triển mạnh mẽ -> tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống của các quốc gia dân tộc.
- Các nước XHCN lâm vào khủng hoảng sâu xắc. Đầu 1990, chế độ XHCN LX sụp đ. Trật tự thế giới 2 cực -> trật tự thế giới mới.
- Xu thế chung của TG: hòa bình hợp tác và phát triển. Các QG, tổ chức, lực lượng chính trị điều chỉnh đối nội, đối ngoại cho phù hợp xu thế.
- Chạy đua kinh tế -> đổi mới tư duy đối ngoại (đbiet các nc dang pt) -> đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; tang cường lien kết => tranh thủ vốn, kỹ thuật, CN, mở rộng thị trường, học tập kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh.
- Đổi mới tư duy về sức mạnh, vị thế quốc gia. (Quân sự -> kinh tế)
Xu thế toàn cầu hóa và tác động của nó:
- Toàn cầu hóa: LLSX + Quan hệ KT QT vượt rào cản biên giới => toàn cầu trong lĩnh vực (hàng hóa, vốn, tiền tệ, thong tin, ….) .=> phân công lao động QT => mạng lươics quan hệ đa chiều.
- Tác động: tích cực: thị trường mở rộng -> trao đổi tang mạng => thúc đẩy sản xuất; KHCN, vốn, kinh nghiệm => lợi ích đôi bên.; tang tính tùy thuộc lẫn nhau => môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
- nhiều bất ổn (hạt nhân, tranh chấp lãnh hải biển Đông, tang cương vũ trang, ..), tuy nhiên tiềm lực lớn và năng động về phát triển kinh tế => xu hướng hội nhập pt mạnh.
Yêu cầu và nhiệm vụ C/m VN
-Bao vây, chống phá của thế lực thù địch (nửa cuối thập kỷ 1970) => căng thẳng, mất ổn định khu vực => cản trở phát triển, khủng hoảng KT-XH; mở rộng quan hệ, phá thế bị bao vậy, giải tỏa đối đầu, hợp tác là cấp thiêt, cấp bách.
Hậu quả chiến tranh => kinh tế khủng hoảng => nguồn lực trong nước + nguồn lực quốc tế
Nội dung:
(SGK)
Đề 16
Câu 1:Sự thay đổi tư duy của đảng về kinh tế thị trường trong đại hội 9 đến đại hội 10 có những nội dung cơ bản nào?
Câu 2:Các quan điểm giải quyết vấn đề xã hội trong công cuộc đổi mới tư duy của Đảng hiện nay.Thực hiện giải quyết quan điểm kết hợp mục tiêu chính trị với mục tiêu xã hội ở Việt Nam như thế nào?
Đề 17
Câu 1: Trong luận cương chính trị 10/1930 có nói thổ địa cách mạng là cái cốt của tư sản dân quyền cách mạng vậy nó có phù hợp với thực tiễn Việt Nam hay không ?
Câu 2:Mục tiêu và quan điểm của Đảng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Đề 18
Câu 1: Vai trò, vị trí của Đảng trong hệ thống chính trị ? Yêu cầu của việc xây dựng Đảng trong đổi mới hệ thống chính trị ?
Hệ thống chính trị được vận hành theo cơ chế: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Đảng vừa là một bộ phận của hệ thống chính trị, vừa là “hạt nhân” lãnh đạo của hệ thống ấy, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
Đảng Cộng sản cầm quyền là Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không làm thay Nhà nước. Đảng quan tâm xây dựng củng cố Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, phát huy vai trò của các thành tố này trong quản lý, điều hành xã hội. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, đổi mới kinh tế.
Vai trò:
- Cương lĩnh 1991: “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lien hệ mật thiết với nhân dân, chịu cự giám sát của nhân dân, hành động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
- Điều 4 Hiến pháp (1992, sửa đổi): “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
- Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng.
- Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể chế hoá cụ thể bằng pháp luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình cụ thể. Vì vậy, Đảng luôn quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước và bộ máy của Nhà nước, đồng thời kiểm tra việc Nhà nước thực hiện các Nghị quyết của Đảng.
- Đảng lãnh đạo xã hội thông qua hệ thống tổ chức Đảng các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ bằng việc xác định đường lối, chính sách cán bộ, lựa chọn, bố trí, giới thiệu cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và các đoàn thể quần chúng và các tổ chức chính trị - xã hội.
- Ngoài ra, Đảng lãnh đạo bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục và nêu gương, làm công tác vận động quần chúng, lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ...
Câu 2: Những vấn đề xã hội bức xúc được nêu ra trong Đại Hội X ? Thực trạng của vấn đề giải quyết lao động việc làm hiện nay ?
Những vấn đề xã hội bức xúc theo quan điểm đại hội 10 của Đảng: - Việc xây dựng nếp sống văn hoá chưa được coi trọng đúng mức. Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ. Quản lý nhà nước về văn hoá còn nhiều sơ hở, yếu kém. Đấu tranh ngăn ngừa văn hoá phẩm độc hại chưa được chú ý đầy đủ, còn nhiều yếu điểm, bất cập.
- Thành tựu xoá đói, giảm nghèo chưa thật vững chắc. Số hộ nghèo và tái nghèo ở một số vùng còn lớn, tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao. Đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên tai còn nhiều khó khăn; nhiều vùng dân tộc thiểu số có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn so với bình quân cả nước. Một số chính sách trợ giúp người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo chưa được tổ chức thực hiện tốt.
- Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân còn nhiều bất cập. Hệ thống y tế chậm đổi mới, chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân; điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Bệnh dịch HIV/AIDS tiếp tục gia tăng. Đầu tư của Nhà nước và huy động nguồn lực xã hội cho phát triển y tế chưa đáp ứng yêu cầu và hiệu quả chưa cao. Quản lý hoạt động khám, chữa bệnh và hành nghề y, dược tư nhân kém hiệu quả. Năng lực sản xuất và cung ứng thuốc còn yếu; quản lý thị trường thuốc chữa bệnh có nhiều thiếu sót. Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ. Chính sách đào tạo và sử dụng cán bộ y tế còn nhiều bất cập; đội ngũ cán bộ y tế thiếu và yếu, cơ cấu bất hợp lý; những việc làm vi phạm đạo đức nghề nghiệp chậm được khắc phục.
- Một số tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Cuộc đấu tranh chống các thói hư tật xấu thiếu các biện pháp đồng bộ và chưa tạo được chuyển biến rõ nét; tệ ma tuý, mại dâm còn diễn biến phức tạp.
- Tội phạm có tổ chức và tội phạm liên quan đến ma tuý có chiều hướng gia tăng.
Việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông chưa tốt, thiếu đồng bộ, tai nạn giao thông vẫn còn nghiêm trọng, ý thức chấp hành pháp luật giao thông trong xã hội rất kém, quản lý nhà nước còn nhiều bất cập.
- Chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp, nhiều vấn đề hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục.
+ Chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém; khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên ít được bồi dưỡng, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên còn yếu. Chương trình, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng nề, chưa thật phù hợp.
Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa cân đối với giáo dục trung học phổ thông. Đào tạo nghề còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
+ Việc xã hội hoá giáo dục được thực hiện chậm, thiếu đồng bộ. Công tác giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, chất lượng thấp. Chưa quan tâm đúng mức phát triển giáo dục và đào tạo ở đồng bằng sông Cửu Long, để giáo dục và đào tạo của vùng này tụt hậu kéo dài so với các vùng trong cả nước.
+ Công tác quản lý giáo dục, đào tạo chậm đổi mới và còn nhiều bất cập. Thanh tra giáo dục còn nhiều yếu kém; những hiện tượng tiêu cực, như bệnh thành tích, thiếu trung thực trong đánh giá kết quả giáo dục, trong học tập, tuyển sinh, thi cử, cấp bằng và tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan kéo dài, chậm được khắc phục.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top