DLTK 5
Đề 5
Câu 1: Phân tích nhận thức mới của Đảng về mỗi liên hệ giữa 2 nhiệm vụ dân tộc và dân chủ ( phản đế và điền địa). Ý nghĩa của nhận thức đó
*Hoàn cảnh:
- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản thêm gay gắt và phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao.
- Một số nước đi vào con đường phát xít hoá: dùng bạo lực để đàn áp phong trào đấu tranh trong nước và ráo riết chạy đua vũ trang phát động chiến tranh thế giới mới. Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức, Ý, Nhật, chúng liên kết với nhau lập ra phe “Trục”, tuyên bố chống Quốc tế Cộng sản và phát động chiến tranh chia lại thế giới. Nguy cơ phát xít và chiến tranh thế giới đe doạ nghiêm trọng nền hoà bình và an ninh quốc tế.
- Đại hội VII Quốc tế Cộng sản họp tại Matxcơva (7-1935) xác định:
+ Kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít.
+ Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành chính quyền mà là chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, hoà bình và cải thiện đời sống.
+ Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, vấn đề lập Mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt.
Tình hình trong nước:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương ra sức vơ vét, bóc lột và khủng bố phong trào đấu tranh của nhân dân làm cho bầu không khí chính trị trở nên ngột ngạt, yêu cầu có những cải cách dân chủ.
* Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ:
Trước những biến chuyển của tình hình trong nước và thế giới, đặc biệt dưới ánh sáng của chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản, trong những năm 1936 –1939, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã họp hội nghị lần thứ hai (7/1936), lần thứ 3 (3/1937), lần thứ 4 (9/1937) và lần thứ 5 (3/1938)… đề ra những chủ trương mới về chính trị, tổ chức và hình thức đấu tranh mới phù hợp với tình hình cách mạng nước ta.
Trong khi đề ra chủ trương mới để lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh nhằm thực hiện các quyền dân chủ dân sinh, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đặt vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa rong cách mạng Đông Dương. Trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới công bố tháng 10.1936, Đảng đã nêu một quan điểm mới: “Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa là không thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng”. Vì ằng, tùy hoàn cảnh hiện thực bắt buộc, nếu nhiệm vụ chống đế quốc là cần kíp cho úc hiện thời, còn vấn đề giải quyết điền địa tuy quan trọng nhưng chưa phải trực iếp bắt buộc, thì có thể trước tập trung đánh đổ đế quốc rồi sau mới giải quyết vấn đề điền địa.
Nhưng cũng có khi vấn đề điền địa và phản đế phải liên tiếp giải quyết, vấn đề này giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích của cuộc vận động. Nghĩa là, cuộc phản đế phát triển tới trình độ võ trang tranh đấu kịch liệt, đồng thời, vì muốn tăng thêm ực lượng tranh đấu chống đế quốc, cần phải phát triển cuộc cách mạng điền địa. “Nói tóm lại, nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng”.
Đây là nhận thức mới của Ban chấp hành Trung ương, nó phù hợp với tinh thần trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và bước đầu khắc phục những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930. Tuy nhiên trong hoàn cảnh thời kì này nêu lên nv giải phóng dân tộc chưa có thể đặt ra 1 cách trực tiếp
Câu 2: Phân tích quan điểm " Hoàn thiện thể chế đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường " trong thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam. Nêu thực trạng thực hiện quan điểm trên
Hoàn thiện thể chế về giá, cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh. Hoàn thiện khung pháp lý cho ký kết và thực hiện hợp đồng. Đồng thời hoàn thiện cơ chế giám sát, điều tiết thị trường và xúc tiến thương mại, đầu tư và giải quyết tranh chấp phù hợp với kinh tế thị trường và cam kết quốc tế. Đa dạng hóa các loại thị trường hàng hóa và dịch vụ theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển thị trường dịch vụ. Tự do hóa thương mại và đầu tư phù hợp cam kết quốc tế. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa vệ sinh an toàn thực phẩm, môi
trường và tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa, dịch vụ và xử lý sai phạm. Phát huy tốt vai trò điều hành thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa kiểm soát lạm phát và từng bước mở rộng thị trường tín dụng, các dịch vụ ngân hàng cho phù hợp với cam kết quốc tế.
- Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách cho hoạt động và phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán, tăng tính minh bạch, chống các giao dịch phi pháp, các hành vi rửa tiền, nhiễu loạn thị trường. Tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm bảo hiểm, thực hiện lộ trình mở cửa thị trường bảo hiểm theo cam kết hội nhập quốc tế; hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để các quyền tự về đất đai và bất động sản vận động theo cơ chế thị trường; hoàn thiện luật pháp, chính sách về tiền lương, tiền công trong đó tiền lương phải được coi là giá cả của sức lao động hình thành theo quy luật thị trường, dựa trên cung cầu về sức lao động.
- Xây dựng đồng bộ luật pháp, cơ chế, chính sách quản lý, hỗ trợ các tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ phù hợp với cơ chế thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý thị trường công nghệ. Nhà nước tăng đầu tư và đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa cho các ngành giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao. Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, tiêu chí về các hoạt động dịch vụ này, tăng cường quản lý nhà nước để hạn chế các mặt trái của cơ chế thị trường đối với các hoạt động dịch vụ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top