DLTK 12

Đề 12

Câu 1: Phân tích nội dung cơ bản của nghị quyết 12 khoá 3(12/1965) . Tại sao tại nghị quyết Đảng ta xác định mặc dù đế quốc Mĩ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh nhưng tương quan lực lượng giữa ta và địch không có gì lớn. Ý nghĩa thực tiễn của nhận định trên.

          Quá trình hình thành và nội dung cơ bản đường lối:

Khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, các hội nghị của Bộ Chính trị đầu năm 1961  và đầu năm 1962 đã  nêu chủ trương giữ vững  và  phát  triển  thế  tiến  công  mà  ta  đã  giành  được  sau  cuộc  “đồng  khởi”  năm 1960,  đưa  cách  mạng  miền  Nam  từ  khởi  nghĩa  từng  phần  phát  triển  thành  chiến tranh cách mạng trên quy mô toàn miền. Bộ Chính trị chủ trương kết hợp khởi nghĩa vũ  trang  của  quần  chúng  với  chiến  tranh  cách  mạng,  giữ  vững  và  đẩy  mạnh  đấu tranh  chính  trị  đồng  thời  phát  triển  đấu  tranh  vũ  trang  nhanh  lên  một  bước  mới, ngang  tầm  với  đấu  tranh  chính  trị.  Thực  hiện  kết  hợp  đấu  tranh  quân  sự  với  đấu tranh chính trị song song, đẩy mạnh đánh địch bằng 3 mũi giáp công (quân sự, chính trị, binh vận). Vận dụng phương châm đấu tranh phù hợp với đặc điểm từng vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng, thành thị).

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 9 (11/1963) ngoài việc xác định đúng đắn quan điểm quốc tế, hướng hoạt động đối ngoại vào việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để đánh Mỹ và thắng Mỹ, hội nghị còn quyết định nhiều vấn đề  quan  trọng  về  cách  mạng  miền  Nam.  Hội  nghị  tiếp  tục  khẳng  định  đấu  tranh chính trị, đấu tranh vũ trang đi đôi, cả hai đều có vai trò quyết định cơ bản đồng thời nhấn mạnh yêu cầu mới của đấu tranh vũ trang. Đối với miền Bắc, hội nghị tiếp tục xác định trách nhiệm là căn cứ địa, hậu phương đối với cách mạng miền Nam, đồng thời nâng cao cảnh giác, triển khai mọi mặt sẵn sàng đối phó với âm mưu đánh phá của địch.

Trước hành động gây “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, tiến hành chiến tranh phá hoại ra miền Bắc của đế quốc Mỹ, hội nghị Trung ương lần thứ 12 (12/1965) đã tập trung đánh giá tình hình và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên cả nước và đưa ra nghị quyết có nội dung cơ bản như sau:

-         Về nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: Trung ương Đảng cho rằng cuộc “chiến tranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam vẫn là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại và bị động cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn về chiến lược.Từ sự phân tích và nhận định đó, Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong cả nước, coi chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam chí Bắc.

-         Quyết  tâm  và  mục  tiêu  chiến  lược: Nêu cao  khẩu  hiệu “Quyết  tâm  đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của  đế  quốc  Mỹ  trong  bất  kỳ  tình  huống  nào,  để  bảo  vệ  miền  Bắc,  giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”.

 -        Phương châm chỉ đạo chiến lược: tiếp tục và đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh cục bộ của  Mỹ ở  miền Nam, đồng thời phát động chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Thực hiện kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh, cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng của cả 2 miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam.

-         Tư  tưởng  chỉ  đạo  và  phương  châm  đấu  tranh  ở  miền  Nam:  giữ vững  và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công. “Tiếp tục kiên trì phương châm đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị,  triệt  để  vận  dụng  3  mũi  giáp  công”, đánh  địch  trên  cả  3  vùng  chiến lược. Trong giai đoạn hiện nay, đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ một vị trí ngày càng quan trọng.

-         Tư  tưởng  chiến  lược đối  với miền  Bắc: chuyển  hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức  người sức của ở  mức cao nhất để chi  viện cho cuộc  chiến  tranh  giải  phóng  miền  Nam,  đồng  thời  tích  cực  chuẩn  bị  đề phòng để đánh thắng địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng “chiến tranh cục bộ” ra cả nước.

-         Nhiệm  vụ  và  mối  quan  hệ  giữa  cuộc  chiến  đấu  ở  hai  miền:  trong  cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân cả nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước vì miền  Bắc  xã  hội  chủ  nghĩa  là  hậu  phương  vững  chắc  trong  cuộc  chiến tranh chống Mỹ. Phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở  miền Bắc  và  ra sức tăng cường lực  lượng  miền Bắc  về  mọi  mặt  nhằm đảm bảo chi viện đắc lực cho miền Nam càng đánh càng mạnh. Hai nhiệm vụ trên đây không tách rời nhau mà mật thiết gắn bó với nhau. Khẩu hiệu chung của  nhân dân cả  nước  lúc  này là: “Tất  cả  để  đánh  thắng  giặc  Mỹ xâm lược”.

Ý nghĩa của đường lối:

Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng được đề ra tại các hội nghị Trung ương lần thứ 11 và 12 có ý nghĩa hết sức quan trọng:

-         Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần độc lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.

-         Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ 2 chiến lược cách mạng trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế.

-         Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

          Mặc dù đế quốc Mĩ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh nhưng tương quan lực lượng giữa ta và địch không có gì lớn bởi vì:

          - CM miền Nam VN có sự phát triển về thế & lực đặc biệt là trong chống chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ thế trận chiến tranh nhân dân đã hình thành.

          - Mỹ đưa quân vào miền Nam hòng cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn.

          - Đưa quân vào miền Nam thì phải rải rác trên toàn miền Nam để đối phó với từng địa phương ở nước ta.

-        CM miền Nam giữ và phát triển thế tiến công để đánh bại chiến tranh cục

bộ trong thời gian ngắn nhất.

+ Với CM miền Bắc: Đảng chủ trương chuyển hướng xây dựng kinh tế, đảm bảo tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc miền Bắc CNXH, động viên sức người, sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng đánh bại địch nếu chúng liều lĩnh mở rộng chiến tranh cục bộ ra cả nước. 

VD: Thắng lợi mùa khô 1966, 1967

=> Mỹ thừa nhận thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ, rút quân viễn chinh ra khỏi MN, ngồi vào bàn đàm phán Pari về việc chấm dứt chiến tranh ở VN.

* Mặc dù chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ gây ra nhưng sự nghiệp xây dựng CNXH vẫn có thể phát triển được vì miền Bắc vẫn trong tình trạng sx nhỏ, manh mún, phân tán.

* Miền Bắc vẫn là hậu phương lớn vẫn giữ vai trò quyết định đối với TL của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

* Miền Bắc tăng cường chi viện cho CM miền Nam, giúp đỡ CM Lào và Campuchia để đánh bại chiến tranh cục bộ trong thời gian nhanh nhất.

Câu 2: Phân tích chủ trương của đảng về xây dựng nhà nước trong hệ thống chính trị thời kì đổi mới ? Để tăng cường vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị cần có những giải pháp cơ bản gì ?

Xây dựng nhà nước trong hệ thống chính trị:

Đại hội X của Đảng chỉ rõ:

Xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực  nhà  nước đều thuộc  về  nhân dân; quyền lực  nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp  luật.  Xây dụng,  hoàn thiện cơ  chế  kiểm tra,  giám sát  tính hợp  pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan nhà nước công quyền.

Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hoàn thiện cơ chế bầu cử, nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội. Đổi mới hơn quy trình xây dựng luật,  giảm mạnh việc ban hành pháp  lệnh.  Thực hiện tốt  hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại. Xây dựng hệ  thống  cơ  quan  tư  pháp  trong  sạch,  vững  mạnh,  dân  chủ,  nghiêm  minh,  bảo  vệ công lý, quyền con người. Xây dựng cơ chế phán quyết những vi phạm hiến pháp trong hoạt động lập pháp và tư pháp.

Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, bảo  đảm quyền  tự  chủ  và  tự  chịu  trách  nhiệm của  chính  quyền  địa  phương  trong phạm vi được phân cấp.

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được xây dựng theo 5 đặc điểm sau đây:

- Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp

- Nhà nước được tổ chức và hoạt đọng trên cơ sở hiến pháp và pháp luật và đảm bảo cho hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.

- Nhà nước tôn trọng và bảo đả quyền con người, quyền công dân

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do một đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân và sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viện của Mặt trận.

*Để xây dựng được nhà nước pháp quyền cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật

+ Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của quốc hội.

+ Đầy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại.

+ Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ,,nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người.

+ Nâng cao hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp

Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân:

Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta đã có nhiều đổi mới góp phần xây dựng và từng bước hoàn thiện về dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Hoạt động của hệ thống chính trị ngày càng hướng về

cơ sở. Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong các khóa đã có nhiều đổi mới theo hướng phát huy dân chủ, cải cách hành chính, công khai các hoạt động của chính quyền, tăng cường đối thoại, tôn trọng và lắng nghe ý  

kiến của nhân dân. Dân chủ trong xã hội có bước phát triển. Trình độ và năng lực làm chủ của nhân dân từng bước được nâng lên.

Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước được phân định rõ hơn, phân biệt quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh. Nhà nước từng bước được kiện toàn, từ cơ cấu tổ chức đến cơ chế hoạt động trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Những quan điểm của Đảng về nhà nước đã được thể chế hóa trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) và trong các đạo luật cụ thể. Quản lý nhà nước bằng pháp luật được tăng cường.

Hạn chế và nguyên nhân:

Trong thực tế, hệ thống chính trị của nước ta còn nhiều nhược điểm. Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chưa ngang tầm với đòi hỏi của tình hình.

Việc đổi  mới nền hành chính quốc  gia còn rất  hạn chế. Bộ  máy hành chính còn  nhiều  tầng  nấc  làm cho  việc  quản  lý  các  quá  trình  kinh  tế  -  xã  hội  chưa  thật nhanh, nhạy và có hiệu quả cao. Tình trạng quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu của một  bộ  phận  công  chức  nhà  nước  chưa  được  khắc  phục;  kỷ  cương,  phép  nước  bị xem thường ở nhiều nơi.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: