ĐLĐCSVN PART 2
CÂU 4: Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm của kháng chiến chống Mỹ cứu nước (54-75)?
Mở bài:
Cuộc kháng chiến chống Mỹ lịch sử mang ý nghĩ sâu sắc đối với dân tộc ta, đưa nước ta trở thành một nước hoàn toàn độc lập. Đây là thắng lợi của một nước nhỏ bé trước một nước đế quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới, mở ra một kỷ nguyên mới, kỉ nguyên hòa bình thống nhất cả nước cùng đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội.
Thân bài:
•Ý nghĩa:
- Kết thúc thắng lợi 21 năm kháng chiến chống Mỹ xâm lược, 30 năm chiến tranh cách mạng (tính từ 1945), 115 năm chống thực dân phương Tây (1858), đưa lại độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên cả nươc
- Mở ra một kỷ nguyên mới,kỉ ng hòa bình thống nhất cả nước cùng đi lên CNXH.
- Tăng thêm thế và lực cho cm và dân tộc VN, nâng cao uy tín của đảng và nhà nước VN trên trường quốc tế
- Đối với cách mạng thế giới: cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ tự do và hoà bình phát triển của nhân dân Tg
-Đánh giá thắng lợi lịch sử của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Đại hội Đảng lần thứ VI(tháng 12-1976) khẳng định: "Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chóng Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc."
•Nguyên nhân thắng lợi:
Cách mạng thắng lợi có nguyên nhân chủ quan do có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Là cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh của nhân dân và quân đội cả nước. Miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là một hậu phương lớn, hết lòng chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam
-Cách mạng thắng lợi có nguyên nhân khách quan do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương. Sự ủng hộ nhiệt tình của chính phủ và nhân dân tiến bộ thế giới.
-Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi là có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
Kết luận:
Nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đã giành thắng lợi đưa nước ta trở thành một nước độc lập, tự do, người dân được sống ấm no, hạnh phúc.
CÂU 5: Công nghiệp hóa, mục tiêu công nghiệp hóa,hiện đại hóa ?
Mở bài:
Công nghiệp hóa là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc trong sản xuất. Hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại làm tăng năng suất và hiệu quả công việc. Công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa do sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ, cùng với xu hướng hội nhập toàn cầu hoá.
Thân bài:
Nhứng quan điểm này đã được Đảng đưa ra tại đại hội VII và được phát triển, bổ sung qua các kỳ đại hội VIII, IX, X. Đại hội X chỉ rõ: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ có công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà nước ta là một trong những nước có ngành công nghệ thông tin phát triển nhất, GDP tăng trưởng cao, nền kinh tế phát triển mạnh, người nghèo đã được mua bảo hiểm xã hội...nền kinh tế phát triển là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
Kết luận:
Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế của nước ta diễn ra tốt đẹp. Cuộc sống của người dân được cải thiện, đời sống nhân dân ngày một ấm no, hạnh phúc.
CÂU 6: Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ đại hội Đảng VI -> X ?
Mở bài:
Từ sau thời kỳ đổi mới, tư duy của Đảng về kinh tế thị trường có nhiều chuyển biến so với trước, đưa kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ.
Thân bài:
- Gần cuối nhiệm kỳ Đại hội VII, tại một nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác lý luận đã nhận định: "Thị trường và kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu chung của văn minh nhân loại". Theo nhận định này, thị trường, kinh tế thị trường đã từng tồn tại và phát triển qua những phương thức sản xuất khác nhau. Nó có trước chủ nghĩa tư bản, trong chủ nghĩa tư bản và cả sau chủ nghĩa tư bản. Nếu trước chủ nghĩa tư bản nó vận động và phát triển ở mức khởi phát, manh nha, còn ở trình độ thấp thì trong xã hội tư bản chủ nghĩa, nó đạt tới đỉnh cao đến mức chi phối toàn bộ cuộc sống của con người trong xã hội đó, làm cho người ta nghĩa rằng nó chính là chủ nghĩa tư bản. Như vậy, trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường còn tồn tại là tất yếu. Vấn đề ở đây là liệu kinh tế thị trường có đối lập với chủ nghĩa xã hội không, và liệu việc xây dựng chủ nghĩa xã hội có đi đến phủ định kinh tế thị trường để rồi tạo nên một nền kinh tế hoàn toàn khác về chất là kinh tế xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế vận động theo các quy luật đặc thù của chủ nghĩa xã hội hay không? Câu trả lời là không. Quan điểm này cũng chính là quan điểm của Đại hội VIII (1996) khi Đại hội chủ trương: "Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng, xã hội chủ nghĩa".
Đại hội X của Đảng chủ trương: "Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".Mục tiêu của kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh", khác với mục đích tất cả vì lợi nhuận phục vụ lợi ích của các nhà tư bản, bảo vệ và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
-Trong nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo điều tiết nền kinh tế.
-Trong lĩnh vực xã hội kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Trong lĩnh vực phân phối có nhiều hình thức phân phối, trong đó phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội là chủ yếu.
-Về quản lý phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Kết luận:
-Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào tháng 1-2007, đánh dấu một bước phát triển cao của quá trình hàng chục năm thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Đây cũng là minh chứng cho thắng lợi trong chủ trương, đường lối và tư duy lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top