[DLCM]-No6-Sự hình thành tư duy của Đảng về KTTT thời kì đổi mới ?
Câu 6: Sự hình thành tư duy của Đảng về KTTT thời kì đổi mới
Sự hình thiành tư duy của Đảng về KTTT thời kì đổi mới được đánh dấu từ Đại hội VI vào tháng 12 năm 1986 và được trải qua hai giai đoạn: Từ ĐH VI đến ĐH VIII là thời kì hình thành tư duy về KTTT. Từ ĐH IX đến ĐH X là thời kì phát triển tư duy của Đảng ta về KTTT. Nội dung của tư duy của Đảng trong hai giai đoạn được thể hiện cụ thể như sau:
Về tư duy của Đảng ta về KTTT từ ĐH VI (12/1986) đến ĐH VIII (6/1996) thì Đảng ta nhận định những vấn đề cơ bản nhất về kinh tế thị trường.
Một là: KTTT không phải là cái riêng có của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại. Đảng ta nhận định rằng KTTT có mầm mống từ trong chế độ XH chiếm hữu nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển của xã hội TBCN. KTTT là nền kinh tế vận động trong cơ chế thị trường (đó là nền kinh tế hàng hoá trình độ cao) mà ở đó các quan hệ kinh tế đều được thực hiện trên thị trường trao đổi mua bán.
KTTT và kinh tế hàng hoá có cùng bản chất là đều nhằm sản xuất ra để bán, đều nhằm mục đích giá trị và đều trao đổi thông qua quan hệ hàng hoá-tiền tệ, đều dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, đều chịu sự tác động chi phối của các quy luật kinh tế như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.
Tuy nhiên KTTT và KT hàng hoá cũng có những điểm khác nhau về quy mô đó là KTTT có quy mô lớn hơn KT hàng hoá, mang tính chất thống trị toàn XH, KTTT có trình độ phát triển cao hơn có ứng dụng khoa học kĩ thuật công nghệ hiện đại.
Hai là: KTTT còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên CNXH. Đảng ta nhận định rằng sự tồn tại của nền KTTT trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt nam là tất yếu, mục đích là tạo ra lời nhuận. Xây dựng và phát triển KTTT không phải là phát triển TBCN hoặc đi theo con đường TBCN mà XD CNXH cũng rất cần thiết phải phát triển KTTT.
ĐH Đảng lần thứ VII (6/1991) đã chủ trương phát triển hàng hoá nhiều thành phần vừa hợp tác vừa cạnh tranh, phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, điều đó đã khẳng định tư duy: Sản xuất hàng hoá không đối lập với CNXH mà nó tồn tại khách quan và rất cần thiết cho xây dựng CNXH. Trên cơ sở đó ĐH đã xác định cơ chế vận động của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đó là “cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và công cụ khác để dẫn dắt nền kinh tế, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
Đến ĐH VIII (6/1996) đã khẳng định tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng XHCN.
Ba là: Có thể và cần thiết sử dụng KTTT để xây dựng CNXH ở nước ta. Đảng ta nhận định rằng KTTT tồn tại khách quan, do đó có thể và cần thiết sử dụng KTTT để XDCNXH ở nước ta, bởi: KTTT với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận (động lực chủ yếu để phát triển kinh tế). Quan hệ trong KTTT là quan hệ cung cầu. Phạm trù KT trung tâm là giá cả, môi trường hoạt động là cạnh tranh, lực lượng điều tiết là khách hàng và công nghệ.
Đảng ta cũng xác định KTTT có những đặc trưng cơ bản là: Trong nền KTTT, các chủ thể KT có tính độc lập, tức là họ có quyền tự chủ trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, lãi lỗ họ tự chịu trách nhiệm. Giá cả cơ bản là do cung-cầu điều tiết. Hệ thống thị trường phát triển một cách đồng bộ,hoàn hảo (TT vốn, TT BĐS, TT chứng khoán, TT KHCN,…). Nền kinh tế có tính mở cao, chống lại tính địa phương cục bộ, đồng thời nó vận hành theo quy luật vốn có. Có hệ thống pháp quy kiện toàn và có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước (Hạn chế được mặt tích cực và phát huy được mặt tiêu cực của KTTT).
Với những đặc điểm nêu trên thì KTTT có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Do đó việc hình thành và phát triển KTTT ở VN là tất yếu khách quan.
Về tư duy của Đảng từ ĐH IX đến ĐH X đã có những bước phát triển cao hơn so với tư duy giai đoạn từ ĐH VI đến ĐH VIII. Các bước phát triển đó được thể hiện ở những nội dung sau:
Trong ĐH IX (4/2001) Đảng ta đã xác định nền KTTT XHCN là “mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời ki quá độ đi lên CNXH”. Đó là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. ĐH IX xác định, KTTT định hướng XHCN là “một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của KTTT vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH”. Đó là mô hình KT không phải là KT tự nhiên, KT bao cấp. Không phải là KTTT tự do cạnh tranh TBCN, cá lớn nuốt cá bé. Chưa phải là KTTT XHCN hoàn hảo mà là “kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của KTTT vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt và chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH”.
Kế thừa tư duy của ĐH IX, đến ĐH X (4/2006) đã làm rõ tính định hướng XHCN trong phát triển KTTT ở nước ta thể hiện ở bốn tiêu chí
Về mục đích phát triển: Mục tiêu của KTTT định hướng XHCN ở nước ta nhằm thức hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; Đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giầu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. Phát triển LLSX gắn với xây dựng QHSX mới phù hợp trên cả 3 mặt : Sở hữu, quản lý và phân phối.
Về phương hướng phát triển: Phát triển nền kinh tế với nhiều hình thứuc sở hữu, nhiều thành phần KT nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân và mọi vùng miền…phát huy tối đa nội lực để phát triển nhanh nền kinh tế. trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, vị trí then chốt, là công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô, định hướng cho sự phát triển vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Nền kinh tế nhiều thành phần với các hình thức sở hữu đa dạng như sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân gồm cá thể, tiểu chủ, TBTN)
Về định hướng xã hội và phân phối thì có nhiều hình thức phân phối đó là phân phối theo lao động, phân phối theo vốn đầu tư, phân phối theo quỹ phúc lợi. Định hướng XHCN thể hiện ở phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu (ở TB phân phối theo vốn là chủ yếu). Thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển, tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng XH.
Về quản lý thì phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền XHCN (quản lý bằng PL, chiến lược, kế hoạch, chính sách,…) dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Tóm lại tư duy của Đảng về KTTT được hình thành và phát triển qua các kì Đại hội từ ĐH VI đến ĐH X. Nó cũng đã đạt được những kết quả và ý nghĩa quan trọng cụ thể là nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước. Chế độ sở hữu với nhiều hình thức và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được hình thành. Các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và TG. Quản lý nhà nước về kinh tế được đổi mới. Việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề XH, xoá đói, giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khắc phục được khủng hoảng kinh tế-xã hội, tạo tiền đề cần thiết đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, HĐH và sớm đưa nước tar a khỏi tình trạng kém phát triển.
Bên cạnh những kết quả và ý nghĩa đạt được thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCB còn chậm, hệ thống PL, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và thống nhất. Vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong doanh nghiệp Nhà nươc chưa giải quyết tốt, gây khó khăn cho sự phát triển và làm thất thoát tài sản nhà nước. Sự phân biệt giữa các TPKT, các yếu tố TT và TT phát triển chậm, quản lý thị trường còn nhiều bất cập, phân bổ nguồn lực quốc gia chưa hợp lý. Cơ chế “xin-cho” chưa dđược xoá bỏ triệt để. Chính sách tiền lương còn mang tính bình quân. Những yếu tố bảo đản định hướng XHCN của nền kinh tế chưa được tăng cường còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân như nhận thức về KTTT định hướng XHCN còn nhiều hạn chế. Năng lực thể chế hoá và quản lý, tổ chứa thực hiện của Nhà nước còn chậm. Vai trò tham gia hoạch định chính sách, thực hiện và giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội, các tổ chức XH, nghề nghiệp còn yếu.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top