[DLCM]-No3-Đường lối kháng chiến thực dân Pháp 1946-1954?
Câu 3: Đường lối kháng chiến thực dân Pháp xâm lược và xd chế độ dân chủ nhân dân( DCND) (1946 -1954)
Cách mạng tháng 8 thành công đã đập tan ách thống trị của ĐQ, mở ra mốc son chói lọi của CMVN, đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến thành một nước độc lập tự do và tiến lên CNXH, từ Đảng hoạt động bí mật sang hoạt động công khai và nắm chính quyền của 1 quốc gia, nhân dân trở thành người làm chủ. Tuy nhiên với bản chất ngoan cố và vô cùng tàn bạo, được đằng chân lên dằng đầu của Pháp, ngày 23 tháng 9 năm 1945 chúng đã nổ sung đánh chiếm Nam Bộ, ngày 6/3/1946 chúng phản bội lại những ký kết tại Hiệp định sơ bộ và tiến công chiếm đóng Hải Phòng, Lạng Sơn, đổ bộ lên Đà Nẵng gây nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát đồng bào ta ở Hà Nội từ tháng 11/1946 cho đến tháng 12/1946. Ngày 18/12/1946 chúng đã gửi tối hậu thư yêu cầu ta phải giải tán lực lượng bảo vệ thủ đô và trao quyền kiểm soát thủ đô HN cho chúng.
Trước tình thế đó chúng ta chúng ta không thể nhân nhượng được nữa vì nếu cứ nhân nhượng thì chúng sẽ càng lấn tới. Vì vậy tuy tương quan lực lượng quân sự của ta yếu hơn địch, lại bị bao vây bốn phía nhưng với lòng yêu nước và sức mạnh của ý chí chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc thì Đảng ta, đứng đầu là chủ tịch HCM đã phát động cuộc kháng chiến chống pháp để bảo vệ nền độc lập chủ quyền của dân tộc. Vào cuộc kháng chiến thì ta đã chuẩn bị mọi mặt cần thiết nên về lâu dài ta có thể đánh thắng quân xâm lược.
Để đưa cuộc kháng chiến kiến quốc đi đến thành công thì Đảng ta cũng đã vạch ra được đường lối kháng chiến và đường lối đó được hình thành, bổ sung, hoàn chỉnh và thể hiện tập trung trong 3 văn kiện lớn đó là Bản chỉ thị toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ TW Đảng (12/12/1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của HCM (19/12/1946) và cuối ùng là Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Trinh (9/1947).
Thông qua 3 văn kiện lớn trên có thể thấy rõ được những nội dung nổi bật của đường lối kháng chiến như sau:
Về mục đích kháng chiến thì kế tục và phát triển sự nghiệp của CMT8, “Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược, giành thống nhất và độc lập”.
Về tính chất của cuộc kháng chiến thì Đảng ta đã khẳng định “cuộc kháng chiến của dân tộc ta là một cuộc kháng chiến CM của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân, toàn diện và lâu dài”. “Là cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, dân chủ và hoà bình. Đó là cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
Về Chính sách kháng chiến thì Đảng xác định là phải liên hiệp với dân tộc Pháp, đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hoà bình.
Về nhiệm vụ kháng chiến thì phải hoàn thành giải phóng dân tộc, mở rộng và củng cố chế độ dân chủ nhân dân.
Về phương châm kháng chiến thì Đảng ta khẳng định đây là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính. Nội dung của phương châm được hiểu như sau:
Kháng chiến toàn dân là dựa vào sức mạnh của nhân dân, là đoàn kết, là huy động lực lượng toàn dân đánh giặc, mỗi công dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một chiến hào.
Kháng chiến toàn diện là thực hiện một cuộc kháng chiến trên tất cả các mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, quân sự, ngoại giao,…nhằm tận dụng mọi điều kiện, mọi tiềm năng sẵn có của dân tộc. Là xác định lực lượng của ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Kháng chiến toàn diện được biểu hiện cụ thể là:
Thứ nhất: Về chính trị thì xác định khối đoàn kết toàn dân xây dựng Đảng, kiện toàn bộ máy Nhà nước.
Thứ hai: Về kinh tế thì xây dựng nền kinh tế tự chủ, đảm bảo nhu cầu của cuộc kháng chiến, kết hợp nhiệm vụ kháng chiến với nhiệm vụ kiến quốc.
Thứ ba: Về quân sự thì đi vào xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
Thứ tư: Về văn hoá thì xây dựng nền văn hoá mới đảm bảo 3 nguyên tắc đó là tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng.
Thứ năm: Về ngoại giao với chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế làm cho nhân dân TG ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân VN.
Từ những biểu hiện trên có thể nhận thấy rằng kháng chiến toàn diện là điều kiện để thực hiện kháng chiến toàn dân một cách hiệu quả nhất.
Kháng chiến lâu dài (trường kì) là tiến hành cuộc kháng chiến trải qua nhiều giai đoạn nhưng phải biết giành thắng lợi trong những trận quyết định, kiên trì kháng chiến, tránh nôn nóng, tránh đốt cháy giai đoạn và trong thực tế đường lối kháng chiến của Đảng ta đã chia ra 3 giai đoạn đó là giai đoạn phòng ngự, giai đoạn cầm cự và cuối cùng là giai đoạn phản công.
Kháng chiến dựa vào sức mình là chính là không ngừng phát huy sức mạnh của toàn dân “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, là tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ giúp đỡ của các nước, là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,…
Với đường lối đúng đắn nêu trên Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta giành được nhiều thắng lợi lớn như chiên dịch biên giới cuối năm 1950 đã giáng một đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của địch, quân ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Ta tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến dồng thời đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Đảng ta tiếp tục bổ sung, phát triển và hoàn thiện đường lối kháng chiến tại Đại hội đại biểu lần 2 (2/1951) của ĐCS Đông Dương họp tại Chiêm Hoá Tỉnh Tuyên Quang.
Tại Đại Hội 2 Đảng ta đã rất đúng đắn trong việc tách ĐCS Đông Dương, thành lập ở mỗi nước một đảng bộ riêng. Ở Việt Nam thì thành lập Đảng lao động VN, ở Lào thì thành lập Đảng nhân dân CM Lào (1955), ở Campuchia thành lập Đảng CM Campuchia (1952). Đại hội thông qua nội dung Chính cương của Đảng lao động để đưa ra đường lối kháng chiến, nội dung của đường lối được thể hiện cụ thể như sau:
Về tính chất xã hội thì XHVN hiện nay gồm có ba tính chất đó là dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến.
Về xác định mâu thuẫn thì Chính cương xác định ở VN tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản đó là mâu thuânc giữa toàn thể dân tộc VN với bọn ĐQ và bè lũ tay sai, mâu thuẫn giữa nông dân với bọn địa chủ PK. Trong đó mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân VN với bọn ĐQ xâm lược và bè lũ tay sai của chúng.
Về đối tượng CM thì CMVN có hai đối tượng: Đối tượng chính hiện nay là chủ nghĩa ĐQ xâm lược, cụ thể lúc này là ĐQ Pháp và bọn can thiệp Mĩ. Đối tượng phụ hiện nay là PK, cụ thể lúc này là PK phản động.
Về nhiệm vụ của CM là đánh đuổi bọn ĐQ xâm lược giành ĐL, thống nhất thực sự cho DT; Xoá bỏ chế độ PK, đem lại ruộng đất cho giai cấp nông dân; Đưa đất nước ta tiến lên CNXH. Đảng đã khẳng định 3 nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít chặt chẽ với nhau, trong đó nhiệm vụ trước mắt là hoàn thành giải phóng dân tộc. Cho nên lúc này phải tập trung lực lượng vào việc kháng chiến để quyết thắng quân xâm lược.
Về lực lượng và động lực của CM gồm có “oông nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc; ngoài ra là những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp, tầng lớp và phần từ đó họp thành nhân dân. Nền tảng của nhân dân là công, nông và lao động trí thức”.
Về triển vọng của CM thì CM VN là cách mạngj dân tộc dân chủ nhân dân phải tiến lên CNXH, mà để tiến lên được CNXH đòi hỏi phải đấu tranh lâu dài.
Về chính sách của Đảng thì Đảng ta đã đề ra 15 chính sách lớn nhằm phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho CNXH và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi.
Về quan hệ quốc tế Đảng ta xác định VN đứng về phe hoà bình và dân chủ, phải tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN và nhân dân TG, của TQ, của LX.
Đại hội thông qua điều lệ mới của Đảng đã bầu ra BCHTW, Ban bí thư và HCM đã được bầu làm Chủ tịch Đảng, đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng bí thư Đảng.
Với đường lối đúng đắn nêu trên Đại hội 2 của Đảng LĐVN là ĐH đánh dấu bước trưởng thành, phát triển về tư duy của Đảng đó là sự bổ sung hoàn thiên đường lối CMĐTCND, đường lối đó phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nước ta đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân ta và nó có ý nghĩa chỉ đạo góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Sau ĐH 2 Đảng ta đã tập trung lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến, tăng cường đoàn kết toàn dân, toàn quân, mở chiến dịch lịch sử ĐBP anh hung đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Cũng với đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân đúng đắn nên nó đã đạt được những kết quả nhất định, ý nghĩa lịch sử quý báu trong lịch sử CMVN được thể hiện như sau:
Về kết quả của đường lối thì Đảng ta đã hoạt động công khai, có điều kiện toàn tổ chức, tăng cường sự lãnh đạo đối với cuộc kháng chiến, chính sách ruộng đất được triển khai, lực lượng quân sự ngày càng lớn mạnh, Chiến thắng chấn động địa cầu ĐBP đã được ghi vào lịch sử dân tộc. Hơn thế nữa ngày 21 tháng 7 năm 1954 các văn bản của Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương được kí kết. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta kết thúc thắng lợi.
Với những kết quả đã đạt được ở trên, đường lối đem lại độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương, làm thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của Mỹ, kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình tại Đông Dương, giải phóng hoàn toàn miền Bắc và tiến lên CNXH, tăng them niềm tự hao dân tộc cho nhân dân, nâng cao uy tín của VN trên trường quốc tế. Đối với quốc tế thì thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên TG, đánh đổ CN thực dân cũ trên TG.
“Thắng lợi vẻ vang của nhân dân VN” được thiết lập bơỉ nhiều nguyên nhân và từ đó có thể rút ra được rất nhiều những bài học kinh nghiêm xương máu cho Đảng ta khi lãnh đạo toàn dân.
Về nguyên nhân của thắng lợi có thể nêu ra một số nguyên nhân nổi bật đó là do có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, với đường lỗi kháng chiến đúng đắn, sự đoàn kết toàn dân, có lực lượng vũ trang hung mạnh, có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân được giữ vững, củng cố lớn mạnh, có sự lien minh đoàn kết giữ 3 dân tộc Đông Đương. Đòng thời có sự giúp đỡ và ủng hộ của các nươca an hem trên TG.
Trải qua quá trình lãnh đạo, tổ chức kháng chiến kiến quốc, Đảng ta cũng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quan trọng đó là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài dựa vào sức mình là chính, kết hợp chặt chẽ, đúng đắn nhiệm vụ chống ĐQ với chống PK và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân. Thực hiện phương châm vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, quá triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài, tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top