DL - Câu 1

Câu 1: Trình bày hoàn cảnh Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đặt ách đô hộ và thi hành các chính sách phản động phản diện.

Chính sách cai trị của thực dân Pháp:

-     Về chính trị: thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp mọi quyền hành đều nằm trong tay bọn tư bản Pháp, vua quan phong kiến nhà Nguyễn chỉ là bù nhìn tay sai. Chúng dùng chính sách: chia để trị, thủ tiêu mọi quyền tự do, dân chủ; thẳng tay đàn áp và khủng bố khốc liệt các tư tưởng, hoạt động yêu nước làm cho dân tộc Việt Nam lâm vào cảnh ngột ngạt về chính trị.

-     Về kinh tế: chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa đại quy mô nhằm khai thác tài nguyên, bóc lột nhân công, cướp ruộng đất của nhân dân, biến Việt Nam và Đông Dương thành thị trường độc quyền của Pháp.

-     Về văn hóa-xã hội: thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân lập nhiều nhà tù hơn trường học. Đầu độc thanh niên bằng rượu, thuốc phiện; mị dân, tuyên truyền xuyên tạc lịch sử văn hóa Việt Nam. Tuyên truyền văn hóa thực dân vong bản nhằm thủ tiêu tinh thần yêu nước và nền văn hóa của dân tộc ta. Việt Nam từ xã hội phong kiến độc lập đã trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Dân tộc Việt Nam bị mất tự do, kinh tế không phát triển, đời sống vô cùng cực khổ.

Kết cấu giai cấp trong xã hội Việt Nam:

-     G/c địa chủ phong kiến: một bộ phận địa chủ phản động làm tay sai cho thực dân Pháp, một bộ phận khác có lòng yêu nước đã tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp dưới nhiều hình thức khác nhau.

-     G/c nông dân: bị bần cùng hóa vì chính sách bóc lột tàn bạo của đế quốc, phong kiến, họ khao khát độc lập và ruộng đất, là lực lượng chủ lực của phong trào giải phóng dân tộc.

-     G/c công nhân VN: mới ra đời, số lượng ít nhưng nhanh chóng trưởng thành. Do những ưu thế đặc biệt nên sẽ là lực lượng lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

-     G/c tư sản VN:

·      Giai cấp tiểu tư sản: Mới xuất hiện, ngày càng đông đảo, bị đế quốc và phong kiến bóc lột chèn ép. Họ rất nhạy cảm, có tinh thần dân tộc, yêu nước.

·      Tư sản mại bản: gắn liền với lợi ích tư sản Pháp, tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế của thực dân Pháp.

·      Tư sản dân tộc: mâu thuẫn với tư bản Pháp và địa chủ phong kiến, có tinh thần dân tộc dân chủ, nhưng thế lực kinh tế yếu ớt, phụ thuộc, do đó có khuynh hướng chính trị cải lương.

Các trào lưu yêu nước trước khi có ĐCSVN ra đời:

-     Ngọn cờ yêu nước mang hệ tư tưởng PK:

·      Phong trào Cần Vương (1885-1896), do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động. Sau này, vua Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào Cần Vương vẫn phát triển với nhiều cuộc khởi nghĩa diễn ra mạnh ở miền Bắc, nhưng sau cùng vẫn đi đến thất bại.

·      Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) diễn ra năm 1884, đánh thắng và gây cho Pháp nhiều thiệt hại nhưng đến năm 1913 thì bị dập tắt.

ðThất bại của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng PK trong nhiệm vụ giành độc lập do lịch sử đặt ra.

-     Ngọn cờ yêu nước mang hệ tư tưởng tư sản: Bắt nguồn từ học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn (TQ), VN có 2 nhân vật tiêu biểu.

·      Phan Chu Trinh vận động cải cách văn hóa, xã hội; kêu gọi lòng yêu nước của nhân dân, đả kích triều đình PK thối nát, phản đối đấu tranh vũ trang và cầu viện nước ngoài. Hoạt động của Phan Chu Trinh góp phần thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân nhưng phương pháp này chỉ là xin giặc rũ lòng thương.

·      Phan Bội Châu đại diện cho xu hướng bạo động, đã nhờ Nhật đánh Pháp. Về tư tưởng thì “thì PBC là tiêu biểu cho chủ nghĩa quốc gia” nhưng về phương pháp thì “chẳng khác nào như việc đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.

-     Kết luận: Các trào lưu yêu nước này đều áp dụng các hệ tư tưởng cũ kỹ, lạc hậu so với thời đại nên đã không được đông đảo quần chúng ủng hộ. Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ loi đơn độc nên dễ dàng bị thực dân Pháp đàn áp. Việt Nam lâm vào hoàn cảnh khủng hoảng về đường lối cứu quốc.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: