dkt- Dang nghi ve kt
Một là: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế; Việt Nam muốn làm bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.
Hai là: Tiếp tục tạo môi trường hoà bình và điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Ba là: Mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực theo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe doạ vũ lực; bình đẳng và cùng có lợi, giải quyết các bất đồng và các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình; chống mọi hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
Trên nền tảng phân tích các quan điểm đối ngoại trên, chúng ta có thể thấy rõ quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta là:
Một là: Hội nhập kinh tế quốc tế là do yêu cầu nội sinh, do yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.
Hai là: Hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với việc giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước. Ở đây chúng ta cần hiểu rõ, cần có tư duy mới về kinh tế độc lập tự chủ. Kinh tế độc lập tự chủ khác với kinh tế tự cung tự cấp. Độc lập tự chủ về kinh tế trong hội nhập là khẳng định mở cửa hội nhập để khai thác các mặt có lợi cho sự phát triển kinh tế của ta từ nền kinh tế thế giới. Do đó muốn bảo đảm độc lập tự chủ phải mở cả về cơ cấu kinh tế và cả về cơ chế kinh tế, phải đa phương hoá không để cho một nước nào, một nền kinh tế nào, một tập đoàn nào giữ vị trí độc quyền, chi phối bất cứ một lĩnh vực, một sản phẩm thiết yếu nào của nền kinh tế chúng ta. Phải tìm mọi cách tạo ra sự cạnh tranh giữa các đối tác và cũng đề phòng sự lợi dụng cạnh tranh của các tổ chức kinh tế quốc tế với chúng ta. Muốn giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập phải giữ vững ổn định kinh tế, đối phó kịp thời với những tác động bất lợi từ bên ngoài. Bởi vậy cần xây dựng những sợi dây an toàn cho nền kinh tế quốc gia: chẳng hạn như xây dựng và thực hiện các mối quan hệ hợp lý trong tỷ lệ tích luỹ tối thiểu trong GDP, tỷ lệ vốn vay, tỷ lệ trả nợ hàng năm, tỷ lệ vay ngắn hạn và trung hạn, dài hạn, mức thâm hụt tối đa trong cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế, tỷ lệ đầu tư trực tiếp của nước ngoài và đầu tư gián tiếp của nước ngoài qua cổ phiếu và trái phiếu, bảo đảm an toàn lương thực. Muốn giữ vững độc lập tự chủ trong hội nhập còn phải ra sức nâng cao năng lực làm chủ khoa học kỹ thuật, phải nhanh chóng đào tạo đội ngũ các nhà kinh doanh giỏi và đội ngũ cán bộ hành chính thạo việc. Và điều cốt lõi là phải phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho toàn dân, thực hiện công bằng, xã hội... Đây chính là nền tảng vững chắc nhất bảo đảm cho chúng ta vừa hội nhập kinh tế quốc tế vừa giữ được quyền độc lập tự chủ.
Ba là: Chúng ta chủ động hội nhập, dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Ở đây chúng ta cần nắm vững mối quan hệ biện chứng tuy hai nhưng là một của nội lực và ngoại lực. Nội lực là chính, là quyết định. Nhưng muốn phát huy tốt nội lực thì phải có sự tham gia của ngoại lực. Ngoại lực tham gia càng nhiều, càng mạnh thì càng xuất hiện nhiều và nhanh các khả năng tối đa để phát huy “nội lực”. Và ngược lại để tranh thủ được ngoại lực nhất thiết phải biết động viên tối đa nội lực.
Bốn là: Chúng ta phải nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu thị trường, xây dựng đồng bộ thị trường trong nước (thị trường hàng hoá, thị trường nhân lực, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản), để đủ sức hội nhập với khu vực và hội nhập toàn cầu, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta và các đối tác.
Năm là: Song song với việc xây dựng sự phát triển đồng bộ thị trường, chúng ta phải nhanh chóng xây dựng các doanh nghiệp vững mạnh. Doanh nghiệp là đội quân xung kích vô cùng quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế. Doanh nghiệp được nói tới ở đây là bao gồm các doanh nghiệp, các công ty, tổng công ty của tất cả các thành phần kinh tế ở tất cả các lĩnh vực sản xuất hàng hoá thiết bị, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, tiếp thị và nhân lực.
Sáu là: Chúng ta phải chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, tích cực tham gia đàm phán thương mại, tham gia các diễn đàn, các tổ chức, các hiệp định định chế quốc tế một cách chọn lọc với những bước đi tỉnh táo và thích hợp.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top