DK Hau Le
CHùa bút tháp (1656- thuận thành- bắc ninh) còn gọi là Ninh phúc tự do hoàng hậu Trịnh thị ngọc trúc cho xây dựng trên nền một ngôi chùa nhỏ từ 1647-1656 đây là ngôi chùa hoàn thiện nhất tiêu biểu nhất cho kiến trúc phật giáo cổ điển Vn, chùa có nhiều đơn nguyên đẹp hoàn chỉnh: tiền đường, gác chuông đăch biệt là tích thiện am, cầu đá cong, cửu phẩm liên hoa, tháp báo thiên, tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay,
Chùa tây phương - thạch thất- hà nội: trên đồi cao có 237 bậc đá ong có 3 toàn đơn nguyên mái kép chữ tam đặc biệt là các đầu đao hình đầu rồng uốn cong. Cửa sổ hình sắc sắc không không, tượng 18 vị la hán .
Đình đình bảng 1736 – bắc ninh
Đinh chu quyến tk17 – hà nôị
Đây là 2 đình điển hình cho cổ điển đình làng
Thời hậu lê là thờ phát triển của mỹ thuật Vn với những tượng chùa và những chạm nổi ở đỉnh thuộc loại đẹp nhất dù nội dung bị hạn chế. Vì hoàn cảnh xã hội và tôn giáo nhưng phản ánh được tình cảm nhân dân và trình đọ nghệ thuật cao làm vinh dự quốc gia.
1.Tượng la hán với các pho tượng: Atula, Tuyết sơn, La hầu la đa… sâu sắc về tâm lý trong đó tượng TUyết sơn ( chùa Tây phương) đang ngồi trầm lặng thân hình khô héo mà nghị lực dồi dào lòng kiên định không thể lay chuyển . Qua khổ người ta có thể thấy tình trạng khô gầy của một cơ thể tráng kiện gương mặt rắn rỏi vành mi nửa khép mỏi mệt như đang nhìn sâu vào trong cõi lòng cổ thẳng đầu hơi cúi môi mím lại khóe miệng căng ra bằng 2 nếp nhăn làm cái nhìn them phần cay đắng toàn bộ giải pháp nghệ thuật làm lộ sự tương phản giữa cái tĩnh bên ngoài và cái nội bên trong.
Tượng kim cương điển hình về nghệ thuật diễn tả dung mạo và bố cục suất sắc về các thế võ.
2. Tượng quan âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa bút tháp còn gọi là phật quang chuẩn đề hay phật quan âm thiên thủ thiên nhãn được nhà quí tộc Trương Văn Thọ nhờ tạc vào năm 1656 tượng có 11 mặt xếp thành 4 tầng 42 tay lớn và hơn 900 tay nhỏ kết thành 1 vầng hào quang sau lưng phật, trình độ điêu khắc của Vn giữa TK17 là cột mốc của nền điêu khấc cổ điển VN các nghệ nhân VN đã làm ra một thứ kinh điển cho đời sau. Năm 1958 khi đem triển lãm tại Ấn Độ tượng đã đạt được giải thưởng đặc biệt. Tượng quan âm nghìn mắt nghìn tay được làm theo thế Tam Tài Giã hay còn gọi là thế Thiên – Địa –Nhân. Con mắt và bàn tay là 2 thế lực hữu cơ tượng trưng cho trí tuệ và hành động: thiện được niết bàn, ác xuống địa ngục. THiện và ác là 2 thế lực song song cùng tồn tại và đều có tích cả. Thiện tích thiện ác tích ác.Những động tác của ba thế tay trên tượng biểu thị sự tích thiện , hòn ngọc trong miệng con rồng thể hiện cho sự tích ác .Quan âm ngồi trên tòa sen, cả tòa sen lại đặt trên đầu con rồng đen là biểu tượng cái thiện bao giờ cũng ngự trên cái ác 2 cánh tay con rồng chỉ đỡ hờ vào tòa sen tạo nên một bố cục chặt chẽ và thẩm mỹ. Nó còn nói lên một điều là cái ác có một sức mạnh phi thường chỉ có một cái đầu mà đội cả tòa tượng lên.
Trong bố cục của pho tượng này cánh tay được sắp xếp rất phức tạp nhưng rất nhất quán về phương pháp biểu hiện cho 3 cụm thế tay cơ bản. Cụm thứ nhất là 2 bàn tay được chắp trước ngực đó là ý chí con người tâm niệm chỉ làm điều thiện. CỤm thứ 2 là 42 cánh tay gắn 2 bên hông tượng hàm ý muốn thắng cái ác phải sử dụng cả 2 mặt văn và võ những cánh tay bên phải biểu tượng cho võ những cánh tay bên trái biểu tượng cho văn. Trương Thọ Nam đã gỡ bỏ cả ấn quyết và gươm giáo để cho pho tượng có nghệ thuật cao hơn . CỤm tay thứ 3 là đôi tay nâng mặt trăng trước tâm tượng trưng cho hành vi tự kiểm điểm, để tu hành đắc đạo chúng sinh phải có lòng kiên nhẫn tu hết đời này chuyến sang đời khác. Cay đức trồng càng lâu thì phúc càng dày 2 cánh tay để trên đùi biểu tượng cho ý chí kiên định tạo nên thành quả.
3. Tây thiên Đông đô Việt Nam lịch sử tổ
Chùa bút tháp, tượng này tượng trưng cho các vị tổ của phật giáo Vn từ trước tới nay.Nghệ sĩ thể hiện 1 vị tu hành VN đứng tuổi với ý định tôn trọng chân dung của người mẫu. Có thể thấy ở đây một người miền bấc việt nam tượng khá khô cứng có lẽ vì phải thể hiện một đề tài lớn: tổ của phật giáo việt nam nhưng nét mặt rõ rệt mang sắc mặt của người việt nam đã phần nào cứu chữa được bố cục cứng của toàn thân.
4. Con rồng thời Lê
Con rồng điển hình thời Lê Sơ là ở Diền bia Vĩnh Lăng dựng năm 1433 tại Lam SƠn có nhiều nét kế thừa của đời trước , cũng trên bia này trong ô tròn ở giữa trán bia lại có một con rồng có thể coi là biểu hiện đầu tiên rõ nét nhất sự tiếp nhận ảnh hưởng của ,mỹ thuật phương bắc trên nền trơn con rồng nổi nên với thân dài nhỏ có phủ vẩy đầu quay tự do trong nhiều dáng vẻ khác nhau có sừng 2 chạc như mũ miệng mũi to màu lửa mất hẳn, bờm lớn vươn ra sau thân cuộn thành những vòng lớn cổ phô bay hết tư thế răn đe qua việc vươn dài 5 móng vuốt sắc nhọn dữ tợn, chất rồng trong cách biểu hiện là quyền uy tối thượng của trật tự phong kiến vn loại rồng này phát triển mạnh mẽ trên bia Lê thánh Tông bia bà Ngọc Giao và Lê HIển TÔng.
5. Cửu phẩm lien hoa
Trong 9 dãy nhà của chùa bút tháp dãy thứ 6 được gọi là tòa tích thiện âm trong đó có tháp gỗ tự quay quanh trên một trục giữa gọi là cửu phẩm lien hoa. Các sư sãi thường đi xung quanh vừa lần chàng hạt vừa lấy tay đẩy cho tháp quay tương truyền rằng lúc đó con người sẽ thấy được nhẹ lòng và gần với phật pháp hơn. Tháp có cấu tạo hình bát giác 8 mặt cao 7.8m với 9 tầng mỗi tầng cách nhau bằng những cánh sen tầng thứ nhất có phù điêu chạm nổi nói về thế giới quang đạo phật. Tầng 2 3 4 là phù điêu mang nội dung tranh luận của đạo phật tầng 5 6 7 8 là phù điêu 32 vị phật tầng 9 có 4 tượng A di đà đứng 4 góc đưa tay ra tiếp dẫn với 8 chữ “ Cửu phẩm liên hoa Adi đà phật” những phù điêu này có bố cục cả theo chiều dọc lẫm theo chiều ngang.Chú ý cả từ y chang đến các sự vật hiển hiện quanh các tầng lớp người rất suât sắc ngoài ra khi tháp gỗ chuyển động quanh trục các hình trạm nổi trên phù điêu tạo thành 1 khối nội dung liên hoàn đầy ý nghĩa và cuối cùng hút lên trên tỏa ra 4 hướng theo hướng cánh tay đưa của 4 vị a di đà ra khắp không gian mênh mông cho ấn tượng đầy thuyết phục.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top