dk bnho ao c9
Chương 9: Điều khiển bộ nhớ ảo
9.1 Mở đầu
Trong chương trước chúng ta đã xem xét các hình thức tổ chức bộ nhớ ảo: tổ chức trang, tổ chức segment, và kết hợp trang-segment: các cơ chế phần cứng cũng như chương trình, thực hiện bộ nhớ ảo. Chương này chúng ta sẽ xem xét các chiến lược điều khiển bộ nhớ ảo
9.2 Các chiến lược điều khiển bộ nhớ ảo
Trong chương 7 về bộ nhớ thực, chúng ta đ• xem xét các chiến lược lựa chọn, phân bố và loại bỏ thông tin (trang). Chương này chúng ta sẽ xem xét các chiến lược đó được ứng dụng trong bộ nhớ ảo thế nào:
1- Chiến lược lựa chọn: chúng dùng để xác định thời điểm nạp trang hay segment từ bộ nhớ ngoài vào bộ nhớ. Chúng ta đ• nói có hai chiến lược: Chiến lược lựa chọn theo yêu cầu- hệ thống yêu cầu (truy nhập) trang hay segment của process, chỉ sau khi đã xuất hiện yêu cầu thì trang hay segment mới được nạp vào bộ nhớ; Chiến lược dự đoán trước- hệ thống sẽ cố gắng xác định xem trang/segment nào sẽ có yêu cầu truy nhập và nếu như xác suất là lớn và có chỗ trống thì trang/segment đó sẽ được nạp trước vào bộ nhớ.
2- Chiến lược phân bố- mục đích của chúng là xác định trang/ segment sẽ được nạp vào nơi nào của bộ nhớ. Trong các hệ thống tổ chức trang thì sự phân bố tương đối rõ ràng và tự nhiên, trang có thể được nạp vào bất cứ page frame nào trống. Còn trong các hệ thống tổ chức segment thì cần các chiến lược tương tự như chúng ta đã phân tích khi xem xét cách hệ thống đa nhiệm với phân đoạn thay đổi.
3- Chiến lược loại bỏ- xác định xem trang - segment nào sẽ bị loại ra khỏi bộ nhớ để lấy chỗ trống nạp trang / segment cần thiết nếu như bộ nhớ đã hết chỗ trống.
9.3 Các chiến lược loại bỏ trang (replacement strategies)
Trong các hệ thống tổ chức trang, thường tất cả các page frame đều bận. Trong TH đó, chương trình điều khiển bộ nhớ (nằm trong OS) phải xác định trang nào sẽ phải bị loại ra khỏi bộ nhớ để có chỗ nạp trang cần thiết. Có nhiều chiến lược, thuật toán loại bỏ trang, chúng ta sẽ xem xét các chiến lược sau:
Nguyên tắc tối ưu (principle of optimality)
Loại bỏ ngẫu nhiên (random page replacement)
Loại bỏ theo nguyên tắc FIFO (first in first out)
Loại bỏ theo nguyên tắc LRU (least recently used)
Loại bỏ theo nguyên tắc LFU (least frequency used)
Loại boe theo nguyên tắc NUR (not used recently)
Nguyên tắc working set of pages
9.3.1 Nguyên tắc tối ưu (principle of optimality)
Theo nguyên tắc này, để đảm bảo các đặc tính tốc độ tốt nhất và sử dụng hiệu quả nhất tài nguyên thì phải loại bỏ trang mà trong tương lai sẽ không có yêu cầu truy nhập đến nó (trong khoảng thời gian lâu nhất). Tất nhiên có thể thấy rằng chiến lược này thật sự đưa lại kết quả tối ưu, nhưng thực hiện nó thì có thể nói là không thể bởi vì đơn giản là chúng ta không thể biết trước tương lai.
Vì thế chúng ta cố gắng tìm các chiến lược dễ dàng hơn và đạt kết quả chấp nhận được, gần với kết quả tối ưu.
9.3.2 Loại bỏ theo chiến lược ngẫu nhiên
Nếu như chúng ta cần chiến lược có thời gian trễ nhỏ và không quá thiên về một phía (trong mối tương quan với 1 user cụ thể nào đó) thì có thể theo cách đơn giản - chọn trang bất kỳ ngẫu nhiên. Trong trường hợp này tất cả các trang đang nằm trong bộ nhớ đều có thể bị chọn và với xác suất như nhau, và tất nhiên là hoàn toàn có thể trang thường xuyên phải truy nhập sẽ bị loại ra khỏi bộ nhớ. Vì tính ngẫu nhiên nên chiến lược này ít được sử dụng.
9.3.3 Chiến lược FIFO
Trong chiến lược này chúng ta gán cho mỗi trang vào lúc nó đượo nạp vào bộ nhớ một chỉ số. Khi cần phải loại bỏ trang nào đó khỏi bộ nhớ thì sẽ chọn trang nằm trong bộ nhớ lâu nhất (theo chỉ số đã gán). Một cách tự nhiên, ưu thế của chiến lược này có vẻ như rõ ràng: trang đó đã có thể 'sử dụng cơ hội của mình'(đã được truy cập) và đã đến lúc nhường cho người khác. Tiếc rằng không phải luôn như vậy và theo chiến lược FIFO, với xác suất lớn, trang thường được sử dụng (truy nhập) sẽ bị loại ra, bởi vì sự kiện rằng 1 trang nằm trong bộ nhớ trong khoảng thời gian dài hoàn toàn có thể có nghĩa rằng nó luôn được sử dụng (truy nhập).
9.3.3.1 FIFO anomaly (dị thường FIFO)
Thoạt tiên có vẻ như rõ ràng rằng khi tăng số lượng page frame cho một process, process đó sẽ hoạt động với số lần ngắt do missing page fault sẽ giảm. Nhưng thống kê theo Belady, Nelson và Shedler thì chiến lược FIFO với các thứ tự truy xuất trang xác định, khi tăng số lượng page frame dẫn tới tăng số lần ngắt do missing page fault. Hiện tượng này gọi là FIFO anomaly.
Hình 9.1
Thứ tự truy xuất: A-B-C-D-A-B-E-A-B-C-D-E
Với 3 pageframe: có 9 lần ngắt
Với 4 pageframe: có 10 lần ngắt
A A - - * A - - - *
B B A - * B A - - *
C C B A * C B A - *
D D C B * D C B A *
A A D C * D C B A
B B A D * D C B A
E E B A * E D C B *
A E B A A E D C *
B E B A B A E D *
C C E B * C B A E *
D D C E * D C B A *
E D C E E D C B *
Chúng ta xét TH trên h.9.1, cột ngoài cùng bên trái-thứ tự truy xuất trang của process. Bảng 1 biểu diễn quá trình phân bố trang theo chiến lược FIFO trong TH process có 3 page frame. Bảng 2 biểu diễn cùng quá trình theo chiến lược FIFO trong TH có 4 page frame. Thực tế chúng ta thấy rằng khi số page frame tăng thì số lần ngắt missing page fault thực sự cũng tăng.
9.3.4 Chiến lược LRU
Theo chiến lược này, để loại bỏ trang chúng ta sẽ chọn trang nào không được sử dụng (truy xuất) lâu nhất. ở đây chúng ta xuất phát từ một quy luật rằng quá khứ gần- là định hướng tốt để dự đoán tương lai. Chiến lược này đòi hỏi mỗi lần truy xuất trang, chỉ số của nó (thời gian truy xuất) được làm mới (update). Điều đó có thể kéo theo thời gian trễ đáng kể, và cũng vì thế thuật toán LRU thuần tuý ít được áp dụng trong các hệ thống hiện đại mà người ta thướng sử dụng các biến thể gần với LRU đảm bảo thời gian trễ nhỏ hơn.
Khi áp dụng các qui luật có tính trực giác cần phải phân tích kỹ. Ví dụ, theo chiến lược LRU có thể xảy ra TH trang không sử dụng lâu nhất có thể là trang sẽ được truy nhập ngay sau đó, ví dụ do đến lúc đó chương trình hoàn thành vòng lặp mà thân của nó bao một vài trang. Tức là khi loại trang không sử dụng lâu nhất chúng ta có thể lại phải nạp nó vào ngay sau đó.
9.3.5 Loại bỏ theo chiến lược LFU
Một trong những chiến lược gần với thuật toán LRU là chiến lược LFU, theo đó trang ít được sử dụng nhất (theo tần số) sẽ bị loại. ở đây chúng ta kiểm soát tần số truy nhập (sử dụng) mỗi trang, và trong TH cần , sẽ loại trang nào có tần số thấp nhất. Chiến lược này có vẻ đúng(theo trực giác) nhưng có xác suất lớn là trang bị loại được lựa chọn không thực. Ví dụ như trang có tần số sử dụng thấp nhất có thể là trang vừa mới được nạp vào bộ nhớ và chỉ mới truy nhập 1 lần, còn các trang khác có tần số truy nhập lớn hơn nhưng hoàn toàn có thể là trang mới nạp vào đó lại được sử dụng nhiều ngay sau đó.
Như vậy thực tế bất cứ chiến lược nào cũng có thể dẫn tới sự lựa chọn sai. Điều đó cũng rất đơn giản bởi vì chúng ta không thể dự đoán chính xác tương lai. Do đó chúng ta cần tìm chiến lược cho phép lựa chọn đúng với xác suất cao nhất và có chi phí thấp.
9.3.6 Chiến lược NUR
Một trong những thuật toán thông dụng, gần với chiến lược LRU và có thời gian trễ thấp là chiến lược NUR. Chúng ta cũng thấy rằng có thể xảy ra TH trang không được sử dụng trong thời gian gần nhất lại có thể là trang được sử dụng trong tương lai gần và ta lại phải nạp trang đó vào bộ nhớ.
Vì muốn loại bỏ trang trong thời gian nằm trong bộ nhớ không bị thay đổi, trong thuật toán NUR sử dụng hai bit phần cứng cho mỗi trang:
1* Bit flag đọc (read)
2* bit flag thay đổi (write)
Chiến lược NUR thực hiện như sau: Đầu tiên các bit flag truy nhập (đọc/ghi) của tất cả các trang đều đặt=0. Khi đọc dữ liệu trang nào đó thì bit flag đọc của nó =1, còn TH nội dung nó thay đổi thì bit flag ghi=1. Khi cần loại bỏ trang: đầu tiên chúng ta thử tìm trang mà không xảy ra thao tác đọc (bit flag đọc=0). Trong TH không tìm được chúng ta không còn cách nào khác là phải chọn trang đ• bị đọc, khi đó cần kiểm tra xem trang đó có bị thay đổi hay không (bit flag ghi) và thử tìm trang không bị thay đổi, bởi vì với trang đã bị thay đổi chúng ta buộc phải ghi vật lý ra bộ nhớ ngoài. Nếu tất cả đều bị thay đổi thì chúng ta không còn lựa chọn nào khác.
Trong các hệ đa nhiệm, bộ nhớ (tất nhiên) hoạt động với cường độ cao và do đó sớm hay muộn phần lớn các trang đều có bit flag đọc bằng 1 và chúng ta không thể lựa chọn theo bit flag đọc một cách đúng đắn. Một trong các giải pháp thông dụng là theo chu kỳ tất cả các bit flag đọc đều reset về 0. Tất nhiên trong Th này hoàn toàn có nguy cơ là các trang được sử dụng nhiều có thể bị loại vì tất cả các bit flag đọc đều bị reset về 0, nhưng vì chúng được sử dụng nhiều nên các bit flag đọc của chúng sẽ nhanh chóng =1.
Việc phân loại trên dẫn tới có 4 nhóm
Giá trị bit đọc Giá trị bit ghi
Nhóm 1 0 0
Nhóm 2 0 1
Nhóm 3 1 0
Nhóm 4 1 1
Sự lựa chọn sẽ diễn ra với các nhóm số nhỏ trước và chỉ khi không có kết quả mới đến lượt các nhóm có số lớn hơn. Để ý rằng nhóm hai có vẻ như không thể có vi là nhóm các trang có ghi mà không truy nhập, nhưng cần chú ý là các bit flag đọc bị reset về 0 theo chu kỳ, do đó tình huống trên có thể xảy ra.
9.4 Locality
Phần lớn các chiến lược điều khiển bộ nhớ đều dựa trên khái niệm tính địa phương - locality, bản chất của nó là phân bố yêu cầu truy nhập bộ nhớ của process là không đều mà tập trung tại một vùng.
Tính locality thể hiện cả theo thời gian và không gian. Locality theo thời gian đó là tính tập trung (concentrate) theo thời gian. Ví dụ như vào lúc 12 giờ trời nắng, khi đó với xác suất lớn (tất nhiên là không tuyệt đối) có thể nói rằng trời cũng nắng vào lúc 11giờ 30 phút (quá khứ) và lúc 12 giờ 30 phút (tương lai). Tính locality theo không gian thể hiện rằng các đối tượng lân cận cũng có cùng tính chất. Ví dụ cũng về thời tiết, nếu hôm nay tại Hà nội trời nắng thì có thể (không phải tuyệt đối) nói rằng ở Hà tây cũng nắng.
Tính chất locality cũng xuất hiện cả trong công việc của OS, nói riêng là điều khiển bộ nhớ. Tính chất này mang tính kinh nghiệm hơn là lý thuyết. Locality không đảm bảo hoàn toàn nhưng xác suất theo nó là lớn. Ví dụ trong các hệ thống tổ chức theo trang, người ta theo dõi thấy rằng các process thường xuyên truy nhập đến một số trang nhất định và các trang đó nằm liền nhau. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là process chỉ sử dụng các trang đó và không truy nhập các trang khác. Điều đó chỉ đơn giản chứng tỏ rằng process thường truy nhậpđến một số trang nhất định nào đó trong khoảng thời gian nào đó.
Tính locality đối với các hệ thống tính toán có thể giải thích nếu để ý đến cách thiết kế chương trình và tổ chức dữ liệu:
1. Locality theo thời gian có nghĩa là các ô nhớ vừa được truy nhập đến sẽ có xác suất lớn lại được truy nhập trong tương lai gần. Điều đó do các lý do sau:
Các vòng lặp chương trình
Các thủ tục của chương trình
Cơ chế stack
Các biến đếm hay
2. Locality theo không gian có nghĩa là trong việc truy nhập bộ nhớ, khi đ• đọc một ô nhớ nào đó thì với xác suất lớn các ô nhớ bên cạnh cũng sẽ được truy nhập. Xuất phát từ các lý do sau:
Tổ chức dữ liệu theo các array
Chương trình thực hiện nối tiếp từng lệnh một
Xu hướng người lập trình đưa các biến có liên quan cạnh nhau
Có lẽ hệ quả quan trọng nhất của locality trong việc truy nhập bộ nhớ là chương trình có thể làm việc hiệu quả khi trong bộ nhớ có các trang active (thường xuyên truy nhập nhất)
Đã có nhiều nghiên cứu về locality. Trên h.9.2 biểu diễn phân bố truy nhập bộ nhớ đến các trang của process. Từ độ thị ta thấy rằng trong một khoảng thời gian nhất định, process truy nhập phần lớn đến chỉ một số trang nào đó.
Hình 9.2
Hình 9.3 cũng thể hiện tính locality. Trên hình vẽ này biểu diễn sự phụ thuộc giữa tần số xuất hiện ngắt mising page fault với kích thước bộ nhớ dành cho process để chứa các trang của nó. Đường thẳng biểu diễn sự phụ thuộc đó trong trường hợp process truy nhập bộ nhớ một cách ngẫu nhiên tức là xác suất truy nhập đến từng trang là như nhau. Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc trong thực tế phần lớn các process. Nếu như số page frame dành cho process giảm thì tồn tại một khoảng nào đó mà trong khoảng đó tần số xuất hiện ngắt missing page fault tăng không đáng kể, Nhưng từ một điểm nhất định thì từ đó trở đi số lần xuất hiện ngắt mising pag èault tăng đột ngột.
Chúng ta nhận thấy rằng khi mà các trang active còn ở trong bộ nhớ thì số lần xuất hiện ngắt thay đổi không đáng kể. Còn khi một hay nhiều trang acitve không có trong bộ nhớ thì số lần ngắt tăng đột ngột (vì process thường xuyên truy nhập tới các trang active)
Hình 9.3
9.5 Working set of pages: tập hợp trang làm việc
Denning đã đề xuất đánh giá tần số nạp trang cho chương trình theo khái niệm gọi là 'working set theory of program behavior'. Nói một cách đơn giản thì working set là tập hợp các trang mà process thường xuyên truy nhập tới. Denning cho rằng để đảm bảo sự làm việc hiệu quả của chương trình thì cần thiêts phải nạp tất cả các trang active của nó vào bộ nhớ. Trong TH ngược lại htì có thể làm tăng số ngắt missing page fault.
Chiến lược điều khiển bộ nhớ theo working set cố gắng để tất cả các trang active (working set) nằm trong bộ nhớ. Giải quyết Th có đưa thêm một process mới vào hoạt động (tăng hệ số đa nhiệm) hay không, cần phải dựa trên điều kiện la bộ nhớ trống có đủ nạp working set- tất cả các trang active của process đó hay không. Giải pháp này, đặc biệt đối với các process đầu tiên, thường áp dụng một cách cảm tính, vì hệ thống không thể biết trước được tập hợp các trang acitve của process.
Tập hợp làm việc của process W (t,w) vào thời điểm t là tập hợp các trang mà process truy nhập trong khoảng thời gian từ t-w đến w (h.9.4).
Hình 9.4
Biến W gọi là kích thước cửa sổ của tập hợp working set, việc lựa chọn giá trị w đóng vai trò quyết định trong hoạt động của cơ chế điều khiển bộ nhớ theo working set. H.9.5 biểu diễn mối quan hệ
giữa kích thước cửa sổ w với kích thước của working set. Đồ thị này xuất phát từ định nghĩa toán học của working set chứ không phải từ kết quả theo dõi thực tế. Một tập hợp làm việc working set thực sự la tập hợp các trang phải nằm trong bộ nhớ để process có thể hoạt động tốt.
Hình 9.5
Vào thời gian hoạt động của process, working set của nó luôn biến đổi. Đôi khi có thêm một số trang và cũng đôi khi bớt đi. Thỉnh thoảng xảy ra sự biến đổi đột ngột, ví dụ như khi process chuyển giai đoạn, đòi hỏi một tập hợp working set hoàn toàn mới. Do đó bất cứ điều giả sử nào về kích thước và nội dung ban đầu của working set sẽ không luôn đúng đắn với quá trình hoạt động về sau của process. Điều này làm phức tạp thêm việc thực hiện điều khiển bộ nhớ theo chiến lược working set.
Trên h.9.6 biểu diễn việc sử dụng bộ nhớ trong chiến lược điều khiển bộ nhớ theo working set. Đầu tiên, vì process không yêu cầu các trang active toàn bộ ngay mà theo từng trang, nên nó dần dần nhận được đủ bộ nhớ để chứa tất cả các trang active (working set). Sau đó trong một khoảng thời gian nào đó, kích thước bộ nhớ được sử dụng này ổn định không đổi, vì process thường truy nhập đến các trang active của working set đầu tiên này. Theo thời gian process chuyển sang tập hợp làm việc (workingset) tiếp theo, được thể hiện bằng đường cong đi từ tập hợp thứ 1 đến tập hợp thứ 2. Đầu tiên đường cong này là cao hơn tập hợp 1 bởi các trang của tập hợp làm việc thứ 2 nhanh chóng được nạp vào bộ nhớ theo yêu cầu truy nhập của process. Lúc đó hệ thống không thể ngay lập tức nhận ra là process chỉ đơn giản mở rộng working set hay nó đang chuyển sang working set tiếp theo. Sau khi process bắt đầu ổn định truy nhập các trang của working set tiếp theo, hệ thống thấy rằng trong cửa sổ working set, process chỉ truy nhập đến số trang ít hơn trước kia và hệ thống thu gọn kích thước bộ nhớ cấp cho process đến mức bằng với kích thước của working set mới. Mỗi lần khi chuyển từ working set này sang working set mới, đường cong đầu tiên nâng lên và sau đó hạ xuống thể hiện cách mà hệ thống nhận ra điều đó.
Hình 9.6
H.9.6 Thể hiện một trong những khó khăn trong việc thực hiện điều khiển bộ nhớ theo chiến lược working-set, vấn đề ở chỗ working-set thay đổi theo thời gian, ngoài ra workingset tiếp theo của process có thể khác rất nhiều với working set trước đó. Chiến lược working set phải chú ý điều nay để khỏi xảy ra tình trạng quá tải bộ nhớ.
9.6 Nạp trang theo yêu cầu (demand paging)
Trước kia người ta cho rằng tốt nhất la các trang cần thiết củ process được nạp vào bộ nhớ theo yêu cầu. Tức là không có trang nào được nạp vào bộ nhớ từ bộ nhớ ngoài khi mà process chưa thực sự có yêu cầu truy nhập đến nó. Chiến lược này có mặt mạnh là vì:
Lý thuyết tính toán nói rằng con đường thực hiện của chương trình không thể dự đoán chính xác (do các lệnh điều kiện...) do đó bất cứ cố gắng nào nạp trước các trang vào bộ nhớ vì cho rằng chúng sẽ cần đến đều có thể không đúng.
Nạp trang theo yêu cầu đảm bảo rằng trong bộ nhớ sẽ chỉ có các trang thực sự cần cho hoạt động của process.
Chi phí cho việc xác định trang nào cần nạp vào bộ nhớ là nhỏ nhất. Còn trong TH nạp trang theo dự đoán có thể cần chi phí tính toán đáng kể.
Tuy vậy chiến lược nạp trang theo yêu cầu (h.9.7) có những vấn đề của mình. Process phải tích cóp các trang cần thiết cho nó trong bộ nhớ theo từng trang một. Khi có yêu cầu đến một trang mới bất kỳ, process bắt buộc phải chờ khi mà trang chưa đựoc nạp xong vào bộ nhớ. Phụ thuộc vào số lượng trang của process nằm trong bộ nhớ, các khoảng thời gian chờ này sẽ ngày càng đắt vì process chiếm ngày càng nhiều bộ nhớ. H.9.7 biểu diễn sự phu thuộc 'không gian- thời gian' sự phụ thuộc thường được áp dụng trong OS để đánh giá sự sử dụng bộ nhớ của process.
Tích giữa tỷ số 'không gian' và 'thời gian' tương ứng với phần gạch chéo trong sơ đồ. Nó là chỉ số thể hiện sự sử dụng bộ nhớ cả về thời gian và không gian (dung lượng) của process.
===== Hình 9.7
9.7 Nạp trang dự đoán trước (anticipatory paging)
Một chiến lược quan trọng trong việc điều khiển tài nguyên hiệu quả có thể phát biểu như sau: 'mức độ sử dụng của mỗi tài nguyên phải xác định tương đối với giá trị của nó'. Như thế, ngày nay giá phần cứng ngày càng giảm vì vậy giá tương đối của thời gian máy ngày càng giảm so với giá trả cho người. Ngày nay các nhà thiết kế OS tích cực tìm kiếm theo con đường giảm thời gian chờ đợi của user. Một trong những phương pháp tốt theo hướng này là nạp trang theo dự đoán trước.
trong cách này, OS cố gắng dự đoán các trang mà process sẽ cần đến, và khi bộ nhớ có đủ chỗ trống thì nạp các trang đó vào. Do đó khi process cần truy nhập đến trang mới thì nó đ• có trong bộ nhớ. Nếu như sự chọn lựa là đúng thì chúng ta đã rút ngắn đáng kể thời gian thực hiện process.
Phương pháp nạp trang dự đoán trước có các ưu điểm sau:
Nếu xác suất chọn đúng la tương đối lớn thì chúng ta làm giảm đáng kể thời gian thực hiện process. Do đó hoàn toàn có lợi khi thực hiện các cơ chế dự đoán trước dù đáp số không phải đúng tuyệt đối.
Trong nhiều TH hoàn toàn có thể tìm được lời giải đúng nếu việc đó có thể thực hiện với chi phí tương đối thấp để process hoạt đọng nhanh hơn, trong khi đó không ảnh hưởng xấu đến các process khác.
Bởi phần cứng ngày càng rẻ do vậy việc giải pháp không tối ưu trở nên ít quan trọng hơn, chúng ta có thể chơ phép mình thêm các trang mà cơ chế dự đoán xác định vào bộ nhớ.
9.8 Giải phóng các trang
Trong chiến lược điều khiển bộ nhớ theo working set, các chương trình thông báo cho OS các trang mà chúng cần sử dụng. Các trang không cần nữa phải loại ra khỏi working set bằng cách nào đó. Thường tồn tại khoảng thời gian trong đó các trang không cần vẫn còn ở trong bộ nhớ.
Khi nhận thấy rằng trang nào đó không cần nữa, user có thể tự gửi tín hiệu và giải phóng trang đso. Điều đó có thể làm giảm thời gian trễ nếu để cho hệ thống xác định.
Việc tự giải phóng bộ nhớ có thể loại bỏ l•ng phí bộ nhớ nhưng phần lớn các user không thể làm điều đó vì thậm chí anh ta còn không biết về các trang bộ nhớ. Ngoài ra, thêm các lệnh giải phóng trang trong chương trình ứng dụng làm phức tạp thêm việc lập trình.
Có thể hy vọng rằng vấn đề này được giản quyết với sự giúp đỡ của compiler và OS- chúng sẽ tự nhận biết tình huống khi cần loại bỏ trang và làm một cách nhanh chóng hơn là khi sử dụng working set.
9.9 Kích thước trang
Trong các hệ thống tổ chức theo trang, bộ nhớ thường chia ra thành các page frame có kích thước cố định. Vấn đề là kích thước các trang và page frame phải lựa chọn thế nào.
Để có lựa chọn đúng cần phải phân tích cẩn thận và hiểu biết toàn diện về các tính năng của thiết bị phần cứng, phần mềm và cả phạm vi ứng dụng của hệ thống. Chúng ta không có câu trả lời tổng quát cho mọi TH. Tuy nhiên có một số vấn đề cần chú ý khi lựa chọn kích thước trang:
1- Kích thước trang càng nhỏ thì số lượng trang và page frame càng lớn và bảng ánh xạ trang cũng càng lớn. Đối với các hệ thống mà bảng ánh xạ trang nằm trong bộ nhớ thì chúng ta cần thiết phải tăng kích thước trang. Việc sử dụng không hiệu quả bộ nhớ do kích thước bảng quá lớn gọi là page fragmentation. Chúng ta cần nhận thấy rằng ngày nay vấn đề đó cũng không nghiêm trọng quá, do giá thành bộ nhớ giảm trong khi dụng lượng lại tăng.
2- Khi các trang có kích thước lớn thì lúc nạp trang vào bộ nhớ lại phải nạp khối lượng thông tin lớn hơn, và nói chung không phải bao giờ cũng bắt buộc. Điều đó làm xuất hiện sự cần thiết giảm kích thước trang.
3- Vì sự trao đổi giữa bộ nhớ với bộ nhớ ngoài (HDD,...) chiếm khá nhiều thời gian do đó cần phải giảm tối thiểu số lần trao đổi xảy ra trong quá trình thực hiện chương trình và chúng ta cần giảm kích thước trang.
4- Chương trình thường có tính chất locality, ngoài ra vùng mà process thường truy nhập có kích thước không lớn. Do đó, sự giảm kích thước trang cần làm cho chương trình có số lượng trang active gọn hơn.
5- Vì các procedure và dữ liệu ít khi có kích thước chẵn (bội số kích thước trang) do đó trong các hệ thống tổ chức theo trang có tình trạng inside fragmentation (h9.8) . Theo đó kích thước trang càng nhỏ thì l•ng phí do inside fragmentation càng ít.
Hình 9.8
Phần lớn các nghiên cứu về lý thuyết và cả kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng cần chọn kích thước trang nhỏ. Trên h.9.9 có một số ví dụ về kích thước trang của một số hệ thống.
Hình 9.9
9.10 Chương trình và sự nạp trang
Tổ chức theo trang- là một cơ chế, mô hình hiệu quả. Đ• có nhiều công trình nghiên cứu, phân tích hoạt động của process với tổ chức bộ nhớ theo trang.
Trên h.9.10 biểu diễn sự phụ thuộc giữa phần trăm số trang được process truy nhập và thời gian (bắt đầu từ lúc thực hiện process) .Đoạn đầu đường cong dốc đứng, thể hiện rằng ngay sau khi bắt đầu, process truy nhập đến phàn đáng kẻ các trang của mình. Theo thời gian đường cong ngang dần và nó dần tới 100%. Tất nhiên một số process sử dụng toàn bộ 100% số trang, nhưng cũng có nhiều process có thể trong thời gian dai không truy nhập đến tất cả các trang của mình.
Hình 9.10
H.9.11 thể hiện hậu quả của việc thay đổi kích thước trang trong khi kích thước bộ nhớ không đổi. Từ đồ thị ta thấy rằng đối với process đang hoạt động, số lần ngắt missing page fault tăng lên cùng với sự tăng kích thước trang. Điều đó là do khi kích thước trang tăng trong khoảng bộ nhớ cố định thì số đoạn code và dữ liệu không cần truy nhập cũng tăng, tức là tỷ lệ của code và dữ liệu hữu ích (có truy nhập) giảm. Vì thứ tự truy nhập bộ nhớ của process không phụ thuộc lượng bộ nhớ cấp cho nó, kết quả la số lần ngắt missing page fault nhiều hơn.
Hình 9.11
H.9.12 biểu diễn sự thay đổi thời gian trung bình giữa các lần ngắt mising page fault khi tăng số page frame cấp cho process. Đường cong đơn điệu tăng-tức là số page frame cấp cho process càng lớn thì khoảng thời gian giữa các lần ngắt missing page fault càng lâu.
Hình 9.12
Chúng ta thấy trên đồ thị có điểm uốn , mà từ đó trở đi độ lệch của đường cong gimả hẳn đi, Điểm này tương ứng với lúc mà tất cả working set cua rprocess nằm trong bộ nhớ. Đầu tiên khoảng thời gian giữa hai lần ngắt tăng nhanh tương ứng với sự tăng của phần working set được nằm trong bộ nhớ. Sau khi bộ nhớ đã đủ lớn để nạp toàn bộ working set thì xuất hiện điểm uốn, chỉ ra rằng từ đó, khi cấp thêm page frame cũng không làm tăng đáng kể thời gian giữa các lần ngắt.
Tóm lại tất cả những yếu tố chúng ta đ• xem xét đ• chứng tỏ sự ảnh hưởng của khái niệm working set và sự cần thiết phải giảm kích thước trang. Theo sự phát triên của tin học, các kết quả này cũng có thể phải phân tích lại.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top