Gia

Gia đình đôi với tôi là một gì đó rất khó nói thành lời. Trong nhiều khoảnh khắc chỉ cần ai đó hỏi tôi rằng liệu tôi đang sống vì ai, vì cái gì tôi chẳng hề suy nghĩ mà nói về gia đình của tôi. Quả thật là thế, gia đình tôi rất bình thường như bao gia đình khác có đủ nến vàng nến xanh và không chỉ có một cây nến hồng mà tận 4. Tôi lớn lên trong hơi ấm của những ngọn nến đó. Bố tôi rất thích đông anh em bởi lẽ bố tôi là con một, sinh ra trong một gia đình kiểu mẫu đông con thiếu thốn vật chất những năm cuối cánh mạng chống Mĩ , bằng một cách tâm linh nào đó, bố tôi chứng kiến cảnh anh chị em mình lần lượt qua đời trong cơn đói, bệnh tật và năm 4 tuổi, bố tôi biết thế nào là không nơi nương tựa cũng thấu hiểu sâu sắc sự cô đơn, lạc lõng cùng với cái đói quằn quại theo từng cơn mà bất kì một đứa trẻ mồ côi nào đều phải trả qua. 4 tuổi, chẳng phải quá nhỏ hay sao? Có thể nói ra điều này chẳng ai tin đâu, thậm chí bố tôi cũng chưa một lần đề cập đến nó, tất cả chuyện quá khứ của bố, ngày cả mẹ tôi cũng chỉ được nghe kể lại qua lời hàng xóm, anh em thôi mà bản thân tôi cũng chưa hề nghĩ đến hay tin vào điều đó. Chỉ là có một lần tôi, lần đó tôi mới vào lớp 1 , mới học được bài thơ Ông em mà hớn hở chạy về quán, mặc cho bố tôi vẫn đang chuyên chú công việc, tôi vẫn tíu ta tíu tít:

"Ông em tóc bạc

Trắng muốt như tơ

Ông em kể chuyện

Ngày xửa ngày xưa."

cùng với đó là ngàn thắc mắc: " bố ơi ông có tóc bạc, râu dài"," bố ơi bà có đẹp lão như bà tiên"..v..v.Sửa nốt con xe cuối, thu dọn đồ đạc rồi đóng quán đã nha nhem chiều, đỡ tôi lên con xe 81, tiếng xe nổ chẳng còn mấy êm bành bạnh chạy trên con đường bê tông lồi lõm hoà cùng với tiếng đọc thơ ngân nga" Ông em tóc bạc/ Trắng muốt như tơ..."

"Bố, ông bà mình cũng đẹp lắm nhỉ?"

"Ừm, chắc đẹp lão lắm.."

 Tiếng bố tôi trả lời bất ngờ khiến tôi chuyển dời ánh mắt, ngước lên nhìn, xương quai hàm gầy góc cạnh, bố tôi vẫn đang chuyên chú lái xe, một gương mặt xa lạ mà tôi không hề biết trong sắc vàng cam của chiều muộn, lúc đó,  tôi không hiểu được những suy nghĩ hay tâm trạng của bố tôi, chỉ có thể cảm nhận một bầu không khí ngượng ngập xen lẫn chút buồn man mác. Giả như lúc đó không phải là tôi của năm 6 tuổi, có lẽ tôi sẽ nhận ra ở nơi đáy mắt bố tôi không phải là hình ảnh người người tấp nập đường về nhà mà là một khoảng không vô định, mơ hồ, như cố gắng truy tìm lại một chút hình ảnh của đấng sinh thành trong kí ức non nớt của cậu nhóc 4 tuổi, như cố gắng hình dung khuôn mặt bố mẹ mình khi về già mà trả lời cho câu hỏi của tôi hoặc là khẳng định cho câu trả lời mà mình đã đưa ra chăng. Đường đã lên đèn , cả tôi và bố tôi đều không ai nhận ra điều đó, bố tôi vẫn đang nắm chắc tay lái, còn tôi vẫn chăm chú nhìn ngắm khuôn mặt đó, để tìm ra chút gì đó có thể giải đáp ngàn thắc mắc đang chạy dài trong đầu tôi, dẫu đến cuối  những thắc mắc kia chưa có thể phá giải nhưng khuôn mặt lạ lẫm đó trở nên sâu đậm trong trí nhớ của tôi mãi sau này. Tôi cũng hiểu điều đó dần trở thành một sự cấm kị trong gia đình tôi mà đạc biệt, đối với bố tôi nó như một mũi tên cắm chốt vào ngực, không thể rút ra mà điều chúng tôi có thể làm là không động chạm vào nó. 

Năm 10 tuổi, bố tôi được nhận nuôi bơi một người anh em xa, điều kiện cũng chẳng khấm khá gì, lại thêm mối quan hệ vợ đầu, con riêng, bố tôi trở thành cái gai trong mắt vợ con của ông âu cũng là điều dễ hiểu, thứ duy nhất níu kéo bố tôi ở lại căn nhà đó chắc cũng chỉ có tình thương ông dành cho bố mà thôi. Ông cho bố tôi ăn học đến lớp 9, bố được ông tìm thầy dạy nghề, vốn liếng mở quán cũng là tiền ông dành dụm cho tuổi già, được ông đứng ra đại diện bên nội chu toàn cho đám cưới, ngày mẹ đẻ chị tôi, cũng là ông chăm sóc như mẹ ruột, chị tôi lớn hơn một chút, cũng là ông chăm nom để mẹ rảnh rang làm việc. Điều khiến tôi ghen tị nhất với chị tôi không chỉ là cảm nhận hơi ấm của tình ông cháu mà còn là việc chị được ông đặt cho một cái tên rất hay, Thanh Tâm, ông bảo ông hy vọng chị tôi cả đời sống với cái tâm thanh thuần, không vướng bận. Ông tôi thuần nông, gia tài cũng chỉ là vài ba mảnh đất từ tổ tiên để lại, từ con ruột đến con riêng của vợ đầu, vợ hai, đến dâu rể ai cũng có phần, mảnh đất nhà tôi đang ở cũng là một trong những tải sản của ông. " Công sinh không bằng công dưỡng dục", quả thật bố tôi dã sống rất đúng cho câu nói đó. Mẹ kể, từ ngày mẹ về làm dâu, chưa một lần thấy bố cãi lời hay thái độ thất lễ gì với ông, mặc dù tính ông có hơi gia trưởng, nghiêm khắc nhưng bất kể ông yêu cầu gì bố tôi cũng cố gắng đáp ứng tốt nhất có thể.Cả cuộc đời ông tính ra có 1 đứa con trai ruột, 1 đứa con trai riêng của vợ hai, 2 đứa con gái nhưng những năm cuối cùng ông lại ở bên cạnh gia đình tôi.  Năm mẹ tôi sinh tôi vừa được vài tháng ông qua đời sau một lần ngã, kể từ đó bố tôi đảm nhận chuyện thờ cúng, ngoài những ngày rằm, đầu tháng ra, cứ sáng 30 Tết, bố tôi cũng các bác lại sang nhà ông dọn dẹp bàn thờ, bày biện hoa quả, bánh trái, cùng với một bao thuốc lào mà ông thích, đến tối giao thừa và sáng mồng một cả nhà chúng tôi cùng nhau thắp hương, cầu nguyện về năm mới, đều đặn như thế, 18 năm. Ngày con trai cả về thăm quê, chẳng một lời bàn bạc cứ thế đưa ông vào nam để lo chuyện thờ cúng, mọi thủ tục xong xuôi, bố tôi một lời cũng chẳng nói, cứ thể nhẫn nhịn, chịu đựng. Có lẽ đây là điều duy nhất khác biệt giữa con ruột và con nuôi trong suốt 40 năm làm con ông mà bố tôi nhận ra được một cách rõ ràng và đau đớn đến thế. Ông đi, căn nhà và mảnh đất cuối của ông  cũng bị con trai cả đem bán rẻ cho cháu ngoại, nhà nhanh chóng phá đi và xây dựng phòng trọ mới. Mỗi lần đi ngang qua, ai trong chúng tôi cũng không kìm được lòng mà hướng vào xem, mảnh đất đó chứa đựng tuổi thơ đội nắng trốn đi hái nhãn, bứt na, bứt ổi của chị em chúng tôi, chưa đựng tuổi thanh xuân, chân ướt chân ráo về làm dâu nhà người của mẹ tôi và cả cuộc đời của bố tôi, chỉ duy có bố tôi không đi con đường ấy nữa, mỗi làn đi đánh cờ đều cố tình đi đường vòng hay việc chúc tết hàng xóm lân cận đó đều để mẹ tôi làm. Ông đi, cảnh cũng chẳng còn nhưng kí ức thì khó phai, hình ảnh chị tôi ngồi trong giỏ xe trên con xe đạp già Thống Nhất cùng ông vi vu quanh xóm hay ra quán bố tôi thậm chí lên nhà ông bà ngoại cách nhà gần 2 cây số luôn được mẹ tôi nhắc về mỗi khi mưa gió, cả nhà quay quần bên rổ khoai, rổ ngô mới luộc..Có lẽ mẹ tôi cũng không muốn thời gian lãng quên một người tuyệt vời như ông cùng với những điều tuyệt vời mà ông đã làm cho gia đình tôi bởi thế mà cho dù tôi và 2 thằng em không hề biết mặt ông cũng luôn dành cho ông một sự trân trọng và yêu thương vô cùng.

Chắc cũng vì sống với ông nên tính tình của bố tôi cũng có chút ảnh hưởng, khá cứng ngắc và khó tính, nếu như ông là người định hướng cuộc đời cho bố tôi thì hẳn rằng mẹ tôi chính là chất xúc tác khiến định hướng của ông thành thực tế bây giờ. Mẹ tôi trước khi lấy bố tôi chưa từng chịu khổ, phần vì là con giá độc nhất trong gia đình 4 chị em, phần vì ông bà ngoại cũng có của ăn của để lại là chiến sĩ tham gia mở đường trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Mẹ tôi ngày đó được ông bà tạo mọi điều kiện học hành, tham gia hoạt động thanh niên đoàn đội cộng với nhan sắc mà mẹ tôi hay khoe dẫu cho chưa được ai kiểm chứng là "hoa khôi khối 12"nên rất nhiều người theo đuổi môn đăng hộ đối cũng có, đũa lệch cũng có, thư tình nhiều đến nỗi không muốn đọc (cái này mẹ tôi bảo thế và tất nhiên cũng chưa được ai chứng nhận) ấy thế mà lại đổ rầm trước vóc dáng cao gầy của bố tôi. Kể ra thì chuyện tình cảm của bố mẹ tôi hệt như mấy bộ phim tôi hay xem trên truyền hình Vĩnh Long ấy, bố tôi khi đấy mới chỉ đang là nhân viên học nghề, gia đình lại phức tạp, nghèo khó dễ hiểu khi ông bà ngoại nhiều lần ngăn cấm. Rồi thì bố mẹ cũng lấy được nhau, nghèo thì nghèo thật nhưng bố tôi cũng chẳng để mẹ chịu thiệt thòi. Khi mà thời đấy người ta vẫn phải thuê dream tàu để đón dâu thì bố tôi đã dân nguyên một đoàn xe đến rước mẹ tôi về, đám cưới cũng ở nhà hàng và còn có cả thợ chụp ảnh riêng, tính ra cũng phải nằm top 5 "đám cưới thế kỉ" lúc đó chơ chẳng đùa. Nghe thì thích thật đấy nhưng mà mấy ai biết khi vừa xong hôn lễ bố mẹ tôi phải bán vàng để trả lỗ, ngày cả phòng tân hôn cũng chẳng có. Có người hẳn sẽ nói bố tôi hão danh nhưng quả thật mẹ tôi đã có được đám cưới trong mơ mà bao cô ao ước lúc đó và ông tôi cũng bớt đi một gánh nặng khi không thể đảm đương chuyện cưới xin một mình. Hai vợ chồng cùng nhau cố gắng, bố tôi có quán riêng, khách quen cũng nhiều lên, nhà cửa cũng có, chị em chúng tôi lần lượt ra đời, ông bà ngoại cũng không còn mặt nặng mày nhẹ với bố tôi nữa mà thay vào đó là yêu quý, cũng đúng thôi bởi bố tôi cũng hoàn thành rất tốt vai trò của người con rể, ông bà ngoại bị bệnh cũng là bố mẹ tôi đóng quán đưa đi chữa trị, ông mất sớm, bà ngoại một mình lủi thủi cũng là bố ngỏ ý muốn đưa bà về nhà cho tiện chăm sóc, phụng dưỡng. Mẹ tôi từng nói cuộc đời mẹ may mắn nhất là khi lấy được bố tôi, khi đó tôi đã nói với mẹ rằng sau này con cũng muốn bố mẹ có một người con rể như thế, mẹ lại bảo " vậy thì còn phải biết dành dụm may mắn của mình vào bởi đời người chỉ có 3 lần may mắn, tuyệt đối không được lãng phí" Sau này tôi mới hiểu hết những điều mẹ tôi nói. Nhưng cái gì cũng thế, được một thời gian, những năm sau 2005, kinh tế phát triển ngày một nhanh, thị trưởng mở rộng, những con xe tàu không còn là phương tiện khan hiếm và mang tính độc tôn nữa, cạnh tranh ngày càng gay gắt, công việc của bố tôi cũng trở nên khói khăn hơn nhiều. Năm 2009 có lẽ là năm mở ra thời kì đen tối của gia đình tôi, nhà mới đang được xây dở, bà ngoại tuổi cao sức yếu cũng qua đời, lo hậu sự cho bà xong xuôi, tôi phát hiện ra bệnh tim, chân nổi lên những nốt to, sưng tấy khiến không thể nào đi lại bình thường được,  hơn nửa học kì năm lớp 3 tôi đều ở nhà tự học và đều đặn 1 tuần vào viện 2 lần để xem tác dụng của thuốc, nặng đế nỗi thậm chí bác sĩ còn bảo nếu uống thuốc này mà không khỏi thích chắc phải ngồi xe lăn, lúc đó tôi không biết điều này. Khi đó mọi việc đều đến tay bố mẹ tôi, từ quán xá đến nhà cửa rồi chuyện bên ngoại nhưng không lúc nào là tôi không được bố tôi cõng đi tái khám. Cảm giác lúc đó thích lắm, lưng bố tôi vừa dài vừa rộng, tầm mắt được đẩy lên ca hơn và xa hơn, dường như mọi đau đớn chẳng là gì so với tôi cả thấm chí còn thấy bản thân mình như được nuông chiều hơn vậy, nghĩ lãi quả chỉ có trẻ coi mới suy nghĩ được vậy thôi..

"Lát nữa , chú ấy hỏi gì con cũng phải trả lời cho thành thật nhé, đau ở đâu, đau khi nào...."mẹ tôi chăm chú dặn dò còn tôi thì chẳng may may quan tâm đến nó lắm:"

"dạ.. dạ... bố, bố cõng con mãi thế này nhaaa"

"ừm, cõng, cõng cả đời cũng được, chịu không?"

"con chịu, bố hứa nha, mình móc ngoéo, có mẹ làm chứng nhaa"

"ừm, hứa"

Tôi vui vẻ móc tay, thích thật đấy, cảm giác sung sướng đó khiến tôi bỏ qua đôi mắt đỏ hoe của mẹ, giọng nói khang khác của bố, chắc tại tôi đang ở trên cao quá quên mất bố mẹ ở phía dưới. Sau này vô tình đọc được một câu nói:"Bi ai lớn nhất của đời người có lẽ là: Bạn dùng những thứ ba mẹ cho để đi tìm tòi những thứ họ không biết. Bạn dẫm lên lưng họ nhìn ngắm một thế giới họ chưa bao giờ thấy, thế nhưng lại vẫn lên tiếng oán thán đôi vai họ quá nhỏ bé." bất giác nhớ lại khoảnh khắc này, cũng tự nhủ với bản thân tuyệt đối không để có lần thứ hai. Mọi chuyện cũng ổn hơn cho đến hết hè, tôi bắt đầu đi học lại những vẫn phải đều đặn uống thuốc ngày 2 lần, mỗi lần 7 viên; chúng tôi cũng chuyển lên căn nhà mới; bố tôi cũng đi học thêm một khoá về các loại xe mới, mọi chuyện dường như ổn định hơn nhưng tôi dần nhận ra năm nay chị tôi chỉ được mua một bộ quần áo mới, thằng em cũng không có thêm đồ chơi và bữa cơm trong nhà cũng bớt ngon đi một chút. Chị em tôi tự mình phân công việc nhà, 14 tuổi chị tôi là bếp chính trong gia đình, thằng em tôi 5 tuổi đã biết cầm chổi và tôi thì phụ trách quần áo. Mẹ tôi bắt đầu ít đi họp phu huynh hơn, thời gian không có là một lý do nhưng chủ yếu là vấn đề tiền học phí. Vào thời điểm đấy, một lúc lo học phí của 3 người thật không dễ, chị tôi không đi học thêm nữa mà chuyển sang tự học, tôi và thằng em tôi cũng không vòi vĩnh lung tung nữa. Tuổi thơ của tôi và thằng em có thể vắn tắt như này:

" Con có thích cái này không?"

"Không, chẳng ngon gì cả"

"Con có muốn đi học thêm không?"

"Không, mấy cái đấy con đều biết cả rồi"

"Mẹ ơi, cô nhắc đóng tiền học, mai là hạn chót rồi"

"Ừm , mẹ biết rồi"

Sinh ra trong một gia đình nghèo không phải là một cái tội, cái tội chính là bạn không chịu chấp nhận điều đó và coi nhẹ nó đi. Chúng tôi thật sự đã chấp nhận sống chung với nó, trẻ con nào chả thích ăn kẹo chứ, có đứa học sinh nào không đi học thêm, luôn chốt sổ nộp học phí cuối cùng mà được thầy cô để ý, quan tâm, bạn bè yêu quý, không châm chọc cơ chứ ? Ban đầu, cũng là những lần hằn học, khó chịu, khóc lóc có, trách cứ có chỉ là sau những lần như thế chị em chúng tôi đã biết tự bao ban nhau mà cố gắng hơn. Dễ hiểu khi những đứa trẻ nghèo khó thường chín chắn, hiểu chuyện sớm bởi chúng biết sẽ chẳng ai vì chúng me nheo, khóc lóc mà dỗ dành, ai cũng bận cả, không có thời gian rảnh rỗi đâu kể cả bố mẹ chúng cũng vậy, bởi chúng biết chỉ cần hiểu chuyện sẽ bớt đi một phiền phức không đáng có. Cuộc sống vẫn trôi, sung sướng hay vất vả thì ai rồi cũng phải lớn, nếu đã không thể lựa chọn vế đầu vậy thì chúng tôi sẽ thiệt thòi, khổ cực một chút nhưng trong sự mãn nguyện và biết ơn.

Gia đình tôi có 4 anh chị e tất cả, nói là vậy thôi chứ thằng út nhà tôi sinh ra khi tôi cũng đã 16 tuổi, cách chị tôi 20 tuổi và thằng kế tôi 12 tuổi, thế nên tuổi thơ của tôi thì chỉ có bóng dàng chị Tâm và thằng Huy là nhiều. Chị tôi là người khá nóng tính, cộc cằn, cái tính mà bố vs mẹ hay đùn đẩy cho nhau, nhưng quả thật là một người chị tốt, biết lo nghĩ cho bố mẹ là người bảo ban, khuyên nhủ em út nhiều nhất cũng là người chịu thiệt thòi nhiều nhất. Chị tôi giỏi việc nhà, đảm cơm nước, bố mẹ tôi cũng chẳng bao giờ phải bận tâm nhiều thế nên chị tôi quả là niềm tụe hào của bố mẹ. Hồi đó, tôi với chị tôi chắc là nhiều xung đột nhất nhà, tôi vốn đã ương bướng, nghịch ngợm, chị tôi lại dễ nổi cáu lại mang trọng trách kèm cặp em mà bố mẹ giao cho nên khó tính vô cùng, chỉ một việc con con chúng tôi cũng có thể cãi nhau, thậm chí có lần giận nhau cả tháng trời không thèm nói chuyện phải để thắng Huy đừng ra hoà giải cũng không ít lần vì đối phương mà bị đánh đòn, la mắng hay đôi khi là những suy nghĩ hẹp hòi kiểu như giá mà không có chị gái thì tốt, có anh trai thì sướng biết bao rồi chẳng hạn nhưng mà dù gì cũng là chị em gái với nhau, chúng tôi khi đó cũng chỉ là những đứa trẻ con đang cố gắng lớn dễ dàng bỏ qua, dễ dàng tha thứ, lại ngồi lại kể chuyện này chuyện kia, dặn dò nhau từng chút một. Người chịu thiết thòi nhất hẳn là người trưởng thành nhất. Chị tôi đậu vào lớp chọn khối a năm chuyển cấp, cả nhà tôi ai cũng mừng và tự hào lắm, bố mẹ và cả chị nữa chắc hẳn đã vẽ ra được một tương lai sáng lạng, có tiền đồ. Ấy vậy mà năm lên 11 chị tôi xin chuyển khối, sang khối c chuyên văn, sử, địa bố mẹ không ưng nhưng chị tôi một mực đổi.Cả bố mẹ và tôi ai cũng biết liên quan đến vấn đề tiền nong chỉ là ai cũng để trong lòng không dám nói ra. Rồi thì lên 11, những lịch học thêm không còn dày đặc nữa, chị tôi vừa học vừa bán hàng online, đỡ đần được bố mẹ khoản tiền học phí, tích góp đến lớp 12 thì mua được một chiệc điện thoại samsung, chị tôi thích lắm, dùng rất cẩn thận nhưng rồi đến hè năm sau lại bán đi lấy tiền cho tôi đóng tiền học. Ngày tôi cuối cấp 2, dọc đường đi ship đồ cho khách, chị tôi hỏi:

"Đã quyết định được mình học khối gì chưa?"

"chắc là khối c"

"sao lại là khối c"

"Thì khối c dễ lắm, có ở trong sách vở nhiều, đỡ công đi học thêm"

"bậy, phải học cái gì mình muốn, mình có năng lực, không phải vì dễ hay học thêm gì hết á"

Thấy tôi im chị tôi lại nói:

"Chị biết mày đang nghĩ gì đấy, bây giờ không giống lúc trước nữa đâu, ngoài bố mẹ còn có chị mà, chị cũng kiếm ra tiền rồi, giúp bố mẹ được ít nhiều rồi, sau này muốn làm gì, đam mê cái gì thì thử cố gắng theo đuổi, mới tí tuổi đừng lo nghĩ nhiều, nghe chưaaa"

Trời tự nhiên mưa to xối xả , hai chị em lao nhanh về nhà, ướt sũng, may thật, vừa khéo kết thúc câu chuyện và trở thành một lý do hợp lý dể bao biện cho khoé mắt đỏ hoe...

Kể ra tôi vẫn không phải là đứa khổ nhất, một phần là tôi khá ốm yếu, phần là tôi nghĩ nhà tôi chỉ có mỗi tôi giống mẹ i như đúc, hệt như bản sao lúc nhỏ của mẹ nên bố tôi thương tôi nhất. Còn thằng Huy chắc chắn là con ghẻ trong truyền thuyết rồi. Nếu như chị tôi năm 10 tuổi đổ xuống chẳng phải lo nghĩ gì, được bố mẹ đưa đi chơi đây đó nhiều, thì thằng em tôi khác hẳn. Nó dường như chứng kiến hết sự "suy tàn", khủng khoảng mà nhà tôi đã trải qua, cũng là đứa phải chín ép sớm nhất. Mọi việc trong nhà nó đều có thể hoàn thành tơm tất từ đi chợ, nấu ăn hay quét dọn, giặt giũ bắt đầu từ khi lên lớp 8, nó chẳng mấy khi mè nheo xin đi chơi, một lần nó vào net cũng chưa từng, sinh nhật không có quà cũng không sao, thậm chí nó bị bạn bè bắt nạt cũng chẳng hề biết, chỉ thấy vui vẻ khi bạn cho một cái kẹo mà không ngại ngần sách cặp hộ bạn cả quãng đường về nhà; với ai cũng vậy, nhiệt tình giúp đỡ. Nhiều khi tôi nhìn lại bản thân đã thiệt thòi đủ thứ vậy mà so những gì nó trải qua chẳng hề đáng kể. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top