Dinh nghia Tinh yeu
Ðịnh Nghĩa Tình Yêu
Anton Tsekhov
Câu chuyện này được phỏng dịch theo chuyện ngắn "Concerning Love" của nhà văn Anton Tchekhov. Ông đã viết rất nhiều chuyện như là "The Seagull" "Uncle Vanya"... Ngoài ra ông cũng viết những chuyện ngắn như "The black monk and other stories" "Lady with the dog and other stories" v.v. Ông được xem như là một thiên tài trong lãnh vực chuyện ngắn.
Trần Thanh Tùng
Buổi ăn trưa ngày hôm sau họ được thưởng thức những món ăn ngon như tôm tích, bánh mì salad, v.v. Trong khi đang dùng bữa thì ông Ninh, người đầu bếp, đi lên cầu thang và hỏi họ muốn dùng gì cho bữa chiều. Ông ta là một người có kích thước trung bình, má phệ và mắt hí. Bộ râu được cạo nhẵn cáo chỉ. Hàm râu như bị nhổ từng sợi một thay vì cạo.
Kim bắt đầu kể cho những người khách biết là cô Nga đã thương ông đầu bếp này. Nhưng dù sao cô nàng vẫn không chịu lấy ông ta vì ông ta là một người say rượu và hay gở. Tuy vậy, cô sẵn sàng đồng ý để "sống chung với ông" Ngược lại, ông ta là một người đạo đức, đạo của ông không cho phép ông "chỉ sống chung với nàng." Một là cô nàng cưới ông, còn không thì ông không cần. Ông chửi cô và đánh đập cô. Cô phải núp trên lầu, khóc lóc một mình, mỗi khi ông uống rượu say. Kim và những người làm của anh ta thường hay phải ở nhà để bảo vệ cô.
Câu chuyện bắt đầu chuyển đề tài qua tình yêu.
"Cái gì làm cho người ta yêu nhau?" Kim hỏi. "Tại sao Nga không thương một người khác, một người giỏi hơn và đẹp trai hơn? Một người xứng với cô hơn? Tại sao cô ta phải thương ông Ninh--"ông mặt bự" như mọi người hay gọi ông--khi biết rằng hạnh phúc cá nhân của cô là yếu tố rất quan trọng trong tình yêu? Ðiều này quả thật là huyền bí và có nhiều cách giải thích. Qua Kinh Thánh, chúng ta đã từng được nghe định nghĩa đích thực của tình yêu: 'Ðấy là một sự huyền bí.' Ngoài ra, những bài viết hay những câu nói khác đều không làm chúng ta thỏa mãn về ý nghĩa chân chính của nó. Chúng nó có thể định nghĩa được tình yêu trong hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác nhưng không thể nào giải được ý nghĩa của nó trong mọi hoàn cảnh. Nếu mà như vậy thì chúng ta nên định nghĩa tình yêu trong từng hoàn cảnh một, thay vì đi tìm một ý nghĩa đích thực, chung cho mọi hoàn cảnh. Chúng ta cần phải phân tách từng hoàn cảnh một, như các bác sĩ thường hay nói."
"Rất đúng" Ban đồng ý
"Những người dân Nga thường hay bị phiền phức về những bài toán nhức óc này. Trong khi người ta choàng lên tình yêu của họ những đóa hồng, những hạt kim cương thì chúng ta, những người Nga, lại choàng lên nó những nghi vấn và những thắc mắc mà hầu như không bao giờ giải đáp được. Khi tôi còn là một sinh viên ở Mát-Cơ-Va, tôi có một người 'bạn': một người con gái dễ thương. Mỗi lần khi tôi ôm nàng trong lòng, tôi luôn tự hỏi mình: tiền lương hàng tháng mình cần đưa cho nàng bao nhiêu và bây giờ bao nhiêu tiền một cân thịt bò. Ðừng chế tôi, chúng ta đều giống nhau cả. Một khi chúng ta rơi vào biển tình, chúng ta luôn luôn thắc mắc, nghi nghờ, và hay tự đặt câu hỏi cho chính mình. Chúng ta chân thành hay giả giối? Thông minh hay ngu dốt? Cái tình yêu này, nó sẽ có kết cục ra sao? Vân vân và vân vân. Tôi không biết cảm tưởng như vậy là đúng hay sai, nhưng nó rất phiền phức. Nó có mang lại sự thỏa mãn và tức giận hay không, cái đó tôi không biết."
Hình như anh ta có một câu chuyện đang muốn kể. Những người sống một mình thường hay có tâm sự trong lòng mà họ rất muốn thổ lộ. Những người chưa lập gia đình thường hay lui tới những buồng tắm công cộng, những nhà hàng trong phố, để mà nói, và đôi khi họ kể những câu chuyện lý thú, hấp dẫn thu hút cả những người bồi bàn và công nhân làm việc trong phòng tắm. Những người sống ngoài thành phố thì thường trao gởi bầu tâm sự của họ cho bạn bè và khách khứa. Qua cửa xổ, mây đen phủ kín bầu trời, những hạt mưa bao trùm không gian và cây cối.
Tôi đã từng sống và làm ruộng ở vùng Sông-Phi-Nô này, tôi bắt đầu làm việc ở đây sau khi học xong đại học (Kim bắt đầu). Tôi được lớn lên một cách thoải mái, không phải làm gì, chỉ phải học. Vì việc học của tôi mà ba tôi đã phải nợ đầy mình. Ông phải dùng ruộng vườn của mình làm của thế chân để mượn tiền cho tôi đi học. Sau khi học xong, tôi quyết định ở lại trên mảnh ruộng của ba tôi để làm việc cho tới khi nào trả hết nợ. Tôi đã quyết định như vậy và bắt đầu làm việc, tuy rằng vẫn có chút tiếc rẻ trong đó. Ðất đai trong vùng này không được màu mỡ cho lắm. Nếu muốn lời, một là mình phải mướn thêm tay làm hai là phải tự mình nai lưng ra mà làm; không còn cách trọn lựa thứ ba. Tôi gom góp những người trong làng lại, đàn ông cũng như đ àn bà, để làm việc cho tôi. Chúng tôi không để yên một mảnh đất nào, chúng tôi làm việc quần quật như trâu. Tôi cũng tự mình xới đất, tự gieo hạt, và gặt lúa. Lưng quằn lên vì vất vả trong khi môi phệ ra vì chán nản. Cả mình tôi đau nhức còn chân tôi thì liệt đi như muốn chết. Lúc đầu tôi tưởng là mình có thể dùng những gì học hỏi được ở trường lớp để đỡ nhọc nhằn. Tôi tưởng rằng chỉ cần tạo cho mình một thời khóa biểu và làm việc theo nó thì mọi việc sẽ đâu vào đấy. Tôi dọn lên ở phòng tốt nhất trên lầu; xắp xếp để café và rượu được dọn lên mỗi bữa ăn trưa, chiều; và đọc báo "Thời Sự Âu Châu" mỗi một đêm trước khi đi ngủ. Nhưng mục sư Văn, người linh hướng của làng chúng tôi, một hôm đến thăm và đã nuốt hết những bầu rượu thơm của tôi. Còn con gái ông ta thì công về hết tất cả những tờ "Thời Sự Âu Châu". Tôi cũng không buồn. Tôi không cần những tờ báo đó vì từ khi bắt đầu công việc đồng áng, tôi chưa tối nào được đặt lưng trên giường mình. Nhất là trong những tháng cắt mạ, tôi thường ngủ trong chuồng bò hay trong túp lều của anh đốn củi. Dần dần tôi dọn phòng ngủ của tôi xuống dưới lầu để ngủ chung với những người làm mướn. Tôi cũng chẳng còn cái gì yêu quí cả ngoại trừ những người này, những người trước kia đã làm công cho ba tôi và bây giờ lại làm cho tôi, những người mà tôi không bao giờ và không thể nào xua đuổi cho dù mai này có thế nào đi chăng nữa.
Trong những năm đầu tiên sống ở đây, tôi đã được trọn làm giám thị. Vì vậy nên tôi hay ra tỉnh để để làm việc và hay tham gia vào những vụ xử kiện trên đó. Ðiều này làm tôi rất thích. Một khi đã bị gò bó suốt mấy tháng trời trong nông trại, nhất là vào mùa đông, thì không có gì mong muốn cho bằng được khoác chiếc áo choàng thâm của mình. Khi làm việc trên tỉnh, tôi cần phải có áo choàng thâm, đồng phục, và áo đuôi dài. Toàn là những luật sư và những người có học trên đó. Họ là những người mà tôi có thể nói chuyện với một cách dễ dàng.
Tôi lúc nào cũng được hoan nghêng trên tỉnh. Tôi rất thích làm quen với những người bạn mới. Trong số bạn mới của tôi, anh chàng đứng đắn nhất--và, thật tình, đáng mến nhất--là anh Lữ, phó giám đốc tỉnh. Hai bạn chắc cũng đã biết anh ta: một con người... quả nhiên là một nhân vật rất quyến rũ. Tôi được gặp anh ta trong một vụ án về hỏa hoạn rất nổi tiếng. Vụ án được xử trong hai ngày liên tiếp. Khi kết thúc, mọi người đều mệt rã cả người. Anh Lữ nhìn về phía tôi:
"Hay là tới nhà tôi ăn cơm chiều nha" anh mời
Tôi rất là ngạc nhiên, tôi vừa mới biết anh ta, mà lại, chúng tôi chỉ quen nhau qua việc làm mà thôi. Tôi chưa bao giờ tới nhà anh ta cả. Sau khi trở lại khách sạn để tắm rửa, tôi tới nhà anh. Buổi cơm chiều đã mở đường cho tôi gặp An, vợ anh Lữ. Nàng còn rất trẻ, hai mươi hai tuổi là cùng, đứa con đầu lòng của nàng mới trào đời cách đây chưa đầy sáu tháng. Chuyện này đã sảy ra qua lâu rồi, tôi không còn nhớ rõ, hay nói một cách khác, khó mà giải thích được ngay lúc đó điều gì về nàng đã mê hoặc tôi đến thế. Nhưng khi ngồi vào bàn ăn, tôi đã hiểu rõ. Tôi thấy nàng, một người đàn bà trẻ, đẹp, hiền lành, thông minh và hấp dẫn--không như bất kỳ một cô gái nào mà tôi đã gặp trước đây. Ngay lập tức, tôi cảm thấy nàng thật là ngần gủi, tôi có cảm tưởng như mình đã quen nàng từ lâu--tôi tưởng như đã gặp khuôn mặt ấy, cặp mắt khêu gợi và sáng sủa ấy khi tôi còn là một đứa bé đang mở nhìn trộm những cuốn an-bum trong ngăn tủ mẹ tôi.
Trong vụ án hỏa hoạn, bốn người Do-Thái bị kết án khủng bố--tôi hết sức không bằng lòng với phán quyết này của tòa án. Tôi không thể ngồi yên khi dùng bữa--nói thật, tôi rất bực mình--tôi không còn nhớ mình đã nói gì trong bữa đó, tôi chỉ nhớ thấy An cứ lắc đầu và nói với chồng mình "Em không thể nào tin được anh ạ"
Lữ là một người tốt, tuy rằng hơi ngây thơ một tý. Anh ta nghĩ rằng những gì quan tòa phán quyết đều là đúng, nếu muốn kháng án, người ta cần phải làm đầy đủ những thủ tục, hồ sơ cần thiết, và nộp lên những nơi chính đáng đã quy định theo luật pháp--bàn ăn, theo anh, không phải là một trong những chỗ đó.
"Em và anh đâu có nổ lửa đốt nhà đâu" anh nói nhỏ nhẹ "anh và em đâu có bị kết án và giam tù"
Cả hai vợ chồng họ cố mời và ép đồ ăn cho tôi. Qua những khía cạnh mà tôi theo dõi--cách mà họ bắc café chung với nhau, cách mà họ hiểu nhau trước khi mở miệng--tôi kết luận rằng, họ đang sống trong cảnh hòa bình và êm ấm, họ rất vui khi được tiếp đón và làm vui lòng một người khách trong nhà họ. Sau cơm chiều, chúng tôi chơi pi-a-nô. Khi màn đêm bắt đầu kéo, tôi xin phép họ để trở về khách sạn.
Câu chuyện vừa rồi sảy ra vào đầu mùa xuân, sau khi đó, tôi rời tỉnh để trở về nông trại của tôi ở Sông-Phi-Nô. Tôi ở đó suốt mùa hè. Tôi hết sức bận rộn nên không còn thì giờ nghĩ đến những việc trên tỉnh. Nhưng ngày nào tôi cũng đều bị ám ảnh bởi hình dáng của người con gái tha thướt, yêu kiều đó. Nàng đã in lên tâm trí tôi một cái bóng phất phơ, nhỏ nhẹ.
Vào cuối mùa thu, một chương trình ca vũ từ thiện được tổ chức trên tỉnh. Tôi được mời ngồi chung với ông thống đốc. Khi tôi bước vào, An và Lữ đã ngồi đó, bên cạnh bà vợ ông thống đốc. Một lần nữa, con người tôi lại bị choáng váng bởi nét đẹp kiều diễm đầy khuyến rũ, bởi đôi mắt kêu mời, tran trứa tình bạn của nàng. Và một lần nữa, tôi cảm thấy như đang chia sẻ với nàng một cái gì đó rất mật thiết và gần gũi.
Tôi ngồi xuống bên cạnh nàng. Nàng quan sát rằng tôi có phần nào gầy hơn trước. Tôi có bị ốm không?
"Cám ơn, vai tôi thường hay bị nhức. Nó hành tôi rất khó ngủ nhất là vào mùa mưa"
"Nhìn anh có vẻ bệ rạc quá. Khi anh dùng bữa chung với chúng tôi mùa xuân rồi, nhìn anh còn trẻ và tự tin lắm mà. Lúc đó anh còn nói nhiều, còn pha trò, còn quậy nữa mà. Quả nhiên lúc đó anh thật là hấp dẫn. Ngay lúc ấy, một phần nào đó, tôi đã bị anh mê hoặc. Không biết tại sao suốt mùa hè qua, lâu lâu tôi lại liên tưởng đến anh. Khi tôi chuẩn bị để đi coi hát, tôi biết chắc rằng thế nào cũng gặp anh."
Nàng cười. "Nhưng hôm nay nhìn anh bệ rạc quá," nàng lập lại. "Nhìn anh trông già hẳn đi"
Ngày hôm sau, tôi dùng cơm trưa tại nhà Lữ. Sau bữa cơm, họ mời tôi ra thăm căn nhà nghỉ mát của họ. Tôi đi với họ, tôi về với họ, và vào nửa đêm tôi uống trà với họ trong không khí yên tỉnh của mái nhà họ: bên cạnh lò lửa đang bừng cháy, nóng hổi, với người mẹ trẻ lâu lâu lại đi ra đi vào để trông giấc ngủ cho con. Sau ngày hôm đó, khi nào có dịp lên tỉnh là tôi ghé thăm Lữ. Càng ngày chúng tôi càng thân hơn, đôi khi tôi tới nhà anh ta bất chợt, không cần nói trước. Họ xem tôi như một thành viên trong nhà.
"Ai vậy?" giọng nàng vọng ra từ cuối nhà, ngân nga, đầy khuyến rủ.
"Ông Kim" người giúp việc trả lời, và An xuất hiện với nét mặt đầy lo lắng. Tại sao tôi không đến thăm nàng sớm hơn? Chuyện gì đã xảy ra?
Cái nhìn của nàng, cái vòng tay nõn nà, xinh xắn, bộ đồ nàng mặc trong nhà, cách làm tóc của nàng, giọng nói, tiếng bước chân của nàng... lúc nào cũng làm cho tôi có cảm tưởng như một cái gì đó mới mẻ, bất thường, một cái gì đó quan trọng đang xảy đến với tôi. Chúng tôi thường có những buổi nói chuyện thật dài--và cũng có những lúc im lặng thật lâu, mỗi một người như bị cuộn lại trong suy tư của mình. Những lúc không có ai ở nhà, tôi thường ngồi đợi, nói chuyện với người vú, chơi với đứa nhỏ, hay duỗi chân trên cái ghế bành để đọc một tờ báo. Khi An về, tôi chạy ra gặp nàng ở hành lang và giúp nàng mang hàng mới mua vào. Tôi bê những hàng hóa đó một cách trìu mến và hảnh diện--như một đứa bé mới biết bê đồ lần đầu.
Lữ và những người khác trong gia đình không hề để ý, họ chẳng bao giờ làm phiền tôi. Họ tiếp tục tiếp đón tôi. Nếu lâu không thấy tôi lên tỉnh thì hai vợ chồng lại sốt ruột, lo lắng. Nhất định là tôi bị ốm hay có chuyện gì không may xảy đến với tôi. Cái mà làm cho họ lo lắng nhất là tôi, một người có học, biết nhiều thứ tiếng, lại không ở trong văn phòng mà sống ở ngoại ô, suốt ngày quấn quít với máy say bột và những thửa ruông cằn cỗi. Họ nghĩ rằng tôi không bao giờ hạnh phúc, những lúc tôi cười nói trong bữa ăn chỉ là để che đậy tâm hồn đau khổ của tôi. Cả những khi tôi thật sự hạnh phúc và thoải mái, họ vẫn nhìn tôi với ánh mắt đầy lo lắng. Những khi tôi bị kẹt, chủ nợ đòi tiền hay không có tiền chi tiêu hàng tháng, hai vợ chồng hay thầm thì với nhau. Sau đó, anh chồng thường đi tới bên cạnh tôi với một ngương mặt trịnh trọng.
"Nếu anh có hơi bị thiếu, Kim, vợ chồng tôi sẵn sàng giúp một tay. Anh đừng gại." Hai tai anh ta đỏ ngầu vì mắc cỡ.
Hay là có khi anh đến bên tôi, hai tai đỏ ngầu sau khi nói chuyện với vợ, và thuật lại với tôi rằng vợ anh "hết lòng muốn tôi nhận một chút quà này." Sau khi nói xong anh ta thường đưa cho tôi một số đinh tán, hộp thuốc lá, hay một cái đèn điện. Ðể trả ơn, tôi thường hay biếu họ những món quà từ vùng ngoại ô như một con chim non, bơ, hoa... Cả hai vợ chồng hình như đều có tiền riêng. Tôi vẫn hay mượn tiền của người khác, không cần biết là của ai hay bao nhiêu--tôi mượn ở bất kỳ chỗ nào cho phép. Nhưng mà không có một mãnh lực nào có thể bắt tôi xoè tay mượn tiền của gia đình Lữ được. Cần tôi giải thích thêm không?
Tôi buồn. Ở nhà, trên đồng áng, hay trong chuồng bò tôi luôn nghĩ đến nàng. Tôi có gắng tìm hiểu sự kỳ bí của người con gái trẻ, đẹp và thông minh ấy, người vợ của một ông chồng xấu, đứng tuổi, và người mẹ của những đứa con anh ta. Tôi cũng cố gắng tìm hiểu sự kỳ bí của người chồng này, một anh chàng thiếu nhan sắc, tốt tính, dễ dãi, với những cách nhìn ngây thơ và vớ vẩn, người mà mỗi khi đi dự tiệc thường hay dạy đời người ta... còn người mà vẫn còn tin tưởng là mình có quyền để được hạnh phúc và có quyền để làm chồng nàng. Tai sao, tôi vẫn nghĩ, nàng không gặp tôi trước hắn? Vì mục đích gì mà lại có sự sai lầm đến thế?
Những lần lên tỉnh, qua ánh mắt của nàng, tôi biết rằng nàng đang đợi tôi, có lần nàng thú nhận với tôi là trước khi tôi đến, nàng thường hay có những cảm giác rất kỳ lạ--giống như nàng đã biết trước thế nào tôi cũng tới. Chúng tôi tiếp tục những buổi nói chuyện, xen lẫn với những phút thinh lặng thật dài, không ai giám nói lên tình yêu của mình nhưng giấu kỹ một cách sợ sệt và ghen ghét. Chúng tôi sợ, sợ tất cả những gì có thể bộc lộ ra cái bí mật ấy. Mặc dù cái tình yêu mềm mại đó đã cắm rễ quá sâu trong lòng, tôi luôn cố gắng để cho đầu óc sáng suốt, xét đoán xem những giông tố nào có thể xảy ra nếu chúng tôi không có đủ nghị lực để kềm chế chính mình. Tôi không thể nào hình dung ra được, hay nói đúng hơn, không muốn tin rằng một tình yêu thầm kín, cô đơn như của tôi, lại có thể bỗng nhiên và thô bạo phá tan cuộc đời ấm cúng của người chồng và những đứa con; lật úp luôn cả căn nhà mà tôi vẫn mãi yêu thương và tin tưởng. Ðây có phải là thái độ của một người đàn ông đứng đắn không? Nàng sẽ đi với tôi--nhưng mà... đi đâu? Tôi có thể dẫn nàng đi đâu? Mọi việc sẽ khác hẳn nếu như tôi là một người đàn ông lãng mạn và có tiền, nếu như tôi là một quân nhân anh dũng đang chiến đấu cho lý tưởng tự do của nhân loại, hay nếu như tôi là một người ca nghệ sĩ nổi tiếng được nhiều người thán phục. Nhưng tôi chỉ là một người nông dân nghèo. Tôi chỉ có thể đưa nàng từ cuộc sống bạc bẽo này đến cuộc đời bạc bẽo khác, hay còn tồi tệ hơn thế nữa. Hạnh phúc của chúng tôi sẽ kéo dài được bao lâu? Nếu không may tôi chết đi thì nàng sẽ làm sao? Còn nếu như chúng tôi không yêu nhau nữa? Và còn......v.v.
Nàng cũng nghĩ như tôi. Nàng nghĩ đến chồng nàng, con nàng, mẹ nàng, người mà thương yêu chồng nàng như con ruột. Nếu nàng nghe theo cảm súc của mình thì một là nàng phải nó dối hai là nói sự thật, nhưng cả hai đều khó khăn và nguy hiểm cho nàng trong hoàn cảnh này. Nàng suy tư trong đau khổ: tình yêu của nàng sẽ mang lại cho tôi hạnh phúc không? Có làm cho đời sống của tôi thêm phiền phức không? Có làm cho nó tẻ nhạt và đầy sóng gió không? Nàng cảm thấy nàng quá già đối với tôi, nàng không còn đủ sức và nghị lực để bắt đầu lại một cuộc sống mới. Nàng thường nói với chồng nàng là tôi cần phải cưới một người con gái hiền lành, thông minh, một người nội chợ và giúp việc tốt--nhưng theo nàng thì hầu như không có người con gái nào như vậy trên tỉnh (chỉ trừ nàng).
Trong khi đó, năm tháng lại tiếp tục trôi đi. Bây giờ An đã có hai con. Mỗi khi tôi tới thăm gia đình, người làm công vẫn cười nói với tôi, mấy đứa trẻ thì bám víu lấy chú Kim của chúng, la hét lên vì vui mừng, và mọi người đều vui vẻ. Không hiểu được nỗi lòng thầm kín của tôi, họ tường rằng tôi cũng đang vui với họ. Họ coi tôi như là sự hiện thân của lòng chính trực. Người lớn cũng thế mà con nít cũng vậy, họ tưởng rằng sự chính trực đang đi giữa họ--sự quan hệ giữa tôi và họ làm cho cuộc đời họ tinh khiết và mỹ miều hơn. An và tôi vẫn hay đi coi hát chung với nhau. Chúng tôi ngồi cạnh nhau, vai liền vai, tôi nhẹ nhàng lấy cặp mắt kiếng của nàng, ý thức rằng nàng đang ở cạnh tôi, tưởng tượng như nàng là của tôi, chúng tôi không thể nào sống xót nếu như bị chia rẽ. Nhưng lần nào cũng vậy, sau khi màn biểu diễn kết thúc, chúng tôi ngượng nghịu chia tay nhau, ra đi như những người xa la. Không biết người nói gì về chúng tôi trên tỉnh, nhưng không một câu nào của họ là đúng cả.
Trong những năm vừa rồi, An về thăm mẹ và em nhiều hơn. Nàng hay buồn rầu và chán nản: tâm trạng của nàng làm nàng ý thức được rằng cuộc sống của nàng chưa đầy đủ và thiếu ý nghĩa. Những khi đó nàng thường lánh mặt chồng và con cái. Cái tình trạng này kéo dài và nặng hơn, bắt buộc nàng phải điều trị về bệnh tâm lý.
Mặc dù vậy chúng tôi vẫn giấu kín những gì mình muốn nói. Những lúc gặp mặt, nàng hay tức tối với tôi một cách kỳ lạ. Nàng chống đối tôi trên mọi phương diện; nếu tôi có bàn luận hay cãi nhau với một người khác, nàng lập tức đứng về phe của họ. Nếu không may tôi làm rơi một vật gì, nàng nhìn tôi và nói một cánh lạnh nhạt "hay quá ha." Mỗi khi tôi quên mang kính đi xem hát, nàng cho tôi biết rằng nàng đã biết trước thế nào tôi cũng quên.
Hên hay xui, bất kỳ cái gì trong cuộc đời chúng ta, không sớm thì chiều, cũng phải kết thúc. Bây giờ đã đến lúc chúng tôi phải chia tay nhau: Lữ đã kiếm được việc làm tốt hơn ở miền tây. Họ bán tất cả: nhà, bàn ghế, và ngựa. Lái xe ra khỏi nhà, khi chúng tôi ngoẳnh mặt nhìn lại lần cuối góc vườn xinh xắn với mái ngói phủ đầy giây leo, mọi người đều cảm thấy buồn, còn tôi... tôi biết đã đến lúc phải ra đi, bỏ lại không chỉ một căn nhà bé nhỏ. Chúng tôi đã quyết định để An tới Ki-Mi-A trước và Lữ sẽ mang các con tới sau.
Một đoàn người chúng tôi tới ga xe lửa để tiễn chân An. An đã chào tạm biệt chồng nàng và các con... xe lửa bắt đầu chuyển bánh... thì... tôi vút nhanh lên khoang tầu của nàng, đặt lên đồ đạc cái rổ mà tí nữa nàng đã quên. Bây giờ đến lượt tôi chào tạm biệt. Cặp mắt chúng tôi gặp nhau trên khoang tầu, và chúng tôi không thể kiềm chế được nữa. Tôi ôm choàng lấy nàng, nàng ấp mặt vào ngực tôi, và nước mắt bắt đầu chảy. Hôn mặt nàng, hôn vai nàng, hôn đôi tay xinh xắn chứa đầy nước mắt--hai chúng tôi quả thực quá hạnh phúc--tôi bày tỏ tình yêu của tôi cho nàng. Với nỗi thống khổ bừng cháy trong tim... tôi thấy những gì đã cản trở tình yêu chúng tôi, những gì đã bóp ghẹt tình yêu của chúng tôi bấy lâu, quá sức là nhỏ bé, tầm thường và hão huyền. Tôi ý thức được rằng, một khi tôi yêu, tôi cần đặt định nghĩa tình yêu của tôi trên một cái gì đó cao thương và quan trọng hơn là hạnh phúc hay đau khổ, tội lỗi hay trong sạch: những ý nghĩ tầm thường mà mọi người vẫn đắn đo một khi yêu. Nếu không được như vậy, thì thà rằng chúng ta đừng định nghĩa tình yêu thì hơn.
Tôi hôn nàng lần cuối, nắm chặt tay nàng, và rồi chúng tôi chia cách--mãi mãi. Xe đang chạy. Tôi ngồi xuống khoang bên cạnh, trống rỗng... ngồi đó và khóc cho tới khi xe dừng lại ở trạm kế tiếp. Tôi quốc bộ về Sông-Phi-Nô.
Trời đã tạnh trong khi Kim đang kể chuyện, mặt trời đã ló rạng. Ban và Văn rời chỗ ngồi ra lan can. Trước mặt họ là vẽ lộng lẫy của khu vườn, và ánh sáng lấp lánh của dòng sông trong những tia nắng mặt trời. Lòng họ say mê trước cảnh vật nhưng cũng không quên hối tiếc cho người đàn ông với cặp mắt hiền lành và trong sáng ấy--người mà trong giờ qua đã bầy tỏ cho họ những tâm tư thầm kín và chân thành nhất--con người mà cuộc đời ngày qua ngày vẫn tiếp tục xoay quanh mảnh ruộng và cối xay gạo, vẫn tiếp tục nghèo khổ mà không làm gì để tiến lên được. Họ cũng liên tưởng đến sự thống khổ của nàng khi anh ta phải chia tay nàng trên khoang tàu, đặt lên vai và trán nàng những nụ hôn nồng cháy. Họ đã gặp nàng một vài lần trên tỉnh. Ban là bạn thân của nàng và biết rằng nàng rất đẹp.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top