Định Nghĩa Tên Miền
I. Định Nghĩa Tên Miền
Mạng máy tính toàn cầu (Internet) bao gồm hàng ngàn máy tính nối với nhau, mỗi máy tính trên mạng cần phải có một địa chỉ xác định. Địa chỉ Internet (IP) đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet ( mỗi Octet có 8 bit , tương đương 1 byte ) cách đếm đều từ trái qua phải bít 1 cho đến bít 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.) và biểu hiện ở dạng thập phân đầy đủ là 12 chữ số . Ví dụ một địa chỉ Internet : 146.123.110.224 ( Địa chỉ IP tương lai được sử dụng là IPv6 có 128 bit dài gấp 4 lần của IPv4. Version IPv4 có khả năng cung cấp 232 = 4294 967 296 địa chỉ. Còn Version IPv6 có khả năng cung cấp 2 128 địa chỉ ) . Mỗi một máy tính trên mạng Internet cần có một địa chỉ IP duy nhất.
Về phía người sử dụng để có thể sử dụng được các dịch vụ trên mạng như Web, e-mail, Telnet v..v , ho phải nhớ được địa chỉ của các máy chủ cung cấp các dịch vụ này. Do người sử dụng nhớ được địa chỉ dạng chữ số dài như vậy khi nối mạng là rất khó khăn và vì thế cạnh địa chỉ IP bao giờ cũng có thêm một cái tên mang một ý nghĩa nào đó, dễ nhớ cho người sử dụng đi kèm mà trên Internet gọi là Tên Miền .
Ví dụ: Máy chủ Web Server của VDC đang chứa Báo Quê hương có địa chỉ là 203.162.000.012 , tên Miền của nó là home.vnn.vn . Thực tế người sử dụng không cần biết đến địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ tên Miền là truy nhập được .
Tên Miền là một danh từ dịch theo kiểu nghĩa của từng từ một ( Word by Word ) từ tiếng Anh (Domain name). Thực chất tên miền là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet. Mỗi địa chỉ bằng chữ này phải tương ứng với một địa chỉ IP dạng số.
II. Hệ thống tên miền (DNS - Domain name system)
Hệ thống tên miền bao gồm một loạt các cơ sở dữ liệu chứa địa chỉ IP và các tên miền tương ứng cuả nó. Mỗi tên miền tương ứng với một địa chỉ bằng số cụ thể. Hệ thống tên miền trên mạng Internet có nhiệm vụ chuyển đổi tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại từ địa chỉ IP sang tên miền. Trong những ngày đầu tiên của mạng Internet, tất cả các tên máy và địa chỉ IP tương ứng của chúng được lưu giữ trong file hosts.txt, file này được trung tâm thông tin mạng NIC ( Network information Center ) ở Mỹ lưu giữ. Tuy nhiên khi hệ thống Internet phát triển, việc lưu giữ thông tin trong một file không thể đáp ứng nhu cầu phân phối và cập nhật. Do đó, hệ thống tên miền DNS đã phát triển dưới dạng các cơ sở dữ liệu phân bố, mỗi cơ sở dữ liệu này sẽ quản lý một phần trong hệ thống tên miềnTrở về đầu trang
III. Cấu trúc của hệ thống tên miền ( DNS )
Hệ thống tên miền được sắp xếp theo cấu trúc phân cấp. Mức trên cùng được gọi là root và ký hiệu là ".", Tổ chức quản lý hệ thống tên miền trên thế giới là The Internet Coroperation for Assigned Names and Numbers (ICANN). Tổ chức này quản lý mức cao nhất của hệ thống tên miền (mức root) do đó nó có quyền cấp phát các tên miền dưới mức cao nhất này
Hình 1: Cấu trúc không gian tên miền
Tên miền ở dưới mức root được gọi là Top - Level- Domain, tên miền ở mức này được chia thành các tên miền sau:
• Com : tên miền này được dùng cho mục đích thương mại
• Edu : tên miền này được dùng cho mục đích giáo dục.
• Gov : tên miền này được dùng cho các tổ chức chính phủ.
• Mil : tên miền này dùng cho các tổ chức quân sự.
• Org : tên miền này dùng cho các tổ chức khác.
• Net : tên miền này dùng cho các tổ chức liên quan tới mạng máy tính.
• Int : tên miền này dùng cho các tổ chức quốc tế
• Mã của các nước trên thế gới tham gia vào mạng internet, các mã quốc gia này được qui định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO-3166 ( ví dụ vn của Viêt Nam, sg của Singapo, uk của Anh v..v).
Đối với các quốc gia, tên miền mức hai trở xuống do quốc gia đó quản lý. Tại Việt Nam, Trung tâm thông tin mạng Internet Việt Nam (VNNIC) có chức năng quản lý tên miền dưới cấp .vn.Ở dưới tên miền .vn có 7 tên miền cấp 2 được phân thành theo từng lĩnh vực kinh tế xã hội ( com.vn, net.vn, gov.vn, edu.vn, org.vn, ac.vn, int.vn) và 4 tên miền của các ISP (vnn.vn, fpt.vn, saigonnet.vn, netnam.vn).
IV. Cách đọc tên miền
Ví dụ có tên miền : www.myexample.com.vn
Tên miền sẽ được đọc từ trái qua phải, mục đầu tiên ( www) là tên của máy tính. Tiếp theo là tên miền ở mức thứ 3 ( myexample), tên miền này được đăng ký với cơ quan quản lý tên miền ở dưới cấp vn là trung tâm thông tin mạng Internet Việt Nam (VNNIC). Tên miền đứng thứ 2 tính từ bên phải là tên miền ở mức 2 (com), tên miền này miêu tả chức năng của tổ chức sở hữu tên miền ở mức thứ 3, trong ví dụ này tổ chức lấy tên miền ở mức hai là "com" có nghĩa tổ chức này hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Cuối cùng là tên miền "vn", tên miền này chỉ ra toàn bộ tên miền này thuộc quyền quản lý của mạng Internet Việt Nam.
V. Qui tắc đặt tên miền
• Tên miền nên được đặt đơn giản và có tính chất gợi nhớ với mục đich và phạm vi hoạt động của tổ chức sỡ hữu tên miền.
• Mỗi tên miền được có tối đa 63 ký tự bao gồm cả dấu ".". § Tên miền được đặt bằng các ký tự (a-z A-Z 0-9) và ký tự "-".
• Một tên miền đầy đủ có chiều dài không vượt quá 255 ký tự.
VI. Định nghĩa máy chủ tên miền (name server)
Máy chủ tên miền (name server) là máy chủ chứa cơ sở dữ liệu dùng cho việc chuyển đổi giữa tên miền và địa chỉ IP. Như cách phân cấp của hệ thống tên miền, tương ứng với mỗi cấp và mỗi loại tên miền có máy chủ tên miền phục vụ tên miền ở cấp đó và loại tên miền đó. Máy chủ tên miền ở mức root sẽ chứa cơ sở dữ liệu quản lý tên miền ở mức top-level-domain. Ở mức quốc gia sẽ có máy chủ tên miền quản lý domain ở mức quốc gia.
VII. Hoạt động của hệ thống DNS.
Giả sử người sử dụng muốn truy cập vào trang web có địa chỉ là http://www.vnn.vn/.
1. Trước hết chương trình trên máy người sử dụng gửi yêu cầu tìm kiếm địa chỉ IP ứng với tên miền www.vnn.vn tới máy chủ quản lý tên miền (name server) cục bộ thuộc mạng của nó.
Hình 2: Cơ chế hoạt động của hệ thống DNS
Máy chủ tên miền cục bộ này kiểm tra trong cơ sở dữ liệu của nó có chứa cơ sở dữ liệu chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP của tên miền mà người sử dụng yêu cầu không. Trong trường hợp máy chủ tên miền cục bộ có cơ sở dữ liệu này, nó sẽ gửi trả lại địa chỉ IP của máy có tên miền nói trên.
Trong trường hợp máy chủ tên miền cục bộ không có cơ sở dữ liệu về tên miền này nó sẽ hỏi lên các máy chủ tên miền ở mức cao nhất ( máy chủ tên miền làm việc ở
1. mức root). Máy chủ tên miền ở mức root này sẽ chỉ cho máy chủ tên miền cục bộ địa chỉ của máy chủ tên miền quản lý các tên miền có đuôi .vn.
2. Máy chủ tên miền cục bộ gửi yêu cầu đến máy chủ quản lý tên miền có đuôi (.vn) tìm tên miền www.vnn.vn. Máy chủ tên miền quản lý các tên miền.vn sẽ gửi lại địa chỉ của máy chủ quản lý tên miền vnn.vn.
3. Máy chủ tên miền cục bộ sẽ hỏi máy chủ quản lý tên miền vnn.vn này địa chỉ IP của tên miền www.vnn.vn. Do máy chủ quản lý tên miền vnn.vn có cơ sở dữ liệu về tên miền www.vnn.vn nên địa chỉ IP của tên miền này sẽ được gửi trả lại cho máy chủ tên miền cục bộ.
4. Máy chủ tên miền cục bộ chuyển thông tin tìm được đến máy của người sử dụng.
5. Người sử dụng dùng địa chỉ IP này để kết nối đến server chứa trang web có địa chỉ www.vnn.vn
Trở về đầu trang
VIII. Các bản ghi.
1. Bản ghi kiểu A
Bản ghi kiểu A được dùng để khai báo ánh xạ giữa tên của một máy tính trên mạng và địa chỉ IP tương ứng của nó. Nói cách khác, bản ghi kiểu A chỉ ra tên và điạ chỉ IP của một máy tính trên mạng.
Bản ghi kiểu A có cú pháp như sau:
domain IN A <địa chỉ IP của máy>
Ví dụ:
home.vnn.vn IN A 203.162.0.12
Theo ví dụ trên, tên miền home.vnn.vn được khai với bản ghi kiểu A trỏ đến địa chỉ 203.162.0.12 sẽ là tên của máy tính này. Một tên miền có thể được khai nhiều bản ghi kiểu A khác nhau để trỏ đến các địa chỉ IP khác nhau. Như vậy có thể có nhiều máy tính có cùng tên trên mạng. Ngược lại một máy tính có một địa chỉ IP có thể có nhiều tên miền trỏ đến, tuy nhiên chỉ có duy nhất một tên miền được xác định là tên của máy, đó chính là tên miền được khai với bản ghi kiểu A trỏ đến địa chỉ của máy.
2. Bản ghi CNAME
Bản ghi CNAME cho phép một máy tính có thể có nhiều tên. Nói cách khác bản ghi CNAME cho phép nhiều tên miền cùng trỏ đến một địa chỉ IP cho trước. Để có thể khai báo bản ghi CNAME, bắt buộc phải có bản ghi kiểu A để khai báo tên của máy. Tên miền được khai báo trong bản ghi kiểu A trỏ đến địa chỉ IP của máy được gọi là tên miền chính (canonical domain). Các tên miền khác muốn trỏ đến máy tính này phải được khai báo là bí danh của tên máy (alias domain). Cú pháp của bản ghi CNAME alias-domain IN CNAME canonical domain Ví dụ : www.vnn.vn IN CNAME home.vnn.vn Tên miền www.vnn.vn sẽ là tên bí danh của tên miền home.vnn.vn , hai tên miền www.vnn.vn và home.vnn.vn sẽ cùng trỏ đến địa chỉ IP 203.162.0.12.
3. Bản ghi MX
Bản ghi MX dùng để khai báo trạm chuyển tiếp thư điện tử của một tên miền.
Ví dụ, để các thư điện tử có cấu trúc [email protected] được gửi đến trạm chuyển tiếp thư điện tử có tên mail.vnn.vn , trên cơ sở dữ liệu của DNS cần khai báo bản ghi MX như sau;
vnn.vn IN MX 10 mail.vnn.vn
Các thông số được khai báo trong bản ghi MX nêu trên gồm có:
• vnn.vn : là tên miền được khai báo để sử dụng như địa chỉ thư điện tử.
mail.vnn.vn: là tên của trạm chuyển tiếp thư điện tử, nó thực tế là tên của máy tính
• dùng làm trạm chuyển tiếp thư điện tử.
• 10 : Là giá trị ưu tiên, giá trị ưu tiên có thể là một số nguyên bất kỳ từ 1đến 255, nếu giá trị ưu tiên này càng nhỏ thì trạm chuyển tiếp thư điện tử được khai báo sau đó sẽ là trạm chuyển tiếp thư điện tử được chuyển đến đầu tiên.
Ví dụ nếu khai báo
vnn.vn IN MX 10 mail.vnn.vn
vnn.vn IN MX 20 backupmail.vnn.vn
Thì tất cả các thư điện tử có cấu trúc địa chỉ [email protected] trước hết sẽ được gửi đến trạm chuyển tiếp thư điện tử mail.vnn.vn. Chỉ trong trường hợp máy chủ mail.vnn.vn không thể nhận thư thì các thư này mới được chuyển đến trạm chuyển tiếp thư điện tử backupmail.vnn.vn.
4. Bản ghi NS
Bản ghi NS dùng để khai báo máy chủ tên miền cho một tên miền. Nó cho biết các thông tin về tên miền này được khai báo trên máy chủ nào. Với mỗi một tên miền phải có tổi thiểu hai máy chủ tên miền quản lý, dó đó yêu cầu có tối thiểu hai bản ghi NS cho mỗi tên miền.
Cú pháp của bản ghi NS
IN NS
Ví dụ
vnnic.net.vn. IN NS dns.vnnic.net.vn.
Với khai báo trên, tên miền vnnic.net.vn sẽ do máy chủ tên miền có tên dns.vnnic.net.vn quản lý. Điều này có nghĩa, các bản ghi như A, CNAME, MX ... của tên miền vnnic.net.vn và các tên miền cấp dưới của nó sẽ được khai báo trên máy chủ dns.vnnic.net.vn.
5. Bản ghi PTR
Hệ thống DNS không những thực hiện việc chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP mà còn thực hiện chuyển đổi địa chỉ IP sang tên miền. Bản ghi PTR cho phép thực hiện chuyển đổi địa chỉ IP sang tên miền. Ví dụ về khai báo bản ghi PTR
12.0.162.203.in-addr.arpa IN PTR hơme.vnn.vn
Bản ghi PTR trên cho phép tìm tên miền hom.vnn.vn khi biết địa chỉ IP mà tên miền trỏ tới.
thay đổi nội dung bởi: truongson1810, 05-06-2007 lúc 12:44
-----------------------------Các câu hỏi thường gặp liên quan đến tên miền-----
1. Có bao nhiêu loại tên miền ?
Tên miền đợc chia thành 2 cấp độ cao nhất : tên miền quốc tế và tên miền quốc gia.
Tên miền quốc tế là những tên miền có phần đuôi là com, net, org, info, biz.
Tên miền quốc gia có phần đuôi là ký hiệu của mỗi quốc gia. Ký hiệu này đợc quy định bởi Tổ chức Quản lý Tên miền Quốc tế (ICANN). Việt Nam có phần đuôi là VN, Australia là AU, Pháp là FR, ... Hiện có hơn 200 tên miền quốc gia khác nhau. D ư ới mỗi tên miền quốc gia có tên miền cấp 2 và cấp 3 ( thí dụ COM.VN, EDU.VN, ...)
2. Khác nhau giữa các tên miền com, net, org ?
Không có quy định bắt buộc đối với tên miền quốc tế khi sử dụng .com, .net, . org.
- Thông thường các tên miền .com đợc dùng cho doanh nghiệp và các tổ chức thương mại.
- Tên miền .net được dùng cho các công ty cung cấp dich vụ internet.
- Tên miền .org được dùng cho cơ quan chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận.
3. Ai có thể đăng ký tên miền ?
Tên miền quốc gia có quy định riêng đối với từng quốc gia. Đối với tên miền quốc tế thì không có một hạn chế nào về đối tợng đăng ký tên miền. Tất cả cá nhân, tổ chức, không phân biệt thuộc quốc gia nào đều có thể đăng ký một hoặc nhiều tên miền quốc tế.
4. Ai là ngời sở hữu tên miền ?
Khách hàng đăng ký là người có toàn quyền sở hữu tên miền.
5. Ai quản lý các tên miền ?
Tên miền quốc tế và tên miền quốc gia cấp 1 do tổ chức Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN) quản lý. Tên miền quốc gia cấp thấp hơn do cơ quan quản lý tên miền của từng nước quản lý. ở Việt Nam, cơ quan quản lý tên miền quốc gia là VNNIC.
6. Chi phí để đăng ký tên miền ?
Tên miền quốc gia có quy định riêng đối với từng quốc gia. Đối với tên miền quốc tế, chi phí đăng ký tuỳ thuộc vào mức giá của từng nhà cung cấp( Registrar).Phí đăng ký tên miền tại Network Solutions Inc và Register.com, là 70USD/ 2 năm.
7. Có thể đăng ký tên miền với thời hạn tối đa bao lâu ?
Tên miền có thể đăng ký với thời hạn từ 1 đến 10 năm. Khi hết thời hạn đã đăng ký, người chủ của tên miền cần phải đăng ký lại.
8. Khi nào có thể sử dụng tên miền đã đăng ký ?
Tuỳ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ đăng ký, một tên miền cần 24 - 48 giờ để có thể sử dụng được
9. Khi đã đăng ký tên miền xong, tôi có thể tạo website cho mình không ?
Không, bạn cần một dịch vụ gọi là web hosting để chứa các website do mình tạo ra. Các trang web do bạn thiết kế sẽ được đặt trong một máy chủ có nối mạng internet. Khi người truy cập gõ một địa chỉ website, các máy chủ này sẽ cung cấp các trang web đã được lưu trước đó. ECO là nhà cung cấp cả dịch vụ đăng ký tên miền và web hosting chuyên nghiệp.
10. Có thể đăng ký tên miền mà không đăng ký dịch vụ webhosting ?
Bạn hoàn toàn có thể chỉ đăng ký tên miền trước. Khi website được thiết kế xong, bạn mới cần dịch vụ webhosting. Bạn cũng có thể đăng ký nhiều tên miền, rồi dùng dịch vụ URL Forwarding để sử dụng chung một dịch vụ webhosting.
thay đổi nội dung bởi: truongson1810, 05-06-2007 lúc 13:36.
+ Bạn muốn mua một tên miền (domain) -->bạn cần liên hệ nhà cung cấp(trong nước hoặc ngoài nước)
+ Sau khi mua tên miền,bạn sẽ được nhận info đầy đủ về tên miền của bạn.
+ Ví dụ mình mua tên miền bên matbao, sẽ nhận được info, sau đó theo info mình sẽ vào domain.matbao.net để config domain của mình
Hình sau thể hiện thông tin đăng ký tên miền
Tuỳ nhà cung cấp mà bạn sẽ được edit phần gì,đối với ví dụ này mình chỉ edit được password và DNS server.
Bạn lưu ý change DNS server về đúng DNS server mà mình sẽ config các record,ở đây là mình change về dns của dns-diy.net
Khung cấu hình dns đối với tên miền của mình như sau :
Chú ý:
- IP trong phần data bên trên chính là IP do nơi bạn hosting cung cấp, địa chỉ IP 203.210.223.177 chỉ là ví dụ.
- thông số MX trong phần type: mail.demo-projects.com. (bạn cần phải nhập vào dấu . sau tên miền của bạn)
Tại sao bạn cần phải cấu hình domain của bạn : lý do là một lúc nào đó bạn cần thay đổi nơi hosting -->bần cần chỉnh sửa lại.
Forum đã có bài viết về tạo web,mail online bằng IP động, các bạn có thể sử dụng IP động này cho phần data ở trên,tất nhiên là khi đó IP động có change thì bạn phải vô config ip lại .Thời gian để DNS server update hơi lâu nên chịu khó chờ.
Bạn có thể bấm Lookup để xem DNS server của domain đã thiết lập đúng hay chưa (theo hình dưới thì ok )
Và đây là kết quả
.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top