Định giá tài sản phần 2

Nguồn tài liệu được tham khảo trên mạng.

2.3.2. CÁC TỶ SỐ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1) Tỷ số vòng quay hàng tồn kho:

Tỷ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các loại hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu.

a) Đặc điểm:

Độ lớn của quy mô tồn kho tùy thuộc vào sự kết hợp của khá nhiều yếu tố như: ngành kinh doanh, mùa vụ,... Chẳng hạn, một công ty trong ngành thương mại có lượng hàng hóa dự trữ tồn kho vào thời điểm trước Tết Nguyên đán rất cao so với các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất. Hoặc một xí nghiệp chế biến hạt điều, cà phê sẽ có lượng nguyên liệu, thành phẩm dự trữ rất cao khi mùa thu hoạch,...

 

 

b) Công thức tính:

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng hóa tồn kho

Trong đó:

·        Giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất của sản phẩm đối với doanh nghiệp sản xuất hay giá vốn của hàng hóa đối với doanh nghiệp thương mại.

·        Hàng hóa tồn kho bao gồm toàn bộ các loại nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa,...

Lưu ý:   Tổng giá vốn của hàng hóa được tạo ra trong suốt năm, song giá trị của hàng tồn kho trong bảng cân đối kế toán là mức tồn kho tại một thời điểm cụ thể và trong nhiều trường hợp tồn kho lại mang tính thời vụ.

Do đó, khi tính toán tỷ số này phải sử dụng mức tồn kho trung bình trong năm, dựa trên kết quả trung bình cộng mức tồn kho hàng tháng.

c) Ý nghĩa:

Nếu tỷ số này thấp: các loại hàng hóa tồn kho quá cao so với doanh số bán và số ngày hàng nằm trong kho càng cao, tức là hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp càng thấp vì vốn lưu động bị tồn đọng trong hàng hóa quá lâu.

2) Kỳ thu tiền bình quân:

Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà 1 đồng hàng hóa bán ra được thu hồi

a) Công thức tính:

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu/Doanh thu bình quân 1 ngày

Trong đó:

Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền, có thể là hàng bán trả chậm, hàng bán chịu hay bán mà chưa thu tiền, các khoản tạm ứng chưa thanh toán, các khoản trả trước cho người bán,...

b) Tiêu chuẩn đánh giá:

          Tỷ số này có thể chấp nhận được thường ở mức:

30 ngày< Kỳ thu tiền bình quân < 60 ngày.

c) Ý nghĩa:

·        Số ngày trong kỳ thu tiền bình quân thấp: doanh nghiệp không bị đọng vốn trong khâu thanh toán, không có những khoản nợ khó đòi.

·        Nếu tỷ số này cao: doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ.

Trong nhiều trường hợp, do công ty muốn chiếm lĩnh thị phần thông qua bán hàng trả chậm hay tài trợ cho các chi nhánh, đại lý nên dẫn đến có số ngày thu tiền bình quân cao.

d) Lưu ý:

Khi phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp theo tiêu thức này cũng cần quan tâm đến tính mùa vụ của loại sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Do đó, cần so sánh tỷ số này với các tỷ số của các doanh nghiệp cùng ngành.

3) Hiệu quả sử dụng tài sản cố định:

Một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp.

a) Công thức tính:

Hiệu quả sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần/Giá trị TSCĐ

                 Trong đó: 

Giá trị tài sản cố định là giá trị thuần của các loại tài sản cố định tính theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán, tức là nguyên giá của tài sản cố định trừ phần hao mòn tài sản cố định tích lũy đến thời điểm tính toán.

b) Ý nghĩa:

+ Tỷ số này cao phản ánh tình hình hoạt động tốt của công ty đã tạo ra mức doanh thu thuần cao so với tài sản cố định.

+ Muốn đánh giá việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hay không thì phải so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc so sánh với chỉ tiêu trung bình của ngành.

4) Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản:

Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

a) Công thức tính:

Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản = Doanh thu thuần/Tổng giá trị tài sản

Trong đó: 

Tổng tài sản có là tổng toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động tại thời điểm tính toán.

b) Ý nghĩa:

Tỷ số này có giá trị càng cao thì càng thể hiện hiệu quả hoạt động nhằm gia tăng thị phần và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.3.3. CÁC TỶ SỐ ĐÒN CÂN NỢ (TỶ SỐ ĐÒN BẨY)

1) Tỷ số nợ:

a) Công thức tính:

          Tỷ số nợ = Nợ phải trả/Tổng tài sản       

Trong đó:

+ Tổng số nợ của doanh nghiệp bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

+ Tổng tài sản bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định.

b) Tiêu chuẩn đánh giá:

Thông thường, tỷ lệ cơ cấu nợ chấp nhận được là vào khoảng 20% - 50%.

c) Ý nghĩa:

+ Tỷ số này có giá trị càng cao: mức độ rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng cao.

+ Trên phương diện các chủ nợ: tỷ số này của doanh nghiệp càng cao thì mức độ rủi ro không thu hồi được nợ càng cao. Còn đối với các cơ quan quản lý nhà nước thì tỷ số này cao sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu về mặt kinh tế xã hội.

+ Nếu tỷ số này quá cao thì phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp thiếu lành mạnh, mức độ rủi ro cao và khi có những cơ hội đầu tư hấp dẫn, doanh nghiệp khó có thể huy động được vốn bên ngoài.

+ Tuy nhiên, trên phương diện doanh nghiệp, tỷ số này càng cao càng chứng tỏ thành tích vay mượn của doanh nghiệp và nếu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao hơn tỷ lệ lãi vay thì doanh nghiệp càng có lợi do tác dụng đòn bẩy của nợ vay và ngược lại.

2) Tỷ số nợ/Vốn cổ phần:

a) Công thức tính:

                   Tỷ số nợ/Vốn cổ phần = Nợ phải trả/Tổng vốn cổ phần

Trong đó:

Tổng vốn cổ phần bao gồm tổng giá trị của tất cả các khoản mục thuộc quyền sở hữu của các chủ sở hữu.

b) Ý nghĩa:

+ Tỷ số này càng cao chứng tỏ mức độ rủi ro đối với các chủ nợ càng lớn. Một doanh nghiệp có tỷ lệ này cao chứng tỏ đã sử dụng nợ là chủ yếu và ít sử dụng vốn chủ sở hữu.

Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, họ thích tỷ lệ này cao vì điều này cho thấy sử dụng ít vốn chủ sở hữu mà có thể tạo ra lợi nhuận nhiều hơn.

+ Ngược lại, đối với nhà cho vay họ thích tỷ lệ này thấp vì điều này thể hiện mức độ đảm bảo an toàn cho nhà cung cấp tiền vay càng cao.

Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác họ còn chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản vay của người cho vay.

3) Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay:

a) Công thức tính:

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay = EBIT/Lãi nợ vay           

Trong đó:

Thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) phản ánh số tiền mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả lãi vay. Nếu khoản tiền này quá nhỏ hay có giá trị âm (-) thì doanh nghiệp khó có thể trả được lãi. Mặt khác, tỷ số này cũng thể hiện khả năng sinh lời trên các khoản nợ của doanh nghiệp.

b) Tiêu chuẩn đánh giá:

Thông thường, hệ số khả năng trả lãi tiền vay > 2 được xem là thích hợp để đảm bảo trả nợ dài hạn.

c) Ý nghĩa:

+ Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay bằng thu nhập trước thuế thu nhập của doanh nghiệp.

Nếu EBIT của doanh nghiệp càng thấp thì mức độ rủi ro đối với tiền lãi của chủ nợ càng cao và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp cũng càng cao.

+ Lãi vay hàng năm là chi phí cố định, tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm.

+ Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ an toàn có thể có đối với người cho vay.

2.3.4. CÁC TỶ SỐ LỢI NHUẬN

Lợi nhuận là mục tiêu của doanh nghiệp và đồng thời cũng là kết quả của việc quản lý, nó thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

·        Ý nghĩa:

Những người sử dụng các số liệu kế toán bên trong và cả bên ngoài doanh nghiệp đều rất quan tâm đến các tỷ số này để ra quyết định đầu tư, cho vay hay cho doanh nghiệp thuê tài sản,...

·        Các tỷ số đánh giá:

Các tỷ số về lợi nhuận đo lường mối quan hệ của lợi nhuận ròng đối với doanh thu thuần, tổng tài sản có và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm:

1) Tỷ số lợi nhuận ròng /doanh thu:

          Tỷ số này phản ánh một đồng doanh thu thuần tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

a) Công thức tính:

Tỷ số lợi nhuận ròng /doanh thu = Lợi nhuận thuần/Doanh thu thuần

Trong đó:

Lợi nhuận ròng là khoản lãi sau khi đã trừ các chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp.

b) Ý nghĩa:

+ Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả tăng giảm giá thành hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

+ Nếu tỷ số này càng cao và doanh thu của doanh nghiệp càng lớn thì tiềm năng lợi nhuận cũng càng lớn.

2) Tỷ số lợi nhuận thuần/Tổng tài sản (ROI):

Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

a) Công thức tính:

ROI = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản bình quân

Trong đó:

Tổng tài sản bình quân = (Giá trị tài sản đầu năm + Giá trị tài sản cuối năm)/2    

b) Ý nghĩa:

+ Thẩm định viên sử dụng giá trị của ROI để so sánh với mức trung bình ngành nhằm so sánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác.

          Ứng dụng quan trọng nhất của tỷ số này là sự so sánh giá trị của nó với chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền  (WACC) của doanh nghiệp.

+  Nếu ROI>WACC: kinh doanh có lãi

+  Nếu ROI = WACC: hòa vốn

+  Nếu ROI < WACC: thua lỗ

3) Tỷ số lợi nhuận/Vốn cổ phần thường (ROE):

Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu. Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm, vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của 1 đồng vốn mà họ bỏ ra đầu tư vào doanh nghiệp.

a) Công thức tính:

ROE = Lợi nhuận thuần/Vốn cổ phần thường

b) Ý nghĩa:

- Tỷ số này rất có ý nghĩa đối với các chủ sở hữu hiện tại và tiềm tàng của doanh nghiệp, vì nó cho biết khả năng thu nhập có thể nhận được nếu họ quyết định đầu tư vốn vào công ty.

- Đối với doanh nghiệp, tỷ số này cho biết sức hấp dẫn của nó đối với các nhà đầu tư tiềm tàng trên thị trường tài chính.

Thẩm định viên sử dụng tỷ số này để so sánh với tỷ lệ sinh lời cần thiết trên thị trường (k):

+  Nếu ROE>k: doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao và có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư.

+  Nếu ROE=k: doanh nghiệp đạt mức hiệu quả có thể chấp nhận được

+ Nếu ROE<k: doanh nghiệp đạt mức hiệu quả thấp và không tạo ra sức hấp dẫn với các nhà đầu tư.

2.3.5. CÁC TỶ SỐ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

1) Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS):

      EPS là thu nhập trên mỗi cổ phiếu của cổ đông phổ thông.

a) Công thức tính:

 

 

 

Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi

 

EPS =

 

 

Số lượng cổ phiếu phổ thông

 

b) Ý nghĩa

Chỉ số này càng cao thì càng được đánh giá tốt vì khi đó khoản thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cao.

 

 

2) Hệ số chi trả cổ tức:

Hệ số này đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng để trả cho cổ đông phổ thông dưới dạng cổ tức.

a) Công thức tính

 

Cổ tức chi trả cho mỗi cổ phiếu phổ thông hàng năm

 

Hệ số chi trả cổ tức=

  

 

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

 

b) Ý nghĩa

Hệ số này càng cao thì cổ phiếu đó càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư, vì họ sẽ được trả mức cổ tức cao cho mỗi cổ phiếu nắm giữ.

Tuy nhiên hệ số này thấp cũng chưa phải là điều xấu vì nhà đầu tư chấp nhận một hệ số chi trả cổ tức thấp, dành phần lớn lợi nhận cho tái đầu tư; họ mong đợi sự tăng trưởng nhanh trong lợi tức cổ phần và hưởng được sự chênh lệch lớn của giá cổ phiếu trong tương lai 

3) Hệ số giá / Thu nhập:

        Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập trên mỗi cổ phiếu.

a) Công thức tính

 

 

 

Giá thị trường của cổ phiếu

 

P/E  =  

 

 

Thu nhập của mỗi cổ phiếu

 

b) Ý nghĩa

+ Hệ số P/E là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó.

+ P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả bao nhiêu đồng cho một đồng thu nhập.

+ Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu.

 

4) Tỷ suất thu nhập cổ phần:

Tỷ số này đo lường tỷ lệ sinh lời mà các cổ đông nhận được từ doanh nghiệp.

a) Công thức tính

Tỷ suất thu nhập cổ phần = Thu nhập mỗi cổ phiếu / Giá trị trường mỗi

cổ phiếu

b) Ý nghĩa

- Tỷ số này thường được các nhà đầu tư so sánh với tỷ suất sinh lời của các hình thức đầu tư khác để quyết định chuyển dịch vốn đầu tư từ hình thức đầu tư này sang hình thức khác.

- Tỷ suất này thường được so sánh với lãi suất của các loại trái phiếu hay lãi suất tiền gửi ngân hàng (i).

- Do mức độ rủi ro của cổ phiếu cao hơn các loại trái phiếu và các loại tiền gửi ngân hàng nên các nhà đầu tư thường có yêu cầu giá trị của tỷ số này cao hơn lãi suất danh nghĩa của trái phiếu công ty.

          +  Nếu tỷ suất thu nhập cổ phần > i: tốt

+  Nếu tỷ suất thu nhập cổ phần < i: xấu

5) Tỷ số giá trị thị trường / Giá trị kế toán:

a) Công thức tính

Tỷ số giá trị thị trường / Giá trị kế toán = Giá bán cổ phiếu trên thị trường/Giá trị kế toán (mệnh giá) của cổ phiếu

b) Ý nghĩa

Giá trị của tỷ số này càng cao thể hiện uy tín và danh tiếng của công ty trên thị trường càng cao, cụ thể:

§  Tỷ số giá trị thị trường / Giá trị kế toán >2: doanh nghiệp có danh tiếng tốt

§  Tỷ số giá trị thị trường / Giá trị kế toán 1: doanh nghiệp có uy tín ở mức có thể chấp nhận được.

§  Tỷ số giá trị thị trường / Giá trị kế toán <1: thị trường đánh giá rất thấp uy tín của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ

DOANH NGHIỆP

Phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp là phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp bằng cách dùng một hoặc nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau.

Theo thông lệ khu vực và quốc tế, có 3 phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp chủ yếu: phương pháp tài sản, phương pháp thu nhập, phương pháp so sánh thị trường. Trong mỗi phương pháp có nhiều kỹ thuật tính toán khác nhau.

1.0. THẢO LUẬN CHI TIẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN, VỐN HOÁ THU NHẬP VÀ THỊ TRƯỜNG

Để thẩm định giá doanh nghiệp thì phương pháp tài sản tiếp cận từ giá trị thị trường của tổng tài sản của doanh nghiệp vào thời điểm thẩm định giá; phương pháp vốn hóa thu nhập tiếp cận từ thu nhập phát sinh trong tương lai của doanh nghiệp thẩm định giá được vốn hóa về thời điểm hiện tại; phương pháp thị trường tiếp cận từ giá thị trường của các doanh nghiệp tương tự với doanh nghiệp thẩm định giá đã được bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá.

1.1. Tiếp cận từ tổng tài sản của doanh nghiệp vào thời điểm thẩm định giá - Phương pháp dựa trên cơ sở tài sản

§  Là phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp dựa trên giá trị thị trường của tổng tài sản của doanh nghiệp.

§  Phương pháp này cung cấp mức “giá sàn” để quyết định giá trị doanh nghiệp.

§  Không phù hợp để thẩm định giá tài sản vô hình (sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả,…).

1.2. Tiếp cận từ thu nhập - Phương pháp vốn hóa thu nhập, phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, phương pháp dòng tiền chiết khấu

Riêng cách tiếp cận từ thu nhập thì có sự khác nhau tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh riêng của từng doanh nghiệp mà áp dụng các phương pháp thẩm định giá thích hợp.

a) Dòng thu ròng

. Dòng thu ròng là một thuật ngữ chung để chỉ các thu nhập khác nhau từ các đối tượng sở hữu nó. Cần nắm  rõ khái niệm dòng thu ròng của doanh nghiệp để áp dụng phương pháp thẩm định giá phù hợp Có các dòng thu ròng   chủ yếu sau được sử dụng trong thẩm định giá doanh nghiệp:

          - Dòng thu nhập ròng: là lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

          - Dòng cổ tức: là thu nhập mà cổ đông nhận được mỗi năm khi doanh            nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi (dùng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp để chia cho cổ đông).

          - Dòng tiền vốn chủ sở hữu: là dòng tiền còn lại sau khi đã trừ toàn bộ chi             phí,  thuế, lãi vay, nợ vay và trang trải các khoản chi vốn đầu tư cho sự tăng trưởng trong tương lai

         - Dòng tiền thuần của công ty là tổng dòng tiền của tất cả những người có           quyền đối với tài sản của công ty, bao gồm các cổ đông, các trái chủ, và           các cổ đông cổ phiếu ưu đãi.

b) Trường hợp áp dụng

Tuỳ theo đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp mà áp dụng phương pháp thẩm định giá khác nhau: phương pháp vốn hóa thu nhập,  phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, phương pháp dòng tiền chiết khấu.

- Phương pháp vốn hóa thu nhập chỉ áp dụng được đối với các doanh nghiệp được giả định là tồn tại vĩnh viễn trong tương lai, không có dự định đóng cửa hay ngừng hoạt động trong thời gian sắp tới. Nghĩa là trong tương lai, doanh nghiệp có khả năng tạo ra một dòng thu nhập vĩnh viễn.

Với phương pháp vốn hóa thu nhập giả định rằng doanh nghiệp tạo ra được một khoản thu nhập ròng là ổn định, không tính đến yếu tố lạm phát.

Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ sử dụng, có thể ước tính giá trị doanh nghiệp nhanh; tuy nhiên phương pháp này không tính đến yếu tố lạm phát, nhưng trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn bị tác động bởi rất nhiều yếu tố như lạm phát, rủi ro, điều này khiến cho dòng thu nhập của doanh nghiệp không thể ổn định trong tương lai.

- Với ý nghĩa đó, phương pháp vốn hóa thu nhập không áp dụng được khi thẩm định giá doanh nghiệp có dòng thu nhập là không ổn định, thay đổi qua các năm và có lạm phát.

Do đó, phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp mở rộng của phương pháp vốn hóa thu nhập, được áp dụng để thẩm định giá doanh nghiệp có dòng thu không ổn định, thay đổi qua các năm và có tính đến yếu tố lạm phát. Dòng tiền ròng của doanh nghiệp gồm có: thu nhập ròng, khấu hao và chênh lệch vốn lưu động.

c) Tỷ suất chiết khấu

Khi áp dụng các phương pháp trên ( vốn hóa thu nhập,  dòng tiền chiết khấu, chiết khấu dòng cổ tức) đều phải dùng kỹ thuật chiết khấu để hiện giá dòng thu ròng về thời điểm hiện tại bằng tỷ suất chiết khấu.

          Với ý nghĩa đó, khi thẩm định giá doanh nghiệp bằng cách chiết khấu các dòng thu khác nhau trên thì phải sử dụng các tỷ suất chiết khấu phù hợp với dòng thu đó.

1.3. Tiếp cận từ thị trường - Phương pháp thị trường

Phương pháp so sánh thị trường là cách ước tính giá trị của một doanh nghiệp, các lợi ích về quyền sở hữu, hay chứng khoán bằng cách sử dụng một hay nhiều phương pháp, trong đó so sánh giá trị của đối tượng cần thẩm định với các doanh nghiệp, các lợi ích về quyền sở hữu, hay chứng khoán tương tự đã được bán trên thị trường.

Kết luận

          Mỗi phương pháp trong ba phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp có những ưu nhược điểm khác nhau, thẩm định viên cần tiến hành áp dụng đồng thời ít nhất 2 phương pháp trong thẩm định giá một doanh nghiệp, từ đó có các mức giá chỉ dẫn để tìm ra mức giá cuối cùng của doanh nghiệp cần thẩm định.

2.0. PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN

1) Khái niệm

Là phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp dựa trên giá trị thị trường của tổng tài sản của doanh nghiệp.

2) Công thức tính:

Giá trị thị trường của doanh nghiệp được tính toán dựa trên bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp và giá trị của vốn chủ sở hữu được tính như sau:

VE = VA – VD           

Trong đó:    VE: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu

                   VA: Giá trị thị trường của toàn bộ tài sản

                   VD: Giá trị thị trường của nợ

Với:

2.1 Giá trị thị trường của toàn bộ tài sản (VA) gồm có:

2.1.1. Tài sản hữu hình

2.1.1.1 Tài sản là hiện vật:

-  Tài sản cố định (kể cả tài sản cố định cho thuê)

Giá trị thực tế của tài sản cố định = Nguyên giá tính theo giá thị trường x Chất lượng còn lại của tài sản cố định tại thời điểm định giá.

+ Đối với những tài sản có giao dịch phổ biến trên thị trường thì căn cứ vào giá thị trường và áp dụng phương pháp so sánh giá bán để ước tính nguyên giá.

+ Đối những tài sản không có giao dịch phổ biến trên thị trường thì áp dụng các  phương pháp thẩm định giá bất động sản, máy thiết bị phù hợp khác để ước tính giá.

 -  Hàng hoá, vật tư, thành phẩm:

+ Đối với những hàng hoá, vật tư, thành phẩm có giá trên thị trường thì xác định theo giá thị trường:

Giá trị thực tế của hàng hoá, vật tư, thành phẩm = Số lượng hàng hoá, vật tư, thành phẩm * Đơn giá hàng hoá, vật tư, thành phẩm tính theo giá thị trường tại thời điểm định giá  * Chất lượng còn lại của hàng hoá, vật tư, thành phẩm

+ Đối với những hàng hoá, vật tư, thành phẩm không có giá trên thị trường thì xác định theo nguyên giá  ghi trên sổ sách kế toán * Chât lượng còn lại

2.1.1.2.  Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu,...) của doanh nghiệp vào thời điểm thẩm định giá được tính như sau:

a.  Tiền mặt được xác định theo biên bản kiểm quỹ.

b. Tiền gửi được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhận với ngân hàng.

c.  Các giấy tờ có giá thì xác định theo giá giao dịch trên thị trường. Nếu không có giao dịch thì xác định theo mệnh giá của giấy tờ.

2.1.1.3. Giá trị tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán đã được đối chiếu xác nhận vào thời điểm thẩm định giá.

2.1.1.4. Giá trị các khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp: về nguyên tắc phải đánh giá một cách toàn diện về giá trị đối với doanh nghiệp hiện đang sử dụng các khoản đầu tư đó. Tuy nhiên nếu các khoản đầu tư này không lớn thì căn cứ vào số liệu của bên đối tác đầu tư để xác định.

2.1.1.5. Đối với các khoản phải thu: do khả năng đòi nợ các khoản này có nhiều mức độ khác nhau; nên thông qua việc đối chiếu công nợ, đánh giá tính pháp lý, khả năng thu hồi nợ của từng khoản nợ cụ thể, từ đó loại ra những khoản nợ mà doanh nghiệp không thể đòi được, để xác định giá trị thực tế của các khoản phải thu.

2.1.1.6.   Đối với quyền thuê bất động sản tính theo thu nhập thực tế trên thị trường  hoặc theo phương pháp chiết khấu dòng thu nhập trong tương lai.

- Nếudoanh nghiệp đã  trả tiền thuê một lần cho nhiều năm thì tính lại theo giá thị trường vào thời điểm thẩm định giá.

 Ví dụ: Doanh nghiệp  đang thuê đất trong khu công nghiệp đã trả tiền một lầ n cho cả 20 năm là 2 tỷ đồng, thời hạn sử dụng còn lại 10 năm, giá trị quyền thuê đất còn lại trên sổ sách 1 tỷ đồng. Giá thuê trên thị trường của một lô đất tương tự thời hạn 10 năm trả tiền một lần là 125 triệu đồng /năm. Giá trị quyền thuê đất của doanh nghiệp được tính lại như sau:

          125 triệu đồng/năm   x 10 năm  = 1,25 tỷ đồng

- Nếu doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm thì lợi thế về quyền thuê đất tính theo phương pháp chiết khấu dòng thu nhập tương lai.

Ví dụ: Doanh nghiệp đang thuê đất trả tiền thuê hàng năm, thời hạn còn lại 5 năm, giá thuê mỗi năm 100 triệu đồng, giá thuê trên thị trường hiện nay 120 triệu đồng /năm với thời hạn sử dụng 5 năm, tỷ suất chiết khấu thu nhập tương lai 15%

        Giá trị lợi thế quyền thuê đất của doanh nghiệp được tính như sau:

               ( 120 trđ – 100trđ )  x YP @ ( 15%, 5 năm )  =  20 tr * 3,274394

                                                                                        ≈ 65,488 tr đồng

  2.1.1.7.  Giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp: theo phương pháp             này, người ta chỉ thừa nhận giá trị các tài sản vô hình đã được xác định           trên sổ kế toán (số dư trên sổ kế toán vào thời điểm thẩm định giá) hoặc lợi thế về quyền thuê tài sản và thường không tính đến lợi thế thương mại của doanh nghiệp.

Giá trị lợi thế thương mại của doanh nghiệp (nếu có) sẽ được xác định      trên cơ sở lấy giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp so sánh thị             trường, hoặc theo phương pháp thu nhập trừ cho giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp tài sản

 2.2. Giá trị thị trường của nợ (VD):được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán vào thời điểm thẩm định giá.

3)Ví dụ:

Bảng cân đối kế toán của công ty X

                                      Ngày 31/12/200X                   

                                 Đơn vị tính: Triệu đồng

Tài sản

Nguồn vốn

I. TSLĐ và đầu tư  ngắn hạn

- Tiền

- Khoản phải thu

- Tồn kho

II. TSCĐ và đầu

 tư dài hạn

-Tài sản cố định

- TSCĐ cho thuê

- Đầu tư chứng khoán vào công ty A (14.000 CP)

        36.000

        5.700

7.300

   23.000

16.000

15.800

60 

    140

I . Nợ phải trả

- Khoản phải trả

- Nợ tích lũy

- Nợ ngắn hạn

- Nợ dài hạn

II. Nguồn vốn chủ

 sở hữu

- Vốn chủ sở hữu

- Lãi chưa phân phối

19.600

4.300

2.300

6.000

7.000

32.400

32.000

400

Tổng tài sản

52.000

Tổng nguồn vốn

52.000

§  Tại thời điểm ngày 31/12/200X, các chuyên gia tiến hành ước tính giá trị thị trường các loại tài sản của công ty X và có các thông tin như sau:

- Nhà xưởng có giá trị kế toán là 9.500 tr đồng và giá trị thị trường là 12.100 tr đồng.

- Văn phòng có giá trị kế toán là 4.500 tr đồng và giá trị thị trường là 4.600 tr đồng.

- Các loại máy móc, thiết bị có giá trị kế toán là 1.800 tr đồng và giá trị thị trường là 1.500,574 tr đồng.

- Một số hàng hóa tồn kho có giá trị kế toán là 50 tr đồng và bán thanh lý được 10tr đồng.

          - Công ty có một số khoản nợ khó đòi giá trị kế toán là 300 tr đồng.

          - Thời gian thuê đất của doanh nghiệp còn lại 10 năm, mỗi năm phải trả 200tr đồng, giá thuê trên thị trường hiện nay 250tr đồng/năm

          - Người thuê TSCĐ của doanh nghiệp còn phải trả tiền thuê trong 5 năm nữa , mỗi năm 20tr đồng/năm

          - Giá chúng khoán của Công ty A trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá 15.000đ/cổ phiếu

          - Tỷ suất chiết khấu thu nhập tương lai 15%/năm

·        Từ các thông tin trên tiến hành xác định lại tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp:

         - Đối với lợi thế quyền thuê đất của doanh nghiệp :

Hiện giá giá trị  lợi thế quyền thuê đất của doanh nghiệp theo giá thị      trường hiện nay, mỗi năm doanh nghiệp lợi được 50 tr đồng( 250 tr - 200tr), thời gian hưởng lợi 10 năm, tỷ suất chiết khấu 15%

       50 tr  * YP@ 15%,10năm = 50 tr * 5,018769 ≈  250,938 tr đồng

         - Đối với giá trị tài sản cho thuê:

Hiện giá TSCĐ  cho thuê theo tỷ suất chiết khấu 15% và thời gian cho     thuê còn lại 5 năm

                 20 tr * YP@ 15%, 5 năm  =  20 tr * 3,274394 ≈ 65,488 tr đồng

         -  Giá trị đầu tư chứng khoán vào Công ty A  theo giá thị trường

                 15.000 đ /cp * 14.000 cp  =  210 tr đồng

Tài sản

Giá trị thị trường

Giá trị sổ sách

Chênh lệch

I. TSCĐ và đầu tư

 ngắn hạn

- Tiền mặt

- Tồn kho

- Khoản phải thu

 II. TSCĐ và đầu tư dài hạn                

- Nhà xưởng

- Văn phòng              

- Thiết bị

- TSCĐ cho thuê

- Giá trị đầu tư  chúng khoán

- Quyền thuê đất                 

 35.660

5.710

22.950

7.000

18.727

12.100

4.600

1.500,574

65,488

210

250,938               

36.000

5.700

23.000

7.300

16.000

9.500

4.500

1.800

60

140

0

( 340 )

10

  (50)

(300)

2.727   

 2.600

100

(299,426)

 5,488

70

250,938

Tổng số

54.387tr đồng

52.000 tr đồng

2.387 tr đồng

         

Giá trị thị trường của vốn cổ phần của công ty X thời điểm 31/12/200X được tính như sau:

                   VE = 54.387 - (4.300+2.300+6.000+7.000) = 34.787 tr đồng.

4) Điều kiện áp dụng

Phương pháp này có thể áp dụng đối với đa số các loại hình doanh nghiệp mà tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản hữu hình.

5) Ưu, nhược điểm:

+ Ưu: Đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi những kỹ năng tính toán phức  tạp.

+ Nhược: Phát sinh một số chi phí do phải thuê chuyên gia đánh giá tài sản; Không thể loại bỏ hoàn toàn tính chủ quan khi tính giá trị doanh nghiệp; Việc định giá doanh nghiệp dựa vào giá trị trên sổ sách kế toán, chưa tính được giá trị tiềm năng như thương hiệu, sự phát triển tương lai của doanh nghiệp.

6)  Hạn chế

Phương pháp này bị giới hạn trong trường hợp tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản vô hình như doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, có bí quyết công nghệ, ban lãnh đạo doanh nghiệp có năng lực và đội ngũ nhân viên giỏi,…

3.0. PHƯƠNG PHÁP VỐN HÓA THU NHẬP

1) Khái niệm

Là phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp, lợi ích thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc chứng khoán bằng cách chuyển đổi các lợi ích dự đoán trong tương lai thành giá trị vốn.

2) Công thức tính

Giá trị hiện tại của doanh nghiệp  = Thu nhập ròng / Tỷ suất vốn hóa

- Thu nhập có khả năng nhận được là những khoản thu nhập phát sinh trong tương lai.

- Tỷ suất vốn hoá là một số tính theo % dùng để chuyển giá trị thu nhập trong tương lai thành giá trị vốn ở thời điểm hiện tại. Thông thường tỷ suất vốn hóa được sử dụng là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu / vốn cổ phần, đó là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư

3)  Ví dụ: Thu nhập ròng (thu nhập sau thuế thu nhập doanh nghiệp) của công ty X dự kiến trong tương lai mỗi năm là 2 tỷ đồng, biết tỷ suất vốn hóa là 10%/năm.

Giá trị hiện tại của công ty X =  tỷ đồng

 

4) Điều kiện áp dụng

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động liên tục, tiếp tục hoạt động trong tương lai; nghĩa là giả định rằng doanh nghiệp không có dự định và cũng không cần phải đóng cửa, sáp nhập hay cắt giảm các hoạt động chính yếu của mình trong tương lai.

Trên cơ sở đó thẩm định viên xem xét doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động mãi mãi, tạo ra thu nhập vĩnh viễn.

5) Ưu nhược điểm

+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng, dựa trên cơ sở tài chính để tính toán nên rất khoa học.

+ Nhược điểm: Việc xác định tỷ lệ vốn hoá chính xác là phức tạp do phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất kinh doanh mà từng doanh nghiệp đang hoạt động; đồng thời giả định doanh nghiệp có thu nhập ổn định vĩnh viễn là điều khó hiện thực trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường hiện hay.

4.0. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG CỔ TỨC

4.1. Cổ tức tăng trưởng ổn định (Mô hình tăng trưởng Gordon):

1) Khái niệm

Mô hình tăng trưởng Gordon là mô hình ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của công ty mà dòng cổ tức tăng trưởng với tỷ lệ được mong đợi là ổn định trong dài hạn.

2) Công thức tính:

Trong trường hợp này, cổ tức dự kiến hàng năm là một khoản tiền ổn định (DIV = DIV1 = DIV2 = ...), và dòng cổ tức tương lai của công ty có tỷ lệ tăng trưởng dự kiến hàng năm ổn định (g) và công ty được coi là tồn tại vĩnh viễn thì giá trị vốn chủ sở hữu của công ty được tính theo công thức:

V0 =    Điều kiện: r > g

 

Trong đó:

          DIV   : Cổ tức dự kiến chia cho cổ đông đều hàng năm.

          r        : Tỷ suất sinh lợi mong muốn trên vốn cổ phần.

          g        : Tỷ lệ tăng trưởng dự kiến ổn định hàng năm.

3) Ví dụ: Công ty X dự kiến từ năm kế tiếp sẽ chia cho các chủ sở hữu mỗi năm là 1,5 tỷ đồng, biết suất sinh lợi mong muốn trên thị trường của vốn cổ phần công ty là 10%/năm và cổ tức tăng trưởng hàng năm là 5% thì giá trị vốn chủ sở hữu của công ty X sẽ là:

V0 =  tỷ đồng

 

4) Điều kiện áp dụng

Áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ổn định. Cụ thể là:

§  Mô hình tăng trưởng Gordon phù hợp nhất đối với những công ty có chính sách chi trả cổ tức trong dài hạn hợp lý.

§  Mô hình tăng trưởng Gordon đặc biệt phù hợp đối với những công ty dịch vụ công ích có tăng trưởng ổn định.

5) Ưu nhược điểm:

-         Ưu: Là một phương pháp ước tính giá trị doanh nghiệp đơn giản và tiện lợi.

-         Nhược:

+  Rất nhạy cảm đối với tỷ lệ tăng trưởng, khi tỷ lệ tăng trưởng bằng tỷ suất sinh lợi thì giá trị sẽ không tính toán được.

4.2. Mô hình dòng cổ tức vô hạn và không đổi (g = 0%)

1) Khái niệm

Mô hình dòng cổ tức vô hạn và không đổi là mô hình ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của công ty mà dòng cổ tức là vĩnh viễn và không tăng trưởng.

2) Công thức tính:

Trong trường hợp dòng cổ tức được dự kiến là một khoản tiền ổn định (DIV = DIV1 = DIV2 = ...), công ty tồn tại vĩnh viễn và tỷ lệ tăng trưởng g=0% thì giá trị vốn chủ sở hữu của công ty được tính như sau:

V0 =

 

3) Ví dụ: Công ty X dự kiến từ năm kế tiếp sẽ chia cho các chủ sở hữu mỗi năm là 1,5 tỷ đồng, biết suất sinh lợi mong muốn trên thị trường của vốn cổ phần công ty là 10%/năm.

Giá trị vốn chủ hữu của công ty được tính như sau:

V0 =  tỷ đồng

 

4) Điều kiện áp dụng

Áp dụng đối với các doanh nghiệp mà lợi nhuận tạo ra hàng năm đều chia cổ tức hết cho cổ đông, không giữ lại để tái đầu tư nên không có sự tăng trưởng.

5) Nhược điểm

Khó áp dụng do trong thực tế cổ tức thường không chia hết cho cổ đông, mà để lại một phần để tái đầu tư.

4.3. Cổ tức tăng trưởng không ổn định (g không đều) - Mô hình chiết khấu cổ tức nhiều giai đoạn:

1) Khái niệm

Mô hình cổ tức tăng trưởng không ổn định là mô hình nhiều giai đoạn tăng trưởng: giai đoạn tăng trưởng thần kỳ kéo dài trong n năm và giai đoạn tăng trưởng ổn định kéo dài mãi mãi sau đó (2 giai đoạn); hoặc giai đoạn tăng trưởng cao, giai đoạn quá độ và giai đoạn tăng trưởng thấp ổn định (3 giai đoạn).

2) Công thức tính:

Giá trị vốn chủ sở hữu = Hiện giá dòng cổ tức + Giá trị cuối cùng quy về   hiện tại.

V0 =

Với: Vn =

 

          Trong đó:

Vo      = Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty thời điểm hiện tại

DIVt = Cổ tức dự kiến năm t

r        = Suất sinh lợi mong đợi

Vn      = Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty cuối năm n

gn       = Tỷ lệ tăng trưởng (mãi mãi) sau năm n

3)  Ví dụ: Sử dụng các dữ liệu về cổ tức của công ty X với cổ tức năm 1 là 1,5 tỷ đồng, giả sử tỷ lệ tăng trưởng cổ tức của năm 2 và 3 của công ty là g1 = 8%, và của năm 4 và 5 là g2 = 7% và từ năm thứ 6 trở đi thì tăng trưởng ổn định là g3 = 5%/năm.

Cổ tức hàng năm của công ty là:

DIV1 = 1,5 tỷ đồng

DIV2 = DIV1(1+g1) = 1,5(1+0,08) = 1,62 tỷ đồng 

DIV3 = DIV1(1+g1)2 = 1,5(1+0,08)2 = 1,7496 tỷ đồng 

DIV4 = DIV3(1+g2) = 1,7496(1+0,07) = 1,872 tỷ đồng 

DIV5 = DIV3(1+g2)2 = 1,7496(1+0,07)2 = 2,003 tỷ đồng 

DIV6 = DIV5(1+g3) = 2,003(1+0,05) = 2,103 tỷ đồng 

V5 =  tỷ đồng

 

Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty ở thời điểm hiện tại là:

V =

    =

         

                  

V =  (1,5*0,9091)+(1,62*0,8264)+(1,7496*0,7513)+(1,872*0,6830)

     + (44,063*0,6209)

V = 32,65 tỷ đồng

4) Điều kiện áp dụng

Thông thường, áp dụng đối với một số công ty có quyền chế tác trên sản phẩm rất có lãi trong vài năm tới và dự kiến có mức tăng trưởng đặc biệt trong suốt thời gian đó. Khi quyền chế tác hết hạn, công ty dự kiến sẽ quay về mức tăng trưởng ổn định.

5)  Nhược điểm

+ Việc xác định chính xác độ dài thời gian tăng trưởng trong giai đoạn đầu là rất khó.

+ Giả thiết về sự tăng trưởng ổn định ở giai đoạn sau là rất nhạy cảm, vì tỷ lệ tăng trưởng này cao hay thấp cũng có thể dẫn đến giá trị doanh nghiệp tính theo mô hình tăng trưởng Gordon ở giai đoạn này sai lệch rất lớn.

5.0. PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU

Có 2 trường hợp ước tính giá trị doanh nghiệp bằng cách chiết khấu dòng tiền:

§  Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp;

§  Ước tính giá trị toàn bộ doanh nghiệp (bao gồm vốn chủ sở hữu và các thành phần sở hữu như trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi...).

Cả hai phương pháp trên đều thực hiện chiết khấu dòng tiền dự kiến nhưng các dòng tiền và suất chiết khấu áp dụng ở mỗi phương pháp hoàn toàn khác  nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tham