9.3

No. 45

Sau đó, cô Địa cuối cùng cũng giảng nội dung chính của tiết học: Sự vận động của Trái Đất.

Tôi nghe mà mơ hồ, ù ù cạc cạc.

Tôi không biết vấn đề ở chỉ số IQ của tôi hay ở cách giảng dạy của cô. Tôi phát hiện các môn xã hội quả thực khó hiểu hơn các môn tự nhiên nhiều. Bởi lẽ, tôi nghe hiểu được Vật lí nhưng hoàn toàn không hiểu chút gì về Địa lí.

Giảng đến điểm gần mặt trời nhất và điểm xa mặt trời nhất, cô đột nhiên ngưng lại, cười híp cả mắt, hỏi các học sinh tâm hồn đang trên mây bên dưới lớp: "Chấn Hoa chúng ta có phải có rất nhiều học sinh đi thi giật giải cao không hả, lớp ta có bạn nào học giỏi Lí không, từng biết đến ba định luật Kepler?

Cả lớp im lặng một hồi, sau đó Dư Hoài miễn cưỡng giơ tay (tôi nghĩ rằng bộ dạng miễn cưỡng đó nhất định là giả vờ, nhất định là như thế!)

Cậu ta đặt phiếu bài tập tiếng Anh xuống, đứng dậy nói: "Ba định luật này được Kepler phát biểu vào đầu thế kỉ XVII trong cuốn sách của chính mình. Định luật đầu tiên là định luật quỹ đạo, nó nói rằng tất cả các hành tinh đều quay xung quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip, mặt trời thì nằm ở một tiêu điểm của elip đó."

Lúc đó tôi rất muốn giật giật tay áo cậu ta hỏi: là Kepler hay là Caoe Town vậy (tôi nghe không rõ), dựa vào cái gì mà có thể nói như thế chứ? Còn nữa, elip... rốt cuộc có mấy tiêu điểm?

"Định luật thứ hai là đinh luật diện tích, cũng chính là muốn nói, đối với bất kì một hành tinh nào, trong một khoảng thời gian tương đương, đường nối giữa nó và mặt trời quét ra một miền diện tích tương đương."

Nói đến đây, cậu ta liền chạy lên bục giảng, vẽ một hình elip, mặt trời, Trái Đất, nối mấy đường lại."

"Tưởng tượng một chút, S là mặt trời, E là Trái Đất,chính là trên diện tích này, SAE=SBE'=SCE."

Cậu ta gãi đầu "Bằng chứng này đề câp đến các vấn đề về xung lượng góc, em không nói thừa thãi nữa..."

Cảm ơn cậu. Tôi lặng lẽ cảm thán.

"Định luật thứ ba được phát hiện vào mấy năm sau đó, được gọi là định luật chu kì. Thương của lập phương nửa trục lớn của tất cả những hành tinh và chu kì quay quanh mặt trời của nó đều bằng nhau."

Sau đó, những lời cậu ta nói, tôi nghe không hiểu chút nào nữa.

Cứ nhắc đến các công thức toán học, tôi liền bị "đơ máy".

Khi kết thúc, cậu ta còn tỏ vẻ khiêm tốn: "Có lẽ có rất nhiều bạn biết đến ba định luật này. thực ra ý hiểu của em cũng chưa được toàn diện và đầy đủ, quả là múa rìu qua mắt thợ rồi."

Mẹ nó.

Sau khi ngồi xuống, cậu ta vẫn tiếp tục làm bài tập tiếng Anh, khuôn mặt hết sức nghiêm túc, làm như không hề nhìn thấy khuôn mặt vừa kích động vừa lập sẵn thế phòng thủ ứng chiến của cô giáo Địa lí trước khi cậu ta lên bục giảng vậy. Cô giáo vô cùng tán dương cậu ta, còn cậu ta thì tỏ ra không hề nghe thấy...

Nhưng tôi đã nhìn thấy cậu ta nhếch mép cười, cố gắng kìm nén để không cười lớn.

"Muốn cười thì cứ cười đi, cậu lúc nãy tuyệt vời lắm!" Tôi nói đầy vẻ quan tâm.

Cuối cùng, cậu ta đỏ hết cả mặt, bò ra bàn: "Cảnh Cảnh, tôi với cậu chưa xong đâu!"

No. 46

Ngày càng tồi tệ hơn.

Chỉ có thể dùng mấy chữ này để hình dung cô giáo Địa khi đó, biểu hiện của Dư Hoài dường như đã dẫm vào công tắc chế độ chiến đấu của cô giáo. Để thể hiện kiến thức chuyên môn không hề thua kém tên nhóc kia, cô ta bắt đầu liên tục bắn ra kiến thức trên trời dưới đất.

"Rốt cuộc thì cô giáo muốn nói gì chứ..." Tôi cảm thán.

"Thật ra, Địa lí là một môn khoa học, nếu khi học đại học có tiếp xúc với Địa lí, thời tiết, khoa học không gian Trái Đất, địa chất, tất cả đều là môn khoan học tự nhiên." Cậu ta vừa nói vừa xoay bút, tiện thể trả lời một câu hỏi đơn.

Tôi cảm thấy tất cả những việc làm của Dư Hoài đều là đang tuyệt đường sống của tôi.

Nhưng trong hai tuần học ở Chấn Hoa, có chuyện khiến tôi cảm thấy rất bức bối.

Trước đây học ở lớp 13, không khí trên lớp học vô cùng thoải mái (có lẽ do chẳng có mấy người nghe). nếu có chỗ nào nghe không hiểu, chỉ cần bạn chau mày, dùng ánh mắt hơi mơ màng nhìn cô giáo thì chắc chắn cô ấy sẽ giảng lại tường tận một lần nữa.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top