7.1
No. 36
Ngày mà Lai Thuận đi, chúng tôi ai cũng khóc. Lúc đó tôi vô cùng thương Lai Thuận, nghe nói nhà thầy ấy rất nghèo, thực ra thầy ấy chỉ lớn hơn chúng tôi mấy tuổi đã phải đi làm lính rồi. Nhớ khi xưa bố tôi từng nói trong quân ngũ tối tăm ngột ngạt, những lính mới thường bị bắt nạt vô cùng thảm, thật không biết người mặt mỏng lại không biết nịnh bợ như Lai Thuận liệu có sống nổi trong đó không. Thậm chí, nghĩ xa hơn một chút, người mà thầy ấy huấn luyện, hai ba năm nữa sẽ được đến học ở trường đại học cao đẳng danh tiếng nào, tiến thân lập nghiệp, công việc tốt, lương cao, nhà đẹp, cuộc sống hoàn mĩ... Còn Lai Thuận, khi ấy, thầy ấy đang ở phương nào?
Nếu mẹ tôi nghe thấy những ý nghĩ này chắc chắn sẽ mắng tôi là ấu trĩ, còn bố tôi sẽ cười ha ha, tha thứ cho sự ngốc nghếch ấy của tôi.
Khi xem xét bất cứ một vấn đề gì, mẹ tôi luôn xuất phát từ quan điểm: "Vận mệnh của ta, do ta làm chủ chứ không do trời". Thế giới của mẹ tôi không dung nạp những kẻ hèn yếu, cũng không tồn tại sự bất công do "xuất phát điểm không như nhau". Cuộc sống của bạn không tốt, tiền ít, nhà bé, đó là do bạn không có đủ năng lực để leo lên tầng lớp bóc lột mà hưởng thụ cuộc sống phồn hoa, hoan lạc, đáng đời bạn thôi...
Nhưng bố tôi, ông lại dùng góc nhìn vĩ mô đúc kết nhờ tham khảo nhiều nguồn tin và lắng nghe những "cuộc họp nội bộ trong chính phủ" để bao dung cho quan điểm vi mô hạn hẹp của tôi. Sự không công bằng trong việc phân bổ nguồn tài nguyên giáo dục chỉ là hiện tượng tạm thời, nhưng sự theo đuổi cạnh tranh và hiệu suất của cả một xã hội thì lại vô cùng công bằng, là nhu cầu cần thiết cho sự phát triển trong từng giai đoạn. Do vậy, trong giai đoạn này nếu nhìn từ góc độ vĩ mô mà nói, không phải ai cũng có thể sống cuộc sống ấm no sung túc.
Tôi ghét sự lạnh lùng của họ, hay nói cách khác: Ghét sự lạnh lùng của người lớn.
Tôi chỉ nhớ Lai Thuận nói với chúng tôi rằng thầy rất ngưỡng mộ chúng tôi, bởi lẽ chúng tôi được đi học.
Sau đó, thầy vẫy tay tạm biệt, nói: "Chăm chỉ học hành nhé!"
Tôi khóc đến mức nước mắt nước mũi tèm lem, còn Dư Hoài lại cúi đầu, mím chặt môi, không nói một lời.
No. 37
Vậy là chúng tôi chính thức bắt đầu vào kì học mới.
Mới sáng sớm, Trương Bình đã gọi tất cả bọn Dư Hoài, những tên con trai cao ngồi hàng sau, đi chuyển sách. Những quyển giáo trình mới tinh được buộc bằng dây nhựa, từng chồng, từng chồng được bê vào trong lớp học, tôi thấy vậy lòng vô cùng hào hứng.
Khi phát sách đầu mỗi học kì mới tôi đều hào hứng như thế, thói quen này đã sớm hình thành từ năm tôi lớp một. Sách được phát từ bàn một, sau đó chuyển xuống các bàn sau. Khi ấy, tôi rất ngưỡng mộ những bạn bàn đầu, họ có nhiều sự lựa chọn hơn: bỏ những quyển bị rách trang, mất trang hoặc bị bẩn, chọn cho mình những quyển mới nhất, những quyển còn lại thì chuyển xuống bàn dưới. Do vậy, một người bạn của tôi vô cùng phiền não mà tâm sự với tôi khi ấy cô ấy được phát một cuốn bị rách, cô ấy liền chọn lấy một quyển khác rồi nhét quyển sách rách kia vào, tiếp tục chuyển về phía sau. Sau đó, cô ấy bị giáo viên phê bình, phê bình trước mặt tất cả mọi người. Sau đó, một cậu học sinh vốn được thầy cô yêu quý liền đứng dậy, chủ động lấy quyển sách đó, nhận được tràng vỗ tay của các bạn học cùng sự khen ngợi biểu dương của thầy cô, à, còn có một bông hồng nữa.
Người bạn đó của tôi vô cùng vô cùng đau khổ, cô ấy nhìn tôi chằm chằm, rất thành khẩn: "Tớ biết sai rồi, nhưng tớ đã bảo bạn nam kia để tớ dùng quyển sách rách đó nhưng cậu ta không đưa! Như thế thì cả đời này cô cũng sẽ không tha thứ cho tớ mất."
Tôi vỗ vai cô ấy, thật sự buồn thay cho cô ấy. Bị thầy cô ghi hận, lại còn là cả một đời nữa, thật đáng sợ làm sao.
Sau này, tôi cũng không biết quyển sách rách đó thuộc về ai, có phải đã được một trong hai người bọn họ đem về nhà bọc bìa, trang trí thêm gì đó nữa hay không.
Sách không hề rẻ, là một người tiêu dùng, tại sao lại đi tranh giành một quyển sách rách nát? Ý thức bảo vệ quyền lợi tiêu dùng của bản thân thật là quá thấp!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top