6.1
No. 30
Chúng tôi học quân sự trong một tuần. Ngày nào cũng học từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều, sau đó quay trở lại lớp. Thầy giáo dặn, mọi người tự học, đến 4 giờ thì tan.
Buổi học đầu tiên kết thúc, thầy Trương Bình dẫn chúng tôi đi mấy vòng các dãy nhà, nói là muốn để cho mọi người biết đường.
Nhưng thứ thầy ấy gọi là cách nhận biết đường chính là đi chầm chậm mà không có mục đích, đi qua khu nhà A, chạy qua xem biển hiệu, thầy ấy nở một nụ cười thật tươi với chúng tôi: "Đây là nhà thể chất, chúng ta sẽ học thể dục ở đây, và đương nhiên là môn thể dục nhịp điệu cũng sẽ tập ở đây. Bên trong còn có đàn, máy tính, lúc lên lớp có thể phim ảnh..."
Còn chưa nói xong từ "xem phim ảnh", đã có mấy bạn nam rúc rích cười. Lúc này sắc mặt thầy Trương Bình biểu lộ sự chừng mực, cười khan hai tiếng hi hi, rồi nói lớn: "Giáo dục cần có các thiết bị hiện đại, ý của tôi là có thể xem VCD, DVD, hoặc nghe CD. Nói tóm lại là cần phải hiện đại hơn nữa..."
Phần lớn mọi người đều không rõ ý của thầy, chỉ có mấy bạn nam cười vẻ nguy hiểm, có một học sinh nam còn cười cả ra tiếng.
Ta quay đầu lại hỏi Dư Hoài đi đằng sau: "Làm sao đấy?"
Vẻ mặt Dư Hoài rất phức tạp, rõ ràng là muốn cười nhưng lại không dám cười, dáng vẻ vừa nghiêm túc vừa vô lại, tôi khó chịu thay cậu ta.
"Làm sao cái gì? Sao cậu quan tâm nhiều thế?" Cậu ta đáp trả tôi một câu.
Đúng là thần kinh.
Tôi quay về hàng và cả hàng tiếp tục đi theo Trương Bình "đen tối" về phía trước.
"A, các em, đây là sân vận động!"
Cuối cùng thì đây chính là cái khu rất quen thuộc đối với cái ông Trương Bình này - sân vận động. Mái khán đài mô phỏng theo nhà hát Sydney, giống như những mảnh vỏ sò lớn màu trắng vậy... tất nhiên là xấu hơn của người ta nhiều.
"Trường của chúng ta là trường duy nhất tổ chức đại hội thể thao mà không cần phải thuê sân chuyên dụng hay sân vận động của thành phố. Ngoài ra còn có nhiều trường cứ vào mùa xuân, mùa thu hằng năm là đến thuê sân của trường mình, đường chạy thì là đường bê tông, ở giữa còn có bãi cỏ nữa."
Dư Hoài cuối cùng không chịu được nữa.
"Thầy ơi, nơi có thể đến đá bóng, thường được gọi là sân cỏ ạ."
Thầy Trương Bình trừng mắt: "Tôi thích gọi thế nào là thì kệ tôi, em lại thích nhiều chuyện rồi phải không?"
Tôi cười phá lên, quay đầu lại đắc ý lắc lắc đầu nhìn Dư Hoài.
Sao chứ? Đúng là quả báo mà.
Tôi thích Trương Bình rồi đó, thật đấy.
No. 31
Thầy dạy quân sự là người Sơn Đông, mắt to, nước da ngăm đen, giọng nói lớn, thầy nhiệt tình nhưng cũng rất dễ xấu hổ.
Hầu hết các thầy giáo khác khi giới thiệu đều thường sẽ nói: "Chào các em, tôi họ Trương, sau này các em có thể gọi tôi là thầy Trương". Sau đó thì học sinh sẽ đáp: "Chào thầy Quan."
Còn thầy tôi thì đứng trước mắt học sinh ấp a ấp úng một hồi lâu mới nói được: "Tôi...tên là Trương Lai Thuận".
Chúng tôi tất cả đều im lặng chờ thầy tiếp tục.
Khoảng năm giây sau, chúng tôi mới phát giác, thầy đã nói xong rồi.
Lúc này, Dư Hoài vóc dáng cao lại đứng ở đầu hàng đầu tiên đột nhiên cười to lên, to giọng nói: "Chào thầy Lai Thuận!"
Cả lớp rất chi là ăn ý mà đồng thanh hô to: "Chào thầy Lai Thuận!"
Hàng ngũ vừa nãy xếp ngay ngắn thì bây giờ giống như những quân cờ domino bị đổ một loạt.
Đứng một lúc lâu, đến lúc sắp kết thúc buổi học thì thầy Lai Thuận định dạy chúng tôi hát.
Có lẽ bởi vì thầy - người tân binh ấy nhìn thấy ở phương xa có một cựu chiến binh đang dẫn dắt lớp học sinh của mình, vừa đi vừa hát bài "Đoàn kết là sức mạnh" và "Người lính".
Và thế là thầy ngẩng đầu một cách rất khí thế, bắt nhịp cho cả lớp: "Đoàn ~ kết là sức mạnh, 2, 3"
Trong lòng mọi người cũng không còn hào hứng nữa, ai cũng muốn trở về lớp ngồi, và thế là tiếng hát càng lúc càng uể oải, ỉu xìu.
Thầy rất tức giận, cắt ngang bài hát chúng tôi đang hát, trừng mắt: "Tại sao lại không có khí thế gì cả thế này?"
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top