Luật Thuyết Về Giấc Mơ

Khoảng khắc này nếu được khám phá ra sẽ có vai trò tương tự như thời điểm loài vượn người vươn lên từ nhận thức bản năng động vật thành con người có tri thức, cảm giác và suy nghĩ. Các nhà khoa học cho rằng có thể xác định được sự tồn tại của giây phút quý giá đó qua các yếu tố tương liên như sự hoạt động tích cực của thuỳ não trước hay một dạng sóng não đặc trưng. Vượt ra khỏi sự ràng buộc của nhận thức logic, tâm thức trong mơ có khuynh hướng trở nên siêu thực. Đó cũng có thể là một trạng thái vượt ra ngoài nhận thức của con người.

Trước đó nhiều thập kỷ, bà Mary cũng đã dành nhiều công sức nghiên cứu về tri thức trong giấc mơ theo cách thức của mô hình lý thuyết hiện đại. Bên cạnh việc ghi chép tỉ mỉ mọi chi tiết cho từng trải ngiệm, bà thực sự coi trọng quá trình biểu thị những khía cạnh chưa từng được biết đến về tâm thức trong giấc ngủ.

Bà thực hiện đúng nhiệm vụ như một nhà nghiên cứu nghiêm túc, đó là trải nghiệm, quan sát kỹ lưỡng mọi biểu hiện để có thể hiểu được hoạt động của những năng lực tâm trí đa dạng trong trạng thái mơ mộng. Bà cũng hy vọng những hiểu biết thu nhận được có thể dùng để cứu giúp những người hay gặp ác mộng, đặc biệt là trẻ em.

Mô hình lý thuyết về tâm thức trong giấc ngủ mà bà Mary đưa ra phủ nhận hầu hết những luận thuyết được công nhận trước đó. Thuyết phân tâm học của Sigmund Freud(1856-1939), ra đời hai thập kỷ trước lý thuyết của Mary, từng gây ra cú sốc lớn và lập tức mê hoặc giới trí thức châu Âu theo chủ nghĩa tượng trưng, cho rằng giấc mơ chỉ là biểu trưng của những cơn bốc đồng có động cơ thấp hèn, thể hiện nguyện vọng vô thức, những ước muốn, thèm khát bị dồn nén.

Nhưng bằng kinh nghiệm bản thân, bà Mary cho rằng chẳng có gì là trừu tượng về giấc mơ, bản chất của giấc mơ chẳng liên quan gì đến những ám ảnh không lành mạnh về bệnh tật hay sự bại hoại cả, và việc trải qua những giấc mơ thú vị có thể giúp con người tận hưởng niềm vui trong cuộc sống.

Về thực chất, giấc mơ được xây dựng từ những vật liệu có phần thực tiễn trần tục là ký ức thực tế của mỗi chúng ta. Sự thật hiển nhiên là những ý tưởng quanh quẩn trong đầu óc chúng ta suốt cả ngày sẽ hiển hiện trong giấc mơ vào ban đêm, thậm chí là vài đêm sau đó.

Ngày nay, hiểu biết của chúng ta về quá trình làm việc của trí nhớ củng cố vững chắc những lý giải của Mary. Ban đêm, khi cơ thể chìm vào giấc ngủ, bộ não duyệt lại tất cả các trải nghiệm trong ngày, phân loại và sắp xếp vào bộ nhớ dài hạn. Quá trình này, có thể ảnh hưởng bởi ký ức, gây ra những tác động xâm nhập vào giấc mơ theo phương thức đáng kinh ngạc và có phần siêu thực.

Điểm cốt yếu là tính toán về mặt thời gian của Mary chính xác đến bất ngờ cho hiệu ứng được gọi là "giấc mơ đến muộn" – ký ức đi vào giấc mơ, lần đầu, sau khi sự việc xảy ra từ một đến hai ngày và lần sau, một tuần sau đó. Điều này hoàn toàn tương ứng với thực tế là bộ não lưu giữ ký ức theo hai giai đoạn riêng biệt.

Khác với những người nghiên cứu tâm lý học cùng thời, bà Mary đề cập đến những liên hệ gần gũi giữa sự liên tưởng tự do ngẫu hứng với những hình ảnh trí óc ta thu nhận trong ngày. Tiến trình tỉ mỉ trau chuốt tạo nên giấc mơ là quá trình tâm trí duyệt qua toàn bộ các hình ảnh, còn sự liên tưởng chịu trách nhiệm kết nối hình ảnh với nhau theo dấu vết ngẫu nhiên của mỗi suy nghĩ tình cờ và gợi ý chợt đến. Tất cả được thực hiện vào giấc ngủ đêm, khi sự tưởng tượng không bị xiềng xích bởi nguyên tắc, tư tưởng tự do không bị hạn chế quá ráo riết.

Các nhà khoa học ngày nay tin rằng quá trình trên phản ánh mạng lưới liên kết ngầm định của não bộ - sự liên kết nội bộ giữa các vùng của vỏ não cho phép trao đổi những ký ức hay ý tưởng. Trạng thái liên tưởng tự do linh hoạt này kích thích khơi gợi sự sáng tạo và giấc mơ được hiểu như phiên bản hoạt động tăng cường của cuộc phiêu lưu tâm thức.

Điều này khác với thực tế là trong giấc ngủ, vùng thuỳ não trước, chịu trách nhiệm thực hiện tư duy logic và khả năng tập trung, thường có ít hoạt động. Tác động chậm của mạng lưới liên kết ngầm định trong não bộ dẫn tới việc các hình ảnh lạ lùng lướt qua trước mắt ta khi ở vùng ranh giới mờ kỳ lạ giữa hai trạng thái ngủ và thức – bà Mary mô tả là "trạng thái chưa phân định" trong cuốn sách của mình. Ngược lại, khi ta thức dậy, hoạt động của não bộ được khuyếch tán, trạng thái liên tưởng ngẫu nhiên mất đi, làm cho các hình ảnh trong mơ khó đọng lại trong bộ nhớ dài hạn, khiến ta không nhớ được nhiều về giấc mơ khi ngủ.

Bà Mary thừa nhận còn rất nhiều bí ẩn cần khám phá, cuốn sách nhỏ của bà chỉ có thể giúp mọi người có thêm những giấc mơ thú vị - phương tiện để kiếm tìm hạnh phúc trong cuộc đời mỗi con người.

"Khi những giấc mơ khủng khiếp, đầy đau khổ và ma quái không còn quyền lực gì đối với bạn, hãy tận hưởng giấc mơ, hãy hoàn toàn tin tưởng dấn thân vào cuộc phiêu lưu kỳ thú mỗi khi đêm về, khám phá những chân trời mới chưa ai từng biết đến ngoại trừ bản thân bạn", bà viết.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top