Danh sách các loài động vật (cập nhật 30.06.2022)

Dưới đây là danh sách liệt kê có kèm hình ảnh của các loài động  vật xuất hiện trong truyện, chỉ bao gồm những loài xuất hiện nhiều lần được miêu tả kỹ, hoặc danh từ riêng ghi rõ bộ/chi/loài.

Các danh sách dưới đây sẽ được cập nhật liên tục trong thời gian biên tập.

Note: bạn nào muốn xem hình ảnh và link thì mời qua wordpress vì bên wattpad hạn chế hình ảnh và dẫn link hơi khó.

------------------------------------------------------------

1. Thỏ tuyết: Còn được gọi là thỏ núi. Thỏ tuyết là loài thỏ rừng phần lớn được thích nghi với môi trường sống cực và miền núi. Loài phân bố từ Fennoscandia với miền Đông Xibia, Ngoài ra còn có quần thể bị cô lập trong dãy núi Alps, Ireland, Ba Lan, Scotland và Hokkaidō. Nó cũng đã được du nhập đến Shetland và quần đảo Faroe. Có một fact thú vị là lông của loài này đa phần thời gian là màu nâu, nhưng vào đông thì thay lông sang màu trắng.

2. Chuột đất: Chuột đất theo như trong truyện khác với loài được hệ thống trong danh sách về các loài chuột trên Wikipedia. Chúng là một chi trong Cricetidae, với khoảng 600 loài gồm chuột đồng, chuột lemming, chuột xạ, hamster, chuột Bắc Mỹ, chuột Tân thế giới, nên nó là họ động vật có vú lớn thứ 2, và các loài phân bố trên khắp các vùng thuộc tân Thế giới, châu Á, và châu Âu. Tuy nhiên, vì nguyên văn là địa thử (地鼠), nếu xét theo nghĩa dịch ra là chuột đất, rất dễ nhầm lẫn. Không rõ trong đây tác giả muốn đề cập đến loài nào, nhưng nếu xét theo thì địa thử này là chuột trong chi Cricetidae.

3. Đại bàng vàng: Là một trong những loài chim săn mồi nổi tiếng ở Bắc bán cầu. Loài này thuộc họ Accipitridae. Từng phân bố rộng rãi ở Holarctic (Bắc giới), nó đã biến mất khỏi một số khu vực đông dân cư hơn. Đại bàng vàng có màu nâu sẫm, với bộ lông nâu vàng nhẹ trên đầu và cổ. Sải cánh của loài này dài từ 1,8-2,3m. Trong khi những con chim đực nặng từ 7–11 kg thì con cái chỉ có cân nặng bằng một nửa con đực: từ 3,5–6 kg.

4. Sóc đỏ: Hay còn gọi sóc đỏ á-âu là một loài sóc cây trong chi Sciurus, họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758. Chúng là một loài động vật gặm nhấm sống trên cây ăn tạp, phổ biến khắp Âu-Á.

5. Gấu đen: Nguyên văn là hắc hùng (黑熊), gọi chính xác thì nó là gấu ngựa (Ursus thibetanus hay Ursus tibetanus), còn được biết đến với tên gọi gấu đen Tây Tạng, gấu đen Himalaya, hay gấu đen châu Á, là loài gấu kích thước trung bình, vuốt sắc, màu đen với hình chữ "V" đặc trưng màu trắng hay kem trên ngực. Một con gấu ngựa có chiều dài khoảng 1,30 - 1,90 m. Con đực cân nặng khoảng 110 – 150 kg còn con cái nhẹ hơn, khoảng 65 – 90 kg. Tuổi thọ của gấu khoảng 25 năm.

6. Chim trĩ: Nguyên văn là bạch sắc trĩ kê (白色雉鸡), theo Baidu, trĩ kê (雉鸡) là loài Trĩ Đỏ (danh pháp Phasianus colchicus), loài này không có lông màu trắng, con mái có lông xám nâu và lốm đốm, tuy nhiên ngoài loài Trĩ Đỏ thì còn 1 loài nữa là Trĩ Trắng nhưng có sự khác biệt giữa cách phân biệt của người Việt và người Trung vì theo như wiki Việt thì Trĩ Trắng có danh pháp Crossoptilon crossoptilon cũng thuộc họ Phasianus, trong khi theo Baidu thì không phân biệt rõ lắm về Trĩ Đỏ và Trĩ Trắng mà gọi chung là trĩ kê, vì để cố gắng thuần Việt nhất có thể, Ngạn không chọn tên riêng mà chỉ chọn tên chung là chim trĩ có bộ lông màu trắng.

7. Ếch trâu: còn được gọi là ếch ương beo hay ễnh ương Mỹ hay ếch bò Mỹ hay ếch trâu Mỹ (tên khoa học: Lithobates catesbeianus), là một loài ếch trong họ Ranidae, là loài ếch lớn nhất Bắc Mỹ, cá thể khổng lồ của loài này có thể nặng tới 0,6kg đến 2kg và dài tới 20cm, là một loài xâm lấn nguy hiểm. Loài ếch trâu này có nguồn gốc từ châu Mỹ. Chúng là món ăn của các loài chim, cá, các loài gặm nhấm và một số loài thú nhỏ.

8. Cá xương: Đây là một trong những con khó tìm nhất trong truyện. Nguyên văn là cốt cá (骨鱼), khi tra Baidu về từ này, vốn Ngạn không hiểu nó nói gì vì quá chung chung, nhưng sau khi nhìn kỹ lại thì có ghi rõ đây là một loài cá tên là cá vảy xước, là một loài cá trong họ Cyprinidae thuộc bộ Cá chép, phân bố ở sông Mekong, sông Chao Phraya và sông Mae Klong. Dựa theo WIkipedia Trung thì đây là một loài cá thuộc chi Mystacoleucus, họ Cyprinidae, bộ Cypriniformes, lớp Actinopterygii, và đặc biệt là nằm trong liên lớp (hay siêu lớp) Osteichthyes, còn gọi là liên lớp Cá xương. Theo miêu tả, cá vảy xước có thân cao, dẹp bên, hình thoi khá dài, viền lưng và viền bụng nhô cao, miệng dưới, rạch miệng kéo dài đến phía dưới của viền sau lỗ mũi, mõm tầy bằng hơi nhô ra phía trước, mắt lớn ở phần trước của đầu. Có 2 đôi râu, râu mõm tương đối nhỏ, râu hàm dài hơn ½ đường kính mắt. Toàn thân sáng bạc, các vẩy trong sáng, viền sau vây lưng và phía trước gai cứng đen. Vây lưng loài cá này có gai cứng phát triển, phía sau có răng cưa, khởi điểm tương đương với khởi điểm vây bụng, vây đuôi phân thùy sâu. Vẩy tương đối lớn phủ khắp thân, gốc vây bụng có vẩy nách nhọn dài, đường bên hoàn toàn hơi cong về phía dưới, phần sau nằm giữa cuốn đuôi, mép trong vây đuôi có viền đen hẹp, gốc vẩy ở phần lưng và hông có sắc tố đen dạng lưỡi liềm. Nói tóm lại, hình thể của chúng khá giống với cá chép (vì chúng thuộc bộ Cá chép). Hình ảnh thì chỉ có đúng một ảnh theo như trong Wikipedia Trung, Ngạn lại không thể tìm đại một hình nào đó vì sợ sai phân bộ (hoặc họ/lớp) nên chỉ đưa được hình ảnh củ chuối đó mà thôi. Cũng vì tên gọi của loài cá này quá mơ hồ, nên Ngạn sẽ giữ nguyên từ là cá xương, dù sao thì từ này vẫn dễ liên tưởng hơn là cá vảy xước.

9. Cá sấu nước ngọt: Nguyên văn là đạm thủy ngạc (淡水鳄), khi tra theo nguyên gốc thì không ra đúng loài với từ này, mà ra loài cá sấu mũi dài, tuy nhiên loài này cũng được gọi là cá sấu nước ngọt, nên xem như đúng loài rồi. Loài cá sấu này có tên khoa học là Crocodylus johnsoni, là một loài cá sấu trong họ Crocodylidae, đặc hữu khu vực miền bắc Úc. Loài này được Krefft mô tả khoa học đầu tiên năm 1873. Cá sấu mũi dài được xem như là một loài cá sấu tương đối nhỏ. Con đực dài từ 2,3–3 m (7,5–9,8 ft), chiều dài tối đa của con cái 2,1 m (6,9 ft). Con đực thường nặng khoảng 70 kg (150 lb), với cá thể lớn đạt hơn 100 kg (220 lb), con cái chỉ nặng 40 kg (88 lb). Ở các khu vực như Hồ Argyle và Katherine Gorge có một số bằng chứng về cá thể dài 4 mét (13 ft). Loài này rất nhát, mõm thon hơn và răng nhỏ hơn so với cá sấu cửa sông.


10. Chim thủy sinh: Thuật ngữ chim nước hoặc chim thủy sinh (không nên nhầm lẫn với chim lội) được dùng để chỉ những con chim sống trên bề mặt hoặc xung quanh nước. Một số định nghĩa áp dụng thuật ngữ này đặc biệt đối với các loài chim sống trong môi trường nước ngọt, mặc dù các định nghĩa khác không phân biệt với các loài chim sống trong môi trường biển. Ngoài ra, một số loài chim nước sống trên cạn hoặc dưới nước nhiều hơn những loài khác, và sự thích nghi của chúng sẽ thay đổi tùy thuộc vào môi trường của chúng. Những thích nghi này bao gồm chân có màng, mỏ và chân thích nghi với thức ăn trong nước và khả năng lặn từ bề mặt hoặc từ không khí để bắt con mồi trong nước.

11. Hươu, nai, tuần lộc: theo như từ vựng tiếng Trung về các loài động vật thì hươu viết là 鹿, nai là 水鹿, còn tuần lộc là 驯鹿, hiện tại chưa tới chương đến tuần lộc nên không rõ từ vựng của loài này được tác giả viết thế nào. Tuy nhiên, theo như định nghĩa chung về ba loài này, thì nai và tuần lộc đều thuộc họ Hươu, trong đó nai thường được dùng trong tên gọi những loài hươu cỡ lớn (ví dụ như nai sừng tấm). Tuần lộc còn được gọi là hươu Bắc Cực. Phần giải thích về ba loài này sẽ được cập nhật thêm khi tới chương tuần lộc.

12. Chim yến: nguyên văn là vũ yến (雨燕), là một họ chim có bề ngoài rất giống với các loài én, nhưng thực ra không có quan hệ họ hàng gần với những loài chim dạng sẻ này. Yến là những loài chim ở trên không nhiều nhất và một số, như yến thông thường, thậm chí ngủ và giao phối khi bay. Các loài yến phân bố rộng khắp thế giới trong khu vực nhiệt đới và ôn đới, nhưng giống như các loài én, các loài yến vùng ôn đới là những loài chim di trú và mùa đông chúng bay về vùng nhiệt đới.

13. Bọ cánh cứng: nguyên văn là giáp trùng (甲虫), là loài côn trùng có hai cặp cánh, cặp cánh trước có cấu tạo bằng chất sừng cứng, cặp cánh sau bằng chất màng, thường dài hơn cặp cánh trước và ở trạng thái nghỉ cặp cánh sau thường xếp lại dưới cặp cánh trước. Chúng là nhóm côn trùng với số lượng loài lớn nhất được biết đến, được phân loại thành bộ Cánh cứng. Bọ cánh cứng chia làm loài bay được và không bay được.

14. Voi: là động vật có vú thuộc họ Elephantidae và là động vật trên cạn lớn nhất hiện nay. Ba loài hiện được công nhận: Voi đồng cỏ châu Phi, voi rừng châu Phi và voi châu Á. Đặc điểm nổi bật của tất cả các loài voi bao gồm cái vòi dài, cặp ngà lớn, vạt tai lớn, bốn chân to và làn da dày nhưng nhạy cảm. Vòi voi được sử dụng để thở, đưa thức ăn nước uống vào miệng và cầm nắm đồ vật. Đôi ngà, tiến hóa từ răng cửa, được voi dùng để tự vệ, di chuyển chướng ngại vật và đào hố. Đôi tai lớn giúp voi duy trì thân nhiệt ổn định và giao tiếp. Chân chúng to như cây cột để đỡ tải trọng lớn. Chúng phân bố rải rác khắp châu Phi cận Sahara, Nam Á, Đông Nam Á và thích ứng với nhiều môi trường sống khác nhau như thảo nguyên, rừng, sa mạc và đầm lầy. Chúng là động vật ăn cỏ, tụ tập gần nguồn nước. Loài này thường tổ chức thành các xã hội phân hạch-hợp hạch, trong đó nhiều nhóm gia đình liên kết với nhau để giao tiếp. Con cái thường sống trong các nhóm gia đình, bao gồm một con cái với các con non của nó hoặc một số con cái có quan hệ họ hàng. Các nhóm này không có con đực, chúng được dẫn dắt bởi con cái già nhất theo hình thức mẫu hệ.

15.Tê giác: hay con tê, là những loài động vật có vú guốc lẻ và là một trong những động vật trên cạn lớn nhất, với tất cả các loài có thể đạt đến hoặc hơn trọng lượng một tấn. Chúng ăn thực vật, có bộ não nhỏ, có một hoặc hai sừng và lớp da bảo vệ dày, thường ăn cỏ và lá cây.

16. Muỗi mắt: hay còn được gọi là con dĩn, là một trong số rất nhiều loài côn trùng bay nhỏ trong phân bộ Nematocera dipterid, đặc biệt là những loài thuộc họ Mycetophilidae, Anisopodidae và Sciaridae. Chúng có thể vừa cắn vừa không cắn. Đây là một loại côn trùng khá giống với muỗi nhưng kích thước nhỏ hơn muỗi rất nhiều. Muỗi mắt hay xuất hiện vào mùa hè, thời điểm này chúng sinh sôi rất nhanh. Chiều tối là thời điểm chúng xuất hiện nhiều nhất và đốt liên tục.

17. Muỗi: là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng, chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật. Chúng sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước. Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu, chúng xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn protein để sản sinh ra trứng. Thức ăn bình thường của muỗi là nhựa cây và hoa quả, không chứa đủ protein cho muỗi cái. Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, và chỉ ăn nhựa cây và hoa quả.

18. Ong mật: còn gọi là ong khoái, to con hơn, đốt đau, tổ thường ở các hốc cây, hốc đá, có thể bắt về nuôi được để lấy mật. Trong một đàn có ong chúa, ong đực và ong thợ. Ong chúa cánh ngắn, kim châm ngắn. Ong đực không có ngòi châm, cánh lớn. Ong đực chỉ có một tác dụng là giao phối với ong chúa. Ong thợ là những con ong cái mà bộ phận sinh dục bị thoái hoá, không có khả năng thụ tinh. Ong thợ thực hiện tất cả công việc của đàn ong gồm bảo vệ tổ, sản sinh sữa chúa để nuôi ấu trùng, hút mật hoa luyện thành mật ong.

19. Ong bắp cày: là tên thông dụng của một nhóm các loài tò vò, chủ yếu thuộc chi Vespa và Provespa. Trong tiếng Việt, ong bắp cày còn có các tên khác như ong vò vẽ, ong bò, ong bò vẽ, ong bồ vẽ, ong vẽ, ong vàng. Chúng xây tổ bằng cách nhai gỗ để làm bột giấy. Mỗi tổ có một ong chúa đẻ trứng và được những con ong thợ chăm sóc, mặc dù về mặt di truyền là con cái, không thể đẻ những quả trứng có khả năng sinh sản. Hầu hết các loài làm tổ lộ ra trên cây cối và bụi rậm, nhưng một số loài (chẳng hạn như Vespa orientalis) xây tổ dưới lòng đất hoặc trong các hốc khác. Ong bắp cày thường được coi là loài gây hại, vì chúng tích cực bảo vệ các vị trí làm tổ của mình khi bị đe dọa và vết đốt của chúng có thể nguy hiểm hơn so với vết đốt của ong mật. Đây là loài ong hung dữ và hay tấn công người, mùa giao phối và thiên di của ong bắp cày diễn ra từ tháng 9 đến tháng 10, đây cũng là thời điểm mà chúng hung hãn nhất.

20. Thằn lằn: là một nhóm bò sát có vảy phân bố rộng rãi, có mặt trên tất cả các lục địa trừ Nam Cực cũng như hầu hết các dãy núi lửa đại dương. Tuy nhiên, dựa theo miêu tả trong truyện thì thằn lằn biến dị có đặc điểm hình thể giống cự đà xanh, còn kích cỡ hình thể thì như rồng Komodo. Cự đà xanh, rồng Nam Mỹ xanh hay đơn giản là cự đà (Iguana iguana) là một loài thằn lằn ăn thực vật trong họ Cự đà, phân bố dao động trên một khu vực địa lý rộng lớn, từ miền nam Brazil và Paraguay xa về phía bắc tận Mexico và quần đảo Caribbean. Trong khi đó, rồng Komodo - một loài thằn lằn lớn được tìm thấy trên các đảo của Indonesia và là loài thằn lằn lớn nhất còn tồn tại cho đến bây giờ, là loài ăn thịt. Theo như suy đoán của Ngạn thì con thằn lằn biến dị trong chương 47 là cự đà xanh với kích cỡ hình thể giống rồng Komodo, và vì biến dị nên cũng ăn thịt thay vì ăn cỏ như bình thường, vậy nên khúc này Ngạn sẽ không giữ nguyên từ thằn lằn mà đổi thành cự đà.

21. Tôm tích: hay còn gọi là tôm tít, tôm thuyền, bề bề hay tôm búa (do một số loài có càng tiến hóa thành dạng chùy), là tên được dùng để gọi nhóm giáp xác biển thuộc bộ Tôm chân miệng (Stomatopoda). Chúng không phải tôm cũng chẳng phải bọ ngựa nhưng chúng có tên trong tiếng Anh là Mantis shrimp hay tôm bọ ngựa vì chúng giống cả hai, với cặp càng giống của bọ ngựa. Loài tôm có mặt rộng rãi tại những vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên toàn cầu. Tôm tích thuộc loại 'tôm dữ', ăn thịt sống, săn cá nhỏ, nhuyến thể và giáp xác nhỏ hơn. Chúng dùng đôi chân thứ nhì, to (thường gọi là càng) để bắt mồi. Chúng dùng chiến thuật tấn công là bung càng ra thật nhanh và đập càng thật mạnh vào con mồi. Cú đập có thể gây ra thương tích nghiêm trọng cho con mồi, kể cả khi con mồi có kích thước lớn hơn tôm tít rất nhiều. Vì vung càng quá nhanh, tôm búa có thể tạo ra những bong bóng khí nằm trong khoảng không gian giữa càng và bề mặt chúng đánh vào. Khi các bong bóng này vỡ ra, chúng tạo ra một lực đáng kể cộng thêm vào lực tác động 1500 Newton của càng vào con mồi, nói cách khác 1 lần vung càng của tôm búa tạo ra đến 2 cú đập cùng một lúc vào con mồi: một cú đập bởi càng và một cú đập bởi áp suất tạo ra do sự vỡ của các bong bóng khí. Cũng chính vì lý do này, dù tôm búa có đập hụt đi nữa thì áp suất do bong bóng khí gây ra đủ để làm choáng váng hoặc thậm chí giết chết con mồi.

22. Cá chình: là một loài động vật săn mồi. Phần lớn trong các loài cá chình ưa thích sinh sống trong các vùng nước nông hay ẩn mình dưới đáy biển, đôi khi trong các lỗ. Các lỗ này gọi là lỗ cá chình. Một vài loài cá chình sinh sống trong các vùng nước sâu , chúng có thể xuống tới độ sâu 4.000 m hoặc là những loài bơi lội tích cực. Chúng hoạt đọng vào ban đêm để đi săn mồi.

23. Linh dương: là một nhóm động vật ăn cỏ thuộc bộ Guốc chẵn, họ Trâu Bò (Bovidae) sinh sống ở các lục địa châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ. Linh dương bao gồm các loài không phải trâu, bò, dê, cừu. Loài linh dương có sừng của Bắc Mỹ (còn gọi là linh dương châu Mỹ), mặc dù theo cách thông tục cũng có từ linh dương, nhưng không phải là một thành viên của họ Bovidae mà thuộc họ Antilocapridae. Linh dương thực thụ có sừng không phân nhánh và không bao giờ rụng, trong khi linh dương châu Mỹ sừng phân nhánh và thay hàng năm.

24. Chim sẻ: là một bộ chim rất đa dạng, bao gồm hơn một nửa tổng số loài chim trên thế giới. Đôi khi còn được gọi là chim đậu hoặc chim biết hót, chúng được phân biệt với các bộ chim khác bằng sự sắp xếp các ngón chân của chúng (ba ngón hướng về phía trước và một về phía sau), tạo điều kiện cho việc đậu, cùng với một số đặc điểm khác cụ thể về lịch sử tiến hóa của chúng ở Australaves. Đây là bộ chim lớn nhất và là một trong những bộ động vật có xương sống trên cạn đa dạng nhất và chiếm 60% số loài chim. Cái bầy sẻ cư tê trong truyện ú nu như con sẻ tuyết Nhật Bản nè, nhưng mà màu thì giống con sẻ ức đỏ á.

25. Cheo cheo (hay còn gọi là hươu chuột): có tên khoa học là Tragulidae, là một nhóm các loài động vật có vú móng guốc chẵn nhỏ nhất trên thế giới, là các thành viên duy nhất còn sinh tồn của thứ bộ Tragulina. Các loài còn tồn tại được tìm thấy trong các khu rừng ở Nam Á và Đông Nam Á, với chỉ một loài duy nhất trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Trung Phi và Tây Phi. Chúng sống đơn độc hoặc sống theo cặp, và hầu như chỉ ăn thực vật. Việt Nam có một loài thuộc họ này, tên là cheo cheo lưng bạc.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top