diễn thế sinh thái. Các kiểu diễn thế
Câu 14: Định nghĩa diễn thế sinh thái. Các kiểu diễn thế. Cho ví dụ.
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi thay thế của quần xã sinh vật từ quần xã khởi đầu (hay tiên phong) qua các giai đoạn chuyển tiếp để đạt đến quần xã cuối cùng, cân bằng với điều kiện môi trường vật lý mà nó tồn tại lâu dài theo thời gian. Đó là trạng thái đỉnh cực (climax).
Dựa vào động lực của quá trình, diễn thế sinh thái được chia thành 2 dạng:
v Nội diễn thế: gây ra bởi động lực bên trong của HST. Loài ưu thế đóng vai trò là “chìa khóa” của quá trình diễn thế. Sự thay thế liên tiếp các loài ưu thế trong quần xã cũng chính là sự thay thế liên tiếp các quần xã cho đến quần xã cuối cùng, cân bằng với điều kiện vật lý – khí hậu.
Ví dụ: Sự chặt phá rừng quá mức của con người có thể làm cho tràng cỏ, cây bụi thay thế một rừng cây gỗ.
v Ngoại diễn thế: xảy ra do tác động hay sự kiểm soát của lực hay các yếu tố bên ngoài.
Ví dụ: Một trận cháy rừng lớn làm thay đổi cả một rừng cây gỗ thành một tràng cỏ.
Dựa vào “giá thể”, diễn thế gồm 2 dạng:
v Diễn thế sơ cấp: xảy ra trên một nền mà trước đó chưa hề tồn tại một quần xã sinh vật nào.
Ví dụ: Sau khi nham thạch núi lửa đông đặc và nguội đi, do quá trình phong hóa, vùng đất mới ra đời, làm nền cho sự quần tụ và phát triển kế tiếp của các quần xã sinh vật.
v Diễn thế thứ cấp: xảy ra trên một nền mà trước đó từng tồn tại một quần xã nhưng đã bị tiêu diệt.
Ví dụ: Nương rẫy bỏ hoang lâu ngày, cỏ rồi trảng cây bụi phát triển và lâu hơn nữa, rừng cây gỗ xuất hiện thay thế.
Dựa vào mối quan hệ giữa sự tổng hợp (P) và phân hủy (R) các chất hữu cơ của quần xã, diễn thế chia thành 2 dạng:
v Diễn thế tự dưỡng: là sự phát triển bắt đầu với sức sản xuất hay sự tổng hợp các chất vượt lên quá trình phân hủy các chất, nghĩa là P/R > 1
v Diễn thế dị dưỡng: bắt đầu ở trạng thái P/R < 1
Ví dụ: Sự diễn thế của cây rừng ngập mặn ở vùng cửa sông nhiệt đới Nam Bộ. Ở cửa sông, các bãi bùn còn lùng nhùng, yếm khí… không thích hợp cho đời sống nhiều loài thực vật, duy nhất có bần trắng, mần trắng… nhà những cây tiên phong đến bám trụ ở đây. Sự có mặt và phát triển của chúng làm cho nền đất được củng cố và tôn cao, đặc biệt, ở giai đoạn trưởng thành, quần xã này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của các loài mắm lưỡi dòng, tiếp sau là đước, dà quánh, vẹt khang, dây mủ… hình thành nên một quần xã cây hỗn hợp rất ưu thế. Đây là diễn thế tự dưỡng.
Trong điều kiện đó, các cây tiên phong không cạnh tranh nổi phải tàn lụi và lại di chuyển ra ngoài. Đây là giai đoạn diễn thế dị dưỡng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top