dien giai 1
Dần dần các trung tâm phụ đạo mà mọi người tình nguyện sẽ được thành lập trong nhiều vùng khác nhau. Nhiều người đến từ các vùng khác và đã tham dự các khóa giảng, họ nghĩ rằng công pháp này quá tốt và muốn phổ truyền cho mọi người trong địa phương của họ, và sau đó họ tình nguyện chỉ dẫn các bài tập tại các công viên hay bằng những cách khác; họ đã làm cho sự phổ biến của Pháp Luân Ðại Pháp được mở rộng ra và mở rộng hơn. Chư vị đã làm rất nhiều điều và đóng góp rất nhiều. Tóm tắc trong một câu, chư vị giúp cho nhiều người thọ Pháp hơn, để cho nhiều người cải thiện hơn, và để cho nhiều người được lợi ích hơn; chư vị làm rất nhiều điều tốt. Dần dần, các trung tâm phụ đạo bắt đầu được thành lập, và trong tương lai sẽ có rất nhiều. Vì thế mà bây giờ chúng ta phải đối diện với một vấn đề là làm sao mà điều hành các trung tâm này đây, đây cũng là một vấn đề chủ yếu trong tương lai. Vì thế chúng tôi muốn ngồi chung với nhau và bàn thảo về việc này một cách thích đáng.
Cách thức mà các trung tâm phụ đạo điều hành trước tiên là phải qui định các hình thức cho rõ ràng. Chư vị biết là khi người ta đến học Pháp Luân Ðại Pháp, chúng ta không có một thể thức hành chánh nào, và chúng ta cũng không bắt buộc ai phải học, hay là ban cho họ một chức vị nào hay một hứa hẹn điều gì, hay là cho họ biết rằng họ sẽ làm tiền. Mọi người đến với sự tự nguyện hoàn toàn, mọi người muốn học Pháp, và để cho nhiều người được thọ ích hơn. Ðó là lý do mà tại sao chư vị tình nguyện làm việc này một cách nhiệt tình; nói cách khác thì chư vị làm một cách vô điều kiện. Hơn nữa công việc này có rất nhiều việc phải làm. Chư vị chỉ làm cho người khác, chư vị hy sinh cho người khác, và chư vị không nhận một đền bù nào. Tất nhiên, khi chúng tôi nói rằng không có một đền bù nào, chúng tôi nói từ quan điểm nhận xét của người thường. Tôi đã giảng rằng hơằng truyền Ðại Pháp sẽ mang lại cho một người uy đức vô biên. Tôi đã quy định nhiều lần, và trong sách chúng tôi cũng có đề cập đến, về điều kiện thành lập một trung tâm phụ đạo thế nào. Các trung tâm phụ đạo mà chúng tôi thành lập khác với các cơ sở làm việc khác, không giống như một hảng xưởng hay một văn phòng hành chánh; chúng ta không làm những điều này, và đây là hình thức nổi bật nhất của chúng ta. Tại sao chúng ta không làm những điều đó? Bởi vì làm như thế thì không khác gì gợi sự ham muốn của con người để phát triển một loại kinh doanh, con người dễ bị chấp chước loại lắm. Hơn nữa còn có liên hệ đến nhiều vấn đề khác. Nếu các trung tâm phụ đạo của chúng ta mà thật sự điều hành giống như một cơ sở làm việc, thì sẽ có nhiều rắc rối. Ví dụ như là nhu cầu nhà cửa thì phải cần tiền, đặt điện thoại cần tiền, nước và điện cũng cần tiền; thì lại đưa đến vấn đề tài nguyên từ đâu ra? Mọi người chỉ dẫn học tập một cách tình nguyện. Chúng ta không lấy chi phí của học viên, hay là chúng ta thu tiền của ai. Tất cả mọi người làm việc một cách tự nguyện; vì thế mà chúng ta không làm những điều đó, tu luyện chân chính là không làm những điều này. Lúc Ðức Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp của ngài, để cho người tu không bị chấp chước, ngài dẫn đồ đệ của ngài rời xa thế tục vào tu viện mà tu. Cách ngài làm là như thế; trong khi các tôn giáo khác, như là các tôn giáo Tây Phương, họ không làm cách như thế. Mặc dù họ không làm cách như thế, nhưng thật ra họ cũng khuyên [con người] xem nhẹ danh tiếng và lợi ích cá nhân. Nói theo một cách khác thì nếu chúng ta chân chính tu luyện, nếu chúng ta muốn đề cao bản thân, và nếu chúng ta muốn làm điều tốt, chúng ta không được tạo việc làm này như là một cơ sở kinh doanh, hay là chúng ta cũng không thể điều hành như là một cơ sở. Chư vị phải lưu ý điều này.
Có một điều nữa là: Nếu chư vị làm tiền, nếu chư vị lợi dụng để mà làm tiền, thì đây chính là phá hoại Pháp hoàn toàn. Bởi vì Pháp này là để cứu độ con người cho nên chư vị không được dùng Pháp như một cơ sở thương mại. Hơn nữa, có nhiều thầy Khí Công làm những điều như là trị bệnh cho người ta, xem bệnh, v..v, và họ làm tiền. Lại có người trong các môn phái khác cũng làm những điều đó. Có người thì còn mạnh dạn tuyên bố rằng tiền rất cần cho việc hành Ðạo, thật ra chỉ là lường gạt; như thể là người tu luyện bên Trung Quốc xưa kia có rất nhiều tiền, thật ra thì họ không có một xu trong túi. Tất nhiên, nếu chư vị có tiền, chúng tôi không quan tâm vế vấn đề này, tôi đã từng giảng về vấn đề này. Chư vị có thể làm việc giỏi và làm ra nhiều tiền, đó là chuyện của người thường. Trong quá trình tu luyện của chúng ta, chúng ta phải bảo vệ Pháp này và bảo đảm cho Pháp không bị thay đổi hay là sai lệch. Không những chư vị chỉ tu luyện như thế này hôm nay thôi, mà còn phải lưu lại cho lịch sử sau này. Tất cả chư vị học Pháp và tuân theo Pháp này. Nếu chúng ta không làm đúng từ đầu, nếu chúng ta đi sai lệch từ đầu, thì Pháp sẽ bị biến dạng trong tương lai không thể nào mà nhận ra được nữa. Chư vị biết: Chính cá nhân tôi cũng phải hết sức cố gắng làm đúng và không để cho những điều nào hay hiện tượng nào không tốt xảy ra; các trung tâm phụ đạo trong các vùng khác nhau từ đây về sau, bởi vì chư vị đại diện cho Pháp Luân Công, thì đây cũng là phản ảnh của Pháp Luân Công. Phải chú ý đến tư cách của chư vị, phải chú trọng về vấn đề chư vị làm việc thế nào, và đừng bôi nhọ Pháp Luân Công. Nếu chư vị thành lập một cơ sở hay là dùng đó mà làm tiền, tôi nói rằng đây không phải là Pháp nữa. Hễ có liên hệ đến tiền bạc, vật chất, quyền lợi cá nhân, những điều như là 'Anh làm ra tiền nhiều hơn tôi.' 'Tôi làm nhiều lắm đó, vì thế tôi cần được đền bù.' Làm thế nào để trả lại chi phí, xã hội phải đền bù một số tiền, những điều thế này và nhiều điều hơn nữa sẽ xảy ra. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta vướng vào những việc ấy, thì đây không phải là việc làm cho việc tu luyện, đây cũng không khác gì là một cơ sở, vì thế mà hoàn toàn không được chấp nhận.
Hôm nay chúng tôi phổ truyền Pháp ra công chúng. Nguyên nhân mà chúng tôi có thể phổ truyền ra công chúng là vì chúng tôi có khả năng làm việc này thành công và bảo đảm Pháp sẽ không bị biến dạng hay là bị sai lệch đi. Nếu chúng ta làm sai từ đầu, thì biết là thế hệ tương lai sẽ đi đến mức nào. Họ sẽ cho rằng, 'Ông Lý Hồng Chí đã làm như thế khi còn tại thế, thì hôm nay phải theo cách đó mà làm.' Khi tôi còn đây thì tôi còn chỉnh đốn lại cho chư vị; khi tôi không còn ở đây nữa, khó mà nói là sự việc sẽ như thế nào. Ðó là nguyên nhân tại sao chúng tôi phải nghiêm khắc đòi hỏi chư vị phải làm như thế này từ đầu, chúng tôi không tạo ra một đoàn thể nào cả. Cách thức mà công pháp chúng ta điều hành mọi việc là các trung tâm phụ đạo không được giữ tiền và các trung tâm này chỉ tự nguyện giúp đỡ mọi người. Hơn nữa chúng ta không được thành lập một tổ chức nào hay một đoàn thể nào. Chúng ta chỉ tự nguyện làm việc tốt cho mọi người, làm việc tốt cho nhiều người.
Nếu ai muốn tu luyện thì chúng ta sẽ giúp, và chính cá nhân chúng ta cũng là người tu luyện, tiêu chuẩn của chúng ta là thế. Vì thế khi chư vị thành lập một trung tâm phụ đạo, đừng nên nghĩ đến một cơ sở, có điện thoại, có cái này có cái kia, đừng làm thế. Một số trung tâm phụ đạo dùng môi trường đang có hiện tại như là dùng nhà hay văn phòng họ làm việc, họ có khả năng làm việc rất giỏi. Bất kể là môi trường nào hay chúng ta làm việc tốt thế nào: Ðiều chủ yếu là sự hiểu biết của chư vị về Pháp, thông hiểu Pháp, hay là chư vị có kiên định trong việc tu luyện hay không, đó là điểm then chốt. Chư vị đề cao bản thân như thế nào là điều chủ yếu, tất cả các điều khác chỉ là phụ. Tất nhiên để cho chúng ta điều hành các sự việc, một số người đã cung cấp một số môi trường thuận tiện cho chúng ta. Tôi nói rằng không có sao cả. Ví dụ như là trong số học viên chúng ta, có người là viên chức cao cấp của một cơ sở hay một công xưởng nào đó, hay là một giám đốc của một cơ sở; họ có môi trường thuận lợi và giúp cho chúng ta một nơi để ngồi chung và hội hợp với nhau. Tôi nói rằng điều này không có vấn đề gì, tại vì không có liên hệ đến tiền bạc. Chúng ta có học viên từ trong tất cả các ngành các nghề, vì thế họ có thể giải quyết các vấn đề này. Hơn nữa, họ tự nguyện và muốn làm những điều này, và còn vui mừng đóng góp cho Pháp Luân Công. Tất cả điều này xảy ra trong các vùng nơi mà có người giúp cho chúng ta có chổ và môi trường thuận lợi, họ nổ lực làm những điều ấy.
Một điều nữa là để giúp các học viên trong sự tập luyện, trung tâm hổ trợ trong các vùng khác nhau in ra những tờ bướm, như là 'Pháp Luân Ðại Pháp tại Trường Xuân', 'Pháp Luân Ðại Pháp tại Bắc Kinh', 'Pháp Luân Ðại Pháp tại Vủ Hán' v..v. Tôi thấy hình thức [làm việc này] cũng hay lắm. Bất kể là một tờ báo hay một tờ bướm, là vì các tài liệu này chiểu theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của các học viên, theo thời gian chư vị sẽ biết là cần phải làm gì. Tuy nhiên thường thì điều họ làm rất là giản dị, tờ bướm chỉ có 2 trang thôi, hay là in với phẩm chất tốt hơn; tuy nhiên tất cả cũng không quan trọng. Thì làm sao chúng ta trả chi phí đây? Làm việc này cần tiền. Theo tôi biết thì các vùng đã in ra những tài liệu theo những cách như sau: Một số học viên là chủ cơ sở của họ, thời buổi này nhiều người làm chủ hãng. Một số người làm việc nhà in hay có những người quản lý. Họ có những phương tiện để làm việc này hay họ có máy in nơi làm việc. Vì thế họ sử dụng những phương tiện sẳn có để làm việc này; hay là một cơ sở nào đó giúp chư vị làm việc này. Trung tâm hổ trợ không được đụng tới tiền, những người mà tôi vừa nói đến họ sẽ giúp chúng ta làm việc này. Chúng ta chỉ thảo ra tài liệu, sau đó chúng ta phân phát. Mọi người đã làm như thế và tôi nghĩ rằng cũng khá tốt. Một số người nghĩ rằng đây là điều phải làm và phải làm thường xuyên, và nếu mà không thuận tiện thì làm cách khác. Thỉnh thoảng chúng ta có thể làm. Nếu chư vị có môi trường thì chư vị có thể làm thường xuyên hơn; nếu chư vị không có môi trường thuận tiện thì đừng ép buộc quá đáng. Nguyên lý là như thế.
Còn nói về việc điều hành các trung tâm hổ trợ, chúng tôi có viết ra quy luật của chúng tôi trong hồ sơ rõ ràng và chư vị phải chiểu theo đó mà làm việc. Ðây là những điều đặc ra cho trung tâm hổ trợ. Và chư vị phải đòi hỏi các trung tâm hổ trợ mới phải tường trình cho trung tâm hổ trợ ở Bắc Kinh hay là một trong các trung tâm hổ trợ chánh khác. Nhất là các trung tâm hổ trợ trong quận và tỉnh thì phải lo cho các trung tâm hổ trợ trong vùng điều hành của mình. Ví dụ như là trung tâm hổ trợ GuiYang thì phải lo cho tỉnh Guizhou, và các trung tâm hổ trợ của các thị xã phải liên lạc với nhau theo thời gian đã định; bởi vì nếu các chổ này mà phải liên lạc với Bắc Kinh thì không thuận lợi. Các thị xã chung quanh một đô thị lớn cũng phải được trung tâm hổ trợ của đô thị đó phụ trách. Ðiều này sẽ giúp cho họ làm việc và mở rộng phạm vi hoạt động. Mọi người phải có trách nhiệm với Pháp Luân Công. Nếu như vị không liên hệ và các trung tâm này tùy ý điều hành và họ không hiểu họ phải làm gì, thì họ sẽ bị sai lệch và sẽ gây thiệt hại cho Pháp Luân Công. Hơn nữa trung tâm hổ trợ ở Vủ Hán, một trung tâm thật to và phải phụ trách rất nhiều các quận hạt; tôi thấy thì quá tốt. Họ có nhiều kinh nghiệm và đã làm phụ đạo một thời gian khá lâu rồi, vì thế mà tôi có thể an tâm. Họ hiểu Pháp khá lắm và việc làm của họ tương đối cũng tốt lắm. Tình hình cơ bản là thế. Các trung tâm phụ đạo phải chú ý là không được đi sai lệch.
Có người đưa cho tôi một mảnh giấy và hỏi: 'Thưa, các nhân viên phụ đạo được tuyển chọn như thế nào?' Các nhân viên đều là các người tình nguyện. Tuy nhiên có một quy luật là: Phụ đạo viên trưởng của một trung tâm là phải đã dự các khóa giảng của tôi rồi. Ai càng nghe nhiều thì người này sẽ thông hiểu sâu hơn; thường thì những ai mà không nghe các bài giảng nhiều thì sự thông hiểu của họ nông cạn và có một số người chưa nhận thức ra Pháp Luân Ðại Pháp là thế nào; những người này sẽ hướng dẫn người khác sai lệch. Tất nhiên, nếu một người nghe Pháp rất nhiều, đọc Pháp rất nhiều, học Pháp nhiều, sự thông hiểu [về Pháp] của họ sẽ phong phú và sâu đậm hơn. Khi chư vị chọn người, chọn những ai mà sốt sắng, ngay thẳng, và không làm điều dối trá hay gian xảo.
Hơn nữa, Pháp Luân Công tu luyện không phải là một môn tu luyện Khí Công bình thường, mà là một công pháp tu luyện ở cao tầng. Rất khó mà làm việc tôi đang làm, thanh lọc và tẩy sạch cơ thể cho một người hay thật sự nâng cao tầng thứ tâm tính của một người thì vô cùng khó khăn. Tôi phải dùng rất nhiều Công lực để thanh lọc và thanh lý cơ thể cho họ, tôi phải hạ nhập rất nhiều thứ vào trong cơ thể của họ, và còn giảng Pháp cho họ rõ ràng, việc này rất khó làm. Tôi có thể làm việc này trong một thời gian ngắn thôi. Giả thữ nếu những người này tự mình tu luyện thì cả hàng mấy chục năm mới đạt đến điểm này. Cho đến những vị thầy Khí Công bình thường thì cũng phải là từ một hay hai năm mới đạt đến điểm này. Rất khó mà chân chính chỉ đạo một người, trong khi đó chỉ có một phút thôi cũng đủ để hủy hoại một người, thật là dễ dàng. Ðó là nguyên nhân tại sao chúng tôi đặc ra các tiêu chuẩn này.
Chúng tôi có một quy luật: Chúng tôi không cho phép những nhân vật quan trọng từ đoàn thể Khí Công trong các vùng phụ cận làm việc trong trung tâm hổ trợ của chúng ta. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ. Giả thữ, một người hướng dẫn viên chánh của một trung tâm hổ trợ là một người rất tốt, là người muốn từ chức trong một đoàn thể Khí Công để làm tại trung tâm hổ trợ của chúng ta. Bởi vì đoàn thể Khí Công là gần như sắp bị đóng cửa, người này khá tốt và có thể hành xử rất khá, thì đây là một trường hợp ngoại lệ và là một trường hợp rất đặc biệt. Người trong các đoàn thể Khí Công khắp mọi nơi không hiểu Pháp cho lắm. Ðầu óc họ chỉ nghĩ đến những điều như là làm sao làm ra tiền, làm sao mà điều hành các nhóm Khí Công khác...quan niệm cũ đã ghi sâu trong đầu họ. Vì thế nếu họ cho chúng ta như là Khí Công bình thường và điều hành như Khí Công bình thường thì sẽ hủy hoại các học viên chúng ta. Ðó là nguyên nhân tại sao chúng tôi luôn đặc điều kiện rằng: Nhân viên của Khoa Học Khí Công và Trung Tâm Nghiên Cứu không được làm tại trung tâm hộ trợ của chúng ta. Những người phụ đạo trưởng của trung tâm hổ trợ được trung tâm nghiên cứu chấp thuận, và phần đông các nhân viên làm việc trong trung tâm hổ trợ là chính cá nhân tôi chỉ định. Làm thế này sẽ bảo đảm là Ðại Pháp của chúng ta không bị sai lệch. Ngược lại nếu những người này mà điều hành theo cách thức của Khí Công thông thường ấy, họ có nhiều tài liệu nhớp nhúa, cho nên họ có thể mang đến đây và buôn bán các tài liệu này, họ sẽ vui mừng là có một cơ hội để làm tiền, họ sẽ làm được rất nhiều tiền, làm đủ mọi điều...vì làm tiền là mục đích của họ. Không phải là họ cố ý phá hoại công pháp của chúng ta, tuy nhiên điều mà họ làm sẽ gây thiệt hại cho chúng ta. Bất cứ những điều nhớp nhúa đó sẽ quấy nhiểu đến học viên chúng ta. Một người không thấu hiểu Pháp rất dễ bị sai lệch. Họ còn mang các sách Khí Công nhớp nhúa này để bán ở đây, các công pháp Khí Công khác đã làm như thế.
Ngày nay các thầy Khí Công mở các khóa giảng, người đến dự cũng xuy sét kỹ lưởng lắm và không còn mù quáng như lúc trước nữa. Con người ngày nay chín chắn hơn và họ quan sát xem đó là thật hay giả; lúc trước thì họ không như thế. Vì thế mà mở khóa giảng của các thầy Khí Công hiện nay rất khó, và khi họ không có đủ học viên họ xúi dục các học viên chúng ta tham dự khóa giảng của họ. Làm như thế thì họ mới có thể mở lớp học và làm tiền người ta, nhưng họ sẽ hủy hoại học viên chúng ta. Chúng tôi làm việc trọng đại và rất nổ lực, tuy nhiên hủy hoại một học viên chỉ trong một tíc tắc. Tất nhiên đừng đặc điều kiện quá đáng cho các học viên mới; chung quy tại vì họ mới học Pháp và họ không hiểu Pháp thấu đáo. Họ có thể không tự giác mà hủy hoại mình. Chúng tôi có một tiêu chuẩn thế này lúc trước: Bất cứ một phụ đạo viên trưởng nào trong các thị xã hay là đô thị nào mà làm những điều như thế thì phải bị thay thế ngay lập tức, người này không được ở lại trung tâm của chúng ta.
Nếu bất cứ ai tại các trung tâm hổ trợ trong các vùng khác nhau hay nếu có một phụ đạo nào tại một nơi tập luyện mà xúi các học viên chúng ta để nghe những khóa giảng của các thầy Khí Công khác, bán các tài liệu của các môn Khí Công khác cho các học viên, hay là hướng dẩn học viên chúng ta sai lệch và làm điều gian xảo, chúng ta phải đổi người này lập tức và tất cả những người như thế thì hoàn toàn không được để họ lại đây. Nếu chúng ta để họ lại đây thì sẽ liên tục mang đến rắc rối cho chúng ta. Chỉ điều đó thôi cũng sẽ là phá hoại Pháp nghiêm trọng, từ bên trong mà phá hoại Pháp. Ðiều này hoàn toàn bị cấm ngặt. Chúng ta không nên sợ mất lòng khi liên hệ đến những điều này, thay đổi tất cả người này.
Trên nguyên lý chúng ta điều hành tự do, tuy nhiên theo tu luyện thì chúng tôi rất nghiêm ngặt, không ai được phá hoại. Hình thức tổ chức của chúng ta thật là lỏng lẻo: Nếu chư vị muốn tập, thì tham dự; nếu chư vị không muốn tập, chư vị cứ đi; nếu chư vị đến, thì chúng tôi sẽ trách nhiệm với chư vị và chỉ dẫn chư vị cách thức tập luyện. Nếu chư vị không muốn học, ai có thể giữ tâm của chư vị ở đây? Nếu chúng tôi giữ chư vị ở đây mà chư vị không để tâm, chư vị nói đủ điều, và làm những điều càng bướng, thì chính từ bên trong mà chư vị phá hoại Pháp, chúng tôi không cho phép điều này. Ai muốn học thì tự mình quyết định, khi người này lãnh ngộ được Pháp thì họ sẽ tu. Ý nguyện muốn trở thành tốt là phải từ cá nhân, không ai ép buộc chư vị cả. Nếu chư vị nói: 'Anh là phải tốt, anh phải làm thế này,' tuy nhiên tâm người này không muốn, thì chư vị phải làm gì họ đây? Nói rằng nếu một người không muốn tu, đến cả một vị Phật cũng không làm gì được, chính cá nhân người này phải muốn tu, chư vị không thể ép buộc họ.
Một điều nữa là chúng tôi có nhiều học viên, một số khá đông lắm, họ âm thầm đọc sách, đọc sách mỗi ngày, đến cả khi thắc mắc một điều gì họ cũng đọc sách. Trên phương diện này họ còn khá hơn các phụ đạo viên nữa. Vì thế các trung tâm phụ đạo phải tổ chức cho mọi người học Pháp nhiều, và nhất là các phụ đạo tại mỗi một nơi tập luyện, phải đảm trách vai trò hướng dẫn. Chúng tôi đòi hỏi các phụ đạo viên (còn cho học viên chư vị muốn học Pháp Luân Công thì cứ học), và phải chuyên nhất tu luyện Pháp Luân Công mà thôi, nếu không thì người phụ đạo sẽ dẫn những học viên cùng nơi tập luyện của mình đi lạc đường. Bởi vì chư vị là một phụ đạo chư vị phải làm tốt. Chúng ta cần các phụ đạo phải thấu hiểu Pháp sâu xa và liên tục đọc sách và đọc nhiều hơn. Tất nhiên, có một số đông phụ đạo nghiêm chỉnh làm việc này và tình nguyện làm việc này, nhưng vì trình độ học vấn bị giới hạn và đến cả việc đọc sách họ cũng khó đọc được, thêm vào đó lại là quá cao tuổi. Ðây không thành vấn đề, họ cũng vẫn tổ chức cho mọi người học Pháp. Khi họ tổ chức cho mọi người học Pháp, thì có phải là được nghe Pháp không? Khi người khác chia sẽ kinh nghiệm và hiểu biết của họ, chính họ cũng được thăng tiến với các học viên khác. Miễn là chư vị đọc sách, tất cả những người của chư vị sẽ thăng tiến. Chư vị phải học Pháp và tập các bài công pháp nữa, hai điều này phải đi đôi với nhau.
Có một số vùng tổ chức tập luyện khá tốt, nhưng lại không học Pháp. Khi các học viên có thắc mắc người phụ đạo không giải thích được hay giải thích một cách không rõ ràng, và mọi người chỉ chờ để hỏi Sư Phụ và tìm cách để biết Sư Phụ bây giờ ở đâu. Thật ra, một số câu hỏi đã được giải thích trong sách rồi, và nếu chư vị thật sự còn thắc mắc chư vị có thể tổ chức để nghe các băng thâu, và nghe nhiều hơn. Các thắc mắc này sẽ được giải đáp trong sách. Trên phổ thông thì đã được giải thích trong quyển sách Pháp Luân Công Trung Quốc (bài được hiệu chỉnh). Miễn là chư vị kiên trì, có thể giải quyết tất cả. Các học viên ở Trường Xuân từ khi họ bắt đầu tinh tấn học Pháp, các học viên không còn hỏi nhiều khi họ gặp tôi, họ không còn hỏi tôi khi họ gặp tôi. Nếu không, cũng như chư vị biết, vừa mới bước ra khỏi nhà, làng tôi ở, vừa bước ra đường thì cả tấn người đến để hỏi tôi điều này điều kia, từ khi phần đông mọi người học Pháp và rất nhiều người biết tôi. Bây giờ khi họ gặp tôi họ chỉ nói, 'Chào Sư Phụ' và không có gì nhiều để nói cả tại không có gì nhiều để hỏi nữa. Từ khi họ bắt đầu học thuộc Pháp, thay vì chiểu theo Pháp mà suy xét sau khi làm điều gì, bây giờ thì họ biết trước là phải làm gì. Quá tốt. Họ học Pháp và chú trọng học Pháp và tập luyện, họ cho đó là điều bắt buộc. Tôi nghĩ rằng các vùng khác nên học Pháp theo cách thức của Trường Xuân học, và phải nổ lực học Pháp thật nhiều; một số thắc mắc lớn sẽ được giải thích dễ dàng, và chính chư vị là người giải đáp. Một điều nữa là khi chư vị chọn một người phụ đạo chư vị phải chú ý là đừng nghĩ đến tình thân thiện giữa chư vị và họ hay là bạn bè, chư vị phải chú ý là đừng đặt quyết định của chư vị trên tình cảm hay nghĩ rằng nếu mà thay thế một phụ đạo sau khi đã chọn rồi thì khó lắm. Chư vị không được làm như thế. Chư vị phải trách nhiệm với Pháp. Chư vị phải chú ý các điểm này. Nếu một người nào có tiêu chuẩn và khả năng, thì người đó làm được; nếu họ không có khả năng, chúng ta nên tìm người khác mà có khả năng để thay thế tạm thời còn hơn là để họ làm. Tôi đã giảng điều này lúc trước: Các thầy tu trong tu viện, người trưởng được gọi là thầy trụ trì, họ không làm gì khác ngoài tu luyện. Chúng ta thì tu luyện nơi người thường; Pháp của chúng ta rất tốt và có thể chỉ đạo người tu lên cao tầng. Thì các phụ đạo tại nơi tập luyện của chúng ta có khác với các thầy trụ trì trong tu viện không? Không phải là yêu cầu của chúng ta cao, nhưng đây thật sự là một uy đức vô biên. Tại các nơi tu luyện không kể bao nhiêu người tu luyện thành công, dù chỉ một người thành công, người phụ đạo này sẽ có một uy đức vô biên. Ðây là một điều rất nghiêm túc và chư vị phải làm tốt. Chúng ta chọn một môi trường tu luyện thuận tiện nhất để cho mọi người thăng tiến bản thân, nhưng những môi trường này không có nghĩa là chư vị xem thường đến độ mà không trách nhiệm với Pháp. Trong tương lai sẽ có người tu luyện trong tu viện, có thể xảy ra, và sẽ có một số môi trường thuận tiện.
Các vùng khác nhau có một số thắc mắc và vấn đề xảy ra trong giai đoạn vừa qua. Chư vị có thể hỏi tôi. Chư vị có thể hỏi về những điều mà chư vị không biết làm sao để giải quyết tại nơi tập luyện hay trong công việc làm phụ đạo của chư vị. Tôi sẽ trả lời.
V: Làm ơn cho ý kiến về học viên Pháp Luân Công biểu diễn thần thông.
Ð: Tôi chưa thấy điều này. Làm điều này là cấm ngặt, hoàn toàn không chấp nhận. Người này có chuyên nhất học Pháp Luân Công không? Trước đó họ tập gì? (Có người khác nói: 'Thưa Thầy người này học loại Khí Công khác nhưng Công lực của họ không tăng. Công lực của họ tăng sau khi học Pháp Luân Công và họ nói là họ đã đạt đến 'Tam Hoa Tụ Ðỉnh' rồi.') Chúng ta phải giúp những người thế này hiểu vài điều. Nếu ai muốn tập Pháp Luân Công, họ phải chiểu theo tiêu chuẩn của Pháp Luân Công. Người này không chiểu theo tiêu chuẩn của Pháp Luân Công và cũng không phù hợp với tiêu chuẩn của người tu luyện Pháp Luân Công, có thể người này bị phụ thể. Khi họ cho rằng điều này là tốt và họ truy cầu điều gì, Pháp Thân của tôi sẽ không bảo hộ cho họ nữa. Có thể là trường hợp này. Theo một khía cạnh khác, những trường hợp thế này là phá hoại Pháp của chúng ta và chúng tôi hoàn toàn không chấp nhận. Người này phải chiểu theo tiêu chuẩn của chúng ta nếu họ kiên định tu luyện. Tuy nhiên nếu họ không làm thế, thì chúng tôi không cấp cho họ gì cả bởi vì người này không được xem làm người tu luyện Pháp Luân Công. Nếu người nào mà tập các môn Khí Công khác muốn học Pháp, họ có thể đến học, đó là còn tùy vào cơ duyên của họ thế nào. Tôi nghĩ rằng không nên bắt buộc người nào đó đến học, kéo níu người nào đó đến học, hay là trường hợp mà họ không muốn học, mà chỉ đến vì thấy người khác đến học. Ðịnh mệnh của một số người mở và khóa, họ có thể được cứu độ và có thể không được cứu độ. Chúng tôi nhìn vào cơ duyên. Ðừng nhìn vào số người mà được dẫn đến, câu hỏi là những người này có thể học Pháp Luân Công hay là họ có thể chuyên nhất học Pháp Luân Công. Khi chư vị trở về nhà chư vị phải xúc tiến tổ chức học Pháp thật nhiều, chư vị phải làm thế này và xúc tiến mở rộng việc học Pháp, nếu không thì sự việc này sẽ nghiêm trọng rắc rối hơn.
V: Chúng tôi có thể gia tăng số người phụ trách các nơi tập luyện hay không?
Ð: Ðể thêm người chư vị có thể tự mình chọn, và có thể chọn thêm từ một hay hai người. Nhớ rằng phải chọn ngưòi mà hiểu Pháp khá và người sốt sắng làm việc này.
V: Có một học viên nói rằng:'Tôi đã đạt đến Tam Hoa Tụ Ðỉnh rồi. Ngày 15 tháng 8 Thầy Lý Hồng Chí đã dẫn 'Pháp Thân' tôi đi rồi.
Ð: Coi chừng! Tất cả những người thế này đang bị ảo tưởng tại vì họ có nhiều chấp chước. Tại nhiều vùng khác nhau có người thế này xuất hiện. Cũng như trường hợp mà chư vị vừa nêu trên, người này đang ở trong một tình trạng nguy hiểm. Họ cho rằng: ''Tôi đã đạt đến Tam Hoa Tụ Ðỉnh rồi,' 'Bây giờ tôi có khả năng vô cùng,' và họ sẽ nói:'Tôi là một vị Phật. Ðừng học của ông Lý Hồng Chí nữa, theo học với tôi!' Nếu họ tiếp tục thế này, thì rốt cuộc là sẽ có rắc rối này. Với người thế này, chư vị phải ngay lập tức chỉ cho họ sự rắc rối này và bảo là họ phải bỏ các chấp chước đó đi. Rắc rối sẽ dễ xảy ta. Những người này lúc đầu kính nể tôi rất nhiều. Có người viết thư cho tôi bằng máu, họ còn cắt ngón tay và viết bằng máu thề nguyền là sẽ tu luyện Pháp Luân Công cho đến cuối cùng. Ðến cuối cùng họ nói họ là Phật và bảo người khác 'Ðừng học của ông Lý Hồng Chí nữa, theo học với tôi!' Bởi vì họ đã bị rơi xuống. Họ truy cầu danh lợi và lại còn sanh ra tự mãn, và với phần quấy nhiểu của yêu ma được thêm vào đó, họ không thể nào thoát ra. Bề ngoài thì họ nói Pháp Luân Công là tốt, sự thật thì hành động của họ phá hoại Pháp. Cũng giống như những điều mà tôi giảng cho chư vị lúc trước, có người nói:'Pháp Luân Công tốt. Sau khi quí vị học Pháp Luân Công thì quí vị sẽ không bị một rắc rối nào. Xem đây, tôi có thể chạy ra giữa đường cầm sách này thì không có một chiếc xe nào cán tôi.' Có phải người này phá hoại Pháp Luân Công không? Bề ngoài hình như là họ hỗ trợ Pháp Luân Công, nhưng thật ra thì đang phá hoại Pháp Luân Công.
V: Thưa, Thầy nghĩ thế nào về buổi biểu diển Khí Công của môn Khoa Học Khí Công và Trung Tâm Nghiên Cứu tổ chức cách đây không lâu tại Quảng Châu?
Ð: Môn Khoa Học Khí Công và Trung Tâm Nghiên Cứu của một số vùng nằm dưới sự phụ trách của Hội Thể Thao, các hội này xem Khí Công là một hoạt động thể thao, một hoạt động thể thao cho một số đông, và có khi họ tổ chức các cuộc biểu diển với nhiều môn Khí Công, họ làm những điều như là thể thao tăng lực bắp thịt. Khi họ tổ chức các cuộc hội trong dịp nào đó, vì thế, mà họ xem Khí Công như là thể thao và xem như là cái gì không tốt, mặc dù chúng ta không muốn làm những điều đó; nếu họ muốn, vì lịch sự chúng ta nên tham dự, chúng ta cũng cho xem một vài động tác. Tuy nhiên phải cẩn thận: Ðiều kiện là chúng ta không làm điều này với tâm truy cầu, chỉ thụ động thôi khi Môn Khoa Học Khí Công và Trung Tâm Nghiên Cứu mời chúng ta. Chúng ta phải nói rõ ràng với mọi người là chúng ta chỉ tập một vài động tác thể hổ trợ hoạt động thể thao của họ thôi; nhưng phải là một trường hợp rất là đặc biệt. Tuy nhiên có một điều: Nếu các Thầy Khí Công khác tổ chức việc này để biểu diển, thì chúng ta không tham dự. Nếu mà chỉ tham dự như là một thể thao thì không sao. Chư vị phải suy sét cho đúng.
Có một điều nữa là: Có một trường hợp xảy ra trong các trung tâm hổ trợ các vùng, mọi người phổ biến Pháp Luân Công, có vùng đã làm hình thức như là tổ chức khóa giảng. Tốt hơn là chư vị đừng nên gọi đó là 'tổ chức khóa giảng'. Chúng ta có thể dùng danh từ khác. Lý do là vì khi chư vị mở khóa giảng, không ai được giảng Pháp, tất nhiên là chư vị không thể làm được. Nếu ai mà đứng lên và giảng Pháp Luân Công, nếu họ nói rằng mọi người phải làm như thế này hay nếu họ giảng Pháp, thì họ đang giảng tà pháp và đang phá hoại Pháp. Chỉ có một Pháp Luân Ðại Pháp. Nếu họ dùng quyển sách [của tôi] và đọc lớn ra thì không sao; nếu phụ đạo viên trưởng của trung tâm cử người đọc sách lớn lên thì không sao.
Thêm nữa chư vị có thể tổ chức cho người khác xem băng hình. Tôi nói là băng mà có đầy đủ khóa giảng của tôi. Họ có thể xem bài giảng số một và ngừng lại và tập các bài công pháp; ngày kế họ có thể xem bài thứ hai và ngừng lại và tập các bài công pháp.
Nghe băng ghi âm cũng là một cách khác. Hơn nữa, họ nên nghe từng bài giảng theo thứ tự, sau đó chúng ta chỉ dẫn các bài tập. Thế này thì không sao cả. Mọi người có thể tập chung với nhau. Trong tương lai chúng ta sẽ dùng hình thức này, và cách này là tốt nhất. Chúng ta có thể tổ chức tập các bài tập chung với nhau, họ có thể học cách này.
Thêm vào đó, một số người đến trong nhóm nhỏ, thì có thể trực tiếp tập theo người khác tại các nơi tập luyện và sau đó đọc sách và nghe bài giảng trong băng, chỉ làm theo cách này. Nhưng một điều phải chú ý là: Chúng ta không được dạy tập luyện giống như cách điều hành của các cơ sở. Chúng ta phải làm trong phạm vi mà chúng ta có, và không được thu tiền. Không có vấn đề gì khi chúng ta mượn phòng học, mượn phòng họp, hay mượn một giảng đường khi có nhiều người. Chư vị có thể làm như thế nhưng không được thu tiền. Chúng tôi đã hoàn toàn nhấn mạnh điễm này: Chúng ta không tham gia vào việc kinh doanh. Chư vị phải chú ý điểm này. Nếu có một trường hợp đặc biệt là có nhiều học viên đến để học Pháp thì chúng ta cần một chỗ lớn hơn; tuy nhiên nếu chúng ta không mượn được chỗ, mà phải tìm mướn một chỗ với chi phí, như thế thì chư vị phải trực tiếp liên lạc với Bắc Kinh về vấn đề quá đặc biệt này. Nếu trường hợp này xảy ra, chư vị có thể thu tiền để trả cho chỗ này; tuy nhiên không được giữ một xu nào còn lại. Tóm tắc là chúng ta không được giữ tiền trong tay, trung tâm phụ đạo không được giữ tiền, và chúng ta không được làm một hoạt động nào như là kinh doanh. Tôi đã giảng ra rõ ràng cho chư vị là vì vấn đề này rất là nghiêm trọng. Công pháp của chúng ta là theo con đường chân chính, và chỉ trên vấn đề này là cơ bản khác với các công pháp khác.
V: Thượng Hải báo cáo rằng có một học viên Pháp Luân Công chưa dự một khóa giảng nào, trước khi tổ chức cho mọi người tập luyện học viên này nói: 'Sùng bái Thầy Lý Hồng Chí, học Ðại Pháp Pháp Luân công, tu luyện tâm tính và Chân-Thiện-Nhẫn,' và sau đó thì tập. Sau khi tập xong, ông ta nói: 'Chúng ta tập xong rồi. Cám ơn, Thầy.' Ông ta nói rằng có nghĩa là tõ lòng tôn kính thầy.
Ð: Người này chưa dự khóa giảng sao? (Trả lời: 'Dạ chưa.') Ðiều mà chư vị vừa nêu lên rất là quan trọng. Ðó là tại vì vừa khi các học viên trong nhiều vùng đọc qua quyển sách hay trường hợp có một vài học viên nghe các băng thâu âm, họ cảm thấy hay quá mà không biết phải làm sao. Vấn đề này có thể xảy ra. Trong tương lai có thể sẽ xảy ra ở các vùng khác. Chư vị phải chú ý đến vấn đề này. Khi chư vị nghe ai báo cáo việc này, không kể là trung tâm hổ trợ của chư vị ở vùng nào, chư vị có trách nhiệm phải cho người này biết là đừng làm như thế. Những điều thế này có thể làm cho những người chưa từng học Pháp Luân Công hành động sai mà không biết. Sự thật thì, người này chưa tham dự khóa giảng nào và không hiểu rõ nhiều điều; cho nên có thể là họ muốn làm thế để khoe khoang. Tuy nhiên đừng kết luận về người này ngay; trong tương lai sau khi người này đến dự khóa giảng thì họ biết là phải làm sao. Ðây thật sự là một rắc rối. Ðừng bỏ qua việc này. Khi biết được sự việc này, bất kể là chuyện này xảy ra ở đâu, thì trung tâm nào gần nhất là phải liên lạc với họ bằng điện thoại hay dùng phương tiện nào khác liên lại với họ. Chư vị phải giải quyết vấn đề này.
Nói Thượng Hải, khi có cơ hội trong tương lai tôi sẽ đến, bởi vì tôi đã luôn dự định như thế.
V: [Làm ơn cho biết ý kiến] Trung Tâm Phổ Thông tại Harbin tổ chức một nhóm phụ đạo đến Trường Xuân để học tập.
Ð: Tình hình ở tỉnh Harbin thì khá tốt. Sau khi họ tổ chức một nhóm phụ đạo đến Trường Xuân để dự buổi họp chia xẽ kinh nghiệm mà Trung Tâm Phổ Thông tổ chức, sự lãnh ngộ của họ trở nên khá cao và họ tổ chức nhiều hoạt động, trên phương diện này họ khá lắm. Trung Tâm Phổ Thông tại Trường Xuân đã thông báo với tôi tình hình ở Harbin. Tôi biết về vấn đề này. Tôi nghĩ rằng mùa hè ở Harbin rất tốt, nhất là khi người ta ngồi chung quanh bờ sông để đọc sách chung với nhau, rất tốt.
V: [Làm ơn cho ý kiến] Tỉnh Daqing mời Thầy đến mở khóa giảng.
Ð: Ðừng đề cập đến vấn đề tổ chức khóa giảng nữa. Tôi sẽ xếp đặc lớn hơn. Có nhiều thiệp mời bây giờ. Tôi đã nhận 2 thiệp mời từ Daqing. Năm trước tại tỉnh Qiqiha có người từ Daqing đến đó để học.
V: [Làm ơn cho ý kiến] giới thiệu Pháp trong các vùng mà Thầy chưa mở khóa giảng.
Ð: Chư vị có thể làm thế này: Sau khi nghe Pháp tại Quảng Châu lần này, tất cả chư vị về nhà tụ tập với các học viên nào mà chưa tham dự khóa giảng để thảo luận với họ. Nếu mà chư vị đã thu băng các bài thuyết giảng thì chư vị nên tổ chức cho mọi người nghe băng ghi âm. Các băng ghi âm các bài giảng ở Jinan cũng có và tốt lắm. Chư vị nên tổ chức cho mọi người được nghe. Ðừng có nghe tất cả một lần. Sau khi nghe một phần, ngừng lại thảo luận và chia xẽ kinh nghiệm về các hiểu biết cá nhân, và mọi người chia xẽ ý tưởng của mình. Làm thế nào cho sống động hơn.
V: [Làm ơn cho biết ý kiến] vấn đề hổ trợ tài năng.
Ð: Bất kể một người giàu bao nhiêu và họ muốn hổ trợ cho Pháp Luân Công, chúng ta không được nhận. Tại sao thế? Ðó là vì nếu chư vị giữ tiền, thì có phải các trung tâm khác cũng giữ tiền không? Nếu tất cả trung tâm phụ đạo giữ tiền, trong tương lai khi liên hệ đến tiền, tâm con người sẽ biến đổi. Vì thế chúng ta không làm như thế. nếu một người muốn hổ trợ Pháp Luân Công, khi đến lúc mà phải mua tài liệu hay là khi chúng ta tổ chức một chổ học Pháp, chư vị có thể để họ giúp về việc này và họ có thể giúp chúng ta ngay lúc đó, thế thì được.
V: Khi Thiên Nhãn của các người phụ đạo khai mở thì họ hành động thế nào?
Ð: Khi Thiên Nhãn của các người phụ đạo khai mở thì họ hành động thế nào? Khi một người tập khá, đừng nói gì cả. Ðến và nói với những học viên biết là họ còn bị thiếu sót chổ nào để họ có thể thăng tiến hay chổ nào họ có trở ngại. Chư vị có thể nói với họ như thế này. Nhưng nếu chư vị nói 'Pháp Luân của quí vị lớn' hay 'Pháp Luân của người kia như thế này,' nếu chư vị nói ra những điều này thì người khác sẽ vây quanh chư vị mỗi ngày và càng ngày càng nhiều. Sẽ có người hỏi chư vị là họ tu luyện cao đến đâu rồi. Chú ý là không được tùy tiện nói ra những điều đó. Một khi chư vị nói ra thì người đó sẽ khởi tâm ràng buộc chấp chước. Chư vị hành xử đúng trong vấn đề này.
V: Một số người cho rằng sợ của họ giúp họ về vấn đề tập luyện.
Ð: Trong nhiều vùng, các vùng lạnh, tập luyện vào mùa đông rất khó! Tuy nhiên có một số cơ sở đã hổ trợ và cung cấp một nơi cho chúng ta. Có nhiều ví dụ thế này. Ðó là vì hành động của chư vị tốt, sau khi tập các bài công pháp, các học viên dọn sạch tất cả, và khi lúc tuyết rơi họ còn cào tuyết tại các sân. Vì chúng ta hành xử tốt nơi nào chúng ta đến, lẽ tự nhiên là người ta sẽ mang điều thuận lợi cho chúng ta.
V: [Làm ơn cho ý kiến] Các học viên Pháp Luân Công họp lại để chia xẽ kinh nghiệm và sự lãnh hội của họ.
Ð: Trường Xuân có làm một băng thu hình, trong đó các học viên chia xẽ kinh nghiệm kể cả khán giả cũng nôn nao vô cùng, có người thì xúc động đến khóc. Họ vui lắm bởi vì các buổi họp này sống động lắm và quan cảnh rất tốt. Cũng giống như có người vừa nói đây, đó là khối trường, trong đó không có thiếu chi cả chỉ có tôi là không ở đó thôi. Cũng giống như lúc tôi mở khóa giảng, khối trường tại đó rất mạnh. Chư vị có thể nói rằng đó là buổi hợp của Pháp Luân Công, và không khác gì là một hội Pháp, vì thế tác dụng rất tốt. Khi chúng ta có nhiều học viên trong tương lai, các học viên có thể làm như thế này và chia xẽ kinh nghiệm và sự lãnh hội của mình. Học Pháp thế này có tính cách giáo dục. Các học viên chia xẽ những gì họ đạt được khi tập luyện. Có vẽ còn sống động hơn các buổi giảng của chúng tôi.
V: [Làm ơn cho ý kiến] Tất cả mọi người chia xẽ kinh nghiệm và sự lãnh hội của mình.
Ð: Khi một người đạt đến tầng rất cao thì họ biết rằng những gì họ đạt được là do cơ duyên. Khi tầng thứ của một người được tăng lên, những điều lãnh ngộ của họ không chia xẽ được. Chúng ta chỉ có thể chia xẽ kinh nghiệm và sự lãnh hội mà liên hệ đến sự đề cao bản thân qua tu Tâm tính. Chúng ta tu luyện chánh Pháp, và chúng ta không sợ những rắc rối ảnh hưởng đến chúng ta.
V: Làm sao chúng tôi giữ liên lạc tốt giữa Trung Tâm Phụ Ðạo Pháp Luân Công và Hội Khí Công địa phương?
Ð: Ðây là điều rất quan trọng. Tôi vừa giảng rằng trên nguyên lý, người trong Hội Nghiên Cứu và Khoa Học, Hội Nghiên Cứu Cơ Thể Khoa Học, hay là Hội Khí Công là: Không được làm việc phụ đạo và không được làm một vị trưởng hay phụ đạo trong Trung Tâm Phụ Ðạo của chúng ta. Tuy nhiên chúng ta cũng phải giữ liên lạc tốt, bởi vì Hội Nghiên Cứu Khoa Học Khí Công đã ấn định rõ ràng rằng tất cả các công pháp điều được vị Thầy của công pháp đó hướng dẫn tu luyện; trong khi đó thì họ chỉ điều hành các vấn đề hành chánh thôi. Vì chúng ta không có một tổ chức điều này, nên chúng ta điều hành lỏng lẻo. Chúng ta có thể cho họ biết ai là phụ đạo viên trưởng của trung tâm chúng ta, và khi có hội họp gì họ chỉ mời người này dự. Không có vấn đề chi cả. Nhưng nếu họ kéo các học viên chúng ta làm những gì trái ngược lại quy định của chúng ta, chúng ta không làm theo. Chư vị có thể giải thích các điều này rõ ràng. Nếu họ tổ chức hoạt động gì tốt, không liên quan đến các vấn đề khác và biểu diễn trước cả hàng trăm người, hoạt động trước đám đông, như là tổ chức tập nhiều loại khí công và tập nhiều bộ công pháp, tranh tài xem ai khá hơn, và sau đó cho giải thưởng, tôi nói làm những điều này không khác gì là phổ biến thể thao. Tham dự hoại động thể thao được, không có vấn đề gì. Nhưng nếu họ dùng công pháp của chúng ta để làm việc khác, thì không chấp nhận. Chư vị phải giảng rõ cho họ biết.
Tại địa phương thì chúng ta có thể đăng ký với họ, chư vị có thể đăng ký với họ. Thật ra khi chư vị đăng ký với họ chư vị cũng không phải làm gì nhiều, chư vị cũng không có nhiều việc gì để làm. Họ không làm việc gì ngoài vấn đề thông báo cho chư vị biết những khóa giảng do những thầy khí công nào đó mỡ và mời chư vị tham dự. Tin tưởng vào thầy khí công này còn tùy vào người học viên bản thân nhận xét. Họ sẽ kêu gọi chư vị tham dự, nhưng học viên không tham dự, đó là điều như thế. Hội Nghiên Cứu Khoa Học Khí Công thường không để ý đến vấn đề này. Trung Tâm Phổ Thông Pháp Luân Công Quảng Châu đã đăng ký với Hội Nghiên Cứu Khoa Học Cơ thể Quảng Châu, không những mới đây mà họ đã đăng ký lâu lắm rồi. Khi có hoạt động phụ đạo viên trưởng của trung tâm chúng ta tham dự, thì không có vấn đề gì. Sự liên hệ là thế. Hội Nghiên Cứu Khoa Học liên hệ mật thiết với chúng ta trong rất nhiều vùng, như là Ðô Thị Dalian, và rất nhiều người trong hội này học Pháp Luân Công; vì thế tạo thuận lợi cho Pháp Luân Công trong các hoạt động và cho mọi người tập luyện, cho nên chúng ta không bị trở ngại nào. Ðiều này rất rốt. Tức là, trong khi hợp tác và giữ liên lạc với họ, chúng ta phải giữ đúng theo tiêu chuẫn của chúng ta; có nghĩ là, chúng ta cần phải chiểu theo tiêu chuẫn của Pháp Luân Công đề ra. Còn về các vấn đề khác thì là bình thường không cần nói đến, không có vấn đề gì cả.
V: Các hòa thượng và cư sỹ thì chúng tôi phải làm sao?
Ð: Theo thời gian, có thể họ sẽ là những người cuối cùng lãnh hội [Ðại Pháp]. Tình hình bây giờ là thế, bởi vì ai đã thọ Pháp trước đây thì đã thọ rồi. Ðể xem tương lai ra sao! Trước đây khi tôi mới vừa xuất hiện ra công chúng, tôi đã được biết rõ rằng khi những người này thật sự biết được là những gì [họ tin] không có thật, thì họ không còn nơi nào mà nương tựa nữa. Một số thì sẽ trở về thế tục, còn những người khác thì sẽ tu luyện Pháp Luân Công. Có thể xảy ra như thế. Ðó là những điều trong tương lai. Còn đối với các cư sĩ thì dễ hơn. Thường thì họ tập đủ loại Khí Công khác xã hội, loại này loại kia, họ tìm đủ chỗ, và nếu tìm được Pháp Luân Công họ cũng muốn học. Thế nào cũng được, nếu họ hấp thụ được, tôi nói là lãnh hội được Pháp và thật sự ngộ được, vì họ đã học [Khí Công khác] rồi, nếu họ có thể học thì họ sẽ hiểu được. Ðiều chủ yếu là học Pháp, tổ chức để họ học Pháp.
V: Chúng tôi phải làm sao với những người bị bệnh tâm thần?
Ð: Làm thế này. Nếu họ nói chuyện và hành động bất bình thường thì khẳn định là họ không phù hợp với tiêu chuẩn tu luyện Pháp Luân Công. Mỗi khi có rắc rối gì thì hình như là có liên hệ với những người thế này: Có một trường hợp là một người xấu; một trường hợp khác là người này căn cơ tốt nhưng họ rước lấy tai họa cho họ bởi vì họ không vứt đi ràng buộc chấp chước bản thân. Ðó là hai lý do có thể xảy ra. Chúng ta phải nói với họ, và nếu họ có thể vứt đi chấp chước và tỉnh thức, thì họ sẽ tỉnh thức; nếu họ không tỉnh táo, thì chúng ta không làm gì hơn. Tất nhiên cũng có phương pháp mạnh mẽ thì tốt nhất: Nếu họ khá tốt và có thể mang ảnh hưởng tốt cho nhiều người, chúng ta có thể đọc sách cho họ nghe theo nhóm tùy theo tình trạng của họ, và hỏi rằng họ có muốn học không. Nếu họ muốn, chúng ta phải đọc sách chung với họ, chúng ta ngồi chung quanh và đọc sách hướng về người này. Khi chư vị đọc sách trong trường hợp này thì chư vị có thể chọn phần nào đó để đọc. Có phải đầu óc mơ hồ của họ là phản ảnh của họ đang bị ma quỷ hay là bị ma quỷ nhập? Ðọc sách hướng về người này để cho họ nghe. Chính người này cũng phải đọc và hiểu. Nếu Chủ Nguyên Thần của họ tĩnh dậy, họ tĩnh thức ra và nhận biết được chung quanh, thì có thể họ sẽ tĩnh thức. Nếu họ không tĩnh được và nếu họ ảnh hưởng đến sức mạnh của chúng ta, tôi nghĩ rằng đừng nên để người này ảnh hưởng đến các học viên chúng ta. Người nào mà đầu óc không tĩnh táo, nói không có đầu đuôi, cho biết là tầng thứ của họ ở đâu hay là họ có thể nói những điều bậy bạ, mơ hồ; lời nói hổn loạn là tinh thần bất bình thường, và người này thật sự có vấn đề. Vì thế người thế này, nếu họ là một phụ đạo thì phải thay thế lập tức; nếu họ là một học viên và nếu họ không sữa đổi được sau khi chư vị nói cho họ nghe, chúng ta nên khuyên là đừng tu luyện [Pháp Luân Công] nữa. Nếu họ vẫn còn tiếp tục, không ai nên nghe họ, và không ai nên đến gần họ nữa. Không ai nên cho họ một nơi để họ làm những điều đó; nếu họ không có người xem thì con quỷ [kia] không còn lợi dụng nữa. Nếu không ai nghe họ nói gì, thì họ không gây tác hại cho chúng ta được và họ sẽ không lợi dụng để làm chuyện đó nữa.
V: [Làm ơn cho ý kiến] Cửa Sổ Văn Hoá và Nghệ Thuật là sao.
Ð: Tôi đã nói về vấn đề này: Cửa Sổ Văn Chương và Nghệ Thuật. Từ quan điểm của người chủ bút của tập san này đến tác giả của bài này, ý của họ là không phải gây thiệt hại cho Pháp Luân Công; họ chỉ muốn phổ biến Pháp Luân Công, tuy nhiên họ thường viết văn từ khía cạnh văn chương. Khi viết văn chương thì người chủ bút thường bịa đặt thêm, và dùng tưởng tượng theo ý họ, và viết một cách tự do. Tôi nói với họ rằng họ nên nổ lực sáng tác chỉ khi nào đã học hiểu Pháp này của chúng ta. Người tác giả này chỉ có tham dự vài khóa giảng, nhưng sau khi tham dự khóa đầu tiên thì cảm thấy rằng [Pháp] này hay quá. Hớn hở vui mừng và bắt đầu sáng tác; tuy nhiên sự thông hiểu thì không sâu, khi tham dự các khóa giảng kế tiếp, mặc dù tác giả này nghe nhưng vì những lời văn của ông ta nằm sâu trong tâm và bận rộn ghi chú, vì thế mà không nghe rõ và cũng không hiểu nhiều. Bản thảo đầu tiên mà ông ấy đưa cho chúng tôi thì không trở ngại gì nhiều lắm. Cả đến người chủ bút cũng tham dự vài khóa giảng, sau đó lại duyệt bài này và lại còn tùy tiện thay đổi nội dung trong đó. Sau khi hiệu chỉnh xong thì bài này hoàn toàn khác hẳn, và những điều trong bài văn được đưa ra ấn hành. Tuy nhiên chúng tôi nói rằng ý của họ là không muốn gây thiệt hại cho Pháp Luân Công, khẳn định là thế. Nhưng vẫn mang tác hại nào đó cho chúng ta. Ðây là điều tôi nghĩ: Ý của họ tốt và họ không muốn gây thiệt hại gì; chỉ có là một số điều mà họ viết liên hệ đến trình độ viết văn của họ và họ dùng tưởng tượng của họ cho nên không phù hợp với tiêu chuẩn của Pháp Luân Công. Tất nhiên tôi cũng chưa đọc bài nào cả, dù chỉ một bài. Chúng ta phải giải thích cho các học viên không được căn cứ vào các tác phẩm này để tu luyện. Chúng ta phải tu luyện chiểu theo sách Pháp Luân công mà đang được ấn hành, và chiểu theo các sách và băng thâu có lời của tôi trong đó. Còn về những điều liên hệ đến sự tu luyện của tôi, tôi sẽ viết xuống khi đến lúc. Tôi không muốn viết xuống trong thời gian hiện tại. Bởi vì đây là giai đoạn truyền Pháp; khi tôi viết xuống, bất kể ai có tin hay không tin, khi các học viên chưa thấu hiểu cao thâm họ có thể khởi tâm truy cầu những điều phi thường, hay công năng. Hơn nữa, ai mà không hiểu sẽ nghĩ chư vị là...
V: Làm sao chúng tôi tổ chức cho các học viên chia xẽ kinh nghiệm và sự lãnh hội của họ.
Ð: Chúng ta có thể chọn và nghe trước những gì họ muốn nói. Nhất là khi tổ chức các buổi họp đông đảo chúng ta phải duyệt các bài viết trước. Phải chú ý điều này: Nếu một học viên nói điều gì sai thì sẽ gây rắc rối cho điều chúng ta đang làm.
V: [Còn về] hổ trợ tài năng thì sao?
Ð: Cũng như tôi đã giảng vừa qua, nếu một người làm ăn khá, cơ sở của họ lớn, và họ muốn hổ trợ chúng ta, nếu họ từ ngoại quốc và muốn hổ trợ tài năng cho chúng ta và muốn giúp chúng ta, thì các trung tâm phụ đạo địa phương của chúng ta không nên chấp nhận. Cho nên chúng ta làm sao về trường hợp này nếu họ muốn đài thọ? Chư vị có thể bảo họ liên lạc với Trung Tâm Nghiên Cứu [Pháp Luân Công], và chúng ta sẽ xếp đặt và thành lập một căn cứ điều hành trung tâm. Trong tương lai các học viên của chúng ta khỏi phải chạy khắp nơi. Chúng ta sẽ có vài căn cứ tu luyện trong các vùng bắc và nam. Từ đó đến nay chúng ta chưa có nhận một sự hổ trợ nào.
V: [Tôi có một câu hỏi] về các bài tập công pháp.
Ð: Khi một người tu luyện đột phá các tầng thứ cao hơn, thì không còn dùng động tác nữa; họ chỉ ngồi thiền định mà thôi. Bất kể một người tu luyện trong Phật Gia hay Ðạo Gia, họ chỉ cần thiền thôi. Lý do là vì Công Lực tự động hình thành, cứ tự động đi lên, miễn là chư vị đề cao Tâm tính là Công Lực tăng lên. Chư vị phải cẫn thận một điều: Khi mà các động tác khác khởi lên chư vị phải chống lại. Giải thích điều này rõ ràng cho các học viên: Nếu ai thấy và đã thấy Thầy dạy họ những điều này, đó là giả, tôi chưa bao giờ dạy chư vị cách này.
V: [Tôi muốn] biết làm sao mà đánh tay ấn.
Ð: Ðừng học các thế tay ấn này. Tại sao? Bởi vì các thế tay ấn này là những lời tôi muốn nói với các học viên. Các thế tay ấn này cũng giống như lời tôi giảng hôm nay, chư vị không thể nói lời của tôi từ góc độ của tôi. Ý nghĩa là thế.
V: Báo cáo từ Quảng Ðông có người nói rằng, 'Tôi là người thừa kế cho thế hệ này của Pháp Luân Công,' và 'Tôi học cùng trường với ông Lý Hồng Chí.'
Ð: Người này đã bị ma quỷ hay là cái gì đó nhập rồi. Họ còn muốn làm tiền và muốn phá hoại Pháp Luân Công, thường thì người loại này. Ðể tôi giảng rõ điểm này cho mọi người: Chỉ có tôi là người duy nhất truyền Pháp Luân Công trên thế giới này, không ai từ thế giới Pháp Luân Ðại Pháp mà dám xuống đây để truyền. Tôi muốn nêu rõ vấn đề này cho mọi người. Tức là, không có một người nào khác làm việc này. Và cũng không có ai là cùng đồng đệ với tôi và cùng Sư Phụ với tôi. Tất cả chư vị là phụ đạo viên trưởng của các trung tâm phụ đạo, vì thế tôi có thể cho chư vị biết điều cao hơn một chút. Pháp Luân Công của chúng ta không giống như Khí Công khác, đây không phải là những gì mà tôi đã học của người này hay người kia trên thế giới này và trong kiếp này. Có thể chư vị đã đọc trong sách của chúng ta rằng tôi có các Sư Phụ như là Sư Phụ Quanjue hay là các Sư Phụ khác. Tôi cho chư vị biết Sư Phụ Quanjue, Sư Phụ Baji, v..v, những người này... Chư vị biết, khi thiên thời tiến đến giai đoạn này hay là sự việc vĩ đại này sẽ được thực hiện trong một giai đoạn nào đó trong lịch sử, các hiện tượng xảy ra khi lịch sử tiến đến giai đoạn này, hay là sự tiến hóa của lịch sử, là đều là để sửa soạn cho Pháp này. Cho nên trong tiến trình này tất cả yêu ma cũng phá hoại Pháp này. Tức là, khi tiến đến giai đoạn này, khi tôi vừa mới sinh ra không thể nào mà khai ngộ liền ngay lúc đó, và cũng không thể xếp đặt cho tôi khai ngộ khi tôi vừa sinh ra. Tôi không thể nào cứu độ người cách này, và tôi cũng không thể làm theo cách này. Trong thời gian này phải có người nào đó nhắc nhở cho tôi những điều mà tôi đã có và người này giúp tôi Khai ngộ trong phương pháp [tu luyện] của họ, đó là Sư Phụ Quanjue mà tôi đã nhắc đến. Sau khi khai ngộ tôi biết những điều của tôi, và sau đó tôi học các điều khác trong trạng thái nữa khóa để cho những điều của tôi không bị thay đổi. Nhiều người biết tôi đã đến, vì thế người này muốn cho tôi những điều tốt, người kia muốn cho tôi những điều tốt, v..v. Ý của họ không hơn gì là muốn tôi nhận thức điều của trường phái của họ để họ được bảo vệ và tồn tại trong tương lai. Tôi chỉ nói về các điều này. Nơi đây chúng tôi có thể giảng điều cao hơn. Tất nhiên có tiêu chuẩn để nhận định điều gì tốt và xấu. Nếu điều gì tốt thì chắc chắn là được bảo vệ; nếu điều gì xấu thì có thể bị trừ diệt đi. Tuy nhiên chỉ có tôi là chân chính truyền Pháp Luân Công và đảm trách việc này, tức là, tôi là người đại diện điều chân chính của trường phái Pháp Luân Công, vì thế mà không có ai khác truyền.
V: Quận Guangxi muốn thành lập trung tâm hổ trợ.
Ð: Ðược, chư vị có thể làm. Bao nhiêu người đang học hiện nay? Không quá 100 người. Ðể Quảng Châu giúp chư vị và thảo luận và giúp chư vị thành lập một trung tâm phổ thông. Chư vị mới vừa tập luyện một thời gian ngắn, vì thế chư vị có thể hỏi Quảng Châu giúp chư vị điều hành trong thời gian hiện tại. Sau này khi chư vị độc lập rồi và có thể tổ chức các hoạt động thì chư vị có thể tách rời ra.
Băng thu âm của Trung Tâm Phụ Ðạo Phổ Thông Bắc Kinh
Lời chú giải về Chính Pháp
Trong buổi họp Pháp Luân Ðại Pháp Phụ Ðạo tại Bắc Kinh
Ngày 2 tháng giêng năm 1995
Chúc mừng năm mới cho tất cả!
Chúng ta có mặt tại đây hôm nay mặc dù là ngày lể Tất Niên. Tuy nhiên chúng ta phải tổ chức buổi họp này, vì như nhiều học viên đã biết, tôi sắp đi ra nước ngoài để truyền Pháp. Vì thế mà thời gian là khẩn trương, cho nên tôi họp mặt với chư vị tại đây. Nguyên nhân là vì tôi phải nói với chư vị vài điều. Nếu tôi không nói ra, thì sẽ có những rắc rối đã đang xảy ra có thể gây tác hại cho sự phát triễn của Ðại Pháp chúng ta.
Trước hết, tôi sẽ nói về tình hình phát triễn của Pháp Luân Ðại Pháp. Như chư vị đã biết, Pháp Luân Ðại Pháp hiện nay đã gây một ảnh hưởng rất lớn cho các vùng khác trên toàn quốc. Hiện nay người phụ trách cho giới Khí Công, nhiều hội Khí Công trong các vùng khác nhau, và các chi nhánh của Trung Tâm Nghiên Cứu và Khoa Học Khí Công trong các quận hạt khác nhau và các đô thị khác nhau đều có một ấn tượng là: Tất cả các môn Khí Công khác là trên đà trượt xuống; chỉ có Pháp Luân Ðại Pháp là vượt lên và phát triễn rất nhanh. Tình hình này đã được các chi nhánh của Trung Tâm Nghiên Cứu và Khoa Học Khí Công trong các vùng khác nhau và do các nhân viên phụ trách Khí Công báo cáo, đây không phải là lời của tôi. Ðiều này phản ảnh một điểm là. Ðiểm gì? Ðại Pháp của chúng ta đang phát triển càng ngày càng nhanh hơn, số học viên thì gia tăng mỗi một ngày một lớn hơn. Tất nhiên chư vị phải quan sát từ hai khía cạnh mà tại sao Pháp Luân Ðại Pháp có thể phát triễn quá nhanh. Một nguyên nhân là vì có rất nhiều môn Khí Công giả và họ lừa gạt người ta, họ không kể gì về đạo đức cả. Sau khi người học bị gạt một hay hai lần, thời gian sau họ nhận thức ra. Ðây là một khía cạnh. Nguyên nhân khác là kể từ khi Pháp Luân Ðại Pháp được truyền ra công chúng, chúng tôi vốn trách nhiệm với các học viên và trách nhiệm với xã hội, để cho nhiều người được lợi ích, và chúng tôi có rất nhiều người chân chính tu luyện trong Ðại Pháp; giúp cải thiện đạo đức xã hội toàn diện. Ðó là lý do mà hiệu quả rất khả quan. Tức là, Pháp Luân Ðại Pháp đang phát triển một cách rất nhanh, mọi người khắp nơi chấp nhận, và đã phát triển khắp nơi. Tuy nhiên tôi đã nói trước đây, tình hình thật sự tốt, nhưng chúng tôi nhận thấy chư vị vẫn còn thiếu sót. Có nhiều điều mà các phụ đạo viên của các nơi tập luyện làm, và nhiều người tu luyện khác làm, và một số cựu học viên làm, đã đi quá xa và không chiểu theo tiêu chuẩn của Ðại Pháp. Không ít thì nhiều đã gây thiệt hại cho Pháp Luân Ðại Pháp, những điều này gây thiệt hại. Bởi vì bất kể chư vị là học vìên hay là người tu Pháp Luân Ðại Pháp, và nhất là người làm việc phụ đạo viên, người ta không nghĩ chư vị chỉ là một cá nhân, một người tập luyện Khí Công. Bất kể chư vị làm gì, người ta chỉ nghĩ chư vị là một người tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp, người mà đại diện đoàn thể của Pháp Luân Ðại Pháp. Ðiểm này rất là quan trọng, bởi vì có rất nhiều người trên toàn quốc biết Pháp Luân Ðại Pháp tốt, điểm chính là dạy tu Tâm tính và nhắm thẳng vào điểm chánh [mà tu luyện]; tất cả người tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp nhận thức Tâm tính là quan trọng, vì thế mà người ta để ý chư vị, người tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp, [và để ý đến] mỗi hành động của chư vị. Nếu chư vị không làm tốt, người ta sẽ nói rằng chư vị chỉ nói mà không thực hành. Nếu lời của chư vị thanh cao mà hành động của chư vị thì không phù hợp, thì sẽ cho người ta ấn tượng đó, và tôi nói rằng không tốt.
Tôi vừa mới cho chư vị biết về tình hình phát triển của pháp môn chúng ta. Chúng tôi còn chú ý đến hiện tượng này, vì thế mà chúng tôi tổ chức buổi hợp này. Thêm vào đó tôi phải thảo luận với chư vị vấn đề này trước khi tôi đi ra nước ngoài, bởi vì Bắc Kinh có một số lớn học viên tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp, và hay có ảnh hưởng đến một số vấn đề. Thật ra thì truyền Pháp ở nước ngoài cũng giống như là tôi đang truyền trong nước. Chư vị biết rằng tôi đi ra Ðông Bắc hôm nay, và ngày mai tôi đi Tây Nam, ngày sau đó thì đi về miền Nam, và sau đó tôi sẽ đi chỗ này chỗ kia, tôi cũng đã đi khắp nơi phải không? Ra nước ngoài thì cũng không có gì khác đâu. Ði vòng quanh trái đất chỉ tốn có hai ngày. Không thể nói là tôi đi nơi khác và không về nữa, nhiều chư vị có ý tưởng này. Có người nói rằng, 'Bây giờ thầy Lý Hồng Chí đã đi rồi, thì tôi phụ trách ở đây.' Có những người suy nghĩ đủ điều.
Pháp Luân Ðại Pháp của chúng ta tu luyện nhắm vào Tâm tính. Khi cư xử và hành động của chư vị không chiểu theo tiêu chuẩn của người tu luyện, các học viên chúng ta có thể đo lường. Tuy nhiên cũng có một số người không nhận thức ra sai lệch và thiếu sót của họ. Ðối với một số học viên đây là hậu quả của ràng buộc chấp chước của họ, ý tưởng khoe khoang, và còn nhiều chấp chước khác mà chưa vứt bỏ đi được. Chư vị biết rằng Pháp này tốt và có thể độ người. Cho nên hãy suy nghĩ: Pháp này có thể cứu độ người. Tại sao Pháp có thể cứu độ người? Tại sao Pháp có thể khiến cho con người hành thiện? Có một điều kiện: Nếu chư vị không muốn cải thiện, thì không ai có thể cứu chư vị được. Tuy nhiên trở thành tốt phải là từ tâm chư vị muốn trở thành tốt. Mỗi một tư cách và hành động của chư vị phải chiểu theo thiêu chuẫn của một người chân tu. Ðiều này rất là nghiêm trọng.
Một số người với các chấp chước khoe khoang hiển lộ rõ ra. Nếu tiếp diễn như thế thêm nữa, thì sẽ gây thiệt hại cho Pháp và làm cho những nguời chưa tham dự khóa giảng, lẫn cả những người tại các chổ tập luyện khác hiểu lầm, hay là từ suy xét mà theo họ để làm những điều táo bạo. Vì thế mà mới có vấn đề trách nhiệm của phụ đạo viên. Trách nhiệm của phụ đạo viên vô cùng quan trọng. Tôi nhớ trước đây tôi đến đô thị Quảng Châu để truyền Pháp tôi nói, 'Các phụ viên, trách nhiệm của chư vị không khác gì viện trưởng của một tu viện.' Tại sao tôi nói thế? Chân chính truyền công lên tầng thứ cao là cứu người. Một người tu luyện trong tu viện cũng là một người tu chân chính, chỉ có là họ tu trong tôn giáo trong khi số đông chúng ta tu luyện trong hình thức xã hội [người thường]. Vì thế vì tất cả chư vị là người tu luyện, chư vị tập các bài công pháp chung với nhau, chư vị chia xẽ với nhau, và đề cao chung với nhau, thì sự khác biệt giữa người tổ chức, tức là, phụ đạo viên, và người trưởng của tu viện là sao? Tôi nói rằng Tâm tính của các học viên Pháp Luân Ðại Pháp chúng ta còn cao hơn các hòa thượng trong thời mạt Pháp này. Tôi nói rằng Tâm tính của các học viên của tôi còn cao hơn các hòa thượng nữa, vì thế các phụ đạo viên của chúng ta phải cao hơn các viện trưởng trong tu viện. Cho nên hãy suy nghĩ: Một số phụ đạo viên có phù hợp với tiêu chuẩn này không?
Tất nhiên, trong các khán giả tại đây, chúng ta vẫn còn một số phụ đạo viên chưa tham dự một khóa giảng nào. Ðây là một trở ngại. Tuy nhiên tôi không phản đối việc này, trong tương lai không thể nào chỉ có người tu luyện toàn quốc đến tham dự các khóa giảng trở thành phụ đạo. Ðồng thời chúng ta cần phải đo lường chư vị với tiêu chuẩn của người phụ đạo để xem chư vị có phù hợp không và để xem trình độ chư vị thông hiểu Pháp đến đâu. Ai mà lời nói và hành động không giống như một người tu luyện và không phản ảnh người tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp không được làm phụ đạo. Mục đích tu luyện của chúng ta phải rất rõ ràng, để tu luyện lên cao tầng, và chúng tôi đã nêu ra rõ ràng trong các khóa giảng. Hãy suy nghĩ, một Chân Nhân đắc Ðạo, hay một vị Phật hay vị Bồ Tát của Phật Gia, lời lẽ có giống như chư vị không? Tư tưởng của các ngài có giống như tư tưởng ô uế của chư vị không? Các ngài có làm những gì theo cách chư vị làm không? Tất nhiên, không phải là đòi hỏi của chúng tôi nơi chư vị là phải cao lắm, xét cho cùng, thì chúng ta cũng còn đang tu luyện. Tuy nhiên có phải là chúng ta phải nghiêm khắc với chính bản thân mình không?
Ða số các học viên và các phụ đạo viên đã xử sự rất khá, họ đã đóng góp rất nhiều và làm việc cực nhọc để tổ chức cho mọi người học Pháp. Tất cả chúng ta đều tự nguyện đến đây tu luyện tự nguyện. Chứ đâu có phải là ai đặc trách cho chư vị làm một lãnh đạo, hứa hẹn chư vị điều gì, hay là chư vị sẽ làm ra một số tiền nào đó. Chúng ta không có quyền thế nào, chúng ta cũng không bị bắt buộc phải làm điều gì, và chúng ta cũng không có lãnh lương. Tất cả mọi người làm việc trong sự tự nguyện. Chúng ta làm điều này từ lòng sốt sắn và lòng hộ Pháp của chúng ta. Vì thế tại sao mà không làm tốt? Tất nhiên, tôi nghĩ rằng trong tương lai chúng ta có thể tổ chức cho những người mà chưa dự khóa giảng nào và chúng ta có thể để cho các học viên mới hay các phụ đạo viên trong định kỳ tham dự các buổi huấn luyện đặc biệt. Phải làm điều này, nếu không thì họ sẽ không theo kịp. Trong một vài nơi không có một cựu học viên nào và chúng ta cũng còn phải thành lập trung tâm phụ đạo nơi ấy, vì thế chúng ta cần phải huấn luyện họ vài điều cần thiết. Tất nhiên huấn luyện là điều mà chúng ta sẽ làm trong tương lai. Bất kể chư vị đã tham dự các khóa giảng hay chưa, từ nay về sau chúng tôi đòi hỏi tất cả phụ đạo viên phải thông hiểu Pháp này thật giỏi. Trừ những ai cao tuổi hay kém trí nhớ, còn ai trong chúng ta có khả năng còn trẻ thì phải cố gắng học sách thuộc lòng. Có thể điều mà tôi đề nghị là quá cao, đòi hỏi của tôi có thể thật cao. Tuy nhiên trong rất nhiều vùng có nhiều học viên đã học thuộc lòng rất giỏi. Khi học Pháp họ không cần sách nữa, họ trả bài từ trong trí nhớ. So sánh thì ... mặc dù làng tôi ở là miền Ðông Bắc, nhưng tôi lúc nào cũng ở Bắc Kinh. Bắc Kinh là Trung Tâm Nghiên cứu của chúng ta và tôi tổ chức nhiều khóa giảng tại đây. Bây giờ chúng ta đặt căn cứ ở đây. Vì thế tôi nghĩ rằng chúng ta tại Bắc Kinh phải dẫn đầu. Bắc Kinh phải dẫn đầu, nhưng hiện nay các nơi khác trên toàn quốc đã học Pháp cách này rồi [thuộc lòng].
Học Pháp có ích lợi gì? Với sự học Pháp, các học viên có thể giải đáp thắc mắc và rắc rối của mình. Một điều nữa nếu ai muốn hành động táo bạo, thì các học viên có thể nhận ra, tức là, ai làm điều gian xảo thì không thể gây thiệt hại hay là không có nơi để hành động như thế. Từ nay trở đi chúng ta có thể đặt quy luật này: Miễn là chư vị tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp, miễn là chư chư vị muốn tu luyện Ðại Pháp của chúng tôi, chư vị phải học Pháp, chúng tôi không chấp nhận những ai mà chỉ tập các bài công pháp thôi. Ðây không phải là đòi hỏi cao nơi chư vị, bởi vì sự rắc rối này đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho danh nghĩa của Pháp chúng ta. Nếu một người chỉ tập các bài công pháp và không tu Tâm tính, nếu họ làm bất cứ điều gì họ muốn nơi thế giới người thường , nếu họ muốn làm gì thì làm, và nơi người thường họ làm những điều còn tệ hơn người thường nữa, thì tôi nói rằng không chấp nhận. Ðó là lý do tại sao tôi đòi hỏi điều kiện này.
Có nhiều trường hợp như thế này xảy là vì các học viên không vứt đi được chấp chước khoe khoang của mình. Ví dụ như là một số người luôn muốn khoe khoang. Nơi đây tôi chỉ nói về các phụ đạo viên vì đây là buổi họp của phụ đạo viên; nếu tôi nói về các học viên thì họ cũng không nghe, vì thế tôi chỉ nói về các phụ đạo viên thôi. Nguyên nhân mà chấp chước khoe khoang chưa vứt đi được là vì có rất nhiều phụ đạo viên hiểu Pháp rất kém, còn thua cả học viên bình thường. Vì thế mà có trở ngại. Khi các học viên có thắc mắc, đó là vì không liên tục đọc sách và không học bài, hay là không đọc thường xuyên, vì thế mà các vấn đề sau đây xảy ra: Họ [các học viên] có nhiều thắc mắc mà không giải đáp được, vì thế họ muốn hỏi các phụ đạo viên. Khi họ hỏi các phụ đạo viên, vì vấn đề Tâm tính của các phụ đạo viên...các phụ đạo viên mà không học Pháp, các phụ đạo viên mà không đọc sách, và chính họ chỉ hiểu Pháp có một chút thôi. Một số phụ đạo viên lại nghĩ:'Nếu tôi không giải thích được, thì thế lực của tôi giảm đi và tổ chức cho người khác tập sẽ không dễ.' Tất nhiên, ý của họ có thể là bảo vệ Pháp này, khó mà họ tổ chức tập luyện. Vì thế một số thắc mắc chính phụ đạo cũng không hiểu mà dám định nghĩa những điều này và tùy tiện nói ra, họ nói những điều mà họ tự cho là đúng, hay là họ nói những điều căn cứ vào cảm nghĩ và kinh nghiệm của họ. Ðiều đó thật sự đã gây thiệt hại cho Pháp, thiệt hại nghiêm trọng cho Pháp. Tôi nói về vấn đề này trước đây, chư vị không thể diễn giải Pháp theo cảm nghĩ của chư vị hay là với sự lãnh ngộ tại tầng thứ của chư vị. Có phải điều này đã đưa ra rồi sao? Ðây chính là vấn đề! Vì thế tất cả chúng ta phải chú ý điểm này.
Chủ ý của chư vị thì tốt, là để bảo vệ Pháp. Chư vị có thể nghĩ, 'Tôi đâu có làm điều này để nâng cao uy thế của tôi đâu, nếu tôi không tổ chức cho mọi người tập luyện thì tôi không làm việc của tôi tốt đẹp', có thể đây là chủ ý của chư vị. Tuy nhiên tôi khuyên chư vị cách duy nhất, phương thức duy nhất, để giải quyết vấn đề là thông hiểu Pháp, thông hiểu Pháp tận tường. Rồi khi có ai hỏi chư vị thì chư vị chiểu theo Pháp mà trả lời, và những gì chư vị nói sẽ thuộc về Pháp này. Còn về những biểu hiện của công năng và trạng thái của công năng, chư vị không cần thảo luận với họ [các học viên]. Nói với họ rằng, 'Có rất nhiều và đủ loại công năng, có cả hơn 10,000 loại khác nhau, làm sao mà tôi có thể giải thích cho quý vị được?' Chư vị có đủ loại trạng thái, trạng thái này, trạng thái kia...Khi chư vị xem mình là một người tu luyện chư vị không cần quan tâm đến vấn đề này. Có một số trạng thái mà chư vị cảm giác được; một số thì lướt qua trước khi chư vị cảm giác được. Có cả hơn 10,000 loại công năng khác nhau, chư vị có thể cảm thấy mỗi khi các công năng này di chuyển chỉ một tí thôi trong cơ thể của chư vị. Công năng mang một điện lực rất mạnh và lực nam châm rất cao, và những vấn đề khác nữa; khi các công năng di chuyển chỉ một chút là chư vị có thể cảm nhận được liền, chư vị có thể rất nhạy cảm. Chư vị có các đủ loại trạng thái và đủ loại sanh mạng đang diễn hóa [trong người chư vị]. Cho nên làm sao mà chư vị giải thích được những điều này cho người ấy? Chư vị không cần giải thích những điều này cho họ. Nói với họ đó là phản ứng bình thường, và tất cả là tốt. Nếu chúng ta tận tường thông hiểu Pháp thì căn cứ vào Pháp mà chúng ta thảo luận về các điều này. Thường chỉ vì muốn bảo vệ Pháp cho nên chúng ta giải thích nhiều hơn cho mọi người, và chúng ta sợ rằng người ta không có khả năng để hiểu Pháp cặn kẽ. Nguyên nhân căn bản là vì chúng ta không hiểu Pháp sâu đậm. Ðó là lý do mà chư vị không giải thích những điều này cho người khác được, và khi không giải thích được chư vị sợ mất mặt, vì thế mà chư vị nói theo sự phán đoán của mình. Có phải làm thế này là gây thiệt hại trầm trọng cho Pháp không?
Nếu sự chấp chước khoe khoang này vẫn tiếp tục xảy ra, thì người này sẽ khởi tâm truy cầu về danh và lợi, bởi vì nó từ đó mà ra, khởi từ cái tâm truy cầu quyền thế và lợi ích. Nếu vẫn tiếp tục xảy ra, thì con người sẽ tạo thành bè đảng. Người thế này sẽ trở thành một người đầu sỏ và ra lệnh cho mọi người thế này: 'Quí vị hãy nghe tôi! Ðến cả ông Lý Hồng Chí làm bất cứ điều gì thì cũng còn phải nghe tôi.' Và các học viên họ cũng không thể phân biệt được như thế nào. Ðó là những điều mà họ có thể nói. Họ có thể dám nói rằng ông Lý Hồng Chí là yêu ma, và chính cá nhân họ là người phụ trách! Có phải là hiện giờ chúng ta cũng đã có người thế này không? Các rắc rối này đã biểu lộ và rất nghiêm trọng. Trong Pháp của chúng ta, trong các phụ đạo viên có mặt tại đây hôm nay và tại Bắc Kinh tại đây, điều này đáng lý ra là không có xảy ra. Nhưng lại xảy ra, chứng tỏ rằng chúng ta hiểu Pháp rất kém. Ðó là tại sao có nhiều người đã đi quá xa và thái quá. Tuy thế mà cũng có người mù quáng kính trọng họ. Về các điều này, chúng tôi nhắm vào vấn đề, chứ không nhắm vào một người nào đó. Tôi chỉ giảng về những điều này. Chư vị phải chú ý những điều rắc rối này.
Một vấn đề nữa đã xảy ra trong các phụ đạo viên, là sự chấp chước về làm việc. Trong lịch sử điều này chưa bao giờ xảy ra; mà chỉ xảy ra trong tình huống đặc biệt này hôm nay; và chỉ xảy ra trong giai đoạn lịch sử đặc biệt này thôi. Tại sao tình huống này xảy ra? Trong lịch sử người Trung Hoa lẫn cả các sắc dân khác trên thế giới, xem gia đình là trọng tâm trong mọi phương diện. Tuy nhiên người tân thời, nhất là chúng ta người Trung Hoa, ai cũng có việc làm và xuốt cả cuộc đời chỉ làm việc, và nếu không có việc gì làm là họ suy sụp đi. Trường hợp này có xảy ra rồi. Kết quả là họ dùng Pháp Luân Ðại Pháp của chúng ta để họ có việc để làm. Rất nhiều phụ đạo viên có ý tưởng thế này. Họ cũng cảm thấy Pháp này tốt, nếu không thì họ cũng không làm việc này, khi được truyền ra, họ biết Pháp này tốt. Thay vì chú tâm để làm sao học Pháp giỏi, làm sao hiểu Pháp nhiều hơn, từ trong Pháp làm sao để thăng tiến, họ lại bị chấp chước vào làm việc. 'Bây giờ tôi đã lớn tuổi và hồi hưu,' hay 'Tôi đang hồi hưu,' 'Tôi không có việc gì để làm cả.' Với [Pháp Luân Ðại Pháp] tôi có việc để làm, pháp môn này tốt lắm' họ có ý nghĩ như thế. Mọi người hảy suy nghĩ, có phải là điều này vượt quá xa với sự đòi hỏi của Pháp. Chúng ta phải trách nhiệm với Pháp, chứ đừng để tâm vào những cảm giác của mình. Chư vị nghĩ rằng chư vị không có chuyện gì làm và không có nơi nương tựa, nên tìm việc gì để làm. Không phải như thế. Ðây là một trở ngại trầm trọng. Chư vị nhận xét Pháp thế nào là điều nghiêm trọng!
Khi một người luyện công, chân chính tu luyện lên cao tầng, thì chính họ tự cứu độ bản thân và cứu người khác. Nếu tư tưởng của chư vị không phù hợp theo đòi hỏi của chúng tôi, thì chư vị không thể làm điều này tốt đẹp. Có thật như thế không? Tôi đã nhấn mạnh điểm này lần này đến lần khác rồi, và tôi cũng đã giảng về điều này trong các vùng khác nhau trên toàn quốc. Chúng ta không thể điều hành như một nơi làm việc, một cơ sở, hay một hãng xưởng hay một cơ quan. Tôi thường thuật lại qua các mẫu chuyện. Thời mà Ðức Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp của ngài, để tránh cho con người không bị lôi cuốn vào những hoàn cảnh này (rắc rối loại này không có xảy ra vào thời ấy, mà chỉ có vấn đề truy cầu danh thế và tư lợi mà thôi), ngài bảo người tu phải hoàn toàn cắt đứt với tất cả liên hệ; ngài dẫn họ vào rừng sâu núi thẳm và vào các hang động để tu luyện, ngài không cho họ có sở hữu gì cả, và ngài hoàn toàn tách rời họ ra khỏi vật chất để cho họ vứt đi tất cả chấp chước của con người và vứt đi các chấp chước về danh và tư lợi. Tuy nhiên chúng ta sống trong xã hội người thường. Mọi người tu luyện trong xã hội người thường, chúng ta phải có trách nhiệm với sự tu luyện của bản thân. Thật ra tôi không có ý trách chư vị nơi đây. Tôi chỉ trách nhiệm với sự tu luyện của chư vị bằng cách chỉ điểm ra cho chư vị thấy những chướng ngại mà gây tác hại nghiêm trọng cho sự tu luyện lên cao tầng. Tuy nhiên vì chư vị là phụ đạo viên cho nên tôi phải nói về vấn đề trách nhiệm, tức là, nếu chư vị không làm tốt thì chư vị sẽ hướng dẫn người trong nhóm của chư vị đi sai lệch. Nếu cả nhóm mà bị hướng dẫn sai lệch, thì, ngoài sự việc mà chư vị gây cho bản thân, chư vị còn hủy hoại cả toàn nhóm luôn! Tôi thường giảng về rắc rối này, chấp chước về vấn đề làm việc. Tất nhiên cũng có một khía cạnh tốt, vì thế chúng ta phải quân bình mọi việc. Nếu không ai muốn điều hành các sự việc và không ai muốn làm phụ đạo, tôi nói rằng chúng ta cũng không thể điều hành việc của chúng ta một cách tốt đẹp. Chư vị hăng say làm việc này, nhưng động cơ phải là Pháp, để giúp cho con người khác học Pháp và thọ Pháp, để phổ truyền Pháp này một cách rộng rải và để cứu độ chúng sanh. Khởi điểm của chư vị không thể là 'để cho tôi có việc làm.' Tôi nghĩ rằng trong vấn đề này chúng ta làm tốt chưa đủ. Phải suy nghĩ thêm về vấn đề này.
Từ nay trở đi các phụ đạo viên của chúng ta phải cố gắng hiểu Pháp tận tường. Tôi nghĩ rằng các rắc rối này có thể giải quyết được. Các học viên nào mà chưa tham dự các khóa giảng cũng phải hiểu Pháp tận tường. Vì thế, tiêu chuẩn cho các phụ đạo viên chúng ta rất cao. Lại có người đề cử phụ đạo viên căn cứ vào tình thân, 'Chúng tôi hai người đã có liên hệ rất tốt; chúng tôi lúc nào cũng hòa thuận.' Chư vị không thể hành động như thế được. Người này phải là một người, mà học [Pháp] và tập luyện giỏi, mới được làm việc này. Có thể là đòi hỏi của tôi nơi chư vị cao. Tôi biết tình hình ở vùng dưới kia, tuy nhiên tôi nghĩ là chúng ta đang ở Bắc Kinh, nói chung, Trung Tâm Nghiên Cứu Pháp Luân Ðại Pháp của chúng ta là ở đây, trung tâm là ở đây. Tôi nói rằng tại đây nếu chúng ta không làm tốt thì sẽ gây ảnh hưởng cho các vùng khác.
Tôi không muốn nói nhiều, bởi vì tất cả cũng chỉ là sự thiếu sót. Mặc dù tôi không chỉ trích chư vị, nhưng tôi đã chỉ điểm ra chỗ mà chư vị thiếu sót. Chúng tôi không mời người khác đến dự buổi họp này bởi vì chúng tôi không muốn công việc tương lai của chư vị bị ảnh hưởng. Lý do đó mà chúng tôi không mời người khác đến dự, mà chỉ để cho các phụ đạo viên đến dự. Tôi nghĩ rằng các phụ đạo viên của chúng ta có thể hướng dẫn bằng cách làm gương mẫu và phải làm những điều ấy cho tốt. Thì tôi nghĩ rằng chúng ta không có trở ngại nào trong việc xây dựng pháp môn này và phát triển pháp môn này một các bình thường.
Có một tin đồn rằng: Ông Lý Hồng Chí sắp đi ra nước ngoài và có thể sẽ không trở về nữa. Người mà nói điều này là xem tôi như một người bình thường, giống như là tôi đi ra nước ngoài để kiếm tiền và sau đó trở về, hay là ở luôn bên đó. Tôi không phải là hạng người như thế. Chư vị biết tôi có người thân ở nước ngoài vì thế tôi có thể đi bất cứ lúc nào. Thật sự là đời sống bên kia là tốt hơn đây, tuy nhiên tôi không truy cầu những điều như danh lợi khoái lạc v..v. Tôi không truy cầu những điều đó, các điều này không ích lợi gì cho tôi cả. Tuy nhiên trong trường hợp một số người không biết và để cho họ không nghĩ ngợi gì (một vấn đề có thể xảy ra trong một số vùng khi tôi không có ở đây), và để chỉ đạo sự tu luyện cho mọi người, trong trường hợp mà tôi không có ở đây, thì tất cả là do Trung Tâm Nghiên Cứu Pháp Luân Công trung tâm quyết định và trung tâm hướng dẫn mọi người tu luyện. Tất cả quyết định bởi Trung Tâm Nghiên Cứu là do tôi chấp thuận trước, tức là, bất kể tôi ở nơi nào, mỗi một điều mà họ quyết định là chỉ sau khi liên lạc với tôi bằng điện thoại hay máy fax. Một điều nữa cũng như tôi đã bảo với họ, đây cũng là một thử thách cho Trung Tâm Nghiên Cứu để xem khả năng của họ hướng dẫn người khác như thế nào khi tôi vắng mặt, đây cũng là một thử thách cho họ. Tuy nhiên tôi không nghĩ là sẽ có trở ngại nào, bởi vì những người mà đã ở cạnh tôi một thời gian lâu, họ biết khá rõ về cách tôi làm việc, tôi muốn làm điều gì, và nói chung là chúng ta muốn phổ biến Pháp này. Vì thế tôi nêu rõ điều này: Trong trường hợp tôi không có ở đây, các trung tâm phụ đạo toàn quốc phải chiểu theo và thực thi mọi quyết định mà Trung Tâm Nghiên Cứu đưa ra. Thêm vào đó là trường hợp mà một phụ đạo viên phải đảm đang trách nhiệm của mình.
Tôi sẽ thảo luận về khía cạnh khác của mọi sự. Nhiều người chúng ta lấy danh từ 'phụ đạo' như là một danh nghĩa. Nguyên nhân mà chúng tôi không để chư vị lấy danh nghĩa quyền thế của người thường là để chận đứng những điều này. 'Phụ Ðạo' không phải là một cấp bậc gì đó. Hơn nữa nếu chư vị bắt đầu cầm quyền người khác tại nơi tập luyện, và người này ngoãnh mặt và không chấp nhận chư vị, thì chư vị không thể làm gì được. Nếu chư vị làm khó hơn thì họ có thể nói rằng:'Tôi không đến tập thì sao?' Vì thế chư vị không có thẩm quyền, và mọi người làm việc tự nguyện với sự sốt sắn cá nhân; đây cũng là làm điều tốt cho người khác. Vì thế chư vị phải cẩn thận với cách làm việc của chư vị. Bởi vì đây không phải là một quyền hành gì đó hay một vị thế gì đó, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể thay đổi một phụ đạo bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào. Ðừng nên chấp chước vào các điều này, 'Nếu quý vị yêu cầu tôi làm việc phụ đạo tôi sẽ làm, nếu chư vị bảo tôi đừng làm nữa, thì cũng không sao. Tôi sẽ làm một người tu bình thường và tập chung với mọi người khác.' Thật ra làm một phụ đạo viên là trách nhiệm của một người, không phải như là nếu chư vị nhận việc phụ đạo tức là chư vị sẽ viên mãn đâu! Ðó không phải là như thế. Phụ đạo viên thì làm nhiều hơn cho người khác, qua nhiều thử thách hơn, trách nhiệm nhiều việc hơn. Vì thế mà trong nhiều vùng tình huống này đã xảy ra: Sau khi một người phụ đạo bị thay thế, họ trở nên thụ động và không tham gia nữa. Một số người còn tạo ra bè đảng. Tôi nghĩ rằng những chuyện này đáng lẽ ra là không nên xảy ra trong Pháp Luân Ðại Pháp. Làm sao mà một người tu luyện có thể làm những điều thế này? Tôi chỉ nói về các phụ đạo viên ở đây. Chúng tôi chỉ nói về những điều này tại tầng thứ này. Ðừng quan trọng hóa những điều này, chư vị chú ý không được chấp chước quá nhiều vào những điều này.
Còn về những người mà thật sự phá hoại Pháp của chúng ta, không kể là ai, chúng ta phải thay thế những người này khi vừa phát giác ra. Ðây là vì chúng tôi không đòi hỏi nhiều nơi học viên, nếu chư vị học thì chư vị có thể học; nếu chư vị không muốn học thì chúng tôi không thể làm gì chư vị cả; nhưng hễ chư vị học thì chúng tôi phải có trách nhiệm với chư vị và dạy cho chư vị nhiều điều. Tuy nhiên đây không phải là trường hợp của phụ đạo viên, bởi vì nếu chư vị không hành xử bản thân một cách đúng đắn, chư vị sẽ gây thiệt hại cho toàn cả nhóm và xáo trộn người khác nữa. Vì thế khi chúng tôi vừa thấy một phụ đạo làm điều gian xảo thì chúng tôi sẽ thay thế người ngày ngay. Tôi nghiêm chỉnh chỉ rõ cho chư vị điều này: Một người tên Sun tại công viên tập luyện Evergreen đã hành động quá trớn trong một thời gian lâu rồi, và cũng không nhìn nhận lỗi của mình đến cả bây giờ, tuy nhiên không phải là chúng tôi cần người này thú nhận lỗi lầm của mình. Chính cá nhân người này phải tự sữa chữa; tuy nhiên, người này vẫn chưa phản ứng, và thêm nữa, tôi được báo cho biết rằng người này gây một ảnh hưởng ghê sợ. Không kể người này đối xử với tôi như thế nào, trước mặt hay sau lưng họ đối xử với tôi như thế nào, người này đã gây thiệt hại cho Pháp, vì thế mà không còn làm phụ đạo nữa. Giã thử rằng có một người nói rằng: 'Tôi là một vị Phật,' 'Tôi là vị này vị nọ trước đây. Pháp Luân của tôi lớn bằng cái nhà,' hay là 'Tôi còn giỏi hơn Ông Lý Hồng Chí nữa.' Vị này có thể nói bất cứ điều gì vị ấy muốn, đối với tôi thì không thành vấn đề. Nhưng nếu vị ấy không phù hợp với tiêu chuẩn của người phụ đạo Pháp Luân Ðại Pháp thì không chấp nhận; chúng tôi phải thay thế vị ấy trong trường hợp này. Nếu sau này vị ấy trở thành tốt hơn, chúng tôi có thể mời vị ấy đảm trách trách nhiệm viện trưởng phụ đạo trở lại. Chúng ta không nên đánh giá một người nào. Cho nên vấn đề là thế. Tôi không có ý trách ai hay đổ lỗi cho ai. Chúng ta chỉ nhắm vào vấn đề, chứ không phải nhắm vào một người nào đó. Tôi chỉ nêu ra một ví dụ thôi. Có phải có người mà chúng tôi chưa nói đến tên nhưng cũng đã làm điều thế này không? Có, nhưng chỉ vì các trường hợp này chưa đáng chú ý.
Một lần nữa, cũng như tôi đã nhắc nhở trước đây, chúng ta phải nổ lực học Pháp thật nhiều, chúng ta phải bắt đầu nổ lực học Pháp. Phải hiểu Pháp cặn kẽ. Chỉ khi nào chư vị hiểu Pháp rành mạch thì chư vị mới có thể nhận ra khi một người hành động một cách vô ý thức và chư vị cũng không cho họ [một cơ hội để] hội kiến với ai; khi họ nghĩ về việc này hay nói chỉ một lời, chư vị cũng sẽ biết ngay là lời họ nói đúng hay sai. Thì chư vị thử nghĩ, họ có thể làm những điều này không? Họ sẽ không có cơ hội để làm việc gian xảo, khẳn định là thế.
Tất cả mọi người biết Pháp này là tốt. Tôi thật sự truyền dạy từ nhiều khía cạnh khác nhau qua mỗi khóa giảng. Có người nói: 'Ðiều mà tôi nghe trong khóa giảng của Sư Phụ là thế này. Những điều tôi nghe trong khoá giảng khác của Sư Phụ thì lại khác.' Thật ra cùng một vấn đề mà tôi giảng trong các khóa giảng, chỉ có là tôi giảng từ một góc độ khác. Tuy nhiên trong quá trình tu luyện trong tương lai của chư vị, hay khi mà chư vị đã đề cao tâm tính trong tương lai, hay là khi chư vị đọc sách trong từng giai đoạn khác nhau, chư vị sẽ phát hiện rằng tất cả cần để chỉ đạo chư vị đã được bao gồm trong Pháp mà tôi đã giảng, tất cả được bao gồm trong sách rồi. Pháp này bao gồm rất nhiều điều truyền giảng từ các góc độ khác nhau, với các yếu tố khác nhau, và được truyền giảng trong các trạng thái khác nhau. Nhưng tôi đã giảng tất cả trong cùng một trạng thái. Ðó là tại sao mỗi khi chư vị cố gắng để hiểu thì chư vị sẽ lãnh ngộ thêm điều gì đó. Miễn là chư vị học giỏi tôi nói rằng chư vị sẽ làm tốt. Cuốn sách thứ ba của tôi, sách Chuyển Pháp Luân, sắp được ấn hành. Sách này bao gồm toàn bộ nội dung của các khoá giảng của tôi và bao hàm toàn diện; sẽ được ấn hành không bao lâu nữa. Và chính chư vị là các học viên tại Bắc Kinh sẽ thấy quyển sách này trước và được ích lợi trước. Chúng ta phải học Pháp thật nhiều và hiểu Pháp tận tường.
Tất cả những điều mà tôi đã thảo luận là để cho chư vị chân chính đề cao, đó là tại sao tôi cho chư vị biết. Nguyên nhân mà tôi họp mặt với tất cả chư vị nơi đây một cách khẩn trương là vì tôi sợ rằng chư vị sẽ không có khả năng điều hành mọi việc một cách tốt đẹp trong quá trình tu luyện của chư vị sau này, bởi vì chư vị không hiểu Pháp sâu đậm, hay bởi vì tôi đã không chỉ đạo chư vị trên con đường chân chính và suốt nửa đường chư vị đã thất bại rồi, nếu là trường hợp này thì tôi cảm thấy rằng tôi đã không hoàn tất những gì mà tôi cố gắng phải làm cho chư vị. Ðó là lý do mà tôi họp mặt với chư vị tại đây để thảo luận với chư vị thêm về vấn đề này. Tu luyện là chuyện riêng của chư vị. Nếu trong tương lai có ai đó bị chậm trể và không thành đạt thì tôi cũng không thể mở cửa sau mà giúp họ được. Giã thử tôi thấy chư vị khá tốt, hay là, người này mách cho tôi sự tình của họ, và tôi nói 'Ðược, để tôi mỡ cửa sau và cho chư vị thăng hoa lên.' Chuyện này không được xảy ra. Chư vị biết tôi truyền Pháp này hôm nay. Pháp này là luật lệ của vũ trụ. Nếu tôi không chiểu theo với [tiêu chuẩn của] Pháp, có phải là tôi cũng đang phá hoại Pháp không? Tu luyện toàn bộ là tùy vào cá nhân chư vị. [Pháp] rất tốt, có thể cứu độ người, và cũng có thể cứu thoát người; [nhưng mà còn] tùy vào chư vị cố gắng thông hiểu Pháp thế nào, tùy vào chư vị cố gắng lãnh hội Pháp thế nào. Ðây là tất cả những điều mà tôi muốn nói với chư vị, vì thế tôi mới mời chư vị đến. Phải chú ý rằng: Chư vị đừng nghĩ là buổi họp này là về việc mà tôi nhìn thấy thiếu sót của chư vị và muốn chỉ trích chư vị, không phải là như vậy. Tôi nghĩ rằng tốt hơn là chỉ điểm ra các rắc rối kịp thời còn hơn là để đến sau này. Khi chúng ta lập tức đổi một số phụ đạo viên trưởng trong các vùng khác nhau, hay đổi các phụ đạo viên nào đó, đây là những người mà chúng ta phát hiện rằng không tốt, nếu sau đó họ dừng lại và dần dần nhận thức vấn đề của họ và bắt đầu tu luyện trở lại, thì sẽ không sao bất kể họ là trưởng trung tâm hay phụ đạo viên, họ cũng phải tu luyện như người khác, và không làm những điều mà họ đã làm nữa. Hơn nữa điều này là tốt cho họ, bởi vì chính họ cũng nhận thức vấn đề và cũng vẫn tiếp tục tu luyện. Với một số người, chúng tôi cho họ cơ hội này đến cơ hội khác, lượt này đến lượt kia, nhưng họ vẫn không tĩnh thức và cuối cùng thì đã quá trể, họ hoàn toàn rơi xuống và rơi sâu vào trạng thái tà quái. Ðây là một bài học!
Ðể muốn nói thẳng vào vấn đề, tôi không muốn nói vòng vo. Trong thời gian vừa qua, chúng ta: Bất kể là trung tâm phụ đạo, chi nhánh, hay là các nơi tập luyện, chúng ta đã làm rất nhiều việc, đã giúp Pháp được phổ truyền cho đến ngày hôm nay. Tất nhiên Pháp rất tốt, nhìn từ một khía cạnh. Chư vị đã đóng góp rất nhiều, chư vị bảo vệ Pháp, và chư vị ủng hộ Pháp. Tôi đã từng giảng rằng Pháp là luật lệ của vũ trụ. Pháp này bao gồm tất cả chư vị, tất cả chư vị được bao gồm trong Pháp. Vì thế Pháp này cũng là Pháp của chư vị. Bất kể chư vị có bảo vệ Pháp hay không, bất kể chư vị có ủng hộ Pháp hay không, bất kể là chư vị có giúp Pháp này được truyền rộng ra hay không, bất kể chư vị có đồng hóa với Pháp hay không trong tương lai, tất cả nằm trong tay chư vị. Tôi chỉ có thể truyền dạy Pháp và chỉ đạo chư vị trên con đường chân chính, nhiệm vụ của tôi là thế. Tuy nhiên về vấn đề chư vị thật sự đạt được viên mãn sau này hay không, tôi nói rằng đó là thành quả của sự tu luyện của chư vị.
Tôi không muốn lấy nhiều thì giờ của chư vị. Rất nhiều người đến đây để nghe Thầy giảng về việc tu luyện lên cao tầng trong buổi họp phụ đạo này, họ đến với tâm truy cầu điều gì, tâm chấp chước, hay tìm hiểu. Tôi nói rằng đó là không tốt. Tôi không muốn nói thêm nữa, tôi đã nói nhiều những gì tôi muốn nói rồi. Nếu chư vị có thắc mắc, nếu chư vị có thắc mắc đặc biệt nào, tôi sẽ để dành một chút ít thì giờ và chư vị có thể hỏi. Trung Tâm Phổ Thông Bắc Kinh đang sữa soạn để chụp hình; trong chốc lát các trung tâm phụ đạo và các chi nhánh có thể họp lại với nhau để chụp một số hình. Ðược, chư vị có thể chụp hình với tôi. Kế tiếp thì chư vị có thể nêu lên các thắc mắc đặc biệt nào đó mà chư vị có. Bây giờ tôi chỉ nói đến bao nhiêu đây thôi.
Tôi có nghe nói rằng một số học viên thích đến thăm các nơi tập luyện khác nhau. Ðến thăm các chỗ khác nhau là điều tốt, vì sẽ gia tăng liên hệ giao thiệp của chư vị và giúp chư vị học hỏi với nhau, đó là tốt lắm. Tuy nhiên có một số người đến một số nơi tập, họ có ý tưởng khoe khoang, và họ nói, 'Tôi biết điều gì đó...' đồn đải này nọ, hay là họ nói, 'Chư vị không biết những điều này, nhưng tôi biết.' Họ luôn luôn có ý....họ có một mầm mống nho nhỏ về chấp chước. Họ có một chút ý định ngầm là dùng Pháp này để nâng cao họ lên. Ðó cũng là chấp chước về khoe khoang. Họ không cố ý nâng cao họ lên, không phải như thế. Chỉ có là họ có một chút ý tưởng khoe khoang. Ý tưởng khoe khoang này có thể gây thiệt hại cho người tu luyện.
V: Một số người hỏi tại sao một số người chưa khai ngộ mà có Pháp Thân.
Ð: Trong chư vị ai là người chưa khai ngộ, phải chú ý! Người mà chưa khai ngộ cũng có thể có Pháp Thân nếu họ tu đạt đến cảnh giới của Phật. Tuy nhiên trong giai đoạn này chưa ai trong các học viên chúng ta đạt đến trạng thái này. Cũng không có một thầy Khí Công nào trong các môn khí công khác hiện nay đã đạt đến trạng thái này. Theo tôi biết thì chỉ có tôi thì có các Pháp Thân. Tại sao có người thấy phụ đạo viên, trưởng của trung tâm phụ đạo, hay là những điều khác trong giấc mơ của họ? Ðó là sản phẩm của tư tưởng của chư vị thêm vào với không gian trường của chư vị, nó phản ảnh từ những liên hệ tương đồng của không gian trường của chư vị, là một loại trạng thái dùng điều này để phản chiếu vào toàn bộ không gian trường của chư vị. Thêm nữa khi một người tu luyện đến một giai đoạn nào đó, họ có thể xuất ra khỏi cơ thể của họ nêu họ không bị khóa lại, tức là, Chủ Nguyên Thần của họ có thể xuất ra khỏi cơ thế của họ. Tuy nhiên tất cả chỉ là những điều bình thường phản ảnh trong các tầng thứ rất thấp.
V: Một số người cho rằng họ là Bồ Tát Skanda và người này muốn lấy Pháp Luân mà thầy đã gắn cho các học viên.
Ð: Ðây là kết quả từ sự nuôi dưởng tà quái trong tâm của họ và họ tự mình tưởng tưởng trong tâm, họ tự mình tưởng tượng. Họ có lấy ra thật không? Họ tưởng tượng là họ lấy ra, đó chỉ là một hình ãnh trong phạm vi không gian trường của họ, họ chỉ tưởng tượng đó thôi. Họ không thể làm được gì cả. Vấn đề họ tuyên bố là họ Bồ Tát Skanda là thế nào? Tôi đã giảng cho chư vị lâu lắm rồi: Trong thời mạt Pháp, đến cả các sanh mạng trên cao tầng cũng phải đối diện với đại nạn; ai được bảo vệ thì đã được bảo vệ rồi; ai mà không được bảo vệ thì đã bị hủy diệt bởi các vụ nổ rồi; bây giờ thì không còn nữa. Nhiều người đã thấy Bồ Tát Quan thế Âm, và một số học viên dùng hình của bà để khai quang. Ðể tôi nói cho chư vị biết tư tưởng của một người trong tích tắc khi họ sùng bái Phật là khoan dung nhất, là nhân từ nhất, là tốt nhất. Ðể bảo vệ các tư tưởng của một người, thì họ được thấy hình ãnh của Bồ Tát Quan thế Âm. Tất cả là do các Pháp thân của tôi diễn hóa ra. Tôi đã giảng về đề tài này trong các khóa giảng trước.
Trung Tâm Phụ Ðạo Pháp Luân Ðại Pháp Phổ Thông Bắc Kinh ghi âm
Ghi chú: [ ] (của người dịch, không phải văn chính thức, chỉ để tham khảo)
Bản tiếng Anh: http://www.falundafa.org/book/eng/yj.htm.
Dịch ngày 25-12-2004; Ðể chỉnh nghĩa đúng hơn, bản dịch có thể được hiệu chỉnh lại trong tương lai.
Hiệu chỉnh ngày 27-3-2005
Hiệu chỉnh ngày 11-4-2005
Giảng Pháp Trong Ngày Lễ Thành Lập
Hội Pháp Luân Đại Pháp Tân Gia Ba
Lý Hồng Chí, Ngày 28 tháng 7 năm 1996
Bản dịch từ tiếng Anh (Bản Thảo)
Được rồi, để tôi đứng đây và để mọi người nhìn tôi cho rõ. Tôi xin cảm ơn quí vị thuộc mọi lãnh vực ở Tân Gia Ba đã ủng hộ Hội Pháp Luân Đại Pháp về mọi phương diện. Hơn nữa, để đại diện cho tất cả chư vị, tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn tới tất cả mọi người ở các lãnh vực khác nhau đã ủng hộ và giúp cho Pháp Luân Phật Hội được thành lập. Chúng ta nên vỗ tay hoan nghênh. (Vỗ tay) Thành lập Hội Phật Học sẽ giúp cho nhiều người hơn nữa thọ Pháp, và sẽ giúp cho nhiều người hơn nữa với cơ duyên đến học Pháp. Dưới sự bảo vệ của luật pháp quốc gia, hội sẽ mang đến điều kiện tốt cho tất cả chư vị tu luyện trong tương lai và làm sự việc tốt này cho toàn thể công chúng.
Tôi không chuẩn bị để nói nhiều. Bây giờ tôi sẽ dùng cơ hội họp mặt này để giảng về bất cứ điều gì đến với trí nhớ. Trước hết tôi sẽ giới thiệu về Pháp Luân Công, mà đã có một lịch sử lâu dài. Mọi người trong giới tu luyện đều biết là các nền văn minh đã xuất hiện hơn một lần trong nhân thế. Các nền văn minh đã xuất hiện nhiều lần trong nhân thế. Trong suốt tiến trình lịch sử lâu dài, khi đạo đức của nhân loại dần dần suy đồi và trở nên hư hoại, loài người sẽ phải suy tàn. Thường là trường hợp như vậy. Hơn nữa trong khi sự việc đã tiến đến giai đoạn cuối cùng này, khi mà vật chất suy thoái và tâm linh suy đồi lên đến cực điểm, nó sẽ khiến cho giá trị đạo đức của nhân loại trượt xuống kinh hoàng. Trong những tình huống như thế, loài người sẽ tàn. Loài người đã trải qua sự tình này nhiều lần rồi, và đó là tại sao đã có hơn một nền văn minh tồn tại, nhiều nền văn minh đã phát xuất. Vào Thời Đại Đồ Đá mà người ta nói đến đó cũng không phải là một thời đại duy nhất. Loài người đã trải qua bao nhiêu Thời Đại Đồ Đá như thế. Đó là vì khi loài người gặp loại rắc rối này, tất cả mọi phương tiện sản xuất và kiến thức đều bị tiêu tan.
Chư vị có biết trong thời gian đầu của nền văn minh nhân loại đương thời - bốn hay năm ngàn năm trước - quả địa cầu của chúng ta đã trải qua nạn Đại Hồng Thủy, nhận chìm toàn bộ nền văn minh người da trắng ở Âu Châu. Tất nhiên, những gì quý báu chỉ còn lại một chút, dù vậy người ta có thể vẫn nhìn thấy một chút về quá khứ tiền sử qua các dấu vết đã được lưu lại. Ví dụ, bằng chứng sự hiện diện của nền văn minh tiền sử có thể được nhìn thấy qua các vật khảo cổ có liên hệ với nền văn minh cổ Hy Lạp có thể đưa làm bằng chứng sự hiện diện của nền văn minh tiền sử. Ở Đông Phương, tương đối có nhiều thứ hơn thoát khỏi nạn lụt. Mọi người đều biết chuyện Đại Vũ chế ngự được nạn lụt, vào lúc ấy nạn lụt vô cùng dữ dội và khi nước hạ xuống, Đại Vũ chỉ dẫn cho mọi người đưa nước thoát ra khỏi vùng đất lụt; câu chuyện này đã được ghi lại trong lịch sử. Nền văn minh tiền sử của con người vào thời ấy - là trong chu kỳ cuối cùng này - đã bị hủy diệt bởi nạn lụt khủng khiếp đó, nhưng nhiều tổ tiên của người Trung Quốc đã sống sót qua nạn Đại Hồng Thủy này, và tương đối còn nhiều dấu vết đã được lưu lại. Để so sánh thì ít người Tây Phương hơn còn sống sót. Đó là tại sao, văn hóa của Tây Phương ngày nay là hoàn toàn mới, một cái hoàn toàn mới và không có dấu vết nào của lịch sử cổ đại. Cho nên nền văn minh cổ Trung Quốc có nguồn gốc lịch sử sâu xa và theo một con đường khác với khoa học hiện đại.
Vì vậy trong nền văn minh cổ xưa này, có nhiều điều mà con người hiện đại vẫn không thể hiểu được, vì thế mà đã bị tách rời khỏi nền văn hóa tân tiến. Vì thế nhiều người, kể cả người Tây Phương, cũng biết rằng ở Trung Quốc có nhiều nhiều điều huyền bí, những điều mà con người ngày nay không thể hiểu được. Chính người Trung Hoa cũng biết điều này. Ở Hán địa, có nhiều thứ thuộc về văn hóa tiền sử mà chính người hiện đại cũng không thể hiểu nổi. Có người đã nghe qua và cũng đã nhìn thấy điều này, tuy thế họ không giải thích được nó, và cũng chưa có ai công bố về những cổ vật này và đưa nó ra công chúng. Bởi vì có nhiều tổ tiên của người Trung Hoa đã thoát khỏi nạn lụt trước đó, một số văn hóa tiền sử cũng đã được lưu lại.
Trong quá khứ, giống người Trung Hoa cổ không tập trung ở nơi mà bây giờ là thung lũng Hoàng Hà , ngược lại thì ở vùng Xinjiang. Thời gian hưng thịnh nhất của nền văn minh này xuất hiện tại vùng đó. Bởi vì núi Kunlun ở gần đó, địa thế ở các vùng lân cận cũng khá cao. Mực nước của nạn lụt năm đó dâng lên cao tới 2000 mét, nhận chìm toàn bộ quả địa cầu. Khi nạn đại Hồng Thủy giáng xuống, nhiều người sống sót bằng cách chạy lên núi Kunlun, lưu lại được vài điều của văn hóa tiền sử; ví dụ như trong đó có cả Hà Đồ và Lạc Thư, Thái Cực, Bát Quái, và những thứ khác mà chính người ở Trung Hoa vẫn còn chưa hiểu, cũng như các hình thức khí công tiền sử mà con người ngày nay biết đến.
Nói một cách giản dị, khí công không phải là cái gì do người ngày nay sáng chế ra; mà là một phần của văn hóa tiền sử, tương đối là ở Trung Quốc thì có nhiều hơn. Trong quá khứ thì nó không được gọi là khí công. Vậy được gọi là gì? Được gọi là "tu luyện" . Dĩ nhiên tu luyện được chia thành nhiều tầng thứ, và tại tầng thứ xã hội người thường con người chỉ được bảo làm sao tự chữa bệnh làm sao để trở nên cân đối hay là làm sao cho thân thể khỏe mạnh. Vì thế các vị thầy khí công dùng điều này để làm việc tốt cho người ta. Nói một cách khác, các vị thầy khí công đang truyền bá sự tập luyện của họ trong xã hội, kể cả những vị ra nước ngoài, chỉ dạy những điều ở tầng thứ của sức khỏe và thể dục. Hiện tại tôi không nói rằng các môn khí công mà người khác truyền là không tốt. Tôi chỉ nói rằng họ không dạy những điều ở các tầng thứ cao; ngược lại họ chỉ truyền những gì về chữa bệnh và thể dục và họ kết hợp nó với sự biểu diễn một số công năng siêu phàm. Trong khi họ chữa trị, một số bệnh thì chỉ được loại đi bằng công năng, và đó là tại sao một số công năng siêu phàm được phô ra.
"Công năng siêu phàm" chỉ là một danh từ hiện đại, trên căn bản là nói về khả năng sẵn có của con người. Với hiện tình gia tăng nhiều thứ vật chất và với sự tiến bộ của khoa học, con người hơn bao giờ hết chỉ chú trọng các vật cụ thể, và họ càng bỏ rơi các năng lực truyền thừa của họ và những thứ đã được lưu lại với họ từ thời cổ xưa nhất. Nếu khuynh hướng này cứ liên tục, trong tương lai, khoa học và kỹ thuật sẽ phát triển xa hơn, trong khi đó thì nhân loại sẽ từ từ thoái hóa. Hiện nay thì có xe lửa, xe hơi, máy bay, vì vậy, không ai cần phải đi bộ nhiều. Trong tương lai, khi những thứ vật chất càng tân tiến hơn, nhân loại có thể bị hủy hoại một cách mạnh mẽ. Nếu chúng ta suy ra từ "thuyết tiến hóa", thì phần ngoài của thân thể con người sẽ hoàn toàn bị suy thoái trong tương lai, và cuối cùng tứ chi của con người sẽ trở thành biến dạng và thoái hóa, chỉ còn lại có cái sọ khổng lồ. Dĩ nhiên, tôi chỉ làm sáng tỏ một vấn đề ở đây thôi. Cái ý là, những điều nguyên thủy và truyền thừa của con người đang bị bỏ quên nhiều hơn và nhiều hơn nữa.
Xã hội cổ xưa của Trung Quốc không phát triển theo đường lối ấy. Cho nên có người nghĩ "Nếu sự việc phát triển theo xã hội Trung Hoa cổ xưa, thì kỹ thuật có tiến bộ không? Dĩ nhiên, nếu chư vị cố gắng để hiểu một loại khoa học khác, trong phạm vi lý thuyết của khoa học và kỹ thuật hiện đại, thì chư vị sẽ không bao giờ hiểu được. Chư vị phải bước ra khỏi cái ranh giới của khoa học hiện đại nếu chư vị muốn hiểu sự tiến triển của một khoa học khác. Và trong phạm vi của loại văn hóa đó, người ta có thể nghĩ rằng đó thật sự chính là tình trạng xã hội đã được trông chờ. Có người nói "Nếu sự vìệc phát triển theo đường lối xã hội Đông Phương cổ xưa, thì có xe hơi và máy bay không? Tôi đi máy bay từ Hồng Kông đến Singapore hôm qua, mất chỉ có 3 giờ đồng hồ. Cũng khá nhanh! Nhân loại đã phát triển đền một tình trạng khá tân tiến. Nếu sự việc mà đi theo cách thức của xã hội Trung Hoa cổ xưa, thì nó có giống như bây giờ không?
Thực sự, con người cũng biết rằng các phương cách khác nhau của khoa học mang đến các đường lối phát triển khoa học khác nhau. Ví dụ, giả thử mà sự việc phát triển theo đường lối xã hội Trung Hoa cổ xưa. Cũng như chư vị biết, tập khí công có thể phát triển khả năng sẵn có của thân thể con người. Nói một cách khác, tập khí công có thể biến điều mơ ảo thành hiện thực, cuối cùng biến điều mà nhìn không thấy được thành nhìn thấy được, tất cả những điều này có thể làm được mà không cần xử dụng đến các dụng cụ, hay đến các phương tiện khoa học hay kỹ thuật tân tiến. Lúc đầu, khi chư vị đi vào trạng thái tĩnh lặng trong thiền khí công, chư vị không cảm nhận được nhiều. Nhưng khi chư vị trở nên hoàn toàn tĩnh, chư vị khám phá ra rằng mặc dù hình thức bên ngoài của thân xác chư vị là không động đậy, phần bên trong của thân xác đó đang chuyển động, chư vị sẽ cảm nhận sự di động bên trong. Và sự di động đó, cảm nhận sơ sài lúc khởi đầu, sẽ càng trở nên rõ rệt hơn cho tới khi nó thực sự rõ rệt đến nỗi tri thức của chư vị có thể điều khiển nó được, vì vậy mang đến vấn đề chuyển đổi từ mơ hồ thành hiện thực cho nên tri thứcvà cảm nhận này có thể từ từ trở thành rõ ràng theo với sự liên tục đề cao của người tu luyện. Vẫn còn có nhiều vật chất mang năng lượng và tồn tại trong vũ trụ mà khoa học và kỹ thuật ngày nay không nhận định được. Khi các năng lượng liên tục gia trì người tu luyện, các loại vật chất vô hình, vô tướng, dần dần sẽ biến thành rõ ràng, và khi đó người ta có thể nhìn thấy chúng và đến cả xử dụng chúng. Nếu mà theo con đường này, chắc chắn giá trị của con người sẽ tăng lên. Trong quá khứ, các học sinh được gọi là Khổng học giả, và trước khi lớp học bắt đầu họ được bảo phải ngồi thiền, điều hòa hơi thở và tịnh tâm của họ trước khi đọc sách. Đó chính là cách như thế trong quá khứ. Trung Hoa thời cổ, điều hòa hơi thở và tịnh tâm là quan trọng đối với mọi người trong tất cả ngành nghề. Trong trạng thái như thế, người ta có thể làm nhiều thứ mà bình thường không thể làm được, đó là gần như luyện khí công. Loại văn hóa đó luôn luôn thấm nhuần vào trong tâm trí của người Trung Hoa cổ xưa.
Dĩ nhiên, tôi vừa nói tới là có người tự hỏi "Giả như con đường phát triển theo lối này, thì vẫn có máy bay và xe lửa hay không? Đường hướng khác nhau trong sự phát triển khoa học có thể đưa khoa học đến các vị trí khác nhau. Vậy mọi người, hãy nghĩ đi: Nếu con người có thể bay lơ lửng, thì máy bay và xe lửa còn có công dụng gì không? Có người với khả năng đó xuất hiện ở Trung Quốc, ở Ấn Độ, và ở Mỹ Quốc, và có khá nhiều người trong các học viên Pháp Luân Công. Làm thế nào mà họ có được [khả năng đó]? Khi tất cả các dòng năng lượng trong thân thể một người được khai mở, khi không còn một nơi nào bị nghẹt, thì người đó có thể bay lên. Dĩ nhiên là nghiên cứu khoa học ngày nay không có thể giải thích là sao. Sự thực, không ai dám nghiên cứu nó cả bởi vì sợ bị chê cười - và vì vậy mà mất đi danh tiếng - bởi những người gọi là "khoa học gia" không tin nó. Như chư vị đã biết trước đây không lâu có một người Mỹ đến Singapore để biểu diễn, trong chư vị cũng có nhiều người nhìn thấy ông ta bay lên. Hiện tượng này thật sự là có xẩy ra - con người có thể bay lên. Vậy mọi người hãy nghĩ đi: Trong quá khứ, người Trung Hoa họ nói về một người có thể đến từ hư không và biến đi không dấu vết. Nhiều Thầy khí công có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác - một khoảng cách cả ngàn dậm - tất cả mất chỉ vài giây. Tại sao họ có thể làm được như vậy? Dĩ nhiên là có nhiều điều không biết cần được giải thích rất chi tiết, nhưng tôi không đi vào chi tiết hôm nay. Tôi chỉ giảng một cách tổng quát rằng các hình thức khác nhau của sự phát triển khoa học đưa đến kết quả khác nhau. Ví dụ, với máy bay chư vị có thể bay từ Hồng Kông đến Singapore trong ba giờ, nhưng người kia có thể nhấc bổng lên ngay khi vừa ngồi xuống và có thể bay qua đây trong khoảng hơn 10 phút thôi. Cho nên người ấy không cần phải chế tạo ra cái máy nặng nề như thế. Khi nói đến những điều này, thực sự thì đó không phải là chuyện thần tiên, và có nhiều điều mà người ta vẫn không thể giải thích được, dần dần đã được chứng thực bởi khoa học. Ngay cả khi chư vị có thể đạt đến trạng thái đó, chư vị cũng không thể hiểu được đường hướng mà loại khoa học khác đã đi trong phạm vi của khoa học hiện đại.
Dĩ nhiên, dùng danh từ hiện đại, khí công là một đường lối huấn luyện khoa học. Hơn nữa, nó còn hơn một khoa học cổ xưa và là một tầng thứ ở lớp cao hơn. Nhiều khoa học gia có can đảm bước tới và chứng thực khoa học của thân thể con người và khoa học cổ xưa, bởi vì họ đã thấy sự hiện hữu thực sự của hiện tượng khí công.
Dĩ nhiên, có người từ chối không chấp nhận khí công. Tôi có thể bảo cho tất cả chư vị có mặt tại đây, là những người tu luyện Pháp Luân Công, rằng khi chư vị bảo người khác đến và học, Pháp Luân Công, một vài người có thể không tin nó và ngay cả còn chống đối nó. Tất cả là bình thường. Tại sao? Bởi vì xã hội con người chỉ tồn tại trong điều kiện của sự mâu thuẫn hai chiều này. Nếu mọi người tin vào khí công, nếu mọi người tin vào Phật Pháp, và nếu mọi người có thể tu được, thì xã hội nhân loại sẽ không còn hiện hữu nữa, và mọi người sẽ trở thành thiên mệnh và chư thần cả. Chính vì có người phản đối và có người không phản đối, có người tin nó và có người không, mà xã hội của mâu thuẫn và tương sinh tương khắc này mới có thể hình thành. Tất cả các nghành các nghề, và tất cả công việc bao gồm mọi thứ trong xã hội nhân loại bình thường, đều có cả hai yếu tố âm và dương đồng thời hiện diện. Khi chư vị muốn làm một điều tốt, thì chắc chắn là có một điều xấu đang chờ chư vị, và chư vị phải vượt qua các thử thách trước khi chư vị đạt được điều tốt đó. Và dĩ nhiên, cũng không dễ làm điều xấu vì có luật pháp quốc gia và người tốt kiểm soát. Cho nên sự việc là như thế, đó là bình thường. Chính là vì trong vũ trụ này, có hai loại vật chất đối chọi có bản chất khác nhau, chúng trải rộng xuống dựng lên thuyết Thái Cực - một âm và một dương - khi nó trải rộng xuống hơn nữa, thì nguyên lý tương sinh và tương khắc xuất hiện. Nguyên lý tương sinh và tương khắc này đảm trách vai trò nổi bật nhất trong xã hội người thường. Đó là tại sao có những người không tin vào khoa học cổ xưa mà tôi vừa giảng qua và có những người tin. Tương tự như việc tu tập Phật Pháp mà tôi đang truyền ngày hôm nay: Có người ủng hộ nó và có người chống đối nó, và đây cũng là bình thường. Tất cả chư vị sẽ gặp những gì tôi đã giảng và tôi nghĩ rằng nó không phải là lý do để báo động .
Mới đây, tôi đã đi khá xa và giảng đến mức độ này trước khi giảng về lịch sử của Pháp Luân Công. Khí Công mà ngày nay con người biết đến cũng là một loại khoa học cổ xưa. Nó gồm có Pháp Luân Công mà có từ thời văn hóa tiền sử. Nó không phải là Lý Hồng Chí trong một lúc hứng khởi tạo ra cái gì đó và truyền cho tất cả chư vị. Đó là sẽ hại người ta. Ngày nay có nhiều Thầy khí công giả gạt người ta, và họ đang làm hại người khác cũng như chính mình. Bởi vì thông thường khi Công xuất ra, nó không di chuyển trong không gian này, con mắt thường của con người không thể nhìn thấy được, vì thế mà có nhiều Thầy khí công giả lừa dối người ta. Nó giống như là đem mắt cá trộn lẫn với ngọc trai, và cái thật, cái giả lẫn lộn với nhau. Có nhiều người đã không tin khí công ngay từ đầu, bây giờ họ lại càng chống đối nhiều hơn. Nhất là đạo đức của con người ngày nay đã suy đồi, và trong mọi thứ đều có phần thật và phần giả - Ngay cả có các vật dụng thương mại giả, không kể đến khí công. Dĩ nhiên, khí công không phải là điều gì mà một người có thể tiến tới và bầy đặt ra và lừa bịp người ta, làm thế sẽ mang hại đến cho người và cho chính người đó. Đó là vì kẻ bịp bợm không biết cái gì sẽ xuất ra khi tập nó. Dĩ nhiên nếu họ không thể làm ra bất cứ cái gì, thì nó không có vấn đề. Nhưng nếu họ thật sự làm được vài thứ nó có thể đặt con người trong một tình trạng nguy hiểm. Đó là sự nguy hiểm của việc tập luyện các môn khí công giả mang lại cho con người.
Thế thì Pháp Luân Công đã đến như thế nào? Và nó đã đến từ lúc nào? Nếu một người tìm dấu vết của nó, thì thật là dài kinh khủng và người thường sẽ nhận thấy là không thể tin được khi họ nghe về nó. Cho nên tôi sẽ không giảng về những điều này bây giờ, nhưng dần dần chư vị sẽ biết đến nó. Nhưng tôi có thể nói với chư vị rằng trong thời tiền sử của nhân loại, Pháp Luân Công đã một lần được dùng như là Phật Pháp chủ yếu để cứu độ người trong thế giới này. Gần giống như cách Thích Ca Mâu Ni cứu độ con người hai ngàn năm trăm năm về trước, có một lần Pháp Luân Công đã đưa sự cứu độ đến tất cả sinh mệnh trên trái đất. Một giai đoạn lịch sử rất lâu dài đã qua từ khi được truyền ra cho nhân loại. Trước hết lịch sử đã kéo dài quá lâu rồi, và vì vậy nó làm cho con người ngày nay lại càng ít biết đến nó hơn. Lịch sử của Pháp Luân Công rất dài và rất xa xưa.
Tại sao hôm nay nó lại được truyền ra công chúng? Tất nhiên là tôi chỉ có thể giảng ở tầng thứ nông cạn và bề mặt nhất. Tôi thấy một tình huống. Tình huống gì? Tức là, trong khi xã hội con người được cho thấy về vật chất, một sự gia tăng lớn lao và khoa học phát triển nhanh chóng, đạo đức của con người tuột xuống kinh hoàng. Bởi vì tất cả mọi người ngày nay tin tưởng vào khoa học, họ nghĩ rằng khoa học hiện đại chứa đựng sự thật. Nhưng con người chưa nhận ra một điều là khoa học hiện đại chưa đầy đủ. Có nhiều, nhiều thứ mà khoa học chưa khám phá ra được, và nhiều điều đã bị khoa học loại ra. Và có nhiều người tâm trí khép kín, họ lợi dụng cái khoa học bất toàn này để tấn công hiện tượng mà con người tin tưởng, và chưa thể giải thích bằng khoa học được. Tuy nhiên, những hiện tượng không thể giải thích được đó lại thể hiện trong không gian vật chất này của xã hội nhân loại một cách chắc chắn và cụ thể. Khoa học hiện đại không có can đảm chấp nhận những hiện tượng đó. Bởi vì khoa học không chấp nhận chúng, nhiều người tin tưởng vào khoa học, có cùng quan niệm, cũng chống đối chúng. Nhưng cái khoa học này thì rất bất toàn. Ví dụ, từ hàng ngàn năm, con người tin rằng "đức" là quan trọng. Ngày nay nhiều người nghĩ rằng "đức" chỉ là có ý thức, hiền lành, tử tế trong tâm của con người và là điều mà con người mong muốn đạt được từ cái nhìn về tâm linh - cao hơn nữa thì họ không nghĩ đến nhiều. Nhưng tôi nói với chư vị, tất cả mọi thứ trong vũ trụ là do vật chất cấu thành, vì thế mà cho nó có một vai trò trong mọi thứ. Đức có sự hiện hữu bằng vật chất thật sự và đức thể hiện như là một loại vật chất chắc chắn và rõ ràng. Trong quá khứ, người ở Đông Phương, và đặc biệt là những người già ở Trung Hoa, cho việc tạo đức là quan trọng. Người trẻ thì không hiểu nó. "Tại sao phải tạo Đức?" " Làm thế nào để tạo ra phước đức?" "Làm sao mà tạo ra một cái gì vô hình? Thực sự, tôi có thể nói với chư vị rằng, nó có hình thể, chỉ có là mắt người không thể nhìn thấy bởi vì nó hiện hữu ở trong không gian khác. Và lúc nào nó cũng ở đó. Khi chư vị làm điều tốt, thì chư vị tạo đức. Và khi chư vị chịu đựng gian khổ, thì chư vị cũng tạo đức. Nó đi với một người, đời này qua đời khác, quyết định tương lai của họ. Vài người trở thành viên chức rất cao bởi vì nó, vài người làm giàu cũng vì đức, có người rất thành công trong việc kinh doanh cũng vì nó. Tất cả là do việc tạo đức của chư vị từ trước hay là trong các đời trước, vì thế chư vị được ban phước trong đời hiện tại. Tại sao có rất nhiều người không được giầu có như những người khác? Chính là vì họ không có nhiều đức như những người khác, bởi vì họ chưa tạo đức nhiều như vậy. Đó là nguyên nhân. Vì thế đức là cực kỳ quan trọng. Mới đây tôi giảng về sự bất toàn của khoa học. Khoa học không thể xuyên phá không gian vật chất hiện hữu này nơi mà loài người đang cư trú, và nó không thể khám phá ra các không gian khác. Nhưng có nhiều các khoa học gia đặc biệt xuất sắc họ đã phát hiện ra sự hiện hữu của các thời-không (space-times) khác. Mặc dù họ cũng vẫn chưa có thể xuyên phá được, họ cũng có giải thích lý thuyết thô thiển về thời-không khác và cũng có các câu hỏi đó, và họ cũng tin vào các hiện hữu của các thời-không khác. Thế thì, có các sinh mệnh ở trong các thời-không đó hay không? Các sinh mệnh đó trông giống cái gì? Hình thức hiện hữu của họ ra sao? Sự khác biệt giữa thời gian ở đó và ở trong không gian của chúng ta đây ra sao? Còn về nhận thức trong không gian đó thì sao, các sinh mệnh đó nhìn bằng cách nào, và hình thức vật chất nơi đó tồn tại thế nào, họ giống cái gì? Tất cả những điều này thì khoa học của nhân loại ngày nay không biết được. Khoa học hiện đại không công nhận sự tồn tại của các không gian khác, cũng không công nhận sự tồn tại của đức. Vậy hãy suy nghĩ về nó: Khi con người tin tưởng mạnh mẽ vào khoa học, thì họ sẽ không tin vào sự tồn tại của những gì khác nếu khoa học chối bỏ nó. Vì vậy, chẳng phải khoa học là nhân tố trách nhiệm trong việc trượt dốc nặng nề của nền đạo đức nhân loại hay sao? Lý do là khi người ta nhắc tới đức, và bảo ta phải tạo thêm nó, và coi trọng nó, nhiều người với tư tưởng hiện đại nói "Mấy người này nói điều mê tín bậy bạ. Tất cả là mê tín hết. Chúng tôi tin vào khoa học, không phải những thứ mê tín đó." Mọi người nhìn xem, cái khoa học này đã được sử dụng như một cái đòn để đập phá phần căn bản nhất của nhân loại. Vì thế, chư vị có thể nói rằng cái khoa học đó là hoàn hảo không? Cũng như tôi vừa giảng, đời sống vật chất của con người bây giờ rất là phong phú. Thế thì tại sao đạo đức lại suy đồi? Chính vì khoa học ngày nay không thể chứng minh sự hiện hữu của các không gian khác và của các sinh mệnh cao tầng, không thể chứng minh rằng nhân loại sẽ tái sinh và bị trừng phạt và không thể chứng minh sự hiện hữu của đức. Đó là tại sao con người dám làm điều xấu ác. Nhiều người ngày nay tin rằng "Tất cả các điều đó là mê tín và không khoa học." Con người không tin vào sự hiện hữu của chư thần và vì vậy mà họ dám làm điều xấu ác. Họ không tin vào sự trừng phạt, và vì vậy mà họ cho tất cả đều là mê tín. Đây là vấn đề to lớn nhất do sự thiếu sót của khoa học hiện đại mang đến.
Vì tôi chỉ giảng về bất cứ gì đến trong tâm tư tôi, khi tôi giảng về nguồn gốc của Pháp Luân Công mới đây, tôi tiếp tục diễn giải thêm về đề tài này.
Có nhiều, nhiều điều bàn thảo trong giới tu luyện mà không thể nhắc tới trong xã hội người thường. Nhưng trong xã hội người thường, có nhiều người họ đã thấy và nghe được một số điều chắc chắn, đôi khi họ nhìn thấy và cảm giác vài điều mà không giải thích được, hay là họ có thể gặp điều gì bất thường. Chưa bao giờ có ai thử cố gắng để xác định và nghiên cứu nó một cách có hệ thống.
Trước đây một chút, có một học viên đứng đây trên sàn giảng nói rằng Pháp này cực kỳ quý báu. Tại đây tôi giảng bấy nhiêu đó thôi cho chư vị, vì vậy những ai mà chưa đọc sách Chuyển Pháp Luân có thể muốn đọc qua nó và chư vị có thể hiểu [là tôi đang giảng gì]. Chuyển Pháp Luân bao gồm các Pháp lý, và Pháp thì, tất nhiên, là để truyền cho người tu luyện. Nhiều người sẽ cảm thấy tu luyện là khó làm. Sự thực thì tu luyện tự nó là không khó, để buông bỏ những ý nghĩ và chấp trước của người thường là khó nhất. Ý nghĩ của người thường là gì? Ví dụ, việc đầu tiên một người tu luyện phải làm được là tự chế để không đánh lại khi bị tấn công và tự chế không chửi lại khi bị chửi. Người thường không thể làm được như vậy bởi vì họ là người thường. Nhưng người tu luyện thì phải làm được. Hơn nữa, chư vị còn phải làm được những thứ sau: khi người khác xô đẩy chư vị, chư vị không than phiền, và không thù hận, và lại xem nhẹ nó, và chư vị ngay cả còn cười bỏ nó qua, hay quên nó đi, hay là ngay cả khi có ai đánh chư vị, chư vị lẳng lặng cám ơn người đánh chư vị. Người thường nghĩ rằng điều này giản dị không thể được "Ai mà có thể như vậy được? Hẳn phải là đứa hèn nhát." Nhưng trên thực tế, khi ai mà xô đẩy ức hiếp chư vị thì chính họ đang cho đức chư vị, một chất đức thật sự và rõ ràng. Trong vũ trụ này, có vô số loại vật chất mạnh mẽ mà nhân loại không nhìn thấy được với con mắt trần này, và khoa học ngày nay cũng không thể khám phá ra nó được. Vô số vật chất vi quan này tất cả đều có trí tuệ và sự sống, và họ đang điều động tất cả sinh mệnh ở bên dưới họ và đồng thời quân bình tất cả mọi thứ trong vũ trụ này. Hơn nữa vũ trụ này có một nguyên tắc là: không có được mà không bị mất, và để được, ta phải mất. Khi ai muốn được cái gì, thì sự trao đổi sẽ xẩy ra, và đó gọi là "được và mất". Một người mất, như thế nào? Trong không gian này, người thường không thể thấy nó, mặc dù đôi lúc họ có thể cảm nhận được nó. Thông thường, con người sẽ được điều họ muốn, sau khi đã tự bỏ ra nhiều công sức. Đối với những người không muốn tự mình bỏ ra, và truy cầu để chiếm đoạt những gì họ muốn, chư thần sẽ làm họ phải cho ra tất cả tương đương. Ví dụ, một người lấy cái gì đó của ai hay một người đánh người khác. Đây là trường hợp của một người muốn chiếm đoạt cái gì rõ ràng hay thứ gì khác, và họ không nghĩ đến việc đền trả cho phía bị hại. Tuy nhiên vũ trụ này sẽ bắt buộc phía được phải đền bù; phía đó phải mất dù họ không muốn bị. Mất như thế nào? Ở bên này chư vị đánh ai, lợi dụng ai, đoạt lấy những gì không phải là của chư vị. Cho nên chư vị được bao nhiêu thì bấy nhiêu đức sẽ bay sang cho phía kia từ trong phạm vi thân thể của chư vị trong một không gian khác, và đức có thể đổi thành lợi lộc vật chất và tiền. Nói một cách khác, khi một người bị đoạt mất điều gì, thì phía kia phải đền bù cho họ. Người thường không thể thấy được điều này, vì vậy mà họ dám làm điều xấu ác. Nhiều người trong việc kinh doanh bị người khác lường gạt hay bị tước đoạt mất, nhưng nếu điều đó xẩy ra cho họ không phải là kết quả của việc mất đức vì đã làm điều sai, thì theo thời gian họ sẽ kiếm được một số lượng tương đương như đền bù lại. Và đó là sự đền bù từ những người mà làm cho người khác mất đã bị bắt buộc trả lại, nhưng người ta thường xem đó là tình cờ, hay là kết quả do nỗ lực của chính họ . Con người không thể nhìn thấy được lý do thật sự. Ở đây tôi giảng cho chư vị, đức thì trân quý vô cùng, và nó có thể chuyển hóa thành bất cứ thứ gì. Con người hiện đại không tin những thứ này bởi vì khoa học không thể nhìn thấy chúng được, và đây là một trong những lý do cho sự trượt dốc nhanh chóng trong tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại. Nhưng các loại chất mãnh liệt và to lớn và các sinh mệnh cao cấp trong vũ trụ này đang cân bằng vạn vật trong vũ trụ. Khi chư vị mất những gì chư vị không phải bị mất, chư vị sẽ được đền bù hay được tưởng thưởng. Một người sẽ bị mất dù họ không muốn, bởi vì những gì ở trên cõi kia đang khởi tác dụng, và điều mà tôi giảng mới đây là một ví dụ giản dị về chuyện đó. Kỳ thực thì nạn nhân sẽ được đền bù nhiều hơn nữa. Đó là tại sao đôi khi tôi giảng rằng: nó không hẳn là điều xấu để kinh nghiệm một chút khổ đau. Thời xưa, người già và nhất là các cụ già ở Trung Hoa nói rằng: "Bây giờ quý vị ráng chịu khổ một chút, thì sau này quí vị sẽ được tốt." Và đó thực sự là đúng như vậy. Jêsu giảng rằng: khi ai đánh má bên trái của bạn, thì bạn nên đưa cho họ đánh bên phải luôn. Có người không thể hiểu nó được. Thực sự thì bây giờ có nhiều tín đồ Công Giáo và Cơ Đốc Giáo cũng không hiểu được nó. Ý nghĩa đằng sau của nó là gì? Jêsus giảng về nó chỉ ở tầng thứ bề mặt và không giảng ý nghĩa thâm sâu của nó. Ý ông giảng là khi ai đánh chư vị bên này, họ trao đức cho chư vị và giúp chư vị tiêu trừ đi cái nghiệp từ việc làm xấu. Vì người đánh chư vị chưa hoàn toàn nguôi giận, nếu chư vị đưa luôn cái má bên kia cho họ và để cho họ đánh nó, chẳng phải là họ giúp chư vị tiêu trừ cái nghiệp và cho chư vị đức hay sao? Khi chư vị chịu đau khổ thì nghiệp trong thân thể của chư vị được loại đi. Tất cả con người đều tạo nghiệp. Có người còn lấy đi mạng sống, chống báng người, chửi mắng người khác, ghét người, làm điều xấu ác, và cứ vậy, tất cả những điều đó sẽ tạo nghiệp. Nó là một loại vật chất màu đen, và nó hiện diện chung quanh thân thể con người. Nó quyết định khi nào một người sẽ bị đau khổ hay bị bệnh, hay gặp hoạn nạn, hay là bị thất bại về kinh doanh, hay bị người khác hành hung, hay chửi mắng, nay nhiều, nhiều loại đau khổ khác nữa. Tất cả là do nghiệp gây ra. Khi ai đánh chư vị hay là lợi dụng chư vị, không những chư vị được đức mà người đánh trao cho, thêm vào đó trong khi chư vị đang bị đau khổ, nghiệp lực màu đen của chư vị sẽ được chuyển hóa trở thành đức. Cho nên một việc mà được lợi hai. Đối với người thường, thì họ có thể được lợi hai. Nhưng đối với người tu luyện, thì đây là một khảo nghiệm mà họ cần phải vượt qua; nếu họ vượt qua được cái khảo nghiệm đau khổ đó tốt, tâm tính của họ sẽ đề cao. Và sự nâng cao tâm tính có nghĩa là tầng thứ được nâng cao, Công của họ sẽ gia tăng và chất đức của họ sẽ được chuyển hóa thành Công. Bây giờ tôi đã giảng rõ ra cái lý này, nhưng trong sự tu luyện của chư vị. Đó là còn tùy vào chư vị lấy đó để làm tốt.
Sự thật, tôi không những chỉ truyền Pháp, mà còn làm điều mà chưa một ai khác từng làm. Tôi thực sự, để lại cho con người một cái thang lên trời. Khi mà chư vị chiếu theo Đại Pháp này để tu luyện, chắc chắn chư vị sẽ đạt Viên Mãn. Trong quá khứ chưa một ai đã từng giảng Pháp này, càng ít hơn cho loài người. Nếu chư vị không tin nó, chư vị có thể lật qua các sách ở ngoài kia, từ cổ chí kim, ở Trung Hoa hay hải ngoại. Dù là Đạo Đức Kinh, Kinh Thánh, Kinh Phật Giáo, không có cái nào giảng Pháp theo lối này, tiết lộ tất cả thiên cơ.
Thích Ca Mâu Ni là một vị Phật, con người tin rằng những gì Phật Thích Ca Mâu Ni lưu lại là Phật Pháp. Tuy thế, chính Phật Thích Ca Mâu Ni còn nói: "Trong suốt cuộc đời, tôi không lưu lại Pháp nào cả." Con người không hiểu ý của ông, vì thế Thiền Tông của Phật Giáo cho là không có Pháp. [Thiền Tông giảng rằng] nếu ngay cả Phật Thích Ca Mâu Ni không lưu lại Pháp nào, thì không có gì mà bất cứ ai - bất kể là người nào - giảng là Phật Pháp cả; cấm không được giảng nó, và cái không tuyệt đối là Phật Pháp. Đó là một hiểu biết hoàn toàn sai lầm. Thế thì, Phật Thích Ca Mâu Ni có ý gì khi ông giảng như thế? Phật Thích Ca Mâu Ni là một vị thần, ông tái sinh trong xã hội loài người để cứu độ con người. Khi ông đạt Viên Mãn ông sẽ trở thành một vị Phật, vì thế mà lời ông giảng có mang Phật tính. Mặc dù điều ông giảng không phải là Phật Pháp mà chỉ đạo con người tu luyện theo hệ thống, những lời mà có mang Phật tính thì cũng tương tự như Pháp lý của tầng thứ đó. Nhưng nó không phải là Pháp căn bản của hệ thống vũ trụ. Cũng vậy, các kinh thư được biên soạn bởi các thế hệ sau này thực sự đã bị đứt đoạn và mất hệ thống rồi. Đó thực sự là trường hợp như vậy . Hơn hai ngàn năm trăm năm trước Thích Ca Mâu Ni trực tiếp giảng cho người thời đó, và Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhìn thấy rằng nhân loại sẽ trở thành như thế này hôm nay. Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni lúc ấy đã giảng rằng Pháp của ông sẽ không còn tác dụng vào thời Mạt Pháp nữa. Sự thực, con người ngày nay không còn có thể hiểu điều mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng.
Tương tự đối với Kinh Thánh của các tôn giáo Tây Phương: người ta không còn có thể thực sự hiểu nó nữa, bởi vì tâm trí của con người hiện đại đã trở thành rất phức tạp. Người ta hiểu nó theo đủ mọi cách, tất cả là căn cứ vào những xúc cảm mà họ có ngay trước mặt và từ lợi ích cá nhân - và cho nên thay vì vậy người ngày nay không hiểu được ẩn nghĩa thực sự.
Tôi nói cho mọi người biết, sách Chuyển Pháp Luân thực sự là một thứ trân quý. Không một cuốn sách nào tìm thấy trong giới con người có thể so sánh với nó được . Đó là vì đây là sách để tu luyện, một Đại Pháp cực kỳ nghiêm túc, mà có thể chỉ đạo con người đạt đến Viên Mãn. Mới đây có người nói rằng, khi chư vị cầm sách Chuyển Pháp Luân lên và đọc nó, mỗi chữ trong đó chói sáng ánh vàng kim. Tôi nghĩ rằng nếu chư vị có thể kiên trì tu luyện và chuyên tâm cho đến Viên Mãn, khi đó trong tiến trình gia tăng nỗ lực kiên trì và khi chư vị tu luyện chư vị sẽ thấy, và kinh nghiệm được nhiều, nhiều cảm xúc và cảnh trí mà người thường không có thể thấy hay cảm nghiệm được. Lúc ấy chư vị sẽ khám phá ra rằng quyển sách này thực sự là gì. Không kể là tôi có giảng bao nhiêu, nó vẫn chỉ là tôi giảng. Nếu tôi giảng thêm về điều này, thì nó sẽ bắt đầu nghe không tin được. Vì thế tôi nghĩ rằng tốt hơn là để cho chư vị tự mình ngộ ra và chính mình chứng thực nó. Tôi chỉ muốn nói với chư vị rằng Pháp này là cực kỳ trân quý.
Khi tôi bắt đầu truyền Pháp này, rất nhiều sinh mệnh ở tầng cực cao và nhiều đại giác cố gắng ngăn cản không cho tôi làm như vậy, cho rằng: "Đạo đức con người đã trượt xuống đến mức này rồi, vậy mà ông vẫn muốn mang ra công chúng điều tốt như vậy sao. Ông không mang nó ra trong giai đoạn tốt nhất của nhân loại, và bây giờ ông đưa ra công chúng và truyền nó." Tất cả chư thần đều nghĩ như thế.
Nhưng để ý điều này. Tôi vừa giảng về nghiệp và đức. Nghiệp và đức khi nhân loại tái sinh được mang theo. Con người không được mang theo bất cứ cái gì ở trong đời họ, chỉ trừ những thứ này thôi. Nó theo họ qua suốt chu kỳ tái sinh. Giảng về tái sinh, tôi muốn nói với chư vị rằng: các tôn giáo cho rằng con người đi đến các không gian khác sau khi chết; nhất là các tôn giáo ở Đông Phương giảng về lục đạo luân hồi. Con người có thể thực sự tái sinh. Đúng thế. Không có nghi ngờ gì về việc này trong giới tu luyện, và tất cả hiểu điều này rõ ràng. Tại sao có tái sanh? Có người họ nói "Khi người ta chết, là hết, phải vậy không?" Cái thứ chết đi chính là phần tăng trưởng nhờ ăn thức ăn của con người sau khi sinh ra; sinh mệnh của con người tự nó thì không chết.
Giảng theo cách mà con người hiện đại có thể hiểu là thế này: Thân thể con người được cấu tạo bởi các loại vật chất thuộc tầng bề mặt, mà do các phân tử vật chất cấu thành. Tất cả chỉ biết chừng đó thôi. Không khí bao quanh trái đất, gỗ, và xi măng, sắt, và thép trong các cao ốc tất cả đều là loại vật chất bề mặt kết bằng các hạt phân tử khác nhau. Còn phân tử được tạo bởi các nguyên tử, và nguyên tử thì được tạo bởi các trung hòa tử, điện tử và hạt nhân nguyên tử, và từ hạt nhân nguyên xuống dưới nữa, thì hạt quark tạo thành các hạt nhân nguyên tử, và hạt nhân nguyên tử tạo bởi các trung vi tử. Nếu chư vị cố gắng tìm sâu hơn nữa, thì con người lại không biết có gì ở đó. Khi con người chết đi, phần nhục thể trong không gian vật chất bề mặt mà kết bởi các phân tử sẽ rớt ra; giống như quần áo của con người được cởi bỏ ra. Và ít nhất các phần thân thể kết bằng nguyên tử, bằng hạt nhân nguyên tử, và bằng các loại vật chất nhỏ hơn quark thì không chết. Chúng không thể chết cùng với phần thân thể bên ngoài. Nghĩ lại đi: khi một hạt nhân nguyên tử được chẻ tách ra, thì sẽ có nổ nguyên tử. Khi một người chết, có thể nào có một sức mạnh đủ để chẻ tách hạt nhân nguyên tử không? Khi khoa học hiện đại có ý định chẻ tách hạt nhân nguyên tử, thì phải cần một sức nóng và một sức va chạm rất mạnh để làm cho dễ dàng hơn. Làm sao mà thân thể của một người thường có năng lượng mạnh đủ để tạo ra sự phân chia đó? Nhiệt độ của lò thiêu thì chắc chắn là không cao đủ để cho hạt nhân nguyên tử tách ra. Nói một cách khác, phần vật chất vi tế hơn mà tạo nên thân thể con người thì không thể bị hủy hoại bởi lửa trong lò hỏa thiêu. Nếu nó thực sự có thể chẻ tách hạt nhân nguyên tử trong thân thể chư vị, thì sẽ tạo một vụ nổ nguyên tử. Khi phần vật chất nguyên tử trong thân thể con người bị nổ tung ra, nó sẽ gây sự hủy hoại một đô thị lớn. Nó là một nguyên tử và năng lượng của nó rất khủng khiếp. Tuy nhiên tại sao việc này chưa từng xẩy ra? Điều này cho chúng ta thấy rằng các thành phần nguyên tử trong thân thể con người không thể bị hủy diệt.
Như chư vị biết, đối với con người hạt nhân và nguyên tử là các chất phóng xạ rất cao. Nói một cách khác, chúng là một loại năng lượng. Sự thực, các vật chất vẫn còn vi tế hơn như là quark, lực phóng xạ còn mạnh hơn hạt nhân, và cũng không ai biết là lực phóng xạ của trung vi tứ mạnh hơn lực phóng xạ của quark là bao nhiêu lần. Hạt tử càng nhỏ thì năng lượng của nó càng mạnh. Tôi có thể nói với chư vị : cái công (gong) mà chư vị luyện gồm có các vật chất mạnh mẽ như nguyên tử, trung hòa tử, và cả các vật chất vi tế hơn nữa. Tại sao Công mà chư vị luyện có thể trị lành bệnh? Tại sao nó có thể cải biến thân thể con người? Tại sao người tu luyện có thể làm quá nhiều phép lạ? Vì Công và năng lực siêu phàm bao gồm các vật chất có năng lượng cao hơn này? Hơn nữa các vật chất này, từ tu luyện Chánh Pháp mà phát triển ra, thì sống và có bản chất thiện, và chúng được điều khiển bởi chủ nguyên thần của người tu luyện và hướng dẫn bởi tâm trí họ. Chúng không giống như tác dụng độc hại tàn phá gây ra từ sự chia tách hạt nhân nguyên tử bằng các phương pháp khoa học. Sức mạnh phóng thích ra từ sự nổ bom nguyên tử bằng các phương pháp khoa học thì rất độc hại. Nó không đi tới một phương hướng nhất định nó gây độc hại cho con người và các sinh vật khác, và nó còn tàn phá cho môi trường sống của con người. Ngược lại, năng lương phát ra từ người tu luyện thì có ý thức và có thể có tác dụng tốt lành. Những nhà nghiên cứu trong Học Viện Khoa Học Trung Quốc đã có một lần các trắc nghiệm về tôi để có sự định giá, họ đã khám phá ra được năng lượng vật chất phát ra khi tôi đang giảng Pháp. Viện Vật Lý Cao Năng Lượng của Học Viện Khoa Học Trung Quốc chuyên về nghiên cứu vật lý cao năng lượng. Họ đặt các dụng cụ ở bốn góc trong phòng hội, cũng như tại nhiều điểm khác nhau ở chính giữa phòng. Một dụng cụ đặt ở trên bàn phía sau chỗ tôi đang giảng Pháp. Trong khi trắc nghiệm họ phát hiện rằng các năng lượng tôi phát chứa đựng các trung hòa tử và nguyên tử rất mạnh. Dĩ nhiên, trong cuộc trắc nghiệm của họ, họ chỉ có thể đi xa được đến đó thôi, bởi vì họ không có dụng cụ cho các vật chất vi tế hơn nữa. Điều làm cho họ ngạc nhiên chính là năng lượng trường mà tôi phát ra được phân chia đồng đều và năng lượng có thể được định hướng. Trong sự nghiên cứu khoa học ngày nay, được biết là khi các vật chất nguyên tử được phóng ra, nó không có hướng nhất định và không ai biết nó sẽ đi tới đâu. Cũng như nó càng mạnh khi càng gần điểm phát ra vụ nổ và yếu hơn khi chư vị đi xa hơn; chất phóng xa gây độc hại cho mọi thứ trong phạm vi của nó. Rõ ràng khoa học hiện đại là không hoàn hảo, và mù quáng tin vào nó là gây nguy hại vô cùng cho nhân loại.
Tôi vừa giảng về sự sống của con người không chết theo với xác thân vật lý này, cho nên linh hồn của con người sẽ được thoát ly khi thân xác thịt trong không gian này chết đi. Nó có nguồn gốc từ một không gian khác, và chỉ nhập vào cái thân thể con người trong không gian này lúc sinh ra. Khi thân thể trong không gian này chết đi, linh hồn được thoát ly. Vì vậy, vòng luân hồi mà các tôn giáo giảng thực sự là đúng. Một sinh mệnh có thể tái sinh qua vòng luân hồi. Một người có thể liên tục tái sinh làm người, hay là tái sinh thành một vật, thành một con thú, hay ngay cả thành một sinh mệnh cao hơn, hay thành cái gì đó.
Phật Giáo giảng về khai mở Ngũ Thông; trong đó có, Thiên Nhãn Thông, Tuệ Nhãn Thông, Pháp Nhãn Thông và Phật Nhãn Thông. Khi Pháp Nhãn Thông của chư vị được khai mở, thế giới trước mắt chư vị không còn như thế nữa. Thế thì nó sẽ như thế nào? Chư vị sẽ phát hiện, cặp mắt của chư vị sẽ có thể trong tầng thứ của chư vị, nhìn xuyên qua bất cứ vật thể nào và còn quan sát được các vật chất vi tế hơn nữa. Và chư vị sẽ phát hiện rằng tất cả mọi vật đều là sinh linh. Khi những vật này nhận thấy rằng chư vị có thể nhìn thấy chúng, chúng sẽ liên lạc với chư vị, chúng dùng ngôn ngữ và tư tưởng để liên lạc với chư vị. Một số người thường có thể cảm thấy rằng không thể nào có, thật và vô lý. Tất nhiên, đây là vấn đề tu luyện, và chúng chỉ được giảng cho các học viên của Pháp Luân Đại Pháp. Tất cả chư vị là người tu luyện, và tôi cũng không giảng cho người thường; tôi cũng không thể tùy tiện giảng cho người thường những điều này. Nhiều người thường không tin chúng.
Cho nên, lúc ấy chư vị phát hiện rằng sinh mệnh của một vật thể có thể cũng đã từng là một con người trước đây; người ấy chết và tái sinh thành một vật thể. Tại điểm này tôi muốn giảng vài điều. Con người mang theo nghiệp cũng như đức theo với họ khi tái sinh. Vì đạo đức của con người ngày nay đã suy đồi, con người có ít và ít đức hơn và số lượng nghiệp thì lớn hơn bao giờ. Bởi vì các sinh mệnh tái sinh qua hình tượng của nhau, bây giờ khi chư vị nhìn, chư vị sẽ thấy là không phải chỉ con người thôi mà đến cả các vật thể cũng có nghiệp lực đen. Một sinh mệnh sẽ mang theo cái nghiệp này, khi nó tái sinh trong vòng luân hồi vì thế bất cứ vật thể nào cũng có thể có nghiệp, khiến cho người đó ngã bệnh. Trong không gian con người, nghiệp thể hiện như là một loại siêu vi trùng. Hiện nay nghiệp quá nhiều đến độ mà cái gì cũng có nghiệp. Cũng như chư vị biết, trong quá khứ khi một nông dân Trung Quốc bị đứt tay trong khi đang làm trong cánh đồng, người ấy quơ một nắm đất và đắp nó vào vết thương, không để ý thêm đến nó nữa. Và không lâu vết thương sẽ lành. Nhưng ngày nay chư vị không nên đụng đến đất. Với ngay cả chỉ đụng nhẹ một chút một người thường có thể bị nhiễm độc, làm cho vết thương thành mủ, người ấy ngay cả có thể chết vì bị uốn ván. Tại sao thế? Điều này cho thấy là ngày nay đất đã bị thấm đầy nghiệp. Cho nên, khi một người nhìn quả địa cầu này từ một không gian cao hơn, thấy nghiệp khắp nơi, lớp sóng này đến lớp sóng khác. Bởi vì mắt con người không thể thấy nó, cho nên con người nghĩ rằng tất cả đều bình thường.
Mọi người đều biết bệnh cúm, phải không? Trên căn bản, bệnh cúm bộc phát khi một cụm nghiệp có mật độ dầy bao trùm một nơi. Bệnh ung thư, bệnh liệt kháng (AIDS), và các bệnh như thế chính là các bệnh nghiệp độc nhắm vào một mục tiêu - ví dụ, bệnh liệt kháng (AIDS) thì nhắm vào chung chạ bừa bãi và đồng tính luyến ái - và các bệnh này là nghiệp có mật độ còn cao hơn nữa. Nói chung, nơi nào mà có nhiều nghiệp hơn thì người ta sẽ bị bệnh. Bệnh dịch bộc phát nơi nào mà nghiệp có mật độ cao, và nơi ấy bị đau khổ vì số lượng nghiệp to lớn do con người tạo ra.
Tại sao tôi giảng về điều này? Tôi nhìn thấy đạo đức con người đã trượt xuống kinh hoàng và nếu mà cứ tiếp tục như thế mãi, con người sẽ đối diện với hiểm nguy còn to lớn hơn nữa. Nếu chư thần trên thiên đàng không còn xem con người là con người nữa, thì nguy hiểm thực sự sẽ xẩy ra. Người hành xử như là người - có được hình dáng người không cần thiết là làm cho con người. Cuối cùng các con khỉ cũng có hình dáng tương tự người. Nếu con người không có những qui tắc và tiêu chuẩn cho đạo đức của người, chư thần sẽ không gọi họ là người và trong trường hợp đó con người đang trong tình trạng nguy hiểm trầm trọng. Đó là vì con người là được tạo ra cũng như được cai quản bởi các chư thần. Văn hóa đích thực của nhân loại xuất phát khi các chư thần muốn nó như thế. Khi con người đi lệch với qui tắc cho người chư thần hủy diệt họ. Tôi phát hiện rằng khi nhân loại bị cuốn đi theo các thứ hiện hành, họ không biết đã làm cho mọi việc tệ hơn, chính họ cũng xấu hơn, khiến cho xã hội bị hư hại. Và điểm nổi bật là họ đã làm cho đạo đức của nhân loại bị suy đồi. Thể hiện rõ ràng nhất hiện nay chính là văn hóa đã trở thành ma tính như thế nào, khiến nhân tính trở thành tà ác. Hậu quả là, tổ chức băng đảng, ghiền ma túy, buôn bán ma túy, chung chạ bừa bãi, đồng tính luyến ái lan tràn trong xã hội. Con người chìm đắm trong biển dối trá và vô vàn xấu xa. Đến tội phạm nồng cốt hiện nay cũng được tuyên dương. Có nhiều, nhiều thứ như thế này. Mọi người nghĩ lại đi: Điều này có bình thường không? Khái niệm con người đã thay đổi ra sao rồi! Và nó không giới hạn vào những điều này thôi. Hiện nay, ở tất cả tầng lớp trong xã hội, ma tính mạnh mẽ xuất hiện trong tâm con người. Tôi giảng Pháp này với mục đích là để giải thoát nhân loại ra khỏi cái nguy hiểm này và giúp cho họ được cứu độ qua tu luyện. Nếu chư vị có thể chân chánh tu luyện đến cuối cùng, thực sự tôi có thể giúp chư vị đạt đến Viên Mãn.
Mới đây tôi có nhắc đến vài hiện tượng trong xã hội. Hiện tại, không phải là tôi muốn làm gì cho xã hội; tôi không có ý đó. Tuy nhiên, Pháp này cứu độ con người, nó dạy con người trở thành tốt, và nó có thể thực sự cải biến tâm tính và bản chất căn bản của chư vị. Vì vậy, mặc dù có nhiều người không thực hành việc tu luyện, nhưng khi họ biết về các nguyên lý của Pháp này họ sẽ cố gắng trở thành người tốt. Khi con người nhận thức được điều gì độc hại họ sẽ chế ngự nếu họ trở thành xấu ác (vỗ tay), họ sẽ cố gắng trở thành người tốt. Đây có nghĩa là khi Chánh Pháp được truyền ra công chúng, nó chắc chắn sẽ mang lợi ích cho xã hội.
Qua bao nhiêu năm truyền Pháp, tôi đã giữ chắc một nguyên tắc sau: Tôi làm điều này vì vốn có trách nhiệm với con người và xã hội. Tôi chưa từng làm việc gì một cách liều lĩnh cả. Như chư vị biết, tôi phải đi xa đến tận Singapore để truyền Pháp, nhưng tôi không muốn lấy một xu nào của chư vị cả. Không lâu tôi sẽ ra đi và tôi chỉ để lại Pháp này cho chư vị. Có nhiều học viên hỏi tôi "Thưa Thầy, trong vũ trụ này có một cái lý gọi là: không mất, không được; để được ta phải mất; và trong khi mất, ta sẽ được". Nhưng khi Thầy cứu độ chúng tôi mà không đòi hỏi chúng tôi chi cả, ban cho chúng tôi rất nhiều thứ tốt; truyền Pháp cho chúng tôi, bảo hộ chúng tôi khi chúng tôi tu luyện, giúp chúng tôi tiêu trừ nghiệp, hạ nhập nhiều nhiều thứ trong thân thể của chúng tôi, và còn giải quyết vô số rắc rối cho chúng tôi tại các tầng thứ khác nhau bởi vì "tu là tùy vào chính mình, Công là tùy vào Sư Phụ" - thế thì Thầy muốn gì? Tôi nói rằng tôi không muốn cái gì cả. Tôi khác với chư vị, vì tôi đến đây đặc biệt để làm việc này. Nếu chư vị hỏi tôi muốn gì, tôi chỉ muốn nhìn thấy trái tim của chư vị, trái tim cho tu luyện và trái tim ước ao cầu thiện. (Vỗ tay)
Tôi đã chiếm quá nhiều thời giờ, phải vậy không? (Thầy cười) Nếu vẫn còn thời giờ tôi có thể giảng thêm nữa. Có nhiều, nhiều phương pháp tu Phật. Tất cả chư vị biết rằng Pháp Luân Công mà chư vị đang tập luyện là căn cứ vào giáo lý của Phật Gia, chỉ có là tôi không dùng ngôn từ mà Thích Ca Mâu Ni đã dùng trong quá khứ để giảng nó, và tôi cũng không thể làm như thế, vì ngôn ngữ ngày nay đã khác rồi. Vì vậy tôi chỉ có thể dùng ngôn ngữ hiện đại của con người để giảng Pháp và luyện công của chúng tôi. Pháp mà tôi truyền hôm nay thì khác với Phật Pháp mà Thích Ca Mâu Ni đã từng giảng ngày xưa kia. Tại sao thế? Là vì đường lối tu luyện mà tôi truyền cho người tu và những gì nhắm vào tu luyện là không phải những thứ của thời xưa. Có những tiêu chuẩn cao hơn cho người tu luyện về tâm tính và tầng thứ và Quả Vị cao hơn, bởi vì điều tôi giảng là Pháp căn bản tối cao của vũ trụ. Lời Thích Ca Mâu Ni giảng vào thời kỳ đó mang Phật tính, và đó có thể nói rằng chúng chỉ là Phật Pháp ở tầng thứ đó, dẫu vậy chúng không phải là Pháp căn bản, cũng không phải là chân lý tối thượng đã tạo ra vũ trụ. Chân lý tối thượng của vũ trụ là Chân Thiện Nhẫn. Tất cả vật chất như là thép, sắt, gỗ, đá, không khí, nước, đất và bao gồm cả các vật chất vi tế, từ yếu tố nguyên sơ của chúng cho đến các vật chất ở bề mặt - tất cả đều chứa đựng đặc tính Chân Thiện Nhẫn. Chân Thiện Nhẫn có trong tất cả sinh mệnh và tất cả vật chất trong toàn bộ vũ trụ, là đặc tính căn bản nhất của vũ trụ. Tôi giảng cho chư vị chân lý này một cách rõ ràng nhất bằng ngôn ngữ đơn giản nhất của thời hiện đại. Đại Pháp giống như một kim tự tháp, hướng trên đỉnh thì giản dị hơn và đi xuống dưới thì lớn hơn và phức tạp hơn. Vì thế mà nhân loại và các tầng thứ thấp hơn của vũ trụ thì phức tạp. Tại điểm cao nhất, đỉnh cao của Phật Pháp - Nó là Chân Thiện Nhẫn bao gồm cả ba chữ. Tất cả vật chất tối cao và các phần tử trong vũ trụ đều được tạo thành bởi Chân Thiện Nhẫn - linh hồn của vũ trụ, đặc tính của vũ trụ, là thực chất của Phật Pháp. Trong quá khứ đây là điều tối mật. Ngay cả nhiều sinh mệnh cao hơn cũng không biết nó. Chư vị cũng biết, mặc dù như chư vị biết tôi đã tiết lộ rất nhiều thiên cơ trong quyển sách của tôi, nhưng tôi cũng không tùy tiện tiết lộ ra. Nếu Lý Hồng Chí tùy tiện tiết lộ thiên cơ, và nói không mục đích, sau đó mọi người vui vẻ và chỉ có thế thôi, hay chư vị chỉ xem đó là kiến thức, mà chư vị nhận thêm thì tôi đang phá hoại luật trời ở đây. Nếu đúng là trường hợp đó, Lý Hồng Chí không thể đứng ở đây hôm nay và chính tôi cũng sẽ bị trừng phạt, và không một ai biết được ông đã ở đâu rồi. Trong khi truyền Pháp tôi vốn có trách nhiệm với mọi người vì vậy mà chư vị có thể tu luyện lên. Để thực hành việc này, tôi đã liên tục chịu trách nhiệm với con người, và thực sự có nhiều người đã tu luyện tốt. Nên nó chứng tỏ rằng điều tôi đang làm không phải là không có mục đích hay là việc làm sơ xuất trong một lúc hứng khởi mà thôi. Thực sự thì sự việc này đã được an bài từ xa xưa trong lịch sử, và sự sắp đặt toàn diện đã được làm từ lâu rồi. Hôm nay chư vị có thể ngồi đây và nghe Pháp và đó là vì chư vị có cái cơ duyên này, và thời cơ của chư vị đã đến. Không kể là chư vị đã tái sinh vào thế gian này bao nhiêu lần, hôm nay thời cơ của chư vị đã đến, đó là tại sao chư vị thọ được Pháp.
Mặc dù Phật Thích Ca Mâu Ni thực sự không nhìn thấy vũ trụ này lớn đến đâu, cũng như ở vi quan nó nhỏ đến thế nào, điều mà ông thực sự thấy được cũng khá vi quan rồi. Ông đã nhìn thấy trong một hạt cát là có ba ngàn đại thiên thế giới. "Ba ngàn đại thiên thế giới" có nghĩa là gì? Ví dụ trong giải ngân hà của chúng ta, Phật nhìn thấy ba ngàn thế giới của con người với cả trời và đất, và trong cảnh giới nơi mà Thần và Phật hiện diện cũng có xã hội giống như thế ở nơi con người hiện diện. Trong mỗi đại thiên thế giới đó thì có vô số sinh mệnh, cũng giống như hệ thống mà trong đó cũng có thần và người tồn tại. Phật nói rằng trong mỗi một hạt cát cũng có ba ngàn đại thiên thế giới như thế. Hãy nghĩ đi: Điều mà Thích Ca Mâu Ni giảng quá vi tế và quá vĩ đại. Đó chẳng phải là điều khó tưởng tượng là sự thật. Để tôi giảng rõ thêm về nó cho chư vị: Trái đất xoay quanh mặt trời, và các khoa học gia ngày nay đã phát hiện điện tử xoay quanh hạt nhân nguyên tử cùng một cách như vậy. Nó khác thế nào với việc quả địa cầu xoay quanh mặt trời? Đều giống nhau. Khi một điện tử phóng to lên đến kích thước của quả đất của chúng ta, chư vị sẽ thấy rằng có các sinh mệnh trên đó, bao nhiêu là sinh mệnh ở đó, và hình tượng của các sinh mệnh đó như thế nào. Ở tầng thứ vi quan hơn, cũng có các sinh mệnh vi quan hơn. Thích Ca Mâu Ni nói rằng trong một hạt cát có ba ngàn đại thiên thế giới. Nếu chúng ta theo cách này mà truy tìm xuống, theo lý thuyết mà Thích Ca Mâu Ni giảng, tức là có ba ngàn đại thiên thế giới trong một hạt cát, chẳng phải đúng là ba ngàn đại thiên thế giới trong một hạt cát, cũng giống như thế giới con người, có sông, suối, biển và đại dương hay sao? Thế thì sông, suối, biển và đại dương cũng có cát trong đó phải không? Và trong các hạt cát đó cũng có ba ngàn đại thiên thế giới phải không? Vì thế nếu mà thể theo cái lý luận này, chẳng là cát trong các hạt cát cũng chứa ba ngàn đại thiên thế giới? Tôi thấy là chúng quả nhiên không có cách nào đếm được, và các đại giác giả ở các tầng thứ còn cao hơn nữa, tất cả đều tin rằng sinh mệnh và vật chất trở nên vi tế đến nỗi không thấy tận cùng. Vi tế đến thế nào? Đến cả chư thần và Phật ở các tầng thứ cao cũng không thể nhìn thấy nguồn gốc của nó - nguồn gốc mà tạo ra vật chất. Từ khía cạnh này, khoa học của nhân loại chưa đạt tới tầng thứ mẫu giáo! Nó sẽ vĩnh viễn ở trong bóng tối, và nó không có thể được đưa ra so sánh với Phật Pháp. Khoa học hiện đại chỉ hiểu được hạt phân tử nhỏ như trung vi tử và quark. Khoa học hiện đại chỉ mới phát hiện được trung vi tử và quark, sự thực nó không có cách nào mà nhìn thấy chúng, vì nó không có kính hiển vi đủ mạnh. Đó là tại sao vừa mới đây tôi giảng về Thích Ca Mâu Ni không nhìn thấy nguồn gốc nguyên sơ của vật thể, cũng không thấy được vật chất lớn nhất trong vũ trụ. Cho nên ông tuyên bố " Nó lớn đến độ không có bên ngoài, và nó nhỏ đến độ mà không có bên trong." Nghĩa là, vũ trụ này lớn đến độ nó không có ranh giới, và nhỏ đến độ không có tận cùng cho dù vật chất nhỏ đến đâu đi nữa. Phật Như Lai cũng khá vĩ đại, và mặc dù ông có thể nhìn thấy xa đến thế này, ông cũng vẫn chưa có thể thấy đến tột cùng.
Đó có nghĩa là vũ trụ này bao la và rộng lớn, và vật chất cấu tạo thành nó là to lớn và phức tạp. Còn về nguồn gốc của vật chất, thì nó thực sự không còn có thể gọi là "vật chất" nữa. Mà là Pháp lực hay là đặc tính Chân Thiện Nhẫn tạo thành các yếu tố nguyên thủy cấu thành các vật chất nguyên sơ, và các thứ đó lần lượt, qua Chân Thiện Nhẫn cũng cấu kết thành lớp này đến lớp khác của các tầng thứ khác nhau của các vật chất, cho đến khi một lớp lớn hơn của vật chất được cấu tạo thành, cho tới tận chất trung vi tử, quark, hạt nhân, phân tử và cho đến vật chất bề mặt mà con người bây giờ hiểu được. Tất cả các vật chất đó hòa hợp với nhau trong đặc tính này, Chân Thiện Nhẫn. Vì vậy chân lý tối thượng của vũ trụ này là Chân Thiện Nhẫn, và là tinh hoa của Phật Pháp.
Nói về ba chữ này thì dễ, nhưng nếu Pháp này được trải rộng ra, nó thực sự khá lớn. Chân bao gồm nhiều, nhiều nguyên lý tại các tầng thứ khác nhau, cũng như Thiện và Nhẫn cũng gồm nhiều, nhiều nguyên lý tại các tầng thứ khác nhau. Ở tầng thứ người thường, Chân bao gồm nhân từ, chính trực, nghi thức, trí tuệ, tin cậy, và những nguyên lý khác của con người; Thiện ở tầng người thường gồm có cái tình, và tất cả đều là Pháp lý từ Đại Pháp căn bản chân chánh của vũ trụ - Chân Thiện Nhẫn.
Còn về tình, nếu nhân loại không có cái tình, con người sẽ ở trong một trong hai trạng thái: một là chai đá như người hành tinh hay là từ bi như thần. Con người là con người, chính vì họ có cái tình. Một người, vui hay buồn cũng vì cái tình này; một người thích hay không thích cái gì; quí vị buồn vì ai, hay thân thiện với ai khác; quí vị vui vẻ làm điều gì, hay quí vị muốn kiếm bao nhiêu tiền; hay quí vị muốn có một công việc làm tốt trong chánh phủ, sở thích của chư vị là nhắm vào tất cả những gì chư vị muốn làm... chư vị muốn làm cái này cái kia, tất cả những gì trong thế giới con người là ở trong cái tình. Và con người ngoan cố truy cầu mọi thứ chính vì bị thúc đẩy bởi cái tình này. Ở tầng thứ này của xã hội con người, Pháp tạo ra con người, và cõi giới người, và thiết lập trạng thái con người. Tu luyện chính là vấn đề tách ra khỏi cái trạng thái con người, bỏ đi các chấp trước mà do cái tính này thúc đẩy, dần dần chư vị qua tu luyện sẽ xem chúng nhẹ đi, và vì vậy từ từ chư vị đề cao lên. Có người nghĩ rằng không có cái tình thì cuộc đời sẽ trở nên buồn chán - không còn phim ảnh nữa, không thích thú để tìm bạn quyến rũ nữa, không còn thèm muốn thức ăn đậm đà nữa, nó thật là chán. Tôi nói với chư vị, từ quan điểm của một người thường thì nhìn thấy như thế. Nếu chư vị lên đến các cảnh giới cao hơn, chư vị sẽ phát hiện trạng thái đẹp đẽ của các cảnh giới đó, và chư vị sẽ khám phá ra là tất cả đều tốt hơn ở đây, nơi thế giới con người. Không lời nào có thể diễn tả được cái đẹp vô cùng của nó ở trên đó. Nhưng, nếu chư vị muốn thưởng thức cái đẹp đó, chư vị sẽ phải tách mình ra khỏi sự thúc đẩy của cái tình, những chấp trước bình thường về lợi ích của con người. Chỉ khi nào chư vị bỏ được các chấp trước của người thường thì chư vị mới đạt những gì tốt hơn.
Tất cả chư vị là học viên của tôi, cho nên khi chư vị tu luyện tôi có thể đặt các tiêu chuẩn rất cao cho chư vị. Khi chư vị hướng về tu luyện, trong thời gian hiện tại, chư vị không thể buông bỏ nhiều chấp trước con người, nhưng đừng lo lắng. Nếu như khi tôi hoàn tất việc giảng Pháp hôm nay, mỗi chư vị đều có thể đạt được tiêu chuẩn đã định, ngay lập tức chư vị sẽ thành Phật. (Vỗ tay) Nhưng trong các vị mới bắt đầu, nó khó cho mọi người làm được như thế. Tức thì buông bỏ tất cả những thứ của con người, thì không thể được. Mọi người cảm thấy thoải mái ngồi đây lắng nghe Pháp, và muốn nghe tôi giảng, vì đó là do năng lực mạnh mẽ của chánh pháp khởi tác dụng. Năng lượng của chánh pháp môn là từ bi, hài hòa và có thể đẩy đi và thanh trừng tất cả yếu tố xấu. Đó là tại sao mọi người cảm thấy thoải mái ngồi đây. Chư vị sẽ có khả năng làm tương tự khi chư vị tu đạt đến một tầng thứ nhất định sau này. Khởi đầu chư vị không có thể làm được vì vẫn còn quá nhiều chấp trước mà chư vị chưa buông bỏ được và chánh niệm của chư vị cũng chưa mạnh. Tất cả cái tình nơi người thường và mâu thuẫn xẩy ra từ lợi ích cá nhân mà chư vị gặp ở trong xã hội con người cũng vẫn còn quấy nhiễu chư vị một chút. Và thân thể của chư vị cảm thấy khó chịu hay là không ổn khi nghiệp lực của chư vị được tiêu trừ. Giữa những khổ nạn chư vị sẽ tự mình xử lý như thế nào? Nếu chư vị có thể hành xử để cho mình thăng tiến và không xử lý như người thường trước những sung đột, thì chư vị đang đề cao và tăng cường chánh niệm của chư vị. Khi ai đó đánh chư vị, nếu chư vị có thể nhớ rằng: "Tôi là người tu luyện, quý vị là người thường. Cho nên tôi sẽ không làm như thế.", thì chư vị đang đề cao. Nếu chư vị thật sự có thể không đánh trả khi bị đấm hay không chửi lại khi bị chửi thề, nếu khi người khác tranh cãi với chư vị để chiếm phần hơn, chư vị cũng xem nhẹ, dù rằng đó chỉ là sự khác biệt của một niệm, đối với người thường chư vị đã vượt xa cả ngàn dậm rồi. Tuy nhiên, nếu chư vị muốn đạt đến điểm này, chư vị phải kiên trì thăng tiến khi chư vị tu luyện trong giới người thường. Chư vị có thể nói rằng "Tôi muốn đạt đến điểm này ngay bây giờ", nhưng đó thực là khó. Chư vị phải bỏ đi các chấp trước qua kinh nghiệm và khảo nghiệm thực sự, và chỉ lúc ấy những gì chư vị đạt được qua tu luyện mới vững chắc.
Khoa học của con người vĩnh viễn không đạt đến cảnh giới của Phật. Tại sao? Bởi vì trí tuệ của con người là hạn hẹp và bị điều khiển bởi các sinh mệnh cao cấp. Tại sao? Bởi vì con người là do chư thần tạo ra, và chân lý của con người [so với chân lý các tầng cao hơn] thì đảo ngược. Phật là gì? Ngài là người bảo chứng cho tất cả chúng sinh ở tầng thứ của vị ấy, người bảo hộ tất cả chúng sinh, là hộ pháp của chân lý của vũ trụ. Hãy suy nghĩ: Con người có đủ loại tâm chấp trước: chấp trước về danh, lợi, tình, dục vọng và ganh tị, cho nên nếu mà họ được phép để tiến nhập vào cảnh giới của chư Phật, họ có thể bắt đầu gây sự với Phật. Làm sao mà được phép xảy ra? Cho nên trước khi đạt đến cảnh giới đó và vị trí đó, chư vị phải vứt đi các tâm chấp trước này trong khi đang ở giữa đám người thường đây. Hiện nay, có những vị sư còn nói với người thường, " Quí vị là một vị Phật! Quí vị vẫn niệm danh Phật, cho nên quí vị sẽ trở thành Phật khi cuộc đời này kết thúc dù quí vị không muốn thế". Đó là phỉ báng Phật và phỉ báng Pháp. Một vị sư là một con người và ngay cả những vị thực sự muốn tu luyện, thì cũng chỉ là người tu; nếu vị ấy không tu luyện tốt thì vị ấy cũng không là gì cả, cũng là một người thường. Nếu họ phạm tội trong lúc tu hành , thì tội lỗi họ phạm còn lớn hơn của người thường nữa, và đây gọi là "Phá hoại Phật pháp trong khi khoác áo Phật". Cho nên đừng mù quáng tin vào các vị sư mà không tu luyện chân chánh. Tu luyện chân chánh là tu cái tâm con người, và một người nếu không buông bỏ các tâm chấp trước của họ, thì vĩnh viễn không đạt đến cảnh giới đó được. Giả như, qua các phương thức khoa học và kỹ thuật mà con người đạt đến cảnh giới đó, thì galatic war, cosmic star wars sẽ thực sự bùng nổ. Làm sao mà một vị Phật có thể cho phép chư vị đạt được điều đó? Đó cũng chỉ là khoa học giả tưởng, và không bao giờ có thể là sự thật. Nếu nhân loại muốn lên được các tầng thứ cao hơn và biết về các sinh mệnh cao hơn - nếu chư vị muốn thành một sinh mệnh cao hơn, hay là chư vị thực sự muốn biết được chân lý của vũ trụ - cách duy nhất là qua tu luyện; chỉ có cách đó thôi. Cho nên tôi giảng cho chư vị rằng, trong xã hội người thường, bất kể thử thách nào chư vị gặp trong những ngày sắp tới - chúng là để quấy phá tâm tính của chư vị, có ai bực tức chư vị, ai lợi dụng chư vị, ai hiếp đáp chư vị, hay chư vị bị đau khổ dưới hình thức này hay hình thức khác, để tôi nói với chư vị, đó không hẳn là một chuyện xấu. Nếu chư vị thực sự muốn tu luyện, tôi nói với chư vị rằng, con đường đời của chư vị sẽ được an bài trở lại cho chư vị. Tại sao phải được an bài trở lại? Là vì con người có đời người của họ, và trước khi họ bước vào tu luyện thì tương lai của họ là của một người thường, và ai biết họ còn sống bao lâu. Có người sống lâu hơn người khác, nhưng không ai biết là khi nào những người như thế họ sẽ bị bệnh nặng, họ sẽ bị bệnh bao nhiêu năm. Làm thế nào để cho người như thế tu luyện đây? Hay có người có thể trải qua biến cố to lớn, và sự tình như thế sẽ khiến cho tu luyện không thể được. Tôi sẽ thanh lý con đường đời cho tất cả chư vị, dẹp sạch những thứ không tốt, an bài một con đường cho tu luyện. Tất nhiên, không thể tùy tiện làm điều này cho người thường; đó chỉ có thể làm được cho người tu luyện.
Thế thì, tại sao người tu luyện đặc biệt như thế? Nó là vì đời người không phải là để làm người. Cuộc đời của chư vị không phát xuất từ quả địa cầu này; cuộc đời này phát xuất từ các không gian cao hơn. Mục đích của đời người là để quay trở về, cho nên khi ý muốn tu luyện phát ra, nó sáng chói hơn vàng và chư Phật khắp mười phương đều thấy nó. Khi một người có ý niệm đó - ý nguyện muốn tu - thì trân quý vô cùng. Tùy tiện mà làm điều gì cho người thường là không được, bởi vì thông thường người thường trong các đời trước họ đã không làm điều tốt, họ phải hoàn trả lại nó trong đời này. Giả như chư vị tùy tiện tiêu trừ nghiệp của họ và loại đi tất cả khổ nạn của họ, đó có nghĩa là con người có thể làm điều xấu mà được miễn tội; cũng có nghĩa là phá hoại nguyên lý Phật và phá hoại luật trời. Làm sao mà có thể được phép làm như thế? Không có được. Phật, Đạo, Thần tất cả là đang bảo vệ nguyên lý của vũ trụ và đang làm những việc để bảo hộ cho Pháp lý, Chân Thiện Nhẫn. Đó là tại sao tôi nói, khi chư vị - người tu luyện - chịu đựng đau khổ, hay khi gặp khổ nạn thì chư vị sẽ được bốn điều. Khi người khác hiếp đáp chư vị, khi họ lợi dụng chư vị, hay là khi đoạt lấy lợi ích của chư vị, họ sẽ trả lại bằng đức và những [thứ này] sẽ được chuyển hóa thành lợi ích tốt hơn. Và trong khi chư vị chịu đựng đau khổ, chư vị là người bị mất, chư vị là người chịu đựng đau khổ, cho nên nghiệp trong thân thể của chư vị sẽ được chuyển hóa thành đức. Số lượng đau khổ tương đương với số lượng [chất] được chuyển hóa. Cũng vậy, chư vị là người tu luyện, và chư vị không xử lý các mâu thuẫn bằng cách người khác làm. Trong tim chư vị, chư vị không xem rắc rối theo cách mà người khác làm, vì thế mà Công của chư vị sẽ tăng. Tại sao thế? Đó là vì tâm tính của chư vị đã đề cao. Tâm tính của chư vị cao bao nhiêu thì Công của chư vị cao bấy nhiêu, đó là chân lý tuyệt đối. Nó không thể được là: Công của chư vị đã tăng cao hơn mặc dù tâm tính của chư vị chưa đề cao, bởi vì Pháp này của vũ trụ điều khiển tất cả sinh mệnh. Tất cả vật chất trong vũ trụ này là sinh linh, và chúng đều là do Chân Thiện Nhẫn tạo ra. Cho nên chúng cũng đang khống chế con người, và khi chư vị không đủ tiêu chuẩn, tất cả yếu tố đó sẽ cản trở không cho chư vị đi lên cao. Nó giống như cái lý mà tôi đã giảng một lần: Nếu mà liệng một cái chai chứa đầy đồ dơ bẩn xuống nước, "tõm" - nó chìm thẳng xuống tới đáy. Đổ chất dơ ra một chút thì nó sẽ nổi lên một chút; đổ ra thêm một chút nữa thì nó sẽ nổi lên thêm một chút. Đổ tất cả chất dơ ra hết thì nó không chìm xuống nữa, ngay cả nếu chư vị nhấn nó xuống, nó sẽ nổi lên trên mặt nước và đó là nơi mà đúng cho nó ở. Nếu chư vị chân chánh tu luyện, thì cũng giống như đổ chất bẩn ra: mức độ mà chư vị tẩy sạch ra bao nhiêu là chỉ định chư vị tu luyện được tới đâu. Tác dụng là như thế.
Có rất nhiều điều mà tôi muốn giảng. Bởi vì tôi thực sự mong muốn để giúp mọi người hiểu được Pháp nhiều hơn, tôi muốn giảng cho mọi người rất nhiều điều một khi tôi bắt đầu. Tất nhiên, tôi không thể giảng tất cả những gì tôi muốn vì thời gian có hạn. Quyển sách Chuyển Pháp Luân bao gồm các tài liệu của nhiều khóa giảng mà tôi đã dạy khi tôi truyền công ở Trung Quốc. Tôi phối hợp tất cả vào trong một quyển sách này và chính cá nhân tôi hiệu chỉnh trước khi được phát hành. Cho nên đây là Pháp chỉ đạo cho sự tu luyện một cách có hệ thống. Hiện tại các băng ghi âm và các băng thu hình những bài giảng của tôi đã có rồi, cho nên chư vị có thể bổ túc cho sự luyện công của mình, bằng cách xem và nghe nó.
Hơn nữa, tôi muốn nói cho tất cả chư vị biết, là tôi đã truyền tất cả uy lực của Phật Pháp và nhiều loại công năng của tôi vào trong quyển sách này, vào trong Pháp này. Dù là băng hình, băng thu âm, hay là sách, khi chư vị còn xem nó, nghe nó, hay đọc nó, chư vị sẽ trải qua những sự cải biến. Khi chư vị còn đọc sách, bệnh của chư vị sẽ được trừ khử. Khi chư vị còn tu luyện, thân thể của chư vị sẽ đi qua những thay đổi từ căn bản. Khi chư vị còn kiên trì tu luyện, chư vị sẽ xuất công năng và chư vị sẽ nhìn, nghe và cảm nhận được phúc lành bao la của Đại Pháp. Nếu chư vị là một người tu luyện chân chánh, tôi sẽ cho chư vị tất cả uy lực của Phật Pháp. Khi chư vị còn tu luyện, chư vị sẽ đạt được tất cả. Dĩ nhiên, nếu chư vị không tu luyện, chư vị sẽ không đạt được những thứ đó.
Ẩn nghĩa trong cuốn sách thì thâm sâu, và sẽ không tự thể hiện ra qua lần đọc đầu tiên. Khi đòi hỏi chư vị phải tu luyện từng bước một, từ khởi điểm, tại tầng thứ của người thường này, thì có Pháp tại tầng thứ này chỉ đạo sự tu luyện của chư vị. Nhưng khi chư vị đã đề cao trong tu luyện rồi, nếu vẫn cùng một [nguyên] lý đó mà tiếp tục được dùng để chỉ đạo chư vị tu luyện thì không có tác dụng. Ví dụ, khi chư vị vào trung học mà dùng sách giáo khoa tiểu học, thì chư vị cũng vẫn là học sinh tiểu học. Khi chư vị đi vào đại học và chư vị cũng vẫn còn dùng sách giáo khoa của tiểu học, thì chư vị cũng vẫn còn là học sinh tiểu học. Đây có nghĩa là khi chư vị đạt đến một tầng thứ nhất định qua tu luyện, Pháp tại tầng thứ đặc định đó sẽ tự thể hiện ra như sự chỉ đạo của chư vị. Chỉ có cách này thì chư vị mới có thể tu luyện lên cao được. Trong quyển sách Chuyển Pháp Luân, tôi đã bao gồm các Pháp lý nối tiếp từ cảnh giới người thường lên hết đến cảnh giới cao nhất trong vũ trụ. Pháp lý của tất cả tầng thứ đã được truyền vào trong sách này, mặc dù chúng không thể hiện ra ở bên ngoài. Đọc qua lần đầu thì sách thể hiện là làm sao để thành một người tốt. Khi chư vị đọc nó qua lần thứ nhì, chư vị sẽ phát hiện là nó không phải là như thế nữa. Và đọc qua lần thứ ba, chư vị sẽ nhận ra nó là một quyển sách về tu luyện chân chánh. Khi chư vị tiếp tục đọc nó, chư vị sẽ thấy nó là một quyển sách siêu phàm. Cũng cùng một câu, mà chư vị có các hiểu biết khác nhau, có các diễn giải khác nhau tại các tầng thứ khác nhau và trong các cảnh giới khác nhau. Các ẩn nghĩa truyền vào trong sách là lớn khủng khiếp. Hiện tại có nhiều, nhiều người đang đọc sách, một số thì đã đọc hơn cả trăm lần rồi và vẫn còn tiếp tục đọc sách. Ngay cả nếu chư vị đã đọc nó mười ngàn lần rồi, chư vị sẽ không cảm thấy là không có gì trong đó mà đáng để đọc cả. Trái lại, chư vị vẫn sẽ thấy là có vô số điều mà trước đó chư vị chưa nhận thức ra, và chư vị sẽ vẫn có nhiều, nhiều hiểu biết mới. Đó là tại sao sách này quý giá vô cùng. Tôi không thể đề cập đến tất cả khía cạnh cho chư vị tại đây. Nếu chư vị có thể tu luyện được, tôi nghĩ chư vị nên tiếp tục học nó [sách] một cách nghiêm chỉnh và đọc đi đọc lại nó nhiều lần. Khi đó chư vị sẽ đạt được tất cả. Tất cả các câu hỏi mà chư vị có khi đọc lần đầu sẽ được trả lời trong lần đọc thứ hai. Sau đó chư vị sẽ có các câu hỏi mới, nhưng khi chư vị đọc nó lần thứ ba tất cả câu hỏi đó sẽ lại được trả lời. Sau đó chư vị tiếp tục đọc nó, chư vị sẽ có những câu hỏi ở các tầng thứ cao hơn, và khi chư vị vẫn không ngừng đọc nó, tất cả các câu hỏi của chư vị sẽ được giải thích và trả lời.
Tôi không biết những gì tôi giảng có đúng ý chư vị không. (Vỗ tay) Tôi thiết tha mong muốn chư vị tiến lên trong tu luyện, cho nên tôi đã giảng những điều ở các tầng thứ cao hơn. Nếu có gì không thích hợp, chư vị có thể nêu ra. Cám ơn tất cả chư vị. (Tiếng vỗ tay thật dài)
Dịch ngày 25 tháng 6 năm 2007; Ðể chỉnh nghĩa đúng hơn, bản dịch có thể được hiệu chỉnh lại trong tương lai.
http://www.falundafa.org/book/eng/singapore1996.htm
www.thuviendaiphap.com
Giảng Pháp Đầu Tiên Tại Mỹ Quốc
Tại Vùng Vịnh San Francisco
Lý Hồng Chí, Ngày 5 tháng 10 năm 1996
Bản dịch từ tiếng Anh (Bản Thảo)
Tôi sẽ ngồi đây để mọi người có thể thấy tôi. (Vỗ tay)
Từ xa xôi nhiều người đã vội vã đến đây và lái xe từ sáng sớm hôm nay. Tôi biết hiện nay ở đây có nhiều người đang tu luyện và tôi cũng muốn đến Mỹ Quốc để xem. Vì nhiều lý do khác nhau mà tôi không có cơ hội đến đây. Lần này tôi có thể gặp chư vị và đây cũng là vì nhân duyên. Học được công pháp này cũng là vì nhân duyên. (Vỗ tay) Tôi dự định đi giảng ở Houston [Texas, Mỹ Quốc] để gặp thêm nhiều người nữa ở Mỹ Quốc, trên đường đi tôi ghé ngang đây để gặp chư vị trước. (Vỗ tay)
Kiến thức của chư vị về pháp môn này và về Pháp này thì khác nhau, hiểu biết của chư vị cũng thế. Nhưng dù là trường hợp nào, bởi vì điều mà tôi truyền là một môn tu luyện của Phật Gia, nên tôi sẽ dùng một số danh từ của Phật Gia: thọ được Pháp chính là vì nhân duyên. Bây giờ chư vị không biết nó trân quý thế nào. Khi chư vị nhận ra rằng nó trân quý, chư vị sẽ cảm thấy là may mắn nhất. Thật ra, các nguyên lý này và những điều chỉ đạo con người tu luyện mà tôi giảng chưa có ai từng giảng ra công chúng từ hơn hằng trăm hay hằng ngàn năm qua, đến cả từ các niên đại xa xưa. Trong toàn lịch sử chưa có ai giảng về những điều này. Khi chúng tôi nói về tu luyện, chư vị sẽ nghĩ đến nhiều người tu luyện trong quá khứ trong môi trường đặc thù ở Trung Quốc. Thật ra thì những người tu luyện đó vẫn còn đó, và có rất nhiều người tu luyện rải rác khắp nơi trên toàn thế giới. Luôn vẫn có người tu luyện những nơi vắng người và tất cả những người này cũng khá già rồi. Vì để tránh xa thế tục và không liên hệ với người thường, cho nên người thường không biết về họ.
Khoa học và kỹ thuật hiện đại đang phát triển, và khi con người càng chú trọng vào những điều thực tại, thì lịch sử chân chính của con người và những điều chân thật đang dần dần bị loại bỏ qua một bên. Trong thời hiện đại, mỗi khi người ta nói về những điều này, luôn luôn dường như là họ nói chuyện hoang đường, nhưng trên thực tế thì họ không nói thế. Tại sao các tôn giáo chính thống và nhiều truyền thuyết cổ xưa đã tồn tại hằng bao nhiêu ngàn năm mà không suy? Phải có lý do. Trong xã hội nhân loại bình thường, có rất nhiều rất nhiều hiện tượng không giải thích được - và chúng ta gặp, nghe về chúng, hay chính mình tự cảm thấy - và cũng không thể giải thích chúng theo cách nghĩ hay giảng theo lý thuyết của khoa học ngày nay. Đây chính là vì khoa học không phát triển đủ, cũng không đạt đến mức độ phát triển cao của nó. Thật ra, tôi nó rằng những điều đó tất cả đều tồn tại. Chỉ có là con người ngày nay quá tin tưởng vào khoa học, một khoa học mà không tiến bộ cho lắm, vì thế mà không thể đột phá không gian này với khoa học để nhìn thấy sự thật.
Khoa học và kỹ thuật ngày nay, mặc dù con người nghĩ rằng họ khá phát triển, trên thực tế so với chân lý của vũ trụ thì phát hiện rằng họ thiếu phát triển. Con người nghĩ rằng máy điện toàn rất là tiến bộ, nhưng dù nó có phát triển thế nào, thật ra cũng không so sánh được với não bộ của con người; não bộ của con người luôn sẽ là một bí mật đối với con người. Trong tương lai, nhiều người qua chính mính học Pháp và chính mình tu luyện mà khai công khai ngộ, hay Viên Mãn, đến lúc ấy thì sự hiểu biết của họ về sinh mệnh, về vũ trụ và về vật chất sẽ xuyên thấu qua các tầng nhỏ và các tầng bao la rộng lớn.
Cũng như chư vị biết, khi nói về vật chất, thì các lạp tử vi quan mà cấu thành lớp phân tử lớn hơn, tiếp đó lớp lạp tử lớn hơn lại cấu thành lớp phân tử lớn hơn nữa, cho đến khi hình thành bề mặt vật chất. Nó cũng giống như chất nơ-tri-nô cấu thành hạt quark, rồi thành hạt nhân, rồi thành nguyên tử. Lớp vật chất mà cấu thành phần bề ngoài nhất của con người - là các phân tử ở bên ngoài - là do đủ loại vật chất vi tế hơn cấu thành. Các khoa học gia ngày nay chỉ biết về cấu kết của các phân tử vi tế - phần nhỏ nhất mà có thể nhìn thấy qua kính hiển vi. Họ biết về sự hiện hữu của phân tử, sự hiện hữu của nguyên tử, v...v, và đến tận nơ-tri-nô; xâu hơn nữa thì họ không thấy rõ, dùng dụng cụ cũng thế. Nếu có một kính hiển vi mà có đủ sức mạnh để trác định cả một vùng bán kính to và nếu những gì nhìn thấy được không phải là phân tử hay vài phân tử, thay vào đó mà là một lớp do các hạt tử vi quan cấu thành, thì có nghĩa là nhân loại đã nhìn thấy các không gian khác. Bao nhiêu niên đại mà con người cũng vẫn chưa thoát ra khỏi các vòng khuôn tư tưởng này, họ chỉ chú tâm quan sát vào một hạt tử hay vài điểm của các hạt tử vi tế. Họ chưa vượt qua khỏi cái khái niệm theo thói quen và liên kết chúng vào để nhìn thấy toàn bộ của tầng lớp hạt tử vi tế như thế nào. Đó là những gì mà chúng tôi gọi là các không gian khác. Giản dị như thế. Hiện tại những điều này chưa được đột phá ra; kỹ thuật hiện đại chưa đạt đến tầng thứ đó.
Vừa qua tôi đã dùng tư tưởng và ngôn ngữ của nhân loại hiện đại mà giảng về những điều này, và đây là những điều mà nhân loại muốn biết nhưng không được phép biết. Chưa có ai đã từng tiết lộ chân lý của vũ trụ cho nhân loại, và trong quá khứ nhân loại cũng không được phép biết. Nguyên nhân là vì, thể theo luật của thiên đàng, nhân loại từ các thiên giới tại các tầng thứ rất cao đã liên tục rơi xuống nơi xã hội người thường này. Nói một cách khác, họ đã rơi xuống quả địa cầu. Trong giới tu luyện, thuyết tiến hóa của Darwin không được thừa nhận bởi vì nhân loại không phải tiến hóa từ loài khỉ vượn. Thật ra, điều mà các sinh mệnh cao hơn nhìn thấy thật sự từ cơ bản thì khác hẳn. Những gì mà khoa học theo lối kinh nghiệm hiểu ra hiện nay, mà họ cho là đúng, đã tạo ra giả tượng mà nhân loại không dám vạch trần ra. Con người dường như đã đạt được một số lợi ích thực tại và đạt được một số kiến thức khoa học từ kết quả của các lý thuyết kém cỏi này, nhưng trên thực tế thì tất cả là phá hoại nhân loại, phá hoại sinh mệnh, phá hoại vũ trụ, và vĩnh viễn không mang được điều gì để cho phép nhân loại thăng hoa. Vậy mà cũng có một số người còn bảo trì cái gọi là học thức hóa và kiến thức vì quyền hành của họ, họ còn bảo vệ những thứ này để nó không bị lật đổ, chận đứng người khác hiểu biết cao hơn. Cho nên, những gì mà nhân loại biết là sai, nhưng vì xúc cảm mà họ bảo hộ những hành vi không lý trí đó. Còn về chân lý của vũ trụ, con người tự mình phong kính chính mình khỏi chân lý của vũ trụ. Tu luyện giúp một người thật sự đề cao và người tu luyện có khả năng nhìn thấy và tiếp xúc được với chân lý về sinh mệnh và vũ trụ.
Vì nhân loại ngày nay đã bị khoa học hiện đại niêm phong thật kín, các chân lý này đều là "mê tín" đối với họ. Nhưng đến cả những gì gọi là mê tín, một khoa học gia, hay một người có trí tuệ thì nên tự mình điều tra những điều này để xem tại sao những điều như thế là mê tín và tại sao người ta mê tín; tuy thế hiện tại hầu hết không ai dám đụng chạm đến những. Tôi nghĩ rằng hoàn cảnh ở Mỹ thì tốt hơn, bởi vì ở đây tư tưởng của con người không bị giới hạn cho lắm. Cũng nói là, cái gông cùm do khoa học hiện đại theo lối kinh nghiệm tạo ta, đã khiến cho nhân loại phong kín tư tưởng của chính mình. Cho nên rất khó mà biết được sự thật về sinh mệnh, về vũ trụ, và về vật chất.
Một người có thể nhìn thấy được chân lý trong vũ trụ qua tu luyện, nhất là với Phật Pháp. Nhưng hiện tại con người chỉ tin vào khoa học hiện đại, nghĩ rằng tất cả những điều đó là thuộc về tín ngưỡng hay là tôn giáo chứ không phải là khoa học. Nhưng trên thực tế đó là cách duy nhất mà con người hiểu được vũ trụ. Chư vị cũng biết, chính ông Einstein lúc tuổi già cũng vào tin tôn giáo. Nhiều người dưòng như họ khá thành công trong khoa học rốt cuộc cũng quay về với tôn giáo. Họ phát hiện rằng các nguyên lý giảng trong tôn giáo là các chân lý cao hơn. Hiểu biết của con người là giới hạn và khi những gì vượt qua cái kiến thức giới hạn này, thì khoa học sẽ bất lực. Mặt khác Phật Pháp giải thích được tất cả hiện tượng trong vũ trụ. Những người đó đã phát hiện những gì chư thần giảng dạy là khoa học cao hơn, vì thế mà họ quay về với tôn giáo.
Tất nhiên, tôi dùng hình thức khí công để truyền Pháp này, trên thực tế những gì bao gồm trong đó là rất to. Đây là những điều mà trong lịch sử chưa có ai từng giảng, tuy thế tôi lại tiết lộ ra cho chư vị. Nếu chư vị có thể chuyên tâm mà đọc sách Chuyển Pháp Luân, chư vị sẽ phát hiện là nó trân quý vô cùng. Có nhiều và rất nhiều bí mật tiết lộ ra trong đó, đến cả chỉ đọc sơ qua thật nhanh cũng mang lợi ích rất nhiều cho người đọc. Nói chung, người này [đã đọc sách] sẽ biết làm một con người tốt là sao. Tuy nhiên, người không muốn tu luyện sẽ không nhìn thấy nội hàm của sách Chuyển Pháp Luân hay các chân lý cao hơn. Nhưng những gì bên trong quyển sách này thì rất là to lớn và có thể giúp một người tu luyện đến Viên Mãn. Và còn hơn đạt Viên Mãn nữa - nó cho phép một sinh mệnh thăng hoa đến cảnh giới còn cao hơn nữa.
Cũng như chư vị biết, tu luyện là khác với giữ gìn sức khoẻ. Nếu tôi muốn truyền pháp môn này cho chư vị chỉ là để giữ gìn sức khoẻ, thì tôi sẽ không truyền một Pháp to lớn như thế. Tôi làm chính là vì tôi muốn tất cả chư vị đắc được Pháp này, là truyền các chân lý của vũ trụ này cho chư vị, là giúp chư vị tu luyện và cải thiện chính mình để chư vị đạt đến các tầng thứ cao hơn và có thể thăng hoa lên được. Nếu trong tiến trình tu luyện, chư vị làm được những gì tôi đề ra, thì sách này sẽ chỉ đạo chư vị đạt được mục tiêu đó. Còn người mà không muốn tu luyện sẽ không thấy được tất cả điều này. Tại sao họ không thấy được? Thường thì khi một người đọc sách lần thứ nhất, họ sẽ phát hiện là sách giảng về các nguyên lý làm người tốt là sao. Khi họ đọc lần thứ hai thì không còn giống nữa; lúc ấy họ sẽ phát hiện rằng đây là một quyển sách về tu luyện. Khi họ đọc đến lần thứ ba - khi thật sự có thể đọc sách 3 lần liên tiếp - sau đó có lẽ họ sẽ không muốn bỏ sách xuống. Họ sẽ cầm sách và đọc mỗi khi họ có thì giờ, và họ phát hiện đây là một quyển sách siêu phàm.
Chư vị cũng biết rằng văn phạm và cấu trúc ngôn ngữ trong sách, nhìn từ quan điểm văn học thì không hẳn theo tiêu chuẩn. Bởi vì ngôn ngữ tiêu chuẩn ngày nay không bao gồm hàm nghĩa thâm sâu được, tôi sữa nó đi và không hoàn toàn dạy theo tiêu chuẩn của văn phạm hiện đại. Hơn nữa, tôi còn dùng khá nhiều tiếng địa phương, bởi vì ngôn ngữ theo tiêu chuẩn hay các danh từ theo tiêu chuẩn thiếu khả năng giải thích những điều tôi giảng một các xâu xa; còn có nhiều danh từ tôn giáo và danh từ dân tộc từ Trung Quốc cổ xưa về tu luyện nữa. Cho nên để truyền Đại Pháp này, tôi đã dùng ngôn ngữ thông dụng nhất, ngôn ngữ bình dân nhất và giản dị nhất. Những ai có học thức và không có học thức, cả hai cũng đều hiểu được, và cả hai cũng tu luyện được. Nhưng những gì trong sách thì rất là rất là cao thâm.
Chư vị nên biết rằng đây là về tu luyện. Nếu tôi dạy khí công để giữ gìn sức khỏe, thì chỉ dạy về khí công chỉnh lại cách thở và làm cho tâm tĩnh lặng là được rồi; dùng những cách thức đó với mục đích giữ gìn sức khỏe. Nhưng nếu một người muốn tu luyện lên các tầng thứ cao hơn, thì những thứ đó là vô dụng, bởi vì chúng không thể chỉ đạo con người tu luyện lên các tầng thứ cao hơn. Cũng giống như đi học; nếu chư vị muốn vào đại học thì chư vị cần có kinh nghiệm trong trường tiểu học, trung học cấp nhỏ, trung học cấp cao làm căn bản. Chư vị dùng sách trung học cấp nhỏ để học trung học cấp nhỏ; khi chư vị vào trung học cấp cao, chư vị phải dùng sách trung học cấp cao; cuối cùng khi chư vị vào đại học chư vị học chương trình đại học. Nếu chư vị dùng sách tiểu học trong đại học thì chư vị cũng vẫn còn là học sinh tiểu học. Đó là vì chư vị không học những gì của đại học, và khi chư vị chưa học Pháp cao hơn thì chư vị không thể tu lên cao. Có nghĩa là để chỉ đạo chư vị tu luyện lên các tầng thứ cao, thì cần phải có các nguyên lý cao hơn chỉ đạo.
Sách Chuyển Pháp Luân có nội hàm của tầng thứ cao như thế, nhưng nó không hiển nhiên đối với người mà chỉ nhìn quyển sách này từ bề ngoài. Cũng cùng một câu, chỉ sau khi chư vị đề cao rồi, thì khi chư đọc sách chư vị mới phát hiện rằng câu đó có hàm nghĩa khác với lần trước, và đó là nội hàm tại tầng thứ khác rồi. Nhất định là như thế. Không có sách nào làm được như vậy, bởi vì không có sách nào là sách tu luyện cả và các sách đó chỉ giới hạn trong các lý thuyết của người thường. Tuy thế Pháp này thì vượt hẳn các lý thuyết của người thường, cho nên nội hàm là vĩ đại. Dù sao thì cũng là về tu luyện. Phật Giáo gọi là "Tu là tu từ người thường." ở đây tôi gọi là "Thế Gian Pháp tu luyện", cũng được gọi là "tu thân" người. Trong giai đoạn này, mọi mặt của con người đều phải được hoàn thiện. Trong quá khứ dường như những gì đã được ghi vào sách tu luyện đều là về tu thân, dù rằng nó không rõ nhưng cũng đã giảng về những điều này.
Nếu một quyển sách chỉ đạo chư vị chỉ trong Thế Gian Pháp tu luyện, thì chư vị không thể tu vượt ra ngoài Tam Giới. Cho nên quyển sách đó phải bao hàm các nguyên lý về tu thân người cùng với các nguyên lý của các tầng thứ khác nhau của Tam giới, cho đến các nguyên lý vượt ra ngoài Tam Giới. Người tu luyện chỉ có thể tu luyện đến một tầng thứ đặc định với sự chỉ đạo của các nguyên lý của tầng thứ đó, và chỉ khi nào có các nguyên lý chỉ đạo cao hơn thì chư vị mới tu luyện đến các tầng thứ cao hơn. Nói một cách khác, chính là phải có các nguyên lý vượt ra ngoài Tam Giới chỉ đạo trước khi chư vị có thể tu lên các tầng thứ ở ngoài Tam Giới. Cũng giống như tôi nói về đi học. Nếu chư vị không có nội hàm bao rộng chỉ đạo, chư vị không thể tu luyện được - ý tôi giảng là thế. Pháp mà tôi đang truyền hôm nay thì khác với những gì các thầy khí công truyền, bởi vì những thầy khí công đó chỉ dạy người ta những gì liên hệ về chữa bệnh khoẻ thân. Ở đây tôi không nói là tầng thứ của các thầy khí công đó không cao, hay nói rằng họ không tốt, v...v. Ý của tôi không phải thế. Tôi nói rằng chưa có ai đã từng làm sự việc này. Tôi biết hiện nay chỉ có một mình tôi làm. Chư vị đã đọc sách và nhiều người cũng đã biết tôi đang làm gì. Dù là ở Trung Quốc hay trên toàn thế giới, không ai làm sự việc này cả, bởi vì đây không phải là một chuyện nhỏ. Đây là dẫn con người lên các tầng thứ cao hơn, vì thế khi sự việc này bắt đầu, những vấn đề dính líu rất là to lớn.
Truyền Pháp chân chính là khó làm. Chư vị cũng biết, Thời ấy Chúa Jê-su bị đóng đinh vào thập tự giá vì đã truyền Pháp chân chính. Còn Đức Thích Ca Mâu Ni, nhận thấy không có cách nào khác hơn, đã chọn Niết Bàn. Trong xã hội người thường, có rất nhiều khái niệm và nhiều thế lực con người - cùng với thế lực tôn giáo và rất nhiều rất nhiều các nhân tố khác nữa - những thứ đó đã hình thành môi trường tương ứng của nó. Các nhân tố đó bao hàm chính diện lẫn cả tà diện trong đó, và bên tà diện là lực lượng tà ác. Trong xã hội con người, cái gì cũng bao gồm cái tà trong đó, và cái gì tà thì có thể hại người, khống chế người, công kích người, và ngăn chận con người dùng quyền hành chính trị hay các phương thức khác. Cho nên truyền Pháp chân chính là khó nhất. Trớ trêu thay, khi người xấu truyền những môn tà thì không ai đụng chạm đến họ.
Trong tầm nhìn của một vị Phật, tất cả sinh mệnh là đang đau khổ. Chúa Jê-su giảng rằng: không những chỉ thương bè bạn, mà còn phải thương kẻ thù của mình. Các vị ấy từ bi đối với tất cả sinh mệnh, bởi vì họ cứu độ con người thế gian. Thế thì, là một người tu luyện, nếu trong tiến trình tu luyện cá nhân chư vị không thương được người thường mà đã từng công kích chư vị, thì chư vị không thành Phật được. Sự thật là thế, bởi vì người tu luyện là phải từ bi. Từ bi có nghĩa là gạt bỏ đi tất cả những gì trong quá khứ và gạt bỏ những đau khổ của người thường, tức là không dính mắc vào bất cứ điều gì có liên hệ với người thường, không truy cầu danh lợi của người thường, buông bỏ chấp trước của con người. Có nghĩa là xem nhẹ tất cả những gì liên hệ với người thường trong khi chư vị tu luyện, thoát ly được khỏi những thứ đó là cách như thế.
Tất nhiên, các yêu cầu mà tôi đề ra ở đây có thể hơi cao hơn bình thường một chút, bởi vì điều tôi truyền không phải là khí công bình thường mà chư vị tìm nơi người thường. Đây là tu luyện chân chính, mặc dù nó không tách rời khí công. Tại sao thế? Bởi vì tại một tầng thứ cao, khí công là tu luyện, chắc chắn là thế. Chỉ có là các môn khí công mà đã được truyền trong xã hội, tất cả đều là tu luyện của tầng thứ thấp nhất - mục đích là để trừ bệnh khỏe thân, không gì khác hơn. Điều tôi truyền là thử thách vô cùng to lớn, cho nên không phải trong một phút nhiệt tình mà suy ra và làm được.
Khi tôi nói là nó rất khó khăn, tôi nói với chư vị rằng rất khó cho tôi truyền và rất khó cho chư vị đắc được nó. Nhiều người trong chư vị ngồi đây là vì duyên phận, có thể là duyên phận rất to. Một số người có thể nghĩ rằng không có gì xẩy ra ở đây là bình thường [chư vị có thể nghĩ,] "Tôi tình cờ nhìn thấy quyển sách này," "Tôi tình cờ học Pháp này," Tôi tình cờ biết có người tập công này," hay "Tự nhiên tôi bắt đầu học công này sau khi một người bạn giới thiệu cho tôi." Vì xã hội người thường ở trong trạng thái mê, không phải như thể là các vị thần đột nhiên bay trên đầu chư vị và bảo chư vị đến học Pháp này. Không phải thế, bởi vì làm thế thì sẽ phá vở cái mê ão này trong xã hội người thường. Mê ão bị phá vở rồi, còn gì mà ngộ, nên cũng khó mà tu luyện. Đó là tại sao dường như nhiều người vô tình mà gặp, trên thực tế thì không hẳn là tình cờ.
Khi tôi nói với các học viên ở Trung Quốc, tôi bảo rằng nhiều người không nhận ra điều này. Tức là, chư vị có thể cảm thấy rằng, giống như bất cứ điều gì trong cuộc sống bình thường của chư vị, tình cờ chư vị tham dự khóa giảng này, nhưng đúng ra là chư vị đã trải qua bao nhiêu gian khổ để đắc được Pháp này qua mấy đời, hay đến cả chục đời, hay hằng chục đời trước. (Vỗ tay) Chỉ có là chư vị không biết điều đó thôi. Một số người phải bỏ cuộc đời của họ để họ có thể đắc được Pháp này. Trong khi chư vị tu luyện, tôi tha thiết và ân cần dạy bảo chư vị về thiện và chỉ đạo chư vị, bởi vì tôi biết chư vị là ai trong lịch sử và tôi biết cho chư vị đã hy sinh rất nhiều để đắc được Pháp này hôm nay. Tôi sẽ làm chư vị thất vọng nếu tôi không dạy chư vị theo cách này.
Tất nhiên, điều tôi nói nghe khó hiểu, và nó là cao thâm. Thật ra khi nhân loại sống trong thế gian này, họ chỉ biết về những gì đã xẩy ra trong vài thập kỷ trong không gian hiện hữu này, chỉ biết một chút đó thôi. Nhưng một đời người không biến mất đi sau khi họ chết. Đến cả nếu họ rớt xuống địa ngục - đến cả họ rớt xuống đến tầng thứ 18 của địa ngục - cũng vẫn không phải là cuối cùng. Một sinh mệnh mà phạm tội to lớn sẽ rớt xuống những tầng thấp hơn nữa, nơi đó họ sẽ bị loại trừ và hủy diệt. Khi một người chết đi, chỉ có cái nhục thể bằng các lớp phân tử kết cấu thành sẽ lột ra, trong khi đó sinh mệnh thật sự của người ấy rời khỏi thân thể trong tíc tắc mà họ chết. Trước khi chết người ta sợ lắm, nhưng tôi có thể nói với chư vị rằng trên thực tế không có gì để sợ cả. Người ta hễ còn cái tâm người thì sợ chết lắm. Cái tâm của con người là do các tế bào nhục thể kết hợp, hễ mà nó không còn hoạt động nữa, tức khắc người đó cảm thấy như được hồi sinh lại mới, hay giống như được giải thoát - có một cảm giác hưng phấn. Hơn nữa, thân thể cảm thấy nhẹ nhàng, không bị nhục thể ràng buộc nữa, cho nên tư tưởng của họ hoàn toàn khai mở. Tất cả những gì người ấy làm trong một đời hiện ra dường như là đã xẩy ra chỉ trong một phút vừa qua. Mỗi một chi tiết sẽ hiện ra trước mắt, không một chuyện nhỏ nào mà quên được, bởi vì tâm của họ hoàn toàn khai mở. Trong tíc tắc đó họ sẽ biết mình thật sự là ai, biết được những gì họ làm trong đời này là tốt hay xấu; giống như họ vừa tỉnh giấc sau khi ngủ.
Tất nhiên, điều tôi vừa giảng có lẽ là điều mà chư vị chưa bao giờ nghe qua, nhưng đó là sự thật. Về những điều này tôi biết rất nhiều, tôi cũng đã nhìn thấy rất nhiều. Nhất là có một điểm, đôi khi tôi nhìn xem các bác sĩ trong nhà thương tìm cách cứu một bệnh nhân, tôi thấy rằng người bệnh nhân đó đã chết rồI, trong khi đó người ta vẫn cố gắng để cứu họ. Hồn của người bệnh nhân đó đã rời khỏi thân và đi rồi. Vì khái niệm của hai thời gian không gian là khác nhau - tốc độ thời gian và cấu trúc của các không gian là khác với của bên con người chúng ta đây, một khi sinh mệnh đó thoát ra khỏi cái thân thể người, những gì xẩy ra trong cuộc đời của họ hình như là vừa mới diễn ra; cảm tưởng như là tỉnh giậy sau một giấc ngủ trưa. Và đó là cách mà Phật nhìn con người. Nhân loại ở trong mê và mơ hồ, một đời người rất ngắn và tạm bợ.
Tôi truyền Pháp này cho tất cả chư vị, dù là tình huống nào, chư vị có duyên phận mới đến để đắc được Pháp. Đây là những gì tôi nghĩ: vì chư vị đắc được Pháp, chư vị cũng nên dùng thời gian rãnh rỗi mà đọc sách sau khi đi làm về. Mọi người nên đọc sách thêm, xem tôi nói có đúng không. Nếu không thì đừng học nữa. Tuy nhiên, nếu chư vị thật sự tha thiết đọc qua, không cần tôi n ói gì thêm nữa, chư vị cũng sẽ không bỏ xuống, vì chư vị đã nhìn thấy các chân lý cao hơn trong sách và chư vị sẽ muốn đọc hoài. Nó vượt xa kiến thức con người. Ai cũng có Phật tính, miễn chư vị tiếp tục đọc sách, chư vị sẽ không muốn bỏ xuống.
Khi tôi truyền Pháp này, có lẽ tôi đã dùng theo cách suy nghĩ của người ở Trung Hoa Lục Địa, và quyển sách cũng đã được phối hợp theo cách ấy. Mặc dù nó khác với cách suy nghĩ hay nhận định sự việc theo cách của người Mỹ hay của người của các quốc gia khác, và mặc dù cấu kết tư tưởng bên ngoài và một người am hiểu xâu sắc thế nào, những gì được viết xuống là khác, nhưng trong tu luyện thì hàm nghĩa của Pháp lý là giống nhau. Người từ địa phương nào, từ quốc gia nào, hay dân tộc nào, cũng có thể học được, cho nên miễn là chư vị đọc sách thì hàm nghĩa là giống nhau. Đừng đào xâu vào những điều này trong khi chư vị học. Tôi nghĩ rằng chư vị có thể tiếp thụ được tất cả điều này, bởi vì sự việc này không phải đã khởi đầu an bài chỉ trong vài ngày; mà đã được an bài dài từ lâu lắm rồi trong quá khứ.
Chư vị cũng đã biết rằng, khi điều gì xẩy ra trong xã hội người thường, thì không phải là ngẫu nhiên, tuy nhiên đó là kết quả của thiên tượng biến đổi. Nếu mà không an bài sự việc này cùng lúc với tiến triển của lịch sử nhân loại, thì sự việc này sẽ không xuất hiện là một phần của lịch sử. Chư vị cũng biết, có vô số kể các sinh mệnh cao hơn tồn tại. Phật Giáo nói rằng chư Phật khắp mọi nơi, con số không tưởng tượng được. Hơn nữa, có chư thần hữu hình và có chư thần vô hình, họ ở khắp nơi. Trong các vị đó mà tính thì còn có rất nhiều rất nhiều các vật chất ở cực vi quan tồn tại trong xã hội người thường. Con người gọi đó là yếu tố vi lượng, hay các yếu tố khác trong không khí, và đó là một phần mà con người được phép biết. Còn có các vật chất khác ở vi quan hơn nữa, vi quan hơn nữa, mà con người không được biết. Các vật chất này, các vật chất mà tồn tại khắp nơi chan hòa trong vũ trụ to lớn, tất cả đều là các sinh mệnh cao hơn, có Phật tính, và họ đang theo dõi con người, đang nhìn con người, và đang quan sát con người. Đó là tại sao không có gì trong xã hội nhân loại là ngẫu nhiên.
Truyền Đại Pháp này ra công chúng đã làm náo loạn trời và đất. Hiện tại thì nó không hiển nhiên nơi xã hội người thường, nhưng ở các không gian khác thì là như thế. Chưa có ai trong lịch đã từng giảng chân lý của vũ trụ cho con người, chưa bao giờ. Chư vị biết, người như Lão Tử, Thích Ca Mâu Ni, Jê-su, và những vị khác, chỉ truyền một phần Pháp lý của vũ trụ mà chính họ chứng được và ngộ ra. Các vị ấy chỉ giảng những gì họ hiểu biết, ngược lại Pháp của vũ trụ là vô biên. Có vô số kể các chư Phật mà quả vị còn cao hơn Như Lai, và Pháp mà họ đã chứng thì còn to hơn nữa. Còn có các sinh mệnh vô hình vượt xa tầng thứ của Phật, họ cũng có Phật tính. Vũ trụ không nhỏ như người trong tôn giáo tin. Hiểu biết của con người chỉ hạn chế trong cái xã hội con người này. Con người tin rằng những gì tôn giáo giảng là vĩ đại, nhưng trong tầm nhìn của chư thần cao hơn thì không là gì cả.
Các nguyên lý mà tôi đã giảng có lẽ là to lớn hơn nữa, và tôi đã truyền nó cho con người - thật sự đây là lần đầu tiên trong lịch sử. Sự việc mà tôi đang làm đây là với hình thức của con người và với ngôn ngữ của con người. Tôi làm một điều vĩ đại nhất, và đã làm dưới hình thức tu luyện thấp nhất. Hiện tại, không có nhiều người ở Mỹ và các nơi khác ở Trung Hoa Lục Địa học, bởi vì sự khác biệt trong ngôn ngữ và các môi trường khác nhau. Đa số người học ở Trung Hoa Lục Địa là đang tu luyện thật sự; cả hơn 10 triệu người luyện công mỗi ngày và tu luyện chính mình; còn những người mà khi tập khi không, nếu mà tính thì con số là hằng cả chục triệu người, và số người ở Trung Hoa Lục Địa mà biết về công pháp mà tôi đang truyền dạy là cả hằng trăm triệu người - khi nói đến dường như ai cũng biết. Nhưng tôi không muốn công pháp này trở thành chính trị, và tôi cũng không cho phép nó tham gia vào chính trị. Hễ một môn tu luyện mà có liên hệ vào chính trị thì nó sẽ trở thành tà môn. Chúng tôi thuần khiết truyền pháp môn này trong người thường qua cách truyền miệng. Chúng tôi cũng không xử dụng công cụ thông tin như là báo chí, và chúng tôi cũng không công khai giới thiệu nhiều. Điều mà xẩy ra là khi một người tu luyện nhận thấy pháp môn này tốt, người đó mời những người khác đến học. Khi một người nhận thấy pháp môn này tốt, thì họ sẽ giới thiệu cho gia đình của họ. Mọi người biết rằng nếu ai mà không nhận thấy tốt thì họ sẽ không nói với gia đình họ đến học. Khi gia đình họ thấy tốt, họ sẽ khuyến khích bà con và bạn bè của họ đến học. Và đó là cách mà pháp môn này truyền ra. Một điều nữa là tôi bắt đầu truyền dạy ở tầng thứ thấp nhất, dần dần tiến lên các tầng thứ cao hơn, tốn cả 2 năm. Sau đó mất thêm 2 năm nữa tôi mới thật sự truyền Đại Pháp. Cho nên tổng cộng là 4 năm, ở Trung Quốc hầu hết gia đình nào cũng biết. Cũng mang ảnh hưởng to lớn ra nước ngoài, đến cả những người chưa tu luyện, mà nhiều người cũng nghe đến. Ảnh hưởng ở Đông Nam Á có lẽ là to hơn ở Mỹ, và rất nhiều quốc gia khác đã thành lập các trung tâm phụ đạo, các Hội Pháp Luân Đại Pháp, các Đoàn Thể Pháp Luân Đại Pháp, v...v. Chúng tôi nhìn thấy chiều hướng phát triễn rất nhanh.
Ở đây tôi muốn nói chư vị một điều. Theo lời của Đức Thích Ca Mâu Ni giảng, ngay bây giờ chính là thời Mạt Pháp, thời mà [Pháp] không còn tốt nữa. Tức là không còn Pháp nữa. Đức Thích Ca Mâu Ni giảng rằng Pháp mà ngài truyền không thể cứu độ người nữa sau khi thời Mạt Pháp bắt đầu. Tất nhiên, nhiều hòa thượng không thể tu thành là vì họ không biết làm sao tu luyện; họ không còn hiểu kinh Phật nữa, hay hiểu được hàm nghĩa thật sự của kinh Phật. Cho nên rất khó mà tu luyện bây giờ. Hiện nay có nhiều người học Đại Pháp. Tôi có thể nói với chư vị rằng không có hiện tượng nào trong xã hội con người là ngẫu nhiên cả. Có rất nhiều người đến học. Nó sẽ không như thế nếu không có sự an bài của một thiên tượng đặc định, đúng không? Tôi nói cho chư vị biết chắc chắn là có lý do.
Nhân loại nằm trong luật tương sinh tương khắc; hễ có chính là có tà. Cho nên, để đối ứng với phát triển của chúng tôi thì cũng có các môn khí công giả nổi lên rất nhiều trong xã hội ngày nay. Ở bề ngoài, vì tiền và danh mà thúc đẩy người ta làm những điều đó, nhưng trên thực tế rất nhiều người này họ là yêu ma tà ác tái sinh ở đây để gây náo loạn cho thế giới này. Đức Thích Ca Mâu Ni giảng rằng thời ngài truyền Pháp của ngài, ngài nhìn thấy trong xã hội nhân loại có "năm trụy lạc". Trên thực tế xã hội ngày nay còn phức tạp hơn thời đó nữa: nó có cả "mười trụy lạc" và các tà giáo thì có rất nhiều.
Tôi muốn giảng rõ ra rằng ở đây chúng ta nhất định không được thành lập một loại tôn giáo có tổ chức. Nếu chư vị muốn đến học pháp môn của chúng tôi thì cứ đến, và nếu chư vị không muốn học thì cứ đi - hoàn toàn là tự nguyện. Giả như chúng tôi ép buộc chư vị đến học, chúng tôi ép chư vị học, và bắt chư vị học; và hễ chư vị bắt đầu rồi, giả như chư vị không được phép bỏ đi và phải ở lại với chúng tôi. Cũng như chư vị phỏng đoán, làm thế là làm điều tà. Nếu là một môn tu luyện chân chính, thì phải chính là cá nhân đó muốn học. Nếu chư vị bắt buộc họ tu, họ có tu được không? Nhất định là họ không tu thật sự. Người mà có thể tu luyện chỉ khi nào họ thật sự muốn tu. Cho nên ép buộc ai tu cũng vô ít thôi. Chúng tôi không làm như thế. Nếu chư vị muốn học thì cứ học. Và nếu chư vị muốn học chúng tôi sẽ có trách nhiệm với chư vị. Không kể là duyên phận của chư vị thế nào, nếu chư vị muốn học tôi sẽ có trách nhiệm với chư vị. Còn nếu chư vị không muốn học chư vị tự do muốn làm gì thì làm tùy ý.
Mục đích tôi truyền Pháp này là để trao cho mọi người những điều tốt này và mang tin tốt cho chư vị. Nhiều người trong chư vị thật sự có duyên phận và nên đắc được Pháp này; chư vị đã chờ đợi để đắc được Pháp này. Nhân loại đã tiến đến giai đoạn vô cùng hỗn loạn này, đạo đức của toàn bộ xã hội đang trượt xuống. Nhiều người cho rằng tai họa chắc chắn sẽ xẩy ra. Trong khi đó tôi có thể nói với chư vị rằng trong hiện tại chuyện đó không có, đà trượt dốc này đã mang hiễm họa đến cho nhân loại. Như thế nào? Hãy suy nghĩ: chuyện gì đã xẩy ra cho xã hội ngày nay? Các hiện tượng bại hoại nhiều không đếm hết. Một con người - tại sao được xem là con người? Nếu con người sống trong thế giới này, họ phải sống thể theo tiêu chuẫn và qui tắc của loài người, chỉ lúc ấy họ mới được gọi là "con người". Nếu không, chư vị không được xem là con người. Không phải là nếu chư vị vì có cái đầu và tay chân thì chư vị là con người. Khỉ cũng có tay chân, nhiều sinh linh trong các không gian khác cũng giống như con người nhưng lại không được gọi là con người. Đó là vì con người có tiêu chuẫn cho hành vi và đạo đức, cùng với cả quy tắc đạo đức, nên họ mới được làm người. Nếu con người loại bỏ các quy tắc của đạo đức con người - tức là, loại bỏ tiêu chuẫn đạo dức mà đã đề ra cho con người - và trở thành thú vật, thì Trời sẽ không xem con người là con người nữa, mà xem là thú vật. Đến lúc ấy loài người sẽ phải đối diện với viễn cảnh kinh hoàng.
Tại sao lại có viễn cảnh kinh hoàng? Hãy suy nghĩ: đây là không gian của nhân loại, chư thần tạo ra trái đất này đặc biệt cho con người chứ không phải cho thú vật. Cho nên nếu là như thế, mặc dù chúng ta có thể thấy rất nhiều người xấu trong hiện tại dám làm điều xấu, có lẽ hậu quả dành cho họ là hoàn toàn hủy diệt. Có nhiều loại người và có nhiều người thì tốt hơn trung bình nhưng cũng trên đà trược xuống. Hiện tại, khi một người không thể tu luyện, nhưng khi tôi dạy sự thật cho họ, họ thức tỉnh và nhận ra rằng nhân loại đã trở thành gì rồi, kết quả là họ không trượt xa xuống nữa và không gây hậu quả kinh hoàng cho chính bản thân họ.
Hễ tôi giảng thì tôi cứ giảng một mạch khá lâu, bởi vì tôi luôn luôn muốn cho chư vị biết về những sự thật này. Bởi vì tôi sẽ đi dự buổi họp ở Houston, tôi chỉ muốn gặp chư vị ở đây và giảng sơ qua vài điều, lấy cơ hội này để gặp chư vị (vỗ tay), và giảng cho chư vị một lần nữa rằng: Pháp này quả thật là trân quý. Tôi dạy cho chư vị mà không đòi hỏi điều gì nơi chư vị. Đây là Pháp chân chính, sự quý giá của Pháp là vượt xa so với những gì nhân loại muốn biết mà hằng trăm hằng ngàn năm qua không có ai dạy. Đó là đặc tính của con người là khi chư vị đang tìm kiếm những gì trân quý, nếu chư vị đạt được chỉ một chút thôi, dù rằng chỉ một câu, chư vị sẽ cẫn thận và quý nó vô cùng. Suốt đời chư vị cũng không quên. Nhưng khi điều trân quý hơn đến với chư vị, hay đến cả khi đưa trên cái mâm đến cho chư vị, chư vị [có thể sẽ không để ý bởi vì chư vị] cảm thấy là đắc được quá dễ dàng, vì thế mà có người không quý trọng nó. Nhân loại có khuynh hướng không quý trọng những gì đến một cách dễ dàng. Tuy nhiên, tôi có thể với chư vị rằng không có cách nào khác hơn để dạy Pháp này cho chư vị. Tôi không muốn mọi người đi khắp nơi tìm tôi. Tôi chỉ có thể trao cho chư vị tất cả điều này và để cho mọi người biết và để cho thêm nhiều người hơn nữa biết, kết duyên này một lần nữa. Tôi chỉ có thể làm theo cách này, và đó là còn tùy vào chư vị có quý trọng nó hay không, vì chư vị có cơ duyên mà đến. Con người có khả năng phân tích, cho nên chư vị có thể tự mình nhận định các nguyên lý này có tốt không. Tôi nghĩ rằng Phật tính hiện diện trong mỗi một người, cho nên chư vị sẽ tự mình hiểu ra. (Vỗ tay)
Một số người trong chư vị dường như là từ xa đến và không ai muốn rời đi cả.
Học viên: Thưa Thầy con có thể chụp hình không?
Thầy: Được.
Học viên: Con có thể hỏi không?
Thầy: Để làm như thế này. Chúng ta không thể kéo dài lâu quá, nhưng tôi sẽ cho chư vị phân nửa giờ nuưa. Tôi sẽ trả lời một số câu hỏi đại biểu thôi và những điều thật sự làm chư vị thắc mắc. Đừng hỏi những câu mà có thể tìm được trong sách. Tôi nói điều này là vì có rất nhiều người ở đây. Nếu mỗi một người cùng đưa lên một câu hỏi, 2 tiếng đồng hồ cũng không trả lời hết. Có được không?
Học Viên: Con có thể hỏi một câu?
Thầy: Được, được.
Học viên: Con đã đọc sách của Thầy và con đang học Pháp. Con mách với bạn bè và bà con về pháp môn này. Họ quan tâm là vì họ đã từng là tín đồ Phật Giáo. Tất nhiên, nhiều người bạn thì là tín đồ Cơ Đốc Giáo. Họ lo rằng nếu họ học Pháp Luân Công, thì có còn niệm chú hay đi nhà thờ không?
Thầy: Được, tôi sẽ giải thích. Điều chư vị hỏi là nếu một người có tín ngưỡng khác có thể học Pháp Luân Công và có bị can nhiễu không. Thật ra thì tôi có giảng những điều này trong sách của tôi rồi, nhưng tôi cũng có thể giảng lại một lần nữa.
Chư vị cũng biết, tu Phật không giống như người thường tưởng, như là đạt được một loại kiến thức. Tu Phật là điều thật sự vô cùng nghiêm túc. Không có gì trên thế gian này mà quan trọng hay cao quý bằng. Có nhiều trường phái tu luyện và nguyên lý "bất nhị pháp môn" là quan trọng trong Phật Giáo, chúng ta cũng thế. Tôi vừa nói rằng đối với Phật Giáo vào thời Mạt Pháp tu luyện là không dễ. Tại sao thế? Trong giai đoạn này con người không còn hiểu hàm nghĩa chân chính của kinh Phật nữa. Cái rắc rối to lớn nhất chính là: các giải thích trong tự điển của Phật Giáo hiện đại không còn phù hợp với những gì Đức Thích Ca Mâu Ni giảng lúc còn tại thế. Ví dụ, nguyên lý "bất nhị pháp môn" mà Đức Thích Ca Mâu Ni giảng có nghĩa là khi một người tu luyện thì không được trộn lẫn các môn khác vào mà tu, không được tu hai thứ hay nhiều thứ cùng một lúc. Giả thử chư vị tu Thiền Tông; thì chư vị không được tu Tịnh Độ. Nếu chư vị tu Tịnh Độ, thì chư vị không được tu Thiên Đài hay Hoa Nghiêm. Và nếu chư vị tu Hoa Nghiêm, thì chư vị không được tu Thiên Đài, cũng không tu Thiền hay tu Mật Tông.
Tại sao thế? Hiện nay người ta không hiểu; miễn là một vị Phật là họ sẽ thờ phụng, miễn là một vị Phật thì họ không quan tâm là vị ấy từ môn nào và họ sẽ rất kính thờ phụng. Đây là nguyên nhân chủ yếu mà ngày nay các hòa thượng không tu thành. Sự thật, mỗi một vị Phật có thế giới mà chính vị ấy trụ trì, và mỗi một thế giới thì có một vị Phật Như Lai. Ví dụ, Phật Dược Sư thì trụ trì Lưu Lý Thế Giới; Hoa Nghiêm Thế Giới thì có Hoa Nghiêm Như Lai; Liên Hoa Thế Giới thì có Liên Hoa Như Lai; và Thế Giới Cực Lạc thì có Phật Như Lai A Di Đà, v...v. Mỗi một vị Phật Như Lai thì có một môn tu luyện riêng của họ, các nguyên lý căn bản mà mỗi một vị Phật chứng ngộ là từ Pháp lý của vũ trụ. Tuy thế chứng ngộ và cách tu luyện của mỗi một vị Phật Như Lai là khác nhau. Tại sao thế? Cũng như chư vị biết, khả năng của mỗi một vị Phật là khác nhau, là vì họ khác nhau. Phật này có khả năng này và Phật kia có khả năng kia, nhưng tất cả đều cùng ở trong một cảnh giới; chỉ có khả năng là khác nhau. Cũng tương đương với vào đại học. Chư vị là một sinh viên đại học, người kia cũng thế. Chư vị học về khoa học, người kia học về nhân loại, người khác học về nông nghiệp, người khác nữa học về thiên văn. Mỗi người thì khác nhau. Tất cả đều sinh viên đại học, tuy thế những gì họ học và kiến thức đạt được là khác nhau. Tôi chỉ giảng một ví dụ giản dị thôi.
Bây giờ nếu con người muốn lên một thế giới nào đó, Phật Giáo có thời đã đòi hỏi người tu phải thệ nguyên là về nơi đó. Ví dụ, có người nói: "Tôi muốn về Thế Giới Tịnh Độ, tôi muốn tu về nơi Phật A Di Đà ở và trở thành một sinh mệnh dưới sự trụ trì của Phật." Có thể có người muốn tu thành Bồ Tát hay tu thành La Hán. Thế thì sau khi chư vị thề lời nguyền đó, chư vị chỉ tu trong trường phái đó, chỉ học kinh Phật A Di Đà, niệm danh hiệu của Phật A Di Đà. Và chư vị không được phép đọc các kinh khác. Đó gọi là "bất nhị pháp môn". Nếu chư vị muốn về Thế Giới Hoa Nghiêm thì chư vị không được đọc kinh nào khác ngoài Kinh Hoa Nghiêm. Con người nghĩ rằng tất cả lời giảng [của các môn tu luyện] là các nguyên lý của Phật Giáo và tất cả là tốt cho con người, nhưng đó chỉ là suy nghĩ của con người. Nếu chư vị không nghiêm trọng chú ý điều này, tất cả những gì của chư vị sẽ bị hỗn loạn. Một tập kinh bao hàm tất cả các nguyên lý mà người tu luyện cần học, từ tầng thứ thấp nhất cho đến cao nhất. Chỉ có con người mới nghĩ rằng trộn lẫn các môn với nhau để mà tu là tốt.
Xã hội nhân loại đã bị phong kín lại rồi, tất cả chư thần chân chính mà đã từng trách nhiệm cứu độ con người không còn trông nom con người nữa. Họ không còn trông nom con người nữa bởi vì họ xem con người ngày nay phẩm chất quá thấp, cho nên họ không còn muốn con người nữa hay muốn cứu độ con người nữa. Điều tôi giảng vừa qua, tức là, rất khó khăn lắm tôi mới truyền được Pháp này, rất nhiều Thần và Phật đã tìm cách ngăn chận không để tôi làm. Họ nghĩ rằng con người ngày nay không còn cứu được nữa và cũng không nên giữ lại. Con người không biết điều này và vẫn sống hưởng thụ. Con người không biết sự khác biệt to lớn giữa đạo đức của con người ngày nay và con người trong quá khứ; cũng không biết sự khác biệt to lớn giữa Trời và Đất, không biết chư Thần và Phật xem con người ra sao, không biết trên trời trong sạch thế nào, không biết Phật cao quý và vĩ đại thế nào!
Sự sai biệt giữa nhân loại và thiên nhân thật sự vô cùng to lớn. Bầu trời dường như trong sạch đối với người ở thế gian, nhưng đó chính là vì nhân loại nhìn sự vật qua cặp mắt do vật chất từ chỗ này cấu thành. Nếu nhân loại mà có khả năng nhìn loài người từ các không gian cao hơn, chính họ cũng sẽ phát hiện xã hội nhân loại cuồn cuộn trong nghiệp đen to lớn, nhơ nhớp kinh hoàng. Cho nên chư Thần và Phật không xem nhân loại như con người tưởng tượng. Con người được cứu độ là vì chư Thần và Phật từ bi đối với con người. Không phải như thể là khi chư vị khen Phật, thì Phật sẽ mang chư vị [lên thiên giới của họ]; cũng không phải như thể chư Thần và Phật ban cho chư vị bất cứ điều gì chư vị muốn. Thực tế, không kể là Thần hay Phật, cái vị ấy không quan tâm đến hình thức khi nói đến tu luyện. Không kể là một tôn giáo to cỡ nào, cũng không tính đó là tu luyện. Chính tôi cũng truyền một pháp môn cho nhân loại, cũng không phải vì để truyền một tôn giáo mà tôi làm. Chư Thần và Phật không nhận thức tôn giáo, chỉ nhận thức con người.
Người ta luôn nói rằng "Tôn giáo mà tôi tin thì tốt lắm." Dường như người này xác nhận Phật, hay xác nhận Jê-su và các Vương. Không phải thế. Người này càng nhiệt tình với tôn giáo đó, thì họ càng dính mắt vào đó; càng dính mắt vào đó thì lại càng xa rời Thượng đế. Tôn giáo chỉ là một hình thức tu luyện do con người tạo ra. Không kể nó là một tôn giáo trọn vẹn hay hoàn hảo, nó cũng không so được với một người mà tu luyện một cách hoàn hảo. Khi con người chú tâm vào những điều này, chư Thần và Phật vừa nhìn thấy liền cảm thấy rất khó chịu. Phật không xét hình thức mà chư vị chấp nhận trong thế nhân này. Có thể chư vị đã qui y rồi hay đã rửa tội rồi, nhưng nếu chư vị vẫn còn tâm con người thì có khác gì đâu? Phật không xét những điều đó, họ chỉ xét là chư vị có thật sự tu luyện bản thân mình hay không. Nếu chư vị đã qui y rồi hay đã rửa tội rồi, và thậm chí chư vị cũng không đốt nhang hay niệm danh hiệu Phật, tuy nhiên chư vị giữ tiêu chuẩn do Thần và Phật đề ra, và còn kiên trì tu luyện chân chính, hễ nhìn thấy chư vị họ đã vui rồi. Chư vị không cần hỏi, họ sẽ liên tục bảo hộ chư vị, trông nom chư vị, giúp chư vị tu luyện. Cái ý chẳng phải là thế hay sao? (Vỗ tay)
Có người nói "Tôi không bỏ kinh Phật được." "Tôi không bỏ được kinh Thánh," hay là "Tôi không bỏ niệm chú được." Điều mà họ bỏ không được chính là tôn giáo chứ không phải là Phật. Hãy suy nghĩ một cách cẩn thận và xét. Đó là trường hợp của các tín đồ, chẳng phải sao? Tại sao họ không bỏ tôn giáo được? Tìm cái nguyên nhân cội rể trong tâm chư vị và tận xâu bên trong chư vị mà xét vấn đề này ra sao. Với một số điều, thể hiện bên ngoài dường như là đúng nhưng không hẳn là đúng. Chỉ có chân chính tu luyện bản thân mình thì mới thật sự là tin tưởng Thần và Phật. Và đó là cách mà chư Phật xét vấn đề; họ không quan tâm đến một tôn giáo điều hành tốt thế nào. Cũng như chư vị biết, rất nhiều người trong lịch sử đã tu thành, nhưng không hẳn họ là người trong tôn giáo. Nhiều người có uy đức rất nhiều cũng không có tu trong tôn giáo. Họ tự mình chiếu theo tiêu chuẩn nghiêm khắc và kiên tâm làm người tốt. Và khi họ kiên trì giữ vững như thế qua một thời gian dài, ngày càng khá hơn, chư Phật trông nom họ và họ sẽ đạt Viên Mãn.
Nguyên lý mà tôi đang truyền, rốt ráo là, bảo chư vị làm người tốt, làm một người tốt hơn, làm một người tốt vượt hẳn người thường. Khi chư vị làm được như thế, chư vị sẽ là một sinh mệnh cao hơn, và khi chư vị thăng hoa cao hơn chư vị sẽ là một sinh mệnh trong cảnh giới cao hơn. Vì thế, nếu một người như thế mà được thăng lên thiên đàng, thì họ có còn ở trái đất này không? Con người là ích kỷ và tranh đua, họ tranh đấu vì danh vì lợi. Có nghĩa là con người trên trái đấy này là khác với chư vị. Sự thật là thế. Nếu chư vị nói chuyện với họ [các tín đồ tôn giáo] về khía cạnh này, thì không kể là tôn giáo nào, hễ mà thần đã bỏ rồi, thì đó cũng chỉ là một hình thức xã hội nơi người thường và cũng chỉ là một công việc của người thường. Tôn giáo của họ thật sự không có tác dụng gì về tu luyện. Tuy nhiên, ở đây có liên hệ một vấn đề nghiêm túc tu luyện. Chuyên nhất tu luyện chính là tu luyện chân chính. Nếu một người muốn học Đại Pháp của chúng ta, thì họ có thể học. Bảo họ rằng dù là thuộc về tôn giáo khác cũng không can nhiễu với tu luyện trong Đại Pháp, nó có một vấn đề nghiêm túc tu luyện. Bảo họ rằng sự liên hệ với tôn giáo của họ cũng không có ảnh hưởng gì, rằng sao khi họ đọc sách thì họ sẽ hiểu. (Vỗ tay)
Học viên: Ngoài 5 bài công pháp mà Thầy giảng cho chúng con, con thấy có một bộ thủ ấn, bộ thủ ấn mà Thầy dạy.
Thầy: Trước hết, để tôi giảng cho chư vị "thủ ấn" là gì. Thủ ấn được xem như là một ngôn ngữ của Phật, một hình thức diễn đạt, mà khi chư Phật diễn đạt điều gì và họ không muốn dùng ngôn ngữ, thì họ dùng thủ ấn. Họ dùng tư tưởng để truyền đạt giữa các vị Phật với nhau. Khi chư vị nhìn thấy các Pháp Thân của tôi, hay nhìn thấy chư Phật hay Bồ Tát trong giấc mơ, khi họ nói chuyện với chư vị, có lúc họ không dùng lời, nhưng chư vị nghe được âm thanh. Đó là truyền đạt bằng tư tường. Theo danh từ hiện đại thì gọi là truyền đạt tư tưởng qua âm thanh lập thể. Thủ ấn thường được dùng khi giảng Pháp cho nhiều Bồ Tát và La Hán. Nó không phải là giống như ngôn ngữ tay của con người; nó thiêng liêng, thuần tịnh hơn thế nữa và mạnh mẽ. Nó là một ngôn ngữ của Phật, cho nên khi thủ ấn được dùng thì nó mang một năng lượng và sức mạnh, và những gì vị Phật diễn đạt cho tất cả sinh mệnh bên dưới họ chính là Pháp. Nhưng thủ ấn thì giống như nói bằng lời nhưng đứt đoạn, và lời thì có thể phối hợp trong nhiều cách khác nhau để diễn đạt các ý nghĩa khác nhau. Mỗi một ý tưởng đều được diễn đạt từ các góc độ khác nhau, cho nên không cố định hay có tiêu chuẩn. Tuy nhiên, có một bộ thủ ấn đặc biệc dùng cho các bài công pháp; tức là khi hai tay kết lại để hình thành một thế, thì đó gọi là một bộ thủ ấn. Ví dụ, bộ thủ ấn hoa xen và bộ thủ ấn mà chúng ta dùng trong các bài công pháp - nó là một bộ thủ ấn. Thủ ấn dùng với cử động thì khác với bộ thủ ấn bất động. Bộ ấn mà tôi làm trong khi tập các bài công pháp trong băng hình là để cho phần mà "biết" của chư vị nhìn thấy trước khi chư vị tập các bài công pháp, và cho các sinh mệnh trong các không gian khác. Cho nên chư vị không cần học bộ này. Còn những ai trong chư vị mà sau này tu Phật thì sẽ biết cách làm. (Vỗ tay)
Học viên: Thưa Thầy Lý, Thầy có thể hạ nhập Pháp Luân cho tất cả chúng con hôm nay, phải không?
Thầy: Để tôi nói với chư vị, miễn là chư vị chân thành tu luyện - tức là, không kể chư vị đã đến đây hay chư vị tự mình đọc sách - tất cả chư vị đều sẽ được một Pháp Luân. Tôi cũng muốn nói rằng: nhất định chư vị phải trân quý sách này. Chư vị chưa nhận thức ra bây giờ, nhưng những gì sách giảng tất cả đều là các lý của Phật. Tất cả tầng thứ tu luyện đều bao gồm trong sách. Thật ra, những gì chỉ đạo chư vị tu luyện không gì khác hơn là Phật Pháp. Trong khi chư vị tu luyện bản thân mình, chư Phật và Thần sẽ giúp chư vị. Hãy suy nghĩ: ai ở trong mỗi tầng thứ của các thiên giới? Chẳng phải là chư Thần và Phật hay sao? Chẳng phải họ là chư Phật cao hơn hay sao, đến cả các chư Phật cao hơn, và các chư Phật cao hơn nữa hay sao? Đó là tại sao tôi bảo chư vị mỗi một lời của trong sách là đại biểu từng lớp từng lớp của vô số kể chư Phật, cuối cùng là các Pháp Thân của tôi và cũng có Pháp Luân biểu hiện tại tất các tầng thứ khác nhau. Tại sao có người cảm thấy thoải mái sau khi cầm sách lên và đọc? Tại sao nghiệp của họ được tiêu trừ vừa khi họ đọc sách? Và tại sao vừa khi họ đọc sách thì bệnh của họ lành? Tất nhiên, hễ chư vị tu luyện thì không phải là nghiệp của chư vị được tiêu trừ hết tất cả một lần; lần thứ nhất thì không thể tiêu trừ hết tất cả cho chư vị, đó là nhiều quá. [Điều xẩy ra là,] một phân nửa được tiêu trừ khi cảnh giới tư tưởng của chư vị thăng hoa đến một tầng thứ cao hơn, và vì để cho chư vị đề cao qua tu luyện mà chúng tôi làm theo cách này. Cho nên sức mạnh của Pháp này là vô cùng vĩ đại. Hãy suy nghĩ: tôi có cần hạ nhập Pháp Luân cho một người hay không? Miễn là chư vị chân thành học Đại Pháp và muốn tu luyện, chư vị sẽ được một Pháp Luân, không kể là ai. Đại Pháp đang được truyền khắp nơi trên toàn thế giới. Tôi không thể gặp tất cả mọi người trên toàn thế giới. Ở Trung Quốc chỉ có các học viên mà đã đến tham dự khóa giảng thì mới gặp tôi; đa số thì chưa gặp. Không có những thứ mà tôi ban cho chư vị như là Pháp Luân, chư vị có tu luyện được không? Không tu được. Đó là tại sao tôi bỏ pháp lực của tôi vào trong sách này. Miễn là người đó tu luyện, hễ họ đọc sách, thì sẽ đạt được tất cả những gì cần được trong tu luyện.
Hiện tại có nhiều học viên đi khắp nơi tìm tôi, nhưng tôi không muốn gặp họ. Tôi không muốn gặp họ có một nguyên nhân, tức là, tôi muốn họ ở tại nơi đó và kiên định, nhất trí tu luyện chính mình. Khi một số học viên gặp tôi họ bị dao động, và đó cũng là một can nhiễu cho sự tu luyện của họ. Tôi muốn họ tu luyện với tâm tĩnh lặng. Chỉ có việc truyền Pháp của tôi thôi, thì không có tác dụng: chư vị phải đắc được Pháp và phải có thì giờ để đọc sách, và tu luyện chính mình một cách vững vàng. Đó là tại sao tôi cố gắng không gặp chư vị thường xuyên. Giả như trường hợp việc truyền Pháp của tôi mà không giải quyết được việc tôi không gặp chư vị, thì tôi làm việc này cũng uổng phí thôi. Cho nên, miễn là chư vị đọc sách, và miễn là chư vị thật sự tu luyện, chư vị sẽ đạt được tất cả những gì chư vị đáng được trong pháp môn này. Bảo đảm là như thế. (Vỗ tay)
Từ bao nhiên ngàn năm các đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni tự mình tu luyện qua các kinh Phật, và đã tu luyện không gặp được Sư Phụ của mình, đúng không? Pháp sẽ bao hàm tất cả những gì cần thiết cho những ai tu luyện chân chính. Thường thì khi tôi hạ nhập Pháp Luân cho chư vị tôi không cho phép chư vị nhìn thấy. Đó là để loại trừ đi cái tâm chấp trước: chư vị không học công cho đến khi chư vị được ban cho điều gì.
Học viên: Thầy Lý, Thầy nói rằng có các môn khí công thật và giả. Làm sao chúng con phân biệt được cái thật và cái giả?
Thầy: Có các môn khí công thật và giả, và thật ra người thường khó mà phân biệt được, bởi vì tiêu chuẩn mà con người ngày nay nhận định về tốt và xấu thì khác với trước kia. Khi một người thật sự tu luyện, dần dần họ sẽ phân biệt được. Chư vị có thể nhìn xem người đó dạy điều gì. Chư vị có thể thấy rằng những gì họ giảng không phải là lý chân chính, hay bề ngoài họ bảo người ta làm điều tốt nhưng tận bên trong họ muốn tiền và lừa người. Tu luyện Phật Pháp là nghiêm túc và không bao giờ được trộn lẫn với tiền. (Vỗ tay) Hầu hết những gì trong thế giới đều được con người dùng để làm tiền, ngoại trừ Phật Pháp là tuyệt đối không được. Hơn nữa, động cơ của một số người là vì danh, và người thường là luôn luôn chấp trước vào danh và lợi. Các thầy khí công giả dẫn người ta đi lệch sang đường tà, và họ cũng không cứu độ người được. Họ làm hại người ta.
Trên thực tế, tội lỗi của họ là không nhỏ. Nếu một người có bản lĩnh có căn bản ưu tiên, đã đến thọ Pháp, mà bị họ hủy hoại, tưởng tượng xem tội lỗi của họ to chừng nào. Vì tiền tài mà họ làm điều xấu. "Làm tiền" không phải là cớ để phạm tội như thế. Khi khí công đạt đến cao trào ở Trung Quốc, toàn bộ các thầy khí công phần đông là truyền khí công miễn phí. Chỉ có các thầy khí công giả đã xuất hiện làm rối loạn. Có nhiều thầy khí công rất xuất sắc khi ra công chúng lúc ban đầu. Trong mỗi một trường hợp đó đều là phó nguyên thần tu luyện, phần bên con người thì không hay biết. Theo thời gian chấp trước về danh về lợi của người đó khởi lên. Trước khi họ ra công chúng, sư phụ của họ trông nom họ, theo đó có tác dụng khống chế của phó nguyên thần của họ. Nhưng, một khi họ tích cực hoạt động trong xã hội, phần con người của họ bị cám dỗ vì danh vì lợi của thế tục. Hễ mà họ ham muốn những thứ đó liền bị rơi xuống. Cho nên họ không có công, cho nên đến cả chính họ - các thầy khí công - cũng vẫn ngã bệnh.
Học viên: Con muốn hỏi Thầy: Nếu chúng con, các học viên, đạt Viên Mãn, thì chúng con đi về đâu?
Thầy: Tôi có Pháp Luân Thế Giới. Có rất nhiều thiên giới, tôi có thể giảng về các thiên giới này cho chư vị. Nhiều người ngồi đây dường như có học thức cao, theo danh từ con người tôi sẽ giảng tóm tắc về khái niệm của vũ trụ.
Những gì nhân loại biết chỉ là một không gian này, và nó không giản dị như các tín đồ Phật Giáo hiểu biết về không gian. Khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế trong thế gian này, từ trong Pháp căn bản của vũ trụ ngài đã chứng và ngộ rất nhiều chân lý. Người thời ấy không có ghi chép những điều này, cũng không thu thập và ghi chép trong kinh Phật. Cho nên các chân lý đó không có lưu lại cho người trong nhân thế. Cho đến 500 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni lìa đời thì người ta mới biên soạn thành kinh. Chư vị tưởng tượng xem, 500 năm sau đó, quả thật là khó cho người ta nhớ lại những gì Thích Ca Mâu Ni giảng lúc còn tại thế, và đó là các kinh Phật mà chúng ta có hiện nay. Trên thực tế nói chung thì những điều đó đã khác với những gì Phật Thích Ca Mâu Ni giảng lúc ban đầu, mặc dù các điều đó bao hàm một số lý của Phật Giáo và cũng có thể giúp người tu luyện. [Những gì bao hàm trong đó] chỉ là một vài điều mà con người được phép biết trong quá khứ, và các sinh mệnh trong không gian này chỉ được phép biết bao nhiêu đó thôi.
Vũ trụ không nhỏ như kinh Phật mô tả, cũng không giản dị như những người tu Đạo trong quá khứ giảng. Điều mà Đức Thích Ca Mâu Ni giảng vào thời ấy chính là Pháp La Hán và Pháp La Hán là thấp nhất so với tất cả các quả vị khác. Tất nhiên, ngài đã giảng những điều cao hơn, nhưng đã lưu lại rất ít. Phật Thích Ca Mâu Ni có giảng một điều lúc còn tại thế, tức là: con số Phật Bồ Tát là nhiều như các hạt cát trong sông Hằng và mỗi một vị Bồ Tát là có thế giới mà họ trụ trì. Thậm chí cái phạm vi mà ngài giảng cũng là to lớn đối với con người. Nhưng thật ra, chư vị cũng biết, các phân tử là do các lạp tử vi quan cấu thành, và nhân loại thì sống giữa các phân tử và tinh cầu. Trên thực tế, Hệ Ngân Hà chỉ là một lạp tử trong vũ trụ, và vô số hệ ngân hà trải rộng ra có một ranh giới và cũng có cái vỏ bên ngoài. Và đó là điều mà nhân loại của vũ trụ này nói đến. Nhưng trên thực tế, đây chỉ là một vũ trụ nhỏ. Cái gì nằm bên ngoài vũ trụ nhỏ này? Thậm chí khoa học hiện đại cũng không dám nghĩ đến, và thậm chí nhân loại cũng không có khái niệm về vũ trụ. Vũ trụ cũng không phải sinh ra từ cái vụ "nỗ lớn".
Từ một nơi cực kỳ xa xôi vượt khỏi vũ trụ nhỏ này là các thiên thể giống như vũ trụ nhỏ này. Thần và Phật đều có tầng thứ, chư Phật tại các tầng thứ thấp hơn không thể nhìn thấy chư Phật tại các tầng thứ cao hơn. Trong tầm nhìn của chư Thần và Phật tại các tầng thứ cao hơn nữa thì đây cũng chỉ là một diện tích rất nhỏ. Nhân loại không thể phát hiện được nó. Nhân loại biết về tốc độ ánh sáng, nhưng tốc độ ánh sáng không phải là nhanh nhất. Ánh sáng là do thời gian và không gian ước chế, chính thời gian và không gian cũng là do vật chất từ vũ trụ cấu thành. Tất cả những gì trong một không gian, lẫn cả ánh sáng, cũng là vật chất, và mỗi một loại vật chất thì có năng lượng. Mọi người đều sống trong không gian của lớp phân tử này. Như là không khí, gỗ, nước, kim loại, đất hay đá, tất cả đều là do các lạp tử tại lớp phân tử này cấu kết thành. Trong không gian này nhân loại không cảm giác được năng lượng phóng xạ từ các phân tử, bởi vì nhân loại cũng là do các phân tử cấu kết thành. Nhưng trên thực tế phân tử cũng có năng lượng. Ánh sáng trong không gian nhân loại đây cũng có cái lớp phân tử bên ngoài của nó. Điều tôi nói là, các không gian khác nhau có ánh sáng khác nhau, và các loại vật chất mà cấu kết ánh sáng trong các không gian khác nhau thì cũng khác nhau. Và vì sự khác biệt trong thời gian và không gian mà ánh sáng trong đó cũng khác nhau. Cho nên, hãy nhìn xâu xuống: nguyên tử cũng có năng lượng, năng lượng của các hạt nhân nguyên tử thì càng mạnh hơn, neutron thì lại càng mạnh hơn nữa, và điện tử, quark, và neutron, lớp kế tiếp thì lại càng mạnh hơn lớp trước đó khi nói về danh từ phóng xạ và năng lượng. Lạp tử càng xâu xuống, thì năng lượng và phóng xạ càng mạnh. Xuống tận cái tầng của vật chất nguyên sơ, lực lượng càng mạnh đối với nhân loại đến mức mà không lời nào diễn tả nó được. Nhưng tất nhiên là, nhân loại không bao giờ hiểu được vật chất nguyên sơ của nó.
Tôi vừa giảng về những điều này là để nói với chư vị rằng vũ trụ này không hạn hẹp như nhân loại hiểu biết nó. Có bao nhiêu vũ trụ đủ cỡ khác nhau trong vũ trụ? Con số là không tính được. Tuy nhiên, khi diễn tả trong một phạm vi của vũ trụ của một hệ thống nhỏ, thì có thể nói theo cách này: khoảng 3000 vũ trụ nhỏ thì cấu kết thành một vũ trụ lớp thứ nhì cỡ to hơn một chút, và cũng khoảng cùng một con số đó của vũ trụ lớp thứ hai thì cấu thành vũ trụ lớp thứ ba. Theo thứ tự thế này mà nó cấu kết đến vô tận, ít nhất cũng như nhân loại nhận thấy. Thế thì "thiên giới" to thế nào? Tôi có thể nói với chư vị rằng nhân loại vĩnh viễn không bao giờ phát hiện hệ thống thiên tể to lớn tột cùng là thế nào. Đến cả Phật Bồ Tát cũng không thể. Thậm chí là nó quá lớn. Không như con người với kiến thức của họ mà tưởng tượng ra.
Hãy suy nghĩ những lời tôi giảng. Một chút kiến thức đó của con người là đáng kể gì? Đó chỉ là điều trẻ con, hơn nữa cái khoa học theo lối kinh nghiệm hiện đại đó đã hoàn toàn dẫn nhân loại đi sai lệch rồi. Khoa học theo lối kinh nghiệm tạo ra nhiều giả tượng. Hiện tại con người không có khả năng nhìn thấy. Để tôi dẫn một ví dụ về vũ trụ mà tôi vừa giảng qua, khoa học theo lối kinh nghiệm tin rằng vũ trụ tạo ra là do vụ "nổ lớn". Chẳng phải đó là giả tượng mà nó tạo ra cho chư vị hay sao? Con người ai cũng tin như thế. Khoa học theo lối kinh nghiệm tin rằng con người là qua sự tiến hóa mà tạo ra, thuyết tiến hóa dạy con người là họ tiến hóa từ loài khỉ. Hoàn toàn không phải như thế. Chẳng phải là nó dẫn chư vị đi sai đường hay sao? Con người nhận thức về vật chất thật ra thì cũng sai - thậm chí cả kiến thức căn bản cũng sai. Hơn nữa, nhân loại sống trong mê ảo, đã hoàn toàn bị kiến thức đó niêm phong kín lại. Họ lại càng bị nó niêm phong chặt lại, đến độ mà không còn chỗ nữa. Và cái kiến thức này nó hoàn toàn bao phủ chân lý của vũ trụ này. Dưới những tình huống như thế - mọi người hãy suy nghĩ - nếu ai muốn nói về chân lý của vũ trụ, khoa học này có chấp nhận không? Cái khoa học này đã hình thành một môi trường, chắc chắn là nó chống lại. Đó là tại sao khi những gì của tầng thứ cao hơn được nêu lên, nó sẽ nói rằng chư vị tin tưởng mù quáng. Sự việc là như thế.
Nhiều người vì thế mà đã hình thành khái niệm cố định. Nếu con người của các thế hệ trước mà đã quy định luật lệ và quy luật, như là thuyết tương đối của Einstein, con người lại xem nó là một loại khoa học tối cao. Tư tưởng của người thế hệ sau này bị hạn chế trong phạm vi của những điều này, nếu ai dám suy nghĩ cao hơn hay có ý vượt qua những gì họ nghiên cứu, tức khắc sẽ có người nói "Quý vị thật sự hơn được Einstein sao?" Tại sao thế? Môi trường vật chất hiện hữu của khoa học theo lối kinh nghiệm hiện đại đang ước chế con người. Nếu một khoa học gia nổi tiếng mà hiểu biết vượt hơn hiểu biết của các thế hệ trước đây, vị ấy sẽ phát hiện hiểu biết của các thế hệ trước đây là thật và đúng trong phạm vi của những hiểu biết đó, hễ ai mà vượt qua những hiểu biết đó, thì vị ấy cho là nó không đúng, đó là để hạn chế con người. Một người thật sự thành công mà biết tự mình suy nghĩ thì họ dám vượt qua. Chư vị thật sự sẽ đạt được một điều khi chư vị đột phá các quy ước mà người khác đặt định ra. (Vỗ tay)
Học viên: Chúng con dự định xếp đặt các bài kinh văn theo thứ tự thời gian. Thưa có được không?
Thầy: Được. Cái chữ "kinh văn" không có hàm nghĩa đặc biệt gì. Ý nghĩa nguyên sơ của danh từ kinh văn có ý nghĩ là để học và đọc thường xuyên. Các bài thường được tham khảo gọi là "kinh văn".
Học viên: Một con beo thình lình hiện ra trong khi con ngồi thiền. Con beo đó là gì?
Thầy: Bởi vì chư vị muốn thiền, nên nó tìm cách can nhiễu chư vị. Đừng sợ nó - không có gì hại chư vị được. Từ khi tôi bắt đầu làm sự việc này, tôi vốn có trách nhiệm với người tu luyện. Bảo đảm là thế. Có rất nhiều người học và không ai bị rắc rối gì. Nhưng có một điều là: chư vị phải tự xem mình là người tu luyện. Không được nếu chư vị sợ, vì sợ chính là một tâm chấp trước của con người cần phải buông bỏ.
Học viên: Thầy Lý, chúng con đọc sách Pháp Luân Công Trung Quốc: rằng tập bài thứ nhất 3 lần, từ đó chúng con đã tập mỗi bài 3 lần. Nhưng tại sao các động tác tay đưa lên xuống và bài Pháp Luân Châu Thiên Pháp thì không tập 3 lần [thay vì 9 lần]?
Thầy: Tôi nói rằng công pháp này rất giản dị. Nếu chư vị có thì giờ chư vị có thể tập thêm, và nếu chư vị không có thì giờ thì tập ít lại. Nếu hôm nay chư vị bận rộn và chỉ có thì giờ tập một bài thì cũng được. Khi chư vị không có thì giờ hay nếu chư vị có đủ thì giờ để tập chỉ một bài, thì cứ tập một bài. Và khi chư vị có nhiều thì giờ hơn chư vị có thể tập thêm. Nhưng mỗi lần tập xong 9 lần liên tiếp thì chư vị nên ngừng lại, và đó có nghĩa là chư vị không nên tập bài đó tiếp thêm nữa. Theo cách này là tốt hơn. Môn tu luyện mà tôi dạy thì khác với các môn tu luyện khác. Với các môn tu luyện khác, khi chư vị tập các bài công pháp thì công pháp mở ra, và khi chư vị không tập thì nó ngừng và không còn hoạt động nữa. Trong công pháp chúng ta người tu luyện được luyện 24 giờ trong ngày, và nó được gọi là "Pháp luyện người tu". Chư vị tập các bài công pháp để làm gì? Chính là chư vị đang gia trì các cơ chế mà tôi đã hạ nhập trong người chư vị. Tại sao tôi bảo là phải tập các động tác theo các cơ chế? Trong khi tập các bài công pháp, năng lượng trong tay của chư vị sẽ gia tăng, và người tu luyện đang gia trì các cơ chế đó. Gia trì như thế thì cơ chế càng mạnh mẽ hơn. Cho nên các cơ chế đó sẽ tự động hướng dẫn các động tác của chư vị.
Học viên: Thưa học Pháp thế nào là tốt nhất? Con chỉ đọc sách hay viết xuống [bằng tay] trong khi đọc sách, hay chỉ viết lại quyển sách?
Thầy: Ở Trung Hoa Lục Địa có nhiều người thuộc lòng quyển sách, nhiều người đã viết lại. Cũng có một số người không thuộc được, cho nên họ chỉ đọc thường xuyên. Cách nào cũng được. Những người mà đã thuộc sách rồi phát hiện rằng khi nào họ gặp rắc rối, lập tức họ nhớ Pháp. Có nghĩa là họ sẽ không xử lý sự việc sai. Viết lại cũng giúp chư vị hiểu biết thâm xâu hơn. Mục đích đọc sách thường xuyên là giúp chư vị hiểu biết thâm xâu hơn và giúp chư vị liên tục đề cao.
Học viên: Thưa Thầy, chúng con cảm thấy gọi Thầy bằng "Thầy" là không đúng. "Thầy" dường như là danh từ quá bình thường, cho nên con nghĩ rằng có lẽ Thầy bảo chúng con gọi Thầy bằng "Thầy" bởi vì các tình huống ở Trung Hoa Lục Địa. Cho nên ở đây chúng con sẽ "Chào Sư Phụ". Còn những người trong Phật Giáo cảm thấy tiếng Sư Phụ là cao hơn chúng con, cho nên không nên gọi bằng "Thầy".
Thầy: Cám ơn chư vị. Thật ra, chư vị gọi tôi là gì cũng được, là Thầy, là Sư Phụ, hay gọi tên của tôi. Tất cả đều được hết. Tại sao tôi bảo chư vị gọi tôi thế nào cũng được? Bởi vì xã hội ngày nay đã bị hỗn loạn vì những kẻ lừa dối. Một số tự gọi là Phật, một số tự gọi là Phật sống, một số tự gọi là Đại Sư, và một số tự gọi là lãnh đạo tôn giáo. Tuy nhiên, chẳng phải tất cả những người đó là đang truy cầu danh lợi hay sao? Tôi nói rằng chư vị gọi tôi thế nào chư vị muốn. Gọi tôi bằng "Thầy" không có gì sai. Tôi không muốn những danh hiệu này, tôi không truy cầu những điều đó. Nhưng tất nhiên, nếu chư vị là học viên của tôi, muốn tỏ sự kính trọng tôi và cảm thấy rằng Thầy của chư vị thật sự đang cứu độ chư vị và giúp chư vị, và vì lý do đó mà chư vị muốn gọi tôi theo cách nào đó, thì đó là tùy chư vị. Gọi tôi bằng "Thầy", tôi cảm thấy là được rồi.
Học viên: Còn một điều nữa là, vừa qua Thầy giảng "Đừng làm vì tiền". Điều này khiến cho con cảm thấy đây là một vị Phật thật. Tất nhiên, Thầy không nói trong sách rằng Thầy là một vị Phật, nhưng con cảm thấy khi chúng con tu luyện Phật Giáo chúng con chưa bao giờ gặp một vị Sư Phụ giác ngộ như Thầy, người mà có thể chỉ đạo. Cho nên con nói với người khác "Quý vị tìm đâu ra một người không tính tiền và còn chỉ đạo chư vị tu luyện và tiêu trừ nghiệp cho quý vị? Quý vị có bao giờ gặp một người như thế không?" Tại sao con nói ra điều này bây giờ? Đó là vì Thầy của chúng con là người bảo hộ một người thật sự đến đây để chỉ đạo chúng con tu luyện, cho nên con không quan tâm về những gì con đã học trong quá khứ nữa. Con nghĩ rằng trong những người có mặt tại đây cũng đã từng là tín đồ của Phật Giáo, có nhiều tu sĩ Phật Giáo, cũng có những người học các môn khác. Nhưng con nghĩ rằng, kể từ hôm nay chúng con phải đối xử với Sư Phụ giác ngộ của chúng con là Thầy thật sự của chúng con, người mà chỉ đạo chúng con tu luyện và chúng con không nên học những gì khác. Tất nhiên, con không dám nói với người khác, nhưng ít nhất con cũng nghĩ như thế, bởi vì Thầy đã đến đây hôm nay, những lời này diễn tả những gì con môn muốn diễn tả từ bao nhiêu năm qua và hôm nay cuối cùng hôm nay con đã nói ra.
Con muốn tu luyện lên các tầng thứ cao trong suốt cuộc đờI này, nhưng chưa tìm ra một pháp môn thích đáng. Con đã học Mật Tông Tây Tạng và học số công pháp khác. Thậm chí con còn chính thức là đệ tử của một vị đại sư. Nhưng sau đó con cảm thấy con vẫn là con và không cảm thấy gì cả. Tuy nhiên sau khi nghe Thầy giảng Pháp, con có thể nói rằng Pháp của Thầy truyền là Phật Pháp. Khi con đi xem bài giảng trong băng thu hình trong ngày đầu tiên, Thầy giảng "miễn là chư vị chân chính tu luyện...." con nói với máy truyền hình "Tôi muốn tu luyện một cách chân chính" nhưng con hy vọng là Thầy sẽ đến Mỹ bởi vì tất cả chúng con có mặt tại đây hôm nay đã hy vọng rằng Thầy sẽ đến. Cho nên con mong rằng Thầy sẽ giúp cho chúng con giác ngộ thêm nữa và giảng thêm cho chúng con những gì chúng con cần phải chú ý tại đây ở San Francisco. Con chân thành hy vọng như thế. (Vỗ tay)
Có nhiều cư sĩ Phật Giáo và họ bị khó khăn không bỏ được những gì họ đã học các môn khác. Cho nên chúng con có một trách nhiệm là phải giúp họ. Nhưng có một câu hỏi là, con muốn hỏi Thầy trực tiếp rằng, tức là: có một người đã từng là cư sĩ Phật Giáo, họ đọc kinh và thờ Phật rất nhiều năm rồi. Họ nói rằng mỗi khi họ đọc kinh (Kinh Phật cổ) họ ngửi thấy một mùi hương tỏa ra, nhưng khi đọc sách Pháp Luân Công thì ngửi thấy một mùi lạ. Thầy đang ở đây hôm nay, bởi vì con không ngửi thấy mùi gì hay cũng không thấy được điều gì, thưa Thầy giảng một chút về điều này.
Thầy: Thôi được. Sự thật là, trong thời Mạt Pháp, chư Phật chân chính không còn trông nom sự việc trong thế giới này. Nhưng rất nhiều thú vật mà đã đạt được năng lực bò vào các tượng Phật và khiến cho con người thờ phụng chúng. Chúng giúp người ta làm một chút ít điều gì đó hay giúp họ một chút. Hễ người này thật sự muốn tu luyện, những thứ đó sẽ can nhiễu. Ví dụ, một số người nói rằng, tập công nào đó thì có mùi hương, nhưng thực tế thì cái mùi đó phát ra từ những con chồn cáo. Mùi thì khác trong hai không gian: nó là mùi hương ở bên này, nhưng bên kia là mùi hôi. Chân lý đão ngược trong nhân thế, tất cả mọi thứ khác cũng thế. Mùi hương đối với con người thật sự là hơi độc đối với Phật. Nó muốn ngăn chận không cho chư vị học Đại Pháp, cho nên nó cố tình can nhiễu bằng cách phát ra mùi hôi đó.
Đây là điều tôi nghĩ. Các học viên chúng ta ở San Franscisco, không những chỉ chú tâm vào San Francisco, mà toàn nước Mỹ cũng thế. Còn về tu luyện như thế nào, chỉ chú tâm vào một hình thức này thôi. Tôi làm những gì tôi đang làm chính là để lưu lại một con đường cho các thế hệ tương lai, và họ sẽ theo cách này mà làm. Giả thử mà tôi muốn điều khác, thì tôi đã giảng Pháp trong chùa và đã thành một hòa thượng rồi. Nhưng làm một hòa thượng cũng không được. Các tôn giáo không còn giúp con người đắc Pháp trên diện rộng hơn. Tôi đã chọn hình thức này cho con người tu luyện, vì thế chư vị phải tiếp tục tu luyện theo cách này. Nó không như thể là: hễ một người tu pháp môn của tôi thì họ phải theo các luật lệ và nghi thức đủ loại. Làm thế là không tốt. Nếu ai muốn học, thì họ cần được phép có một tiến trình để hiểu biết. Nếu ai biết pháp môn này là tốt, cứ bảo họ chỉ cần đọc sách. Khi hiểu biết của họ gia tăng, tự động họ sẽ chuyên tâm xử lý mọi thứ tốt hơn. Trong khía cạnh này thì những điều này dễ dàng hơn cho các cư sĩ Phật Giáo. Các hòa thượng thì ở trong một hoàn cảnh đáng thương nhất, bởi vì họ hoàn toàn bị hình thức tôn giáo ngăn chận họ, đến độ mà họ không gặp được Pháp, họ cũng không dám đụng đến Pháp.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top