Chương 43

Kinh phật thực ra có thể liên tục tiêu thụ. Để mà nói chính xác, cũng chẳng có mấy người mua kinh về đọc, chúng nhân chỉ vì tín ngưỡng thành kính mới tiêu tiền. Nguyên Đán, Thanh Minh, lễ tắm Phật, tết Trung Nguyên đều là lúc buôn bán được nhất, dù khách hàng không phải phật tử cũng sẵn lòng bỏ bạc an tâm. Chỉ cần sách cậu in đẹp nhất, vừa đến dịp liền nóng bỏng tay, có khi đưa qua châu phủ cũng dễ dàng tiêu thụ, không phải khó khắn dùng nhiều mánh chào mời như lúc xuất bản " Liên Phương Lục".

Chẳng là nếu cần in kinh sách, cái tiệm này cũng cần thay đổi chút rồi.

Sân sau hiệu sách của họ lại cho tiểu thiếp nhà Vương đại công tử thuê, dù sao sự việc cũng đã truyền khắp trong ngoài. Trước thì bán tranh mĩ nhân, thơ từ ca phú phong lưu rồi tiểu thuyết tình ái yêu ma thần tiên gì đó, phố chợ người ta nói bóng nói gió cũng chẳng ngại cái gì. Bây giờ muốn bán kinh phật, mà danh tiếng lại xấu như thế, dù có bố thí cho cửa chùa sợ các sư sãi cũng chê đồ nhà cậu không đủ sạch sẽ.

Nhưng mà giờ mới đi thuê cửa hàng rồi khai trương thì chắc không kịp nữa, việc cũng chưa đến mức gấp như vậy, Thôi Tiếp liền gọi Kế chưởng quầy đến dặn dò, khi nào in sách thì in vào một con dấu khác, đổi tên thành "Thanh Trúc Đường". Tất cả kinh thư in ra lập tức chuyển đến chùa miếu, đợi đến đúng thời gian tiêu thụ món này rồi thì thuê một cửa hiệu tạm thời, mở mấy hôm cho người mua có nơi giao dịch vậy.

Dẫu cho tất cả mọi người vùa nhìn tranh là biết rõ gốc gác đâu ra, nhưng chỉ cần chuyện không bị khui lên, chắc chắn nhóm tín chủ sẽ yên tâm thoải mái mang đồ đi bố thí.

Kế chưởng quầy cười đồng ý: " Cậu chủ suy nghĩ rất thấu đáo, vậy mình cứ lấy tên mới thế này đi. Nhà ta ngày trước cũng hay mang hàng ra bày trước cửa chùa cửa miếu, chẳng qua bây giờ buôn may bán đắt, chẳng có rảnh rỗi mà đi nơi khác chào mời. Nếu đã đổi cửa hiệu có cần thuê người giúp việc mới không ạ, tôi sợ người ta nhìn ra vấn đề?"

Thôi Tiếp không mấy khi xuất hiện trong cửa hàng, đành hỏi lại: "Hiệu nhà ta có mấy người giúp việc? Nếu không tìm được người thích hợp thì ông cứ gọi họ về làm việc ở cửa hàng mới vậy, nếu có ai hỏi thì bảo mình đổi chủ rồi."

Kế chưởng quầy nói: "Nói thế tôi cũng không ổn đâu... Thôi, thời gian còn sớm, nếu thực không còn cách nào thì tôi nhờ người môi giới tìm giúp mấy người nhanh nhẹn, làm công ngắn hạn giúp mình trông hàng vậy."

Chuyện bán hàng thì còn có thời gian tìm người làm chứ còn việc tặng kinh thư thì vướng chút điểm nhỏ. Ông cúi đầu nhìn Thôi Tiếp, hỏi dò: " Còn một khoảng thời gian nữa mới tới tiết Thanh Minh, công tử định dùng danh nghĩa gì để tặng sách ạ?"

Bố thí cho chùa chiền cũng phải có tên có tuổi có lý do đàng hoàng: Ví dụ như công tử nào đó nửa đêm chợt tỉnh mộng thấy tiên tổ trong nhà khổ cực, muốn cúng bái chuộc lỗi cho tổ tiên hay phú hộ nào đó có ý muốn tìm một mối duyên lành, mong rằng Phật tổ phù hộ độ trì; hoặc giả thư sinh nào đó đêm ngày chăm chỉ học hành cơ thể suy kiệt muốn gột rửa toàn bộ bệnh tật vân vân mây mây cái nào cũng ổn... Chỉ trừ không được nói ra chủ hiệu sách nào đó muốn bán kinh phật nên tặng một ít cho chùa chiền làm bàn đạp tiêu thụ kinh doanh.

"Thế thì nói mấy hôm nay ta học tập mệt mỏi nên sức khỏe sút đi nhiều. Hai hôm trước tĩnh tâm họa Phật lại cảm thấy tâm tình tốt ra, nên mới lấy tranh in thành sách, muốn tặng lại cho các Phật tử coi như kết thiện duyên."

Thôi Tiếp cụp mi suy nghĩ đôi chút lại ngẩng đầu nói: "Vừa đúng hai hôm nay trùng đúng lịch tế miếu Quan Công được tiên sinh cho nghỉ hai ngày, ta e sau này cũng không có nhiều thời gian rảnh nữa. Vậy thì tiện ngay lúc này ta đi chùa các nơi bái phật giải tai, cũng ngỏ ý trải đường đến lúc tết Thanh Minh mình tặng là vừa..."

Ánh mắt cậu trong lúc mông lung lại chợt bắt được vệt nắng cuối cùng hiu hắt ngoài cửa sổ, giọng cũng nhẹ đi nhiều: "Thôi ta cũng nhờ chúng tăng niệm kinh cầu phúc cho bản thân vậy."

Từ trước tới nay cậu chưa từng mê tín nhưng giờ đã nhập hồn vào thân thể người ta, cũng bằng lòng mở đàn cầu siêu để cho nguyên thân hưởng chút phúc lành, mong sao nhóc Thôi Tiếp kiếp sau được bình an, cũng là cho bản thân một chút an lòng.

Kế chưởng quầy vỗ tay niệm A di đà, cười nói: "Đáng ra phải thế chứ, cậu chủ càng thành tâm bao nhiêu thì phật tổ sẽ phù hộ việc làm ăn của chúng ta thịnh vượng bấy nhiêu. Nếu muốn tụng kinh cầu phúc thì cần viết họ tên, ngày sinh, tháng đẻ đưa cho các vị hòa thượng viết vào kinh văn dâng lên đức Phật, lúc ấy thì kinh sách mới có nhiệm màu, giúp ngài tiêu tai giải nạn, phúc thọ bền lâu được. Ngài cứ viết vào một phong thư, tôi sẽ mang tới chùa cho."

Thôi Tiếp đến giờ còn không biết ngày sinh của nguyên chủ và mẫu thân đành quay về gọi cha con Thôi Nguyên tới hỏi, còn muốn xem cách viết thiếp bát tự (ngày sinh) phải làm thế nào. Phụng Nghiễn thì biết ngày sinh của cậu, nhưng của mẫu thân thì lại không rõ, chỉ nhớ được bà mất do sinh khó, ngày giỗ trùng với ngày sinh của con trai. Thôi Nguyên ngày trẻ đã theo hầu Thôi lang trung, cũng chỉ nhớ việc bà được gả vào phủ năm Thiên Thuận thứ sáu, nhưng vì có lệ sinh thần bát tự của tân nương không được nói lộ ra nên lúc đó bà bao nhiêu tuổi, sinh vào ngày tháng nào cũng chẳng ai rõ cả.

Hỏi qua hỏi lại, cuối cùng trên tờ thiếp viết cho Lưu phu nhân cũng chỉ có đơn bạc dòng chữ: "Tín nữ họ Lưu gả vào Thôi gia, sinh tiền sống tại thôn x, xã x, thành x, huyện Thiên An, ngày sinh không rõ, mất vào giờ Thìn ngày 30 tháng 2 năm Thành Hóa thứ năm"; tờ của Thôi Tiếp thì viết được đầy đủ ngày sinh tháng đẻ, cả hai được gấp gọn gàng đặt chung vào cũng túi gấm. Thời bây giờ muốn đi đâu thực không dễ dàng như hiện đại, hôm đó họ phải ở nhà chuẩn bị sẵn kinh thư, tiền bạc, tắm rửa thay quần áo mới, đi từ đêm hôm trước để tiện giờ lễ chùa.

Chùa Tiên Giác nằm ở phía đông bắc bổn huyện, cách xa hơn nửa thành, trên đường đi đến tấp nập, đâu đâu cũng thấy hàng quán: Có bán đủ loại vàng mã, hương nến, hoa tươi, lư hương, bánh, trái đồ cúng, còn có cả kinh phật, tượng phật mạ vàng mạ bạc, có thầy tướng bầy sạp rút thăm đoán mệnh, còn thỉnh thoảng xuất hiện mấy nhà bán đồ ăn... tăng đạo dân lành, người đủ mọi hạng, vậy mà tất cả cùng chen chúc trên đường tạo ra một khung cảnh ồn ã náo nhiệt.

Thôi Tiếp và Phụng Nghiễn suốt dọc đường chỉu víu lấy cửa sổ nhòm ra ngoài, thỉnh thoảng còn thòm thèm so sánh xem nhà nào bánh hấp làm dày, nhà nào cán mì sợi mỏng, nhà ai cháo cho nhiều nhân, tính rằng đường về ghé vào mua ăn thử.

Xe ngựa và quần áo của bọn họ cũng chỉ tính là lọai phổ thông, chẳng qua trời ban cho Thôi Tiếp có cái mặt ưa nhìn, lại có thêm khí độ của người từng trải, đứng trong biển người sô bồ cũng bị chú ý. Ban tăng nhân cũng chủ động phân người tự tiếp đón họ, vì thấy họ mua hương là loại thượng hạng, tuy tiền công đức không tiêu cả thỏi lớn, nhưng cũng là nắm bạc lẻ từng miếng trắng bóc, trong lúc phục vụ lại càng nhiệt tình chu đáo, còn dò hỏi họ đến chỉ chuyên dâng hương, hay là muốn đưa tên cầu phúc, bố thí hành thiện, lập đàn giải nghiệp...

Thôi Tiếp chắp tay hình chữ thập, thành kính thưa rằng: "Tại hạ gia cảnh bần hàn, không sánh được với các vị thiện nam tín nữ, may là trong nhà có khắc được trăm bản kinh kim cương, muốn bố thí cho quý tự, mong được kết duyên lành. Vừa hay tháng sau là lễ Thanh Minh, tôi còn muốn thỉnh cao tăng quý tự bớt chút thời giờ khi tụng kinh giải nghiệp tiêu tai cũng tụng giúp toàn gia vài lần, tích chút phúc mỏng cho đời sau."

Người tiếp khách vỗ tay tụng một tiếng A di đà: "Thí chủ chỉ cần có lòng này cũng chính là công đức lớn rồi."

Người ta là tài chủ đến tiêu tiền cúng Phật, cũng không thể để khách đi dạo không. Người tiếp chuyện đưa cậu đến gian khách, dặn một vị quản sự gần đó đến hậu viện chuyển kinh sách tới, tự bản thân cũng ngồi xuống hầu chuyện. Trong gian phòng có trà thơm hảo hạng, một chú tiểu còn bưng thêm bốn đĩa táo, lê, hạt dẻ, hạt thông, và một đĩa bánh trà chùa tự làm.

Người tiếp khách mời cậu uống trà, hỏi chuyện: "Không biết thí chủ là người nơi nào?"

Thôi Tiếp chợt giật mình không rõ vị này có phải nghe được phong thanh nên muốn điều tra mình, nhưng vừa nghĩ kĩ, hòa thượng biết bóng gió chứ mình thì không! Tuy câu đầu tiên có thể dùng phương pháp nói chuyện các cụ dạy kiểu: "Tại phương xa đến", hoặc "duyên bèo nước gặp nhau..." nhưng hỏi thêm vài câu thì cậu tiếp không được aaaa.

Thế thì còn mệt óc làm chi, thẳng thắn thành thực thì còn được danh là người ngay thẳng, kệ cho người ta có nói bóng gió kiểu gì, mình cứ giả khờ là được.

Cậu nhẩm tính trong đầu, cúi thấp đầu nói: "Tôi là người ở phường có hoàng bảng " cấp công hảo nghĩa" thành bắc đó, tệ xá là họ Thôi mới chuyển tới ít lâu."

Không ngờ rằng vị tăng tiếp khách tăng cũng không giống các vị hòa thượng khác thích nói câu ẩn ý, vừa nghe cậu nói đã than thở: "Lẽ nào thí chủ chính là vị Thôi nghĩa sĩ xả thân vì nghĩa, được triều đình ban thưởng đó ư? Chính là vị Thôi nghĩa sĩ đánh gục yêu nhân Bạch liên giáo!"

Ông vừa nói hết câu, Thôi Tiếp đành gật đầu, vị tăng nọ vừa thấy thế liền đứng dậy, chắp tay niệp phật, nói: "Tiểu tăng từ lâu đã ngưỡng mộ khí khái của thí chủ, không ngờ hôm nay lại có duyên gặp mặt tương phùng, quả đúng là phong thái sáng ngời, cốt cách phi phàm hơn đồn đại nhiều lắm."

Thôi Tiếp phảng phất như nhìn thấy ba dấu hỏi chấm treo lủng trên đầu mình, thực không hiểu một người đánh nhau và được phong thưởng thì liêm quan gì mà được hòa thượng hâm mộ đây. Vị tăng lữ kia thấy cậu có chút mơ hồ cũng cười giải thích: "Đám yêu nhân Bạch liên giáo đó dám mượn danh của đức Phật tổ, lại hành động ác độc, hại nước hại dân, làm bại hoại danh dự Phật môn ta, đúng là đám tặc! Thôi nghĩa sĩ bắt được thủ lĩnh của chúng, phá tan tai họa đám Bạch liên giáo ra, mà trên phố chợ những lời giảng đạo tà thuyết cũng không còn nghe thấy nữa, trong lòng tiểu tăng vẫn luôn cảm phục."

Hóa ra... Đây là chiến tranh của phái nguyên tác và phái đồng nhân hở? Các tăng nhân không có sức chiến đấu, bị triều đình dẫm đạp đành kích động dân chúng dựng cờ tạo phản lập ra Bạch liên giáo, còn cậu được tiếng đánh dẹp thủ lĩnh phản quân, nên những vị hòa thượng chân chính mới cảm kích cậu?

Không không không, người ra sức phải là Cẩm y vệ mới đúng chứ, công lao kiểu này cậu tham thế nào được! Thôi Tiếp vội vã giải thích: "Lúc đó thực ra đám Bạch liên giáo đã bị Tạ đại nhân Thiên hộ Cẩm y vệ đánh trọng thương, tôi chỉ là gặp người đúng lúc, được may mắn từ tay tặc tử bảo vệ được tính mạng thôi mà."

Người tiếp khách than thở: "Nghĩa sĩ sao phải khiêm tốn thế. Tiểu tăng đã từng có dịp đi qua phường của ngài, bia đá đầu đường còn khắc dành dành thí chủ chiến đấu đổ máu đánh thương tặc nhân! Còn có một vị trụ trì quen biết thí chủ cũng đã nói với tôi, trên người ngài cò một vết sẹo dài do lần đó bị đao chém lưu lại!"

Ông ta ngó ngó lưng của Thôi Tiếp, bỗng như nghĩ ra gì đó mà hơi híp mắt, thận trọng hỏi: "Hôm nay thí chủ tới bản tự, chẳng lẽ là do yêu pháp của đám tặc nhân đó làm ngài bị thương? Ngài không cần phải lo lắng, tệ tự dù chưa phải chùa lớn được triều đình gia phong, nhưng cũng đã có tuổi đời từ Đường triều tới giờ, coi như linh nhiệm. Thí chủ nếu cần giải nghiệp tiêu tai, tiểu tăng lập tức sắp xếp để trong vòng hai ngày này lập đàn tụng kinh cho ngài!"

Thôi Tiếp liền vội vàng nói: "Không dám làm phiền đại sư, tôi từ trước tới giờ tâm khí chính trực, tà ma kia không thể phạm vào. Hôm nay đến chùa, thực là bởi trước đó vài hôm đêm ngày khổ học thân thể mệt mỏi, ngủ cũng chẳng yên giấc, sau đó vì viết kinh cầu phúc cho ông bà lại thấy mệt mỏi dần không còn nữa. Thật thấy rất thần kì, mới bảo người nhà khắc mấy quyển kinh thư đến bố thí cho quý tự."

Đang khi nói chuyện thì vị quản sự kia đã chuyển kinh thư đến đưa cho bọn họ xem, Thôi Nguyên cũng cùng tới đây rồi xin lui qua gian tăng phòng nghỉ ngơi. Thôi Tiếp tự tay mở hòm gỗ, lấy ra một quyển kinh thư mỏng manh bọc trong vải nhung đỏ nói: " Chỉ là trăm cuốn kinh mỏng, mong đạisư nhận cho."

Sách này được in từ bản dịch của Cưu Ma La thiền sư, tổng cộng hơn năm ngàn chữ, thêm vào đầu đuôi hai bức họa cùng lời ca tụng cuối kinh thư, chân ngôn, niệm chú ..., vẫn chỉ là một quyển mỏng tang. Một trăm bản gộp lại mới chỉ vừa đủ một cái rương nhỏ.

Người tiếp khách nói cám ơn, cầm lấy kinh thư đến nhìn kỹ, trong lòng không khỏi thầm khen. Bản chép tay này của Thôi gia là dùng giấy kim tửu quý khí, bao ngoài bọc vải nhung đỏ, bìa sách và tờ lót đều in tranh màu, lại thêm bức họa phật trang nghiên đức độ, giữa các trang còn in đủ loại pháp khí nhỏ, thật là tinh xảo.

Ông vừa muốn khen Thôi Tiếp chép thật kì công, tranh vẽ cũng rất đẹp, lại chợt nhớ tới, cậu mới vừa nói tất cả đều là bản in, không phải chép tay.

Bấy giờ trong thành Thiên An này, chỉ có một nhà mới có thể in tranh màu, ông cũng từng nghe qua danh tiếng của Thôi mỹ nhân, lẽ nào đây chính sản phẩm của nhà in mỹ nhân kia ... Ông theo thói quen liếc nhìn Thôi Tiếp, Thôi Tiếp lúc ấy cũng đang quan sát ông, ánh mắt trong trẻo, thong dong bình tĩnh hỏi: "Tôi cảm thấy in tranh màu so với các bản in đen trắng ngày trước càng đẹp đẽ, lên mới mời thợ đến in màu, không biết đại sư có hợp nhãn không?"

Đại sư khẽ mỉm cười: "Kinh thư mỗi bản đều là lòng thành tín của thí chủ, sao lại không được chứ?"

Trong chùa tín chủ đông đảo, đến bày đồ cũng cúng cần tranh chỗ, hôm nay có tài chủ trước phật dâng năm mươi cân đèn dầu, ngày mai lại thêm phú hào cung cấp năm mươi cân vàng giấy. Chỉ cần kinh in màu lọt vào mắt tăng nhân, tự có người thay cậu tuyên truyền, lẽ nào lại sợ không có người muốn in ư.

Thôi Tiếp cũng không chơi trò nói lời ẩn ý với vị tăng lữ kia, cậu chỉ vỗ tay đáp: "Đại sư nói thế là tôi an tâm rồi. Số kinh thư này tôi xin tặng lại quý tự, chỉ mong đến tết thanh minh đại sư lưu tâm giùm tôi ngày lành tháng tốt tụng kinh cầu phúc."

Người tiếp khách nói: "Gần đây trong chùa có mời được một vị cao tăng tới từ phương Nam, ngài ấy tụng kinh rất có pháp lực, đến khi ấy bản chùa sẽ mời vị đó làm chủ trì cho ngài."

Thôi Tiếp cũng không hiểu thiền luật, cũng không nói được phong tục cổ kim nơi đây, chỉ đành nghe vị tặng nọ kể một số chuyện đương thời rồi lấy cớ trời cũng đã muộn, đứng dậy cáo biệt. Người tiếp khách vốn định giữ cậu ở lại chùa ăn cơm, cậu lại phải chối rằng bài tập tiên sinh giao cho còn chưa hoàn thành, không thể trì hoãn thêm nữa mà hoan hỉ rời khỏi chùa.

Người tiếp khách tiến cậu ra tận cổng lớn mới mới trở lại, thấy mặt trời còn đang đứng bóng trên đầu chỉ đành than thở: "Đáng tiếc chùa ta không có đồ ăn nổi danh, nếu có thức ăn chay danh tiếng như Hạo Thiên quan, nói thế nào cũng phải mời ngài ấy lại ăn một bữa."

Chú tiểu cùng đi tiễn khuyên nhủ: "Vị tiểu quan nhân đó nhìn gầu yếu như thế làm sao thích ăn chay trường được. Chúng ta cũng chẳng thể làm giả thủ lợn như các chùa miếu ở phía Nam, các thí chủ đều nghe danh mới đến, muốn cũng không làm nổi ấy."

Người tiếp khách cũng chẳng nghe vào chuyện thí chủ không chịu lưu lại dùng cơm hay chuyện chùa không làm thịt chay như các chùa miếu khác, phái chú tiểu kia đi dẫn các tín chú khác, bản thân lại gọi quản sự ôm hòm sách đưa đến cho phương trượng xem.

Thôi Tiếp không chạy đi ăn chay, nhưng cũng không ăn mặn, cậu ghé vào một quán quà vặt ngoài cổng chùa mua chút bánh ngọt, sủi cảo hấp, bánh khoai, bánh bột, lại gọi kèm ba bát trà nóng của cửa hàng ngồi rung đùi nhâm nhi. Trên đường thấy có người bán bánh nướng nhân hạt thông đường và bánh quy xốp kiểu Nam Kinh, bọn họ cũng mua mấy gói, tính về chia cho người làm trong nhà, không ngờ trong nhà đã có khách chờ từ sớm.

Nói là khách, thực cũng chỉ là người quen đến mượn phòng sách của nhà cậu để học, cũng không cần người làm phục vụ gì.

Thôi Tiếp đi vào nói liền một câu "Thất lễ rồi", nhìn kỹ lại thì ra là đám sinh đồ trẻ tuổi Quách Dung, Thang Ninh đến chơi, họ đang biếng nhác ngồi trên ghế sa lon đọc sách. Quách Dung trẻ tuổi nhất, sinh lực rất nhiều, thấy cậu liền ngồi dậy chắp tay, mấy người kia cả mắt cũng lười nháy, ủ rũ than thở: "Hai ngày nay phải tham gia hai buổi nghi thức tế đại lễ, lại phải làm thơ viết văn, thật là người ta mệt chết mệt sống. Lúc trở về đột nhiên mới nhớ ra phòng sách nhà cậu có giường ghế thoải mái, cách miếu Quan Công cũng không xa thành ra chủ không mời mà khách tự đến, còn mong Thôi hiền đệ chớ chê chúng ta."

Thôi Tiếp cười nói: "Nào dám. Các tiền bối đến thăm nhà tôi, mới gọi là rồng đến nhà tôm. Tôi sẽ bảo ngay người chuẩn bị chút rượu nhạt, mọi người muốn sảnh chính hay ở trong này thưởng thức? Nếu ở trong phòng thì tôi kêu người dọn dẹp lại chút."

Mấy người đó cố đứng lên nói: "Không cần không cần, tự chúng tôi sắp xếp là được, người làm sao biết đặt đâu chứ."

Thôi Tiếp đành lôi từ trên giá sách ra một cái hòm, để mọi người cất hết sách trên bàn đặt vào trong sau đó cậu đóng lại cất đi. Mấy người vừa cất sách vừa than thở: "Thư phòng của cậu tiện hơn nhà chúng tôi nhiều. Nhà tôi ấy à, sách xem xong tiện tay là ném, đâu có nghĩ lấy hòm đựng nữa."

Cũng có người nói: " Phòng này của cậu sắp xếp cũng kì công lắm, trên gáy sách còn dán giấy ghi tên, lúc cần tìm cũng đỡ tốn công."

Quách Dung lại không chú ý đến những thứ đó, anh ta cầm lên một quyển sách được đóng khá qua loa hỏi: "Đây là quyển "Tứ thư đối câu" cậu làm đó hả? Hôm nay tôi nghe Thích Chi huynh nói bảo cậu soạn rất đầy đủ, đối câu chỉnh tề, lại còn soạn theo mục lục kinh thư, nhưng lại không in thành sách?"

Anh ta lật thêm mấy trang, ngước mắt nhìn Thôi Tiếp, vừa giống như nghiêm khắc lại có chút mong đợi hỏi một lần: "Quyển sách này càng đáng giá hơn tập thơ Trầm viên, tại sao không in ra?"

Hết chương 43

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top