Chương 42

Cứ bận rộn như thế nên thời gian trôi qua cũng rất nhanh.

Thôi Tiếp ban ngày đi học, làm bài, buổi tối vẽ tranh, học thuộc lòng, thời gian như nước chảy, chỉ rầu mười hai canh giờ cũng không đủ dùng. Trong trường không có kì nghỉ hè, cậu cũng không có thời giờ nhìn lịch, thế nên cũng không rõ ngày nào tháng nào, chỉ biết rằng số ngày đếm ngược đến kì thi huyện cứ chớp mắt là giảm một số.

Buổi sáng ngày đó lúc ra cửa, cậu chợt để ý trong sân có dải một đường tro kéo dài từ miệng giếng đi vào phòng bếp. Mà quanh miệng giếng cũng trải một lớp tro vàng tạo thành hình vỏ trấu. Thôi Nguyên đang cầm chổi quét dọn lại chưa hề động vào đám tro kia, hình như là một phong tục hay ho gì đó.

Cậu thoáng dừng chân trong chốc lát, tò mò hỏi: "Hôm nay là ngày gì thế, sao mọi người lại rắc tro trên sân?"

Hoàng tẩu từ trong phòng bếp đi ra, xoa tay xoa chân nói: "Bẩm công tử, đây là tục lệ huyện ta, phải mời rồng đến nhà thì một năm mới ăn lên làm ra được."

Thôi Tiếp lúc ấy cũng không dám mở miệng hỏi thêm, sợ lòi đuôi bản thân không hiểu phong tục triều đại. Cũng may đây chỉ độc vùng Thiên An mới có, trong kinh không thịnh chuyện này, Phụng Nghiễn rất chi tri kỉ ghé tai cậu giải thích: "Tôi cũng mới nghe đó ạ, đây là phong tục quê mình. Phải dùng bột cám dẫn rồng ra khỏi giếng, sau đó dùng tro bếp đưa rồng từ giếng đến lu nước trong nhà, như vậy là có thể mời rồng đến ngự nhà ta, có thể phù hộ gia chủ phát tài tiêu tai đấy ạ!"

Hoàng tẩu có hơi kính sợ thiếu gia là cậu nhưng lại coi Phụng Nghiễn như con cháu nhà mình, mỉnh cười nhìn nhóc nói chuyện, cũng bà tám mấy câu: "Hôm nay còn phải ăn bánh ngọt rán dầu, chẳng là buổi sáng ăn không dễ tiêu hóa, buổi trưa đi lại tôi sợ hết giòn. Công tử buổi tối trở về sớm chút nha, tôi rán bánh ngọt cho người, bánh còn lăn qua đường cát ăn ngon lắm đó."

Thôi Tiếp gật đầu, lòng ấm áp nói: "Được rồi, ta cũng đang thèm món bánh rán ngọt. Nếu đã cần dùng dầu, thì thím làm thêm cả bánh rán vừng, bánh lá, bánh cuộn thừng... Mọi người cứ ăn trước nhé, rồi chia cho xóm giềng nếm thử hộ ta."

Hoàng tẩu "Dạ dạ" liên hồi, lại chạy vào bếp chuẩn bị. Cậu đi đến trước của nhà họ Triệu chờ một lúc thấy Triệu Ứng Lân tới, hai người lại cùng rảo bước đến trường.

Nhà họ Triệu lại không có thói quen sáng ra không ăn bánh rán ngọt, Triệu Ứng Lân cầm hai chiếc bánh ngọt chạy tới, bóc lớp giấy dầu lộ ra hai chiếc bánh mới làm bóng nhẫy mỡ bò. Tùy ý đưa cậu một chiếc, chép miệng nói: "Bà nội tôi tự tay làm đó, bí quyết miền nam không như nhà khác đâu, cậu nếm thử mà xem đảm bảo ngon xoắn lưỡi."

Đầu tháng hai khí trời còn khá lạnh, bánh dầu mới rán cũng không còn bỏng tay. Thôi Tiếp cũng không kì kèo liền nhận lấy, mở lớp giấy cắm một miếng. Bên trong lớp vở gạo giòn tan là lớp nhân đường ngọt lịm, tuy không được nóng lắm, nhưng dù có nóng, hương vị cũng rất khác nhau, chiếc bánh này không biết dùng bí quyết gì mà mùi vị đều thơm ngon hơn hẳn.

Thôi Tiếp không khỏi vui sướng khi mình có một cái hiệu sách, không phải vất vả như đám anh em "xuyên không" bán đồ ăn kiếm tiền, nếu không thì chỉ độc khẩu vị của khách hàng trên con phố này thôi đã chắc chắn không thỏa mãn được rồi.

Ăn của chùa phải quét lá đa. Ăn xong cái bánh rán cậu cũng rất tự giác đập tay Triệu Ứng Lân nói: "Hôm nay thầy mà kiểm tra kinh nghĩa thì coi như nể mặt cái bánh rán của bà huynh tôi sẽ nhắc cho mấy câu."

Nũ cười trên mặt của anh bạn nhỏ Triệu đã sắp toét đến mang tai nhưng vẫn còn cố giả cờ thận trọng nói: "Tôi lại là loại người ấy à? Kinh nghĩa là kiến thức cơ bản của người đọc sách, tôi đã học thuộc làu làu từ lâu rồi ."

Thôi Tiếp cũng cười mỉm rất hàm ý, rất ư quan tâm đến cảm xúc của nhóc tiểu học này nói rằng: "Ứng Lân huynh đương nhiên không nghĩ vậy mà, chẳng là tôi có nhiều chỗ còn chưa rõ ràng, đến lúc viết ra cũng muốn so bài một chút với huynh mà thôi."

Nụ cười trên mặt Triệu Ứng Lân càng nở toe toét, không còn dối trá làm vẻ học sinh tốt, cậu ta không ngừng gật đầu, cực kì phấn khởi bàn bạc, hai ngày thượng đinh, thượng mão là ngày tế miếu Quan Công, thầy và tri huyện đại nhân có khi phải tham gia để làm việc thơ từ ca phú, có khi lại cho đám học trò nghỉ vài ngày.

Thật là nói trẻ con ngây thơ, chẳng có gì lo nghĩ cả, lại dễ thỏa mãn đến vậy. Chỉ vì hôm thi viết có thể chép thêm mấy câu mà vui suốt một buổi chiều, mãi đến khi thầy lấy ra tập đề thi viết ...

Nhà họ Thôi đột nhiên có người chạy gấp lại, nói rằng có khách từ kinh đến nên phải mời Thôi Tiếp về nhà đãi khách. Triệu Ứng Lân đang từ vui mừng ngã thẳng xuống sợ hãi, hai mắt câu tra trừng trừng nhìn Thôi Tiếp đi từng bước ra cửa, vậy mà không có dũng khí kéo người ta lại, chỉ đành rưng rưng nhìn người tiến về cửa lớn đầy ánh sáng tự do, còn bản thân thọt lỏn trong căn phòng tối tăm phủ kín bài thi.

Tạm không bàn đến Triệu thế huynh đã sống sót qua ngày hôm đó ra sao, lúc Thôi Tiếp ra cửa cũng bồn chồn khó hiểu: Nếu người trong kinh đến tìm thì trước giờ chỉ có hai nhóm, một nơi đến tìm cậu gây hấn, một nơi thì cậu đang muốn làm bạn mà không biết thế nào, hai nhóm này chất lượng cách nhau trời biển, giống như lúc bạn đi đường khi thì gặp cướp, lúc lại nhặt được mấy trăm triệu ấy.

Cậu lắc đầu, hỏi chuyện người làm đến đón mình: "Là nhà ai tới tìm ta vậy?"

"Thưa, là người hầu trong phủ vị Cẩm y vệ kia, tên Tạ Sơn ạ." Người làm công này cũng không ở trực tiếp trong nhà họ Thôi, đương nhiên sẽ không biết chuyện quà Tết kính lễ nhà họ Tạ vùa chuyển về bữa trước, càng đừng nói đến quan hệ giữa hay nhà ra sao, cậu ta hạ giọng, lời nói cực kì kính nể thưa rằng: "Họ nói đến tặng rượu cho công tử đó ạ."

Nụ cười trên môi Thôi Tiếp nở rộ, bước chân nhanh hơn, vội vã trở lại nhà.

Hoàng tẩu đã chiên được rất nhiều bánh lá, rắc lên rất bột đường trắng thơm, thím còn làm thêm bánh nếp nhân đậu, bánh được vo thành nắm, vừa xốp giòn mang chút vị mặn, đồ đều lấy ra đãi khách cả. Tạ Sơn ngồi trong phòng khách vừa ăn vừa uống trà, vừa thấy cậu về liền xoa tay đứng dậy cười nói: "Tiểu nhân đang muốn cảm ơn thịnh tình của công tử đây này, các món ăn đều rất ngon, không thua đồ trong kinh là mấy đâu ạ."

Anh ta đưa sang một danh mục quà biếu, trên đó không viết quá nhiều đặc sản kinh thành, chỉ có một số loại trái cây thường dùng, cộng với mười vò rượu cất.

Rượu này chính do cậu tặng phương pháp đó, hàng ủ ra được hương gạo rất nồng nha.

Tạ Sơn nói: "Rượu vừa đủ độ, lão gia nhà tiểu nhân đã nếm thử rồi, vị rất ngon liền vội đưa tặng công tử. Chẳng là rượu ủ trong thời gian ngắn tuy thơm nồng mát lạnh nhưng còn chưa đủ ôn hòa. Lão gia nhà tôi có dặn rượu này công tử nên ủ thêm một hai năm nữa cho bớt nồng hãy uống. Lúc ấy ngài cũng đến tuổi có thể thử chút rượu mạnh sẽ không thương thân. "

Thôi Tiếp cầm danh mục quà tặng cười bảo: "Tôi sao đáng để Thiên hộ đại nhân nhọc lòng vậy chứ. Rượu thì tôi xin nhận, chứ các món quà quý khác vẫn muốn nhờ tiểu ca gửi lại dùm tôi."

Cậu nhận danh sách quà, đứng dậy quay về thư phòng mang đến một cuốn trục tranh. Mở ra là một bức họa Quán Thế Âm Bồ Tát, cậu dùng thủ pháp tả thực như vẽ bức chân dung của Tạ Thiên Hộ vậy, khuôn mặt Quan Âm cậu phỏng theo hình ảnh trong phim Tây Du Ký, còn quần áo ra sao cậu không nhớ rõ, đành phỏng vẽ theo tượng quan âm thời này vậy.

Tạ Sơn vừa nhìn thấy liền đứng thẳng người chắp tay niệm a di đà rồi than thở: "Đây vẽ giống như phật sống vậy, làm sao công tử có thể họa được bức tranh tuyệt diệu nhường ấy, tiểu nhân chưa từng thấy miếu chùa nào có tranh đẹp đến vậy!"

Đó là do Đại Phân nữ sĩ* vốn rất đẹp, vừa mới diễn phim đã được quần chúng nhân dân nhận thành Quan Thế Âm, do kí ức tuổi thơ của cậu cũng ảnh hưởng sâu sắc nên mới vẽ được gần giống mà thôi. Thôi Tiếp khiêm tốn cười bảo: "Tạ tiểu ca cứ khen tôi, Lần trước tiểu ca đến nhà tôi chả nói bức tranh kia không biết treo thế nào còn gì, tôi đây cũng phải vắt óc suy nghĩ mới ra được bức tranh phật như thế ấy. Cũng không biết Thiên hộ đại nhân thờ Phật hay thờ Đạo, đành vẽ tấm này."

Lần trước Tạ Sơn đến tặng rất nhiều thuốc màu, lúc ấy cậu cũng muốn thử dùng màu kia vẽ tặng Tạ Thiên Hộ xem chất lượng ra sao.

Tranh ảnh bình thường cũng không đáng treo trong nhà, tranh vẽ bản thân lại càng không dám mang đi tặng người khác. Mà thiên tử hiện nay đang đề xướng phong trào tam giáo hợp nhất*, đạo sĩ hay hòa thượng trên triều đường cũng có địa vị nhất định, trong dân gian không khí tín ngưỡng cũng theo đó tăng cao, đại đa số hộ phủ đều thỉnh về tượng thần hoặc phật đặt trong nhà. Tam Thanh* thì cậu chỉ nhớ mơ hồ, vẽ không ra nét, đành phải đưa tặng trước một bức Quán Thế Âm —— nếu như Tạ Thiên Hộ không cần, cũng có thể đưa tặng cho bạn bè tin phật.

Cả khuôn mặt Tạ Sơn đã tràn đầy thành kính, nâng bức tranh nói: "Đại nhân nhà chúng tôi ấy mà, cũng không quá đề cao bên nào, nếu có đi chùa miếu, cũng coi như làm phúc cúng chút giọt dầu. Có khi thấy tranh Bồ Tát ngài vẽ đẹp như vậy lại tin Phật cũng nên."

Thôi Tiếp khẽ thở phào, nói: "Như vậy quá tốt rồi, nhà tôi vừa in được mấy bộ Kim Cang Kinh, của nhà làm hết không đáng giá nhiều, nhờ anh cầm về trong kinh hộ tôi, kính cho Tạ đại nhân đi tặng bạn bè."

Cậu thấy Tạ Sơn nâng tranh không dám động đậy, đành đứng lên cuộn lại giúp, dùng dây đỏ buộc chặt. Tạ Sơn cung kính đặt quyển trục lên bàn trà sạch sẽ, mới dám đứng dậy nói lời cảm ơn: "Vậy tiểu nhân đây đành thay mặt lão gia cảm ơn ý tốt của công tử. Hết tháng ba là tới tết Thanh Minh, ngày mùng 8 tháng 4 lại có lễ tắm phật, cần bố thí chút kinh phật cho người ta, đã có đồ ngài tặng thì đại nhân nhà tiểu nhân cũng bớt lo nghĩ rồi."

Anh ta trở về lại đầy một xe quà, Tạ Anh đầu tiên lấy tranh treo vào thư phòng, sau đó mở một bản kinh thư, nhìn thấy đầu quyển in hoa sen cuối quyển lại in tranh màu, mày liền nhíu chặt: "Đây là cách in của Thôi mỹ nhân mà. Ngươi bảo sao, là nhà Thôi công tử tự in ư ?"

Vậy ra hiệu sách Trí Vinh là của nhà cậu? Thôi mỹ nhân quả nhiên là vị Thôi mỹ... Thôi tiểu công tử kia?

Tạ Sơn cũng không biết đại nhân nhà mình đang suy nghĩ gì, gật đầu nói: "Thôi công tử nói hiệu sách nhà mình tự in đó ạ, tiểu nhân chỉ nghĩ mấy quyển kinh không đáng bao nhiêu, làm quà đáp lễ cũng không tính nhiều ..."

Tạ Anh lạnh nhạt liếc nhìn cậu ta: "Sao ngươi lại không biết suy nghĩ như thế? Nhà cậu ấy sống thanh đạm bần hàn như vậy lấy được bao nhiêu của cải chứ, kinh sách này in màu, chắc chắn thành phẩm tốn rất nhiều bạc, bức tranh kia cũng là vật không phải nhiều tiền là mua được đâu, ngươi sao lại để cậu ấy tặng về nhiều đồ quý như thế chứ hả!"

Cậu ta cúi đầu không nói lời nào nhưng trong bụng cũng oán giận: Mấy ngài cứ tặng qua tặng lại, hết đi lại về, chỉ chết mình là thằng ở giữa làm chân chạy vặt, còn muốn cho nhau sống không đây.

Nghĩ thì để trong lòng, cậu ta cũng không dám nói ra, còn thảo mai làm bộ nhiệt tình tư vấn: "Thôi công tử nói kinh là do hiệu nhà cậu ấy in, hay tiểu nhân lại dẫn người về xem một chuyến, giả làm khách mua từ nơi khác đến tìm xem hiệu nhà ngài ấy ở đâu. Nếu có tên mắt chó dám bắt nạt nhà ngài ấy, tôi liền đến nha môn đưa danh thiếp của Thiên Hộ đại nhân, bảo vệ cửa hàng kia không bị ai dòm ngó, ngày thu đấu vàng được không ạ?"

Tạ Anh cười hừ nói: "Nhà cậu ấy nhận được thánh chỉ, chỉ nói địa vị cũng là nhi tử của lang trung ngũ phẩm, lại có quen biết thâm sâu với con quan chỉ huy sứ, nhìn khắp Thiên An há có kẻ nào dám bắt nạt, ta chỉ lo những người đọc sách như cậu ấy không hiểu rõ việc kinh doanh—— không cần gặp mặt nói chuyện nữa vậy, ngươi âm thầm đến hiệu sách xem còn có chút sách ế nào thì mua về, ta tặng người quen vậy."

=====================================

Thôi Tiếp –vừa thanh cao lại không hiểu buôn bán- trong ấn tượng của Tạ Anh, lại đang bập bềnh trong biển tiền tài nghĩ các tiêu thụ nốt chỗ kinh kim cang.

Ngày mùng 4 tháng 2 chính là Thượng Đinh, trong huyện vốn phải tế tông miếu, nhóm học sinh trong mấy ngày này cũng phải theo đoàn cúng tế, lại phải thăm mộ, cần viết văn chương ca tụng các thánh hiền. Lâm tiên sinh sáng sớm đã thay quần áo lên xe, thưởng cho đám học sinh một ngày nghỉ, tối hôm trước Thôi Tiếp đã hoàn thành hết bài tập, buổi sáng tập cưỡi ngựa trở về rồi ngồi luyện chữ một canh giờ (2 tiếng) mới gọi Kế chưởng quầy bàn bạc vấn đề tiêu thụ hàng hóa.

Cậu lấy ý tưởng từ Tạ Sơn, muốn in thêm chút kinh sách tặng các chùa miếu xung quanh, mượn tặng nhân các chốn chào hàng kinh sách nhà mình vậy.

Kế chưởng quầy đực mặt một hồi mới biết cậu chủ nhà mình không phải đùa, mới dò hỏi: "Công tử có phải...ừm..quan tâm đọc sách quá nên.. không biết trong huyện Thiên An có bao nhiêu chùa miếu không?"

Thôi Tiếp trừng mắt nhìn lại, lớn mật hỏi: "Nhiều lắm ư? Chẳng lẽ lại tận năm, sáu tòa?" Tưởng chỉ có hai ba chùa thì mỗi nơi tặng đi vài chục bản, nếu có nhiều hơn cũng chỉ là thêm chút giấy mực, chắc cũng bố thí đủ chứ.

Kinh sách để trong chùa cũng không dùng làm gì, chắc sẽ mang tặng thiện nam tín nữ hay các phú hộ trong vùng. Kinh này cậu đã sửa chữa đôi chút, hình so với lúc trong tết cậu vẽ tay đã tinh xảo lên nhiều, bìa cuốn in nổi đồ án, mỗi trang lại in chìm hoa sen, đầu quyển in màu Chùa Đại Lôi Âm bên Tây Thiên, cuối quyển in Quan Thế Âm mặc phật y trắng tinh, bố thí chắc chắn cao cấp hơn kinh thư phổ thông trên thị trường, làm gì có hòa thượng, tín chủ nào không thích chứ?

Cậu nhìn thấy cơ hội trong việc này, muốn lợi dụng quan hệ với các miếu chùa mở rộng tiêu thụ sản phẩm. Bây giờ mọi người đã nghe nói kinh nhà cậu in đẹp thì đến tiết Thanh Minh hay lễ Tắm Phật lại chả tranh nhanh mua về làm bố thí cho người ta chứ.

Lúc ấy cậu còn thể kèm hoạt động đặt làm riêng, ai mua nhiều có thể in thêm trang cuối kinh thư dòng chữ: " Thiện nam x tín nữ y kính dâng"

Mơ mộng của cậu vốn đẹp, nhưng Kế chưởng quầy khá xoắn xuýt liếc nhìn lại, như là ánh mắt nhìn trẻ con chưa hiểu việc trong nhà vậy. Thường ngày Kế chưởng quầy đều coi cậu là người vạn sự đều hiểu không gì không làm được, rất ít có cơ hội dùng biểu cảm như thế, Thôi Tiếp hơi bối rối chột dạ, lại nhẩm tính tăng số lượng: "Chẳng lẽ còn có tận mười chùa ư?"

Kế chưởng quầy chỉ đành lắc đầu, than thở: "Cậu chủ cứ xem huyện ta có bao nhiêu ngọn núi, thì số chùa chỉ nhiều hơn chứ không kém đâu. Huyện ta có bảy dãy núi, hai con sông, thấy núi xây chùa, tính ra có cả thảy sáu mươi hai ngôi chùa miếu. Được triều đình thân phong có hai, còn một am chuyên cung phụng Quán Thế Âm, trên sách công tử cho in Quán Âm, am ấy không thể không tặng được."

Cái huyện nhỏ như mắt muỗi vật mà mấy chục nhà chùa cơ á, vô lý vậy? Là ai xây dựng thế aaa? Cả huyện có một ngàn rưỡi hộ, nuôi hơn sáu mươi tòa miếu, các hòa thượng vẫn chưa chết đói, may sao.

Kế chưởng quầy thực khá là tự hào nói: "Phần nhiều huyện ta là tín chủ tin phật, bố thí củi gạo chưa ngừng bao giờ. Năm ấy lũ tràn về, các sư sãi đều cho dân mượn chùa miếu ở, lại mở kho gạo cứu người, bây giờ tai qua nạn khỏi thì nhang đèn cảm ơn càng thêm vượng đó! Nhìn khắp cả cái phủ Vĩnh Bình này... tính các châu huyện, cả thành phủ nữa, trừ có Loan Châu Bắc Trực còn hơn huyện mình mấy nhà, làm gì có nơi đâu được như đất của ta chứ!"

Rồi rồi rồi, ta biết hòa thượng chỗ này chắc chắn đủ cơm ăn, nhà mình cũng từng ăn cơm chùa rồi, vậy bây giờ mau mau nghĩ cách bố thí đi thôi?

Kế chưởng quầy nhớ lại lúc lâu, nói: "Phía đông huyện có chùa Tuyên Giác, còn có hai nhà được gia phong là chùa Thanh Ninh và chùa Bảo Ninh, còn một am thờ Quán Thế Âm. Mấy chùa này người dân nhang đèn tích cực nhất, mỗi chùa bố thí hơn trăm quyển mới ổn. Hiệu ta từ năm trước tới nay tiền lãi đã hơn một ngàn lượng một tháng, bây gờ còn chưa có sách nào khắc, thì lấy tạm mấy trăm lượng in kinh cũng không sao."

Thực ra cầu phúc cho cậu chủ thì tốn mấy trăm lượng cũng chưa tính nhiều đâu

Hết chương 42

Tác giả có lời muốn nói: Thời Dân quốc thì huyện Thiên An có số chùa như vậy, còn triều Minh thì chưa chắc, thôi thì ít tư liệu, tôi viết như vậy mọi người thông cảm nha.

Mèo ngốc: Bên TQ xây chùa chiền rất to và tốn công nên nếu so ra một huyện nhỏ mà nhiều chùa chiền như vậy thì hơi khó hiểu, chứ mình thấy Việt Nam, nhất là khu vực miền Bắc, mỗi làng, mỗi phường ấy, đều là một Đình, một Chùa. Truyền thống dân ta vốn đã tín phật bao đời rồi.

1. Đại Phân nữ sĩ: Nữ diễn viên Tả Đại Phân chính là người đảm nhiệm vai diễn Quán Thế Âm trong Tây Du Kí (1986). Bà được xem là người thể hiện vai diễn này nhiều nhất cũng là thành công nhất trên màn ảnh.

2. Tam giáo hợp nhất: Tam giáo chỉ đến ba truyền thốn tôn giáo có ảnh hưởng lớn mạnh trong các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Tam giáo gồm có: Nho giáo (còn gọi là đạo Khổng), Phật giáo, Lão giáo (còn gọi là Đạo giáo). Tư tưởng tam giáo hợp nhất là coi trọng cả ba tôn giáo này.

3. Tam Thanh là ba vị thần tiên tối cao trong Đạo Giáo tại Trung Quốc. Tam Thanh bao gồm:Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thượng Linh Bảo Thiên Tôn, Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn (cũng chính là Thái Thượng Lão Quân). 

4. Bánh lá 麻叶:

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top