Chương 41


Thôi Tiếp thân là đệ tử thân truyền, hưởng chế độ chắc chắn khác với học sinh khác. Lâm tiên sinh giao bài cho học trò khác xong liền để họ tự tìm hiểu, một mình gọi cậu vào buồng trong, ông ngồi nghỉ trên giường sưởi bảo Thôi Tiếp xếp bằng ngồi nghe ông giảng bài riêng.

Giữa hai thầy trò đã sớm ngầm hiểu với nhau, mục đích học tập trên hết đều lấy đỗ kì thì làm chuẩn, bởi vậy lúc thường Thôi Tiếp cũng không hay học làm thơ nhiều: Chuyện viết văn ngâm thơ có nhiều sự khác biệt, câu thơ hay ở sự rõ ràng, còn làm văn lại cần đối âm đối từ ngôn ngữ càng uyển chuyển càng tốt. Nếu chẳng may học quá nhiều thơ từ của tài tử khác lại chỉ sợ ảnh hưởng lớn đến cấu trúc câu văn.

Lâm tiên sinh lấy ra "bài mở đầu" của cậu bảo rằng: "Câu chữ của con, còn may là biết vận dụng chương cú của thánh hiền, câu nào câu đó đều dùng điển cố, cũng coi như đi đúng đường đúng lối. Chỉ hiềm ta đọc câu văn của con còn chưa thật tự nhiên uyển chuyển, lại thắng được bởi mạch văn, giống như đang đi lại con đường cổ văn thời Đường Tống vậy.

"Nhưng cái thể bát cổ bây giờ đều là viết cho giám khảo xem. Nếu lỡ quan giám không thích cổ văn, sẽ thể không thích bài văn chất phác kiểu này. Cho nên những câu trọng điểm trong bài văn bát cổ con cần viết càng chau chuốt càng tốt, để lấy lại được ấn tượng tốt sau bài mở đầu vừa nãy."

Thôi Tiếp chăm chỉ ghi nhớ lại, thành thật thừa nhận rằng: "Học trò lúc vừa về huyện ta có nghe được huyện tôn đại nhân nói văn bát cổ vốn thoát ra tử cổ văn, mong con học thuộc ( Lục tiên sinh văn tập ) của Trâu Dương tử tiên sinh. Có thể con lỡ học thuộc nhiều quá, nên lúc viết bài mới có hơi hướng cổ văn."

Lâm tiên sinh nhàn nhạt hỏi: "Học mấy bài rồi?"

Cậu hơi cụp mi mắt, nhìn xuống trang giấy trắng như tuyết nói: "Đều đã học thuộc cả ạ."

( Lục tiên sinh văn tập ) tổng cộng 320 bài, cậu từ cuối tháng tám nhuận bắt đầu học, mỗi ngày dốc sức thuộc ba bài, sau mấy thàng này bài vở nhiều quá, mỗi ngày chỉ học được hai bài, vào kì nghỉ đông mới coi như thuộc hết. Không chỉ học thuộc suông, cậu còn dùng cả "đồ thị đường cong lãng quên"* để củng cố lại. Cả quá trình cũng chỉ có vài ngày phải học bài mới mà dừng lại, ban đêm trong đèn còn phải nhớ lại bài cũ, có những ngày đỉnh điểm cậu học thuộc tận mười mấy bài văn, cho đến giờ vẫn đều đặn một ngày ôn mười bài cũ.

Có những lúc ngồi thần người nhớ lại, cũng chẳng hiểu tại sao mình kiên trì được đến thế. Nhưng cậu cũng hiểu rằng dù có khó hơn cũng phải cố học, cố thuộc, bởi vì khoa của chính là con đường thênh thang nhất...Thậm chí là duy nhất mà cậu có thể đi.

Lâm tiên sinh mày khẽ dãn, thở dài nói: "Ta không ngờ được con có trí lớn nhường ấy. Học thuộc cổ văn cũng không phải đường sai, mở đề, tiếp đề nếu cần tinh tế, mạnh mẽ liền thành một mạch mà học theo văn chương người xưa cũng không phải không được. Nhưng quan trọng là trong văn bát cổ sử dụng câu đối yêu cầu nghiêm chỉnh, ngay ngắn, câu từ tuyển lựa, âm vần nhịp điệu phải cực chỉnh. Dùng cổ văn thì có chỗ tốt của cổ văn, văn bát cổ cũng có cái hay của nó, không muốn bài văn quá phổ thông thì kết hợp cả hai kiểu cũng là ý hay."

Thôi Tiếp kính sợ văn bát cổ hơn xa cổ văn, ít ra thì cổ văn từ lúc lên trung học cũng học thuộc được hòm hòm, còn cái loại văn bát cổ sống hơn hai chục năm cậu còn chưa sờ được đầu cuối, nào dám kinh khi nó. Cậu rất vui vẻ đáp: "Học trò hiểu rồi ạ, từ rày về sau nhất định chăm chỉ học văn chương."

Lâm tiên sinh còn nói: "Cũng không thể tinh tế quá, chú trọng những chi tiết nhỏ quá nhiều thì không thể viết được những câu văn lớn lao."

... Nói kiểu gì mà lên lên xuống xuống có ra hai đường đều bịt hết thế?

Tinh tế cũng không đúng không tinh tế cũng không đúng, vậy phải viết thế nào giờ? Viết một bài văn bát cổ mà khó như làm kế hoạch ấy, chưa sờ vào bút đã nhọc hết cả lòng.

Lâm tiên sinh ở vấn đề này khá có tâm đắc, thở dài nói: "Vào phòng thi rồi phải chú ý xem giám khảo là ai mà đoán ý bề trên. Đoán trúng người thì trò có nhắm chặt hai mắt cũng đỗ cao. Còn chẳng may đoán lệch thì sẽ như nàng dâu bị gả cho tên lang quân bạc tình, mẹ trồng khắc nghiệt vậy: thanh nhã không phải, trang trọng không phải, điển cố không phải, không dùng điển cố cũng không phải... Làm thế nào cũng là sai."

Trên khuôn mặt xưa nay vốn nghiêm khắc của ông chợt lộ ra chút hờn tủi, phảng phất như nhớ lại những vị giám khảo đã từng đạp qua đầu mình, Thôi Tiếp không nhịn được trộm liếc qua. Ông thoáng phát hiện, liền cầm ly trà lên có ý che giấu vẻ mặt, chậm rãi nói: "Huyện tôn coi trọng con như thế, ta nghĩ thi huyện chắc chắn không có vấn đề gì, chỉ hiềm thi phủ, thi đạo thì con cần phải tùy cơ mà làm, đoán cho trúng ý học quan, may ra mới được lọt vào mắt họ."

Lâm tiên sinh nói tới đây, Thôi Tiếp cũng chợt nhớ đến Thích huyện lệnh có vẻ rất thích văn mình viết. Cậu đã từng nói chuyện với thư đồng trong huyện lại, muốn nhờ lấy hộ văn tập của các huyện tôn, trước khi thi huyện cần đoán ý chủ khảo, vậy chẳng phải chỉ cần in một bộ sách cho Thích huyện lệnh là được sao?

(Tập thơ vườn Trầm) vậy mà cũng bán được hơn 200 bản, quyển du kí của Thích đại nhân mà đóng bìa theo phong cách mới, hẳn tiêu thụ cũng không thiếu đâu.

Người đọc sách chẳng phải đều chú ý đến Tam lập* "Lập đức, lập công, lập ngôn" ư? Cậu tuy không thể giúp Thích huyện lệnh nâng cao thành tích, mở đường quan lộ, nhưng ít ra có thể đỡ ông lưu truyền thơ văn, sau này người ta soạn địa phương kí, có khi trong phần chú thích các kiểu người soạn cũng lưu lại tên cậu đó nha.

Cậu chỉ dám ngẩn người một chốc, nhanh chóng là tỉnh lại rồi, nhìn chằm chằm Lâm tiên sinh như sợ mình mới bỏ qua điều gì. Cũng may tự bản thân Lâm tiên sinh cũng đang chìm trong oán giận với vị giám khảo không rõ nào đó, còn không chú ý tới điểm bất thường của cậu.

Cậu cầm bút ghi lại vài dòng, Lâm tiên sinh cũng hồi hồn lại, thấy cậu đã ghi chép xong các vấn đề của mình, có ý khen ngợi gật gật đầu, giảng tiếp:"Văn chương của người xưa, có văn biền ngẫu*, văn xuôi, trong văn bát cổ cũng chia thành hai phần biền, tán ( đối và văn xuôi). Từ phần mở đầu đến phá đề , chúng ta sử dụng văn Bát Tỉ đối câu có đặc điểm giống với thể văn biền ngẫu, khác ở chỗ trong câu đối không cần phải quá chỉnh âm, chỉ cần ý nghĩa chỉnh thể đối nhau là được. Trong văn bát tỉ cũng cần sử dụng văn xuôi để nối câu, câu kết thúc toàn bài cũng phải quay lại ý của đề bài, đấy là kết cấu của một bài thi kinh nghĩa hoàn chỉnh."

Ông lúc này chưa có ý cho Thôi Tiếp xem văn tập, chỉ tự mình viết một bài văn ngắn thị phạm, chỉ cho cậu: "Viết văn cần phải hiểu được ý đề bài, cần biết nghị luận, dùng lời nói cổ nhân nêu bật được cái trí của mình, toàn bộ đầu bao trong kiểu văn Bát tỉ. Trong đó bộ phận Nhất, Nhị tỉ đều lằm trong phần mở đề, cũng chính là phần thừa trong 'Khởi thừa chuyển hợp'* mà người xưa hay nhắc. Muốn tả hư không tả thực, lưu lại được ý trí tự bản thân mình, cần phải viết được một bài như thế."

Đề bài bài văn của Lâm tiên sinh lấy từ ( chương 3. Bát Dật-Luận ngữ), đề tài "Đức Khổng Tử nói về (bản nhạc) Thiều: "Đẹp tuyệt vời, nội dung lại hay, tốt". Thừa đề Nhị Tỉ cũng chính là Phần Khởi có nhắc đến "( thiều ) khúc ca vui mừng ca tụng công đức thịnh thế của Vua Thuấn", không dính đến một chữ đẹp nào mà lại tỏ được cái tiếng đàn cầm sắt hòa ca, vũ công nhảy múa, lưu lại được ý vị sâu xa của cái nghĩa "Đẹp tuyệt vời".

Nhiều năm trước khi vẫn còn ở hiện đại, Thôi Tiếp vẫn tưởng (Thiều) ở đây chỉ một khúc đàn, đọc đến đoạn "Đức Khổng tử ở nước Tề nghe được bản nhạc Thiều, ba tháng sau ăn thịt không thấy mùi vị gì cả" chưa có cảm xúc gì. Bây giờ được đọc sách nhiều hơn mới biết, người ta để ý chắc chắn là phần ca kịch và vũ đạo trên sân khấu lớn, tại thời Đông Chu không có máy tính, không có phim điện ảnh, cũng không có bao nhiêu sách để đọc, ngay cả cậu nếu xem xong chắc cũng day dứt 3 tháng chưa quên.

Đương nhiên, ăn thịt không thấy mùi vị gì cả thì hơi chém.

Cậu đánh nhịp tay trên mặt bàn, ngâm đi ngâm lại mấy lần, thở dài nói: "Con đọc được hai câu của tiên sinh, mà đã cảm thấy như hòa làm một thể với văn chương, quên luôn cảm giác mệt mỏi."

*!!!- Phần phía dưới là lời giảng của Lâm tiên sinh và Thôi ca chỉ ngồi chép chép chép thôi. Mình dịch đến đây vì thực sự sợ hãi vì không hiểu gì. Nên mình mạn phép xin bỏ ngỏ phần sau. Để tiện cho các bạn muốn tìm hiểu thêm, mình để lại phần QT chữ in nghiêng các bạn cứ thử đọc cho biết.

---------------------------------------

Tiên sinh nghiêm nghị cũng khẽ cười một tiếng, chỉ vào hai câu đối nói: "Hai câu này dùng thủ pháp biền ngẫu, đem cái đẹp của thiều phân thành vẻ đẹp âm thanh và vẻ đẹp vũ đạo. Nếu như thay đổi ý tứ chỉ một tiêu đề, liền đem đề tài ở ngoài tâm ý bổ đi vào, hoặc là nhất chính nhất phản, hoặc là một sáng một tối, hô ứng lẫn nhau giải thích tiêu đề, mà lại không thể đem tiêu đề một bước viết tận."

Đầu ngón tay vạch một cái, bỏ qua phía dưới tán câu nói: "Một, hai so với nhấc lên toàn văn sau, có thể ở đây dùng ba, bốn câu tán câu điểm ra đề bài, khiến văn chương khắp nơi trọng tâm, trên dưới hòa hợp một thể, bất trí tản mạn kéo dài. Nếu là phía trước đi vào đề tài bộ phận đã chỉ ra toàn bộ đề tài, cũng có thể bỏ qua không làm."

Tán câu sau liền là một đôi cùng trước nhị so với nội dung kế thừa tiếp đối câu —— thời đại này cũng rất thuần phác gọi làm ba, bốn so với.

Này lưỡng so với bên trong dùng thiều vui mừng chi thanh so với phượng điểu chi minh, dùng cửu thiều chi vũ so với bách thú dẫn vũ. Thô thô xem ra, ba, bốn so với chỉ là tiếp nhận một, hai so với, đem tiêu đề bên trong ( thiều ) tận mỹ tâm ý hơn nữa hạp phát, mà Phượng Hoàng minh gọi cùng bách thú dẫn vũ tại kinh thư bên trong lại có ý tứ gì khác, đó là chỉ đại thánh Vương Chi thế.

Cho nên hai câu này không chỉ miêu tả vũ nhạc âm luật kỹ thuật nhảy, càng là chuyển tiếp, hướng phía trước khấu trừ một bước tiêu đề, viết ra ( thiều ) vui mừng chi thiện.

Lâm tiên sinh nhợt nhạt mà lay động cổ, không tiếng động mà ngâm vịnh kia hai câu đắc ý tác phẩm, chỉ điểm nói: "Ba, bốn so với là toàn quyển sống lưng, nhận thượng hạ xuống, từ tiêu đề hơn nửa chuyển nhập xuống bán, muốn xoay chuyển gọn gàng ổn thỏa. Hoặc dùng hai, ba câu, hoặc dùng năm, sáu câu, không cần quá trường. Sau lại dùng mấy cái tán câu quá tiếp, thẳng vào hạ bán đề tài. Năm, sáu thì coi như là ba, bốn so với bổ sung, viết tận hạ bán đề tài tâm ý.

"Hai câu này chính là 'Khởi thừa chuyển hợp' bên trong 'Hợp', có thể tiếp nhận ba, bốn so với nội dung, cũng có thể tiến thêm một bước trình bày và phát huy đề tài ý. Năm, sáu so với mở đầu muốn dùng hư tự mở đầu, tiếp nhận câu trên dùng 'Nắp' 'Duy' 'Nếu như này' 'Là cố' ; nếu không thuận nhận ba, bốn so với mà khác khai ý mới, liền dùng 'Mà' 'Huống' 'Hoặc gọi là' như vậy từ."

Hắn kia thiên văn bên trong chính là thuận nhận trung nhị so với, dùng "Nắp thanh vẻ đẹp" mở đầu, vẫn là từ âm thanh dung mạo hai phương diện làm đối nhau câu, liền tiến dần lên một tầng, thâm nhập giải thích thiều vui mừng vẻ đẹp không chỉ có mỹ tại âm luật vũ nhạc, càng đẹp hơn ở tại thuần hóa bầu không khí chi đức.

Tám so với văn chương đến đó đã xong sáu so với, chỉ còn dư lại cuối cùng lưỡng so với cùng một cái tán câu phần cuối. Thôi Tiếp thấy được tan học hi vọng, tinh thần vi chấn, kéo dài notebook, đem ngòi bút giả tạo giả tạo đề tại một trang mới trên tờ giấy trắng, chờ đợi ký xong cuối cùng này một điểm quan khiếu.

Lâm tiên sinh cũng có điểm thả lỏng, chỉ vào văn chương cuối cùng đôi kia đối nhau câu nói: "Năm, sáu so với sau, văn đề tài ý tứ không sai biệt lắm giảng hết, bảy, tám so với liền lần nữa tóm lại chủ đề, hô ứng bản thượng toàn văn."

Cuối cùng lưỡng so với muốn điểm ở chỗ kiềm chế, buộc mà không ngừng, dẫn ra xa xôi dư nhớ làm người dư vị không dứt. Dù sao dưới đáy còn có cái đại kết đãi viết, không thể thật đem này lưỡng so với coi như phần cuối.

"Quá khứ cũng có chế nghĩa đại gia buông tha cuối cùng này lưỡng so với không làm, bất quá đi họp hằng năm thí sau ra trình tự văn là lấy cuối cùng lưỡng so với kiềm chế toàn văn, dẫn ra dư nhớ. Văn bát cổ văn bát cổ, chính là đúng mốt chi văn, dự thi thời điểm muốn ấn lại mới nhất trình tự văn phạm thức tới làm, học tiền nhân văn chương chỉ học dòng suy nghĩ bút pháp, không muốn học đưa qua thời điểm kết cấu."

------------------------------------

Giảng tới đây, vẻ mặt Lâm tiên sinh đẽ nhẹ nhàng đi nhiều, có chút thả lỏng, ông đứng dậy, xoa eo, quay đầu nói với cậu: "Kết bài sẽ để con làm, chỗ này dùng vài câu cũng được, mấy chục câu cũng không vấn đề gì chỉ cần là tự con nghĩ ra, không được lấy của người khác đâu nhé."

Thôi Tiếp ghi lại cả một trang đầy chữ, cậu ưỡn thẳng người, cầm lấy bài văn của tiên sinh nghiêm túc nghiền ngẫm.

Lâm tiên sinh đi lại hai vòng trong phòng, giãn gân giãn cốt một lúc, nhìn mặt trời đã gần đứng bóng, trong bụng cũng phái tiếng kêu, mới dặn dò: "Hôm nay ta giảng tới đây thôi, con về nhà coi như đây là một đề bài, viết thành một bài khác. Ta chưa cần con viết được một bài xuất sắc, chỉ cần đúng kết cấu, đối câu chuẩn chỉnh là được rồi."

Thấy Thôi Tiếp vâng dạ nhanh chóng ông lại chợt nhớ ra một việc, hơi dừng bước chân, chỉ vào tập văn tự trên bàn dặn dò: "Nếu con đã học thuộc ( Lục gia văn tập ) rồi, thì ta cho mượn văn chương của danh gia đương thời, con cầm về tìm hiểu kết cấu, mạch văn trong đó nhé."

Tuy mấy ngày này Thôi Tiếp đều học thuộc ( tứ thư ), không đủ thời gian học cổ văn của tám vị danh gia Đường Tống, mỗi ngày trước khi ngủ còn phải củng cố trí nhớ ôn lại mười mấy bài, đã luyện được thói quen học như vậy thì cũng không sợ học thuộc thêm. Huống hồ văn Bát Cổ đều có lệ, phải đầu đủ, khai thừa chuyển hợp... Cần kết cấu, trình tự, cách thức chuẩn chỉnh, so với văn xuôi càng dễ học hơn.

Cậu tìm trên bàn được một quyển văn tập chữ đọc bao giờ, xin phép tiên sinh cho mang về sau đó trở lại lớp tự học.

Bữa trưa Phụng Nghiễn mang cho cậu một đĩa bánh bao chay mới hấp, một đĩa gà xào, một đĩa thịt xào đậu, một đĩa thịt kho, một bát canh giá đỗ hầm đậu phụ. Hai con mắt cậu đầu như xoáy trên trang giấy, đầy não đều là ma trận câu đối, cân nhắc từng từ từng chữ để vế trên vế dưới chuẩn chỉnh, chỉ biết theo thói quen chấm bánh bao vào cành đưa lên miệng nhai chứ cũng chẳng còn biết bản thân ăn gì nữa.

"Đức Khổng tử nghe được bản nhạc Thiều, ba tháng sau ăn thịt không thấy mùi vị gì cả", tên học trò nhỏ như cậu viết văn về ( Thiều ), cũng là cả ngày ăn không ra vị gì. Không dễ dàng nặn hết một bài văn, vừa đứng dậy cậu mới phát hiện xương cổ, xương sống như sắp gãy đến nơi, mới vặn mình là kêu răng rắc liên hồi.

Cậu thổi khô mực nước trên giấy, cuốn lại bài, thực sung sướng vì hai mươi mấy năm thanh xuân chưa từng phải học loại văn này. Khổng Tử, Mạnh Tử so với Lỗ Tấn, Chu Tự Thanh, Lão Xá sức mạnh chắc phải dùng phép nhân để tính. Bắt cậu học văn Bát cổ từ tiểu học, có khi lên đại học đã thoái hóa đót sống lưng, chẳng có cơ may cao lên mét tám

Hết chương 41

Mình muốn hỏi ý kiến một chút: Từ giờ đến cuối chuyện còn rất nhiều chương liên quan đến thi thố, làm văn này nọ, mình sợ đến mấy chương đó mình oải mình theo không nổi nữa, nên nếu chương nào khó dịch quá, mà không liên quan đến mạch truyện, mình xin mạn phép lược qua và để QT. Khi nào dịch xong toàn truyện mình sẽ vòng về dịch nhé. Mọi người thấy có được không? ( (OTL cứu tui)

1.Đồ thị đường cong lãng quên: Vào cuối những năm 1880, một nhà tâm lý học tên là Herman Ebbinghaus đã trở thành người đầu tiên giải quyết vấn đề bộ nhớ một cách có hệ thống và ông đã làm điều này bằng cách dùng cả năm để nghiên cứu tỉ mỉ và ghi lại những kết quả của mình – Ebbinghaus đã có thể sắp xếp và phân tích quá trình "lãng quên" theo thời gian mà được trình bày qua một đồ thị gọi tạm dịch là "Đồ thị đường cong lãng quên".

Theo như biểu đồ trên thì việc lặp lại ngắt quãng theo thời gian sẽ giúp chúng ta ghi nhớ tốt hơn, hiệu quả hơn so với việc học mà không lặp lại. Điều này cũng có thể được hiểu là bạn hãy học theo cách chia nhỏ thời gian ra. Bạn sẽ học 2 giờ không nghỉ hay chia khoảng thời gian đó ra trong suốt 1 ngày? Tất nhiên chia ra là tốt nhất rồi.

Nên chia thời gian trong toàn bộ 1 ngày, tốt nhất là nghe 30 phút vào buổi sáng, 30 phút trên xe buýt hoặc trên đường đi học, đi làm, 30 phút từ trường, chỗ làm về nhà, 30 phút trước khi đi ngủ. Theo thuyết Forgetting Curve của Hermann Ebbinghaus thì chúng ta sẽ nhớ tốt hơn khi được lặp lại, ôn lại nên thay vì học nhồi nhét, bạn nên học theo hình thức mưa dầm thấm lâu.

2.Tam lập: Cổ nhân nói quân tử cần có tam lâp: Lập đức, lập công, lập ngôn. Trong đó nếu đời người là một cái cây, thì lập đức chính là thân cây, lập công là hoa quả, và lập ngôn là hạt.

Lập đức: Chính là có sự tu dưỡng đạo đức tốt, ý thức cao. Đây là những điều cơ bản nhất của nhân sinh. Nếu ví đời người giống như cái cái cây, vậy thì lập đức chính là thân của cái cây. "Lập đức" xuyên qua toàn bộ quá trình của cuộc đời. Phải kiên định học tập và tu dưỡng, thì mới có thể "lập đức".

Lập công: Chính là phải dùng từng công việc cụ thể một để làm phong phú cho cuộc đời của mình. Nếu cuộc đời là một cái cây, thì lập công chính là hoa và quả của cây. Cây có hương hoa thơm ngát, trái nặng trĩu cành thì cuộc sống mới sinh động và thú vị.

Lập ngôn: Chính là phải dùng thành quả tư tưởng của chính chúng ta để giao lưu với thế giới này, làm phong phú cho kho tàng văn minh của nhân loại chúng ta. "Văn chương thiên cổ sự", truyền thừa tư tưởng phải dựa vào văn chương. Nếu cuộc đời là một cái cây, vậy "lập ngôn" giống như là hạt của cái cây.

3.Biền ngẫu: là hình thức cấu trúc của một loại văn chương cổ xưa có cội nguồn từ Trung Quốc (được gọi là biền văn), trong đó lấy đối làm nguyên tắc cơ bản, tạo cho lời văn sự nhịp nhàng cân đối.

4. Khai Thừa Chuyển Hợp: KhởiKhai đoan, còn gọi là Khởi bút, Khởi thi mà mở đầu tư tưởng - nghệ thuật bài. Sau Khai đoanThừa , nối tiếp mở rộng nội dung - nghệ thuật bài. Muốn mở rộng nội dung - nghệ thuật mà đột biến, thi nhân chuyển từ góc nhìn, giọng điệu đến cấu tứ bài. Vì thế, cũng gọi là Chuyển ; nghĩa là, Thừa làm trung tâm luận điểm để chuẩn bị Chuyển sang Kết. Cuối cùng để chưng cất tinh hoa bao trùm toàn bài thơ. Đấy là Hợp nói rõ chí người sáng tác. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top