Chương 37


Giá sách bán ra gần bốn lượng bạc, tiền học có đắt cũng là tận hai tháng học phí của Lâm tiên sinh rồi, thế mà bao nhiêu người tranh giành, một buổi sáng còn bán hết sạch.

Tin đến tai quá không chân thực, cậu thật không thể giả bình tĩnh được nữa, thôi cứ thả cho bản thân kích động một chốc, đi gần tới phòng chính mới cố khôi phục vẻ lạnh lùng.

Khuôn mặt Kế chưởng quầy cũng toàn là bàng hoàng vì bị bạc đập, bê sổ sách đứng đó, chỉ cậu xem sổ sách và đơn đặt hàng ngày hôn nay. (Liên Phương Lục) bán chạy đến kinh người, chỉ mới một buổi sớm mà 300 bản đã bị cướp sách, phải nhờ đến Kế chưởng quầy cưỡng chế ngừng bán mới giữ lại được hơn trăm bản, trữ hàng để lại cho ngày mai bán.

Dù Thôi Tiếp tự mình sắp xếp toàn bộ kế hoạch tiêu thụ, vẽ giấy mỹ nhân, để cho văn nhân dùng thơ văn đổi giấy, từ hội Trùng Dương bắt đầu tạo thế, cũng thông ngờ tới sách có thể bán chạy đến mức độ này.

Cậu vốn tưởng sách đóng bìa cứng nhiều nhất cũng chỉ bán ra hai ba trăm bản như tuyển tập thơ mà thôi, còn thừa bao nhiêu cậu tính in đen trắng, đóng bìa mềm cho tiểu thương mang đi các nơi, tiến vào thị trường bình dân, may thì khoảng nghìn bản. Nhưng hôm nay vừa mới khai trương, chỉ riêng lái buôn chạy đến đã mua sạch một trăm bản. Quan binh, huyện lại, quyền quý, phú hộ xếp đầy mấy phố, chẳng thấy họ quan tâm đến giá tiền ba lạng chín, mỗi lần vung tay đều mua mấy, mười mấy bản, không đủ thì đặt.

Đấy là còn bởi Kế chưởng quầy thấy bán quá vượng, không đồng ý yêu cầu gửi bán của mấy nhà sách khác, ấy vậy mà hai trăm bản còn bán hết veo. Nếu in gấp một ngày, tăng ca làm việc, dừng ấn cả giấy Thôi thì cũng chỉ làm được một trăm bộ đủ bán một ngày.

Tất cả mọi người đều vừa vui vừa sầu.

Vui vì cả bộ sách thành phẩm bỏ vốn có hai, ba đồng bạc, đặt giá ba lạng chín đã bán ba trăm bản nghĩa là chỉ thu lãi ròng thôi cũng tám trăm lạng. Rầu là bởi người là không đủ, sách ấn ra bán không kịp —— đêm nay còn tăng ca được, chẳng lẽ từ giờ hôm nào cũng thức đêm?

Vậy nhưng so ra với mấy tháng trước, Thôi Tiếp áo rách lục cả người được ba chục lạng bạc, ở được khách sạn cũng là nhờ chủ quán có lòng bố thí; so với nhóm thợ và Kế chưởng quầy nghèo đến mức phải cho thuê cửa hàng kiếm bữa qua ngày, chút lo lắng nhỏ nhoi này thực quá là hạng phúc.

Thôi Tiếp suy nghĩ trong giây lát lại bàn với nhóm thợ rằng: "Phương pháp in màu này ta biết mọi người không nỡ truyền cho người ngoài, bản thân ta cũng không muốn cho hiệu sách khác biết. Nếu vậy thì trong nhà mọi người có con cháu đệ tử muốn đến làm thì cứ mang hết đến kí giấy tờ với ta là được."

Nếu là trước kia nhóm thợ thực chẳng ai bằng lòng bảo con cái đến hiệu sách quèn này chịu khó chịu khổ, nhưng nay đã khác xưa: Cửa hàng hiên giờ nắm giữ phương pháp in màu độc nhất cả nước, kiếm tiền nhiều, ông chủ vừa khoan dung lại hào phóng. Con cháu được đến đây học việc lại chẳng kém nghề khác là bao.

Bọn họ lắp bắp thưa: "Mấy đứa nhóc nhà chúng tôi mới chỉ luyện mấy năm, vẫn chưa thành thạo, trong cửa hàng đâu cần nhiều tạp vụ như thế ạ?"

Thôi Tiếp nhớ lại mấy thợ thủ công trẻ tuổi và thợ học việc giúp đỡ lặt vặt thời gian gần đây, mỉm cười khích lệ nói: "Mấy đứa trẻ mọi người dẫn đến làm tốt lắm mà, sau này dạy bảo nhiều thêm đừng giấu nghề, nhanh cho họ học thành tài để còn lên thợ cả chứ, nhà ta mai sai còn tính mở chi nhánh trong kinh nữa kia kìa."

Cậu tuổi tuy nhỏ nhưng khi nhắc đến những thợ việc còn lớn tuổi hơn mình lại giống như bàn chuyện con cháu nhà mình. Vậy nhưng tất cả mọi người trong phòng đều chẳng thấy có điều không đúng, ngược lại còn cảm thấy cậu già dặn rất đáng tin cậy. Mấy người thợ liếc nhau, đồng thanh đáp: "Công tử độ lượng, chúng tôi nhất định chọn ra con cháu xuất sắc nhất, ngoan ngoãn có tài đến giúp việc cho hiệu nhà ta!"

Kế chưởng quầy không muốn bị bỏ quên cũng hùa vào: "Thằng con ít tài nhà tôi cũng đi buôn bán các tỉnh mấy năm, sau này chuyện Thiên An ổn định rồi tì bảo nó đến kinh điều tra thị trường chút, nhất định có thể đem danh tiếng hiệu sách Trí Vinh ta nổi tiếng thiên hạ!"

Thôi Tiếp cũng cười: "Chuyện ấy để sau này bàn lại, giờ không vội. Ta tính rằng thời gian qua mình làm quảng cáo rất tốt nên vừa mở bán khách đã vội mua hết, sau này sẽ dần ít hơn thôi. Mấy ngày nay mọi người chịu khổ hơn chút, tiền công tháng mười tất cả tăng gấp đôi, chờ sách bán hạ nhiệt, ta sẽ sắp xếp cho mọi người nghỉ ngơi luân phiên."

=====================================

Hôm sau trời vừa mờ sáng tước cổng lại xếp một hàng dài tranh cướp.

Thôi Tiếp đến lớp học còn nghe thấy mấy vị sư huynh giận nói sách nhà cậu khó mua, chiều qua họ vừa tan đã chạy đến mà cửa hàng đã dừng bán cả, làm cho mọi người tay không về nhà. Oán giận xong rồi lại hỏi ngược Thôi Tiếp nhà cậu còn sách không, bán trực tiếp cho họ là được.

Nhạc sư huynh mua được sách mà mặt cũng chẳng vui vẻ gì, đau khổ hỏi: "Nhà cậu còn tranh khổ lớn hình khác không? Người làm nhà ta tay đen, mua liền ba tờ Hoa Dật tiên tử, có thể đổi lại cho tôi thành Uyển Ninh và ma nữ A Nhu chứ hả?"

Vương sư huynh lại vui mừng kêu lên: "Cậu thừa Hoa Dật tiên tử? Tôi có hai tờ Thái Sơn thần nữ cậu có muốn đổi không? Nhà Tiếp đệ mấy tờ tranh là bốc ngẫu nhiên, không được xem, cũng không được đổi, thế mấy bao nhiêu công mới đủ một bộ bây giờ!"

Mấy vị sư huynh chỉ đủ tiền mua một bộ cũng bực mình, một tờ tranh không đủ dùng, mua hết bốn hộp cũng chả sắp được trọn bộ.

Chỉ có mình Triệu Ứng Lân tối qua được mời vào phòng sách Thôi gia là che miệng cười trộm—— tuy chính cậu cũng chỉ lấy được hình yêu hồ Uyển Ninh nhưng mà trong phòng Thôi Tiếp đặt cả bốn bức tranh lớn, tối qua cậu đã được nhìn no mắt, nhìn một mình, nhìn đến lúc nào chán thì thôi!

Rất nhanh chuông báo giờ vang lên, ngăn lại cuộc nói chuyện không đàng hoàng của đám học trò. Lâm tiên sinh cắp sách đi vào giảng đường, mắt quan sát học sinh cả sảnh, , ho nhẹ một tiếng, lạnh lùng nói: "Mấy ngày nay các tro học đều chẳng tập trung, hôm nay ta nói chắc cũng chẳng vào đâu, thôi không giảng bài mới."

Trong lòng mọi người thấp thỏm, đoán rằng có phải tiên sinh cũng mua (Liên Phương Lục), đọc nghiện rồi nên tính cho học trò nghỉ học một hôm.

Chẳng có ngày nghỉ nào sất.

Lâm tiên sinh lấy trong trồng sách hai tờ giấy viết đỏ choét đề bài, ném cho Nhạc Túc- học sinh vừa nãy hăng đổi tranh nhất, nghiêm túc dặn dò: "Con lên đây học thuộc, chính tả hôm nay là tất cả chú giải và chính văn trong đề kiểm tra đọc, đấy, sai một chữ thì liệu hồn đi chép phạt."

Học trò cả phòng đang giả chăm chỉ, lâng lâng bàn tán chi tiết truyện ngắn, trao đổi tranh minh họa lập tức héo rũ người.

Thôi Tiếp mặc dù là học sinh ngoan hiền chưa từng bàn tán tranh vẽ, nhưng nói gì thì nói học sinh hôm nay không có trí học hàng đều là do sách nhà cậu cả, để tránh bị chỉ mặt gọi tên cũng không dám hó hé điều gì.

Cũng may tuy cậu học mới học thuộc mấy hôm nay, nhớ tứ thư vẫn khá tốt, vì học thuộc văn bát cổ nên kinh nghĩa cũng rất vững vàng. Lúc làm bài kiểu tra, cần thêm thì thêm, cần tránh thì tránh, chữ viết to rõ ràng, kiểm tra vài lần không thấy lỗi lớn, chắc không đến mức bị sờ gáy đâu.

Lâm tiên sinh dạy dỗ lại ba tên Đồng Sinh đàn anh, thuận chân xuống bàn bọn họ kiểm tra chính tả, có lỗi là lấy bút đỏ khoanh trong bắt học chép phạt đề bài hơn trăm lần.

Cầm roi quất đến bàn Thôi Tiếp,nhìn thấy tờ giấy kiểm tra sạch sẽ rõ ràng, không sai chữ nào sắc mặt ống mới hồng lên chút ít, khẽ gật đầu, nói rằng: "Người có học thức phải có dáng vẻ của người có học. Không quan tâm các trò ở bên ngoài gặp phải chuyện gì, chỉ cần bước chân vào học đường, được quỳ trước tượng thánh nhân thì phải biết chỗ ngồi học các trò đều là thánh hiền ban cho cả, muốn đọc sách viết chữ thì phải rửa sạch những nhơ nhuốc trong lòng trước đi đã!"

Lời này không chỉ mắng mình Thôi Tiếp, mà càng là mắng cho cả đám học trò vừa bàn tán tiên nữ yêu nữ trong học đường vừa nãy nghe.

Mọi người càng hoảng hốt cúi đầu, vắt hết óc nhớ lại kinh nghĩa, chỉ lo viết sai chỗ nào thì về nhà lại phải thức đêm chép sách. Thôi Tiếp cũng cúi đầu chăn chỉ chép chính tả, chính cậu càng sợ tiên sinh sẽ nhớ ra mình là kẻ khiến tất cả học trò chậm học hành.

May là Lâm tiên sinh không nói thêm chuyện này nữa, cầm xem bài kiểm tra của Thôi Tiếp nói: "Con dừng đây thôi, lên đây ta bảo. Ta hỏi trò, hôm qua ta nhắc chuyện đối câu, trò đã chuẩn bị gì chưa?"

Ngày hôm qua... Ngày hôm qua các bạn học vội vàng về nhà mua sách, cậu cũng bận tính tiền với chưởng quầy, sau đó vứt luôn chuyện tiên sinh muốn dạy câu đối ra sau đầu thì làm sao nhớ chuẩn bị bài đây! Chuyện đã đến cổ, càng căng thẳng càng không giải quyết được vấn đề, không cách nào hay hơn việc dùng câu trả lời vạn năng của bao thế hệ học sinh tổng kết ra: "Tiên sinh dạy học sinh chắc chắn liên quan đến thi cử rồi. Học sinh ngu dốt, không biết tra cứu từ đâu, hôm qua chỉ đành học lại (Thời cổ đối loại) một lần nữa, mong ngài dạy dỗ cho thêm ạ."

Lâm tiên sinh hơi tươi hơn chút, nói rằng: "Trò còn học ít chưa thể hiểu thông được thôi, cái ta dạy không phải để trò ra ngoài lấy danh thần đồng đi khắp nơi giải câu đối, cái ta dạy trò chính là thứ quan trong nhất trọng câu văn kinh nghĩa, muốn làm tốt nhất định phải biết cách hành văn đối câu. Văn bát cổ dùng từng cặp đối nhau hàng văn, câu này dẫn ý câu kia, văn mới càng gọn gàng, đọc sẽ thấy cái âm luật thanh điệu, bộc lộ vẻ đẹp của con chữ."

Thôi Tiếp nhớ lại nội dung trong tập đề thi và bài làm huyện phủ đạo, sau khi vào bài làm quả đúng các câu đều đối rất chỉnh, hai câu một cặp—— cái tên Bát cổ không chừng là lấy ý từ đây.

Cậu như ngộ ra chút gì đó hơi hơi gật đầu, hỏi: "Tiên sinh hôm nay muốn bắt đầu dạy trò làm văn bát cổ ạ?"

Lâm tiên sinh nói: "Trò mới học mấy ngày mở bài, dẫn đề mà đã đòi học luôn Bát cổ ư, căn bản chưa ổn, sau nâng cao càng khó làm. Chốc nữa ta lấy ý trong tứ thư ra vế trên, trò cũng phải dùng từ ngữ trong tứ thư đối lại, vào đến phòng thi thứ nhất là muốn kiểm tra học thuộc, thứ hai là muốn con dùng lời thánh nhân viết văn đối chữ, trong tứ thư toàn bộ đều là thánh hiền truyền lại, học nhiều luyện nhiều, vào làm bài mới phát huy hết khả năng được."

Lấy ý từ trong sách đối câu đối ư? Chắc cũng không khó lắm! Thôi Tiếp thở ra, đáp: "Mời tiên sinh ra đề."

Lâm tiên sinh liền nói: "Suối nguồn cuồn cuộn."

Thôi Tiếp học giải đề quen rồi, buột miệng đáp: "Lấy từ (Mạnh tử · ly lâu hạ), Mạnh tử nói: Suối nguồn cuồn cuộn, không nghỉ ngày đêm..."

Lâm tiên sinh phất tay chặn cậu: "Không phải để trò học thuộc sách, ta là bảo trò từ trong tứ thư tìm ra câu văn đối lại cho ta cơ mà."

Thôi Tiếp vội vã ngậm miệng, nghĩ cách đối lại.

Nếu lấy ý mà đối lại thì khá đơn giản, cậu tự nghĩ cũng ra cả đống " Trăng non bóng lả" " Quê cũ mịt mờ" gì đó... Nhưng Lâm tiên sinh không phải chỉ muốn ý cân mà còn phải tóm ra từ trong tứ thư nữa.

Cậu ngồi hồi lâu không nghĩ ra được, vội đến mức muốn lật phao trong đầu ra tìm, nhưng vì nghĩ phải tự rèn luyện bản thân nên vẫn cố dằn lòng xuống, bắt đầu học thuộc lại (đại học), vừa đọc vừa tìm từ bốn chữ đối được với "Suối nguồn cuồn cuộn ". Vừa đọc đến đoạn "Điều gọi là "làm cho thiên hạ được an ở tại trị quốc" ... ", mấy câu phía sau bỗng hiện ra.

Mắt Thôi Tiếp sáng lên, ngẩng đầu nhìn tiên sinh, thốt lời đáp: "Duy đá chập chồng! Kinh Thi rằng: 'Núi Nam kia cao ngất, duy có đá chập chồng'!"

Lâm tiên sinh vuốt râu, thoả mãn gật đầu: "Đúng là thế ấy, tuy đối hơi lâu, nhưng trước giờ trò chưa từng được thử qua loại đối đáp thế này, làm được vậy cũng không tồi chút nào. Ta lại cho trò thêm mấy vế đầu nữa, trò về học lại tứ thư lấy ý trong đó, làm quen là có thể nhớ được câu đối từ đâu ra, lấy ý nào thì đối chuẩn. Học cũng hòm hòm thì sau này thi huyện phủ đạo cũng chỉ là chuyện vặt thôi."

Ông không ngừng nghỉ bổ xuống chừng mười đề bài, vẫn quan tâm Thôi Tiếp mới học nên chỉ ra câu đối bốn, năm chữ, không cho cậu mở sách, bắt tự nhớ mà làm.

Bài tập hôm nay còn khó hơn đề văn ngày trước mấy lần, Thôi Tiếp từng lần từng lần học thuộc lại tứ thư, tìm từng câu từng câu giải đối, bò được đến cổng nhà mà mặt mũi xanh mét hết cả. Cha con Thôi Nguyên trông nhà và Kế chưởng quầy đến bàn giao công việc mặt mũi vừa vui vừa buồn, đưa giấy tờ và tiền rồi báo với cậu, hôm nay bán còn tốt hơn hôm qua, hiệu giờ chỉ còn dư lại hơn trăm bộ sách tối qua tăng ca làm được.

—— không chỉ những khách hàng hôm qua không mua được đến tranh từ sáng sớm, còn rất nhiều người đã mua cũng quay lại mua tiếp, cứ đưa tiền là lấy bốn bộ, còn vung thêm bạc đòi người làm đổi tranh tặng kèm thành một bộ bốn mĩ nhân!

Hết chương 37

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top