Chương 35
Từ ngày Trùng Dương lộ mặt giấy mỹ nhân đến nay, hôm nào hiệu sách mở cửa là từ sáng sớm đã chen lấn cả đám người, có sĩ tử, võ phu, phú hộ, thợ thủ công, thậm chí cả hầu gái vú già của tiểu thư khuê các... Ồn ào huyên náo đòi mua cho kì được giấy họa.
Vì Vương đại quan nhân đã giải thích người chế ra giấy họa là tráng sĩ trung nghĩa lên anh em bạn bè của anh ta đến mua tranh không hề hé nửa câu "Giấy Thôi mỹ nhân", chỉ nghiêm túc nói muốn mua "giấy Thôi". Nhưng lời đồn này cũng không phải Vương công tử truyền ra, vốn từ nơi khác lộ tới, nên trong đám người xếp hàng thỉnh thoảng vẫn có tiếng hò hét muốn mua "Giấy Thôi mỹ nhân" này nọ.
Người biết chuyện thì phì cười trong lòng nhưng cũng không sửa sai cho quần chúng. Căn bản vì cách gọi này vừa thuận miệng vừa dễ mời chào, đến cả phục vụ trong quán cũng thỉnh thoảng bận rộn đến rối đầu mà buột miệng nói với khách hàng: "Giấy Thôi mỹ nhân hôm nay đã bán hết rồi, khách quan có muốn lấy một cuốn tuyển tập thơ không? Ba bài đứng đầu trong đấy là tài tử huyện ta vịnh Uyển Ninh của tranh mỹ nhân đấy ạ, một quyển rẻ chỉ có một lạng năm đồng bạc thôi."
"Một bộ giấy mỹ nhân tám tấm đã mất hai lượng bạc rồi mà giờ chỉ một lạng rưỡi bạc là mua được bốn tờ tranh mỹ nhân và một quyển thơ phú mới nhất của tài tử trong huyện ta. Khách quan nghĩ xem, đấy chẳng phải chỉ tốn năm đồng bạc đã mua được một tập thơ in tranh màu, trên đời này nào còn sách rẻ vậy cơ chứ?"
Có người thích thơ liền mua, có kẻ không thích đọc thơ nhưng vì tranh cũng mua, có người đơn giản chỉ muốn sưu tập ấn phẩm của hiệu sách nhà họ cũng mua. Tập thơ này bình thường cũng chỉ bán được hai ba bản cho các tài tử đến tham gia hội thơ mang tặng người, nhờ phúc tranh màu lần này cũng bán được hai trăm bản.
Tập thơ in xong rồi, Thôi Tiếp bảo Thôi Tiếp mang tặng mỗi người trong hội Trùng Dương ngày ấy một cuốn.
Tham gia hội thơ là phải làm thành sách là chuyện xưa nay vốn vậy, Thôi Tiếp lúc ấy đã nhận làm chuyện này thì bọn họ cũng phải vì mặt mũi thơ ca của mình mà mỗi người mua mấy quyển, không ngờ đến Thôi Tiếp lại in tập thơ đẹp đến như thế, còn vẽ thêm tranh minh họa cho thơ của họ. Một học trò thiếu niên chưa học đến một năm mà còn hiểu lễ tặng mỗi người một quyển, chẳng lẽ đám thư sinh này lại vờ như không biết, đã nhận sách rồi còn không quan tâm người ta chút nào ư?
Lấy chủ trì hội thơ Trầm Tranh dẫn đầu, Thang Ninh và mấy người đã định viết thơ vịnh hồ yêu đều gửi thiếp đến thăm Thôi phủ.
Ngay đầu phố nhà cậu đã dựng đền thờ treo biển lớn "Cấp công hảo nghĩa", mấy vị tú tài xuống xe trước đền, đi bộ qua ngự bút thì không tiện gọi xe nữa, nhà Thôi Tiếp đã gần ngay trước mặt. Mọi người cũng đi bộ đến gõ cổng nhà họ Thôi, báo lại việc muốn đến thăm với Thôi Nguyên đang gác cổng.
Thôi Nguyên không ngờ công tử nhà mình còn quen biết với các tú tài công tử, mừng rỡ đần mặt lúc lâu mới vội vàng mời họ vào sảnh lớn, gọi Hoàng tẩu nhờ chồng chị ta chạy đến nhà Lâm tiên sinh xin nghỉ cho Thôi Tiếp về nhà tiếp khách.
Chủ nhân không ở nhà, khách đến đành uống trà tán gẫu, thuận đường đánh giá nhà họ Thôi.
Cậu ta sống trong ngôi nhà cũ nát như thế, dụng cụ cũng sứt mẻ hết cả...
Lúc đầu ở hội thơ mọi người không ai chú ý nhiều đến một đứa học trò chưa có công danh. Sau này được tặng giấy họa và tập thơ, lại nhìn thấy nhà cậu ta như thế, Trầm Tranh không khỏi có hơi chút xấu hổ—— Thẩm gia nhà lớn của nhiều, chuyện in sách đáng nhẽ ra nên do anh ta nhận việc vậy mà bản thân lại chưa từng tìm hiểu đã để cho một đứa nhóc nghèo khó đến gánh chuyện.
Cậu ta còn gửi mỗi người tham gia hội một bản sách mới, tốn nhiều bạc vậy nhà Thôi Tiếp còn chịu nổi ư?
Lòng Trầm Tranh rất ư thương xót, đã có ý lấy bạc nhà mình giúp thêm lại sợ tổn thương lòng tự trọng của người ta, đợi Thôi Tiếp về đến anh ta liền gấp quạt lại hỏi dò: "Tập thơ của Thôi công tử in quá mức tinh xảo, ta có ý mua trăm bộ về tặng người thân bạn bè ở quê cũ, không biết cậu còn dư nhiều sách không?"
Thôi Tiếp không biết lòng anh ta đang thương hại người nghèo là cậu, vừa vào cửa là cầm bình trà tự tay rót mời mới cười bảo rằng: "Được Thẩm tiền bối yêu mến đến vậy tôi sẽ dặn công nhân tăng ca một sớm một chiều là làm xong hết. Tiền bối không biết chứ thơ hội Trùng Dương bán đắt như tôm tươi ấy, mỗi ngày đều bán được hết hàng, nhưng mà in thêm mấy trăm bộ thì trước mắt nhà tôi chưa có nhiều cần chờ một thời gian nữa, xin tiền bối thứ lỗi cho."
Bấy giờ Trầm Tranh mới đột nhiên hiểu ra, tuy Thôi Tiếp đang ở nhà nhỏ, dùng dụng cụ thô sơ nhưng cậu ta biết vẽ tranh mỹ nhân, biết chế giấy thôi, sao còn bần hàn như anh ta nghĩ được chứ.
Người ta là kiểu cư sĩ phong lưu " Nghèo khó cũng vui" đó nha.
Quan điểm về Thôi Tiếp của Trầm công tử có chút đổi thay, mỉm cười nói: "Ta cũng không cần gấp đâu, cậu cứ bảo thợ thuyền ấn từ từ, còn thừa bao nhiêu thì bán lại cho ta thôi, đằng nào thì cuối năm ta mới về quê ăn tết mà."
Thang Ninh ngóng dài cổ chờ đàm luận chuyện hồ yêu với Thôi Tiếp, thấy Trầm Tranh cứ lằng nhằng chuyện buôn bán mới sốt ruột chặn ngang, kéo Thôi Tiếp nói: "Thôi thế đệ đừng để ý anh ta làm gì, nào xem này văn ta viết vịnh Uyển Ninh đấy."
Thôi Tiếp gật đầu với Trầm Tranh, đưa tay nhận bản nháp của Thang Ninh xem xét. Lúc cậu đọc sách thường có thói quen nhắm mắt ngâm thầm, đặt xuống bản nháp còn vẫn đắn chìm trong biển từ thanh thoát, ngâm tụng mấy câu hay tuyệt trong đó.
Tuy cậu không có lời bình gì nhưng biểu hiện say mê đó còn khiến người vui sướng hơn trăm câu lời hay ý đẹp.
Thang Ninh lại gọi to "Thế đệ", lôi cậu từ biển văn chương ra ngoài bảo rằng: "Cậu đã đọc văn của chúng ta rồi thì cũng phải cho chúng ta xem lại văn của cậu chứ? Tiểu thuyết của cậu chưa xuất bản ta không đòi hỏi gì nhiều, nhưng đã mất công đến tận đây thăm thì cũng phải cho ta đọc bản nháp cho thỏa chí mới phải chứ!"
Nếu là người thường đòi xem cậu sẽ kiếm cớ chối từ. Nhưng mấy người này là bình luận miễn phí dâng đến tận cửa, đương nhiên muốn mời họ xem trước chút rồi viết cho mấy lời dẫn, lời bình.
Hai mắt Thôi Tiếp híp lại, lộ ra nụ cười vui sướng tự đáy lòng: "tôi đây mong còn không được. Mời các vị tiền bối đến phòng sách nhà tôi một chuyến."
Dù đám Trầm, Thang đều là kẻ quen biết rộng, có tri thức thì lúc bước vào phòng sách của cậu cũng có chút hoảng hồn: Một căn phòng nhỏ hẹp mộc mạc như thế, tủ sách đơn sơ lại cất chứa cả tường sách vở! Trường đối diện giá sách đóng lên một bảng trắng con con treo biển đếm ngược thời gian thi huyên, nhìn thấy trong lòng ai cũng sợ run không nhớ rõ mình cách thi hương còn bao nhiêu thời gian nữa.
Vào Thôi phủ mới chỉ nửa canh giờ mà hình tượng con cháu quan lại ăn chơi trong kinh của Thôi Tiếp đã biến cái xoạt thành thư sinh thanh nhã không thích hưởng thụ không quan tâm đến tiền tài chỉ thích đọc sách, chăm chỉ khoa cử.
Mà gian phòng sách không chỉ mang đến chút ngạc nhiên như vậy.
Nhìn kỹ trên giá sách, mỗi quyển đều dùng giấy màu khác nhau dán gáy, ghi rõ ràng tên sách. Giấy dính gáy cũng phân biệt từ lịch sử sáng tác mà dùng màu khác nhau, chỉ cần liếc qua đã rõ ràng loại sách. Mà sách được bày trên giá trong thư phòng hầu như đều là những quyển chắc chỉ có thể tìm đủ được trong trường huyện (Ngũ kinh), (Tứ thư), (Tính lý) bách khoa toàn thư.
Tuy rằng giới tri thức đều bàn (Ngũ kinh bách khoa toàn thư) chỉ là chắp vá của nho sĩ nhà Tống, là sách ẩu, nhưng đối với thư sinh bình thường thì ai mà tìm cho nổi văn chương Tống Nguyên đầy đủ chứ hả? Mang tiếng là tú tài nhưng họ cũng phải vay mượn khắp nơi mới đọc hết, vậy mà một đứa nhóc mới học nhà nghèo lại có hẳn mấy bộ bách khoa toàn thư, thực sự là đâm mù mắt hết đám nho sĩ nhà giàu này rồi.
Một vị thư sinh không nhịn được chỉ vào tủ sách hỏi: "Đây là sách nhà thế đệ đặt mua cho con cháu ư? Có thể, có thể cho ta nhìn qua chút hay không?"
Thôi Tiếp sảng khoái đáp ứng: "Tiền bối không cần khách khí như thế. Sách đặt trên giá là để cho người đọc, nếu mọi người thích thì cứ lấy xem, nếu cần sao thì cứ ngồi lên giường gần cửa sổ cho sáng, để tôi bảo mọi người lấy thêm giấy bút. Cái giường hẹp (sô pha) này ngồi đọc sách còn được chứ để chép sách thì eo lưng không thoải mái lắm."
Vị thư sinh kia than thở: "Tính tình thế đệ thực rộng rãi. Vậy ngu huynh cũng không tiện chối từ nữa."
Có hai, ba người đã không kiềm chế nổi, lướt qua mặt cậu chạy đến giá sách, tìm sách mình cần nhưng cứ cầm là chép thì có hơi ngại nên đành ngồi xuống ghế sôpha đọc trước.
Ghế sô pha nhà cậu cực kì thoải mái, ngồi lâu eo vẫn được đỡ mà có tựa lên không cần thẳng lưng. Mấy thư sinh nhiều năm học bàn gỗ đều ngồi ngay ngắn nghiêm chỉnh, hiếm có dịp thả lỏng như thế, vừa chạm lưng đã thoải mái thở dài không rời đi được.
Thang Ninh và hai người bạn là ngồi trên giường lớn cùng nhau đọc bản thảo, trong đóđã kẹp sẵn vài tờ tranh minh họa đen trắng, càng đọc càng thấy câu chuyện thâm ý tuyệt diệu, bốn vị giai nhân mỗi người một phong thái, đều là những nữ tử làm người động lòng khó dứt.
Anh ta không khỏi nói: "Ta lại viết thêm cho ba giai nhân này mấy bài phú được không? Đều là mỹ nhân khuynh quốc khuynh thành không nên bên trọng bên khinh để mình Uyển Ninh được người đọc sách ca ngợi. Không chỉ mình ta mà cả Từ huynh, Nhạc huynh cũng sẽ trổ hết tài nghệ cậu có thể khắc trước chính văn làm lời đề tựa được chứ?"
Tất cả mọi người cao giọng đáp ứng tình nguyện thay cậu viết tựa. Thôi Tiếp khẩn thiết cám ơn: "Cầu còn không được nữa là, cảm ơn các vị tiền bối đã quan tâm những giai nhân này."
Thang Ninh ngồi cạnh bàn của cậu cười bảo: "Ta thì thích giai nhân còn nhóm Vương huynh sợ là đã yêu phòng sách Thôi gia mất rồi. Thôi thế đệ, ta mặt dày thay mọi người xin một chuyện, sau này cậu có thể để đám thư sinh chúng ta đến nhà làm khách, đọc sách được không? Chúng ta là người hiểu lí lẽ không muốn chiếm thời gian đi học của cậu."
Thôi Tiếp nhìn đám người ngồi trên ghế salông chăm chăm cầm (Ngũ kinh bách khoa toàn thư), hiểu rõ gật đầu: "Các tiền bối bằng lòng tới nhà ta đã là vinh hạnh của vãn sinh rồi. Nhưng mà phòng này nhỏ quá, tiếp nhiều người không ổn, các vị chờ thêm mấy hôm ta sai người dọn phòng sách sang sảnh tây, sắp xếp thêm vài cái bàn và giường hẹp , mọi người cứ thoải mái đến đọc sách là được."
Nghe cậu sảng khoái đáp ứng như vậy lại làm các thư sinh có chút ngượng ngùng, phú hộ Trầm Tranh còn ngỏ ý muốn giúp đỡ cậu bố trí thư phòng mới.
Thôi Tiếp cười nói: "Gia cụ nhà tôi đều là thứ đồ tầm thường chẳng đáng mấy đồng, Thẩm tiền bối không cần lo lắng chuyện ấy, chỉ là còn một chuyện muốn nhờ các vị chú ý —— nếu trong quá trình đọc sách có lỡ làm hỏng hóc hóc chỗ nào, thì xin nhờ các vị viết thêm một trang đính chính để dành cho người đọc sau có cái tham khảo."
Nhiều sách như thế đến cậu cũng đọc không hết, thôi cứ sắp xếp thành một thư viện nhỏ, dùng sách kết bạn với nhóm văn nhân lấy danh tiếng trong đám sĩ phu bản huyện vậy.
Trầm Tranh than thở: "Thôi thế đệ quả có nhân đức người quân tử, tàng thư hiếm có như thế cũng chịu cho người khác đọc cùng, chuyện này ngu huynh sao có thể để một mình cậu lo liệu được. Chờ phòng sách nhà cậu sửa sang xong, ta sẽ bảo mấy người chuyên trông sách vở đến giữ gìn giúp, tuyệt sẽ không để sách cổ quý báu có chút hư hại nào."
Mấy người khác đang cầm sách không buông cũng nhao nhao: "Thôi thế đệ đã chịu đem sách quý cho chúng ta mượn thì mọi người làm sao dám phụ sự tín nhiệm của cậu tùy tiện làm hỏng sách vở chứ? Nếu có hư hao thì nhất định đền trả một bản khác, không thể khiến cậu tổn thất thêm được."
Bọn họ ở nhà họ Thôi đọc sách cả buổi, trở về đến nhà còn mãi tiếc nuối cái ghế sô pha nhà cậu, người quen biết sau này không còn chỉ khen giấy họa nhà cậu đẹp, mỗi lần nhắc đến sẽ nói thêm một câu: "sách tốt, bạn hiền, học thức chưa sâu nhưng có phong thái danh sĩ, là người đáng tin cậy."
===========================
Danh vọng của Thôi Tiếp trong đám văn nhân ngày một tăng cao, giấy mỹ nhân cũng theo thế mà bùng nổ thu được sự chú ý của toàn bộ sĩ phu, công tử, hương thân, quyền quý trong thành. Việc làm ăn của Kế chưởng quầy cũng hót hòn họt, mỗi ngày kiếm được tiền lãi mấy chục lượng, thậm chí có hôm hơn trăm lượng bạc.
Nhà họ bỏ vốn in giấy họa và tuyển tập thơ Trùng Dương hết tất cả hai trăm, chỉ nguyên văn nhân trong hội thơ đặt giấy họa và đơn lớn của Vương công tử cũng đã thu hết lại vốn, đến nay vào túi đều là lãi ròng.
Từ xưa đến nay dù là trong mùa buôn bán một tháng cũng chưa bao giờ có thu nhập nhiều đến thế. Kế chưởng quầy đếm bạc run tay, đến cả tim cũng nhảy thình thịch không ngừng, cuối tháng kết toán bưng hòm bạc và sổ sách trình trước mặt Thôi Tiếp mới yên tâm xuống được.
Thôi Tiếp lật sổ sách ghi chép mới kinh ngạc phát hiện, giấy viết nhà cậu không chỉ giảm lượng tiêu thụ do bán lâu mà còn càng ngày càng tăng. Các thư sinh dù không mua nhiều như lúc đầu nhưng bên cạnh đó có rất nhiều người thường mua giấy làm quà biếu lễ, cúng có kĩ viện mua về cho đám con gái học đòi văn vẻ, có thương nhân mua về bán đi nơi khác, còn có cả khác sộp do Vương công tử giới thiệu, một lần đặt xấp xỉ trăng lang giấy họa.
Nhiều tiền như thế đủ cho cậu thi đỗ thi Viện rồi lên kinh thành thuê nhà trọ chờ thi Hương luôn.
Nếu như lúc ấy thi Hương mà tạch thì cậu cứ chuồn về quê không để cho nhà họ Thôi biết mình vào kinh; nếu may mắn thi đỗ thì cậu đã thành người có công danh, có địa vị cử nhân, thì người nhà họ Thôi sao còn có thể tùy ý đánh mắng hơi tí cho ăn gậy được chứ?
Cậu tưởng tượng lòng càng phấn khởi, bàn với Kế chưởng quầy: "Kiếm được tiền mình lại thuê thêm thợ đến làm công, có đầy tớ đáng tin mua luôn cũng được. Tranh bốn mỹ nhân bán được như thế thì phải thừa dịp còn nóng mà bán cả sách truyện ngay đi, đừng để khách hàng xem ngán tranh của ta rồi thì lại chẳng mua truyện nữa."
Kế chưởng quầy tuổi già mà chí chưa già, từng này tiền vẫn chưa thỏa mãn được, ông cực đồng ý việc tìm ngay thợ khắc nâng cao hiệu xuất làm kịp tiểu thuyết, lại hỏi Thôi Tiếp khi nào thì vẽ thêm giấy viết.
Thôi Tiếp lắc đầu. Lúc trước mở hàng giấy họa trong hội thơ, tuyên truyền quảng cáo cũng đã làm ổn định rồi giờ mà vẽ thêm tranh mới thừa. Thời gian còn lại cậu phải vẽ nốt tranh minh họa tiểu thuyết và tranh cuộn bản lớn tặng kèm, còn có tuyệt chiêu mở rộng tuyên truyền cần chuẩn bị nữa...
Cậu vuốt vuốt cái cằm bóng loáng, ra vẻ tính trước cười bảo: "Thiên cơ không thể lộ."
Kế chưởng quầy rất muốn biết cậu chủ còn có diệu kế gì nhưng Thôi Tiếp cứ kín miệng như bưng, hỏi thế nào cũng không chịu nói, làm ông gấp gáp đỏ bừng mặt mũi.
Nhưng mà từ khi Thôi Tiếp tiếp quản nhà sách, chỉ hai tháng thời gian ngắn ngủi đã biến cửa hàng nghèo khó phải cho thuê cả sân sau thành gia nghiệp ngày thu đấu vàng, cậu đúng là trời sinh có mệnh tì hưu mà*. Chính mình chẳng có cửa chiêu tài thì còn cần liều mạng già làm gì, mọi chuyện đau đầu cứ để cậu chủ tự quyết đi, đau đầu mà kiếm ra tiền mới tốt đó.
Hết chương 35
1.Tỳ Hưu tiếng Trung Quốc 貔貅 Phiên âm: pinyin: pí xiū. Tỳ Hưu là linh vật có hình dáng hao hao giống Kỳ Lân và thường Tỳ Hưu được thờ phụng với ngụ ý nghĩa mang tới sự tài lộc bình an cho người sở hữu chúng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top