Chương 33

Hội thơ còn mở, đáng lý giờ phút này các thư sinh đồng sinh phải tranh nhau thi tài, chủ tọa, giám khảo đều là tài tử vang danh Thiên An, vậy mà lại vứt xó thơ văn, chỉ bàn giấy viết ?

Lại còn là cái gì mà ...giấy vẽ mĩ nhân?

Tên mỹ miều gì đó thì chưa có đặt được, chỉ độc cái danh "giấy mỹ nhân" hường phấn này đã làm nhóm sĩ tử hăng tiết gà. Thang Ninh xoẹt xoẹt vài đường đã viết xong bài, ném bút nên bàn lớn, ngóng cổ chờ ngắm giấy kia vẽ người đẹp tột bậc đến mức nào.

Lúc chưa xem, trong lòng anh ta đã tưởng tượng ra bóng dáng mỹnhân định tính xéo sắc vài câu; sau khi thấy rồi, mọi suy nghĩ đều thành mây khói, chỉ còn hình ảnh thiên tiên là khắc sâu vào tâm khảm.

Trên thế gian này sao có thể có mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành, hoa nhường nguyệt thẹn đến vậy cơ chứ!

Anh ta thực hận không thể cướp một bức đi, nhưng lại phải để ý thân phận và ánh nhìn tài tử khắp sân đành cố nhẫn nại, chỉ hỏi một câu: "Người công tử vẽ trên tranh là ai thế?"

Thôi Tiếp cũng ngắm nghía mỹ nhân trên trang giấy, nhẹ cười nói: "Tên thật của nàng là A Uyển, một nữ hồ ly tinh, trời sinh trí tuệ, tính cách hồn nhiên, vì nàng ngưỡng mộ tài năng của thư sinh Phương Ninh nên trú lại ở chùa cổ, còn tặng vàng bạc châu báu đưa người vào kinh thi cử. Chờ anh ta công thành danh toại về tìm gặp, nàng lại xấu hổ bản thân phận yêu quái, không xứng người tiến sĩ,  dốc hết sức lực cưới cho người một phu nhân vừa lòng. Cuối cùng nàng lấy chữ Ninh trong tên Phương Ninh ghép vào tên mình, một mình trở về núi non, ẩn cư tưởng nhớ người cũ."

Thanh âm cậu mang theo tiếc thương giống như kể về một yêu nữ đáng yêu có thật đang mòn mỏi đâu đó trên thế gian này. Thang Ninh cũng xúc động lắng nghe, than thở nói: "Người tên Ninh ta cũng tên Ninh, tại sao không có cái phúc gặp mặt giai nhân như thế chứ."

Trống ngực anh ta đập thình thịch, dõi mắt trông Thôi Tiếp nói:"Thôi thế đệ có thể tặng ta một tờ giấy viết được chứ, ta mong có thể dùng tài hèn viết vài thủ thơ tán thưởng tài đức giai nhân?"

Nụ cười nơi khóe miệng Thôi Tiếp chầm chậm cong lên, lấy trong hộp vài tờ giấy in trân trọng đưa tới, đáp: "Thế huynh đã đồng lòng yêu thích Uyển Ninh như vậy, Thôi Tiếp tôi lòng mừng vô vàn, chỉ có mấy tờ giấy thôi đáng giá gì đâu."

Thang Ninh lấy vào tay giấy họa nhưng cũng không nỡ viết lên trên, anh ta đành xin giấy trắng viết nháp trước. Thư sinh ngồi ngay cạnh cũng xin được một tờ, vừa mở giấy ra cũng bị hình ảnh mỹ nhân hoa cỏ làm cho rung động không ngừng.

Hội Trùng Dương ngày đó chẳng còn ai có tâm trí uống rượu thưởng cúc, có thể đề thơ lên giấy mỹ nhân so ra còn vinh quang hơn được kĩ nữ hầu cạnh vạn phần. Mấy cô nương được mời tới cũng không còn mong tài tuấn làm thơ cho mình, họ chỉ kì kèo cho được một tờ giấy mỹ nhân cũng mãn nguyện.

Thôi Tiếp mang theo mấy chục tờ giấy họa, trong hội thơ thư sinh chỉ có sáu bảy người, quyền quý mười vị, dù ấn theo đầu người phát giấy cũng thừa, đã vậy những người ngồi đây còn không ngừng xin xỏ viết giúp quảng cáo cho cậu. May mà trong giây phút được người ca tụng như vậy mà Thôi Tiếp vẫn giữ được cái đầu lạnh, không quên còn phải đẩy mạnh tiêu thụ cho hàng nhà mình.

Dù là mấy người này đều có thể trở thành người đại diện thương hiệu sản phẩm nhưng cũng phải biết đường quan hệ mới được, giấy không thể tặng không.

Cậu áy náy cười nói: "Trước tôi có nói muốn dùng giấy in chép lại những tác phẩm xuất sắc nhất của hội thơ mang về cho Triệu thế huynh xem. Các vị tiền bối và sư huynh nếu thích như vậy, sau tôi quay về sẽ dặn dò thợ trong nhà nhanh tay in ấn mang tặng có được không? Thời gian nữa tôi cũng sẽ làm lốt ba mỹ nhân còn lại trong tiểu thuyết coi như tặng bồi thường chuyện hôm nay, chỉ mong quý vị đừng trách tôi keo kiệt."

Ai trách gì đâu... chỉ tiếc giấy đẹp như vậy lại viết chữ lên thì uổng quá.

Lâm tiên sinh chọn tới chọn lui, chọn qua chọn lại mới không quá hài lòng lấy ra ba bài tốt nhất viết lên giấy họa, những bài còn lại chỉ dùng giấy thường ghi lại mà thôi, ông quý trọng bảo: "Giấy họa nhà trò là bảo vật quý giá, chỉ viết mấy thủ thơ thường thiệt phí của trời."

Trong ba bài thơ tốt nhất thì bài đầu chính là Quách Dung, bài cuối là một học trò nhỏ tuổi tên Vương Phổ, xếp thứ hai là một vị thư sinh già tên Triệu Dưỡng Túy. Thang Ninh tuy ngày đó vội vã làm thơ không được chọn trúng nhưng chính bản thân lại xin được ba tờ, thật làm người khác ngứa mắt nghiến răng.

Có mấy người phát cuồng tranh đẹp chẳng sợ mất mặt làm theo Thang Ninh, muốn viết thơ tặng hồ nữ cũng được tặng một tờ. Có người mở đầu, mọi người đều sôi nổi muốn lấy thơ văn đổi giấy đẹp, Thôi Tiếp mặt mũi hỉ hả, ai đến cũng không ngán, còn ra vẻ tiếc nuối cực kì: "Chỉ hận tôi không có tài ăn nói, không thể kể hết chuyện đời của bốn vị tiên nữ đặc sắc như nguyên tác được, học thuộc thì cứng giọng quá, mất cái hay của âm điệu rồi. Về nhà tôi sẽ đốc thúc thợ thuyền in nhanh để các vị ở đây có thể đọc được truyện hay càng sớm càng tốt."

Không nhắc đến giấy thì lại kể đến truyện, mấy tài tử và kĩ nữ trên hội đều phát cuồng mua sách rồi. Chính như Lâm tiên sinh cũng thừ người nhớ lại bản thảo ban đầu có thực hay ho như thế hay không.

Chẳng lẽ hôm đấy ông không đọc kĩ? Hoặc là sửa chữa vội vàng, không kiểm tra lại rồi ư?

=====================================

Thi thơ kết thúc, ba người có bài đứng đầu lấy bút chép lại lên giấy họa, giữa sân nhóm nữ nhạc công đã lấy bản sao đến, đệm đàn hát theo. Trong đám thư sinh tuy không có tác phẩm xuất sắc được đề lên giấy nhưng mọi người cũng chọn vài bài để đám kĩ nữa hát ngâm theo, vui vẻ say ca.

Sau khi tan tiệc mọi người còn kéo nhau lên đỉnh núi, nhặt hạt dẻ, ăn bánh Trùng Dương, uống rượu hoa cúc, làm đủ lễ tết ngày Trùng Cửu, qua trưa mới ra về.

Nhóm tú tài thì còn liên hoan tối, nhưng đám nho đồng thì bị đuổi về nhà, đã dong xe xuống núi từ lâu. Trầm Tranh sai người bọc quà lên xe, cha con Thôi Nguyên ăn cơm xong vội quay lại đứng đợi, vừa hay đón Thôi Tiếp về thành.

Giây phút chia li, không ít kẻ nắm tay dặn dò cậu nhanh làm giấy họa, họ về nhà sẽ bảo người chờ mua. Thôi Tiếp vui vẻ vô cùng đáp ứng hết lượt, chỉ có một yêu cầu nhờ họ giúp: " Nếu giấy in chậm quá hoặc mua không được thì mong mọi người đừng đến cửa hàng nhà tôi thúc giục, chỉ cần đến nhà Thôi Tiếp nói một câu, tôi sẽ bảo người làm mang tận tay quý phủ."

Giấy như thế, làm chậm chút cũng đáng.

Mọi người không có ai kêu ca gì, Thang Ninh còn thở dài: "Thôi công tử là người trọng tình nghĩa, người trọng tình nghĩa thường giữ tín, lại làm bạn với người cùng chí như mình, Thang mỗ sau này sẽ thường đến làm phiền nhiều hơn rồi."

Quách Dung cũng cười nói: "Tuy là sắp đến thi Hương nhưng ta cũng đành làm phiền mấy lần vậy."

Có hai vị tài tử dẫn trước, các thư sinh không còn quá bận tâm đến chuyện Thôi Tiếp chưa thi thố bao giờ, ai cũng bằng lòng coi cậu thành bạn ít tuổi luận bàn thơ phú chứ không chỉ vì tham danh hiệu sách nhà cậu.

Lâm tiên sinh thấy học trò tâm đắc của mình được mọi người lôi kéo, còn vui hơn cả bản thân kiếm được tâm giao, ông thay cậu cảm ơn mọi người mấy lần lại nhân lúc ít người dạy bảo vài câu, không cho cậu xa vào đọc truyện vô bổ, cũng đừng tốn quá nhiều thời gian lên việc vẽ tranh vẽ giấy, phải lấy thi cử làm đầu.

Thôi Tiếp đứng thẳng nghe lời lại cúi đầu thưa: "Tiên sinh yên tâm ạ, con phải làm xong bài mới dám để ý chuyện khác."

"Ừ, đấy là việc học của trò còn chưa nặng quá thôi." Lâm tiên sinh vuốt chòm râu: "Nếu  trò còn thừa thời gian như thế thì kì nghỉ này ta cho thêm bài tập,  phải gắng mà làm đấy."

... Nếu không nói học xong mới vẽ, ngài có phải sẽ không vội nhét thêm bài tập về nhà cho con?

Ý nghĩ này cũng chỉ là thoảng qua, cậu cũng chẳng phải kiểu người sợ học. Mấy ngày nay đề lớn cậu đã làm mấy chục lần còn đề nhỏ huyện, phủ, đạo thì nhiều vô số kể. Mấy kiểu chặn trên, chặn dưới, đáp có ý, đáp vô ý cũng hiểu được phần nào, lúc đi học cũng có thể viết được căn bản.

Phải có mở đề, dẫn đề rồi mới được chích dẫn, trích dẫn xong còn phải vào đề, so sánh, kết luận... Nếu không học nhanh, chỉ còn có năm trăm ngày, ai mà viết văn ra hình ra dáng để thi huyện được chứ?

Danh tiếng trong đám văn nhân cần lấy, tri thức bản thân cũng phải lo. Hai việc đều phải chỉnh chu mới may ra có cơ xin được giám khảo ba trường đồng ý bảo lãnh cho mình thi Đồng Sinh được.

Cậu cười thẹn thùng, tha thiết nói với Lâm Tiên sinh: "Vâng, con cảm ơn ngài đã chỉ dạy ạ."

Lâm tiên sinh thấy cậu nghe lời lòng vui vô cùng, gật đầu nói: "Hiếm có người hiểu chuyện như con."

Mấy sư huynh bị phạt chép Đại Học đều cực kinh sợ nhìn cậu, leo lên xe về còn không ngừng bàn bạc: Thôi sư đệ hiếu học đến thế ư? Cậu ta là công tử con quan, tuổi nhỏ vậy và làm ra được giấy họa lọt mắt văn nhân cả vùng, thế thì phải liều mạng học hành làm quái gì? Hai mươi tuổi thi đỗ đồng sinh cũng không muộn mà!

Mà người được coi là học trò quy phạm- Thôi Tiếp - vừa về đến cổng đã vứt hết bài học ra sau đầu, thơ thì vứt cho Phựng Nhiễm sao chép, bản thân thì tung tăng chạy đến sân sau mở hội nghị bí mật.

Thơ in ấn trong cửa hàng đều tập trung mong ngóng kết quả chào hàng của cậu chủ ở hội thơ, đến Kế chưởng quầy cũng đã sang từ sớm, thấy cậu vào cửa đã tiến lên: "Công tử, giấy họa có được mọi người thích không?"

Thôi Tiếp vừa vào phòng đã không cần giả bộ nữa, cười toe nói: "Tốt, rất tốt, cực kì tốt, tất cả người làm trong nhà đếu được phát thưởng, thợ thủ công ba lượng, Triệu Thạch hai vị lão làng thì thêm hai lượng, cuối tháng phát chung tiền thưởng và tiền công nhé."

Nhóm thợ đã vui phát điên rồi.

Tuy ban đầu Thôi Tiếp đã định lệ tiền thưởng nhưng suy cho cùng giấy họa có thể ấn hoàn hảo như thế, một nửa công lao phải kể đến tranh vẽ mĩ nhân, phân nửa còn lại cũng có phần chỉ trỏ của cậu. Nhóm tạp vụ chỉ làm mỗi chuẩn bị màu, dập khuôn, tô màu càng thêm mừng rỡ khấn vái bồ tát không ngừng, chỉ kém không lên chùa thắp hương cầu phúc cho Thôi Tiếp.

Thôi Tiếp phất tay áo nói: "Mọi người đừngcảm ơn vội, bắt đầu từ hôm nay phải tăng ca sản xuất giấy. Ta cũng sẽ nhanh chóng vẽ thêm tranh mẫu để chuẩn bị làm thêm giấy viết—— nhưng bức đầu tiên vẫn phải in khẩn cấp đấy nhé."

Bố trí nhiệm vụ cho đám thợ xong, cậu lại gọi Kế chưởng quầy đến, lén lút hỏi: "Ta biết ông ở ngoài quen biết rộng, hiệu sách và thợ in ông gặp nhiều thế có biết ai muốn làm thuê không?"

Kế chưởng quầy ngay khi ấy mồ hôi ào ào, má nóng bừng lên, liên tục thề thốt: "Lão không dám làm chuyện đó nữa đâu ạ, lúc trước để thợ thuyền ra ngoài làm thuê là tôi hồ đồ. Nếu biết cậu chủ sẽ trở về quê sớm thì dù nghèo mấy chúng tôi cũng bấm bụng đợi ngài về!"

Thôi Tiếp khẽ lắc đầu, động viên nói: "Ta cũng không có ý tính nợ cũ với ông đâu. Chẳng là ta kiếm được một tập thơ từ trong hội Trùng Dương, định làm một quyển thi tập, lại in thêm tranh màu, nhân lúc còn được chú ý mau bán không được để đám văn nhân quên tiệm nhà mình. Quyển tiểu thuyết còn chưa xong, thợ nhà ta đều tập trung in giấy rồi nên ta muốn thuê thêm người."

Kế chưởng quầy mới bớt sợ, suy nghĩ nói: "Phố thợ có một người thọt biết khắc gỗ còn chưa có ai thuê, con trai nhà đó cũng có thể làm tạp vụ. Nếu cậu chủ không chê..."

Thôi Tiếp xua tay: "Chuyện đấy ta quản làm gì, ông tính rồi làm thôi. Ông, Kế Kế toán và Phương phục vụ có trách nhiệm buôn bán, ai bán được một bộ la cho ba phần lãi, hai người họ bán được hàng cũng phải chia ông một phần, nếu bán được đến chỗ khác, lại còn thưởng thêm nữa. Nhưng nễu có người in được bản thảo trước nhà chúng ta, ta chắc chắn sẽ kiện quan, mấy người cũng chịu tội liên đới đấy."

Kế chưởng quầy mới chỉ nghe được thêm tiền trống ngực đã đập thình thịch. Giấy họa như thế ở Thiên An này đã hót hòn họt, nếu chuyển được đến kinh thành và phương nam, bán được mấy ngàn, mấy chục ngàn bản cũng vẫn bình thường!

Ông bị tưởng tượng của bản thân làm kích thích mà toát hết mồ hôi, ưỡn ngực hếch cằm nói: "Cậu chủ yên tâm đi, lão đây nhất định kinh doanh cửa tiệm nhà ta thật tốt!"

Thôi Tiếp nhìn ông chằm chằm một lúc: "Ta tin ông. Mấy ngày này bảo Hoàng tẩu nấu thêm thịt, mọi người tăng ca, đừng nhịn hại thân lắm."

Sắp xếp xong xuôi công việc, cậu cũng có thời gian rảnh làm chuyện của mình. Vừa về phòng Thôi Tiếp đã gấp gáp dặn Phụng Nghiễn lục trong những câu truyện còn lại ba bài thơ hay nhất, đầu tiên cậu trải vải lót lên bàn, chải thêm giấy vẽ, nhắm mắt mở phim AV, tìm những diễn viên có ngoại hình giống như truyện tả.

Nữ chính trong bốn câu chuyện lần lượt là thần, tiên, yêu, quỷ, yêu cậu đã vẽ xong rồi, ba người còn lại cậu tìm được trong hai tệp Hồng Kông cổ đại- truyền thuyết dân gian và Hồng Kông cổ đại- ý thức hình thành.

Nữ thần đầu đội mũ Cửu Phượng, khoác áo bào đỏ thẫm nền mẫu đơn, mặc áo váy tám lớp, hông trở xuống còn cuốn váy phượng hoàng thêu kim tuyến, cao quý thanh nhã, người thường chẳng dám nhìn gần. Nữ tiên khoác áo xanh váy tím, đầu dùng dây mây búi tóc, chân có mây trắng đưa đi, tay nắm lụa lăng vân phất phơ, mặt mũi lạnh nhạt, không nhiễm thói đời. Ma nữ lại mặc một bộ quần áo trắng tuyết, tóc trên đầu búi bằng trâm ngọc khắc hoa quỳnh, lộ vẻ nghiêm nghị nhưng lại khiến người ta thấy thương tiếc.

Một yêu tinh, một nữ cường, một cao quý, một loli, tập hợp đủ hậu cung nữ chính truyện tranh top đầu hợp khẩu vị đủ mọi tầng lớp khách hàng nam giới!

Thừa dịp tiên sinh ngủ đêm ở nhà họ Trầm nên cho nghỉ sáng hôm sau, cậu vẽ luôn hai bộ bảy tấm tranh màu. Tất cả đều vẽ nữ chính thêm bóng lưng hoặc tà áo nam chủ tiện cho độc giả tưởng tượng câu chuyện.

Vẽ xong hai bộ tranh thì đã quá trưa rồi. Cậu nhìn mặt trời cũng cất bút, cầm mấy tờ giấy họa mình chép thơ mang sang nhà họ Triệu hàng xóm dỗ người ta. Triệu Ứng Lân vốn cũng không giận cậu thật, cậu ta nhận được thơ và giấy họa, con tức cũng mất tăm, vui vẻ nhảy cẫng: "Tôi sẽ giữ giấy lại, sau làm được thơ hay sẽ dùng, haha, trình độ tôi giờ mà viết thì phí lắm... Thôi thế huynh này, tôi có thể lấy một tờ tặng anh trai được không?"

Thôi Tiếp cười đáp: "Đồ đã tặng rồi, cậu muốn làm gì thì tùy ý, giấy này mới làm nên có ít, sau này làm nhiều sẽ tặng cậu mấy hộp, tiếc rẻ làm gì."

Triệu Ứng Lân lắc đầu liên tục, nói bảo: "Giấy nhà cậu bán, tôi cần phải mua chứ ai lại lấy không bao giờ. Sau nhà cậu in giấy mà thiếu thì cứ tìm ông và cha tôi, mọi người đều quen nhau sẽ bán rẻ cho, cậu mua ngoài lại bị cắt cổ đấy."

Đứa bé ngoan ngoãn thế này muốn xoa đầu quá ta. Tiếc rằng đầu cậu ta đã buộc võng cân, cảm giác không khoái như đầu Phụng Nghiễn, cậu đành tự xoa tay mình, gật đầu cười nói: "Ừ thế hiệu sách nhà tôi sau này phải nhờ nhà cậu bán giấy cho rồi."

Hai nhóc tiểu học coi như làm hòa lại luôn miệng hẹn cùng nhau đi học.

Hết kì nghỉ, Thôi Tiếp lại bắt đầu chuỗi công việc học hành, vẽ tranh, giám sát in giấy, ấn sách, kiểm tra thành phẩm, hướng dẫn đóng gói...Bởi vì giấy họa phải ấn rất mất công nên tốn khá nhiều thời gian, mỗi ngày chỉ có thể in mấy chục tờ là cùng. Giấy họa in xong phải ưu tiên tặng thư sinh trong hội Trùng Dương nên còn chưa kịp bày bán.

Nhưng mà ba ngày sau Vương Hạng Trinh Vương công tử bỗng nhiên đến nhà cậu chơi, anh ta mang tặng một con ngựa trắng non, một thanh kiếm tốt, còn lén lén lút lút hỉ hả mở ra một cuộn tranh vải——

Đúng là hình yêu hồ Uyển Ninh nhà cậu in mà!

Chỉ có điều hình đã bị họa sĩ vẽ sang bản to thành tranh treo tường, mặt mũi vẽ cũng nhẹ nhàng tinh tế như tranh thủy mặc phổ thông chứ không sắc xảo chân thực như tranh cậu vẽ.

Thôi Tiếp giật mình hỏi: "Lấy từ đâu ra thế?"

Vương công tử nhíu mày lộ ra nụ cười ẩn ý thì thầm vào tai cậu: "Đây con trai một vị trấn phủ dưới quyền cha ta vẽ đấy, bảo là giấy Thôi mỹ nhân. Mấy tên thư sinh giấy diếm chẳng cho ai nhìn nên cậu ta phải nghĩ mọi cách xin sao lại đấy. Úi chà, không biết giai nhân phải xinh đẹp thế nào mới vẽ giống thần tiên dường này, có thể đóng sách truyền cho hậu thế được rồi... Tranh ta còn chưa xem kĩ đâu, hàng nóng ta mang cho cậu xem luôn đấy nhé, thế nào ca đây tốt với cậu lắm đúng không?"

... Giấy Thôi mỹ nhân cái cmn!

Ai dám phun cái tên này thế hả, sao dám sửa Giấy Thôi thành Giấy Thôi mỹ nhân luôn rồi!

Hết chương 33

Truyện ngắn: Tiểu Thôi chào hàng

Tiểu Thôi: Giấy Thôi giấy Thôi, bốn mỹ nhân quốc sắc thiên hương chỉ 9.99 đồng. Quẹo lựa bà con ơi!

Chúng thư sinh: Giấy Thôi mỹ nhân kìa, mua mua mua!

Tiểu Thôi: Thơ Trùng Dương tài tử chấp bút,  tặng kèm ba bản họa tiên mỹ nhân, hàng nóng bỏng tay chỉ 19.99 đồng, mua đê 

Chúng thư sinh: Thơ của tôi,  thơ của tôi.

Tiểu Thôi :  Truyện ngắn mỹ nhân, trọn bộ bốn bài, tặng kèm tranh gái đẹp, chỉ 99.99 đồng anh giai nhào zô.

Chúng thư sinh  : Của ta áu áu áu.

Tiểu Thôi : Quyển tập bài về nhà in đẹp giấy tốt, Lâm tiên sinh chủ biên, tặng kèm vở trắng dùng sao sách Đại học, giá rẻ như cho chỉ 0.99 đồng, mua một tặng mười.

Chúng thư sinh : Chạy dạt.  

Tiểu Thôi :... 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top