Chương 32


Biệt trang nhà họ Thẩm được xây trên sườn núi Nhạc Cô, vốn là một nơi heo hút, phong cảnh hoang sơ. Đến cửa sơn trang, Thôi Tiếp liền bảo cha con Thôi Nguyên lên núi vui chơi một bữa còn bản thân thì tay xách lách mang hộp giấy mỹ nhân cùng đám bạn học vào chơi hội.

Cấu trúc biệt trang như sông nước vờn quanh, hành lang lầu các trải dài, đầy vườn trồng phong lá đỏ, dẻ quạt, sắc vàng đỏ đan xem vừa thanh tịnh vừa cao nhã. Vườn hoa khắp nơi đều trồng cúc vàng, cúc trắng, ngay cả hành lang cũng đặt xen kẽ trăm bồn mẫu đơn đỏ, cẩm tú cầu, quỳ tím... trông qua đều là danh phẩm.

Đầy trời thu đều là lá hoa đỏ vàng tung bay như mây, đầy ý thơ họa. Còn có mấy hàng tì nữ mặc áo trắng váy hồng lả lướt qua lại, mặt mũi đỏ hồng ướt đẫm mồ hôi yêu kiều còn đẹp hơn hoa nở trong sân. Nhóm học sinh được thăm thú cảnh đẹp, tài trí thỏa thê, tài thơ văn cứ vậy bộc phát.

Nhạc sư huynh cũng coi như nửa chủ nhà của sơn trang này, gặp cảnh sinh tình hứng khởi còn nhiều hơn người khác, dẫn các bạn vừa đến vườn hoa đã nhịn không nổi ngâm một bài thơ rằng: "Sân Trùng Dương lưa thưa khóm cúc, bùn đường mòn còn đẫm hương thu. Lá cũ hoa sương kham ngâm thưởng, thơ tài câu mới đối sơn trường, cỏ cây nào hay thu đến muộn......"

Đến gần cổng khuyết hình như cũng có người trong sân ngâm thưởng, truyền đến giọng nói mơ hồ: "... Sương trong mấy bận bờ nước lặng, tia vàng một ánh gió thổi nghiêng, thu sầu vì ai thương tịch mịch, rượu say chuyện cũ mấy thi nhân."

Tuy chỉ bốn câu ngắn ngủi nhưng trong ẩn ý đã lộ ra ngạo khí thanh cao, ép cho bài thơ của Nhạc sư huynh cũng nhạt nhòa vô vị, không thể đọc hết cả bài được nữa.

Mặt mũi anh ta sầm xuống, cứ nấn ná ở cổng sân không chịu bước vào. Người trong đó thực lòng không có ý châm trọc gì nhau, thấy vậy vội vàng bước ra: "Mới nãy là vị bằng hữu nào ngâm thơ bên ngoài vậy, là lỗi của tôi làm các vị mất hứng thơ rồi."

Từ sau cổng khuyết một thư sinh độ hai ba mươi tuổi bước đến, khi người ngâm được bài thơ như vậy xuất hiện trước mặt, tất cả người đứng ngoài đều cảm thấy rất ư kinh ngạc.

Đi cùng anh ta là một cậu trai trẻ tuổi mặt mũi tuấn tú, vội chạy tới kéo tay Nhạc sư huynh, cười toe giới thiệu với mọi người: "Đây là Nhạc Túc, em họ con của cô tôi, các vị thư sinh đây đều là đồng môn của cậu ấy, là học trò của Thích Chi huynh hôm nay đến đây giao lưu làm quen chút ấy mà."

Mấy vị đồng sinh vội vàng hành lễ, Trầm Tranh lại chỉ vào vị thư sinh vừa đọc thơ nói: "Còn vị đây chính là tài tử nổi tiếng nhất thành Thiên An chúng ta- Quách Dung Quách Điều Dương. Vị này chính là người đỗ đầu khoa thi huyện năm Đinh Dậu Thang Ninh Thang Trường Bình, Ngu Khải Ngu Tử Vinh người viết áng văn tế Di lưu truyền, Trương Tích Trương Bác Tri người Hoàng Đài..."

Mấy vị tú tài tuổi trẻ lại dùng khuôn mặt khoan dung nhìn bọn họ như vãn bối, cười bảo: "Hóa ra là học trò của Thích Chi huynh, thế cũng coi như học trò chúng ta rồi."

Quách Dung còn thuận miệng chỉ bảo Nhạc Túc mấy câu, nói mở đầu, âm luật và kết bài thơ của anh ta đều có lỗi. Dạy thêm rằng muốn làm thơ thì đầu tiên phải có ý cảnh, âm luật, từ nối, ba thứ ấy đều rất quan trọng, ý âm thông suốt cả bài thơ mới coi là thơ sống, chỉ biết thuận miệng cắt ghép câu chữ chắp nối cho hợp âm luật thì dù hay thế nào cũng không đứng lên hàng tuyệt tác được.

Nhạc Túc được giảng mà lòng đầy vui sướng, khuôn mặt thật thà lộ rõ vẻ ngưỡng mộ, quên luôn sự xấu hổ vừa bị người ta đọc thơ làm mất hứng. Các đồng sinh khác lại càng mong mỏi nhìn Quách tú tài, chỉ sợ anh ta không giảng thêm mấy bài thơ hay nữa để có cái học hỏi.

Chủ nhà Trầm Tranh cười bảo: "Mọi người muốn nói chuyện cũng đừng đứng ở đây chứ, nào nào đến chỗ ngồi rồi bàn nhé. Ta đã dặn người chuẩn bị sẵn rượu hoa cúc mới mở vò và mấy mâm cua hấp lớn vừa bắt ở sông Tam Lý đấy, ta còn mời thêm vài người con gái nhà Lưu Tú bà, Ôn tú bà. Tí nữa chúng ta làm thơ sẽ bảo mấy nàng kiểm tra, ai làm tốt mĩ nữ sẽ hầu rượu người đó nhá.

Mấy kẻ thư sinh mắt đều sáng rực, trong đầu đã quay cuồng câu từ chữ nghĩa, hi vọng có cơ hội đạt giải một lần.

Chỉ có Quách Dung vẫn bình tĩnh như thường, hoặc phải nói trong lòng anh ta đã tính trước hết rồi, trong lúc kẻ khác chỉ toàn tập trung nên thơ phú thì vẫn còn thời gian quan tâm lũ Đồng Sinh mới tới, chủ động hỏi giúp bọn họ: "Các cậu có biết làm thơ chưa, hay biết làm câu đối rồi? Có dịp đến hội thơ cũng phải so tài cao thấp một phen mới được. Chúng ta làm sinh đồ không thi thố với mọi người nhưng cũng sẽ làm giám khảo, chấm giải cho ai có câu từ hay nhất nhé."

Nhóm đồng sinh cũng muốn làm thơ hay để được người đẹp kề bên hầu hạ nên từ tháng trước đã vùi đầu học thơ làm câu đối, đã không đến thì thôi còn tới đây rồi thì phải lấy khí làm vài bài mới được chứ.

Trong sân nhóm thư sinh đều mặc áo xanh cổ vuông, còn đám Đồng sinh lại mặc áo trắng cổ tròn, phân cấp rõ ràng, chỉ độc Thôi Tiếp khoác áo dài xanh ngọc, đầu đội mũ lục hợp*——vì chưa thi được kì nào nên chỉ được mặc áo nhiều màu—— Quách Dung còn rất quan tâm Thôi Tiếp: "Vị Tiểu hữu này học được mấy năm rồi, có thể làm thơ không?"

Anh ta cúi thấp đầu, lại liếc thấy hộp giấy trong tay Thôi Tiếp liền hỏi: "Cậu tới chơi hội thu còn cần theo sách đọc à? Hiếu học quá vậy."

Thôi Tiếp cũng cúi xuống, khiêm tốn nói: "Trong hộp không phải sách đâu ạ, vãn sinh có đem theo vài tờ giấy viết. Vì tôi không biết làm thơ nên hôm nay đến tiệc mong chép mấy câu hay, mang về cho đồng môn Triệu Ứng Lân thế huynh của tôi xem ạ."

Trầm Tranh cười bảo: "Cũng được đấy, lúc chúng ta làm thơ còn có quan giám sát, ai làm tốt được lưu lại trên giấy, người không hay thì cứ bỏ qua. Nhưng sao lại để cậu tốn giấy bút tự  chuẩn bị được, để ta sai người cầm đồ đến. Đi thôi, để ta dẫn mọi người vào tiệc nào."

Tiệc được bày trong vườn hoa nhà họ Trầm, các chỗ chiếu trên đã có không ít thư sinh lớn tuổi ngồi nghỉ, mấy kĩ nữ ngồi giữa nâng đàn tì bà, thổi sáo trúc, hầu chuyện bọn họ. Trầm Tránh dẫn theo nhóm Quách Dung đó, mấy vị thư sinh bất kể tuổi tác và đám con hát đều đứng dậy tiếp đón, còn e thẹn trộm liếc nhóm thư sinh trẻ tuổi vài lần.

Một thư sinh trung niên ngồi đó cười nói: "Ui cha, người trẻ vừa đến đám già chúng ta thành hàng tồn mất rồi."

Trầm Duyệt cười bảo: "Hứa huynh đừng giận nữa, bảo Quách huynh ngồi bàn chúng ta, mĩ nhân chẳng lại xà đến ư."

Anh ta sắp xếp cho các tú tài vào đình ngồi, nhóm đồng sinh thì chỉ có thể chia nhau ngồi dọc hai bên hành lang ăn uống, thứ tự sắp xếp đâu ra đấy. Anh ta cũng không gọiNhạc Túc lên chiếu trên, còn dặn dò biểu đệ để ý chăm sóc khách khứa mình mời đến cho tốt.

Trầm Tránh chỉ gọi một người kĩ nữ qua hầu, bản thân thì uống rượu sung sướng ngâm thơ.

Kĩ nữ kia tuy không nỡ xa tài tử nhưng nhìn lại một đám thiếu niên trắng trẻo, lại có Thôi Tiếp nhìn cực đẹp trai, chút buồn lòng cũng nhanh tan hết. Nàng đẩy ghế ngồi xuống cạnh Thôi Tiếp, mỉm cười hỏi bọn họ: "Thiếp phải xưng hô với các tiểu tướng công thế nào? Có muốn nghe hát khúc nào cứ yêu cầu thiếp nhé?" Nàng ta vừa nói vừa muốn dựa lên người Thôi Tiếp.

Mấy đồng môn thấy cậu còn nhỏ chưa thấy việc đời, không chịu nổi việc này, đều hoảng sợ vội chạy đến ngăn hộ lại lỡ tay đẩy cậu ngã xuống ghế. May mà Nhạc Túc cũng làm chủ nhà được việc, ngay lúc ấy kéo Thôi Tiếp lên tránh cho cậu ngã sấp xuống xấu hổ.

Nhưng cậu còn chưa có hoàn hồn thì sau lưng đã truyền đến giọng nói quen thuộc, tức giận quát to: "Chúng bây đang làm cái gì thế hả!"

Khuôn mặt Nhạc Túc bỗng chốc trắng bệch, hoảng sợ rụt tay, Thôi Tiếp bất ngờ xuýt ngã chổng vó phải vội vàng đỡ bàn đứng thẳng người. Mấy bạn học đều ngồi thẳng lưng, không dám động chạm tới người đẹp nữa.

Thôi Tiếp quay đầu nhìn lại đã thấy Lâm tiên sinh râu tóc dựng ngược, mặt đỏ phừng phừng chỉ tay vào nhóm La, Vương mấy vị sư huynh. Chủ nhà Trầm Tranh và vài vị thư sinh lớn tuổi chạy tới đón, Lâm tiên sinh cũng đành nể mặt bạn bè tạm tha cho đám học trò, mà mấy Đồng Sinh cũng cúi thấp hết đầu, đỏ mặt, không dám hó hé gì cả.

Hãi! Học sinh tiểu học kết đám trốn đi chơi nét lại gặp chủ quán với thầy giáo đang ăn cơm nói chuyện vui vẻ trong tiệm, còn có chuyện nào lúng lúng hơn việc này nữa chứ?

Đương nhiên là còn.

Đó là việc thầy giáo ngay lúc mắng mỏ đám học trò không thương tiếc còn tóm bạn ra khen ngợi đạo đức, lại còn gọi tên lên bục nữa chứ: "Nhạc Túc, Thôi Tiếp, hai con đều là người ngoan ngoãn, giúp ta bắt mấy đứa vô liêm sỉ này lại đây!"

Mấy Đồng Sinh hoảng sợ đứng túm tụm lại một góc, Trần Tránh vội vàng chạy ra hòa giải, cười bảo: "Là tôi làm sai rồi, ai lại bảo kĩ nữ ngồi uống rượu với thiếu niên bao giờ. Mấy vị tiểu hữu mau ngồi xuống, tí nữa còn phải thi thơ, chẳng lại làm mất hứng hết rồi."

Lâm tiên sinh hừ lạnh: "Chúng nó thì biết thơ phú lỗi gì, chỉ biết học xấu!"

Quách Dung cũng thay bọn họ đỡ lời: "Sao lại không biết chứ, lúc các vị đây đến cửa mọi người còn nghe được thơ ca nữa mà, tuy còn hơi sai sót. Thôi công tử tuy không biết thơ, nhưng lại xin làm quan giám sát, chép lại những bài thơ hay, Thích Chi huynh nể mặt mọi người mà tha cho học trò đi thôi."

Lâm tiên sinh không muốn làm mất mặt bạn bè, cũng đành hầm hừ tạm tha cho học, còn bắt tất cả tối về sao mười lần "Đại Học"—— Thôi Tiếp và Nhạc Túc không phải làm.

Đủ ánh mắt ao ước, đố kị, u oán ngay lúc ấy đều phòng lên mặt họ, hằm hằm như muốn đánh người.

Trầm Tranh cười nói: "Nếu mọi người đã đến đông đủ hết rồi, vậy đầu tiên mình sẽ thi thơ, chọn được giải đầu xong sẽ ăn tiệc nhé. Túc đệ thay ta nói chuyện với nhóm tiểu hữu nhé, Thôi công tử là giám sát quan vậy nên đến bàn đầu chuẩn bị chép văn thơ".

Lâm tiên sinh nói: "Ta lớn tuổi rồi, không nên tranh chấp chi với người trẻ nữa, thôi cứ để ta làm trọng tài vậy."

Mọi người ai cũng đến khoe tài thơ, chẳng ai lại muốn dành danh giám khảo, ông bèn đứng lên nói với các Tú tài: "Vừa hay tết Trùng Dương, nên lấy Trùng Dương làm ý, dùng hoa cúc làm đề, ai cũng phải làm một bài, dùng thơ mới, cấm được qua loa."

Các kỹ nữ đùa cợt mong các tài tử làm thơ tặng mình. Kẻ ngồi dưới không kể thư sinh hay học trò đều cầm bút trải giấy, mặt mũi tự tin đặt bút.

Thị nữ Thẩm gia đốt hương tính giờ còn mang theo giấy thư đẹp đẽ đưa cho Thôi Tiếp viết văn đứng hầu giúp cậu chép bài tuyệt tác. Thôi Tiếp lại không dùng, chỉ vào hộp gỗ mang theo: "Tôi có mang theo giấy, lại phiền tỷ tỷ rồi."

Lâm tiên sinh ngồi trên chủ vị, cách cậu không xa lắm, ông liếc mắt nhìn qua thấy hộp sách trên bàn cậu, chỉ vào hỏi: "Con cầm sách gì thế, bài tập về nhà còn chư làm xong ư?"

Không đâu, con ôm hộp gỗ lớn đến hội, chính là chờ câu hỏi này thôi ạ.

Thôi Tiếp cụp mắt cười nói: "Bẩm tiên sinh, đây là giấy hoa cúc nhà con mới làm được, con nghĩ dùng giấy này trong hội thơ Trùng Cửu là ý hay nên mang đến đây trước ạ."

"Giấy hoa cúc?" Chủ khách khắp sân cũng không vội làm thơ nữa hứng khởi quan sát cái hộp trên bàn: "Chắc là giấy viết in hoa cúc chứ gì? Cũng coi như có chất văn thơ đó, lấy ra triển lãm chút, xem có đủ chép thơ của tài tử Thiên An chúng ta không."

Thôi Tiếp dứt khoát đáp dạ, mở hộp ở giữa sân lấy ra một tập giấy viết bó tròn. Hai tay cậu nắm chặt giấy, chầm chậm mở từ phải qua trái.

Lộ ra lúc đầu chỉ là mặt giấy đã nhộm màu vàng, màu loang đến viền giấy như mặt nước xao động. Trầm Tránh còn cười trêu nói: "Nếu mà chỉ mới nhuộm được màu hoa cúc ấy cũng chẳng thể coi là giấy viết được, loại giấy như này sao xứng với văn nhân tài tử huyện nhà ta hả."

Tất cả mọi người lại nhìn Quách Dung đang bật cười, anh ta cũng có chút ngại, cúi đầu nói: "Ta nghĩ giấy viết này khổ lớn, chắc hoa cúc còn in phía trong thôi, chưa mở hết mà."

Giấy vẫn còn đang mở, để lộ một góc váy xanh nhạt và đế giấy vải sắc vàng, nụ cười trên mặt Lâm tiên sinh nhạt đi, lộ ra chút kinh ngạc, dò hỏi: "Đây là tiệm nhà co mời họa sĩ làm à? Trên giấy viết thư còn vẽ tranh phải tốn bao nhiêu công sức chứ, thật xa hoa lãng phí quá đấy."

Ngón tay Thôi Tiếp cong lại trưng ra mặt giấy hoàn chỉnh, trên có giai nhân yểu điểu nâng cúc trắng. Lần này không chỉ mình Lâm Tiên sinh mà cả chủ tọa Trầm Tranh, Quách Dung... vốn là các bậc thư sinh có tiếng đã gặp qua nhiều danh họa dân gian cũng phải vội vàng bật dậy, kinh dị than rằng: "Đây là tác phẩm của ai thế, tuyệt họa bậc này sao lại nỡ mang ra làm giấy viết thư?"

Lúc này cậu mới ngẩng đầu lên, hơi chút mỉm cười, chậm rãi giải thích: "Cha vãn sinh vốn cũng chỉ là quan lại thanh lưu, làm gì có nhiều tiền tài nhờ người vẽ tranh lên giấy xa xỉ đến vậy? Đây là do mấy ngày trước tôi cầu xin Lâm tiên sinh ban cho một quyển tiểu thuyết tài sĩ trong kinh viết, trong đó còn một bài thơ vịnh hoa cúc lời đẹp ý hay. Vì muốn vẽ lại làm tranh dẫn mà cũng hợp với ngày Trùng Cửu này, tôi mới dặn thợ trong tiệm in lấy hứng, không hề tốn công sức tiền tài chút nào cả."

Cậu rũ tập giấy ra, đưa cho mỗi người ngồi gần một tờ rồi chỉ vào đoạn thơ đề mĩ nhân nói: "Chính là bài thơ này, vãn sinh thực sự rất yêu thích, ngâm vịnh mãi không chán nên mới quyết chí làm giấy viết thư."

Mọi người ai còn nhỡ việc đọc thơ, chỉ độc người đẹp thôi cũng không nhấc mắt nổi nữa rồi, hồi lâu sau mới có người than rằng: "Tuyệt thế này sao gọi bừa là giấy hoa cúc, rõ ràng là giấy mĩ nhân mà!"

Lâm tiên sinh suýt nắm nhăn giấy, thật không dễ mới giữ cho tay bớt run, ho nhẹ một tiếng, hỏi: "Con học ai vẽ tranh thế? Phương pháp làm giấy nữa, con thấy ở đâu mà làm được loại tuyệt tác bậc này? Chẳng lẽ là người trong kinh thành...?"

Nói thế cũng không đúng. Tuy huyện Thiên An có hơi hẻo lánh, vừa dựa núi lại gần biển, nhưng dù sao vẫn nằm trong Bắc Trực, hàng hóa trong kinh qua lại khá dễ dàng. Bình thường giấy Nam Bắc ông đều hay sắm vẫn chưa bao giờ gặp được loại giấy rực rỡ nhường này, giống như bảo vật thần tiên vậy.

Thôi Tiếp ngô nghê nói: "Đệ tử theo Giang Tây Lục cử nhân học vẽ, làm giấy thì lại chưa học bao giờ. Chẳng qua lúc vẽ tranh con thấy giấy màu đẹp hơn nên mới bắt nhóm thợ thủ công chế tạo thử thế là họ in ra thế này đấy ạ."

... Giời ơi có kiểu thợ như thần vậy luôn! Trong lòng Lâm tiên sinh đã loạn hết cả nên nhưng chỉ có thể than thở mà rằng "Không hổ là thợ phủ lang trung", sau lại hỏi Thôi Tiếp : "Loại giấy này con đã đặt tên chưa?"

Thôi Tiếp lắc đầu: "Chắc cũng là mấy kiểu giấy hoa cúc, giấy Trùng Dương vân vân thôi ạ, cứ gọi bừa thôi. Nhưng mà tranh này con lấy ý từ truyện Tấn Dương thư sinh Phương Ninh gặp gỡ hồ yêu Uyển Ninh, thế thì gọi là giấy Uyển Ninh có được không ạ?"

Quách Dung bỗng nhiên mở miệng, giọng nói còn chút than thở: "Có thể ấn ấn giấy màu như tranh vẽ tỉ mỉ bực này thì ngày sau ai biết tranh vẽ hình gì, đề thơ của ai nữa? Tôi thấy cứ gọi là giấy Thôi là ổn nhất, sau hôm nay chỉ e lưỡng kinh mười ba tỉnh người người sẽ tranh nhau mua giấy Thôi rồi!"

Hết chương 32

1. Mũ Lục Hợp

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top