Chương 31
Hội vào tết Trùng Dương thì đương nhiên phải làm thơ về hoa cúc rồi.
Phủng Nghiễn chọn đi trọn lại mấy hôm, cũng coi như từ trong bốn câu truyện ngắn kiếm được một bài thơ có vẻ liên quan đến hoa cúc.
Nguyên văn câu truyện viết về một vị thư sinh nghèo khó phải nên chùa sống nhờ, trong lúc buồn tủi lại nghĩ cảnh bản thân, ngậm ngùi khổ sở mới ngân lên một bài thơ đứt lòng đứt ruột. Chiều hôm ấy bỗng có một người con gái xinh đẹp xuất hiện trong sân chùa, cùng anh ta chung sống sớm chiều lại tặng thên vàng bạc đưa người vào kinh khảo thí.
Sau này kẻ thư sinh ấy đậu Trạng nguyên, về quê tìm lại người con gái năm xưa, mới hay cô ấy là hồ li trong núi tu tiên, vì ái mộ tài thơ văn mới đến xin cùng chung chăn gối. Hồ yêu nói mình chỉ là loài thú vật, không xứng kết hôn mới người, vậy lên nàng lại giúp thư sinh kết duyên với con quan thừa tướng sau đó trở về rừng sâu không bao giờ quay lại nữa.
Không nhắc đến nội dung câu chuyện máu cún thế nào thì ít ra bài thơ này cũng liên quan chút đến ngày Trùng Cửu, mang đến hội thơ sẽ không làm người ta kinh ngạc quá mức.
Thôi Tiếp tưởng tượng đến trong cảnh chùa hoang vắng, đường đầy cỏ dại, người con gái tự tay ngắt nhành hoa cúc, nhìn hoa nhớ người, thương về quê cũ. Dùng kĩ thuật màu nước hiện đại vẽ một bức tranh khổ lớn mĩ nhân ưu sầu.
Còn về hình tượng mĩ nhân thì cậu lén chốt cửa phòng mở ra ổ cứng, tìm tập Địa lý Trung Quốc- Hồng Kông - Hồng Kông cổ đại- Động vật tuyệt chủng, moi ở trong một bộ điện ảnh ngắn được một ngôi sao nữ đóng vai hồ ly tinh, nghiêm túc cóp lại khuôn mặt người ta.
Cậu vẽ cũng không thuộc phái tả thực, chỉ là dùng tỉ lệ cơ thể chính xác, đường nét nhẹ nhàng mềm mại, lại phải suy nghĩ làm sao cho dễ in ấn nên chỉ dùng nét nhỏ phác đường viền, vẽ hình người ánh mắt sáng ngời, khuôn mặt đoan chính, mang thần thái hút hồn của nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng, xinh đẹp động lòng vô cùng sống động.
Phụng Nghiễn đứng chờ bên cạnh đã khẩn cấp muốn cướp tranh nhìn kỹ, cố gắng nhịn xuống nửa canh giờ chờ cậu tô màu đề thơ xong hết mới nhào tới híp mắt ngắm nghía hồi lâu.
Giai nhân vẽ trong tranh đang đứng dựa bên tường trúc cũ nát, dưới tay áo phải lộ ra đầu ngón tay hồng hồng cố nâng lên đóa cúc trắng úa tàn. Dưới sân đất lưa thưa vài khóm cúc dại không được ai chăn sóc, khắp nơi đều úa màu cỏ dại, chỉ có phía chân trời xa xa thấp thoáng một góc chùa cổ tường gạch đỏ. Mỹ nhân thì hai má phớt hồng, trán chấm chu sa, búi tóc hai bên đầu, khoác trên người áo xanh váy trắng thêu chỉ kim tuyến, hông chít dải lụa vàng nhạt, dáng người ngực nhỏ eo thon, thướt tha như một đóa cúc gầy chống trọi gió sương.
Thời bấy giờ dù là trong bản in hay tranh vẽ thì người con gái bị vẽ ra đều kiểu mắt bé tí lông mày ngắn, mặt mũi tròn trịa, đã bao giờ cậu nhóc thấy một mĩ nhân vẽ mà như sống thật trên trang giấy thế này?
Cậu ta không nhịn được thán phục hỏi Thôi Tiếp: "Ôi Đại thiếu gia ơi người làm sao vẽ được bức tranh thế này ạ? Giống như người sống ấy!" Vẽ chân thực bậc này làm sao lại bảo là nhìn mấy tranh minh họa kia vẽ ra được chứ hả?
Thôi Tiếp không kinh ngạc mấy với phản ững của cậu ta, cũng không lo lắng chuyện người Minh quen vẽ mặt to lông mày nhỏ sẽ không thích kiểu vẽ tả thực này lắm. Thời Vạn Lịch giáo sĩ phương tây đã theo tàu buôn cập cảng Trung Hoa mang theo kĩ thuật vẽ tranh sơn dầu lúc bấy giờ, tranh vẽ tỉ mỉ như người sống không chỉ tạo ra một cú sốc với nền mĩ thuật đương đại mà còn là bàn đạp cho phong cách mĩ thuật đời Thanh sau này.
Hơn nữa bức tranh này dùng toàn bộ kỹ thuật vẽ tranh thủy mặc truyền thống, chỉ có mặt mũi và đôi tay là vẽ theo tỉ lệ thực, trừ việc đẹp hơn thì cũng không làm người ta nghi ngờ lắm.
Vấn đề của Phụng Nghiễn Thôi Tiếp đã sớm nghĩ ra cách nói, bình tĩnh ngoắc ngón tay gọi cậu ta lại, vỗ gáy mắng rằng: "Thực ra ta vẽ theo mặt người khác đó, người quen thân nhất hôm nào cũng gặp đây thôi..."
"Tôi biết rồi!" Phụng Nghiễn kinh ngạc thốt: "Đại thiếu gia vẽ theo bản thân đấy ạ? Tôi bảo mà, làm sao vẽ tự hiên thế chứ, hôm nào ngài cũng soi gương chải đầu thì sao mà không vẽ tốt cho được! Nhưng mà vẫn không đẹp bằng người thực nhá, người..."
Phụng Nghiễn đang ba hoa vui vẻ lại chú ý thấy tròng mắt Thôi Tiếp đã liếc trắng cả lên, rất chi cạn lời nhìn cậu ta.
"Tôi đoán sai ạ? Chẳng lẽ là vị tỉ tỉ nào ở nhà mình?" Cậu ta nhớ kĩ lại hình dáng những nha hoàn đã nuôi trong nhà, thậm chí cả tiểu thư và các phu nhân cũng không bỏ sót. Thôi Tiếp cũng chẳng để cậu ta đoán này đoán nọ, lấy tay bẹo má nhóc cười trêu: "Ta ngày nào cũng gặp ngươi hết, chẳng lẽ không phải là ngươi hay sao? Tự mình ra soi gương đi kìa, xem thử đôi mắt to này, cái mặt nhỏ này, tóc trên trán còn cong cong, đây chẳng giống ngươi sao?"
Phụng Nghiễn tuy bị bất ngờ cầm gương soi nửa ngày nhưng vẫn cảm thấy Thôi Tiếp nói không đúng, vừa thơ ngây lại bướng bỉnh nâng gương chỉ cho cậu nói: "Tôi thấy giống người hơn ấy, vừa nãy người ngoắc ngón tay gọi tôi đến, nụ cười ấy với mỹ nhân trong tranh này giống y xì đúc, đúng cái kiểu... Vừa nhìn là biết chẳng có ý tốt gì."
"... Thương lầm ngươi." Đứa nhóc này nói cái kiểu gì ấy, làm sao mà cậu lại có ý xấu gì chứ hả?
Thôi Tiếp cuộn lại giấy vẽ đã khô mực mang đến sân sau cho nhóm thợ thủ công nghiên cứu phương pháp in ấn.
Bức tranh này vừa mở ra đã làm mọi người nhốn nháo hết cả, khắp phòng đều vang tiếng thở dài thán phục, nhóm thợ trải bức họa lên bàn chính, dí sát mắt ngắm nghía, họ giống y như Phụng Nghiễn tò mò hỏi: "Sao công tử có thể vẽ ra bức tranh thế này được? Chẳng khác người sống xíu nào cả!"
Thôi Tiếp cười nói: "Không phải tự ta tưởng tượng ra đâu, mấy hôm liền Phụng Nghiễn đều ở trong phòng ta chép sách, ta nhìn mặt quen rồi lúc vẽ mới chiếu theo mà phỏng lại thôi. Khuôn mặt nhóc lớn lên thanh tú như thế thêm mấy nét búi tóc là thành mĩ nhân rồi."
Lý Tiến Bảo ngay thẳng nói: "Phụng Nghiễn đâu có thế này đâu, nhóc ta là kiểu người thành thực không có hành động dụ dỗ như này ."
Thôi Tiếp không thèm để ý anh ta luôn.
Mấy người thợ nghiên cứu một lúc lâu mới lấy giấy dầu trải lên tô lại đường nét, sao thành mấy bảm mang đi khắc. Thôi Tiếp lúc vẽ tranh đã cân nhắc đến việc in ấn khó khăn, màu sắc quần áo đều chỉ dùng một màu. Rất ít vẽ đậm nhạt, màu sắc phần nhiều ấn một lần là xong, chỉ có chi tiết màu mặt và bộ tóc là có hơi phiền lòng, lúc in cần lấy ngón tay xoa đều để tán màu nhẹ đi.
May mà kĩ xảo ấy đã dạy cho họ từ mấy hôm trước rồi.
Nhóm thợ có nhiều thời gian luyện tập như thế kĩ thuật đã làm thuần thục cả, hình mĩ nhân in ra làm người ta say mê như tiên phật, mái tóc đen bồng bềnh tựa mây khói. Đâu chỉ đẹp hơn ảnh khắc phổ thông mà so ngay với tranh vẽ mĩ nhân trên thị trường cũng chưa bao giờ nhìn thấy mỹ nhân sống động như thật đến thế!
Bức tranh như như thế mà in thành minh họa sách thì quá đáng tiếc rồi, nếu in được thành giấy viết thư thì dù bán một đồng bạc một tấm cũng có đầy người mua!
Lúc tranh ấn thử xong Thôi Tiếp vẫn còn đang đi học, chưa thể trở lại quyết định được, mấy người thợ trong nhà bèn tìm Kế Chưởng quầy đến bàn bạc chút.
Kế chưởng quầy bảo con trai ở lại trông hàng, lúc ông nhìn thấy tận mắt ảnh mẫu và mấy tấm giấy viết thư khắc in thử thì bàn tính trong lòng đã lạch cạch loạn hết lên, ngay lúc ấy đã biết loại nào càng đáng giá, càng kiếm nhiều tiền hơn.
Khắc sách, lại thêm cả tranh màu, giá thành sẽ cao, tốc độ cũng chậm, không hồi vốn nhanh như giấy viết thư. Dùng đôi mắt đã trải qua chục năm buôn bán của ông nếu bức tranh này in thành giấy viết thư thì một bộ có thể bán một lượng bạc; thậm chí nếu dính thêm nhũ vàng nhũ bạc thì một tờ dù bán hai, ba đồng bạc, mấy công tử nhà giàu hay quan lại quyền quý cũng đổ xô đến cướp!
Trên lưng ông còn đang vác cái tội lớn giấu chủ cho thuê nhà, Thôi Tiếp còn chưa có tha tội cho đâu chỉ mới nói để xem thành tích cuối năm rồi tính. Ông bị cái lo lắng này choáng hết cả óc, trong lòng toàn ý tưởng muốn kiếm tiền, vỗ tay đánh bộp nên mặt bàn, cắn răng nói: "Các ông chờ đấy, đợi cậu chủ về rồi, để tôi đứng ra giải quyết chuyện này!"
Thế là buổi chiều lúc Thôi Tiếp đi học về liền nhìn thấy Kế chưởng quầy nở nụ cười đến mang tai đứng đón, trong tay ông còn cầm một tập giấy viết thư xanh, vàng in hình mĩ nhân kích cỡ khác nhau. Bản to dùng loại giấy vàng, so với giấy A4 thì dài hơn chiều dọc, thu lại chiều ngang, hình mĩ nhân được in bên trái, phần viết thư để trống bên phải và giữa trang; Bản nhỏ thì làm bé hơn cả cỡ A5, in tranh lên nhìn giống y như tấm bưu thiếp vậy; còn có mấy bản in thuần đen trắng như kiểu cũ.
Lúc cậu đang chăm chú đánh giá thì Kế chưởng quầy kích động xoa tay đứng hầu ở bên cạnh. Mãi đến khi cậu đặt bản nháp xuống bàn, trong đôi mắt già nua của ông mới xuất hiện ánh sáng, cười nịnh nọt hỏi: "Cậu chủ thấy giấy viết thư nhà ta làm thế nào ạ? Già đây tính rằng, nếu mình ấn một bộ giấy viết thư như thế này, không cần làm nhiều đâu—— "
Ông xòe ngón tay: "Một bộ bốn tờ, bán những một lượng cũng không đắt! Nếu ta thêm vài tờ nữa thì giá còn có thể tăng gấp đôi ấy chứ. Bên ngoài bán tranh mĩ nhân cũng không đẹp bằng nhà ta, nếu loại này thực được in thành giấy viết thư thì mấy vị thư sinh học thói văn vẻ, con cháu nhà quan, sẽ đều tranh nhau đến mua dùng rồi có thể làm quà biếu, mỗi người sẽ mua mấy bộ chứ không ít đâu ạ!"
Thôi Tiếp từ từ gật đầu, đến phòng sách lấy một cây bút viết thử lên giấy bản nhỏ một bài "Mẫn dư tiểu tử" mới học. Chỗ trống hết sạch cậu cũng không ... thương tiếc viết luôn lên hình mĩ nhân, lại còn ghét bỏ nói: "Chắn bút, ta nói thế này, làm thành giấy nhỏ khó dùng lắm, cứ in giấy lớn đi vậy, in được dịch sang trái một chút nữa càng tốt. Ô kẻ đừng dùng mực đen chuyển sang mực đỏ đi, thơ thì ấn nhạt hơn chút nữa, dưới cuối mép này ông đi khắc cho ta một cái triện vuông——"
Cậu hơi chút suy tư, thơ thì của người ta, nhà mình chỉ phụ trách in, nếu thế thì cứ dùng tên hiệu sách làm dấu vậy, coi như thêm một biện pháp chống lậu: "Khắc một con triện vuông lớn tầm từng này này, tên là "Trí Vinh thư phòng", dùng thể tiểu triện là được*."
Kế chưởng quầy vâng dạ luôn miệng, mặt ông đầy vẻ mong đợi dò hỏi cậu: "Đông gia lúc nào lại vẽ thêm mấy bức mĩ nhân nữa đi ạ?"*
Cậu chủ này hôm nay lại dính thêm mấy tập bài về nhà nữa, gần đây cũng không còn thời gian vẽ vời người đẹp, đành xua tay nói với ông rằng: "Không cần làm gấp như thế. Giấy viết cần làm, sách cũng phải in, ông cứ dăn người phải nhanh tay khắc bản sách chữ nhưng mà cái trước mắt là ấn giấy viết thư kịp hội Trùng Dương cho ta, in khoảng mấy chục tờ là ổn, cái khác tính sau."
Tranh cậu vẽ ra chẳng qua chỉ dính thêm cái mác thời hiện đại chứ thực trình độ cũng không tốt lắm. Nếu giấy này mà bán đắt hàng thì chẳng mẫy chốc trên thị trường sẽ ngập tràn bản lậu, nếu người ta còn nghiên cứu ra được phương pháp in màu tốt hơn nữa thì tranh mĩ nhân này chẳng chóng thì chầy cũng bị đào thải thôi.
Vẫn phải dựa vào các câu chuyện hay làm tăng giá trị của tranh mới làm người vui vẻ ta móc tiền túi được, vậy mói làm ăn được lâu dài.
==========================
Tháng chín tết Trùng Dương ngày ấy, lớp học được nghỉ.
Sớm hôm đó Nhạc sư huynh Nhạc Túc dẫn theo La Tiến, Vương Ân và vài vị sư huynh nữa, ai cũng khoác lên mình áo mới kiểu thư sinh trắng như tuyết, cùng ngồi xe ngựa chạy qua đón cậu đến biệt trang nhà họ Thẩm trên núi Nhạc Cô tham gia hội thơ.
Thôi Nguyên đã lắp xong xe từ sớm, mang theo bánh Trùng Dương, rượu hoa cúc, một hộp bánh bách hoa, thịt khô và nước suối, chuẩn bị y như đi dã ngoại cái gì cũng thừa mứa sợ thiếu. Thôi Tiếp cắp nách theo hộp giấy viết gọi Phụng Nghiễn theo mình đi chơi.
Nhạc sư huynh nói: "Nhà họ Thẩm đã sắp xếp sẵn người hầu chiêu đãi rồi, kẻ hầu và thư đồng này cậu lên để nhà hết đi, dùng xe chúng tôi là được."
Thôi Tiếp cười từ chối: "Nhà tôi bây giờ chẳng có ai cả, chỉ để mình họ trông nhà thì cũng không phải đạo. Nếu hội thơ có quy định không cho mang theo người lạ tới thì tôi sẽ để họ lên núi chơi một hôm là được."
Người khác đều được đến hội thơ đàn đúm còn Triệu Ứng Lân lại bị người nhà canh giữ nghiêm ngặt chỉ được theo chân ông bà nên chùa thắp hương. Lúc cậu ta ra cửa tiễn đồng môn, ánh mắt oán hận kia có thể khoát thành lỗ lên mặt Thôi Tiếp.
Nhạc, Vương và mấy vị sư huynh chẳng ai dám đối mặt với cậu ta, chỉ đành lén liếc Thôi Tiếp. Mà Thôi Tiếp lại tỏ vẻ cực kì bình thản nhìn Triệu Ứng Lân, chắp tay nói: "Ứng Lân huynh cứ yên tâm, tôi sẽ chép toàn bộ thơ phú mang về cho huynh."
Cậu nhẹ nhàng xoay người leo lên xe nhà mình, mấy vị sư huynh cũng hốt hoảng chạy về. Phu xe đánh ngựa chỉ chốc sau đã ra tới cửa bắc thành Thiên An, bánh xe chạy trên đường rộng tiến thẳng về núi Nhạc Cô phía đông bắc
Cảnh thu ngoài cửa rất có ý vị văn thơ, thiếu niên Phụng Nghiễn đầy vẻ văn nghệ tiện tay vé rèn xe nằm nhoài bên cửa sổ ngắm cảnh. Còn Thôi Tiếp- người đã ngắm được toàn cảnh thế giới tự nhiên thông qua in tờ nét sẽ chẳng có hững thú gì, nhắm hai mắt lầm bẩm học thuộc "Văn tế Âu Dương Sinh" của Hàn Dũ.
Đang nghiên túc ôn bài xe ngựa bỗng dừng lại, từ ngoài cửa truyền đến giọng cười hào sảng: "Ơ, ông chẳng phải là người làm nhà họ Thôi à? Công tử nhà ông có trong xe không? Dừng một lúc, ta muốn nói mấy lời với Thôi huynh đệ!"
Phụng Nghiễn quay đầu gọi: "Đại thiếu gia ơi, có người chặn xe nhà mình rồi." Lại thò đầu ra của sổ nhìn ngó, cau mày nói: "Tôi không thấy quen lắm đâu, áo quần thì màu đỏ nhăm nhúm, cưỡi một con ngựa đen, chẳng giống người lương thiện tí nào."
Bên ngoài đã vang lên giọng nói khách khí pha lẫn căng thẳng của Thôi Nguyên, hỏi người kia là ai. Kẻ đánh xe của Nhạc sư huynh thì lại học thói kiêu ngạo của người đọc sách, nói rõ thân phận của đám thư sinh được nhà họ Thẩm mời đến chơi hội còn nhắc nhở người đàn ông kia không nên làm chuyện xúc phạm gì cả.
Thôi Tiếp tiến lại cửa trước xe, thò đầu ra nhìn. Người bên ngoài đã đánh ngựa bước tới nhìn cậu cười nói: "Thôi huynh đệ, ta không ngờ lại gặp cậu ở đây đấy, mấy ngày trước ta bị cha đánh đến thảm, lại còn bị nhốtở nhà không cho đi đâu nên còn chưa mang ngựa tốt đến tặng cậu được. Hôm nay gặp cũng là có duyên lắm đó—— "
Anh ta chỉ tay về đám bạn theo sau, cười bảo: "Nhà ta có biệt trang ở ngay gần đây thôi, trong còn luôn mấy con ngựa thảo nguyên tốt lắm, mời cậu đến cưỡi ngựa săn bắn chơi một ngày, há lại chả vui hơn đến cái hội thơ vớ vẩn của mấy tên thư sinh này hả?"
Thôi Tiếp giờ mới nhận ra thanh niên cưỡi ngựa oai hùng phía trước chính là Vương Hạng Trinh- diễn viên kịch mấy hôm trước còn vui vẻ diễn sau sân nhà cậu. Lại nghĩ đến cái mặt mèo ngày ấy của anh ta là cậu không nhịn nổi cười, cố nén xuống xe làm lễ với người ta, khách sáo nói: "Tôi và các sư huynh đã có hẹn trước rồi, không thể thất hứa được, Nếu Vương huynh đã mời thì sau này hẳn sẽ có dịp thôi."
Vương Hạng Trinh cũng nhảy xuống ngựa trả lễ , sảng khoái cười nói: "Nếu đã như thế, thì cứ đi với họ đi vậy, nhưng mấy ngày nữa ta sẽ đến nhà cậu chơi đó! Nhờ chuyện cậu giúp cho thuê nhà nên ca đây cũng nên có lời cảm ơn mới phải—— chờ nhé, hai ngày nữa ta mang ngựa tốt đến cho!"
Hết chương 31
Thấy mọi người oải quá, thôi chờ đến 100 chương rồi đọc, thím nào đọc được qt tôi cũng khuyến khích đấy, vì nói thực lòng tôi dịch không sát đâu.
1.Con triện
Ấn chương 印章 (con dấu, con triện) là một nét văn hóa rất độc đáo của Trung Quốc. Khắc ấn là một nghệ thuật, nghiên cứu và giám định ấn là một môn học hẳn hoi. Ấn có thể bằng vàng, đá quý, ngà, xương. Ấn dùng trong công văn giấy tờ đã đành, nhưng ấn có thể kết hợp với thư 書 (thư pháp) và họa 畫 (tranh thủy mặc), chúng bổ túc nhau mà tương hỗ tương thành 相互相成. Một bức họa có thư pháp và một hoặc nhiều ấn chương trở thành một chỉnh thể gọi là «kim thạch thư họa cộng nhất thể» 金石書畫共一體 (ấn triện bằng đá hay vàng, thư pháp, hội họa hợp nhất thành một thể).
Kim Ngọc Bảo Tỷ "Sắc mệnh chi bảo" thời vua Minh Mạng (ảnh chụp lại từ sách "Kim Ngọc Bảo Tỷ của hoàng đế và vương hậu triều Nguyễn Việt Nam")
2.Chữ tiểu triện
Triện thư (篆书-篆書), hay chữ triện, là một kiểu chữ thư pháp Trung Quốc cổ. Đây là loại chữ tượng hình có nguồn gốc từ chuữ giáp cốt thời nhà Chu và phát triển ở nước Tần trong thời kì Chiến quốc. Kiểu chữ triện của nhà Tần trở thành dạng chữ viết chính thức cho toàn Trung Quốc dưới thời nhà Tần và tiếp tục được sử dụng rộng rãi để khắc trang trí trên các ấn tín dưới thời nhà Hán.
Triện thư chia làm hai loại: đại triện và tiểu triện. Đại triện (大篆) là thể chữ phát triển từ Kim văn, lưu hành vào thời Tây Chu, không thống nhất và có nhiều dị thể ở các nước khác nhau. Tiểu triện (小篆) hay Tần triện (秦篆) là lối chữ phát triển từ Đại triện, ra đời từ khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất sáu nước và đề ra chính sách thống nhất văn tự. Đây có thể coi là kiểu chữ thống nhất đầu tiên của Trung Quốc, do đó, khi nhắc đến triện thư thường là đề cập đến tiểu triện nhiều hơn. Tiểu triện được sử dụng từ khi nhà Tần thành lập đến khoảng thời Tây Hán, sau đó bi thay thế bởi Lệ thư với lối viết đơn giản hơn.
Chữ triện chủ yếu được dùng để khắc con dấu vì độ phức tạp cao và đặc tính hình dáng khiến cho chữ rất khó giả mạo. Ngoài ra, nhờ tính thẩm mỹ đặc thù, chữ triện còn được dùng để viết thư pháp.
Đoạn trích đầu Thiên tự văn- Triện thư
2.Đông gia = ông chủ, cậu chủ
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top