Chương 29
Lâm tiên sinh lại gọi học sinh khác lên giảng bài riêng rồi lấy bài tập đã làm xong ra phê chữa. Thôi Tiếp chết lặng cầm bảng chữ mẫu và bản văn tập đề thi sao lại đề bài. Sau khi kiểm tra bài tập xong mấy người kia đi về chỗ đều lén lút nhìn cậu, khuôn mặt lạnh lùng bây giờ của Thôi Tiếp lại tỏa ra khí chất giống như đại ca trường học sắp tẩn người ta.
Đề đầu tiên chính là bài của Vương Ngao rồi, Lâm tiên sinh vừa giảng khi nãy xong; đề thứ hai vẫn là ông ấy viết, đề bài là "Chu Công kiêm di địch khu mãnh thú nhi bách tích ninh"( Chu Công gồm thâu Di, Địch, xua đuổi thú dữ mà trăm họ được yên ổn); Đề thứ ba là của Lý Đông Dương " Do Nghiêu Thuấn chí ư Thang" (Từ vua Nghiêu, vua Thuấn đến vua Thang) đề này lại có ba bài mẫu. Cậu mở ra một tờ giấy trắng rồi lót thêm ô ở dưới, ngồi ngay ngắn chép lại tiêu đề và mở bài của những vị kia lại, chép hết hai đề đầu tiên, lại sao cả ba bài mẫu của đề thứ ba, ở dưới cùng thì dùng bút đỏ ghi chú giải toàn bài.
Trong triều đại này mở bài vẫn thường dùng ba bốn câu là nhiều. Mở bài đề thứ nhất của Vương Ngao dùng hai câu, đề thứ hai lại dùng ba câu: "Luận về bậc thánh nhân từ xưa đến nay, đều là bậc trừ được cái hại lớn cho thiên hạ, mà thành người có công lớn với thiên hạ". Mà đề bài từ vua Nghiêu, vua Thuấn đến vua Thang của Lý Đông Dương, cứ cách mỗi năm trăm năm lại có một đời vua mới nên làm thành ba bài khác nhau, ông cũng dùng cách mở đề ba câu để bàn: "Thánh nhân được sinh trong thời gian nhất định, sẽ có nhiệm vụ dạy đạo cho người thời ấy, hoặc dạy đạo cho con cháu sau này".
Cậu chép tiêu đề lên giấy còn toàn bài thì lưu lại vào ổ cứng rồi mang quyển văn tập trả lại cho tiên sinh. Sau khi ngồi về chỗ của mình thì ngay lúc bài giảng của Lâm Tiên sinh còn vang vang trong não mà trải giấy nín thở làm đề 'Chu công tư kiêm tam vương dĩ thỉ tứ sự'.
Trước đó tác giả Vương Ngao dùng phương pháp giải thuận, nên cậu cũng tính làm một mở bài giải thuận xem sao.
Nguyên văn lúc trước lấy ý từ "Mạnh Tử", Vương Ngao đã dùng "Bậc Đại hiền" rồi thì cậu cũng sẽ sử dụng lại từ này, những chữ khác thì dễ phân tích vì Chu công và Tam vương đều là đấng "thánh".
Bậc Đại Hiền bàn luận... Ấy không thể giống người ta quá được, vậy viết thuật của Bậc Đại Hiền vậy. "Bậc Tiên Thánh" cũng phải đổi lại, dùng "Tiền Thánh" ý cũng tương đương đấy; "các Thánh" thì dùng "chư Thánh"; câu "Noi theo nếp cũ" đổi thành ý "người đều làm theo điều thịnh" của Chu Tử. Câu đầu mở bài câu sau mở ý, đoạn 'Ưu, cần, thích, lệ' cũng cần đổi chút, như vậy sẽ viết được một mở bài mới ý giống nhau, viết là...
"Thuật mến mộ của Bậc Đại hiền với những điều tốt đẹp của các đấng Tiền Thánh chính là làm theo chư Thánh, dùng đạo này cũng tương tự như thế."
Bốn ngón tay Thôi Tiếp siết chặt quản bút, viết xuống câu này nhỡ kĩ, còn phải kiểm tra qua lại mấy lượt.
Tính ra cách thức không có vấn đề gì, nội dung thì cậu đã viết hết ý rồi. Thôi thì coi như làm xong được một đề bài, Thôi Tiếp đặt sang bên, trải tiếp giấy làm đề giải nghịch, giải từ các chữ sau giải về .
Tứ sự, Tam vương, Chu công, Mạnh tử.
Đảo thế này thì giải kiểu gì hả?
Cậu lúc ấy bị tắc không nghĩ được gì đành mở lại vở chép ngó qua xem sao, chợt thấy "câu trên mở ý, câu dưới mở bài" thì giống như bị cả xô nước tát tỉnh —— nói cách khác, chỉ cần lấy mở bài mới làm đảo ngược hai câu thì thành loại giải nghịch rồi đúng không?
Nhưng mà nếu chỉ đổi ngược câu chữ thì ý sẽ rất cứng, lại không thuận, không giống câu cú trong chính kinh. Vẫn phải lấy ý từ chú thích của Chu Tử để viết thêm đoạn này, đề tài giải nghịch cũng phải sửa lại chút, mỗi từ lại phải thay thế qua lại thành một đề khái quát...
Hồi lâu sau đó cậu đổi mấy lần giấy trắng mới viết được "Đạo không vì thời đại mà biến đổi, như Bậc Đại Hiền ghi lại đức hạnh của đấng Tiên Thánh, để đấng Hậu Thánh có nếp cũ làm theo vậy."
Câu trên dùng ý chú thích của Chu Tử "Thời đại biến đổi, đạo không thay đổi", nói nên cái đạo của Chu công vốn kế thừa đại đạo của Tam Vương; hai câu sau lại dùng từ phiếm chỉ Tam vương và Chu công, cũng có thể coi là giải nghịch được rồi.
Còn giải chính và giải phản. Giải chính thì chỉ cần theo ý tiêu đề giải ra là xong, hơi giống giải thuận một chút nhưng yêu cầu sắp xếp nội dung phải rất chặt chẽ. Giải phản thì chắc là suy luận ngược tiêu đề đi —— đề bài ban đầu là "Chu Công nghĩ ngợi gồm thu cả ba đời vua, thi hành cả bốn công việc của các vua ấy ", nếu dùng giải phá thì sẽ thành nếu Chu công không noi theo ba đời vua trước mà thực thi bốn việc của họ thì sẽ có chuyện gì xảy ra?
Nhưng vừa nãy Lâm tiên sinh mới nhắc ra lỗi liên kết, lỗi phạm húy rất nhiều loại lỗi, Nếu viết mở bài thế này sẽ phải lập lại lời nói của thánh nhân, trong đó cũng sẽ nhắc cả tên nữa, vậy chính xác là phạm vào đánh đỏ.
Yêu cầu nghiêm khắc thế thì làm sao mà bẻ ngoặt được ý của Chu Công đây?
Đến giờ thì cậu thực nghi ngờ lúc ấy Lâm Tiên sinh cố tình bỏ qua giảng cách giải chính giải phá, để bắt cậu phải tự ngộ ra điều này, nếu giờ mà đi xin ông giảng thêm thì càng biểu hiện cậu không não.
Cậu đành làm thêm một đề giải chính nữa "Bậc Đại hiền bàn luận luôn tránh nói đến việc của các bậc Tiên Thánh, đó cũng là biểu hiện của đức hạnh đạo nhân vậy", giải phản thì cậu cứ để đó chưa đụng vội, cũng không đi hỏi tiên sinh cách làm luôn.
Sáng mai nộp bài kiểu gì ngài ấy chẳng chấm bài rồi giảng lại, lúc ấy thấy cậu không viết được đề sẽ chỉ dẫn cho cậu. Nếu giờ đã gợi chuyện là tiên sinh thấy loại đề này cậu còn chưa viết tốt lại giao thêm một cái giải minh, một cái giải ám thì đúng là muốn lấy mạng nhau luôn.
Ngày hôm nay cứ làm đứa học sinh hư không giao hết bài tập về nhà đi.
Thôi Tiếp chỉ viết chín đoạn mở bài, thời gian còn thừa thì nghiêm túc chép hai mươi trang giấy viết, lại học thuộc năm bài trong đoạn "Phương nam có cá gia" nữa, về đến nhà thì tay trống trơn không thèm cầm theo bài tập.
Bây giờ nếu đã bắt đầu học làm văn Bát Cổ thì cũng nên học thuộc tập đề mà Lưu sư gia đã tặng, bộ "Lục tiên sinh văn tập" của Thích huyện lệnh cũng phải nhớ được... Bài cần học quá nhiều, việc cần làm cũng rất gấp, thời gian không đủ dùng aaa.
Cậu đứng trước giá sách chất chồng thở ngắn than dài, nhẹ rút ra một quyển văn mẫu thi huyện lật đọc.
Thi Đồng Sinh đều dùng mấy vấn đề nhỏ kiểm tra, viết mở bài mà phải quá chú tâm mới là điên đầu ấy, không thích hợp với con đường mà cậu định ra từ trước. Mà thi huyện đề cũng không khó lắm nhưng sau này kiểu gì cậu cũng phải gặp mấy loại câu hỏi này thôi, đành nhẫn nhịn mở ra sách, đọc lướt tiêu đề rồi lưu cách làm vào PDF để nhỡ có gặp còn biết trả lời.
Mấy câu hỏi nhỏ này chỉ cần xem qua rồi thôi, quyển tập của tám vị nhà văn lớn thời Đường Tống thì phải học hết. Người "xuyên" như cậu đã không được tiếp xúc với văn chương như người bản địa thì đành dùng cách học thuộc vậy—— chẳng có câu, "Học thuộc thơ Đường ba trăm bài, không biết làm thơ cũng quen sài". Học thuộc nhiều thì trong đầu cũng rõ âm luật, lại dùng thêm cách viết bát cổ tuy không thể nói là bài hay bài tuyệt nhưng cũng có thể tạm lòe qua mắt người khác được rồi.
Thôi Tiếp dù sao cũng là học sinh xuất sắc hơn chục năm ròng, tinh thần học tập vốn rất lạc quan, cậu lập tức viết lại thời gian biểu tập trung vào phần nghiên cứu văn Bát Cổ là chính.
Người ta còn từng thi đậu tại chức rồi nhé.
Sau khi tìm thêm mấy quyển văn Bát Cổ đọc, Thôi Tiếp lại thắp thêm mấy ngọn đèn nữa, cậu chen chúc với Phụng Nghiễn ngồi trên bàn nhỏ trong phòng ngủ, trong đầu vẫn nghĩ về mở đề mà tay lại xoay chuyển, luyện thành thục các đường nét phác họa.
Trước giờ vào lớp ngày hôm sau, cậu giao bài tập gồm chín đoạn mở bài và hai mươi trang luyện viết cho Lâm tiên sinh, đứng im không hó hé thêm lời nào. Quả nhiên sau khi kiểm tra Lâm tiên sinh cũng không nhắc đến ba đề bị thiếu, ông lấy bút đỏ đánh dấu những chỗ còn lỗi, chỉ cho cậu nói: "Con mới học mở bài ta cũng không yêu cầu quá nghiêm khắc, chỉ cần làm đúng thể thức là được rồi."
Ông chỉ vào ba đoạn mở bài của đề đầu tiên nói: "Có vẻ đề này hôm qua ta giảng nhiều nhất nên cũng là bài con làm tốt nhất. Tuy có mấy chỗ con còn cắt câu lấy nghĩa nhưng nhìn chung vẫn có ý nghĩa noi theo đạo thống của Chư Thánh trong kinh thư, cũng coi như là hiểu biết kinh nghĩa."
Ánh mắt Thôi Tiếp sáng đầu gật như trống bỏi: "Thì ra đó gọi là đạo thống truyền thừa! Trong lòng con đã nghĩ là đạo của các bậc thánh nhân đều nhất trí, không bị thay đổi bởi thời thế xã hội, chẳng qua là dùng chưa đúng từ mà thôi."
Lâm tiên sinh khẽ mỉm cười tự tại bảo: "Con mới đi học được mấy ngày chứ hả, trong bụng thì có bao nhiêu chữ nghĩa của thánh hiền. Nếu viết được văn của thám hoa dễ ăn như thế thì kẻ đọc sách trong thiên hạ này ai chẳng đỗ tiến sĩ làm quan."
Ông lại dặn dò Thôi Tiếp vài câu, giúp cậu sửa lại bài làm, cuối cùng giao cho cậu một câu "Tấm lòng thực hành đạo pháp Tiên Thánh của các bậc Đại Hiền, cũng là kế thừa cái đạo thống vậy" để Thôi Tiếp trở về suy luận thêm.
Chữa xong ba đề bài rồi còn cho thêm mở bài mẫu, lúc ấy Lâm tiên sinh rất ung dung nói rằng: "Ta thấy tự bản thân con đã lĩnh ngộ được phương pháp giả ám rồi, mở bài không thấy nói rõ bốn chuyện của tam Vương là có mấy phần ngộ tính rồi đó, kể từ hôm nay sáu loại mở đề, thuận, nghịch, chính, phản, minh, ám con trọn bốn để làm cho ta là được."
Lâm tiên sinh quả không phải người thường.
Thôi Tiếp trong lòng khẽ cảm thán nhưng trên mặt lại không dám lộ ra cái gì, cung kính cầm bài tập quay về chỗ.
Một ngày cứ thế trôi qua trong nước sôi lửa bỏng của núi bài tập và sông thuộc lòng. Tiếng kẻng tan học vang lên, Lâm tiên sinh vừa kẹp sách vở vào nách bước ra khỏi lớp là đám học trò như sống dậy, tụ tập thành nhóm len cửa ra về.
Triệu Ứng Lân lại chạy đến gó bàn của cậu chào hỏi: " Này Tết Trùng Dương* ở núi Nhạc Cô có tổ chức hội thơ đấy, người chủ trì là Thẩm Tú tài anh họ của Nhạc sư huynh đây, sư huynh nói có thể đưa đám tú tài bọn mình qua đó học hỏi chút, Thôi thế huynh có muốn đi không?"
Thôi Tiếp giương mắt nhìn lại thì thấy một thư sinh mười bảy mười tám tuổi mặc áo trắng của học trò đang đứng thấp thỏm ngó cậu. Mặt mũi khá là phổ thông, chính là một trong các vị huynh đệ ngoài mặt ưa khoe khoang văn vẻ sau lưng lại hay liếc trộm có ý đồ gây gổ bạo lực mà cậu vẫn hay để ý.
Ánh mắt thiếu niên né tránh, nói chuyện thì quanh co, khuôn mặt có chất phác đến đâu cũng bị biểu hiện lén lút này làm xấu.
Thôi Tiếp còn chưa gặp được các vị tài tử khác, lòng cũng đã có ý nhưng vẫn tò mò hỏi: "Hội văn là thế nào thế? Mọi người thi nhau làm thơ viết văn còn các vị tiền bối thì giảng kinh nghĩa hả?"
Xung quanh vang lên tiếng cười nhỏ, có mấy người thư sinh tuổi hơn lớn quay lại nhìn cậu với đôi mắt vừa trào phúng vừa thương hại. Triệu Ứng Lân bặm bặm môi không biết nên nói gì chỉ nhìn chằm chằm cậu hồi lâu: "Lúc cậu còn ở kinh chưa tham gia hội thơ bao giờ à? Thơ hội ấy... Cũng không phải..." Cậu ta hạ giọng xuống, cảnh giác nhìn xung quanh mới ghé tai cậu thì thầm: "Chính là mọi người thuê một khu vườn gọi kĩ nữ và con hát đến vui chơi uống rượu ấy..."
Thôi Tiếp nhướn lông mày, dùng ánh mắt chính khí lẫm liệt liếc một vòng trách cứ Nhạc sư huynh và mấy vị thư sinh bên cạnh anh ta. Mấy thiếu niên đó hếch mắt lên, nâng cao cằm kiêu ngạo thu lại nụ cười có ý chờ cậu trả lời.
Thôi Tiếp hỏi: "Tại sao gọi là hội thơ? Hay là chỉ có mấy vị tú tài đến thi thố thôi, tôi không biết thì đến ăn uống nghe đàn là được hả?"
Một vị sư huynh lớn tuổi cười nói: "Sao đến ăn chùa được chứ, nếu không biết làm thơ cũng phải đọc được câu đối, uống chén rượu phạt xin các vị tú tài và tiền bối cho lời bình." Anh ta lặng lẽ liếc mặt Thôi Tiếp tùy ý trêu ghẹo nói: "Thôi sư đệ là người có tài như thế đến đó chỉ ngồi thôi, có mà mấy người đẹp lại đổ xô vào ấy chứ..."
Anh ta còn chưa dứt lời đã bị người khác kéo về sau, Nhạc sư huynh giống như rất xấu hổ liếc mắt nhìn cậu, thành khẩn hỏi: "Thôi huynh có thể đi không?" Giống như trong lòng anh ta có gì nghẹn lại, cố hạ giọng nói bóng gió rằng: "Tôi... Chúng tôi có thể giúp cậu làm bài tập nhé. Hội thơ lần này là một dịp hiếm có , đại tài tử Quách Dung huyện ta cũng phải có mặt đấy, học vấn của anh ta uyên thâm vô cùng, người đọc sách trong huyện đều nói anh ta nếu đi thì thì đỗ chắc đấy."
Thôi Tiếp thực ra rất muốn đi xem thế giới người đọc sách là như thế nào, nhưng nghĩ đến mình chẳng biết cách làm thơ làm văn thì đến cái hội này chỉ tổ bẽ mặt thôi? Chẳng lẽ đến đó nghe nhạc ăn chùa, lộ mặt trước thiếu nữ trải nghiệm cảm giác yêu sớm ư?
Nhưng mà từ giờ đến Tết Trùng Cửu còn mấy hôm nữa, có thể thừa dịp này tuyên truyền sản phẩm mới cũng được đấy nhỉ?
Trong lòng cậu đã suy tính mấy lần nhưng vẫn sợ nhà mình chưa làm được đồ tốt nên cũng chỉ ậm ừ cho qua: "Cảm ơn mấy vị sư huynh đã nhiệt tình nhưng hôm nay còn sớm lắm, tôi cũng chưa biết có đến được không nữa."
Mấy vị đồng môn trong lòng biết ý cũng cười xòa nói: "Không sao không sao, tiệc mở tại nhà ngoại của Nhạc sư huynh làm sao thiếu chỗ cho chúng ta được, hôm mở hội cậu báo trước giờ là được."
Nhạc sư huynh nói thêm "Chúng tôi chờ tin sư đệ nhé" liền dẫn nhóm thư sinh ra khỏi lớp học.
Nhà Triệu Ứng Lân chỉ các nhà Thôi Tiếp bức tường nên còn đứng lại chờ cậu thu dọc đồ đạc cùng nhau về nhà. Tuy nhóc này có vẻ hơi ngố tàu, ai nói gì cũng tin, nhưng nếu tiếp xúc rồi sẽ biết cậu ta rất hào hiệp, rộng rãi, thường đối xử rất tốt với mọi người. Thôi Tiếp rất thích người nhà cậu ấy nên đặc biệt lưu ý đến cậu nhóc được cả nhà người ta yêu thương đặt hết kì vọng này.
Vì vậy vừa về nhà cậu đã căn dặn Thôi Nguyên, chờ sáng mai bọn cậu đến lớp thì tự ông sang nhà Triệu viên ngoại hàng xóm một chuyến, báo việc trẻ con nhà người ta muốn đi làm chuyện xấu báo cáo cho bậc trưởng bối trong nhà chú ý.
—— Cách thi viên chỉ còn hơn 600 ngày nữa, Triệu thế huynh này, tôi chỉ có thể giúp cậu tới đây thôi.
Hết chương 29
Tôi thề là tôi đánh đến chỗ Triệu Ứng Lân là mừng phát điên đi được, hai chương liền toàn đề thi.
Bạn bè như bòi is real, Ứng Lân khóc đi em
Tuần sau đi thi nên không ra chương thường xuyên được nhá.
1. Tết Trùng Dương 重阳 <重陽> hay Trùng Cửu重九: Theo phong tục tập quán thì ngày mùng 9 tháng 9 Âm lịch hàng năm là ngày Tết cổ xưa của người Việt được bắt nguồn từ Trung Hoa, gọi là Tết Trùng Dương hay còn gọi là Tết Trùng Cửu, ngày tết hoa Cúc. Tết Trùng Cửu lấy sự lặp lại của hai số 9 để nói về sự trường thọ. Tết trùng Cửu ở Việt Nam ngày nay ít người còn biết đến về một khá phổ biến xưa kia, mang nhiều nét đẹp về văn hóa.
Phong tục tập quán này bắt nguồn từ đời Hán. Ngô Quân thời Nam Triều trong "Tục Tề hài ký '' có chép một câu chuyện: "Đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: " Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn". Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết.
Vì tích trên, nên về sau hằng năm, đến ngày mồng 9 tháng 9 Âm Lịch, người ta bỏ nhà tạm lên núi, lánh nạn... Lâu đời thành tục gọi là Tết Trùng Cửu. Sau dần thay đổi tính chất, Tết Trùng Cửu lại dành riêng cho tao nhân mặc khách lên núi uống rượu làm thơ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top