Chương 21


Vú Trương trông thấy có mấy bức tranh cũ thôi mà Thôi Tiếp đã có vẻ rất vừa lòng, không nhịn được lại than thở: "Người quả là một đứa nhỏ hiểu chuyện, đấy mới chỉ là chút đồ thừa, thực ra đồ lão thái thái cho phải là thứ này cơ, người nhìn này."

Bà moi từ dưới đáy hòm vải lấy ra một túi bạc, mở miệng túi để Thôi Tiếp xem qua, tất cả đều là thỏi bạc nguyên bảo hai mươi lượng ròng, tổng cộng hai trăm lạng. Lại mang thêm một rương gỗ khảm trai, quý giá như ôm trẻ sơ sinh nhẹ nhàng bê để đầu giường, mở ra cho cậu xem. Bên trong lắp hộp là một mảnh gương đồng được mài đến bóng loáng, phía dưới là nhiều ngăn kéo nhỏ đựng đầy trang sức trâm vòng, vàng ngọc châu báu, dưới ánh lên lung linh một vầng ánh vàng chói mắt.

Ngăn kéo cuối cùng đựng một xấp giấy được xếp chỉnh tề.

Bà mở to mắt nhìn Thôi Tiếp, trong đôi mắt già nua vẩn đục ánh lên tinh quang còn sáng hơn cả những thứ châu báu ngọc ngà kia: "Tất cả chỗ đồ trang sức này là lúc mẹ đẻ ngài gả đến Thôi gia đã mang đến làm của hồi môn, lúc cha ngài tái giá thì lão phu nhân liền đòi về, từ đó đến nay cụ vẫn giữ cho ngài đấy. Dưới đấy hòm này là vài tờ khế ước ngài phải cất đi cẩn thận nhé, hai tờ là khế ước đất đai của gian nhà cũ này và của một cửa hàng hồi môn mẹ ngài để lại, ở dưới nữa là khế ước bán thân của cha con Thôi Nguyên..."

Thôi Tiếp giật nảy cả mình, nhẹ nhàng cầm lên mấy tờ khế, mở ra nhìn kỹ:

Một tấm là giấy mua bán nhà của phủ này, bên trên viết diện tích toàn nhà, phương hướng các bên giáp với những nơi nào, số sân vườn, gian nhà, phòng khách, và các phòng nhỏ kèm theo; một tấm là của một cửa hàng cao hai tầng mặt tiền xây sát đường lớn phố tây, phía sau nhà còn có một sân nhỏ; hai tấm còn lại là giấy bán mình của cha con Thôi Nguyên, tất cả giấy tờ đều được đóng dấu triện của quan phủ và có điểm chỉ bằng mực đỏ.

Toàn bộ đều cho cậu ư?

Không cần lo ngay ngáy căn nhà sẽ bị vợ chồng Thôi lang trung lấy mất, cũng không cần lo giấy bán mình của cha con Thôi Nguyên còn ở trong tay kẻ khác rồi sẽ có lúc họ phải rời đi, tòa phủ này bây giờ mới chính là nơi cậu có thể yên tâm sinh sống?

Cậu nắm chặt những tờ giấy mỏng manh đó, hai má nhiễm lên một màu sáng còn lộng lẫy hơn cả châu báu bảo thạch, an tâm vui sướng nở nụ cười.

=====================================

Vú Trương sẽ ở lại Thiên An thêm hai ngày để giúp cậu sắp xếp việc nhà.

Trong mấy ngày bọn họ nên núi sửa mộ thì Thích huyện lệnh đã sai người sửa sang lại tường nhà cho cậu, mái cũng đã lợp ngói mới, bốn bức tường đều dán giấy trắng tinh, chỉ có những cột trụ trong nhà và dải hành lang trong sân là còn chờ quét sơn mới, sân gạch xanh cũng cần chờ nguyên liệu để lát lại.

Vú Trương đăt mấy chậu than vào phòng của cậu để hong cho nhanh khô, cha con Thôi Nguyên thì phải chuyển đến phòng vách phía đông—— nhà thợ mộc là hàng xóm ở phố đối diện tự đề nghị muốn làm đồ gia dụng cho phủ cậu, Vú Trương bèn sắp xếp mua giường mới cho bọn họ rồi bày biện lại cả phòng. Bà còn bê mấy hòm sách và bàn học của cậu chuyển hết sang một phòng vách phía tây, đặt mua một cái giá sách kiểu cổ dựa tường, bày biện thành một phòng sách xinh đẹp.

Bà dẫn Thôi Tiếp đi xem tất cả các phòng đã được đổi mới, luôn miệng cằn nhằn nói: "Tiếp thiếu gia người đừng chê bà già này lắm mồm, nhà chính này là của chủ nhân sao lại cho kẻ hầu vào ở được? Tôi biết người lo mấy phòng bên ẩm thấp dễ sinh bệnh nhưng ngài cho họ lên phòng của chủ ở họ cũng sẽ rất hoảng sợ đấy."

Thôi Tiếp cũng biết thói đời là như vậy nên chỉ gật đầu nói: "Lúc ta vừa về nhà cũ quá rồi, không có mấy phòng ở được chứ chúng ta cũng chia nhau ra ngủ mà."

Vú Trương an ủi nói: "Phải làm thế chứ, ngài dù sao cũng là đại công tử mà." Sau đấy bà chuẩn bị các loại bánh hạt dẻ, bánh hạt sen, sủi cảo nhân ngọt, bánh trung thu ngàn lớp gói lại vào trong một hộp quà xinh xắn để cậu mang đến cảm ơn Thích huyện lệnh.

Thích huyện lệnh cũng không cho rằng sửa hộ phủ cậu là chuyện lớn, mỉm cười nói: "Trên tường nhà ngươi còn đang treo hoành phi ngự bút kia kìa, nhà nát như vậy chính là tội lớn bất kính đấy biết không? Hàng năm trong huyện đều sẽ trích ra bạc ban thưởng cho người có công mà bao nhiêu năm rồi chưa có dịp dùng đến, may mà có ngươi nên ta cứ vung thôi."

Bây giờ đã là giữa tháng tám nên công việc trong huyện rất vội vàng: Thuế thu được phải cho nhập kho ngay, cỏ cho ngựa chiến cũng phải chuyển ra biên thùy, còn phải căn giờ đưa thợ thủ công lên kinh làm việc...

Thích huyện lệnh cũng không rảnh nói lâu, chỉ dăn dạy cậu nên chăm chỉ đọc sách, khi nào ông rảnh sẽ gọi nên kiểm tra học thuộc bộ "Lục tiên sinh văn tập" kia, cuối cùng ông gọi thư đồng đến sai bảo: "Hai ngày trước hình như có người đến biếu một sọt khế, ngươi lấy một ít tặng Thôi công tử đi."

Khế là vào thời này du nhập đến Trung Quốc á? Thôi Tiếp kinh ngạc đến mức nghi ngờ mình đã bị xuyên đến một thế giới song song nào đó chứ không phải Hoa Hạ cổ đại nên mới có sự biến động lịch sử này.

Thư đồng vâng dạ vội vã lui xuống, ôm một giỏ trái cây nhỏ đưa cho cậu. Bên trong giỏ không phải cái loại quả khế vỏ vàng vị chua ngọt hình sao năm cánh, mà là một giỏ kiwi vỏ nâu lông mượt.

...

Thôi Tiếp cạn lời nhìn quả wiki, thư đồng lại nghĩa là cậu đã thèm thuồng lắm rồi bèn móc từ trong giỏ một quả kín đáo nhét vào tay cậu, lại dạy cậu cách lột vỏ: "Đây là loại khế mọc hoang trên núi Thanh Long, vị rất ngọt, ở trong kinh các vị cũng không thể tìm được loại vừa ngọt vừa mềm thế này đâu nhé. Mấy hộ nhà nông lấy giống về trồng đều không thể ngon bằng mọc hoang đâu."

A đúng rồi, nhựa cây kiwi là chất kết dính quan trọng nhất để chế tạo nên loại giấy Tuyên hảo hạng, Trung Quốc là quê hương của giấy, từ cổ đại đã làm ra nhiều loại giấy tốt thì chắc chắn phải biết đến loại kiwi này rồi.

Nhưng mà dù có được tặng thứ gì thì Huyện lệnh cũng không cần đặc biệt tặng cậu đâu, Thôi Tiếp than thở nói: "Đại nhân công việc vốn bận rộn lắm mà vẫn chăm sóc tôi thế này, Tiếp tôi thật cảm kích lắm thay."

Thư đồng cũng than thở: "Còn không ư, mấy ngày hôm nay đại nhân bận đến thời gian đọc sách cũng không có. May mà thu xong hai vụ thuế lương thực này thì cũng nhàn hơn chút, đến mùa đông chỉ cần sửa đê và chăm lo cho dân gặp nạn thôi."

Nói tới đoạn này mặt mũi cậu ta lại đầy vẻ sầu khổ: "Đại nhân nhà tôi cũng thật xui xẻo, vừa mới được điều qua đây thì dính ngay vụ lụt lớn trăm năm mới có, mấy vị quan lúc trước đúng là chạy kịp mà."

Trong huyện bị lũ cuốn, lại xuất hiện nạn dân chạy loạn, đến lúc sát hạch kiểu gì cũng bị cho điểm thấp nhất, thăng chức thì không mơ tới rồi, còn bị thuyên chuyển đến huyện nghèo... Thiên An cũng đã nghèo lắm rồi vậy chắc sẽ bị giáng làm chức Huyện thừa mất.

Thư đồng tuổi không lớn hơn Thôi Tiếp bao nhiêu, đúng trong độ vui vẻ hoạt bát nhất. Bình thường phải hầu hạ một đám lão gia nghiêm túc uy phong, cũng không dám nói nhiều, giờ gặp được Thôi Tiếp tuổi nhỏ như vậy, tính khí lại hòa đồng, mặt mũi còn đẹp trai hơn nhiều người cũng lứa thế là nhịn không được luyên thuyên vài câu, đem tất cả chuyện giấu trong lòng không biết tâm sự cùng ai nói với cậu.

Thôi Tiếp cũng có chút lo cho vị Thích huyện lệnh này nhưng không biết mình có thể giúp gì được, đành cả đường cúi đầu yên lặng lắng nghe. Thư đồng dẫn cậu ra tận cửa huyện nha, Thôi Tiếp quay vào xe lấy chút quà bánh cho cậu ta, an ủi rằng: "Lũ lụt là thiên tai, triều đình sẽ không đổ hết lỗi lầm lên đầu đại nhân được. Tôi thấy bây giờ cả huyện Thiên An không còn nhìn ra đã từng gặp nạn nước lũ, chính là nhờ công đại nhân quản lý tốt, giờ cách thời gian khảo sát còn tận một năm nữa, đến lúc đó lại có việc hay không chừng."

Thư đồng bắt trước người nhớn thở dài: "Khó lắm. Đại nhân nhà ta nói sau này không còn chức tước nữa thì về núi cũ xây một cái nông trang, ngày ngày đọc sách làm văn, vui cái thú vui sơn dã..."

Thôi Tiếp cười nói: "Nếu như văn chương của huyện tôn được đóng thành sách thì tôi nhất định mua vài bản về cất dấu. Ngày trước thấy bản "ghi chép về nho học huyện Thiên An" đại nhân viết liền vô cùng tốt, câu văn nhẹ nhàng lại ẩn hàm nghĩa sâu xa, từng câu từng chữ đủ làm người ta hướng tới."

Thư đồng lập tức vui vẻ lên, nhận lấy bánh ngọt nói: "Thế sau này tôi xin đại nhân thêm nấy bài văn nữa cho cậu. Đại nhân nhà tôi còn khen cậu là thần đồng kia mà, ngài rất là coi trọng cậu đấy nhé chắc chắn sẽ cho cậu thôi."

Thôi Tiếp nghe thấy hai chữ "Thần đồng" là da mặt lại đỏ bừng lên, cười khan nói: "Cậu về cất đồ ăn đi, tôi phải về nhà rồi. "

Ở nhà còn có người đang chờ cậu.

Lúc về đến nhà, vú Trương dẫn theo một người đàn ông chừng năm mươi tuổi mặc áo vải xanh lam đến làm lễ lạy nhận chủ, bên ngoài còn đứng một cậu trai tuổi tầm đôi mươi, cũng quỳ ngoài bậc cửa lạy cậu. Thôi Tiếp vội vã nâng ông dậy, cũng nói với người trẻ ở ngoài nhà: "Ta tuổi còn nhỏ không nhận nổi loại lễ lớn vậy đâu, sau này không nên làm vậy nữa. Không biết vị bá bá này là ai thế ạ?"

Ông già kia cung kính đứng chắp tay để lộ cái đầu hói bóng loáng, nghiêm nghị thưa: "Kính chào thiếu gia, tiểu nhân Kế Thụ Nghiệp là chưởng quầy của hiệu sách Trí Vinh ở thành tây. Kẻ đứng ngoài cửa là Kế Đô làm kế toán làm trong cửa hàng, nếu có việc gì cần sai bảo thiếu gia cứ việc dặn dò cậu ta ạ."

Vú Trương nói: "Kế chưởng quầy chính là quản lý ở cửa hàng mà mẹ người đã để lại đấy ạ, mấy hôm nay ông ấy đến xin gặp nhiều lần mà ngài đều đi vắng mất nên chưa có cơ hội. Bây giờ cậu chủ đã về rồi lên tôi gọi ông ấy đến gặp mặt để giao lại cửa hàng cho người quản lý."

Ngay ngày hôm qua cậu vẫn chỉ là thằng con riêng không ai quan tâm vậy mà chỉ trong nháy mắt thôi, cậu có nhà có cửa hàng, còn thuê được chưởng quầy giúp cậu kiếm tiền, thật là thế sự xoay vần. Trong thời khắc ấy cậu cảm thấy rất không chân thực, chỉ nhẹ nói: "Chào Kế trưởng quầy, Kế kế toán".

Kế chưởng quầy chăm chú nhìn vào biểu tình của cậu, khóe miệng cong lên như vui như buồn mà rằng: "Chỉ mới chớp mắt thôi tiểu thiếu gia đã lớn vậy rồi. Nhớ năm đó người sống chung với bà nội ở phủ này, tôi đi giao sổ sách còn gặp qua mấy bận, sau này người lớn rồi tôi không còn gặp được nữa. Bây giờ phải giao cửa hàng lại cho người mà lại gặp phải lũ làm hỏng hết hàng rồi, tiền kiếm một hai năm đều sôi hỏng bỏng không cả, lão đây chẳng còn mặt mũi nào gặp ngài nữa..."

Thôi Tiếp nắm chặt cánh tay đang run rẩy của ông khẽ an ủi: "Kế chưởng quầy đừng buồn nữa, chuyện xảy ra do thiên tai nhân họa không phải sức con người có thể chống được, không ai trong cửa hàng gặp chuyện là tốt rồi."

Kế chưởng quầy thở dài thườn thượt: "Tuy không có ai bị sao nhưng sách bán và bản khắc đều bị nước làm mục hết rồi, hiện cửa hàng cũng không còn nhiều tiền nữa, chỉ có thể nhập lại một số sách bày bán nhưng lãi không cao."

Thiên An chỉ là một huyện nhỏ, vốn đã ít người đi học, vả lại không phải ai cũng đủ kinh tế để mua một bộ tứ thư ngũ kinh về bày trong nhà.

Thứ bán đắt hàng nhất chính là các tập thơ hoặc quyển văn bát cổ của đề bài và bài thi các kì thi hàng năm, nhưng phải mất rất nhiều tiền nhờ người lên phủ Thuận Thiên chép lại, mà một năm có hai mùa thi nên đề bài thay đổi luôn luôn, vừa mới khắc ra mọi người đã chạy đi mua bài khác. Bây giờ hiệu sách không còn nhiều tiền nữa, không làm nổi việc cần nhiều vốn như vậy, chỉ đành xuất bản lại những bộ đề từng dùng qua để kéo hơi tàn.

Ông vừa nói, hai tay lại nâng lên sổ sách giao cho Thôi Tiếp.

Sổ mới làm lại, sổ năm cũ cũng chỉ nghi chép qua loa số hàng xuất nhập và các khoản nợ nần, sau khi cửa hàng gặp lũ đã nửa năm không buôn bán gì cho nên đến nay còn nợ tiền của công nhân và thợ khắc một khoản lớn. Hiện giờ nếu cửa hàng này đóng cửa rồi cho thuê mặt tiền thì một năm sau may ra trả hết nợ.

Kế chưởng quầy nhìn sổ sách, mắt đỏ hoe buồn bã nói: "Lúc trước người trong nhà tặng cửa hàng này làm của hồi môn cho cô chủ là muốn cho đồ cưới có chút thứ thanh nhã, xứng với địa vị của Thôi tú tài. Sau này cô chủ mất rồi nhưng lão gia nhà ta nghĩ đến thiếu gia sau còn phải đi học nữa, nên đã sưu tập không ít sách viết của thánh nhân và các vị đại nho, đáng tiếc là hồng thủy đột ngột xảy ra, cái gì cũng mất cả..."

Ông thực hận không thể dập đầu tạ tội, Thôi Tiếp vội vàng đỡ ông dậy, nhẹ nhàng an ủi: "Chuyện đó không quan trọng nữa, có ta ở đây rồi. Sách sau này còn mua được, lũ cũng rút hết rồi, sau này chúng ta sẽ trải qua càng tốt hơn."

Hết chương 21

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top