dịch tễ

BỘ Y TẾ

DỊCH TỄ HỌC THỰC ĐỊA

PHẦN LÝ THUYẾT

(DÙNG CHO KHÓA ĐÀO TẠO LIÊN TỤC)

Hà Nội 2009 

BỘ Y TẾ

DỊCH TỄ HỌC THỰC ĐỊA

PHẦN LÝ THUYẾT

(DÙNG CHO KHÓA ĐÀO TẠO LIÊN TỤC)

Hà Nội 2009   

Chủ biên: PGS.TS. Trịnh Quân Huấn

Tham gia biên soạn:

1.  TS. Nguyễn Văn Bình

2.  GS. TS. Trương Việt Dũng

3.  TS. Trần Thanh Dương

4.  PGS.TS. Phạm Ngọc Đính

5.  PGS.TS. Đoàn Huy Hậu

6.  PGS.TS. Nguyễn Trần Hiển

7.  GS.TSKH. Nguyễn Văn Hiếu

8.  PGS.TS. Nguyễn Thúy Hoa

9.  TS. Lê Thị Quỳnh Mai

10. PGS.TS. Nguyễn Thị Bình Minh

11. PGS. TS. Vũ Sinh Nam 

12. TS. Nguyễn Huy Nga

13. TS. Trần Minh Như Nguyện

14. TS. Trần Đắc Phu 

15. TS. Nguyễn Minh Sơn

16. GS. TS. Dương Đình Thiện 

17. PGS.TS. Nguyễn Thu Yến

Thư ký biên soạn:

1.  ThS. Phạm Ngân Giang 

2.  ThS. Nguyễn Minh Hằng 

3.  ThS. Phạm Hùng 

4.  ThS. NguyÔn ThÞ H−êng

5.  ThS. Nguyễn Đức Khoa 

6.  TS. Phan Trọng Lân 

7.  ThS. Vũ Ngọc Long

8.  ThS. Chu Văn Tuyến

Bản quyền: Thuộc Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường)

LỜI GIỚI THIỆU

Trước  đòi hỏi cấp bách về phòng chống dịch bệnh, công tác  đào tạo, cập

nhật, nâng cao năng lực, trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho các cán bộ

y học dự phòng luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của ngành y tế

hiện nay. Để giúp cán bộ y tế, đặc biệt cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện thực

hiện tốt công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm, đặc biệt công tác kiểm soát dịch

tại thực địa và triển khai Thông tư 07/2008/BYT-TT ngày 25/8/2008. Bộ Y tế đã

ban hành chương trình đào tạo liên tục về Dịch tễ học thực địa với thời gian 120 tiết

học. 

Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường) đã chỉ đạo biên soạn tài liệu đào

tạo Dịch tễ học thưc địa theo chương trình đã ban hành. Tài liệu gồm có hai phần:

Phần lý thuyết gồm có ba nội dung là đại cương, giám sát và điều tra xử lý ổ dịch

truyền nhiễm, được chia thành 13 bài, mỗi bài được cấu tạo có mục tiêu, nội dung

cốt lõi và phần tự lượng giá để các học viên thuận tiện trong việc học tập nghiên

cứu và áp dụng thực tế; Phần thực hành gồm có 10 bài, để hướng dẫn thực tập và

thực hành các bài đã học trong phần lý thuyết, đặc biệt là các bài tập thực địa phù

hợp với thực tiễn phòng chống bệnh dịch ở nước ta hiện nay, để giúp cho học viên

có thể áp dụng ngay được tại cơ sở.

Tài liệu được Hội đồng thẩm định chuyên môn của Bộ Y tế (thành lập theo

Quyết định số: 1157/QĐ-BYT ngày 9/4/2007) thẩm định. Bộ Y tế ban hành làm tài

liệu dạy - học chính thức trong công tác đào tạo liên tục cho cán bộ y tế dự phòng

về dịch tễ học thực địa.  

Bộ Y tế xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các nhà giáo đã tham gia

biên soạn tài liệu kịp thời phục vụ cho công tác  đào tạo liên tục của ngành, các

chuyên gia trong và ngoài nước đã cho tham khảo, sử dụng những kết quả nghiên

cứu, những y văn đã được báo cáo trong các hội nghị, hội thảo, đăng tin. Bộ Y tế

cũng xin cảm ơn PGS. TS. Lê Vũ Anh Chủ tịch hội đồng; GS.TSKH. Nguyễn Văn

Hiếu, PGS.TS. Đỗ Văn Dũng đã đọc phản biện để tài liệu được hoàn chỉnh.

 Bộ Y tế xin chân thành cám ơn Tổ chức Y tế thế giới đã giúp đỡ về kỹ thuật

và tài chính để hoàn thành bộ tài liệu kịp thời phục vụ cho việc nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực y tế dự phòng.

Hy vọng rằng, cuốn sách này sẽ là tài liệu hữu ích cho tất cả các cán bộ y tế

dự phòng trong công tác kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm tại thực địa.

Trong lần xuất bản  đầu tiên, chắc chắn cuốn sách không thể tránh khỏi

những thiếu sót, chúng tôi mong nhận  được những ý kiến  đóng góp của các bạn

đồng nghiệp và quý vị độc giả để tài liệu được hoàn chỉnh hơn cho lần xuất bản sau.

  VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

Môc lôc 

Lời giới thiệu

Phần 1: ĐẠI CƯƠNG   1

Bài 1: Giới thiệu dịch tễ học và dịch tễ học thực địa 1

Bài 2: Tổng quan về các bệnh truyền nhiễm mới nổi 13

Bài 3: Đo lường tần số bệnh trạng 19

Bài 4: Các phương pháp và công cụ thu thập thông tin 37

Phần 2: GIÁM SÁT DỊCH TỄ HỌC 58

Bài 5: Những khái niệm cơ bản về giám sát dịch tễ học 58

Bài 6: Thu thập và phương pháp xử lý số liệu giám sát dịch tễ các

bệnh truyền nhiễm

70

Bài 7: Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam 88

Phần 3: ĐIỀU TRA VÀ XỬ LÝ DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM  96

Bài 8: Các bước tổ chức điều tra vụ dịch 96

Bài 9: Thu thập và bảo quản bệnh phẩm 111

Bài 10: Các phương pháp xét nghiệm cơ bản và phân tích kết quả 118

Bài 11: Các phương pháp xử lý vụ dịch và sử dụng một số hoá

chất, phương tiện phòng chống dịch

135

Bài 12: Viết báo cáo và trình bày kết quả điều tra vụ dịch 145

Bài 13: Lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp can thiệp chống

dịch

153

Phụ lục 160

Tài liệu tham khảo  175

 1 

PHẦN 1  

ĐẠI CƯƠNG

Bài 1

GIỚI THIỆU DỊCH TỄ HỌC

VÀ DỊCH TỄ HỌC THỰC ĐỊA

Mục tiêu:  

1.  Trình bày được định nghĩa, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu của Dịch tễ

học.

2.  Trình bày được chu trình nghiên cứu dịch tễ học và phân biệt được đề

cập dịch tễ học với đề cập lâm sàng.

3.  Trình bày được định nghĩa, các nội dung cơ bản của Dịch tễ học thực

địa.    

1. GIỚI THIỆU DỊCH TỄ HỌC

Trong mấy thập kỷ gần đây, với những thành tựu của ngành y học cơ sở và

khoa học cơ bản khác, nhiều quan niệm, mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp dịch tễ

học, đến nay đã thay đổi khá sâu sắc và phát triển mạnh mẽ, môn học này đã trở

thành một ngành khoa học của tư duy khách quan và phương pháp y học của cả

nghiên cứu và thực hành y học.

Trong bối cảnh sinh thái của con người, dịch tễ học nghiên cứu mọi hiện

tượng sức khoẻ với tác động qua lại của con người với những yếu tố nội ngoại sinh

có thể liên quan đến sức khỏe, về thực chất là sản phẩm của mối tương tác giữa con

người và yếu tố ngoại sinh đó.

Từ trước đến nay, cùng với sự phát triển của dịch tễ học, đã có nhiều định

nghĩa về môn học này, mỗi định nghĩa đánh dấu một bước phát triển ở thời kỳ đó.

Gần đây, Dịch tễ học được định nghĩa là một khoa học nghiên cứu sự phân bố tần

số mắc hoặc chết đối với các bệnh trạng cùng với những yếu tố quy định sự phân bố

của các yếu tố đó. Ở định nghĩa này cần chú ý hai thành phần liên quan chặt chẽ với

nhau: Sự phân bố tần số và các yếu tố quy định sự phân bố tần số đó.

Sự phân bố các tần số mắc và tần số chết đối với một bệnh trạng nhất định

được nhìn từ ba góc độ của dịch tễ học: Con người - không gian - thời gian, để có

thể trả lời được một câu hỏi là một bệnh trạng nào đó được phân bố như thế nào, ở 

những ai (tuổi nào, giới tính nào, nghề nghiệp nào, dân tộc nào) ở đâu (vùng địa lý

nào, nước nào) vào thời gian nào (trước kia, hiện nay, vào những năm nào tháng

nào). 2 

Các yếu tố quy định sự phân bố các bệnh trạng bao gồm mọi yếu tố nội và

ngoại sinh thuộc nhiều lĩnh vực, bản chất khác nhau có ảnh hưởng đến sự mất cân

bằng sinh học đối với một cơ thể khiến cơ thể đó không duy trì được tình trạng sức

khỏe bình thường nữa. Nghiên cứu các yếu tố quy định sự phân bố tần số tình trạng

đó, xem tại sao lại có sự phân bố như vậy, mới lý giải được các yếu tố nguyên nhân

hoặc các yếu tố phòng ngừa đối với từng bệnh trạng nhất định.

Ở cả hai thành phần của định nghĩa này đều có liên quan chặt chẽ đến tần số

mắc và tần số chết, nói cách khác là phải định lượng các hiện tượng sức khỏe đó

dưới dạng số tuyệt đối, đo đếm chính xác và dưới dạng tỷ số để có thể đem so sánh

được. Sự hiểu biết và nắm vững hai thành phần liên quan chặt chẽ với nhau đó trong

định nghĩa dịch tễ học là rất cần thiết trong quá trình lập luận dịch tễ học. Quá trình

lập luận dịch tễ học thường được bắt đầu bằng sự nghi ngờ về những ảnh hưởng có

thể có của một phơi nhiễm đặc thù nào đó đến sự xuất hiện, duy trì, thoái trào của 

một bệnh trạng nhất định. Sự nghi ngờ này có thể nảy sinh từ những thực hành lâm

sàng, xét nghiệm, những báo cáo thu thập tình hình các bệnh trạng, từ những nghiên

cứu mô tả dịch tễ học các bệnh trạng để phác thảo nên những giả thuyết về sự liên

quan giữa một phơi nhiễm đối với một bệnh trạng: giả thuyết về một quan hệ nhân -

quả. Giả thuyết nhân quả này sẽ được kiểm định bằng các nghiên cứu dịch tễ trên

thông qua việc so sánh một nhóm chủ cứu và một nhóm đối chứng để xác định xem

có một kết hợp thống kê hay không, bao hàm cả việc loại trừ các sai số hệ thống,

loại trừ các may rủi và nhiễu và rồi sau cùng là tiến hành một suy luận xem kết hợp

thống kê đó có phản ánh một kết hợp nhân quả giữa một phơi nhiễm và bệnh hay

không.

2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DỊCH TỄ HỌC

Dịch tễ học là một khoa học y học rất cổ. Từ thời xưa, Hipocrate, là người

đầu tiên đặt nền móng cho khoa học này, ông đã đưa ra quan niệm rằng, sự phát

triển bệnh tật ở người có thể liên quan đến những yếu tố của môi trường bên ngoài

của một cá thể, nhưng vào thời đó và một thời gian dài tiếp theo dịch tễ học đã phát

triển rất chậm.

Để đi tới được quan niệm dịch tễ học hiện đại như hiện nay, lịch sử phát triển

của dịch tễ học trải qua nhiều thời kỳ, nổi bật nhất là ba cột mốc đánh dấu những

giai đoạn phát triển đặc biệt góp phần hình thành cơ sở phát triển của dịch tễ học

hiện đại: John Graunt, William Farr và John Snow.

John Graunt là người đầu tiên đã định lượng các hiện tượng sức khỏe và bắt

đầu chú ý rằng tần số mắc bệnh khác nhau ở các lứa tuổi khác nhau, giới tính khác

nhau. Năm 1662 ông đã phân tích số sinh, tử ở Luân Đôn và thấy rằng cả sinh lẫn tử

ở nam đều trội hơn nữ, tỷ lệ chết ở trẻ em cao hơn các lứa tuổi khác. Ngoài ra, J.

Graunt còn thấy rằng số mắc dịch hạch ở Luân Đôn có khác nhau ở các năm khác

nhau, và ông cũng đã nêu lên các đặc điểm của các năm có dịch xảy ra. 3 

Năm 1893 William Farr đã thiết lập một hệ thống  đếm số chết và nguyên

nhân chết ở  cả Anh và xứ Wales liền trong 40 năm và nhấn mạnh đến sự khác nhau

ở những người có vợ chồng với những người sống độc thân, ở những nghề nghiệp

khác nhau, tỷ lệ chết của tả ở các độ cao khác nhau... Ông đã đóng góp rất nhiều

cho việc hình thành về phương pháp nghiên cứu dịch tễ học hiện đại như định nghĩa

quần thể có nguy cơ, phương pháp so sánh giữa các  đối tượng khác nhau, chọn

nhóm so sánh thích hợp và rất coi trọng đến các yếu tố có thể liên quan đến tình

trạng sức khoẻ như tuổi, thời gian phơi nhiễm. Như vậy cả John Graunt và William

Farr đã đề cập ở các mức độ khác nhau đến sự phân bố tần số và coi trọng sự phân

bố tần số này là khác nhau ở những thời gian khác nhau, ở những nơi khác nhau và

ở những nhóm người khác nhau, nhưng chưa lý giải  được tại sao lại có sự khác

nhau đó.

Khoảng hai mươi năm sau W. Farr, có John Snow là người đầu tiên đưa ra

giả thuyết về một yếu tố bên ngoài có liên quan chặt chẽ với một bệnh. John Snow

đã bỏ ra nhiều công sức quan sát dịch tả ở Luân Đôn vào những năm bốn mươi,

năm mươi của thế kỷ 19. Lúc đó, tất cả các công ty cung cấp nước cho Luân Đôn là

Lambeth, South Wark và Vauxhall đều lấy nước từ sông Thames, ở điểm bị nhiễm

bẩn nặng nề của nước thải thành phố. Sau  đó giữa năm 1849 - 1854, công ty

Lambeth đổi nguồn lên thượng lưu, nơi không bị nhiễm nước thải của thành phố thì

thấy tỷ lệ mắc tả giảm hẳn. Tất cả những quan sát đó đã dẫn đến giả thuyết của John

Snow là nước của các công ty cung cấp nước South Wark và Vauxhall đã làm tăng

nguy cơ mắc tả. Ông cũng nhấn mạnh rằng có thể có các yếu tố khác tham gia vào

nữa, nhưng rõ ràng là tả lan truyền qua nước (mặc dầu lúc đó cơ chế lan truyền theo

nước còn chưa được biết). Đây là một giả thuyết mà sau đó được kiểm định và vẫn

còn giữ nguyên vẹn giá trị đến ngày nay. Rõ ràng J. Snow là người đầu tiên đã nêu

đầy đủ các thành phần của định nghĩa dịch tễ học, và đã quan niệm đúng đắn về một

đề cập dịch tễ học, mà dịch tễ học hiện đại đang sử dụng ngày nay để không những

hình thành một giả thuyết mà còn kiểm định giả thuyết đó nữa. Từ đó đến nay, với

sự phát triển mạnh mẽ của các khoa học cơ bản và y học cơ sở, hiện nay dịch tễ học

đã có thể cung cấp những phương pháp dịch tễ học tin cậy trong việc nghiên cứu

của tất cả các lĩnh vực y học.

Thành tựu đáng chú ý nhất là các phương pháp thiết kế nghiên cứu dịch tễ

học, và các kỹ thuật thu thập và phân tích các dữ kiện dịch tễ, đã tạo điều kiện dễ

dàng cho việc đánh giá vai trò của các yếu tố nguy cơ đối với các bệnh mãn tính và

hiệu quả của các biện pháp can thiệp điều trị và dự phòng.Với sự phát triển của máy

vi tính, các kỹ thuật và các phương pháp dịch tễ học ngày nay có thể triển khai trên

những quy mô rộng lớn đối vơí nhiều vấn đề sức khoẻ khác nhau trong những thời

gian khá dài đã làm tăng độ chính xác và độ tin cậy của các công trình nghiên cứu

dịch tễ học trong mọi lĩnh vực y tế tiến hành trên quần thể người, góp phần bảo vệ

và nâng cao sức khỏe cộng đồng ngay cả trước khi những cơ chế xuất hiện và lan

truyền một vấn đề sức khoẻ nào đó chưa được biết rõ. 4 

3. MỤC TIÊU CỦA DỊCH TỄ HỌC

Với những quan niệm và định nghĩa của dịch tễ học như đã nêu ở trên, dịch

tễ học có mục tiêu chung và mục tiêu chuyên biệt như sau:

3.1. Mục tiêu chung

Đề xuất  được những biện pháp can thiệp hữu hiệu nhất  để phòng ngừa,

khống chế và thanh toán những vấn đề sức khỏe của con người.

3.2. Các mục tiêu chuyên biệt của dịch tễ học

3.2.1.  Xác định căn nguyên  hay các yếu tố nguy cơ của bệnh

Vì mục đích cuối cùng của chúng ta là tiến hành những can thiệp nhằm làm

giảm thiểu tỷ lệ mắc và /tỷ lệ chết đối với một bệnh, nên trước hết chúng ta phải xây

dựng được một chương trình phòng chống thích hợp. Để làm được như vậy, chúng

ta cần biết bệnh đã lan truyền từ cơ thể này sang cơ thể kia như thế nào. Nếu chúng

ta biết rõ được các yếu tố căn nguyên hoặc những yếu tố nguy cơ của bệnh và có thể

làm giảm thiểu việc loại trừ phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ đó, thì chương trình

phòng chống với bệnh mới có hiệu quả.

3.2.2.  Xác định tỷ lệ, phân bố và chiều hướng  bệnh trong cộng đồng, 

Xác định tỷ lệ mắc bệnh đó trong cộng đồng, phân bố của nó như thế nào,

mức độ phổ biến hay lan tràn trong cộng đồng ra sao. Nói một cách khác là gánh

nặng bệnh tật đó trong cộng đồng là như thế nào. Điều này rất quan trọng trong việc

hoạch định kế hoạch cung cấp các dịch vụ đối với sức khỏe cộng đồng cũng như

cho các kế hoạch đào tạo cán bộ cho tương lai cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe

cộng đồng.

3.2.3.  Nghiên cứu quá trình diễn biến tự nhiên và tiên lượng của bệnh

Trong số các bệnh trạng của loài người, thì quá trình tự nhiên và tiên lượng

của các bệnh đó là có khác nhau. Có những bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn các

bệnh khác, một số bệnh gây tử vong nhanh chóng, một số bệnh khác lại có thời kỳ

sống sót hoặc dài hoặc ngắn... Tất cả những điều đó đòi hỏi chúng ta phải xác định

được quá trình diễn biến tự nhiên của bệnh, từ đó chúng ta mới có thể xây dựng

được những chương trình can thiệp thích hợp hoặc trong điều trị hoặc trong việc

phòng ngừa những biến chứng của bệnh.

3.2.4.  Đánh giá các hiệu quả của các biện pháp phòng bệnh và chữa bệnh trong

chăm sóc sức khỏe.

Dịch tễ học có nhiệm vụ quan trọng là cung cấp những thiết kế nghiên cứu

nhằm đánh giá hiệu quả của những biện pháp phòng bệnh và chữa bệnh một cách

khách quan, và đáng tin cậy.

3.2.5.  Cung cấp cơ sở cho việc phát triển các chính sách liên quan đến các vấn đề

sức khỏe. 5 

Mọi quyết định về đường lối và chính sách đều phải dựa trên những thông tin

hay bằng chứng khoa học và đáng tin cậy. Dịch tễ học sẽ cung cấp những phương

pháp nhằm đưa ra những thông tin về tình hình, phân bố, các yếu tố nguy cơ và hiệu

quả của các biện pháp can thiệp và dự phòng, làm cơ sở cho việc đề xuất những

chính sách phù hợp, đặc biệt trong việc cung cấp các dịch vụ y tế nhằm cải thiện

sức khỏe cộng đồng.

3.2.6. Cung cấp thông tin cho việc lập các mô hình dự báo bệnh

Dựa trên những hiểu biết về căn nguyên  hay các yếu tố nguy cơ của bệnh, 

tỷ lệ, phân bố và chiều hướng  bệnh trong cộng đồng, quá trình diễn biến tự nhiên

và tiên lượng của bệnh, hiệu quả của các biện pháp phòng và điều trị, người ta có

thể xây dựng được các mô hình phát triển bệnh và từ đó có thể dự báo được diễn

biến của bệnh trong tương lai thông qua các thiết kế phần mềm trên máy vi tính.

4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA DỊCH TỄ HỌC

Dịch tễ học nghiên cứu các quy luật của sự phát sinh (xuất hiện, tái diễn) và

diễn biến (gia tăng, giảm  đi, kết thúc) của các hiện tượng sức khỏe xảy ra trong

quần thể người trên những quy mô nhất định làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe

cộng đồng và sức sản xuất của xã hội.

Các bệnh trạng được kể ở đây bao gồm, ngoài các bệnh trạng đã hình thành

định nghĩa rõ ràng như các bệnh truyền nhiễm, các bệnh mãn tính (nổi lên rõ nét

hiện nay như các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh cơ địa, chuyển hoá, các bệnh di

truyền) còn bao gồm mọi trạng thái không bình thường về thể chất, tâm thần, xã hội

của dân chúng. Cũng như đối với các phạm trù khác, các bệnh trạng đó phát sinh và

diễn biến mà ngày nay người ta dần dần nhận thức được một cách sáng tỏ là mọi

bệnh trạng đều không phải tự nhiên vô cớ mà xảy ra, mà nhất định đều có những

nguyên nhân nhất định, và các nguyên nhân đó nhất định có thể phòng được. Trong

mối liên hệ của chúng, các bệnh trạng chịu ảnh hưởng tác động qua lại chặt chẽ của

nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài khác nhau.

Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu của dịch tễ học là các quy luật phân bố của

các bệnh trạng xảy ra trong những quần thể dân chúng nhất định, với các yếu tố

nguyên nhân chi phối tình trạng phân bố đó. Sự phân bố đó cùng căn nguyên của

chúng không tĩnh tại, mà thay đổi không đồng đều theo thời gian, từ  nơi này sang

khác, và theo phản ứng của cơ thể con người trước những yếu tố của môi trường

xung quanh. Trong mối liên hệ thời gian, loài người đã chứng kiến sự thanh toán

hay xuất hiện của một số bệnh, một số bệnh khác  ổn  định hoặc tăng giảm trong

những khoảng thời gian hoặc ngắn hoặc dài, tuỳ thuộc theo tính chất của từng bệnh

trạng, tuỳ theo khả năng phản ứng và nhận thức của con người trước bệnh trạng đó.

Trong mấy chục năm gần đây, người ta thấy xu hướng tăng nhiều của ung thư hô

hấp, giảm nhiều của ung thư dạ dày, và ung thư đại tràng ổn định. Tương tự như

vậy cũng có sự thay đổi về phân bố bệnh theo không gian, nước này đến nước khác. 6 

Đối với chủ thể của con người, bên cạnh những đặc điểm về tuổi, giới, phong

tục, tập quán, chủng tộc, dân tộc người ta còn quan tâm đến cả những đặc thù sinh

học, sinh tâm lý trong mối tương tác toàn diện với các đặc điểm tự nhiên, xã hội

trong đó các cá thể sinh sống.

Bằng cách sử dụng kết hợp các kiến thức và các thành tựu của các ngành y

học liên quan, và với những phương pháp riêng của mình, dịch tễ học có khả năng

thực hiện nhiệm vụ của mình là xác định căn nguyên hay yếu tố nguy cơ của các

hiện tượng sức khỏe cộng đồng, ở mức thấp nhất, cũng là tìm ra những yếu tố nguy

cơ chi phối sự phát sinh và diễn biến của bệnh trạng, để rồi từ đó đề xuất ra những

biện pháp đúng đắn, hữu hiệu nhằm hạn chế và thu hẹp dần phân bố tần số các bệnh

trạng tiến tới thanh toán các bệnh trạng đó trong quần thể.

Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược đó, dịch tễ học có một tập hợp các nhiệm

vụ thông qua các nội dung hoạt động sau:

1)  Mô tả bệnh trạng với sự phân bố tần số của chúng dưới các góc độ: Chủ

thể con người - không gian - thời gian, trong mối quan hệ tương tác thường xuyên

của cơ thể cùng các yếu tố nội ngoại sinh, nhằm hình thành nên những giả thuyết về

quan hệ nhân quả giữa yếu tố nguy cơ và bệnh trạng (Dịch tễ học mô tả).

2)  Phân tích các dữ kiện thu thập được từ dịch tễ học mô tả, cùng với việc

tìm cách giải thích những yếu tố căn nguyên có thể chịu trách nhiệm cho sự xuất

hiện và phân bố với bệnh trạng. Tiến hành những nghiên cứu phân tích, áp dụng 

các kiến thức về cả thống kê học và y sinh học để xác định căn nguyên và các tác

động của chúng đến các hiện tượng sức khỏe nghiên cứu. Nói một cách khác là tiến

hành kiểm định những giả thuyết được hình thành từ dịch tễ học mô tả, trên cơ sở

đó, đề xuất các biện pháp can thiệp thích hợp (Dịch tễ học phân tích).

3)  Để kiểm tra, đánh giá một cách chủ động tính chính xác và thích hợp của

những biện pháp can thiệp được đề xuất từ các nghiên cứu dịch tễ học phân tích,

dịch tễ học tìm cách thử nghiệm, so sánh hiệu quả của các biện pháp can thiệp khác

nhau hay so sánh với nhóm đối chứng, bằng những phương pháp kỹ thuật ít sai số

nhất, nhằm mang lại nhũng thông tin có giá trị nhất về hiệu quả của các biện pháp

can thiệp (Dịch tễ học can thiệp).

4)  Xây dựng các mô hình lý thuyết về bệnh trạng đã được nghiên cứu trên

cơ sở khái quát hoá sự phân bố cùng với những mối tương tác với các yếu tố căn

nguyên, giúp cho việc ngăn ngừa khả năng xuất  hiện, gia tăng và phân bố rộng rãi

của bệnh trạng trên thực tế trong những quần thể tương tự khác (Dịch tễ học lý

thuyết).

  Những nhiệm vụ tổng quát trên  đây cũng là những phương hướng chiến

lược của dịch tễ học, chúng quy định những phương pháp dịch tễ học tương ứng mà

chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp sau này.

 7 

5. CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ VÀ CÁCH ĐỀ CẬP DỊCH TỄ HỌC

5.1. Chu trình nghiên cứu dịch tễ học

Các nghiên cứu dịch tễ học được bắt đầu trước hết bằng những nghiên cứu

mô tả sự phân bố của bệnh trong những nhóm quần thể theo con người - không gian

- thời gian, và như vậy nó cung cấp dữ kiện cho lập kế hoạch cho các chương trình

sức khỏe. Dịch tễ học mô tả cũng còn là bước  đầu trong việc làm sáng tỏ các

nguyên nhân của bệnh vì đã nêu rõ ra các nhóm người có tỷ lệ mắc cao hoặc thấp

đối với một bệnh nhất định, và hình thành nên những giả thuyết về nguyên nhân, về

tại sao lại có sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh đó.

Bước tiếp theo của chu trình nghiên cứu dịch tễ học, là kiểm định những giả

thuyết hình thành từ các nghiên cứu mô tả bằng các nghiên cứu dịch tễ học phân

tích. Các nghiên cứu dịch tễ học phân tích không chỉ có nhiệm vụ xác định hoặc

loại bỏ giả thuyết đã nêu của nghiên cứu mô tả, mà còn mang lại những kết quả là

tiền đề cho những nghiên cứu mô tả khác để dẫn tới những giả thuyết mới thích hợp

hơn. Và sau đó các giả thiết mới này lại được kiểm định bằng những nghiên cứu

phân tích mới, cứ như thế chu trình nghiên cứu được tiếp tục đến khi kết hợp nhân

quả được xác lập gần nhất với chân lý. 

Sau khi giả thuyết  đề xuất từ các nghiên cứu mô tả  đã  được kiểm  định là

đúng bởi các nghiên cứu phân tích tiến hành trên quần thể,  thì người ta tiến hành

các nghiên cứu can thiệp nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp tác động vào

yếu tố nguy cơ nhằm làm giảm khả năng mắc hoặc chết do bệnh đó, thường là các

can thiệp tiêm phòng vắc xin, thay đổi hành vi, lối sống, hay các phương pháp điều

trị mới. 

Nếu các nghiên cứu dịch tễ học nêu trên mang lại những kết quả tin cậy và

có giá trị, cuối cùng người ta có thể xây dựng được các mô hình dịch tễ học về sự

xuất hiện, lan tràn và dự phòng bệnh trạng mà ta nghiên cứu.

 8 

Chu trình nghiên cứu dịch tễ học được trình bày trong hình dưới đây

5.2. Cách đề cập dịch tễ học

Nếu những người làm công tác chữa bệnh quan tâm đến từng người bệnh từ

chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe sau khi điều trị, thì những người làm công

tác dịch tễ học lại quan tâm đến các bệnh xảy ra trong cộng đồng, theo dõi sự diễn

biến của nó, và các biện pháp ngăn ngừa việc lan truyền bệnh.

Đề cập dịch tễ học là một quá trình lập luận qua nhiều bước nối tiếp nhau về

xác suất xuất hiện một sự kiện sức khoẻ, dựa trên những quan sát sự kiện không

phải trên một cá thể nhất định nào mà trên cả một quần thể. Trong các đề cập dịch

tễ học, một khái niệm cần được hiểu rõ đối với một hiện tượng sức khỏe của quần

thể không phải chỉ đơn giản là tổng các hiện tượng sức khoẻ của cá thể mà còn có

nhiều yếu tố khác chi phối vào nữa.

Các nghiên cứu quan sát là rất quan trọng trong dịch tễ học, cho nên cần coi

trọng quá trình lập luận này để có thể làm sáng tỏ các yếu tố nguyên nhân của bệnh,

từ đó xác định được mối quan hệ nhân quả giữa yếu tố nguy cơ và bệnh. Chuỗi lập

luận dịch tễ học gồm hai giai đoạn liên quan mật thiết với nhau:

Sự khác nhau giữa các cách đề cập lâm sàng và dịch tễ học được trình bày ở

bảng dưới đây:

Nghiên cứu 

mô tả

Nghiên cứu 

phân tích

Nghiên cứu can thiệp

Nghiên cứu thực 

nghiệm

Xây dựng mô hình

dịch tễ

Đánh giá

Hình thành giả

thiết nhân quả

Kiểm định

giả thiết

nhân quả 9 

Bảng 1: Sự khác nhau giữa các cách đề cập lâm sàng và dịch tễ học

  Đề cập lâm sàng  Đề cập dịch tễ học

Đối tượng Người bệnh Bệnh hay một hiện tượng sức khỏe

Nội dung Chẩn  đoán bệnh  ở

từng cá thể 

Xác định bệnh trong quần thể

Căn nguyên Làm bệnh nhân mắc Xuất hiện, lan truyền bệnh trong quần thể

Mục đích Người bệnh khỏi Khống chế thanh toán bệnh trong quần thể

Theo dõi Sức khỏe người bệnh Giám sát dịch tễ học, phân tích hiệu quả

của các biện pháp can thiệp ngăn ngừa

bệnh xuất hiện trong quần thể 

- Thu thập những thông tin dịch tễ học (có thể bổ sung với những thông tin

từ các môn học khác nữa như di truyền học, vi sinh vật học, hoá sinh học, môi sinh

học, xã hội học...) để làm sáng tỏ nguyên nhân của bệnh, và hình thành giả thuyết

về mối liên quan giữa yếu tố căn nguyên/yếu tố nguy cơ và bệnh.

- Xác định một kết hợp thống kê giữa phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ và bệnh.

Các phương pháp để xác định một kết hợp thống kê và suy luận sinh học của nó,

thường xuất phát trước hết từ những kết hợp giữa một yếu tố nguy cơ và bệnh dựa

trên các nghiên cứu ở các nhóm quần thể. Người ta tiến hành so sánh tỷ lệ mắc hoặc

chết đối với một bệnh nhất định nào đó ở những nhóm quần thể khác nhau, xem có

sự khác nhau không. Nếu có sự khác biệt về tỷ lệ mắc hoặc tỷ lệ chết, người ta có

thể quy cho những khác biệt về một số đặc đặc tính hay yếu tố nào đó, thường là 

những yếu tố nguy cơ về môi trường, về những thói quen sống của con người, về

những  đặc  điểm di truyền, nghĩa là có thể nghĩ  đến bất kỳ yếu tố nội sinh hoặc

ngoại sinh nào, nếu yếu tố này là khác biệt giữa các nhóm đem so sánh đó.

- Suy luận sinh học từ kết hợp thống kê đó. Sau khi đã khẳng định sự kết hợp

giữa một yếu tố nguy cơ và bệnh từ nghiên cứu, thì bước tiếp theo bao giờ cũng đi

tới việc xác định xem liệu kết hợp đó có phù hợp với các dữ kiện thu thập được, từ

các cá thể ở trong nhóm đó hay không, bằng cách tìm cách trả lời những câu hỏi

như: ở những người bệnh có gặp những đặc tính đó nhiều hơn những người không

có bệnh hay không? Hoặc ở những người có đặc tính đó, bệnh phát triển bệnh nhiều

hơn những người không có đặc tính đó hay không? Sự xác định từ những dữ kiện

của cá thể là rất cần thiết, vì nó sát với ý nghĩa sinh học hơn là những nghiên cứu từ

những dữ kiện theo nhóm.

5.3. Ví dụ minh hoạ về cách đề cập dịch tễ học: Fluor và bệnh sâu răng

Thí dụ kinh điển về đề cập dịch tễ học là mối quan hệ nhân quả giữa lượng

fluor trong nước ăn uống với bệnh sâu răng của các răng vĩnh viễn ở cả trẻ con và

người lớn. Người ta nhận thấy rằng bình thường ở nhiều vùng địa lý khác nhau bệnh 10 

sâu răng xảy ra không nhiều, song có một số vùng lại có tỷ lệ sâu răng rất cao. Từ

đó người ta tiến hành nghiên cứu về tất cả các yếu tố nguy cơ có thể có liên quan

đến căn nguyên của bệnh, song song với việc điều trị cho từng cá thể. 

Sau nhiều năm nghiên cứu người ta nhận thấy rằng ở những cộng đồng có

bệnh sâu răng thì lượng fluor ở trong nước  ăn rất thấp, thấp hơn nhiều lần trong

nước ăn uống ở cộng đồng không xảy ra sâu răng, và một giả thuyết nhân quả đã

được hình thành là "lượng fluor ở trong nước ăn uống phải chăng có liên quan đến

bệnh sâu răng" và tiến tới một giả thuyết về can thiệp là "có thể phòng ngừa bệnh

sâu răng có hiệu quả nếu ta chủ động đưa fluor vào nước ăn uống trong những vùng

mắc sâu răng nặng nề".

Người ta cũng đã tổ chức nghiên cứu ở hai cộng đồng tương tự nhau ở bang

New York là Newburgh (có cho fluor vào nước) và Kingston (làm nhóm chứng).

Hai cộng đồng đó được so sánh là như nhau về chỉ số sâu răng trước khi can thiệp,

Sau đó 10 năm và những năm sau nữa ở Newburgh hết hẳn bệnh sâu răng, và đề cập

dịch tễ học này đã được chứng minh về tính đúng đắn của nó.

6. DỊCH TỄ HỌC THỰC ĐỊA (Field Epidemiology)

6.1 Định nghĩa dịch tễ học thực địa 

-  Theo James Last (2001): Dịch tễ học thực  địa  được  định nghĩa là thực

hành dịch tễ học trên thực địa, có nghĩa là ở cộng đồng. Nó là điều tra các vụ dịch

và là công cụ cho việc thực hiện các biện pháp bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của

cộng đồng. (Last, 2001).

-  Theo Michael B. Gregg (2002): Dịch tễ học thực địa được định nghĩa là

thực hành dịch tễ học ở đúng nơi sảy ra sự việc, đúng thời gian. Thực hành dịch tễ

học bao gồm cả các chuyên ngành khoa học và kỹ thuật. Nó được ứng dụng khi

xuất hiện các vấn đề không mong đợi đòi hỏi phải đáp ứng ngay. Các nhà dịch tễ

học y tế công cộng phải đi đến và làm việc ở thực địa để hiểu ra vấn đề và giải

quyết các vấn đề. Dịch tễ học thực địa cũng chính là việc điều tra các vấn đề y tế

công cộng khẩn cấp cho các can thiệp kịp thời. Các nhà dịch tễ học là những thám

tử phát hiện bệnh tật.

-  Theo Tổ chức Y tế thế giới: Dịch tễ học thực địa được định nghĩa là nghiên

cứu sự phân bố và yếu tố quyết định bệnh trong dân cư với mục đích để hiểu biết,

điều trị và phòng ngừa bệnh. Dịch tễ học thực địa là ứng dụng  phương pháp dịch tễ

ở ngoài các cơ sở y tế,  là sự kết hợp giữa khoa học và kỹ thuật.

Đây là định nghĩa tương  đối đầy đủ và bao hàm các nội dung dịch tễ học

thực địa.

6.2. Các nội dung của dịch tễ học thực địa

Dịch tễ học thực địa bao gồm các nội dung sau: 11 

-  Các kỹ thuật cơ bản của dịch tễ học, bao gồm các nguyên lý dịch tễ học và

giám sát dịch tễ học, điều tra dịch tễ học và chọn mẫu.

-  Thu thập, phân tích, giải thích và trình bày số liệu.

-  Vai trò của sai số và nhiễu.

-  Thống kê sinh học và tin học.

-  Xét nghiệm và an toàn sinh học.

-  Các khía cạnh thực tế của điều tra dịch tễ học: Pháp lý, các vấn đề của hệ

thống y tế, luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, hỗ trợ phòng thí nghiệm.

-  Quản lý và lãnh đạo.

-  Phổ biến thông tin cho báo chí, cho người dân và cho các nhà khoa học.

6.3. Các mô hình đào tạo dịch tễ học trên thực địa

Thông tin dịch tễ học là rất cần thiết cho việc ra quyết định về mọi khía cạnh

của một chương trình hay dự án về sức khoẻ, bao gồm từ lập kế hoạch, giám sát,

theo dõi và đánh giá. Để đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực về y tế công cộng

(YTCC) nhiều nước đã có các chương trình đào tạo dựa trên thực địa về dịch tễ học

ứng dụng và YTCC. Mục tiêu chính của các chương trình này là đào tạo các cán bộ

dịch tễ học thực địa là những người có khả năng ứng dụng trên thực tế các phương

pháp dịch tễ học và các nguyên lý về YTCC vào việc giải quyết các vấn đề YTCC ở

đất nước của họ. Trên thế giới đã có rất nhiều mô hình đào tạo dịch tễ học trên thực

địa:

-  Chương trình đào tạo điều tra dịch (the Epidemic Intelligence Service of the

U.S. CDC,)

-  Chương trình  đào tạo dịch tễ học thực  địa (Field Epidemiology Training

Programs , FETPs), 

-  Chương trình đào tạo xét nghiệm và dịch tễ học (the Field Epidemiology and

Laboratory Training Program (FELTP) 

-  Trường YTCC không có tường (Public Health Schools Without Walls;

(PHSWOWs) 

-  Chương trình đào tạo dịch tễ học can thiệp châu Âu (European Programme

for Intervention Epidemiology Training (EPIET). 

-  Mạng lưới đào tạo về dịch tễ học và can thiệp YTCC (Training Programs in

Epidemiology and Public Health Interventions Network (TEPHINET), do

TCYTTG, CDC Hoa Kỳ và Quỹ Merieux hỗ trợ, với sự tham gia của 32 nước trên

thế giới. Được thành lập từ năm 1997, TEPHINET có mục tiêu sau:

1)  Nâng cao chất lượng của các đáp ứng đối với các tình trạng khẩn cấp về

YTCC. 12 

2)  Hỗ trợ và tăng cường các chương trình đào tạo dịch tễ học thực địa

3)  Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu  trong việc đáp ứng các vấn đề đe doạ

về YTCC

Sau khi học xong các khoá học về dịch tễ học thực địa, học viên phải có kiến

thức và kỹ năng trong các lĩnh vực sau: Dịch tễ học, thống kế sinh học, truyền

thông, kỹ thuật tin học, lãnh đạo và quản lý. Học viên học qua thực hành công việc

chủ yếu ở trên thực địa. Họ sẽ tiến hành các điều tra vụ dịch và điều tra trên thực

địa, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, thiết lập và đánh giá hệ thống giám

sát dịch tễ học. Họ cũng học cách ra quyết định  khi viết báo cáo và đề xuất các kiến

nghị sau khi điều tra dịch tễ học.

LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI

1.  Câu hỏi gợi ý thảo luận nhóm:

1.1 Cho biết những mục tiêu chuyên biệt của Dịch tễ học. Phân tích nội dung 

từng mục tiêu và liên hệ trong trường hợp các bệnh truyền nhiễm.

1.2 Mô tả chu trình nghiên cứu dịch tễ học. Liên hệ với nghiên cứu dịch tễ học

các bệnh truyền nhiễm.

1.3 Nêu và phân tích các nội dung của Dịch tễ học thực địa, những đặc thù của

Dịch tễ học thực địa so với Dịch tễ học chung.

2.  Bài tập thực hành: Không có.

 13 

Bài 2

TỔNG QUAN VỀ CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM MỚI NỔI

Mục tiêu:  

1.  Xác  định  được tầm quan trọng và nguyên nhân xuất hiện các bệnh

truyền nhiễm mới nổi;

2.  Trình bày và phân tích được những quan điểm và giải pháp về  phòng

chống bệnh truyền nhiễm mới nổi của Việt Nam, liên hệ với thực tế địa

phương.  

1. ĐỊNH NGHĨA

Trong khi cuộc chiến với các bệnh truyền nhiễm đã biết trước đây vẫn còn

tiếp diễn, các mối đe dọa bệnh tật mới lại xuất hiện. Mặc dù một số bệnh có thể

được dự phòng, chữa trị và thanh toán nhờ sử dụng kháng sinh, vắc xin, hóa chất và

các nỗ lực y tế khác nhưng một số bệnh mới lại xuất hiện như HIV/AIDS, bệnh

Lyme, Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), cúm A độc lực cao, nhiễm liên cầu

lợn Streptococcus suis, và một số thể bệnh than, lao kháng trị, sốt rét kháng thuốc

lại nổi lên đe dọa loài người, bất kể tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, điều kiện xã

hội, mức sống hay chủng tộc nào.

Bệnh truyền nhiễm mới nổi (emerging infectious disease - EID) là bệnh

truyển nhiễm mới xuất hiện trong một quần thể hoặc đã từng tồn tại nhưng có tỷ lệ

mắc tăng nhanh hoặc lan rộng sang các vùng địa dư mới và đe dọa tăng lên nhanh

chóng trong thời gian tới (Morse).

Các bệnh truyền nhiễm mới nổi này gây ra bởi sự đột biến hoặc biến đổi các

tác nhân hiện tại (như cúm A/ H5N1), hoặc chính là một bệnh đang lưu hành địa

phương lại lan rộng ra khu vực mới hoặc cộng đồng khác (như vi rút Tây sông Nin)

hay là một bệnh đã lưu hành trước đây nhưng nổi lên trở lại vì hiện tượng kháng

thuốc (như lao kháng trị).

2. TÌNH HÌNH CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM MỚI NỔI TRÊN THẾ GIỚI

VÀ VIỆT NAM

Kể từ thập niên 1970, nhiều bệnh truyền nhiễm mới nổi đã xuất hiện với tần

suất hơn một bệnh mỗi năm. Tổng cộng, gần 40 bệnh mới  được phát hiện trong

vòng 30 năm qua. Trong số những bệnh mới gây chú ý trên thế giới này phải kể đến

bệnh HIV/AIDS, SARS, cúm A/H5N1, nhiễm liên cầu lợn Streptococcus suis.

Một vụ dịch ở bất cứ nơi nào trên thế giới chỉ cần vài giờ đã có thể trở thành

mối đe dọa hiển nhiên cho một khu vực khác, và thậm chí trên toàn thế giới. Trong 14 

vòng 5 năm trở lại đây, tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO)

đã phải giải quyết hơn 1.100 vụ dịch bệnh lớn nhỏ trên toàn cầu. 

Hiểu biết về cơ chế bệnh sinh, đáp ứng miễn dịch, biện pháp điều trị, phòng

ngừa các bệnh mới nổi còn nhiều hạn chế, gây nhiều khó khăn cho việc kiểm soát,

can thiệp của ngành y tế do đó đòi hỏi nhiều công trình nghiên cứu quy mô về các

lĩnh vực này.

Các khám phá gần đây cho thấy một chủng vi rút gây ra hội chứng suy giảm

miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) đã nhiễm ở người ít nhất từ năm 1959 cho

thấy các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể lưu hành âm thầm hàng năm trước

khi nổi lên như một vấn đề y tế nổi trội trong xã hội.

Vào đầu những năm 1990, một vụ dịch Bạch hầu lớn tràn qua vùng đông Âu.

Do số lượng các ca mắc bệnh tăng cao kỷ lục trong 3 năm liền nên vụ dịch này

được coi là một tình trạng khẩn cấp mang tính toàn cầu. Năm 1980, tỷ lệ bệnh Bạch

hầu ở châu Âu chiếm ít hơn 1% trong tổng số các ca Bạch hầu trên toàn thế giới.

Vào năm 1994, gần 90% các trường hợp bệnh được ghi nhận đã xuất hiện tại đây.

Trong thập kỷ qua khu vực này cũng có sự gia tăng đáng kể bệnh Giang mai và các

bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục khác. Tại Cộng hoà Liên bang Nga những năm

từ 1989 - 1995 tỷ lệ bệnh Giang mai tăng lên 40 lần, trong khi đó tỷ lệ này ở các

quốc gia độc lập trong Cộng hoà Liên bang Nga tăng từ 15 đến 30 lần.

Ở các vùng khác, các thay đổi bất thường về thời tiết đã ảnh hưởng đến môi

trường sống của động vật và gây nên những bệnh mới tác động tới con người. Năm

1993, một vụ bùng phát dịch bệnh mới ở Mỹ - hội chứng viêm phổi do Hanta vi rút.

Bệnh xuất hiện do hạn hán  đã  đẩy loài gặm nhấm mang bệnh tiếp xúc với con

người. Có hơn 50 trường hợp mắc bệnh tại vài bang của Mỹ. Hơn 2/3 trong số đó đã

tử vong.

Tại châu Phi trong những năm từ 1996 - 1998,  đã có 300.000 trường hợp

mắc và 35.000 ca tử vong trong các vụ dịch viêm màng não. Những vụ dịch tả lớn

đã tấn công khu vực đông Phi với hàng vạn người nhiễm bệnh ở hơn 10 quốc gia.

Một đại dịch tả diễn ra trước đấy tại các nước châu Mỹ - vụ dịch đầu tiên trong

vòng một thập kỷ -  đã có hàng triệu ca mắc bệnh và khoảng 11.000 ca tử vong.

Năm 1992 một chủng Tả mới được phát hiện tại vịnh Bengal và đã lan ra 10 nước

khác.

Tại những vùng khác sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue cũng tăng lên do

sự phát triển tràn lan của muỗi, vật trung gian truyền bệnh, tạo ra những khu vực cư

trú mới của muỗi ở các nước châu Mỹ, một phần châu Phi và châu Á. Trong 40 năm

qua số lượng các ca mắc bệnh đã tăng lên ít nhất 20 lần. Và số lượng các ca sốt xuất

huyết Dengue - xảy ra sau khi mắc sốt Dengue lần thứ 2 hoặc lần thứ 3 - cũng tăng

lên so với các giai đoạn trước. Bệnh này hiện nay đã trở thành dịch lưu hành địa

phương tại nhiều quốc gia.  15 

Năm 1996, 7 nước châu Phi đã ghi nhận được các trường hợp tử vong do sốt

vàng, một loại bệnh sốt xuất huyết khác do vi rút, hiện đang lây lan tới nhiều khu

vực mới. 

Sự phát triển ồ ạt các loài gặm nhấm cũng như bệnh dịch hạch ở người đã

xuất hiện trong thập kỷ qua. Năm 1994 dịch hạch  ở người  đã tái xuất hiện  ở

Malawi, Mozambique và Ấn Độ sau 15 - 30 năm vắng bóng. Số ca nhiễm trong

dịch Rickettsia tại Burundi trong khoảng thời gian từ 1996-1998 lên tới 100.000 ca.

Trong quá khứ bệnh truyền nhiễm do chấy rận này xuất hiện trong thời kỳ chiến

tranh hoặc nạn đói.

Vào năm 1997, một chủng vi rút cúm gia cầm vốn chưa từng tấn công con

người đã gây tử vong cho một số bệnh nhân tại Hồng Kông. Vụ khủng hoảng này

làm dấy lên mối lo ngại về một đại dịch cúm tương tự như vụ dịch đã làm 20 triệu

người tử vong vào năm 1918. 

Cũng trong năm 1997, một chủng tụ cầu trùng vàng (Staphylococcus aureus)

kháng lại với vancomycin đã được ghi nhận tại Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trong trường

hợp không có thuốc thay thế vancomycin đã bị mất hiệu quả điều trị hoặc bệnh này

tiếp tục nổi lên và không thể khống chế thì một số bệnh tật trở nên vô phương cứu

chữa như các kỷ nguyên trước khi có kháng sinh.

Cuối năm 2002, hội chứng hô hấp cấp tính nặng (hay còn gọi là SARS) đã

xuất hiện, gây dịch trên phạm vi toàn cầu. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, 30 quốc

gia và 6 vùng lãnh thổ trên thế giới đã bùng nổ dịch SARS làm 249 ca mắc trong đó

có 219 nhân viên y tế. Dịch SARS lây lan nhanh và có số mắc và tử vong cao, ảnh

hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế xã hội của nhiều quốc gia, trong đó có

Việt Nam. Bằng quyết tâm cao độ và sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế  với các Bộ

ngành, sau 45 ngày tích cực dập dịch, ngày 28 tháng 4 năm 2003, Việt Nam đã công

bố khống chế thành công dịch SARS trong sự vui mừng và ca ngợi của bạn bè quốc

tế.

Lao kháng thuốc đang có chiều hướng gia tăng và là mối quan tâm hàng đầu

của những người làm công tác phòng chống lao hiện nay. Theo báo cáo dựa trên

thăm dò lớn về lao kháng thuốc toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố

ngày 26/2/2008, tỷ lệ nhiễm lao kháng nhiều thuốc hiện nay ở mức cao chưa từng

có. Mỗi năm có khoảng nửa triệu ca lao kháng nhiều thuốc (MDR-TB), theo ước

tính của WHO, khoảng 5% trong số 9 triệu ca nhiễm lao hàng năm. Cũng trong báo

cáo này, lần đầu tiên lao kháng thuốc cực mạnh (EDR-TB) được đề cập, đây là một

dạng gần như không chữa lành được. 

Hiện nay số liệu về lao kháng thuốc tại Việt Nam chưa có con số chính xác.

Nhưng với mức sống thấp và quá chật chội hiện nay tại các thành phố lớn, tỷ lệ

nhiễm lao kháng nhiều thuốc ở Việt Nam không phải là thấp.

 16 

3. NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM MỚI NỔI 

Các bệnh truyền nhiễm mới nổi được đặc biệt chú ý kể từ hai thập kỷ trở lại

đây do sự gia tăng các trường hợp kháng kháng sinh và phát hiện ra các tác nhân vi

sinh gây bệnh mới, đồng thời cũng ghi nhận thấy gia tăng sự phát tán bệnh tật vốn

dĩ trước đây chỉ xảy ra lẻ tẻ mang tính địa phương.

Mối quan hệ giữa bệnh truyền nhiễm và các thay đổi về kinh tế, chính trị và

xã hội  đã  được ghi nhận. Tại Hoa Kỳ vào năm 2001, việc sử dụng hóa chất và

kháng sinh quen thuộc đã tỏ ra không hữu hiệu trong việc khống chế tác hại của

việc phát tán vi khuẩn than qua thư tín như một loại vũ khí sinh học. 

Các nguyên nhân làm xuất hiện hoặc tái xuất hiện các bệnh mới nổi là rất

phức tạp. Mặc dầu các đặc tính của các vi sinh vật gây bệnh như sự biến đổi gen là

vô cùng quan trọng nhưng con người cũng có vai trò to lớn trong các bệnh mới nổi.

Toàn cầu hóa là một cơ hội lớn cho phát triển xã hội nhưng cũng là cơ hội cho lan

truyền và xuất hiện các bệnh mới nổi. Hành vi và tập quán sinh hoạt và sản xuất của

con người cũng cần được đặc biệt chú ý trong cuộc chiến chống lại các bệnh mới

nổi. Các yếu tố làm xuất hiện các bênh mới nổi có thể kể đến như sau:

-  Sự thích nghi của các vi sinh vật gây bệnh như các hiện tượng biến đổi gen

ở vi rút cúm A độc lực cao. 

-  Thay đổi khả năng đề kháng của cơ thể như các nhiễm trùng cơ hội xuất

hiện do suy giảm miễn dịch ở người bệnh nhiễm HIV/AIDS. 

-  Biến đổi khí hậu và thời tiết: Các bệnh do véc tơ truyền như bệnh sốt Tây

sông Nin do muỗi truyền đang phát triển mạnh vì hiện tượng trái đất đang

nóng lên.

-  Thay đổi trong sự phân bố cư dân và thương mại, ví dụ như đi lại, giao lưu

buôn bán làm cho bệnh SARS nhanh chóng lan tràn khắp thế giới.

-  Sự phát triển kinh tế, ví dụ như sử dụng kháng sinh bừa bãi trong chăn nuôi

có thể dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh nhanh chóng

-  Sự suy sụp của Hệ thống y tế dự phòng, ví dụ như tình trạng hiện tại ở

Zimbabue.

-  Nghèo đói và bất bình đẳng xã hội, ví dụ như bệnh lao là một vấn nạn tại

các khu vực thu nhập thấp.

-  Chiến tranh và nội chiến.

-  Khủng bố sinh học, ví dụ như vụ tấn công bằng vi khuẩn than năm 2001 tại

Hoa Kỳ.

-  Xây đập thủy lợi và các công trình xây dựng lớn: gây ra các biến đổi sinh

thái và là điều kiện thuận lợi cho gia tăng bệnh sốt rét và các bệnh do muỗi

truyền. 17 

4. MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM MỚI NỔI

4.1. Bệnh truyền nhiễm mới nổi nhóm A: Bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm

có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ

tác nhân gây bệnh.

 Bệnh mới nổi phân theo nhóm A

- Bệnh cúm độc lực cao (HPAI)

- Bệnh tả

- Bệnh dịch hạch

- Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS)

- Bệnh sốt Tây sông Nin

4.2. Bệnh truyền nhiễm mới nổi nhóm B: Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có

khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

 Bệnh mới nổi phân theo nhóm B

- HIV và AIDS

- Sốt Dengue

- Bệnh viêm gan siêu vi trùng (Viêm gan A,B,C,D,E)

- Bệnh lao

- Bệnh bạch hầu

- Bệnh viêm màng não tuỷ gây dịch

- Bệnh do liên cầu lợn ở người (Streptococcus suis)

4.3. Bệnh truyền nhiễm mới nổi nhóm C: Các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm,

khả năng lây truyền không nhanh.

 Bệnh mới nổi phân theo nhóm C

- Bệnh giang mai

- Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta

- Kháng kháng sinh.

5. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG LÊN SỰ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Do chưa hiểu biết hết về tác nhân gây bệnh, đường lây truyền cũng như các

phương pháp phòng và điều trị đặc hiệu, quần thể dân cư không có sẵn miễn dịch

với các bệnh mới nổi nên khi xuất hiện dịch bệnh, nếu không được can thiệp kịp

thời, chúng sẽ lây lan với tốc độ khủng khiếp, để lại hậu quả nặng nề và trở thành

hiểm họa của nhân loại. Các bệnh truyền nhiễm mới nổi đã đe dọa đến sự ổn định

bền vững của một quốc gia cũng như toàn thế giới.

Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo nếu xảy ra đại dịch cúm trên toàn cầu

thì trong vòng một năm sẽ ảnh hưởng tới một phần tư tổng dân số trên thế giới, dẫn

đến hệ thống y tế bị quá tải, mọi hoạt  động như sinh hoạt, kinh doanh, giao lưu 18 

buôn bán, du lịch sẽ bị ngưng trệ trên toàn cầu, tác động mạnh đến nền kinh tế cũng

như các hoạt động kinh tế xã hội và sức khoẻ nhân dân. Theo dự báo dân số của

Việt Nam là 82 triệu người, đại dịch cúm sẽ gây bệnh cho khoảng 16 triệu bệnh

nhân (20%), số tử vong khoảng 819.000 - 1.638.000 người (1 - 2%).

6. TÍNH CẤP BÁCH VÀ VIỆC CHUẨN BỊ, SẴN SÀNG  ĐỐI PHÓ VỚI

BỆNH TRUYỀN NHIỄM MỚI NỔI Ở VIỆT NAM

Mặc dầu chúng ta không biết trước được bệnh mới nổi cụ thể nào sẽ xảy ra ở

đâu và và thời điểm nào nhưng chúng ta vẫn đoan chắc rằng sớm muộn gì thì cũng

xảy ra.

 Các yếu tố môi trường, kỹ thuật và xã hội vẫn tiếp tục  ảnh hưởng lên các

bệnh truyền nhiễm toàn cầu, làm nổi lên các bệnh mới hoặc xuất hiện các thể mới

của các bệnh đã có như các dạng kháng trị. Các điều kiện sinh thái thuận lợi cho

việc phán tán nhanh các mầm bệnh bao gồm sự gia tăng đói nghèo và di dân vào

các đô thị; việc mở rộng giao lưu, qua lại biên giới như đi du lịch, làm việc, nhập

cư...; các tập quán chăn nuôi gia cầm gia súc thiếu an toàn sinh học; gia tăng số

người tiếp xúc với mầm bệnh; chế biến thức ăn không hợp vệ sinh đều cần được

thay đổi. Một số sự kiện y tế xảy ra gần đây cho thấy cần phải duy trì và nâng cao

năng lực của Hệ thống y tế nhằm đối phó có hiệu quả với tình hình dịch bệnh với

các biện pháp cụ thể như sau:

-  Duy trì hệ thống tổ chức, điều hành và phối hợp các Bộ, ngành để sẵn sàng

phát hiện và ứng phó với dịch bệnh. Xây dựng kế hoạch hành động sẵn sàng ứng

phó với dịch bệnh và định kỳ sửa đổi cho sát với tình hình thực tế.

-  Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát thông qua việc thường xuyên

nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ y tế dự phòng; trang bị, nâng

cấp cơ sở vật chất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và duy trì mạng lưới y tế

dự phòng sẵn có nhằm sớm phát hiện các ca bệnh đầu tiên và nhanh chóng đáp ứng

khống chế ổ dịch.

-  Kiểm dịch chặt chẽ, phát hiện và ngăn chặn không để dịch bệnh ngoại lai

xâm nhập.

-  Chuẩn bị vật tư, hậu cần cho công tác cách ly người lành mang mầm bệnh

và điều trị người bệnh như xây dựng khu cách ly, chuẩn bị các bệnh viện điều trị

được trang bị đủ phương tiện và thuốc điều trị hỗ trợ.

-  Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, dự báo dịch bệnh, tạo cơ sở

khoa học xây dựng các biện pháp phòng ngừa, điều trị và khống chế ổ dịch hiệu

quả.

-  Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm trao  đổi thông tin cũng như các biện

pháp phòng ngừa dịch bệnh. Tranh thủ sự giúp đỡ của các Chính phủ và tổ chức

quốc tế trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nổi. 19 

-  Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sức khỏe trong nhân dân để hướng dẫn

nhân dân phòng ngừa dịch bệnh và ổn định tâm lý nhân dân và xã hội một khi xảy

ra dịch bệnh mới, tạo sự đồng thuận áp dụng các biện pháp y tế để phòng chống

dịch bệnh có hiệu quả.

-  Phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hành  động

nhằm hạn chế các hoạt động sinh hoạt, sản xuất có nguy cơ cao trong việc phát sinh

các bệnh truyền nhiễm mới nổi.

LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI

1.  Câu hỏi gợi ý thảo luận nhóm:

1.1 Cho biết thực trạng bệnh truyền nhiễm mới nổi ở Việt Nam, nguyên nhân

xuất hiện, liên hệ với địa phương (tỉnh, huyện) của mỗi học viên.

1.2   Để phòng và chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi,  địa phương của

Anh/Chị đã có những giải pháp, biện pháp gì? Lấy ví dụ và Phân tích hiệu

quả.

2.  Bài tập thực hành:  Không có 20 

Bài 3

ĐO LƯỜNG TẦN SỐ BỆNH TRẠNG

Mục tiêu: 

1.  Tính được chính xác tỷ lệ hiện mắc của một bệnh. Vận dụng được các

thiết kế nghiên cứu khác nhau để thu được tỷ lệ hiện mắc điểm và tỷ lệ

hiện mắc kỳ.

2.  Tính được chính xác tỷ lệ mới mắc đối với một bệnh. Trình bày được ý

nghĩa của tỷ lệ mới mắc trong quần thể.

3.  Sử dụng  được các tỷ lệ chết trong thực hành chăm sóc sức khỏe ban

đầu.

4.  Liệt kê được các điều kiện cần có để số đo bệnh trạng được chính xác.

1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐO LƯỜNG TẦN SỐ BỆNH TRẠNG

1.1. Tỷ số

Tỷ số là một số đo để so sánh dữ kiện của 2 hiện tượng khác nhau, dưới dạng

một phân số:    với tử số và mẫu số có cùng một đơn vị đo và như vậy tỷ số không

có đơn vị đo. Tỷ số ít được dùng trong dịch tễ học (mà thường sử dụng các biến thể

của nó là tỷ lệ và tỷ suất) trong đó thường dùng nhất là tỷ lệ phần trăm.

1.2. Tỷ lệ

Tỷ lệ là một số đo tần số xuất hiện một hiện tượng sức khỏe. Trong dịch tễ

học, dân số học... tỷ lệ là một biểu thị tần số sự kiện xảy ra trong một quần thể nhất

định và trong một thời gian nhất định. Tỷ lệ được sử dụng nhiều trong việc so sánh

sự kiện giữa các quần thể khác nhau  ở thời gian khác nhau,  ở  địa phương khác

nhau, lớp người khác nhau... Tỷ lệ cũng được biểu thị dưới dạng một phân số, có tử

số, mẫu số, thời gian xuất hiện sự kiện và một hệ số là bội số của 10.

Tỷ lệ =   x  

Như vậy, tỷ lệ có dạng đơn giản: 

x k

Trong đó: 

- a là tần số xuất hiện sự kiện.

- b là tần số không xuất hiện sự kiện đó trong quần thể đó, trong thời gian đó.

- k thường nhận bội số của 10. 21 

Trong dịch tễ học thì ở mẫu số người ta thường sử dụng đơn vị thời gian -

người là phổ biến nhất, chính xác nhất.

1.3. Tỷ suất

Tỷ suất là một trị số có được khi ta đem chia một đại lượng này cho một đại

lượng khác. Đó là một dạng tổng quát của tỷ lệ, tỷ số, tỷ lệ phần trăm. Sự khác biệt

quan trọng giữa một tỷ lệ và tỷ suất là ở chỗ tử số của một tỷ lệ là một phần của

mẫu số (mẫu số có bao hàm tử số), còn tỷ suất thì không cần thiết phải có đặc trưng

này. Như vậy tỷ suất là một số để diễn tả sự liên quan giữa tử số và mẫu số, trong

khi cả tử số và mẫu số là những  đại lượng riêng biệt khác nhau, không có hiện

tượng số nọ nằm trong số kia. Không có một hạn chế tổng quát nào về số đo của tỷ

suất.

Đôi khi tỷ suất cũng có thể biến đổi để diễn tả dưới dạng tỷ lệ phần trăm,

nhưng trị số của nó có thể vượt quá 100.

Dạng đơn giản của tỷ suất là  , nhưng a và b là những số đo của 2 hiện tượng

khác nhau, không cùng một đơn vị đo.

2. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN CHO CÁC SỐ ĐO BỆNH TRẠNG ĐƯỢC CHÍNH XÁC

2.1. Quần thể

Là con số dùng làm mẫu số cho các số đo. Về ý nghĩa chặt chẽ của nó thì

quần thể bao gồm những cá thể có nguy cơ cao mắc bệnh nghiên cứu, như người ta

có thể quy định nguy cơ mắc tiêu chảy là quần thể trẻ em dưới 5 tuổi, nguy cơ mắc

ung thư phổi là quần thể những người nghiện thuốc lá.

Còn đối với các bệnh mà nguy cơ mắc không tập trung vào một nhóm cá thể

rõ rệt nào, và đây cũng là trường hợp thường hay được sử dụng phổ biến để tính các

tỷ lệ chung, thì quần thể có thể bao gồm tất cả mọi cá thể đang sinh sống trong quần

thể đó, vào thời gian đó. Như để tính tỷ lệ hiện mắc điểm thì mẫu số sẽ là số cá thể

có trong quần thể vào thời điểm nghiên cứu, còn đối với tỷ lệ hiện mắc kỳ, thường

tính trong một năm, thì có thể lấy quần thể là số cá thể có mặt vào ngày 30 tháng 6,

hoặc lấy số trung bình các cá thể có mặt vào ngày 01 tháng 01 năm trước và vào

ngày 01 tháng 01 năm tiếp theo.

2.2. Bệnh

Việc chẩn đoán bệnh phải rất chính xác, phải có những tiêu chuẩn rõ ràng, cụ

thể: những dấu hiệu, triệu chứng nào bắt buộc phải có, những triệu chứng nào bổ

sung cho chẩn đoán; kết quả cận lâm sàng nào bắt buộc phải có. Mỗi dấu hiệu, triệu

chứng, kết quả xét nghiệm đều phải có xác định mốc cụ thể (sốt bao nhiêu độ thân

nhiệt, huyết áp bao nhiêu mm Hg, đo vào lúc nào, đo bao nhiêu lần, phải cùng một

người  đo). Phải thật chắc chắn  để xếp loại các cá thể vào “có bệnh” và “không

bệnh” dù là các thông tin về hiện tượng sức khỏe này thu được trong những cuộc

thăm khám trực tiếp, hoặc từ các sổ sách y tế. 22 

2.3. Thời điểm phát bệnh

Xác định thời điểm phát bệnh là rất cần thiết trong việc tính các tỷ lệ mắc,

đặc biệt là tỷ lệ mới mắc. Một số bệnh có thể xác định được thời điểm phát bệnh

một cách dễ dàng như cúm, ngộ độc thực phẩm do tụ cầu, nhồi máu cơ tim cấp. Còn

lại với nhiều bệnh khác khó xác định hơn, đôi khi không xác định được chính xác,

thì có thể coi thời điểm biết được sớm nhất những triệu chứng khách quan là thời

điểm phát bệnh. Thí dụ như là đối với các bệnh ung thư thì thời điểm phát bệnh

được tính là lúc có chẩn  đoán chính xác, chứ không lấy thời  điểm sớm nhất ghi

nhận được các triệu chứng chủ quan hoặc thời điểm đến khám một thầy thuốc đa

khoa với chẩn đoán “nghi ung thư”; còn đối với bệnh tâm thần lại lấy thời điểm

phát bệnh là lần đầu tiên đến khám ở bệnh viện tâm thần và được chẩn đoán chính

thức, chứ không lấy thời điểm bắt đầu của lịch sử bệnh hoặc thời điểm bắt đầu quá

trình  điều trị; như  đối với chứng nghiện ma túy thì người ta lấy thời  điểm chích

heroin lần đầu tiên làm thời điểm phát bệnh.

2.4. Đặc điểm của tử số của tỷ lệ: Số người hoặc số sự kiện

Cần chú ý là trong một số trường hợp có quá một lần (hai lần trở lên) sự kiện

xảy ra trên cùng một người trong thời kỳ theo dõi nghiên cứu, điều này sẽ dẫn đến

hai thứ tỷ lệ mới đối với cùng một loại dữ kiện. Thí dụ: một người có thể bị cảm

lạnh nhiều lần trong một năm, nếu thời gian nghiên cứu kéo dài trong một năm thì

sẽ có hai tỷ lệ được tính:

a)         trong một năm theo dõi                  

b)        trong một năm theo dõi

Mỗi tỷ lệ kể trên cho ta một khái niệm:

          Tỷ lệ a cho ta xác suất của bất kỳ người nào trong quần thể có nguy cơ sẽ có

thể bị cảm lạnh trong một năm; Còn tỷ lệ b cho ta ước tính số lần có thể bị cảm lạnh

cho quần thể có nguy cơ trong một năm.

Khi số người và số sự kiện khác nhau như thế thì tử số phải được xác định rõ

ràng như trên. Còn khi không có đặc thù đó, thì thường tử số được tính là số người

bị mắc, và một tỷ lệ mắc như thế sẽ biểu thị xác suất mắc đối với một người.

2.5    Đặc điểm của mẫu số của tỷ lệ

Như đã nêu, mẫu số của tỷ lệ mới mắc là tổng số cá thể trong quần thể được

đếm một cách chính xác. Cần phải nhấn mạnh ở đây hai điểm chủ yếu có thể liên

quan đến mẫu số này khi tính tỷ lệ mới mắc. 23 

a) Vì số mới mắc phủ kín thời gian nghiên cứu, nên tổng số người trong quần

thể dễ dàng có những sự thay  đổi,  đôi khi có những thay  đổi  đáng kể, nhất là

khoảng thời gian nghiên cứu dài. Cách đơn giản nhất là đếm số người trong quần

thể vào thời điểm giữa của thời kỳ nghiên cứu. Đối với thời gian nghiên cứu là một

năm thì là số dân trong quần thể có vào ngày 30 tháng 6, hoặc lấy trung bình cộng

của số dân vào ngày 1 tháng 1 năm đó với số dân của quần thể đó vào ngày 1 tháng

1 năm tiếp theo.

b) Cũng vì số mới mắc bao gồm những trường hợp bệnh mới xuất hiện trong

suốt khoảng thời gian nghiên cứu đó, cho nên, một cách lý thuyết mà nói, thì chỉ

nên tính làm mẫu số những người có nguy cơ phát triển bệnh, nghĩa là lấy số người

trong quần thể có nguy  cơ làm mẫu số. Như vậy, mẫu số sẽ không bao gồm những

cá thể đã có bệnh nghiên cứu, không bao gồm những người không cảm nhiễm với

bệnh (vì hoặc là họ đã được miễn dịch tự nhiên chủ động hoặc nhân tạo chủ động

hoặc bị động). Thông thường thì sự điều chỉnh đó đối với mẫu số không nên làm

đối với các bệnh có tần số thấp, đặc biệt là các bệnh hiếm, và nghiên cứu được tiến

hành trên một quẩn thể lớn, vì sự điều chỉnh ở mẫu số này sẽ làm sai lệch kết quả về

phương diện thống kê. Tuy nhiên, nếu sự kiện đó là chung, hoặc nếu muốn một sự

chính xác nhất định nào đó, hoặc nếu có cả hai vấn đề đó, thì mẫu số có thể được

điều chỉnh đến số người có nguy cơ mà thôi.

Thí dụ: Muốn khảo sát hiệu lực của vắc xin sởi ở nhóm trẻ 6 tuổi thì chỉ nên

bao gồm trong mẫu số những trẻ còn cảm nhiễm thôi. Cho nên trong các thử

nghiệm về vắc xin sởi thì các trẻ đã có kháng thể lúc bắt đầu tiến hành thử nghiệm

đều được loại trừ ra khỏi mẫu số hoặc từ lúc thiết kế nghiên cứu hoặc khi phân tích

kết quả, vì chúng ở vào trong diện quần thể không có nguy cơ mắc sởi; ngược lại,

nếu tính tỷ lệ hiện mắc thì mẫu số lại phải bao gồm cả quần thể chung nghĩa là cả số

trẻ không có nguy cơ kể trên, vì tỷ số của tỷ lệ hiện mắc có chứa cả các trường hợp

bệnh cũ và mới.

2.6.  Thời gian quan sát

Chúng ta đã xác định là tỷ lệ luôn luôn phải bao phủ một khoảng thời gian

nhất định, thường là một năm, nhưng cũng có thể một khoảng thời gian dài ngắn bất

kỳ nào. Nói chung khoảng thời gian đó phải đủ dài để có thể đảm bảo sự ổn định

của tử số khi tính tỷ lệ mắc, thí dụ một bệnh có chu kỳ thì thời gian quan sát phải

bao gồm ít nhất cả chu kỳ đó là chính xác nhất. Đối với các bệnh có tần số thấp, thì

việc tính các tỷ lệ mới mắc phải bao gồm ở tử số tổng dồn các trường hợp mới mắc

của một số năm; trong trường hợp như thế này thì vấn đề quan trọng là phải làm

như thế nào để có số đo của mẫu số chính xác, nếu có thể thì mẫu số rút ra từ năm

điều tra dân số hoặc vào những năm của cuộc điều tra dân số. 24 

Đối với quần thể lớn như một tỉnh hoặc một thành phố, thì tỷ lệ mới mắc

trung bình hàng năm được tính như sau:    

 x  

Ở một quần thể lớn như vậy, thì không nên điều chỉnh mẫu số bằng cách chỉ

tính số người có nguy cơ. Thí dụ như đối với bệnh lao phổi của một tỉnh một thành

phố thì dùng ngay số dân trong điều tra dân số làm mẫu số mà không cần điều chỉnh

bằng cách trừ những người đã mắc lao phổi ra.

Còn đối với một quần thể nhỏ, mà quan sát lại tiến hành trong một khoảng

thời gian ngắn, như khi nghiên cứu trong một nhà máy, một trường học, một gia

đình trong một năm thì tử số của tỷ lệ mới mắc cần phải là số chính xác của các

trường hợp mới mắc, và mẫu số của nó phải bao gồm chỉ những người không mắc ở

lúc ban đầu của khoảng thời gian đó.

Một trường hợp đặc biệt, khi thời gian quan sát là thời gian xảy ra trọn vẹn

một vụ bùng nổ, thì tỷ lệ mới mắc được dùng dưới một thuật ngữ riêng là tỷ lệ tấn

công.

Một trường hợp đặc biệt nữa là khi trong một nghiên cứu có bao gồm những

thời khoảng quan sát không bằng nhau đối với những cá thể khác nhau (không cùng

vào nghiên cứu, và/hoặc không cùng ra khỏi nghiên cứu cùng một lúc) thì mẫu số

của tỷ lệ sẽ dùng làm đơn vị thời gian – người, trong việc tính tỷ lệ mới mắc dưới

dạng mật độ mới mắc. Việc sử dụng mẫu số là thời gian – người, chỉ có giá trị khi

có ba điều kiện sau:

- Nguy cơ mắc (hoặc chết) là ổn định trong suốt thời gian nghiên cứu.

- Tỷ lệ mắc (hoặc chết) trong số những người không theo dõi  được cũng

tương tự như tỷ lệ mắc (hoặc chết) trong số những người theo dõi được. Điều kiện

này là rất quan trọng, vì nếu tỷ lệ trong số những người bỏ cuộc lớn hơn trong số

những người ở lại nghiên cứu thì nguy cơ thực tế sẽ bị ước lượng non đi, và ngược

lại. Cho nên tốt hơn hết là đảm bảo được số người dự nghiên cứu là theo dõi được

từ đầu đến cuối. Nếu không theo dõi được hoàn toàn, thì có thể tính tỷ lệ theo cả 2

cực của khả năng, dựa trên một mặt được giả định là những người bỏ cuộc có quá

trình tin cậy như những người còn dự cuộc, còn mặt khác về phía ngược lại, và giá

trị thực phải nằm giữa 2 cực đó.

- Nếu bệnh nghiên cứu gây chết nhanh chóng, đến nỗi một vài người được

quan sát không đủ một đơn vị thời gian-người, đã chết, thì tỷ lệ ước lượng sẽ bị cao

vọt lên một cách giả tạo, vì mỗi trường hợp đó được tính là một trường hợp mới,

nghĩa là một đơn vị ở tử số, trong khi lại không đủ một đơn vị thời gian-người ở

mẫu số. Trường hợp như thế, thì hoặc phải điều chỉnh đơn vị thời gian-người theo 25 

dõi thích hợp, hoặc sử dụng phép nội suy thích hợp cho phép.

3. CÁC SỐ ĐO BỆNH TRẠNG THƯỜNG DÙNG

3.1.  Số hiện mắc và tỷ lệ hiện mắc

Số hiện mắc của một bệnh nhất định bao gồm tất cả số cá thể hiện đang có

bệnh  đó, mà ta có thể  đếm  được trong một quần thể  ở một thời  điểm nhất  định

(nghiên cứu ngang) hoặc trong một khoảng thời gian nhất  định (các nghiên cứu

dọc).

Tỷ lệ hiện mắc sẽ có được bằng cách đem số hiện mắc chia cho tổng số cá

thể của quần thể có nguy cơ, hoặc quần thể định danh tùy mục tiêu của nghiên cứu.

Có hai số đo của tỷ lệ hiện mắc.

a)  Tỷ lệ hiện mắc điểm (P điểm – Point Prevalence Rate)

Tỷ lệ hiện mắc điểm thu thập được khi tiến hành một nghiên cứu ngang, nó

cho biết chính xác tỷ lệ bệnh trong quần thể  ở vào một thời  điểm nhất  định khi

nghiên cứu. Vì là một tỷ lệ, nên dấu hiệu thời  điểm phải nêu kèm theo: Thí dụ

người ta nói tỷ lệ hiện mắc bạch hầu trong số trẻ 5 tuổi của một huyện vào ngày 31-

12 là x/1.000 chẳng hạn.

     P điểm =  

Gọi là thời  điểm để cho dễ hình dung nhưng trên thực tế thời điểm ở đây

được hiểu là một thời gian ngắn: một ngày, một tuần, 2 tuần.

b) Tỷ lệ hiện mắc kỳ (P kỳ - Period Prevalence Rate )

Tỷ lệ hiện mắc kỳ được thiết lập khi tiến hành một cuộc nghiên cứu dọc (dù

là nghiên cứu hồi cứu hay tương lai) trong đó tử số  của tỷ lệ là tất cả mọi trường

hợp bệnh bắt gặp trong thời gian nghiên cứu (mà không cần xác định thời điểm phát

bệnh của họ) còn mẫu số, như trên đã nói, là số trung bình của tổng số các cá thể có

trong quần thể nghiên cứu đại diện cho tổng số cá thể của quần thể trong suốt thời

kỳ nghiên cứu.

      P kỳ =  

Tỷ lệ hiện mắc kỳ là một tỷ lệ được dùng khá phổ biến, vẫn cần nhớ là khi

nói tỷ lệ hiện mắc bao giờ cũng phải xác định thời gian kèm theo, nếu không sẽ

không có nghĩa là gì cả. Thí dụ người ta nói: Tỷ lệ mắc lỵ trực khuẩn ở một huyện

trong năm 1990 là x/1.000 chẳng hạn, mới có ý nghĩa.

3.2. Số mới mắc và tỷ lệ mới mắc

Có nhiều ý nghĩa hơn, nhiều ứng dụng thiết thực hơn trong dịch tễ học là số

mới mắc và tỷ lệ mới mắc. 26 

Người ta chỉ thu được số mới mắc khi tiến hành một cuộc nghiên cứu dọc

(còn các nghiên cứu ngang thì chỉ có thể thu được số hiện mắc, cho nên người ta

còn gọi nghiên cứu ngang là nghiên cứu hiện mắc) nghĩa là một nghiên cứu được

tiến hành trong một khoảng thời gian dài, mà trong khoảng thời gian đó người ta chỉ

đếm số mới mắc, nghĩa là số người bệnh có thời điểm phát bệnh nằm trong khoảng

thời gian nghiên cứu (chứ không bao gồm số có mắc bệnh nhưng thời điểm phát

bệnh xảy ra trước thời điểm bắt đầu của thời gian nghiên cứu).

Đem số mới mắc này chia cho tổng số cá thể đại diện cho cá thể của quần thể

nghiên cứu trong khoảng thời gian nghiên cứu, sẽ được tỷ lệ mới mắc.

Tỷ lệ mới mắc được biểu thị dưới nhiều dạng khác nhau, tùy theo tính chất

và mục tiêu của nghiên cứu.

a)  Tỷ lệ tấn công:

Tỷ lệ tấn công là một biểu hiện riêng của tỷ lệ mới mắc trong một trường hợp

đặc biệt: Sự kiện xảy ra trong một thời gian ngắn (thí dụ như đợt nhiễm độc thức ăn,

một vụ nổ nguyên tử) mà ngoài thời gian đó có số mắc rất ít trong quần thể, về việc

theo dõi nhận biết các trường hợp bệnh đó là không chính xác.

 Tỷ lệ tấn công =  

Ngoài ra, tỷ lệ tấn công còn diễn tả tỷ lệ mới mắc trong một độ tuổi mà bệnh

chỉ xuất hiện ở độ tuổi đó, hoặc số mới mắc trong một thời gian nhất định được ấn

định sẵn. Thí dụ người ta có thể nêu tỷ lệ mới mắc đối với một bệnh nghề nghiệp

cho tất cả mọi công nhân làm nghề nghiệp đó từ 20 - 65 tuổi, là thời gian tối đa có

thể tiếp xúc với yếu tố nguy cơ trong  đời nghề nghiệp của họ. Còn trong những

trường hợp bệnh chưa biết được căn nguyên, thì tỷ lệ tấn công có thể được tính là tỷ

lệ mắc trong suốt đời.

b)  Tốc độ mới mắc:

Tốc độ mới mắc được nêu bằng các tỷ lệ mới mắc trong những khoảng thời

gian bằng nhau được coi là đơn vị thời gian để tính tỷ lệ mới mắc. Tùy diễn biến

của bệnh mà đơn vị thời gian để tính có thể là ngày, tuần lễ, hoặc tháng. Khi đem so

sánh các tỷ lệ mới mắc theo đơn vị thời gian này, sẽ có khái niệm về tốc độ mới

mắc của bệnh, so với sự thay đổi về tỷ lệ mới mắc của bệnh đó theo cùng đơn vị

thời gian, của quần thể đó vào thời gian trước, hoặc có thể so với sự thay đổi về tỷ

lệ mới mắc của bệnh đó theo cùng đơn vị thời gian của một quần thể khác vào thời

gian đó, hoặc còn có thể đem so sánh với tốc độ của một bệnh khác vào quần thể

đó, tùy theo những kết luận muốn có.

c)  Tỷ lệ mới mắc:

Tỷ lệ này được dùng nhiều nhất, đối với bất kỳ bệnh trạng nào, xảy ra như

thế nào là thuộc hai dạng sau đây: tỷ lệ mới mắc tích lũy và mật độ mới mắc. 27 

+ Số mới mắc tích lũy  (Cumulative Incidence, viết tắt là CI) bao giờ cũng

được biểu thị dưới dạng tỷ lệ: Tỷ lệ mới mắc tích lũy (Cumulative Incidence Rate,

cũng thường viết tắt là CI) được tính bằng cách đếm số mới mắc tích lũy được trong

các đơn vị thời gian phủ kín khoảng thời gian nghiên cứu, lấy làm tử số, còn mẫu số

là tổng số cá thể có trong quần thể suốt thời gian nghiên cứu.

           CI =  

Tỷ lệ mới mắc tích lũy như vậy, ngoài ý nghĩa chung của tỷ lệ mới mắc, còn

cung cấp một ước lượng của xác suất mà một cá thể trong quần thể sẽ có thể phát

triển bệnh trong một khoảng thời gian nhất định.

Thí dụ: Trong nghiên cứu về kết hợp giữa nhiễm khuẩn niệu với việc dùng

viên tránh thai OC, người ta đã theo dõi 2.390 phụ nữ 16 - 49 tuổi được thăm khám

xác định ban đầu là không có nhiễm khuẩn niệu, trong đó có 482 phụ nữ có dùng

viên tránh thai từ năm 1973, đến 1976 kiểm tra lại, thấy có xuất hiện trong số này

27 người có phát triển nhiễm khuẩn niệu. Tỷ lệ mới mắc tích lũy của nhiễm khuẩn

niệu do việc dùng viên OC sau 3 năm là:                     

CI = 27/482 = 5,6% trong 3 năm

     = (27:3)/482 = 1,87% trong một năm (Có thể tính ra sau 6 tháng, 10 năm).

Người bệnh 

      số 1

2

3

4

5

6                            

7   

8

9

         10          1       2     3      4     5     6     7     8     9     10    11    12  tháng

Hình 1. Quá trình một bệnh mạn tính nhiều đợt phải lại trên 10 bệnh nhân,

trên 1.000 người.

-  Tỷ lệ hiện mắc điểm vào ngày 01-01 : 4/1000 (1-7-8-10)

-  Tỷ lệ hiện mắc kỳ của cả năm            : 10/1000 28 

-  Tỷ lệ hiện mắc đợt đầu vào 01-4        : 5/1000 (1-3-4-7-10)

-  Tỷ lệ hiện mắc phải lại vào 01-10      : 4/1000 (3-5-6-8)

-  Tỷ lệ hiện mắc điểm vào 01-11          : 7/1000 (2-3-5-6-7-8-9)

-  Tỷ lệ mới mắc trong năm                   : 4/1000 (2-3-4-9)

-  Tỷ lệ mới phải lại trong năm              : 8/1000 (1-3(2)-5-6-8(2)-10)

-  Tỷ lệ hiện phải lại vào 30-01              : Không

(Các trường hợp 1-7-8-10 biểu thị mắc  đợt  đầu vào thời  điểm trước năm

nghiên cứu.)

+ Mật độ mới mắc (Incidence Density, viết tắt là ID) cũng được biểu thị dưới

dạng tỷ lệ, gọi là tỷ lệ mật độ mới mắc (incidence density rate, cũng thường viết tắt

là IDR). Tỷ lệ mật độ mới mắc có được khi người ta ước lượng một tỷ lệ mới mắc

trung bình trong một đơn vị thời gian (giống như khi tính vận tốc tức thời của một

xe như là ước lượng trung bình của tốc độ xe đó theo đơn vị thời gian) bằng cách

thiết lập một phân số mà tử số là số trường hợp mới mắc và mẫu số là tổng số đơn

vị thời gian theo dõi được đối với từng cá thể trong quần thể nghiên cứu suốt trong

thời khoảng nghiên cứu đó. Đơn vị của mẫu số như vậy là thời gian - người (cụ thể

là: năm-người khi theo dõi một năm đối với một người, hoặc tháng - người khi theo

dõi một tháng đối với 1 người)

ID  =  

Thí dụ: một thuần tập 101 người được theo dõi trong 2 năm , trong quá tình

theo dõi đó thấy 99 người không biểu hiện bệnh, và có hai người mới mắc có thời

điểm phát hiện bệnh chính xác vào ngày chính giữa thời gian theo dõi, thì tổng số

thời gian theo dõi thuần tập này sẽ là (2 năm x 99 người) + (1 năm x 2 người)= 200

năm-người trong đó có hai trường hợp mới mắc; vậy IDR sẽ là 2/200 năm-người

hay 1/100=0,01=10.10-3

năm - người.

Tỷ lệ mật độ mới mắc như vậy được coi là phương pháp tính tỷ lệ tức thời

của sự phát triển bệnh trong một quần thể. Nó rất có ích và tiện lợi trong dịch tễ

học, vì trên thực tế những người dự cuộc có thể không cùng vào nghiên cứu một

lúc, cũng có thể thôi không tham dự nghiên cứu cùng một lúc, nghĩa là thời gian

theo dõi nghiên cứu đối với tất cả mọi người dự cuộc không đồng đều bằng nhau,

do đó có thể tính tỷ lệ mới mắc vào lúc toàn bộ quần thể đã cung cấp xong thông tin

cần thiết, mà không bắt buộc phải xong cùng một lúc. Hơn nữa với đơn vị thời gian

- người, người ta có thể có nhiều cách thực hiện: nếu đơn vị là năm - người chẳng

hạn, thì trong một nghiên cứu chúng ta đã theo dõi được 100 năm-người, thì điều đó

có nghĩa là đã theo dõi được 100 năm đối với 1 người, hoặc đã được 10 năm đối với 29 

10 người, hoặc đã được 50 năm đối với 2 người hoặc đã được 1 năm đối với 100

người.

Thí dụ có một nghiên cứu theo dõi 5 năm thấy (hình dưới):

Ta có:     ID  = 2/18 năm-người

                       = 22/100 năm-người

3.3. Liên quan giữa tỷ lệ hiện mắc P và tỷ lệ mới mắc I

a) Khái niệm về bệnh kỳ và bệnh có tình hình dừng.

Người ta gọi là bệnh kỳ thời gian kéo dài từ thời điểm phát bệnh đến thời

điểm kết thúc bệnh bằng khỏi hoặc chết. Những bệnh có bệnh kỳ tương đối ổn định,

không thay đổi mấy (do chưa có những can thiệp hữu hiệu của ngành y tế chẳng

hạn) là những bệnh có tình hình dừng.

b)   Đối với những bệnh có tình hình dừng như vậy thì có thể thiết lập mối

liên quan giữa tỷ lệ hiện mắc P và tỷ lệ mới mắc I như sau:

- Nếu mà P thấp dưới 10%, thì có:

                 P = I x D

trong đó D là bệnh kỳ của bệnh

- Nếu mà P cao đến 10% trở lên, thì có:

                          P  =  

Thí dụ 1: Một bệnh ung thư có tỷ lệ mới mắc I = 60/105

 được chẩn đoán mỗi

năm, biết rằng D của bệnh là 2 năm, thì tỷ lệ hiện mắc P sẽ là 60 x 2/105

 mỗi năm,

nghĩa là mỗi 100.000 người có số trường hợp cần điều trị mọi lúc trong năm sẽ là

120.

Thí dụ 2: I = 50 trường hợp/tháng

P = lúc nào cũng có 10 người bệnh nằm điều trị ở bệnh viện.

Thì D = 10/50 =0,2 tháng = 6 ngày

Bắt đầu NC                                                           Kết thúc NC

   1                                     O                                                                           Tổng thời gian theo dõi

   2                                                      x                                                           2,      năm-người

   3                                                                                                                             3,      năm-người

   4                                                                          ∆                                               5,      năm-người

   5                                                                                   X                                     3,5    năm-người 

                                                                                                                                 4,5    năm-người

                                                                                                                             18,0   năm-người

   O:   Chết

   ∆:    Bỏ cuộc

   X:   Phát triển bệnh 30 

Sự liên quan này nhắc chúng ta một điều quan trọng là, nếu muốn giảm tỷ lệ

hiện mắc thì có thể thực hiện biện pháp:

- Hoặc làm giảm số mới mắc (chống dịch hữu hiệu, như bảo vệ khối cảm

nhiễm, cắt đứt đường truyền nhiễm, không để xuất hiện những trường hợp

bệnh mới, có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu).

- Hoặc giảm bệnh kỳ (có biện pháp điều trị tốt, rút ngắn thời gian điều trị,

tăng cường sức khỏe nhân dân)

- Hoặc tiến hành cả hai biện pháp này.

Ngược lại, người ta đã thành công trong việc giữ cho các trẻ mắc rối loạn

sinh dục sống lâu hơn trước, do đó tỷ lệ hiện mắc chứng này ngày càng cao.

3.4. Liên quan giữa tỷ lệ mới mắc tích lũy CI và mật độ mới mắc ID

a) Khái niệm về thời kỳ phơi nhiễm:

Thời gian phơi nhiễm L được tính là thời gian kể từ khi bắt đầu phơi nhiễm

với các yếu tố nguy cơ đến thời điểm phát hiện bệnh, nó chính là thời gian-đáp ứng

đối với liều-đáp ứng tối thiểu, nó tương đương với thời kỳ ủ bệnh quen thuộc trong

các bệnh truyền nhiễm.

b)  Đối với những bệnh có ID thấp (Thời gian nghiên cứu chỉ cần ngắn cũng

đủ) và nguy cơ ước lượng cũng thấp, thì có:

                  ID  =  

Thí dụ: một bệnh có CI= 1,87% trong 1 năm, mà thời kỳ phơi nhiễm L=1

năm thì ID=0,0187 năm-người.

3.5. Sử dụng tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ mới mắc trong dịch tễ học - Ý nghĩa của

chúng

Tỷ lệ mới mắc là một chỉ số quan trọng cho các nhu cầu phòng bệnh, rất có

ích cho các bệnh cấp tính, và cho cả các bệnh mạn tính. Nó còn cho phép đánh giá

hiệu lực của các biện pháp y tế đã đáp ứng trong quần thể: Nếu các biện pháp có

hiệu lực (đối với từng cá thể và cả quần thể) thì tỷ lệ mới mắc sẽ giảm đi.

Còn có sự liên quan giữa tỷ lệ và bệnh kỳ: nếu bệnh kỳ dài, mà tỷ lệ mới mắc

giảm đến hết trùng với lúc có tỷ lệ hiện mắc cao thì vẫn có nghĩa là sự lan tràn của

quá trình bệnh trong quần thể đã kết thúc, mặc dù lúc đó tỷ lệ hiện mắc vẫn còn cao.

Tỷ lệ mới mắc còn có ích trong quá trình đánh giá một hiện tượng mắc hàng

loạt: nếu có thể đối chiếu với đỉnh cao nhất của nguy cơ (xảy ra trong quá khứ) với

đỉnh cao của tỷ lệ mới mắc, có thể biết được ước lượng của thời kỳ ủ bệnh hoặc thời

kỳ tiềm tàng của bệnh, thời gian tiếp xúc, và cùng với thông tin khác về dịch tễ, có

thể cho ta đánh giá một cách logic quá trình mắc hàng loạt đó và áp dụng những

phương pháp hợp lý và hữu hiệu trong giám sát bệnh hàng loạt. 31 

Tóm lại, nghiên cứu về tỷ lệ mới mắc rất có ích cho việc đánh giá nguy cơ

phát triển bệnh theo thời gian, cho việc nghiên cứu chứng minh vai trò của các yếu

tố nguy cơ nghi ngờ một cách sát hợp và có hiệu quả.

Còn tỷ lệ hiện mắc được dùng để:

- Đánh giá sức khỏe quần thể đối với một bệnh.

- Lập dự án về các nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho quần thể (số cán bộ, số

giường bệnh).

- Khai thác các quan hệ nhân - quả (thí dụ trong việc tính cỡ mẫu sẽ nhanh

chóng và sát hợp nếu căn cứ vào số hiện mắc).

Nhưng cũng chính ở đây, đối với những trường hợp cụ thể cần cân nhắc thận

trọng, vì số hiện mắc là được xác định bởi 2 lưới yếu tố: Yếu tố xuất hiện bệnh và

yếu tố trầm trọng của bệnh, nếu không được cân nhắc đầy đủ có thể dẫn nghiên cứu

đến những kết luận sai lầm. Thí dụ trong một nghiên cứu về kết hợp giữa bệnh bạch

cầu cấp và sự hiện diện của kháng nguyên bạch cầu HL-A2 của người thấy: nghiên

cứu với số hiện mắc thì thấy rằng kháng nguyên HL-A2 là rất phổ biến ở nhóm bệnh

hơn là ở nhóm đối chứng, dẫn các tác giả tới kết luận rằng sự có mặt của kháng

nguyên này làm tăng khả năng xuất hiện bạch cầu cấp, nhưng ở một số khác căn cứ

vào số mới mắc, lại thấy rằng sự kết hợp bạch cầu cấp với kháng nguyên đó là ở

nghiên cứu trên đây (căn cứ vào số hiện mắc) là do bao gồm cả vào trong số có

kháng nguyên HL-A2 những người sống sót vì bạch cầu cấp, chứ thực ra không phải

là sự có mặt của kháng nguyên HL-A2 đơn thuần nói lên một sự gia tăng của nguy

cơ phát triển bệnh bạch cầu cấp, vì sự có mặt của kháng nguyên HL-A2 trong

nghiên cứu với số hiện mắc phản ánh hậu quả của tiên lượng hơn là các nguyên tố

căn nguyên. Rõ ràng hai vấn đề đó là khác nhau: trong khi các nghiên cứu với số

hiện mắc để khai thác các yếu tố tiên lượng như vậy là rất quan trọng, thì nó lại

không phải là các mục đích chính của các nghiên cứu thiết kế để đánh giá các yếu tố

căn nguyên có thể khai thác ra, hơn nữa ở đây cũng như nhiều bệnh khác, song rất

khó xác định rõ ràng tiền sử phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ ở các số hiện mắc, nhất

là ở các bệnh có bệnh kỳ dài, vì thường bản thân của quá trình bệnh là kết quả của

những thay đổi, nhiều khi rất sâu sắc và phức tạp, của rất nhiều biến biết được và

nhiều biến hiện chưa được biết, cho nên các nghiên cứu với số mới mắc sẽ thuận lợi

và chính xác, vì nó sẽ cung cấp rõ ràng hơn về quá trình phát triển của bệnh liên

quan như thế nào với những phơi nhiễm trước đó một cách dễ dàng hơn.

5. MỘT VÀI ĐIỂM VỀ TỶ LỆ CHẾT

Đối với bất kỳ một bệnh trạng nào, ngoài việc xác định các tỷ lệ mắc, còn

phải nghiên cứu tỷ lệ chết nữa, để bổ sung cho việc nhận định sức khỏe của cộng

đồng được sát hợp hơn. 32 

5.1. Một số tỷ lệ chết chủ yếu:

a)  Tỷ lệ chết thô CDR (Crude Death Rate):

CDR  =  

Nếu thời gian là một năm, thì thường người ta tính số dân trung bình bằng

cách lấy số dân vào giữa năm (ngày 30-6 hàng năm).

Tỷ lệ chết thô dễ tính, nó phản ánh nguy cơ chết cho cả một quần thể, nên

thường được dùng để so sánh nguy cơ chết của các quần thể khác nhau trong cùng

một giai  đoạn khác nhau của một quần thể (với  điều kiện cấu trúc dân số chung

không khác nhau ở các quần thể đem so sánh, và ở quần thể đem so sánh ở các giai

đoạn khác nhau).

b)  Tỷ lệ chết vì một bệnh MR (Mortality Rate)

MR  =     x   100000

c)  Tỷ lệ chết/bệnh CFR (Case Fatality Rate)

CFR  =     x   100

d)  Tỷ lệ chết chu sinh PMR (Perinatal Mortality Rate)

Số chết chu sinh được tính là số trẻ chết khi còn trong bụng mẹ được 28 tuần

lễ rồi, đến khi sinh ra được dưới 1 tuần lễ.

e)  Tỷ lệ chết sơ sinh NMR (Neonatal Mortality Rate):

5.2. Sử dụng các tỷ lệ chết.

Có thể sử dụng các tỷ lệ chết để:

- So sánh đánh giá sức khỏe cộng đồng

- Đánh giá nhu cầu sức khỏe cộng đồng

- Xác định ưu tiên các chương trình hành động

PMR =

NMR = 33 

- Xây dựng và củng cố tổ chức chăm sóc sức khỏe cộng đồng

- Xếp loại tầm quan trọng các bệnh;

Ngoài ra còn để:

- Ước lượng tuổi thọ trung bình

- Đánh giá hiệu quả của một phương pháp can thiệp, đặc biệt với các bệnh có

tỷ lệ chết cao. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào các tỷ lệ tử vong sẽ không thể

khai được sức khỏe của cộng đồng, mà việc phân tích bao giờ cũng phải tổng

hợp nhiều dữ kiện khác, bao gồm các khía cạnh dân số, xã hội, kinh tế, địa

dư.

Cấu trúc của một vài tỷ lệ mới mắc (I) và hiện mắc (P) đặc biệt

Tỷ lệ Là

loại

Tử số Mẫu số

Tỷ lệ mới mắc

Tỷ lệ chết

Tỷ lệ chết/mắc

Tỷ lệ mắc qua mổ

xác

Tỷ lệ dị tật bẩm

sinh

Tỷ lệ hiện mắc kỳ

(I)

(I)

(I)

(P)

(P)

(P)

Số mới mắc

Số chết vì một bệnh do

mọi nguyên nhân

Số chết của một bệnh

Số mắc được xác nhận

qua mổ xác

Số trẻ có dị tật được biết

Số hiện mắc trong một

thời kỳ

Tổng cá thể phơi nhiễm

Dân số toàn bộ

Tổng số mắc bệnh đó

Tổng số mổ xác

Số trẻ đẻ sống

Tổng số trung bình các cá

thể phơi nhiễm trong thời

kỳ đó

Cần nhớ là, tất cả các dạng tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ hiện mắc chung kể trên đều

có thể được tính thành các tỷ lệ mới mắc và hiện mắc riêng phần theo tuổi, giới, dân

tộc, nghề nghiệp, khu vực, thời gian.

6. CÁC TỶ LỆ CHUNG, TỶ LỆ RIÊNG PHẦN VÀ TỶ LỆ CHUẨN HÓA

Các tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết đều có thể biểu thị hiện tượng mắc hoặc hiện tượng

chết cho tất cả một quần thể chung (dân số toàn bộ) hoặc chỉ cho một lớp cá thể

trong quần thể đó, các lớp cá thể này thường được định nghĩa trên cơ sở những đặc 34 

trưng của con người (tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp) hoặc theo không gian (nơi

này, nơi khác) hoặc theo thời gian (giai đoạn này, giai đoạn khác).

6.1. Tỷ lệ chung:

Các tỷ lệ tính cho cả quần thể được gọi là tỷ lệ chung, thường được biểu thị

dưới dạng tỷ lệ thô (là một số đo tổng cộng, không phân tích nhỏ cả tử số lẫn mẫu

số).

Thí dụ: Tỷ lệ chết chung vì ung thư ở Mỹ năm 1980 là

6.2. Tỷ lệ riêng phần (còn gọi là tỷ lệ đặc hiệu)

Các tỷ lệ tính cho một lớp cá thể trong quần thể, gọi là tỷ lệ riêng phần. Thí

dụ: Tỷ lệ chết riêng phần (theo tuổi) vì ung thư ở trẻ dưới 5 tuổi, năm 1980, ở Mỹ

là:

6.3. Tỷ lệ chuẩn hóa:

Một vấn đề được đặt ra là trong dịch tễ học, việc tính các tỷ lệ có một trong

các mục đích quan trọng là để so sánh một sự kiện sức khỏe ở các quần thể khác

nhau, hoặc ở các lớp quần thể nhỏ khác nhau trong nội bộ một quần thể lớn.

Trong sự so sánh đó, cần phải có một vài chú ý đặc biệt, nếu không, dễ dẫn

đến một số sai lầm. Ta hãy xem sự so sánh các tỷ lệ chung của 2 quần thể (hoặc của

một quần thể ở các giai đoạn khác nhau). Thí dụ: tỷ lệ chết chung do ung thư ở Mỹ

năm 1940 là 120,2.10-5

 với tỷ lệ chết chung do ung thư ở Mỹ năm 1980 là 183,8.10-

5

. Thoạt nhìn, rõ ràng hai tỷ lệ này cho thấy ngay là có sự gia tăng 53,6.10-5

thời khoảng 40 năm, và dễ có một nhận định sai lầm là có một xu thế gia tăng tỷ lệ

chết chung vì ung thư rất đáng báo động như là một chỉ số lo ngại của một dịch ung

thư. Nhưng sự thật là, trong sự so sánh tỷ lệ chung này, phải nhìn vào cấu trúc theo

tuổi của dân số Mỹ ở năm 1940 và 1980: vì tỷ lệ chết do ung thư tăng một cách tai

hại theo tuổi, mà vào năm 1940 dân số Mỹ có 65 tuổi trở lên chỉ là 6,9%, trong khi

vào năm 1980 con số này tới 11,3% cho nên tỷ lệ chết chung vì ung thư vào năm

1980 cao hơn là do phần cấu trúc tuổi của quần thể dân chúng Mỹ, chứ không phải

là có xu thế gia tăng thực của bệnh. Vì bất kỳ tỷ lệ chung nào cũng đều có thể được

tính từ các tỷ lệ riêng phần như sau:

= 183,8.10-5

= 4,2.10-5

 35 

Số chết vì ung thư các loại phân bố theo nhóm tuổi của nước Mỹ - năm 1980

Tuổi Số chết

Số dân Mỹ 

vào 01.6.1980

(nghìn)

Tỷ lệ chết 

            p/100.00

<5

5-9

10-14

15-19

20-24

25-29

30-34

35-39

40-44

45-49

50-54

55-59

60-64

65-74

75 trở lên

      686

777

720

1.145

1.538

2.041

3.040

4.684

7.786

14.230

26.800

41.600

53.045

127.430

130.959

16.348

16.700

18.242

21.168

21.319

19.521

17.561

13.965

11.669

11.090

11.710

11.615

10.088

15.581

9.969

4,2

4,7

3,9

5,4

7,2

10,5

17,3

33,5

66,7

128,3

228,9

358,2

525,8

817,9

1.313,7

Cộng    416.481    226.546       183,8

Tỷ lệ chung = Σ (Tỷ lệ riêng phần x tỷ số của mỗi lớp riêng phần đó trong

quần thể)

Như vậy là, công thức trên cho thấy, nếu muốn tính tỷ lệ chung từ các tỷ lệ

phải rất coi trọng đến tỷ số tương đối của các lớp riêng phần trong quần thể, nếu

không sẽ mắc sai lầm. Thí dụ: từ bảng trên đây, ta tính tỷ lệ chết chung vì ung thư ở

Mỹ năm 1980:

 = 183,8.10-5

năm 1980

Nếu bây giờ, chỉ cần đổi số dân của nhóm 20-24 tuổi cho nhóm trên 75 tuổi

chẳng hạn, thì tỷ lệ chết chung sẽ khác đi rất nhiều:  

 = 269,2.10-5

cũng

năm 1980 36 

Cho nên muốn so sánh 2 quần thể (hoặc cùng một quần thể ở 2 giai đoạn

khác nhau) đơn giản và chính xác là chỉ so sánh tỷ lệ riêng phần của từng lớp riêng

phần như nhau (thí dụ chia lớp riêng phần theo tuổi thì phải đúng cùng một độ tuổi).

Thí dụ: ở bảng trình bày tỷ lệ chết ung thư riêng phần theo tuổi năm 1940 và năm

1980 ở Mỹ:

Tỷ lệ chung tăng (183,8-120,2)/120,2 # 53% trong khoảng thời gian 40 năm,

trong đó phần lớn các tỷ lệ riêng phần của từng lớp tuổi có khuynh hướng tăng nhẹ,

duy chỉ có lớp tuổi dưới 5 và 20-25 tuổi giảm nhẹ.

Tỷ lệ chết ung thư từng nhóm tuổi ở Mỹ so sánh giữa 2 năm.

Tỷ lệ chết/100.000

Tuổi

Năm 1940 Năm 1980

<5

5-9

10-14

15-19

20-24

25-29

30-34

35-39

40-44

45-49

50-54

55-59

60-64

65-74

75+

4,7

3,0

2,9

4,0

6,8

11,6

23,5

43,4

80,3

133,4

209,0

309,9

443,3

695,1

1.183,5

4,2

4,7

3,9

5,4

7,2

10,5

17,3

33,5

66,7

128,3

228,9

358,2

525,8

817,9

1.313,7

Tỷ lệ chung          120,2               183,8

     Nhưng nếu ta muốn so sánh tỷ lệ chung của hai quần thể (chứ không chỉ so

sánh tỷ lệ riêng phần) thì phải làm chuẩn hóa các tỷ lệ trước khi đem so sánh. Các tỷ

lệ đã chuẩn hóa được tính toán thống kê có xử lý đến sự khác biệt đối với các biến

khác nhau giữa các quần thể khác nhau, mà khi ta đem so sánh các tỷ lệ đã chuẩn

hóa đối với một yếu tố nào đó thì sẽ không còn sự khác biệt về yếu tố đó trong hai

quần thể đem so sánh.

Chúng ta  đều biết, bất cứ một hiện tượng sức khỏe nào cũng gắn liền với

nhiều yếu tố dịch tễ dưới 3 góc nhìn quen thuộc của dịch tễ học: chủ thể con người-

không gian-thời gian (lưới nguyên nhân của bệnh). Và cũng trong dịch tễ học, 37 

người ta thường phải cố gắng tìm ra một sự kết hợp giữa bệnh và một trong rất

nhiều yếu tố nguy cơ của nó, và như thế bao giờ cũng phải loại trừ hậu quả của các

yếu tố khác ngoài yếu tố muốn nghiên cứu để tìm thấy sự kết hợp giữa bệnh với yếu

tố nguy cơ cần nghiên cứu  được chính xác hơn. Phương pháp chuẩn hóa là một

phương tiện để loại bỏ trong một so sánh nhiều quan sát về kết hợp giữa bệnh và

yếu tố nguy cơ khác nhau. Để làm được như vậy, người ta tiến hành hàng loạt quan

sát trên nhiều quần thể khác nhau (hoặc nhiều đợt quan sát khác nhau trên cùng một

quần thể) để so sánh “một cách nhân tạo” theo một hay nhiều đặc tính của các góc

nhìn kể trên. Thí dụ: như khi người ta muốn nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh mạch vành

theo các yếu tố nguy cơ (hoạt động thể lực, chế độ  ăn uống, kích chấn xã hội...)

trong một quần thể, thì tỷ lệ mắc phải được độc lập với những thay đổi liên tiếp của

quần thể theo tuổi chẳng hạn (vì người có tuổi là lớp người nhạy cảm với bệnh hơn

là ở các lứa tuổi khác), cho nên khi nghiên cứu sự kết hợp của một yếu tố nguy cơ

nào đó với bệnh trong quần thể mà không có một chuẩn hóa riêng thì sẽ bị yếu tố

“tuổi” làm nhiễu đến kết quả rất nhiều, ít nhất là xu thế diễn biến nhiều năm của

bệnh mạch vành trong quần thể sẽ bị lẫn cả tác dụng của sự già cỗi sinh học của

quần thể phản ánh vào.

Có hai kỹ thuật chính được dùng để chuẩn hóa các tỷ lệ là kỹ thuật trực tiếp

và kỹ thuật gián tiếp, là những kỹ thuật tính toán phức tạp, không trình bày ở đây.

LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI

1.  Câu hỏi tự lượng giá

1.1   Hãy cho biết khái niệm  và cho các ví dụ cụ thể về :

- Tỷ số

- Tỷ lệ

- Tỷ suất 

1.2    Hãy liệt kê và phân tích về các điều kiện cần cho số đo bệnh trạng được

chính xác.

1.3    Hãy phân biệt công thức và ý nghĩa của các loại chỉ số đo bệnh trạng sau:

- Tỷ lệ hiện mắc điểm và Tỷ lệ hiện mắc kỳ;

- Tỷ lệ mới mắc tích  lũy vàTỷ lệ mật độ mới mắc;

- Tỷ lệ chết vì một bệnh (MR) và Tỷ lệ chết trên mắc (CFR)

- Tỷ lệ chết chu sinh và Tỷ lệ chết sơ sinh.

1.4    Hãy nêu sự khác nhau và cho ví dụ minh họa về:

- Tỷ lệ chung

- Tỷ lệ riêng phần (Tỷ lệ đặc hiệu)

- Tỷ lệ chuẩn hóa

2.  Bài tập thực hành:   Xem Bài tập 1, tài liệu Dịch tễ học thực địa - Phần thực

hành. 38 

Bài 4

CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ 

THU THẬP THÔNG TIN

Mục tiêu:  

1.  Trình bày được khái niệm và nội dung chính của các phương pháp

thu thập thông tin;

2.  Xác định được nguyên tắc thiết kế và cách sử dụng các công cụ thu

thập thông tin (Bộ câu hỏi và Bảng kiểm).

3.  Trình bày được các sai số và cách khống chế trong thu thập thông

tin.

1. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 

 Các phương pháp và công cụ thu thập thông tin cho phép người nghiên cứu

thu thập một cách có hệ thống những thông tin cần thiết theo mục tiêu phục vụ cho

điều tra giám sát bệnh dịch và các vấn đề sức khoẻ y tế công cộng.

1.1. Thu thập thông tin có sẵn.

1.1.1. Khái niệm

- Là phương pháp sử dụng các thông tin đã được thu thập, đã công bố hay

chưa công bố song chưa được khai thác vào mục đích mà người nghiên cứu quan

tâm.

   - Nguồn thông tin:

+  Từ cộng đồng.                

+  Y tế cơ sở nhà nước, tư nhân.

+  Bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực.

+  Số liệu điều tra dân số.

+  Thư viện và các cơ sở lưu trữ khác.

- Tiêu chuẩn của thông tin sẵn có:

+  Tính phù hợp của thông tin có sẵn với vấn đề nghiên cứu.

+  Yếu tố thời gian: mới, gần thời điểm điều tra.

+  Có thể so sánh, đối chiếu với thông tin từ phương pháp thu thập khác.

+  Độ tin cậy của thông tin.

 39 

1.1.2.Tìm kiếm thông tin có sẵn

Không có nguyên tắc nào hoàn toàn đúng trong tìm kiếm thông tin có sẵn, vì

vậy người ta đưa ra những chỉ dẫn chung dựa trên hai câu hỏi là:

- Những thông tin nào là cần thiết cho vấn đề nghiên cứu.

- Ai quan tâm đến các thông tin tương tự hoặc ai đang làm công việc liên

quan đến thông tin này.

Ngoài ra, để có nguồn thông tin có sẵn có thể trao đổi với đồng nghiệp, bạn

bè, nói chuyện với bệnh nhân, phỏng vấn nhân viên cơ quan bộ phận quản lý, lưu

trữ hồ sơ. Việc tìm kiếm và sử dụng một cách khôn ngoan các thông tin sẵn có giúp

cho nhà nghiên cứu định hướng, khởi đầu cho việc thu thập thông tin khác cũng như

có thể rút ngắn hoặc đơn giản đi một bước các thông tin phải điều tra lại. 

Một số ưu điểm và hạn chế của phương pháp này:

- Ưu điểm: Thu thập nhanh, không tốn kém. 

- Hạn chế: Số liệu từ các thông tin có sẵn là đôi khi các thông tin này bị lỗi

thời, chẳng hạn như các số liệu của điều tra dân số học. Đồng thời, các định nghĩa,

các phương pháp ghi chép số liệu có thể khác nhau giữa các cơ sở y tế khác nhau và

có thể thay đổi theo thời gian. Vì vậy, nhà nghiên cứu nên kiểm tra những nguồn sai

số hay lỗi có thể có này.

1.2. Quan sát 

1.2.1. Khái niệm

Quan sát là phương pháp đo lường, ghi chép, ghi âm, chụp ảnh, mô tả những

đặc điểm bình thường hay bất thường của sự vật, hiện tượng, hành vi thực tế của đối

tượng trong hoàn cảnh tự nhiên của nó. 

      Tuỳ theo vai trò người quan sát, người ta chia làm 2 loại là: Quan sát trực

tiếp (khi người quan sát đứng ngoài cuộc) và quan sát tham gia (khi người quan sát

tham gia như người trong cuộc).

1.2.2. Quan sát trực tiếp

Được áp dụng để phát hiện thông tin về: 

- Sinh thái, mùa màng, sử dụng đất, thông tin được trình bày trên bản đồ, sơ

đồ, đánh dấu bản đồ

- Cơ sở hạ tầng: đường giao thông, nhà ở, cung cấp nước....

- Cách thức chăm sóc trẻ em, người ốm, nuôi dưỡng

- Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và dịch vụ công cộng

- Quan sát các công trình vệ sinh, cảm quan các loại thực phẩm bán trong

quầy hàng, quan sát tình trạng cơ sở vật chất, tủ thuốc của trạm y tế cơ sở, cũng là 40 

những trường hợp rất thường được áp dụng.

Ngoài ra, quan sát trực tiếp còn phối hợp với các phương pháp khác như

phỏng vấn sâu trong đánh giá thái độ, phản ứng, thực hành qua thông tin quan sát

được với lời nói của đối tượng.

1.2.3. Quan sát tham gia

          Người nghiên cứu nhập cuộc như những đối tượng mà họ quan sát, qua đó

quan sát với mục đích hiểu và thích nghi sự hiểu biết, quan niệm, thái độ của cộng

đồng bằng việc chia sẻ kinh nghiệm hàng ngày. Khi đó người nghiên cứu cố gắng

trở thành người của cộng đồng. 

     Ví dụ: Muốn biết phản ứng của bệnh nhân với tình hình phục vụ của trạm y

tế xã, nghiên cứu viên  đóng giả như một bệnh nhân, hoà mình trong cộng  đồng

bệnh nhân tại đó và lắng nghe, quan sát xem ứng xử của bệnh nhân ra sao (phản

ứng gì, chấp nhận hay hài lòng).

Phương pháp quan sát  tham gia phù hợp trong việc thu thập thông tin về:

Xem xét mối quan hệ xã hội, các hoàn cảnh xã hội, các mối quan hệ, các quá trình,

các sự kiện xảy ra trong cộng đồng.

Ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát:

-  Ưu điểm: Nhanh chóng thu được kết quả, ít tốn kém về kinh phí. Cho thông

tin thật trong hoàn cảnh tự nhiên để hỗ trợ đối chiếu với thu thập từ phương pháp

khác

-  Nhược điểm: Dễ bị ngộ nhận, thiếu khách quan nếu đối tượng không đại

diện, khi quan sát mô tả mẫu để suy luận cộng đồng. Sự có mặt người quan sát ảnh

hưởng tới kết quả.

Chú ý

- Người quan sát cần biết quan sát cái gì, ai, ở đâu và khi nào tiến hành

quan sát là thích hợp. 

- Phải có hiểu biết về đối tượng quan sát và khả năng tiếp cận hoà nhập với

cộng đồng.

- Khi quan sát cần đến các công cụ như bảng kiểm, các phương tiện nghe

nhìn (chụp ảnh, ghi hình, ghi âm).

- Quan sát cần tuân thủ một quy trình, một lịch trình (kế hoạch) để không

bị bỏ sót những thông tin mà mình muốn biết, hay những thông tin khác

chưa đặt ra khi làm đề cương thực địa. 41 

Ví dụ: đánh giá kỹ năng của nữ hộ sinh khi tiến hành khám thai, nghiên cứu

viên quan sát nữ hộ sinh trong khi họ khám thai, dựa vào bảng kiểm soạn sẵn để ghi

chép những thao tác được thực hiện, không được thực hiện, những thao tác sai, mức

độ sai sót và thao tác thừa.

Quan sát có thể chủ động (dựa theo bảng kiểm) và cũng có thể vừa chủ động

vừa bị động, hoặc hoàn toàn thụ động. Các phương tiện ghi âm, ghi hình giúp cho

việc quan sát khách quan hơn và dễ dàng hơn khi ghi nhận và phân tích kết quả.

Tuy nhiên, quan sát cũng có những nhược điểm. Ví dụ, khi quan sát người nữ hộ

sinh khám thai, đối tượng quan sát (nữ hộ sinh) sẽ cố gắng thực hiện các thao tác

“đúng sách” nhất, trong khi đó, thường ngày có thể họ đã bỏ qua một số công đoạn

cần thiết.

1.3. Phỏng vấn 

Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi để nhận được câu trả

lời của một cá nhân hay một nhóm đối tượng.

Cách đặt câu hỏi như thế nào là chưa đủ, phải biết lắng nghe, biết ghi nhận

các câu trả lời và nhạy cảm với thái độ trả lời, các phản ứng của đối tượng. Thiết bị

ghi âm có thể là một công cụ tốt, bổ sung cho ghi chép, đặc biệt là trong phỏng vấn

nhóm.

Phỏng vấn là phương pháp thu nhận thông tin rất linh hoạt, song cũng dễ trở

thành tuỳ tiện và khó kiểm soát cả trong nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu sức

khoẻ cộng đồng.

Phỏng vấn có thể thực hiện qua các hình thức sau:

-  Phỏng vấn trực tiếp với từng cá nhân, đối tượng bằng bộ câu hỏi soạn sẵn.

-  Phỏng vấn gián tiếp bằng bộ câu hỏi gửi qua thư, phiếu gửi tự điền, gián

tiếp qua điện thoại hoặc qua thư.

-  Phỏng vấn qua thảo luận nhóm trọng tâm.

-  Phỏng vấn sâu.

Phỏng vấn sâu

1.3.1. Khái niệm

Phỏng vấn sâu là một hình thức thảo luận chi tiết, mặt đối mặt với một người

được lựa chọn “đại diện cho một bộ phận của cộng đồng”. Phỏng vấn sâu thường

không theo quy định và ít bị ràng buộc hơn so với phỏng vấn trong các cuộc điều tra

phiếu in có sẵn. Tuy nhiên cần có những câu hỏi sơ bộ hay liệt kê nội dung phỏng

vấn để đảm bảo không bỏ sót, không lạc đề khi phỏng vấn.

1.3.2. Chuẩn bị

- Cần xác định phỏng vấn ai? Chủ đề gì? Đối tượng phỏng vấn và số lượng

người được phỏng vấn dựa trên 3 yếu tố sau: 42 

+  Tiêu chuẩn người được phỏng vấn.

+  Kinh phí.

+  Vấn đề cần nghiên cứu.

- Tất cả những đối tượng phỏng vấn cần phải có khả năng và họ thực lòng

mong muốn tham gia phỏng vấn cởi mở trong một thời gian tương đối dài, nhưng

đồng thời phải bảo đảm người đó là đại diện cho một bộ phận nào đó. Ví dụ: Để

khai thác các thông tin liên quan đến nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp tại một

cộng  đồng, người ta  đã tiến hành phỏng vấn sâu một số bệnh nhân  đại diện cho

những bệnh nhân vừa trải qua vụ dịch trên. 

  - Chọn địa điểm: Các địa điểm phỏng vấn thoả mái, ở thời điểm thích hợp,

yên tĩnh không bị ảnh hưởng xung quanh. Đôi khi phỏng vấn tại nhà là thích hợp

nhưng nó có thể bị ảnh hưởng, ví dụ: bởi trẻ em, vô tuyến. Nếu không tiến hành

phỏng vấn tại nhà có thể tiến hành phỏng vấn tại một quán cà phê yên tĩnh nào đó.

Các cuộc phỏng vấn sâu tốt nhất được ghi âm lại, nhưng nếu không có điều kiện thì

ghi vào giấy.

1.3.3. Những chỉ dẫn khi phỏng vấn sâu

- Tự giới thiệu và giải thích mục đích của cuộc phỏng vấn.

- Tiến hành phỏng vấn, tìm hiểu thông tin dựa vào bộ câu hỏi hướng dẫn

phỏng vấn hay bảng kiểm. Những chỉ dẫn này có thể là đơn giản, theo trình tự mà

bạn muốn phỏng vấn theo các chủ đề. Việc liệt kê tốt các chủ đề thảo luận sẽ bảo

đảm rằng các vấn đề  cơ bản sẽ được thảo luận mà không bị bỏ sót.

- Cám ơn người được phỏng vấn và thông báo rằng bạn sẽ gửi cho người đó

bản kết quả tóm tắt sau này và sẵn sàng trả lời các câu hỏi của người đó.

- Không bao giờ được áp đặt quan điểm riêng của mình.

- Nên đồng cảm, khuyến khích và động viên đối tượng. Đồng thời cần linh

hoạt, khai thác, kiểm tra thông tin và ý nghĩa của nó. Ví dụ: “Anh/chị nghĩ

là...anh/chị có chắc là..., tôi chưa hiểu rõ  điều anh/chị vừa nói xin nhắc lại, cám

ơn...”.

- Giữ bí mật.

1.3.4. Những hạn chế của phỏng vấn sâu

- Mất nhiều thời gian. Đối với mỗi cuộc phỏng vấn bạn phải cần 2-4 giờ để

thảo luận tất cả các chủ đề đã được đặt ra. 

- Khó tìm  được người phỏng vấn có hiểu biết tốt về chủ  đề cần khai thác

thông tin và sẵn sàng tham gia phỏng vấn.

- Những người được phỏng vấn có thể cung cấp rất nhiều thông tin trong một

thời gian ngắn. Nhưng việc xếp loại và phân tích các thông tin đó không phải là dễ 43 

dàng, nhất là khi chủ đề rộng.

- Tuy nhiên phỏng vấn sâu,  đặc biệt khi kết hợp với quan sát thực  địa sẽ

mang lại thông tin có giá trị và tin cậy. 

1.4. Thảo luận nhóm

1.4.1. Khái niệm

Thảo luận nhóm là một phương pháp thu thập thông tin định tính. Thảo luận

một chủ đề nhất định để tìm hiểu bản chất của vấn đề quan tâm nghiên cứu. Trả lời

câu hỏi: Tại sao? như thế nào?

 Thảo luận nhóm áp dụng trong trường hợp muốn thu thập thông tin của một

nhóm đại diện về chủ đề nhất định.

1.4.2. Các bước của thảo luận nhóm 

1.4.2.1.Chuẩn bị vấn đề thảo luận: 

-  Chủ đề thảo luận phải được nhóm nghiên cứu chuẩn bị trước, viết thành

bản “lược đồ thảo luận” giống như giáo án mà người thầy giáo chuẩn bị trước khi

lên lớp giảng bài. “Lược đồ thảo luận” là một bản nêu những vấn đề chính thuộc

chủ đề đó cần được thảo luận, cho mỗi vấn đề, phải đưa ra mục tiêu cần đạt được và

các câu hỏi để đạt được mục tiêu đó.

+  Nhóm nghiên cứu tiến hành thảo luận thống nhất các mục tiêu của cuộc

nghiên cứu.

+  Hướng dẫn viên tóm tắt lại về các kết quả nghiên cứu trước đó, những

vấn đề quan trọng, các giả thiết và các ý kiến tồn tại quanh chủ đề đó.

+  Tập hợp thông tin có được về đặc điểm cơ bản của những đối tượng tham

gia thảo luận (giúp hướng dẫn viên lượng giá  được các ý kiến của họ

trong khi thảo luận).

+  Liệt kê các vấn đề, đi từ tổng quan đến cụ thể.

+  Chuẩn bị các “câu hỏi dẫn” cho từng vấn đề chính. Các câu hỏi này sẽ

được sử dụng đến một khi tiến trình tự nhiên của cuộc thảo luận không tự

dẫn đến vấn đề đó.

+  Chuẩn bị các câu hỏi “khai phá ý”, phụ thuộc vào câu trả lời của thảo

luận viên.

+  Chuẩn bị các ý dẫn cho phần giới thiệu, phần chuyển từ vấn đề này sang

vấn đế khác, hoặc để tạo không khí sôi động cho cuộc thảo luận.

-  Thành phần thảo luận nhóm bao gồm:

+  Thảo luận viên

+  Hướng dẫn viên 44 

+  Quan sát viên

 - Vai trò của quan sát viên:

+  Lắng nghe cẩn thận những gì được phát biểu. Tránh không bỏ sót nghĩa

bóng của các ý kiến

+  Quan sát các  đối tượng trong khi thảo luận; các  động tác, cử chỉ, nét

mặt... đôi khi có ý nghĩa hơn cả lời nói

+  Ghi lại những ấn tượng chính để thảo luận ở bước tóm tắt kết quả

+  Quan sát viên đôi khi có thể hỏi thêm “câu hỏi dẫn” trong khi thảo luận

hoặc đặt ra câu hỏi mới vào lúc kết thúc thảo luận

Hướng dẫn viên đóng vai trò quyết định cho sự thành công của cuộc thảo

luận, do vậy việc chọn hướng dẫn viên phải căn cứ vào các đặc trưng cá nhân, cách

ứng xử trong điều phối công việc và trình độ, kinh nghiệm vốn có. 

-  Số cuộc thảo luận nhóm cần thực hiện: Câu trả lời này liên quan chặt chẽ

đến các giả thiết được đưa ra trong chủ đề nghiên cứu đó. Điều này phụ thuộc vào

mức độ nắm bắt vấn đề và trình độ của nghiên cứu viên. Sau đây là một số gợi ý:

+  Với mỗi biến nghiên cứu, cần thực hiện tối thiểu là trên 2 nhóm  được

xem là có khác nhau đáng kể về thái độ và cách ứng xử.

+  Số nhóm  được xem là  đủ khi nghiên cứu viên nhận thấy thông tin thu

được không có gì mới nữa.

- Số lượng và tiêu chuẩn chọn đối tượng tham gia vào nhóm: Nhìn chung

thảo luận nhóm được thực hiện trong các tập hợp đối tượng tương đối đồng nhất,

như tầng lớp xã hội, tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, tình trạng hôn nhân, các đặc

trưng về văn hóa. Số lượng thường từ 5-7 người mỗi nhóm, không bao giờ quá 10.

- Chuẩn bị địa điểm tiến hành thảo luận: Địa điểm tiến hành thảo luận nhóm

tối thiểu cần thỏa mãn các điều kiện sau:

+  Giảm tối đa các yếu tố  ảnh hưởng xung quanh như: người ngoài cuộc có

thể quan sát hoặc nghe  được ý kiến thảo luận, quá nhiều tiếng  ồn làm

thảo luận viên mất tập trung.

  Lưu ý:

- Hướng dẫn viên không phải là một giáo viên.

- Không phải là một vị quan tòa.

- Không đánh giá thấp các đối tượng tham gia thảo luận.

- Không tỏ tái  độ  đồng ý mà cũng không tỏ thái  độ không  đồng ý với

những gì được nêu ra trong cuộc thảo luận.

- Không áp đặt hoặc buộc người khác nói theo ý mình. 45 

+  Không trở ngại về đi lại.

+  Đủ chỗ ngồi.

+  Hướng dẫn viên dễ quan sát.

1.4.2.2. Tiến hành thảo luận nhóm

 -  Giới thiệu: Bao gồm

+  Tạo cho các thành viên làm quen với nhau bằng cách giới thiệu tên và có

thể kèm thêm một vài chi tiết liên quan khác. Giải thích lý do thảo luận

nhóm.

+  Nêu quy tắc làm việc nhóm: Mỗi ý kiến nêu ra  đều  được chấp nhận,

không phân biệt đúng hay sai. Người điều khiển chỉ đóng vai trò trung

gian điều phối. Mỗi thảo luận viên đều được mời phát biểu, tôn trọng lẫn

nhau và tránh ngắt lời.

-  Tiến hành thảo luận 

+  Nội dung thảo luận sẽ được chuyển dần từ mức độ tổng quan dẫn đến cụ

thể.

+  Mục đích bước này đạt được sự hiểu thấu đáo về các vấn đề đặt ra cho

chủ đề đó, thăm dò cặn kẽ bản chất, thái độ liên quan với cách ứng xử của

các đối tượng, quan sát để nắm bắt được cảm xúc của các đối tượng liên

quan đến chủ đề đang xét. Hoàn toàn không hàm ý định lượng hoặc xác

định bất kỳ một ước lượng cho riêng vấn đề nào.

- Để thảo luận thành công, bước này đòi hỏi người hướng dẫn viên cần có kỹ

năng cơ bản sau:

+  Gợi mở sâu để làm sáng tỏ ý kiến của các đối tượng

+  Điều hòa nhịp nhàng đúng lúc, đưa cuộc thảo luận bám sát mục tiêu

+  Dẫn kết thông tin từ phần trước sang phần sau

+  Mềm dẻo, điều hòa mâu thuẫn

- Thời gian tối đa của cuộc thảo luận không quá 120 phút.

1.4.2.3. Tóm tắt kết luận

Tóm tắt lại những ý kiến đã thống nhất, nêu rõ những ý kiến còn chưa thống

nhất, chỉ ra những bất đồng tồn tại cần làm sáng tỏ sau này.

1.5. Các phương pháp thu thập thông tin khác

1.5.1. Vẽ bản đồ có sự tham gia của cộng đồng 

1.5.1.1. Mục đích

- Lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng 46 

- Tạo cơ hội để người dân tham gia thảo luận, đưa ra những ý kiến và kinh

nghiệm giải quyết các vấn đề của chính cộng đồng

- Thường được áp dụng là điểm khởi đầu của các hoạt động khác trong quá

trình nghiên cứu có sự hợp tác của người dân

- Tạo sức mạnh và niềm tin cho người dân khi bàn bạc, thảo luận về chính

cộng đồng của mình

1.5.1.2. Các chủ đề thường sử dụng trong vẽ bản đồ

- Phân bố địa lý, dân cư

- Phân bố xã hội (giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo). 

- Các nguồn lực trong cộng đồng

- Phân bố hộ gia đình                   

- Nguồn bệnh tật

- Những yếu tố  ảnh hưởng tới sức khỏe

- Nguồn nước

- Đất đai

1.5.1.3. Các bước cơ bản trong vẽ bản đồ

- Số người tham gia 10-15 người

- Dụng cụ, phương tiện: Đơn giản, dễ kiếm, dễ làm. Ví dụ: Vẽ trên tường,

sân, đất bằng bút, que, gạch đá, hạt, quả...

- Tạo được điều kiện để mọi người tham gia, góp ý kiến 

- Luôn đặt câu hỏi “tại sao lại làm như vậy” để tìm thông tin sát thực

- Thảo luận cùng người dân về bản đồ cộng đồng 5 năm, 10 năm trước đây

cũng như quan niệm, cách nhìn nhận của họ về cộng đồng trong 5 năm, 10

năm tới.

- Sau khi hoàn thành  nên sao, chép lại, chụp lại và  để lại bản  đồ này cho

cộng đồng.

1.5.2. Biểu đồ thời gian

1.5.2.1. Mục tiêu

- Tìm hiểu những thay đổi của cộng đồng theo thời gian và nguyên nhân của

thay đổi đó.

- Nhận thức của người dân về những thay đổi nói trên. 47 

- Tạo điều kiện, cơ hội để người dân bàn bạc thảo luận.

1.5.2.2. Áp dụng phương pháp này vào các vấn đề

- Chủ đề sản xuất nông nghiệp: Canh tác, chăn nuôi.

- Giá cả (hàng hóa, thuốc, dịch vụ chữa bệnh).

- Các chủ đề liên quan đến sức khỏe: Tỷ lệ chết, mắc, dịch bệnh, chất lượng

dịch vụ y tế.

1.5.2.3. Các bước tiến hành

- Số người tham gia: 5-7 người.

- Chọn địa điểm, thời gian thích hợp.

- Chọn chủ đề sẵn cho cuộc thảo luận.

- Công cụ: Phấn bảng, giấy bút, hạt cây, que, để biểu thị các chỉ số đánh giá

theo thời gian.

- Có thể đưa ra một vài chủ đề liên quan với nhau trên cùng một biểu đồ thời

gian. Ví dụ: Đường biểu diễn mô hình bệnh sởi và chất lượng hoạt động y

tế, số trẻ được tiêm vắc xin sởi.

1.5.3. Phân biệt phương pháp  và công cụ thu thập thông tin.

Phương pháp và công cụ thu thập thông tin

Phương pháp thu thập

thông tin

Công cụ thu thập

 thông tin

1. Quan sát  Thị giác và các giác quan khác, sử dụng giấy, bút,

cân, kính hiển vi, phương tiện chẩn  đoán, ghi

hình.

2. Phỏng vấn  Bộ câu hỏi, bảng kiểm, máy ghi âm, ghi hình, các

biểu mẫu để điền vào chỗ trống, các bảng hướng

dẫn thảo luận.

3. Hồi cứu tư liệu  Các biểu mẫu (bảng trống  để  điền số liệu, bảng

kiểm, bệnh án).

2. CÁC CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN

2.1. Bộ câu hỏi và sử dụng bộ câu hỏi

2.1.1. Nguyên tắc thiết kế bộ câu hỏi

Bộ câu hỏi là tập hợp các câu hỏi mà nghiên cứu viên sử dụng để phỏng vấn 48 

cùng đối tượng nghiên cứu một cách có hệ thống. Phương pháp phỏng vấn (hỏi)

phải sử dụng bộ câu hỏi biên soạn sẵn.

 Khi xây dựng bộ câu hỏi cần bám sát các mục tiêu nghiên cứu cũng như nhu

cầu số liệu (các biến số, các chỉ số dự định sẽ tính toán). Những câu hỏi sau đây

được đặt ra khi biên soạn bộ câu hỏi:

-  Chúng ta cần biết thông tin gì tương ứng với từng mục tiêu thu thập thông

tin và tương ứng với các biến số cần thu thập ?

-  Có phải phỏng vấn (hỏi đáp) là phương pháp phù hợp để thu được tất cả

các câu trả lời không? (nếu không phải, cần tìm phương pháp nào nữa ?)

-  Câu hỏi sẽ được đặt ra cho đối tượng nào (ai là người trả lời) và cách đặt

câu hỏi như thế nào? có cần phải tổ chức thu thập thông tin định tính trước

hay không, ví dụ thảo luận nhóm trọng tâm, để định hướng cho việc đặt

các câu hỏi cho người nghiên cứu định lượng hay không?

-  Đối tượng được hỏi có thể hiểu và có thể trả lời được các câu hỏi mà ta đặt

ra hay không (dựa vào trình độ văn hoá, ngôn ngữ giao tiếp, trạng thái tâm

lý giao tiếp). Nếu đối tượng có văn hoá thấp, người dân tộc thiểu số ít thạo

tiếng Việt, ngại giao tiếp. Việc  đặt câu hỏi phải thật  đơn giản, dễ hiểu,

không nên dùng nhiều câu hỏi mở.

2.1.2. Các loại câu hỏi

2.1.2.1. Câu hỏi đóng

Là loại câu hỏi vừa đặt câu hỏi vừa đưa ra một danh sách các câu trả lời có

thể xẩy ra để người trả lời tự chọn.

 Ví dụ:  Loại câu hỏi có một cách trả lời:

o  Hai tuần trước đây anh/ chị có bị sốt không?            1.Có         2. Không

o  Ai đỡ đẻ cho cháu?

1.

2. 

3. 

4.

5.  

6.     

- Nhân viên y tế thôn

- Nhân viên y tế xã

- Nhân viên y tế tại các phòng khám đa khoa/ bệnh viện

- Y tế tư nhân

- Bà mụ vườn

- Người khác (không được đào tạo và không có chuyên môn y)

 Ví dụ:  Loại câu hỏi nhiều cách lựa chọn:

 49 

  Trong bữa ăn chính hàng ngày anh/chị ăn các thức ăn gì?

      1.Thịt hoặc cá

      2.Trứng

      3. Sữa hoặc pho mát

      4. Đậu đỗ

- Đặc điểm

+  Cần đưa ra được hết các khả năng trả lời có thể.

+  Các khả năng trả lời không chồng chéo nhau.

+  Số khả năng trả lời không nên nhiều quá 8, thường từ 2- 6 câu trả lời. 

- Ưu điểm:

+  Câu trả lời có thể ghi chép dễ dàng.

+  Kết quả cho một dạng đồng nhất, dễ mã hoá và phân tích.

 - Nhược điểm:

+  Thông tin quan trọng có thể bị bỏ sót nếu không hỏi đến.

+  Trả lời thường bị ảnh hưởng ý kiến chủ quan của người nghiên cứu.

+  Đối tượng đôi khi trả lời không chính xác. 

+  Cả người phỏng vấn và người trả lời có thể mất hứng thú sau nhiều

câu hỏi đóng.

2.1.2.2. Câu hỏi mở

Là loại câu hỏi không đưa ra trước các khả năng trả lời, đòi hỏi đối tượng trả

lời theo ngôn ngữ, hiểu biết của mình.

Ví dụ:  Xin chị hãy kể tên các biện pháp tránh thai mà chị biết (phần trả lời

của đối tượng sẽ được ghi trong phần để ngỏ dưới đây): ............................................

- Ưu điểm:

+  Cung cấp những thông tin mới có giá trị cho vấn đề nghiên cứu.

+  Thông tin chính xác hơn.

+  Thích hợp với các nghiên cứu về thái độ, tâm lý, kiến thức.

- Nhược điểm:

+  Đòi hỏi người phỏng vấn phải có kỹ năng.

+  Phân tích tốn nhiều thời gian, phải có kinh nghiệm.

 50 

2.1.2.3. Câu hỏi mở ở cuối

Là loại câu hỏi trong đó người trả lời có thể tự chọn trong số các khả năng trả

lời cho sẵn hoặc đưa ra ý kiến riêng vào tình huống để ngỏ.

 Ví dụ: Gia đình anh/chị thường dùng các nguồn nước nào để ăn, uống? (đánh

dấu câu trả lời vào bảng dưới đây).

1.

2.

3.

4.

5.

- Nước máy, nước giếng bơm tay

- Nước mưa

- Nước giếng khơi

- Nước sông, suối

- Nguồn khác (ghi rõ ).....................

2.1.3. Sử dụng bộ câu hỏi tự trả lời

Là một công cụ thu thập số liệu trong đó các câu hỏi được viết sẵn được đưa

tới đối tượng trả lời bằng cách tự điền.

-  Cách thu thập số liệu:

+  Gửi các bộ câu hỏi qua đường bưu điện với hướng dẫn rõ ràng về cách

trả lời và đề nghị gửi lại bộ câu hỏi đã được điền qua đường bưu điện.

+  Tập trung toàn bộ hoặc một phần những người được hỏi, đọc hay viết

hướng dẫn và để cho những người được hỏi điền vào bộ câu hỏi.

+  Phát tận tay các bộ câu hỏi cho người trả lời và thu lại sau đó.

- Ưu điểm

+  Chi phí ít.

+  Cho phép giấu tên và có thể thu được những thông tin trung thực.

+  Không cần người phỏng vấn.

- Nhược điểm

+  Không áp dụng được cho người không biết chữ.

+  Tỷ lệ trả lời thấp.

+  Câu hỏi có thể bị hiểu lầm.

2.1.4. Cấu trúc của bộ câu hỏi

Sau các câu “mào đầu” là phần hành chính, hỏi về các đặc điểm nhân khẩu

học, văn hoá, nghề nghiệp. Tiếp đến là phần “thân bài” hay nội dung chính. Kết

thúc của bộ câu hỏi có thể là một số câu hỏi đóng để khẳng định những câu hỏi

quan trọng nhất trước đó và phần cảm ơn đối tượng. 51 

Đối với bộ câu hỏi cho các nghiên cứu lâm sàng, thực chất là việc biên soạn

một bệnh án nghiên cứu. Trong đó, thay vì sử dụng các câu hỏi mở, phải dùng các

câu hỏi bán cấu trúc (nửa  đóng). Tất nhiên trong bệnh án không  đặt các câu hỏi

riêng mà xen kẽ với phần kết quả khám (bằng các bảng kiểm).

2.1.5. Kiểm tra tính sát hợp của bộ câu hỏi đã soạn thảo để hoàn thiện lần cuối

Cần kiểm tra tính sát hợp của công cụ nghiên cứu này. Có 7 câu hỏi được đặt

ra sau đây và cũng là các yêu cầu không được thiếu cần phát hiện khi kiểm tra bộ

câu hỏi.

1) Thông tin cần thu thập đã thể hiện đầy đủ qua các câu hỏi chưa?

2) Cần phải đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu, với nhu cầu thông tin (các

biến số, các chỉ số).

3) Đối tượng nghiên cứu  đã  định rõ chưa, có phù hợp với phương pháp

phỏng vấn không? Có khả thi không?

4) Những thông tin về yếu tố nhiễu, thông tin sử dụng để loại bỏ sai số đã

được thể hiện qua các câu hỏi nào? bằng ấy cấu hỏi đã đủ để loại yếu tố

nhiễu chưa?

5) Xem xét các câu hỏi để biết có câu hỏi nào thừa không? Nếu bỏ đi câu đó

có ảnh hưởng gì tới lôgic của bảng câu hỏi hoặc làm mất đi thông tin cần

thiết? 

6) Các câu trả lời có thể đo lường được không? Có thể dễ dàng mã hoá được

chưa? (nhất là các câu hỏi mở).

7) Cấu trúc, bố cục, thứ tự trong bộ câu hỏi đã phù hợp chưa?

8) Đã có bảng hướng dẫn sử dụng bộ câu hỏi đủ để khi nhiều người sử dụng

vẫn hiểu đúng và làm giống nhau chưa?

Ví dụ: Một đoạn câu hỏi sử dụng trong điều tra hộ gia đình về tình hình ốm

đau trong hai tuần qua:

Xin phép hỏi (ông/bà) về các trường hợp ốm đau trong gia đình trong 2 tuần qua:

1. Trong 2 tuần qua nhà ta có ai bị ốm không?  

   1. Có        2. Không

2. Nếu có người ốm, xin cho biết người đó là ai?  

 (Tuổi….............  Giới ................ )

3. Xin cho biết người ốm có các biểu hiện gì ?

4. Các triệu chứng, biểu hiện bất thường khác là gì?

5. Người ốm đã đi đến những nơi nào sau để chữa bệnh:

+  Không chữa gì, để tự khỏi = 1 52 

+  Tự mua thuốc về chữa( hoặc dùng thuốc sẵn có trong nhà) = 2

+  Đến thầy thuốc tây y tư nhân = 4

+  Đến thầy thuốc đông y tư nhân = 5

+  Đến y tế thôn bản = 6

+  Đến trạm y tế xã = 7

+  Đến phòng khám ngoại trú của BV huyện, PKĐKLX = 8

+  Đến bệnh viện = 9

+  (Ghi tất cả các cách lựa chọn nếu có trên 1 cách)

6. Gia đình phải chi phí bao nhiêu cho người ốm ?.............. nghìn đồng

7. Gia đình có sẵn tiền trong nhà để trả không?  

2.2. Bảng kiểm

Bảng kiểm là một công cụ nghiên cứu mà nghiên cứu viên sử dụng để quan

sát và/hoặc làm theo với lịch trình cố định.

2.2.1. Nguyên tắc và phương pháp xây dựng bảng kiểm

-  Khi biên soạn bảng kiểm, người ta cũng đặt ra các câu hỏi tương tự như

khi xây dựng bộ câu hỏi:

-  Chúng ta cần biết thông tin gì?

-  Bảng kiểm có phải là công cụ phù hợp không?

-  Bảng kiểm sẽ được áp dụng cho đối tượng nào?

-  Khi sử dụng bảng kiểm để quan sát có làm cho đối tượng lúng túng hoặc

phản ứng không?

-  Bảng kiểm để quan sát và ghi nhận “có” hay “không” thực hiện những thao

tác theo quy định hoặc “có” triệu chứng A hay ”không có” triệu chứng A.

 Ví dụ một đoạn bảng kiểm để quan sát kỹ năng khám thai định kỳ lần thứ

nhất (3 tháng đầu) tại trạm y tế xã như sau:

- Trình độ chuyên môn CBYT:……………….     Nam (nữ)……

- Họ và tên thai phụ:…………………………..     Tuổi thai:……

Chú ý:

Một số yếu tố quyết  định việc lựa chọn các phương pháp thu thập

thông tin là mục tiêu nghiên cứu và các chỉ số cần thu thập, loại nghiên

cứu và nguồn thông tin thu thập: Thông tin có sẵn (hồ sơ, bệnh án, y bạ)

hay phải điều tra. 53 

Có làm  

TT

Nội dung 

Không

làm  Làm

tốt

Không

rõ ràng

Không

đúng

  Đón tiếp     

1 Chào hỏi, đón tiếp niềm nở, mời ngồi    

2 Nói tóm tắt công việc sẽ làm với thai phụ để

họ hợp tác khi khám

3 Hỏi thai phụ có thắc mắc gì không    

  Bước 1: Hỏi     

4 Thủ tục: tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, hoàn

cảnh gia đình

5 Tiền sử bệnh tật cá nhân và gia đình: bệnh tim,

thận, gan, HA… 

6 Tiền sử thai nghén: số nạo hút, chết lưu, con

chết ngạt, vô sinh. 

7 Tiền sử  đẻ:  đẻ dễ, khó (mổ  đẻ, foocxep, sản

giật, băng huyết…) 

8 Tiền sử phụ khoa: kinh nguyệt, khí hư, bệnh

phụ khoa…  

9 Thai nghén hiện tại:  ngày kinh cuối  cùng    

10 Toàn trạng: mệt mỏi, ăn uống, tình trạng thai

nghén, đau đầu, đại tiểu tiện. 

11 Những bất thường có thể có từ khi chậm kinh:

đau bụng dưới, khí hư, ngứa sinh dục…

12 Hướng dẫn thai phụ đi tiểu      

  Bước2: Khám toàn thân      

13 Khám da niêm mạc: mắt, móng tay chân,  ấn

mắt cá chân 

14  Đo chiều cao và cân nặng     

15  Đếm mạch và đo huyết áp    

16 Khám tim phổi và khám vú    

 54 

2.2.2. Hướng dẫn dùng bảng kiểm 

Học viên sử dụng bảng kiểm để học hoặc điều tra, quan sát về cách khám

thai của nhân viên y tế xã cũng như đánh giá lẫn nhau trong nội dung chăm sóc sức

khoẻ bà mẹ khi có thai. Học viên đánh dấu vào các ô trong bảng kiểm qua sự quan

sát của mình. Cũng có thể cho điểm từng mức độ và tính điểm cộng cuối cùng, hoặc

tính tỷ lệ (%) tổng số riêng rẽ từng mức độ của từng thao tác.

 Ví dụ:  Bảng kiểm tra đánh giá nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

( Dùng cho giếng đào hoặc giếng đào cải tạo có bơm tay)

  Thông tin định lượng đánh giá nguy cơ ô nhiễm Có Không

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Cầu tiêu cách giếng trong vòng 10m

Cầu tiêu gần nhất cao hơn mặt giếng

Nguồn ô nhiễm khác cách giếng 10m (chuồng gia súc)

Nước đọng vũng trên nền xi măng trong vòng 2m

Hệ thống dẫn nước bị hư vỡ, gây ra  đọng vũng cạnh

giếng

Không có tường rào bảo vệ quanh giếng

Bán kính nền xi măng quanh giếng dưới 1m

Nền xi măng quanh giếng bị nứt nẻ để nước thấm vào

giếng

Thành giếng không được trát kỹ ở độ sâu dưới 3m

Bơm tay bị hở để nước xâm nhập từ ngoài vào giếng

Nắp giếng bị nhiễm bẩn hoặc không có nắp

Gầu múc nước để trên sàn giếng

                                 Tổng điểm nguy cơ   

3. SAI SỐ HỆ THỐNG VÀ CÁCH KHỐNG CHẾ TRONG THU THẬP

THÔNG TIN

Sai số hệ thống trong thu thập thông tin làm cho thông tin ta thu thập được bị

méo mó không  đúng với thực tế, không  đại diện cho tình huống thật sự. Những

nguồn có thể gây sai số hệ thống trong thu thập thông tin:

3.1. Do công cụ thu thập thông tin 

- Do bộ câu hỏi:

+  Các câu hỏi đóng về những chủ đề ít được biết đến. 55 

+  Các câu hỏi diễn đạt không rõ ràng.

+  Các câu hỏi được bố trí theo một trật tự không có tính logic.

- Do các dụng cụ đo lường không được chuẩn hoá.

Do các nguồn sai số này có thể phòng ngừa bằng cách lập kế hoạch cẩn thận

cho các quy trình thu thập số liệu và thử nghiệm các công cụ thu thập số liệu trước

khi thực sự bắt đầu điều tra.

3.2. Do người thu thập thông tin

Sai số này có thể dễ dàng xảy ra trong lúc quan sát hay các cuộc phỏng vấn

tập thể hay cá nhân. Có mối nguy cơ là người thu thập số liệu chỉ nghe hay nhìn

những gì mà họ quan tâm nên sẽ bỏ qua các thông tin rất quan trọng trong nghiên

cứu.

Quy trình quan sát và các chỉ dẫn cách tiến hành cuộc phỏng vấn sâu, thảo

luận nhóm cần phải được chuẩn bị. Người thu thập số liệu phải được  đào tạo và

thực hành sử dụng cả hai công cụ này. Hơn thế nữa, những người thu thập số liệu

nên làm việc với nhau theo cặp khi sử dụng các phương pháp thu thập số liệu này

và nên bàn luận, phiên giải các số liệu này ngay lập tức sau khi thu thập.

3.3. Do người cung cấp thông tin

- Đối tượng cung cấp thông tin có thể không tin tưởng vào mục  đích của

cuộc phỏng vấn và tìm cách lẩn tránh những câu hỏi nhất định hoặc trả lời không

đúng sự thật. Loại sai số hệ thống này có thể làm giảm bớt bằng cách giới thiệu một

rõ ràng mục đích, nội dung, quy trình nghiên cứu. Giải thích rõ cho đối tượng về

việc giữ bí mật các thông tin.

- Lựa chọn điều tra viên thích hợp là một điều quan trọng.

Ví dụ, trong một nghiên cứu tìm ra các nguyên nhân của việc người dân ít

đến các cơ sở y tế địa phương khám bệnh thì không nên để cán bộ y tế của trung

tâm y tế trong địa phương nghiên cứu, phỏng vấn nhân dân trong vùng. Vì nếu để

họ phỏng vấn sẽ làm ảnh hưởng nhất định đến kết quả nghiên cứu.

4. CÁC CÂN NHẮC VỀ KHÍA CẠNH  ĐẠO  ĐỨC TRONG THU THẬP

THÔNG TIN

Khi xây dựng và phát triển các phương pháp thu thập thông tin, cần phải cân

nhắc xem các quy trình nghiên cứu có gây tác hại gì không về thực thể cũng như

tâm sinh lý. 

Tác hại có thể gây nên bởi:

-  Làm tổn thương đến riêng tư thầm kín qua việc đặt ra các câu hỏi nhạy

cảm hay cố gắng tiếp cận các nguồn thông tin có chứa các số liệu của cá

nhân. 56 

-  Quan sát hành vi của  đối tượng nghiên cứu khi  đối tượng không  được

thông báo; hay

-  Thất bại trong việc quan sát do vi phạm sự tôn trọng các giá trị văn hoá,

truyền thống hay những điều kiêng kị.

-  Đây là một vài phương pháp có thể sử dụng để xử trí các vấn đề nêu trên:

+  Lấy sự  đồng ý của  đối tượng nghiên cứu (dưới dạng bản thoả thuận)

trước khi tiến hành nghiên cứu hay phỏng vấn.

+  Không khai thác các vấn đề nhạy cảm trước khi thiết lập được mối quan

hệ tốt với người cung cấp thông tin; và

+  Đảm bảo giữ bí mật các số liệu thu thập được.

Nếu như phải hỏi các câu hỏi nhạy cảm, ví dụ như việc thực hành các biện

pháp kế hoạch hoá gia đình, thì cách làm là không nên ghi tên và địa chỉ của người

được hỏi trong bộ câu hỏi.

LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI

1. Câu hỏi tự lượng giá

Hãy chọn một hoặc nhiều câu trả lời đúng và khoanh tròn vào các câu được chọn:

1.1 Yếu tố quyết định việc lựa chọn các kỹ thuật thu thập thông tin là:

A.  Mục tiêu nghiên cứu và các biến số

B.  Đối tượng nghiên cứu, quan sát, đo lường

C.  Loại nghiên cứu 

D.  Nguồn thông tin thu thập

E.  Tất cả các loại kể trên

1.2 Các kỹ thuật nghiên cứu định tính là:

A.  Thu thập thông tin có sẵn

B.  Quan sát và ghi chép lại

C.  Phỏng vấn sâu

D.  Thảo luận nhóm 

E.  Tất cả các loại kể trên

1.3 Các kỹ thuật nghiên cứu định lượng là:

A. Điều tra chọn mẫu theo bộ câu hỏi

B.  Vẽ bản đồ có sự tham gia của cộng đồng

C.  Biểu đồ thời gian

D. Lịch thời vụ

E.  Phân loại giầu nghèo   57 

1.4 Tiêu chuẩn của thông tin sẵn có là:

A. Tính phù hợp của thông tin có sẵn với vấn đề nghiên cứu

B.  Yếu tố thời gian: mới, gần thời điểm điều tra

C.  Có thể so sánh, đối chiếu với thông tin từ phương pháp thu thập khác

D. Độ tin cậy của thông tin

E.  Tất cả các loại kể trên

1.5 Ưu điểm của phương pháp quan sát là: 

A. Rẻ tiền

B. Nhanh chóng thu được kết quả

C. Cho thông tin thật trong hoàn cảnh tự nhiên

D. Hỗ trợ đối chiếu với thu thập từ kỹ thuật khác

E. Tất cả các loại kể trên.

Khoanh tròn chữ Đ (đúng), S (sai) mà anh (chị) cho là phù hợp:

1. Câu hỏi đóng là loại câu hỏi vừa đặt câu hỏi vừa đưa ra một danh sách các

câu trả lời có thể xẩy ra để người trả lời tự chọn:                    Đ /  S

2. Câu hỏi mở là loại câu hỏi không đưa ra trước các khả năng trả lời, đòi hỏi

đối tượng trả lời theo ngôn ngữ, hiểu biết của mình:                  Đ /  S

3. Quan sát trực tiếp là khi người quan sát đứng ngoài cuộc:          Đ /  S

4. Quan sát tham gia là khi người quan sát tham gia như người trong cuộc:

           Đ /  S

5.   Phương pháp quan sát  tham gia phù hợp trong việc thu thập thông tin về

xem xét mối quan hệ xã hội, các hoàn cảnh xã hội, các mối quan hệ, các quá

trình, các sự kiện xảy ra trong cộng đồng:                             Đ /  S

6.   Phỏng vấn sâu là một hình thức thảo luận chi tiết, mặt  đối mặt với một

người được lựa chọn “đại diện cho một bộ phận của cộng đồng”:    Đ /  S

7.   Thảo luận nhóm là một kỹ thuật thu thập thông tin định tính. Thảo luận một

chủ đề nhất định để tìm hiểu bản chất của vấn đề quan tâm nghiên cứu. Trả

lời câu hỏi: tại sao? như thế nào?:                         Đ /  S

8.   Thảo luận nhóm áp dụng trong trường hợp muốn thu thập thông tin của một

nhóm đại diện về chủ đề nhất định:                         Đ /  S

9.   Biểu đồ thời gian nhằm tìm hiểu những thay đổi của cộng đồng theo thời

gian và nguyên nhân của thay đổi đó:                       Đ /  S

10.    Kỹ thuật phân loại giàu nghèo được áp dụng để phân loại, và tìm hiểu sự

phân bố các hộ giàu, nghèo và nguyên nhân, giải pháp xóa đói giảm nghèo ở

một cộng đồng nhất định:                          Đ /  S

2. Bài tập thực hành  

 Chuẩn bị và thực hiện Bài tập 2, tài liệu Dịch tễ học thực địa - Phần thực

hành. 

58

PHẦN 2 

GIÁM SÁT DỊCH TỄ HỌC

Bài 5

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 

VỀ GIÁM SÁT DỊCH TỄ HỌC

Mục tiêu:

1. Mô tả  được định nghĩa và các phương pháp giám sát dịch tễ học.

2. Trình bày được mục đích và những ứng dụng của giám sát dịch tễ học. 

3. Trình bày được các nguồn dữ liệu của giám sát dịch tễ học.

1. ĐỊNH NGHĨA GIÁM SÁT DỊCH TỄ HỌC 

  Giám sát dịch tễ học là việc thu thập một cách có hệ thống liên tục, phân

tích, giải thích, và phân phát những dữ liệu sức khoẻ. Các tổ chức y tế công cộng

(YTCC) sử dụng dữ liệu giám sát để mô tả và theo dõi những sự kiện sức khoẻ, xác

định ưu tiên, và giúp cho việc lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá những chương trình

can thiệp.

Hình 1: Chu trình thông tin về các vấn đề sức khoẻ YTCC .

CỘNG ĐỒNG

Người Cung cấp

dịch vụ CSSK

       Báo cáo

Tóm tắt, phiên giải,

khuyến cáo

Các tổ chức

Y tế

Phân tích 

59

  Một hệ thống giám sát thường  được coi là những vòng tròn thông tin bao

gồm cả những người cung cấp dịch vụ, những đơn vị y tế và người dân, như được

mô tả trong hình 1 trên đây. Vòng tròn này bắt đầu khi bệnh xảy ra và người cung

cấp dịch vụ thông báo với các đơn vị y tế.

  Vòng tròn này còn chưa khép kín cho tới khi những thông tin về những

trường hợp bệnh này được thông báo cho những người chịu trách nhiệm phòng và

khống chế bệnh và những "người cần biết" khác. Bởi vì những người cung cấp dịch

vụ, những tổ chức y tế và tổ chức cộng đồng đều có trách nhiệm trong việc phòng

và khống chế bệnh. Họ sẽ là  những người nhận thông tin phản hồi từ hệ thống giám

sát. Tuỳ thuộc vào từng tình huống, những người cần biết thông tin còn bao gồm cả

những ban ngành khác, những cá thể phơi nhiễm tiềm tàng, những người chịu trách

nhiệm quản lý, những người sản xuất vac xin, những tổ chức tình nguyện tư nhân,

những người làm luật sức khoẻ .... 

2. CÁC LOẠI HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT

2.1. Giám sát y tế và giám sát dịch tễ học

  Khái niệm giám sát  đã tồn tại nhiều năm.Trước  đây giám sát có nghĩa là

quan sát chặt chẽ những người đã phơi nhiễm với bệnh truyền nhiễm để phát hiện

những triệu chứng sớm và để hình thành nhanh chóng những biện pháp cách ly và

khống chế. Người ta chia ra giám sát thành các loại sau:

- Giám sát y tế là việc theo dõi những cá nhân phơi nhiễm tiềm tàng để phát

hiện những triệu chứng sớm.

- Giám sát dịch tễ học là việc theo dõi những hiện tượng sức khoẻ trong

những quần thể, quan niệm hiện tại của giám sát là theo dõi sự xuất hiện

bệnh trên một quần thể. 

2.2. Các phương pháp giám sát

  Mặc dầu thông thường giám sát là một hoạt động của một tổ chức sức khoẻ

công cộng, nó  được tiến hành trong nhiều bối cảnh khác. Ví dụ, giám sát bệnh

nhiễm trùng là một hoạt  động quan trọng trong nhiều bệnh viện, giám sát cũng

thường xuyên được tiến hành trong những tình huống khẩn cấp như trong những

trại tỵ nạn, ở những vùng có những thảm hoạ thiên nhiên như lũ lụt, hoặc bão. Hiện

nay có nhiều phương pháp giám sát khác nhau. 

- Giám sát thụ động hay báo cáo bắt buộc: Loại kinh điển nhất là giám sát sự

xuất hiện bệnh truyền nhiễm là thông qua báo cáo bắt buộc của các cán bộ y tế ở

các cơ sở y tế như phòng khám, bệnh viện, phòng xét nghiệm.

- Giám sát chủ động: Hệ thống giám sát theo dõi một cách chủ động những

vấn  đề sức khoẻ, bao gồm chấn thương, dị dạng bẩm sinh, bệnh mãn tính, bệnh

nhiễm trùng, và những hành vi sức khoẻ. Giám sát chủ động có thể được chia thành

các loại sau: 

60

+  Điều tra ngang lặp lại nhiều lần: Những số liệu về giám sát có thể thu

thập  được bằng những nghiên cứu cắt ngang (cũng còn gọi là những

nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc),  được nhắc lại theo từng  đợt theo thời

gian.  Điều tra cắt ngang là nghiên cứu sự về tình hình bệnh tật hay

những sự kiện liên quan đến sức khoẻ xảy ra ở một quần thể một dân cư

nhất định ở một thời gian đặc biệt. Ví dụ, giám sát hành vi HIV, giám

sát lồng ghép các chỉ số hành vi và sinh học

+  Giám sát trọng điểm: Giám sát trọng điểm, là điều tra cắt ngang được

lặp lại nhiều lần ở một số nhóm người chọn lọc (trọng điểm) và ở một số

vị trí chọn lọc (trọng điểm). 

- Giám sát dựa trên số liệu thứ cấp: Hệ thống mới này dựa trên việc phân tích

những số liệu thứ cấp đó là những số liệu đã được thu thập vì những mục đích khác.

Ví dụ, một hệ thống giám sát sử dụng nhiều nguồn số liệu như số liệu điều tra dân

số, số liệu sử dụng dịch vụ y tế, số liệu ra viện, và nhiều cuộc điều tra khu vực cũng

như quốc gia đã được tiến hành vì nhiều mục đích khác.

- Nghiên cứu tỷ lệ mới mắc (Incidence): Là nghiên cứu theo dõi những cá

thể có nguy cơ mắc bệnh mà tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, người đó chưa từng

bị bệnh. Những cá thể  này được theo dõi nhiều tháng hay nhiều năm về tình trạng

bệnh và các hành vi nguy cơ của họ. Nghiên cứu này đòi hỏi có sự đồng ý tham gia

của người nghiên cứu. Nghiên cứu này là nghiên cứu tốt nhất cung cấp các thông tin

về tỷ lệ mới mắc và xác định các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Tuy nhiên loại nghiên

cứu này ít được thực hiên vì rất tốn kém và phức tạp.

3. MỤC ĐÍCH VÀ ỨNG DỤNG CỦA GIÁM SÁT

  Mục đích của giám sát không chỉ là thu thập số liệu để phân tích, mà là để

hướng dẫn chính sách và hành động sức khoẻ công cộng. Thực tế giám sát được

định nghĩa ngắn gọn là "cung cấp  thông tin để hành động". 

                   Giám sát

          - Thu thập số liệu

 - Phân tích số liệu

 - Phiên giải kết quả

 - Phổ biến  

Hình 2: Các thành phần của giám sát và can thiệp Y tế công cộng.

  Ví dụ, hình 2 là các hoạt động dựa trên những thông tin thu được từ giám sát.

     Can thiệp Y tế công cộng

      - Xác định vấn đề ưu tiên

      - Lập kế hoạch, triển khai và  

     đánh giá can thiệp 

61

  Mục đích của việc tiến hành giám sát là hiểu được mô hình hiện tại và tiềm

tàng của việc xuất hiện bệnh trong một quần thể để chúng ta có thể phát hiện, kiểm

soát, và phòng ngừa bệnh trong quần thể đó một cách có hiệu quả. Các đơn vị Y tế

đã đáp ứng với sự xuất hiện các trường hợp bệnh truyền nhiễm đầu tiên bằng việc

áp dụng các biện pháp cách ly kiểm dịch và sử dụng những dữ liệu giám sát làm cơ

sở cho việc lập kế hoạch hoạt động kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật có hiệu quả

hơn.

  Tuy nhiên, giám sát dịch tễ học không chỉ giới hạn vào những bệnh mà

chúng ta đã có những biện pháp kiểm soát có hiệu quả. Giám sát còn vì hai mục

đích khác: Thứ nhất, thông qua giám sát chúng ta có thể biết thêm về lịch sử tự

nhiên, các phổ lâm sàng, và dịch tễ học của bệnh (ai có nguy cơ, bệnh xảy ra khi

nào và ở đâu, phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ nào). Những hiểu biết này có thể giúp

cho việc phát triển những biện pháp phòng và kiểm soát bệnh. Thứ hai, giám sát sẽ

cung cấp cho chúng ta những dữ liệu cơ bản để đánh giá hiệu quả của những biện

pháp dự phòng và kiểm soát bệnh tật.

3.1. Theo dõi những vấn đề sức khoẻ   

  Chúng ta theo dõi những vấn đề sức khoẻ nhằm những mục đích như sau:

-  Phát hiện những biến đổi bất thường về sự xuất hiện và phân bố bệnh tật

-  Theo dõi chiều hướng lâu dài và mô hình bệnh tật

-  Xác định những thay đổi về yếu tố vật chủ và khối cảm nhiễm

-  Phát hiện những thay đổi về thực hành chăm sóc sức khoẻ.

  Các cơ sở y tế địa phương thường sử dụng những dữ liệu giám sát để phát

hiện sự tăng lên bất thường các trường hợp bệnh, ví dụ như xảy ra một vụ dịch. Từ

đó họ có thể tiến hành kịp thời các hoạt động phòng chống dịch. Thông qua việc

theo dõi chiều hướng bệnh, các cán bộ giám sát phải giải thích được các thay đổi

của chiều hướng đó. Ví dụ, số liệu giám sát ở Mỹ cho thấy những thay đổi về sự

xuất hiện sốt rét có thể liên quan tới những trường hợp mang bệnh từ nơi khác tới,

những người nhập cư, và những người đi du lịch ở nước ngoài về (Hình 3). Bằng

việc theo dõi chiều hướng bệnh tật chúng ta có thể dự báo những mô hình xuất hiện

bệnh trong tương lai, giúp ích cho việc lập kế hoạch những nguồn lực cần thiết cho

phòng chống dịch.

   Để xác định dịch và nhu cầu ưu tiên, những nhà lập chính sách YTCC phải

hiểu được mô hình bệnh xảy ra trong nhóm có nguy cơ. Ví dụ, việc giám sát hội

chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) bao gồm việc xác định những phương

thức hay hành vi nguy cơ nhiễm với HIV. Từ những thông tin này, chúng ta có khả

năng lần theo sự lây truyền của dịch từ nhóm có nguy cơ như những người nam giới

đồng tính luyến ái tới những người tiêm chích ma tuý và bạn tình của họ.

62

Hình 3: Báo cáo tình hình sốt rét theo năm, tại Mỹ năm 1930-1990

  Theo dõi những thay đổi về tác nhân và những yếu tố vật chủ sẽ giúp cho

việc đánh giá khả năng tiềm tàng xảy ra bệnh trong tương lai. Ví dụ, những nhà

khoa học trong phòng thí nghiệm theo dõi những thay đổi tính kháng nguyên hoặc

kháng kháng sinh của tác nhân gây bệnh. Qua giám sát sự thay đổi kháng nguyên

của vi rút Cúm, chúng ta có thể sản xuất ra những vác xin Cúm phù hợp và dự báo

tác động của bệnh cúm trong cộng đồng.

  Giám sát hút thuốc lá, uống rượu, béo phì, và sử dụng dây an toàn khi lái xe,

tình dục, tiêm chích ma tuý, là những ví dụ rất rõ về hệ thống giám sát hành vi nguy

cơ.

3.2. Gắn giám sát với can thiệp y tế công cộng  

3.2.1. Điều tra và khống chế      

 Khi có báo cáo về sự gia tăng những trường hợp bệnh phải thông báo thì cơ

quan y tế các cấp phải có những hành động kịp thời. Điều quan trọng là phải tìm ra

nguồn gốc hay nguyên nhân để nhanh chóng tiến hành những hoạt động cụ thể hơn

như đóng cửa một cửa hàng  ăn, tư vấn và điều trị những bệnh nhân nhiễm trùng

không có triệu chứng, loại bỏ một sản phẩm thương mại nào đó, hoặc thông báo

rộng rãi trong công chúng. Ngoài ra, các cơ quan y tế phải tăng cường giám sát

bệnh và xác định những người phơi nhiễm tiềm tàng và những người có nguy cơ

mắc bệnh. Khi những người này được xác định, họ có thể được xét nghiệm, tư vấn,

điều trị, tiêm phòng tuỳ theo tình trạng sức khoẻ của họ. 

3.2.2. Lập kế hoạch 

Như đã trình bày ở trên, mục đích của giám sát là để cung cấp thông tin cho

việc đưa ra các quyết định phù hợp. Dựa trên các thông tin về sự thay đổi tần suất

bệnh trong một thời gian dài trên một địa bàn, các cơ quan y tế có thể dự đoán khi

Trường hợp mắc lại sau khi ở nước ngoài về

Chương trình kiểm soát sốt rét

Trường hợp mắc lại của cựu chiến binh ở Triều Tiên về

Cựu chiến binh ở Việt Nam

Ng−êi nhËp c−  

63

nào và ở đâu sẽ cần thiết các nguồn lực, và vì vậy sẽ giúp cho việc lập kế hoạch

phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý.

3.2.3. Đánh giá những biện pháp phòng chống   

Những dữ liệu giám sát được sử dụng thường xuyên để lượng giá tác động

của những chương trình dự phòng. Các cơ quan y tế có thể sử dụng những dữ liệu

giám sát  để theo dõi và cải tiến những chương trình làm giảm nguy cơ và các

chương trình giáo dục sức khoẻ khác. 

3.2.4. Hình thành giả thuyết và khuyến khích nghiên cứu YTCC 

 Vì giám sát thu thập và phân tích những dữ liệu một cách liên tục, nó có thể

đưa ra những câu hỏi và những giả thuyết cung cấp hướng cho những nghiên cứu

sâu. Ví dụ, năm 1980 ở Mỹ, hệ thống giám sát đã ghi nhận việc xảy ra một bệnh

mới bao gồm các  triệu chứng choáng do độc tố. Sau khi xem xét lại những dữ liệu

giám sát, những nhà Dịch tễ học đã nhận ra rằng đa số các trường hợp bệnh xảy ra ở

những người phụ nữ đang hành kinh. Họ đã tiến hành hàng loạt những nghiên cứu

bệnh-chứng và trong vòng chưa tới một năm họ đã phát hiện ra rằng có một sự kết

hợp giữa hội chứng này và một loại bông gạc mà phụ nữ sử dụng khi hành kinh.

Sau đó loại bông gạc này đã bị cấm sử dụng và nhanh chóng bị loại khỏi thị trường. 

3.3. Các ứng dụng khác của giám sát

3.3.1. Thử nghiệm các giả thuyết

 Những dữ liệu giám sát đôi khi có thể được sử dụng để thử nghiệm những

giả thuyết liên quan tới tác động của phơi nhiễm lên sự xuất hiện bệnh. 

3.3.2. Lưu trữ dữ liệu bệnh tật 

Giám sát còn cung cấp các thông tin về bệnh tật và những thông tin này được

bảo quản và lưu trữ theo thời gian. Những dữ liệu lưu trữ có thể được sử dụng để

phát triển những mô hình toán học dự báo tình hình bệnh tật, đánh giá ảnh hưởng

của các chiến lược và chính sách can thiệp khác nhau.

4. NHỮNG NGUỒN DỮ LIỆU GIÁM SÁT  

Nhiều nguồn dữ liệu sẵn có có thể sử dụng cho giám sát. Tổ chức Y tế Thế

giới đã liệt kê những nguồn dữ liệu cơ bản dưới đây cho việc giám sát:

- Báo cáo tử vong.

- Báo cáo mắc bệnh.

- Báo cáo dịch.

- Báo cáo dịch vụ xét nghiệm.

- Báo cáo phát hiện những trường hợp bệnh.

- Báo cáo phát hiện dịch. 

64

- Các điều tra  đặc biệt (như số bệnh nhân nhập viện,  đăng ký khám bệnh,

điều tra huyết thanh học).

- Thông tin về ổ chứa và những véc tơ truyền bệnh.

- Những dữ liệu dân số.

- Những dữ liệu môi trường.

  Trong các nguồn dữ liệu trên, một số được thu thập bởi hệ thống giám sát,

một số khác được thu thập vì những lý do khác. Những nguồn dữ liệu cơ bản nhất

được mô tả dưới đây.

4.1. Dữ liệu tử vong 

- Thống kê sinh đẻ: Thống kê sinh đẻ bao gồm những dữ liệu về sinh, tử, xây

dựng gia đình, và ly dị. 

- Những dữ liệu từ các cơ sở y tế: Những người chịu trách nhiệm kiểm thảo

tử vong bất thường và các thầy thuốc có thể cung cấp những thông tin về đột tử

hoặc tử vong bất thường. Những báo cáo tử vong bao gồm những thông tin chi tiết

về nguyên nhân tử vong không có trong giấy chứng tử. Những báo cáo này rất có

giá trị trong giám sát những tổn thương cố ý hay không cố ý và đột tử do những

nguyên nhân không rõ ràng.

4.2. Dữ liệu mắc bệnh

  Mỗi nước thường thiết lập danh sách những vấn đề sức khỏe mà các cán bộ y

tế bắt buộc phải thông báo. Những bệnh phải khai báo chủ yếu là những bệnh nhiễm

trùng cấp tính. Tuy nhiên cũng có nước đòi hỏi phải khai báo một số bệnh mãn tính

hoặc bệnh không nhiễm trùng. 

4.3 Những dữ liệu phòng thí nghiệm 

Những báo cáo phòng thí nghiệm cung cấp dữ liệu giám sát một số bệnh chọn

lọc, bao gồm các bệnh do vi rút, và những bệnh do vi khuẩn đường ruột gây ra như

thương hàn, tả, lỵ. 

4.4. Những dữ liệu bệnh viện

 Hầu hết các bệnh viện được trang bị máy vi tính, trước hết nhằm mục đích

quản lý tài chính. Những dữ liệu này cũng có thể được sử dụng cho mục đích giám

sát. Những dữ liệu này thông thường bao gồm những dữ liệu về nhân khẩu học,

chẩn đoán, quy trình điều trị, thời gian nằm viện, giá phải chi trả, nhưng không có

tên, địa chỉ, và những thông tin khác có liên quan tới việc xác định cá nhân.

4.5. Những dữ liệu môi trường

 Những đơn vị y tế tiến hành giám sát môi trường thường xuyên ở cộng đồng

để phát hiện ô nhiễm nước, sữa và thực phẩm. Những tổ chức này cũng có thể tập

trung giám sát những điều kiện trong tự nhiên hỗ trợ cho việc lưu hành các ổ chứa

bệnh ở động vật hoặc véc tơ truyền bệnh. Ví dụ, như theo dõi vật thải bỏ có chứa 

65

nước là nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết như lốp xe hỏng, ống bơ,

mảnh chum vại vỡ. Gần đây giám sát môi trường như đối với những chất phóng xạ,

theo dõi những chất hóa học, sinh học, những tác nhân lý học gây nguy hiểm tiềm

tàng ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. 

4.6. Dữ liệu về bệnh dịch ở động vật 

Theo dõi quần thể động vật là một phần quan trọng của hệ thống giám sát đối

với một số bệnh, nó bao gồm việc phát hiện và đo lường:

- Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở động vật do những bệnh có thể truyền từ động

vật sang người.

- Sự xuất hiện một tác nhân bệnh ở động vật nuôi và hoang dã (ví dụ như

điều tra loài gậm nhấm trong bệnh dịch hạch,  điều tra gà/vịt trong bệnh

cúm gia cầm A/ H5N1).

- Những thay đổi về số lượng và phân bố của những ổ chứa động vật và véc

tơ truyền bệnh (như theo dõi chỉ số muỗi trong bệnh sốt xuất huyết, bọ chét

trong bệnh dịch hạch...).

4.7. Sử dụng thuốc/chế phẩm sinh học

Ở Mỹ, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) giám sát việc sử dụng những chế

phẩm sinh học và thuốc (như kháng độc tố botulist, kháng độc tố bạch hầu, thuốc

pentamidine  điều trị bệnh viêm phổi do pneumocystis carinii). Ví dụ, thông qua

theo dõi những chế phẩm sinh học này, họ đã phát hiện có sự tăng đột biến nhu cầu

thuốc pentamidine vào năm 1981. Qua đó họ đã nhanh chóng đưa ra kết luận về sự

xuất hiện một bệnh dịch mới mà sau này được gọi là hội chứng suy giảm miễn dịch

mắc phải (AIDS).

4.8. Những dữ liệu về nghỉ học của học sinh và công nhân

 Các đơn vị y tế thường định kỳ sử dụng sổ theo dõi vắng mặt của học sinh để

đánh giá sự tấn công của bệnh cúm trong một cộng đồng. Những ghi chép về nghỉ

việc do ốm đau bệnh tật, và những dữ liệu nghề nghiệp khác đang được sử dụng

ngày một tăng lên trong giám sát tai nạn và chấn thương nghề nghiệp.

4.9. Những dữ liệu chăm sóc bệnh nhân ngoại trú 

 Một số nước trên thế giới đã thiết lập hệ thống giám sát bệnh nhân ngoại trú

kịp thời và toàn diện thông qua mạng máy vi tính. Thông tin về bệnh nhân ngoại trú

(chẩn đoán, điều trị) có thể có được từ nhiều nguồn: từ các thầy thuốc ở các tổ chức

y tế công, từ những cuộc điều tra y tế quốc gia, từ các bác sỹ tư.

 4.10. Những giám sát đặc biệt

 Một số nước trên thế giới đã thiết lập các hệ thống giám sát đặc biệt về các

vấn đề sức khoẻ đặc biệt như ung thư, chấn thương, bệnh nghề nghiệp (ngộ độc chì,

bệnh phổi nghề nghiệp silicosis, asbestosis).  

66

4.11. Điều tra sức khỏe quần thể 

 Ví dụ, ở Mỹ, người ta định kỳ tiến hành những cuộc điều tra về tình trạng

dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia. Trong cuộc  điều tra này, người ta chọn ngẫu

nhiên quần thể dân chúng Mỹ và thu thập những dữ liệu về lâm sàng, xét nghiệm,

cũng như những những thông tin về dân số và tiền sử bệnh tật. Ngoài ra, người ta

cũng tiến hành điều tra phỏng vấn về sức khỏe nhằm thu thập những thông tin về

đau yếu, bệnh tật, sử dụng dịch vụ y tế với cỡ mẫu 40 000 hộ gia  đình. Hơn 40

trung tâm y tế bang phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật tham gia vào hệ

thống giám sát yếu tố hành vi nguy cơ. Hệ thống giám sát này sử dụng phỏng vấn

qua điện thoại để thu thập những thông tin về hút thuốc, uống rượu, sử dụng dây an

toàn khi lái xe, cao huyết áp, cân nặng, và những yếu tố nguy cơ khác tác động tới

sức khỏe.

5. ĐÁNH GIÁ MỘT HỆ THỐNG GIÁM SÁT 

 Mỗi hệ thống giám sát phải được định kỳ đánh giá để đảm bảo rằng nó đang

phục vụ một chức năng YTCC có ích và đáp ứng được với những mục tiêu của hệ

thống đó. Một cuộc đánh giá toàn diện phải xác định cách để tăng cường hoạt động

của hệ thống và hiệu quả của nó. Trong một cuộc đánh giá toàn diện, phải nhằm vào

những khía cạnh sau đây của hệ thống:

- Tầm quan trọng YTCC của sự kiện sức khoẻ được giám sát.

- Mục tiêu và cách hoạt động của hệ thống.

- Tính ích lợi của hệ thống.

- Những đặc điểm về chất lượng của hệ thống giám sát, bao gồm tính đơn

giản, linh hoạt, có thể chấp nhận, tính nhạy, giá trị dự báo dương tính, tính

đại diện, và giới hạn thời gian.

- Kinh phí và nguồn lực cần thiết cho hoạt động của hệ thống.

  Năm khía cạnh này được mô tả chi tiết dưới đây.

5.1. Tầm quan trọng

Tầm quan trọng của một sự kiện sức khoẻ cần phải được giám sát và đánh giá

những tác động của sự kiện sức khoẻ đó bằng các chỉ số sau:

- Tổng số trường hợp: Mới mắc, hiện mắc.

- Tính trầm trọng của nó: Tỷ lệ tử vong trường hợp, tỷ xuất chết trong số

trường hợp.

- Tử vong: Tỷ lệ tử vong chung và tỷ lệ tử vong đặc hiệu tuổi, số năm bị mất

khả năng sống tiềm tàng.

- Tỷ lệ mắc bệnh: Vào viện, tàn tật.

- Giá thành chăm sóc y tế.

- Khả năng lan tràn bệnh. 

67

- Khả năng dự phòng.

5.2. Những mục tiêu và hoạt động

Những mục tiêu của một hệ thống giám sát phải rõ ràng cho những người duy

trì cũng như những người đóng góp cho hệ thống này. Điều đầu tiên có ích là xem

thông tin nào là cần thiết cho việc dự phòng và kiểm soát bệnh có hiệu quả, rồi

quyết định những mục tiêu nào là phù hợp nhất. Ví dụ, một trong những mục tiêu

của hệ thống giám sát có thể là xác định việc xảy ra một sự kiện sức khoẻ hoặc là để

theo dõi sự tiến bộ của một chương trình thanh toán một bệnh nào đó.

 Để xác định đặc trưng hoạt động của một hệ thống giám sát, chúng ta phải

trả lời những câu hỏi sau đây:

-  Định nghĩa trường hợp của sự kiện sức khoẻ  đó là gì? có dựa trên quan

điểm thực hành không?

-  Quần thể nào đang được giám sát?

-  Thời gian thu thập số liệu như thế nào (hàng tuần, hàng tháng, hàng năm)

-  Thu thập thông tin nào? Những chương trình nào cần những thông tin đó?

-  Những nguồn báo cáo hoặc nguồn số liệu là gì? Ai là người báo cáo? Ai là

người làm báo cáo?

-  Số liệu được gửi thế nào? 

-  Phân tích số liệu thế nào? Ai phân tích? Bao lâu phân tích một lần? 

-  Thông tin được phổ biến như thế nào? Những báo cáo được phổ biến bao

nhiêu lâu một lần? Những báo cáo đó được gửi cho ai?

5.3. Ích lợi

 Câu hỏi đặt ra là liệu một hệ thống giám sát có làm thay đổi tình hình không.

Chúng ta có thể đánh giá bằng cách trả lời những câu hỏi sau đây:

- Cho tới nay những hoạt động gì đã được tiến hành dựa trên những thông tin

từ hệ thống giám sát?

- Những ai đã dùng những thông tin đó để ra quyết định và hành động?

- Khả năng sử dụng những thông tin này cho tương lai là gì?

 Tính lợi ích của một hệ thống bị tác động rất lớn bởi sự hoạt động của nó,

bao gồm cả cơ chế thông tin phản hồi của nó tới những người cần phải biết, và bằng

những quy kết hệ thống, được mô tả dưới đây.

5.4.  Đặc tính về chất lượng   

Để  đánh giá một hệ thống giám sát, chúng ta phải  đánh giá, hoặc là  định

lượng hoặc là định tính những yếu tố này.

 - Tính đơn giản   

68

 Tính đơn giản muốn nói tới ở đây là dễ hoạt động của toàn bộ hệ thống cũng

như những thành phần cấu thành của hệ thống đó (định nghĩa trường hợp, quy trình

báo cáo v.v). Nói chung, một hệ thống giám sát càng đơn giản càng tốt nhưng vẫn

phải đạt được mục tiêu đề ra. Một hệ thống đơn giản thường là một hệ thống có thể

cung cấp những số liệu đúng thời hạn mà không cồng kềnh, phức tạp.

  - Tính linh hoạt

 Tính linh hoạt muốn nói tới là khả năng của hệ thống giám sát đáp ứng với

những thay đổi trong các điều kiện hoạt động hoặc những nhu cầu thông tin với ít

chi phí phụ thêm về thời gian, nhân lực, ngân sách. Thông thường, tính linh hoạt là

cần thiết khi có những thay đổi trong việc định nghĩa trường hợp, hoặc biểu mẫu,

quy trình báo cáo. Tính linh hoạt cũng bao gồm những khả năng thêm các sự kiện

sức khoẻ mới vào hệ thống.

  - Tính chấp nhận

Tính chấp nhận phản ánh sự tình nguyện của những cá nhân, tổ chức tham gia

vào hệ thống giám sát. Chúng ta có thể đánh giá tính chấp nhận của một hệ thống

giám sát bằng tỷ lệ những người báo cáo các trường hợp, và tính đầy đủ của những

báo cáo. Đối với những hệ thống sử dụng việc phỏng vấn đối tượng, tính chấp nhận

cũng có thể đo lường được bằng tỷ lệ hoàn thành phỏng vấn. Nói chung, tính chấp

nhận của báo cáo bị tác động chủ yếu bởi việc người báo cáo phải đầu tư bao nhiêu

thời gian cho việc báo cáo.

Chúng ta cũng có thể cân nhắc tính chấp nhận theo nghĩa liên kết với các

chương trình. Những người quản lý các chương trình và những người khác chịu

trách nhiệm có hành động đáp ứng với những thông tin do hệ thống giám sát cung

cấp hay không.

  - Tính nhạy 

Tính nhạy là khả năng của một hệ thống  để phát hiện những trường hoặc

những sự kiện sức khoẻ khác mà nó mong muốn phát hiện. Chúng ta có thể  đo

lường tính nhạy bằng cách tiến hành một cuộc điều tra đại diện và so sánh kết quả

với những kết quả của hệ thống giám sát.

 Chúng ta đo lường giá trị dự báo dương tính bằng cách phát hiện liệu những

trường hợp đã báo cáo và những vụ dịch có đúng với định nghĩa thực là các trường

hợp bệnh thực sự hoặc các vụ dịch thực sự hay không. Càng nhiều báo cáo dương

tính giả trong một hệ thống báo cáo, thì giá trị dự báo của báo cáo càng thấp. Những

kết quả này dẫn đến phát hiện không cần thiết, tốn kém phân bố nguồn lực, và đặc

biệt là những báo cáo giả về các vụ dịch, sẽ làm giảm lòng tin của công chúng.

  - Tính đại diện

Tính đại diện là mức độ mà một hệ thống giám sát chụp được một bức chân

dung chính xác tỷ lệ mới mắc của một sự kiện sức khoẻ trong một quần thể theo các 

69

yếu tố con người, thời gian, và địa điểm. Nó bao gồm chất lượng hoặc sự chính xác

của số liệu được cung cấp và bị ảnh hưởng bởi tính chấp nhận cũng như tính nhạy

của hệ thống giám sát. Đối với chúng ta, để có thể khái quát hoặc rút ra những kết

luận về một cộng đồng từ những số liệu giám sát, hệ thống này phải đảm bảo là đại

diện.

 Trong việc đánh giá tính đại diện của một hệ thống, chúng ta phải xác định

những nhóm nhỏ quần thể bị loại ra một cách hệ thống khỏi quần thể giám sát.

  - Tính thời gian

 Tính thời gian là sự sẵn có của số liệu đúng lúc cho một hoạt động phù hợp.

Những quan chức YTCC có thể không  đưa ra ngay được một can thiệp phù hợp

hoặc đưa ra một phản hồi đúng lúc nếu hệ thống giám sát bị chậm trễ ở nhiều khâu

trong việc thu thập thông tin, quản lý, phân tích, giải thích, hoặc phân phát thông

tin.

5.5. Những yêu cầu về nguồn lực

 Chi phí trực tiếp của một hệ thống giám sát bao gồm những nguồn lực con

người và tài chính chi cho việc duy trì toàn bộ các nội dung hoạt động của hệ thống,

bao gồm việc thu thập, phân tích, và phổ biến thông tin. Chúng ta thường đánh giá

những chi phí trực tiếp này so với mục tiêu của hệ thống đề ra và tính lợi ích của hệ

thống, và giá kỳ vọng cho những thay đổi có thể xảy ra hoặc những giải pháp khác

nhau cho hệ thống.

Tóm lại, chúng ta đánh giá một hệ thống giám sát sao cho có thể rút ra những

kết luận về tình trạng thực tại của nó và đưa ra những khuyến nghị về tương lai phát

triển của nó. Chúng ta sẽ phải xem liệu hệ thống đã xác định một vấn đề YTCC

quan trọng chưa, liệu hệ thống đã đạt được mục tiêu đề ra chưa, và liệu hệ thống đã

hoạt động đầy đủ chưa. Nếu hệ thống chưa làm được những điều này, chúng ta nên

khuyến nghị phải cải tiến hệ thống, hoặc xác định câu hỏi liệu hệ thống có nên tiếp

tục nữa không.

LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI

1.Câu hỏi thảo luận nhóm: 

1.1  Hãy trình bày các loại hình và phương pháp giám sát dịch tễ học. Lấy các ví

dụ minh họa phù hợp và phân tích.

1.2  Nêu các ứng dụng của giám sát dịch tễ học. Liên hệ trong giám sát các bệnh

truyền nhiễm.

1.3  Liệt kê những nguồn thông tin cơ bản trong giám sát dịch tễ học. Phân tích

so sánh vai trò của các nguồn dữ liều từ cộng đồng, từ bệnh viện và từ phòng

xét nghiệm.

1.4  Nêu và phân tích những đặc tính về chất lượng trong đánh giá hệ thống giám

sát. 

70

Bài 6

THU THẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU GIÁM

SÁT DỊCH TỄ CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Mục tiêu:

1.  Xác định và mô tả được các nguồn số liệu và kỹ thuật thu thập số liệu

giám sát dịch tễ các bệnh truyền nhiễm;

2.  Mô tả phương pháp phân tích số liệu giám sát theo các đặc điểm thời

gian, địa điểm, con người;

3.  Biết cách trình bày số liệu  giám sát qua bảng, đồ thị, bản đồ;

4.  Biết cách sử dụng số liệu giám sát và ứng dụng vào công tác giám sát

của địa phương mình;

Đặt vấn đề

Giám sát Dịch tễ học là một hoạt động đa dạng, bao gồm cả các hoạt động

của hệ thống y tế và sự cộng tác tích cực chủ động của cộng đồng. Giám sát dịch tễ

học các bệnh truyền nhiễm bao gồm các nội dung chính sau đây:

- Thu thập số liệu giám sát.

- Phân tích, phiên giải số liệu.

- Sử dụng và phổ biến số liệu giám sát.

1. THU THẬP SỐ LIỆU GIÁM SÁT

Thu thập số liệu là một trong những khâu quan trọng nhất trong giám sát

dịch tễ học. Chỉ khi nào thu thập số liệu đầy đủ, chính xác thì việc phân tích số liệu

mới có giá trị khoa học và thực tiễn. Số liệu có thể thu thập từ nhiều nguồn khác

nhau. Sau  đây là các nguồn số liệu chính trong quá trình giám sát bệnh truyền

nhiễm:

1.1. Số liệu thu thập từ hệ thống giám sát thường xuyên

Hiện nay, theo luật phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam (có hiệu lực

từ ngày 1/7/2008) 57 bệnh truyền nhiễm phải báo cáo bắt buộc cho cơ quan nhà

nước có thẩm quyền về y tế. Phải thực hiện nghiêm chỉnh theo các hình thức báo

cáo: Báo cáo định kỳ, báo cáo nhanh, báo cáo đột xuất. Thông thường số liệu của

các báo cáo này bao gồm số mắc, số chết xảy ra theo địa điểm và theo thời gian.

Những báo cáo về mắc, chết các bệnh truyền nhiễm rất quan trọng. Sử dụng

những số liệu này cùng với các yếu tố khác trong giám sát dịch tễ học để đánh giá

hiệu quả của các biện pháp phòng chống dịch. Do vậy, cần thiết phải tổ chức thực 

71

hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm có hệ thống và có nề nếp ở các cấp. Chất lượng báo

cáo của mỗi địa phương có khác nhau tuỳ thuộc vào khả năng tổ chức thực hiện ở

nơi đó. Song cần phải nhận thức rằng trong giám sát dịch tễ học, nếu không tổ chức

được hệ thống báo cáo một cách đầy đủ, hoàn thiện, nhanh chóng, kịp thời và có độ

tin cậy cao thì sẽ xảy ra hàng loạt những sai sót trong công tác phòng chống dịch và

nghiên cứu khoa học.

Khó khăn nhất của công việc này là phát hiện được bệnh nhân và chẩn đoán

đúng bệnh lúc ban đầu. Thiếu sót thường gặp là có bệnh xuất hiện mà không được

báo cáo (vì đã bỏ qua các thể ẩn, thể không điển hình như cúm, sốt Dengue, viêm

gan B) hoặc là báo cáo nhầm lẫn với các bệnh khác. Một số trường hợp bỏ sót

không báo cáo có thể do bệnh nhân đến nhầm khoa, do không có người đi giám sát,

hoặc trình độ chuyên môn cán bộ giám sát yếu hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm.

Trong thực tế những khó khăn thường khó tránh khỏi dẫn đến sự báo cáo bệnh bị bỏ

sót, bởi vì có nhiều bệnh truyền nhiễm, ngoài thể lâm sàng điển hình, còn có nhiều

thể không điển hình, thể ẩn mà phải có xét nghiệm mới có thể chẩn đoán xác định

được.

Việc báo cáo bệnh truyền nhiễm có hệ thống sẽ có tác dụng để đánh giá hiệu

quả của một biện pháp phòng chống dịch hoặc một vacxin dự phòng được áp dụng

rộng rãi trên thực địa. Những số liệu mắc bệnh được báo cáo cùng với kết quả kiểm

tra miễn dịch học trong cộng đồng dân cư có thể đánh giá một cách chính xác hiệu

quả của công tác tiêm chủng. Mặt khác, những số liệu mắc bệnh này là rất có ý

nghĩa trong việc nhận  định tính phổ biến, tính nghiêm trọng của mỗi loại bệnh

truyền nhiễm để xắp xếp thứ tự ưu tiên giải quyết.

1.2. Số liệu thu thập từ giám sát trọng điểm

Khi không thể thực hiện được trên toàn quốc do hạn chế về nguồn lực, kinh

phí… thì cần thực hiện giám sát trọng điểm, tại một số nơi đại diện cho các vùng,

miền, khu vực dân cư, địa lý. Ví dụ, Hệ thống giám sát cúm quốc gia đang được

triển khai tại 15 điểm trên toàn quốc.

1.3. Số liệu thu thập được từ các điều tra đặc biệt 

Để có thêm những thông tin mà trong giám sát thường kỳ hoặc giám sát

trọng điểm không thu thập được, trong một số trường hợp ta cần tiến hành các điều

tra  đặc biệt như  điều tra huyết thanh học,  điều tra yếu tố nguy cơ. Những người

tham gia thực hiện các điều tra đặc biệt phải được tập huấn để thống nhất về chuyên

môn, về phương pháp kỹ thuật thăm khám, đo đạc, thu thập số liệu. Người ta cũng

dùng nghiên cứu này để xác định tỷ lệ mắc bệnh trong vùng và đánh giá độ tin cậy

của hệ thống giám sát thường xuyên hoặc hệ thống giám sát điểm. Những điều tra

đặc biệt này là cần thiết. Tuy nhiên, những cuộc điều tra như vậy rất tốn kém và đòi

hỏi phải tập huấn riêng cho điều tra viên. Vì vậy, tuyến quốc gia hoặc khu vực sẽ

quyết định cho mỗi cuộc điều tra. 

72

1.4. Số liệu thu thập từ điều tra từng ca bệnh

Điều tra từng ca bệnh thực hiện đối với những bệnh hiếm, những bệnh không

bình thường. Đối với những bệnh tỷ lệ mắc cao, điều tra từng ca bệnh là không thực

tế và không cần thiết. Khi tỷ lệ mắc bệnh giảm, điều tra từng ca bệnh quan trọng để

xác định nguyên nhân xảy ra bệnh và để chỉ đạo các biện pháp phòng chống. Nếu

bệnh trong chương trình khống chế hoặc thanh toán thì việc tích cực điều tra từng

ca bệnh là rất quan trọng. Hiện nay, các bệnh đang được thực hiện điều tra từng ca

bệnh trên toàn quốc: Liệt mềm cấp, nghi sởi, uốn ván sơ sinh, cúm A/H5N1. Đối

với điều tra từng ca bệnh, thông tin thu thập được sẽ đầy đủ và chi tiết hơn, ngoài

các số liệu về mắc, chết, còn bổ sung các thông tin về tuổi, tiền sử tiêm chủng, nghề

nghiệp, dân tộc, các yếu tố nguy cơ. Tùy theo từng bệnh cụ thể để điều tra thêm các

thông tin có liên quan.

1.5. Những nguồn thu thập số liệu khác

- Số liệu thu thập từ  thông báo dịch: là số liệu có được qua điều tra các vụ

dịch, ổ dịch. Quyết định nội dung điều tra dịch dựa vào từng bệnh cụ thể, mức độ

trầm trọng của dịch, phạm vi của vấn đề, nhu cầu cần thiết cần biết thêm những

thông tin cụ thể liên quan đến xảy ra dịch, sự sẵn có nguồn lực, khả năng điều tra 

Số liệu thu thập được từ phòng thí nghiệm: Những báo cáo phòng thí nghiệm cung

cấp kết quả xét nghiệm trong giám sát một số bệnh chọn lọc, bao gồm các bệnh do

vi rút, vi khuẩn đường, các tác nhân khác. Có thể đó là những bệnh bắt buộc phải

báo cáo.

- Số liệu về ổ chứa động vật, véc tơ: Theo dõi quần thể động vật có vai trò

nguồn bệnh và vai trò véc tơ truyền bệnh là một phần quan trọng của hệ thống giám

sát đối với một số bệnh do động vật lây sang người. Các số liệu thu thập bao gồm:

• Tình trạng mắc bệnh và tử vong ở động vật (bệnh dại, cúm A /H5N1).

• Sự xuất hiện tác nhân gây bệnh ở động vật nuôi và hoang dã (như điều tra

loài gậm nhấm đối với bệnh dịch hạch, điều tra quần thể lợn đối với bệnh

viêm não Nhật Bản).

• Sự thay đổi về số lượng và phân bố của những ổ chứa động vật và véc tơ

truyền bệnh (như theo dõi chỉ số muỗi trong bệnh sốt xuất huyết, bọ chét

trong bệnh dịch hạch).

• Số liệu về môi trường: Số liệu về môi trường thường được sử dụng để

phát hiện ô nhiễm nước, sữa và thực phẩm. Phát hiện những điều kiện tự

nhiên thuận lợi cho việc tồn tại  ổ chứa bệnh  ở  động vật hoặc véc tơ

truyền bệnh. Ví dụ, phế thải (lốp xe hỏng, ống bơ, mảnh chum vại vỡ) là

nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue.

2. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Chỉ có quá trình tập hợp phân tích số liệu giám sát một cách đầy đủ và liên

tục mới cho phép biết được mô hình bệnh tật cụ thể, xu hướng phát triển và sự thay 

73

đổi trong lưu hành bệnh cũng như giúp dự báo khả năng xảy ra bệnh dịch.

2.1. Các căn cứ phân tích số liệu

Phân tích số liệu giám sát theo thời gian,  địa  điểm và con người. Thông

thường sử dụng các kỹ thuật bảng biểu, đồ thị để phân tích và biểu thị số liệu giám

sát. Gần đây đã sử dụng những kỹ thuật tinh tế hơn như phân tích chùm ca bệnh,

chuỗi thời gian, vẽ bản đồ trên máy tính.

Trong phân tích số liệu giám sát, so sánh số liệu hiện tại với giá trị “mong

đợi” (hoặc “kỳ vọng”) để xác định sự khác nhau. Thông thường giá trị “mong đợi”

dựa vào số liệu của thời kỳ gần đây hoặc thời kỳ những năm trước đây. Có thể so

sánh số liệu của một vùng này với một vùng khác (như tỉnh này với tỉnh khác, nước

này với nước khác) hoặc một vùng nhỏ với vùng rộng hơn mà vùng nhỏ nằm trong

vùng rộng hơn đó (như một huyện với một tỉnh, một tỉnh với cả nước). Phân tích số

liệu giám sát đúng và đầy đủ là bao gồm xác định cả số thô và tỷ lệ. Bước quan

trọng trước khi tính toán tỷ lệ là xác  định  được mẫu số. Bảng dưới  đây  đề xuất

những công cụ để phân tích số liệu giám sát.

Bảng 1: Mục tiêu, công cụ và phương pháp mô tả số liệu giám sát

Biến số dịch tễ Mục tiêu Công cụ Phương pháp

Thời gian Phát hiện những thay

đổi  đột ngột hoặc lâu

dài về bệnh, số trường

hợp  đã xảy ra, và thời

gian từ lúc phơi nhiễm

đến khi có triệu chứng

Bảng, đồ thị  So sách số mắc 

trong thời kỳ này

với số mắc ở thời kỳ

trước (tuần, tháng

hoặc năm)

Địa điểm Xác định địa điểm xảy

ra các ca bệnh (ví dụ

xác  định những vùng

có nguy cơ cao hoặc

những nơi mà dân cư

có nguy cơ mắc bệnh)

Bản đồ của xã,

huyện, tỉnh,

toàn quốc 

Đánh dấu các ca

bệnh lên bản  đồ và

tìm các chùm ca

bệnh hoặc mối liên

quan giữa vị trí các

ca bệnh 

Con người Mô tả những nguyên

nhân có khả năng thay

đổi sự xuất hiện bệnh,

những người có nguy

cơ mắc bệnh cao nhất,

những yếu tố nguy cơ

tiềm tàng

Thể hiện

những số liệu

đặc trưng về

dân số trong

bảng,  biểu  đồ

cột và biểu đồ

hình tròn.

Tuỳ thuộc vào bệnh,

xác  định  đặc  điểm

của các ca bệnh theo

tuổi, giới tính, nghề

nghiệp, tình trạng

tiêm chủng hoặc

những yếu tố nguy

cơ 

74

2.1.1. Phân tích số liệu theo thời gian

Mục đích của việc phân tích số liệu theo thời gian là để phát hiện sự thay đổi

của số trường hợp mắc và chết theo thời gian. Qua theo dõi xu hướng theo thời gian

có thể thấy quy luật thay đổi, và có thể đưa ra dự báo, ví dụ: Sự gia tăng các trường

hợp mắc sốt xuất huyết trong mùa mưa. Bên cạnh đó, từ đồ thị có thể dễ phát hiện

thấy sự gia tăng bất thường của các ca bệnh trong một khoảng thời gian hơn là từ

bảng thể hiện một số lượng lớn ca bệnh.

Số liệu về thời gian thường được trình bày trên đồ thị dây hoặc đồ thị cột.

Cũng có thể ghi chú lên đồ thị cả những sự kiện đã xảy ra và có thể ảnh hưởng lên

một bệnh cụ thể, ví dụ như bão, lũ lụt, chiến dịch tiêm chủng hoặc những sự kiện xã

hội quan trọng. Điều này có thể giúp giải thích tại sao tỷ lệ mắc mới tăng hoặc giảm

trong một giai đoạn thời gian nào đó. Trong đồ thị dưới đây, vụ dịch tiêu chảy xảy

ra trong xã có thể là do thức ăn hoặc đồ uống dùng trong lễ hội của làng. Tuyến xã

và tuyến huyện nên xây dựng đồ thị cột về các bệnh quan trọng và vẽ đường đánh

dấu “ngưỡng” hành động.

Hình 1: Số mắc bệnh tiêu chảy tại xã Quang Ninh, 01-31/7/2002

2.1.2. Phân tích số liệu theo địa điểm

Phân tích số liệu theo địa điểm cho thông tin về nơi bệnh xảy ra. Qua việc

thiết lập và thường xuyên cập nhật bản đồ chấm về các trường hợp mắc của một số

bệnh lựa chọn, có thể cho biết ở đâu, thế nào và tại sao bệnh lan rộng. Ví dụ, có thể

có những huyện mà ở đó viêm não Nhật bản lưu hành vì có những đặc điểm địa lý

tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản.

Việc xây dựng bản đồ và thường xuyên cập nhật số liệu được xem như là

một phần của công tác giám sát thường xuyên.

Hội làng 

75

-  Đánh dấu những đặc trưng chính cần cho công tác y tế lên bản đồ. Nếu

không có bản đồ chính thống, cần phác hoạ toàn xã, quận/huyện hoặc tỉnh.

Bản đồ xã phải thể hiện được các thôn bản. Bản đồ quận/huyện phải thể

hiện được các xã, và bản đồ tỉnh phải có các quận/huyện.

-  Chuẩn bị một bộ ký hiệu để đánh dấu lên bản đồ nhằm thể hiện từng đặc

trưng dưới đây:

•  Vị trí và loại cơ sở y tế.

•  Các vùng địa lý như rừng, sông, hồ, đồng ruộng.

•  Những khu làng nghề và giải trí lớn như siêu thị, hầm mỏ, đập nước,

cảng hàng không, cảng biển, công viên và khu nghỉ mát.

Khi xảy ra một số lượng đáng kể trường hợp mắc một bệnh nhất định (ví dụ

như đạt đến ngưỡng dịch), có thể dùng bản đồ này để đánh dấu những nơi có bệnh.

Nếu thấy các ca mắc và chết tập trung ở một khu vực nào đó, thì cần lưu ý xem hiện

tượng này có liên quan đến những đặc điểm riêng biệt của khu vực đó hay không.

Ví dụ, nơi có tỷ lệ tử vong cao do bệnh sởi có thể ở xa cơ sở y tế và khó tiếp cận do

đường xá khó đi, vì vậy đưa trẻ đi khám bệnh chậm và nhiều trường hợp khi đến cơ

sở y tế đã có biến chứng giống như viêm phổi nặng.

Cũng nên so sánh các tỷ lệ mắc và tử vong ở những vùng hoặc cơ sở y tế

khác nhau. Nên sử dụng tỷ lệ, chứ không phải là số lượng, để loại trừ sự khác biệt

về dân số. Trong bảng dưới đây, nếu chỉ nhìn vào số mắc được báo lên, thì làng A

tỏ ra có nhiều người mắc bệnh thương hàn hơn. Nhưng khi so sánh 2 tỷ lệ mắc thì

thấy rất rõ ràng làng B bị mắc bệnh nhiều hơn. Bằng cách tính tỷ lệ mắc của riêng

từng làng, cán bộ y tế có thể so sánh tác động của bệnh ở mỗi làng. Trong ví dụ này,

tỷ lệ mới mắc của làng B cao hơn (cư dân ở làng B có nguy cơ mắc bệnh cao hơn). 

Bảng 2: So sánh tỷ lệ mắc thương hàn giữa 2 làng

Làng Số mắc 

thương hàn

Dân số Tỷ lệ mắc/100 dân

A 42 1.150 3,7

B 35    600 5,8

2.1.3. Phân tích số liệu theo con người

Những biến số về con người là tuổi, giới tính, dân tộc, và tình trạng tiêm

chủng, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế xã hội, đi lại, du lịch, sở thích. Đánh giá các

yếu tố này quan trọng trong việc xác định bệnh, nhóm nguy cơ cao để có chiến lược

phòng chống bệnh. 

76

- Tuổi là đặc trưng về con người thường được phân tích. Bước đầu tiên trong

việc phân tích số liệu theo tuổi là tạo ra những nhóm tuổi tương ứng. Chúng ta luôn

dựa trên một phân nhóm tuổi chuẩn, thường  được chấp nhận đối với những bệnh

khác nhau. Nói chung, việc phân nhóm này thể hiện đặc trưng phân bố tuổi của một

bệnh, với khoảng hẹp cho những tuổi thường xảy ra bệnh đó và khoảng rộng hơn đối

với những tuổi hiếm gặp bệnh đó. Nếu phân bố tuổi thay đổi theo thời gian, hoặc nó

có thể khác nhau ở những vùng khác nhau trên thế giới, thì những phân nhóm có thể

cũng thay đổi để phản ánh những khác nhau này.

  Những phân nhóm tuổi chuẩn đối với một số bệnh ở trẻ em thường là dưới 1

tuổi, từ 1-4 tuổi, 5-9, 10-14, 15-19, và từ 20 trở lên. Ngược lại,  đối bệnh thường

xuyên gặp người có tuổi, thì phân nhóm tiêu chuẩn thường là: dưới 1 tuổi, 1-24, 25-

44, 45-64, từ 65 trở lên. 

   Để có thể phân tích số liệu dưới dạng các tỷ lệ, chúng ta phải sử dụng các

phân nhóm tuổi phù hợp với phân nhóm quần thể (số liệu quần thể ở mẫu số). 

  - Những yếu tố nguy cơ 

   Đối với một số bệnh, chúng ta thường xuyên thu thập và phân tích những

thông tin về những yếu tố nguy cơ cụ thể. Ví dụ, đối với những trường hợp tả được

báo cáo, chúng ta muốn biết những thông tin xem những bệnh nhân  đó sử dụng

những loại thực phẩm gì, nguồn nước ở đâu. Sự phân tích về những yếu tố nguy cơ

cụ thể của bệnh có thể dựa vào hiểu biết của chúng ta về những đặc điểm của bệnh

đó.

Khi phân tích tình trạng tiêm chủng của các trường hợp mắc, cán bộ y tế có

thể được cảnh báo về khả năng thất bại của vắc xin (nghĩa là người được tiêm vắc

xin không được bảo vệ khỏi mắc bệnh). Nếu phần lớn hoặc một tỷ lệ lớn hơn mong

đợi các ca bệnh đã được tiêm chủng (ví dụ trên 15% ca mắc sởi), nên điều tra việc

tiêm phòng vắc xin trong trường hợp này, và xác định xem có phải do nguyên nhân

từ vắc xin hay nguyên nhân nào khác.

Việc phân tích số liệu theo con người không nhất thiết phải được thực hiện

thường xuyên, mà cần phân tích khi phải mô tả dân số nguy cơ trong các vụ dịch

hay khi xem xét các bệnh cần loại trừ hay thanh toán. Với những bệnh này, phải báo

cáo từng trường hợp mắc riêng rẽ theo mẫu, nên sẽ có những số liệu về đặc trưng cá

nhân.

2.2. Các phương pháp trình bày số liệu

Trong quá trình phân tích số liệu giám sát có thể trình bày các kết quả phân

tích dưới dạng bảng số, đồ thị, bản đồ.

2.2.1. Bảng

Bảng là tập hợp số liệu được sắp xếp trong hàng ngang và hàng  dọc. Hầu hết

các thông tin về số lượng đều có thể biểu thị trên bảng. Bảng có tác dụng biểu thị 

77

mô hình, sự ngoại lệ, sự khác nhau và các mối liên quan khác. Hơn nữa, bảng là cơ

sở để lập đồ thị, biểu đồ cho sự nhận biết số liệu dễ dàng hơn. Bảng được thiết kế để

trình bày số liệu cho những người khác xem cần phải càng  đơn giản càng tốt,

thường thì dùng 2 hoặc 3 bảng nhỏ, mỗi bảng biểu thị 1 vấn đề của số liệu thì dễ

hiểu hơn là dùng 1 bảng lớn mà chứa nhiều biến số chi tiết. Bảng phải biểu thị và

mang đến cho người đọc những thông tin cần thiết, muốn thế khi thiết kế bảng cần

lưu ý:

-  Tiêu đề của bảng phải rõ ràng, ngắn gọn, miêu tả được số liệu gì, ở đâu,

khi nào, thông thường phải đánh số cho bảng (như bảng 1, bảng 2).

-  Ghi chú cho từng hàng và từng cột rõ ràng và ngắn gọn bao gồm cả đơn vị

đo lường số liệu (như năm, tỷ lệ mắc/100.000 dân).

-  Giải thích những chữ viết tắt, mã hóa, biểu tượng ở cuối bảng.

-  Ghi chú nguồn số liệu ở cuối bảng.

Có 2 loại bảng: Bảng có một biến số và bảng có hai hoặc nhiều biến số. Bảng

có một biến số (bảng 3) chỉ biểu thị 1 biến số đó là số mắc thủy đậu. Bảng có hai

hay nhiều biến số (bảng 4) biểu thị nhiều biến số đó là số mắc viêm não vi rút khu

vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên, số mắc cả nước.

Bảng 3: Số mắc bệnh thủy đậu theo tháng ở Miền Bắc, 2007

Tháng Số mắc (ca bệnh)

1 1.328

2 3.511

3 6.059

4 4.368

5 2.599

6 2.030

7 1.460

8 1.102

9 604

10 601

11 706

12 2.372

Tổng cộng 26.740

Nguồn: Số liệu từ Viện VSDTTƯ 

78

Bảng 4: Số mắc viêm não vi rút ở Việt Nam, 2006

Số mắc (ca bệnh)

Tháng

Miền

Bắc

Miền

Trung

Miền

Nam

Tây

Nguyên

Cả nước

1 23 5 40 1 69

2 21 11 59 1 92

3 18 22 131 1 172

4 34 9 113 4 160

5 125 7 68 1 201

6 211 8 62 4 285

7 80 5 25 9 119

8 91 6 41 3 141

9 88 1 37 0 126

10 28 2 31 1 62

11 22 2 33 0 57

12 23 4 30 0 57

Tổng

cộng

764 82 670 25 1.541

    Nguồn: Số liệu từ Viện VSDTTƯ

2.2.2. Đồ thị

Đồ thị là cách chỉ ra số liệu rõ ràng hơn, dễ nhận biết hơn. Đồ thị cho thấy rõ

mô hình, xu hướng, sự giống nhau, sự khác nhau về số liệu. Đồ thị là cách lý tưởng

để biểu thị số liệu cho người khác. Sẽ nhớ, ghi nhận những vấn đề quan trọng của

số liệu qua đồ thị tốt hơn là qua bảng.

Trong dịch tễ học người ta thường dùng đồ thị với 2 trục: Trục tung (y) và

trục hoành (x). Trục tung biểu thị biến số phụ thuộc, thường là số đo tần số như số

mắc bệnh hay tỷ lệ mắc bệnh. Trục hoành biểu thị biến số độc lập như thời gian, địa

điểm, giới.v.v. Mỗi một trục phải có ghi chú (tên biến số, đơn vị đo, chia độ đo).

Dưới đây một số loại đồ thị được sử dụng để trình bày số liệu:

a) Đồ thị hình dây: Đồ thị hình dây (hình 2) chỉ ra mô hình hoặc xu hướng

của bệnh theo thời gian. Thông thường người ta sử dụng đồ thị hình dây để biểu thị

dãy số liệu dài và so sánh một số dãy. 

79

Hình 2: Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết ở Việt Nam, 1997-2006

b) Đồ thị hình cột: Dùng để so sánh số liệu với những biến số riêng rẽ

- Đồ thị hình cột đơn: Đồ thị hình cột đơn (hình 3) được sử dụng để biểu thị

số liệu từ bảng 1 biến số. Mỗi một giá trị hoặc phân loại được biểu thị bằng 1 cột,

độ dài của cột tỷ lệ thuận với tần số mắc bệnh hoặc tỷ lệ mắc bệnh của phân loại đó

(như đồ thị tỷ lệ mắc viêm não vi rút theo tỉnh, năm 2006).

Hình 3: Tỷ lệ mắc viêm não vi rút theo tỉnh, năm 2006

0.97

1.28 1.2

2.67

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

Hµ Néi H¶i Phßng H¶i D−¬ng Hµ T©y 

M¾c/100.000 d©n

142.13 

305.79 

46.99

32.55

54.98

39.6

61.59

95.86 

68.45 

81.65

50 

100 

150 

200 

250 

300 

350 

1997  1998  1999 2000 2001 2002 2003 2004  2005  2006 N¨m

M¾c/100.000 d©n

80

- Đồ thị hình cột nhóm: Đồ thị hình cột nhóm (hình 4) được dùng để minh hoạ số

liệu từ bảng 2 hoặc 3 biến số. Sử dụng để so sánh mức độ mắc bệnh của các

phânloại khác nhau của 2 hoặc nhiều dãy số liệu.

Hình 4: Tỷ lệ mắc hội chứng cúm, miền Bắc và miền Nam, 1997-2006

- Đồ thị hình cột chồng: Đồ thị hình cột chồng (hình 5) được dùng để so

sánh tổng số và minh họa từng phân loại so với tổng số.

 Hình 5: Số mắc quai bị theo khu vực, 1997-2006

500 

1000 

1500 

2000 

2500 

3000 

3500 

1997  1998  1999  2000  2001 2002 2003 2004 2005 2006  N¨m

Miền Bắc

Miền Nam  Mắc/100.000 dân

81

c)  Đồ thị hình tròn:  Đồ thị hình tròn (hình 6) là  đồ thị  đơn giản, dễ

hiểu.Trong đồ thị hình tròn, độ lớn của mỗi dẻ quạt tỷ lệ thuận với từng thành phần.

Đồ thị hình tròn biểu thị từng thành phần của 1 nhóm hoặc 1 biến số. Đồ thị hình

tròn thường dùng tỷ lệ %. Khi vẽ đồ thị hình tròn có thể dùng màu hoặc các hoạ tiết

khác nhau để phân biệt các hình quạt. Có thể ghi ký hiệu các hình quạt ở phần chú

giải hoặc ở bên trong hoặc ở gần hình quạt. 

Hình 6: Tỷ lệ mắc thương hàn theo khu vực. 2006

Bảng 5: HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN LOẠI ĐỒ THỊ ĐỂ MINH HỌA SỐ LIỆU

Đồ thị hình dây

Xu hướng bệnh theo thời gian, nhấn mạnh tỉ lệ

thay đổi theo thời gian.

Đồ thị hình cột đơn

So sánh mức độ mắc bệnh của các phân loại khác

nhau của một biến số.

Đồ thị hình cột nhóm

So sánh mức độ mắc bệnh của các phân loại khác

nhau của hai hoặc nhiều dãy số liệu.

Đồ thị hình cột chồng

So sánh tổng số và minh họa từng phân loại so với

tổng số.

Đồ thị hình tròn Chỉ ra từng phân loại so với tổng thể

Bản đồ chấm Minh hoạ vị trí xảy ra bệnh

Bản đồ vùng Minh hoạ vùng/địa dư xảy ra bệnh

2.2.3. Bản đồ

Bản đồ hay còn gọi là biểu đồ địa dư được dùng để chỉ vị trí xảy ra bệnh.

Thông thường người ta hay sử dụng bản đồ chấm hoặc bản đồ vùng.

MiÒn Trung 

11.5% 

MiÒn Nam 

72.0% 

MiÒn B¾c

16.0%

T©y Nguyªn

0.5% 

82

Ca m¾c UVSS

Ca m¾c vµ chÕt do UVSS

b¶n ®å m¾c vµ chÕt do UVSS, miÒn b¾c, 2007

Lang Son

Bac Giang

Quang Ninh

Ha Tinh

Thanh Hoa

Bac Kan

Cao Bang

Dien Bien Phu

Ha Giang

Ha Nam

Hai Duong

Hoa Binh

Lai Chau

Lao Cai

Nam Dinh

Nghe An

Phu Tho Son La

Tuyen Quang

Yen Bai

TP. Ha Noi

Thai Nguyen

Ha Tay

Bản  đồ chấm (hình bên) sử

dụng các “chấm” để chỉ mỗi ca bệnh

(hoặc chùm ca bệnh). Nó thuận tiện

cho việc trình bày về phân bố  địa lý

của bệnh, nhưng vì không tính  đến

kích cỡ của dân số nguy cơ nên nó

không nêu lên được nguy cơ mắc bệnh

của cộng đồng. Ngay cả khi trên bản

đồ chấm thể hiện một số lượng lớn

chấm  ở một vùng thì nguy cơ mắc

bệnh có lẽ cũng sẽ không lớn nếu

vùng này có mật độ dân số cao.

yªn b¸i

lµo cai

s¬n la

lai ch©u

®¶o Phó quèc

 phó thä

tuyªn quang

hµ giang

an giang

CÇn th¬

kiªn giang

cµ mau

b¹c liªu

nghÖ an

hµ t©y

hßa b×nh

thanh hãa

ninh b×nh

hµ néi

cao b»ng

b¾c c¹n

th¸i nguyªn

vÜnh phóc

trµ vinh

tiÒn giang

vÜnh long

bÕn tre

®ång th¸p

sãc tr¨ng

C«n ®¶o

t©y ninh

tp. hå chÝ minh

b×nh ph−íc

b×nh d−¬ng

long an

h−ng yªn

h¶i d−¬ng

hµ nam

nam ®Þnh

h¶i phßng

Th¸i b×nh

qu¶ng b×nh

qu¶ng trÞ

hµ tÜnh

thõa thiªn huÕ

b¾c ninh

l¹ng s¬n

b¾c giang qu¶ng ninh

®ång nai

bµ rÞa vòng tµu

®µ n½ng

qu¶ng nam

gia lai

kon tum

qu¶ng ng·i

b×nh ®Þnh

®¾c l¾c

b×nh thuËn

l©m ®ång

ninh thuËn

phó yªn

kh¸nh hßa

Chó gi¶i (legend)

33 to 477/100000 d©n  (23)

12 to 33/100000 d©n  (8)

2 to 12/100000 d©n  (7)

0 to 2/100000/d©n  (15)

0 to 0/100000 d©n  (11)

B¶n ®å 2: Sèt Dengue/ Sèt xuÊt huyÕt Dengue, 2005

Bản  đồ vùng (hình bên) minh

họa vùng hoặc địa dư xảy ra bệnh.

Bản đồ vùng sử dụng màu sắc 

hoặc các hoa văn khác nhau  để thể

hiện tỷ lệ mắc bệnh tại các vùng khác

nhau hay phân bố của một bệnh theo

vùng địa lý. Trên bản đồ vùng có thể

nêu rõ số lượng hoặc tỷ lệ. Ghi chú

của số mắc hoặc tỷ lệ  được nêu  ở

phần chú giải. Nếu sử dụng số, thì

giống như bản đồ chấm, nó chỉ minh

hoạ được phân bố của các ca bệnh cụ

thể mà không nói lên được nguy cơ.

Để minh hoạ sự khác biệt về nguy cơ

mắc bệnh giữa các vùng, cần biểu

diễn dưới dạng tỷ lệ. Khi dùng tỷ lệ,

cần tính tỷ lệ đặc trưng (tỷ lệ mắc, tỷ

lệ chết) cho mỗi vùng, tức là chia số

trường hợp mắc ở mỗi vùng cho dân

số nguy cơ của vùng đó. 

83

2.3. Xử lý số liệu giám sát

Tuỳ theo tần suất phân tích số liệu (hàng tuần hoặc hàng tháng), nên gửi báo

cáo ngắn gọn (1-2 trang) về kết luận và kiến nghị lên cấp trên, ngoài việc gửi số liệu

tóm lược theo yêu cầu. Để chuẩn bị báo cáo tóm tắt, nên làm theo các hướng dẫn

sau:

2.3.1. Rà soát các bảng, đồ thị đã được cập nhật và đảm bảo rằng

-  Đã cập nhật tổng số trường hợp mắc và chết của các bệnh được giám sát.

-  Đã tính đúng các tỷ lệ mắc. 

-  Đã tính đúng các tỷ lệ tử vong ca bệnh.

-  Đã thể hiện được sự phân bố địa lý và theo thời gian của các trường hợp

mắc và chết.

2. 3.2.  So sánh tình hình hiện tại với tuần, tháng, năm trước

-  Quan sát xu hướng trên đồ thị dây và nhận định xem số trường hợp mắc

hay chết của từng bệnh có ổn định, giảm hoặc tăng hay không.

-  Nếu tính tỷ lệ tử vong ca bệnh, thì tỷ lệ này vẫn giữ nguyên, cao hơn hay

thấp hơn so với các tháng trước? Sự khác biệt giữa các khu vực có ý nghĩa

hay không?

2.3.3. Xác định xem đã đến các “ngưỡng hành động” chưa

Ngưỡng là mức chỉ báo cho thấy khi nào thì điều gì đó sẽ xảy ra hoặc thay

đổi. Ngưỡng giúp các cán bộ giám sát và quản lý chương trình trả lời câu hỏi “khi

nào thì cần hành động, và cần hành động như thế nào?”

Cơ sở của ngưỡng là thông tin từ hai nguồn khác nhau:

-  Phân tích tình hình, trong đó mô tả những đối tượng có nguy cơ với bệnh,

các nguy cơ, thời điểm cần hành động để đề phòng dịch lan rộng, địa điểm

thường xảy ra bệnh.

-  Khuyến nghị của các chuyên gia kỹ thuật và chuyên gia chương trình

phòng chống bệnh, dịch quốc gia và quốc tế.

Hai loại ngưỡng được khuyến nghị nên dùng là: ngưỡng cảnh báo và ngưỡng

xảy dịch. Không phải mọi bệnh đều có cả 2 loại ngưỡng, mặc dù mỗi bệnh chắc

chắn có 1 điểm mà ở đó cần báo cáo tình hình và thực hiện hành động nào đấy. 

Ngưỡng cảnh báo: Gợi ý cho nhân viên y tế rằng cần phải điều tra tiếp. Tuỳ

theo từng bệnh, có thể ngưỡng cảnh báo sẽ là khi có 1 ca nghi ngờ (đối với những

bệnh cần loại trừ hay thanh toán, hoặc ca đầu tiên mắc bệnh có khả năng gây dịch

không lưu hành tại địa phương) hoặc khi có sự gia tăng bất thường không giải thích

được về số lượng các trường hợp mắc tản phát hoặc tập trung thành chùm ca bệnh ở 

84

một vùng. Chùm ca bệnh là sự xuất hiện của hai hay nhiều hơn ca bệnh ở một vùng,

ví dụ như làng hoặc xã. Nhân viên y tế đáp ứng với ngưỡng cảnh báo bằng cách:

-  Báo cáo nghi vấn lên cấp cao hơn.

-  Xem xét lại số liệu của quá khứ.

-  Đề nghị kiểm tra bằng xét nghiệm, để xem vấn đề đang gặp có phù hợp

với một định nghĩa ca bệnh không.

-  Cảnh tỉnh hơn trước những số liệu và xu hướng mới của bệnh trạng.

-  Điều tra ca bệnh hoặc các ca bệnh trong một chùm ca bệnh.

-  Cảnh báo cho cán bộ quản lý chương trình phòng chống thích hợp.

Ngưỡng xảy dịch: Là mốc để đáp ứng dịch. Những hành động có thể thực

hiện bao gồm việc thông báo kết quả của phòng xét nghiệm cho những nơi bị mắc

bệnh, thực hiện kế hoạch đối phó khẩn cấp như tiêm chủng rộng rãi, đẩy mạnh việc

cung cấp nước sạch và tăng cường giám sát ca bệnh.

Chú ý: Nếu giám sát thấy một bệnh hoặc hội chứng bất kỳ đạt đến hoặc vượt

ngưỡng cảnh báo hoặc ngưỡng xảy dịch, thì cần báo cáo ngay cho tuyến trên.

2.3.4. Giải thích kết quả giám sát   

Khi số liệu giám sát chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh khác so với tỷ lệ mong đợi tại

một quần thể trong một khoảng thời gian nhất định chúng ta cần phải điều tra tiếp.

Không phải là toàn bộ sự tăng lên rõ ràng của số người mắc bệnh là đại diện

cho một sự tăng lên thực sự. Ví dụ, do kích thức quần thể tăng, quy trình chẩn đoán

được cải thiện, tăng cường hệ thống báo cáo, báo cáo trùng lặp, và những thay đổi

khác trong hệ thống có thể làm tăng số trường hợp báo cáo. Do đó, chúng ta nên

thận trọng khi kết luận một sự tăng lên thực sự của tỷ lệ mắc bệnh chỉ khi được

chứng minh rõ ràng.

4.  SỬ DỤNG SỐ LIỆU GIÁM SÁT 

4.1. Sử dụng số liệu giám sát  

- Sử dụng cho dự báo và phát hiện dịch sớm: Các cơ sở y tế thường sử dụng

số liệu giám sát để phát hiện sự tăng lên bất thường về bệnh, như xuất hiện dịch. Từ

đó có thể triển khai kịp thời các hoạt động phòng chống dịch. 

- Sử dụng những số liệu giám sát làm cơ sở cho việc xác định các vấn đề ưu

tiên, lập kế hoạch hoạt động kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật có hiệu quả. 

- Qua theo dõi chiều hướng bệnh lâu dài, có thể dự báo những mô hình xuất

hiện bệnh trong tương lai giúp ích cho việc lập kế hoạch phân bổ những nguồn lực

cần thiết một cách hợp lý (ví dụ: cung cấp vắc xin, dự trữ thuốc thiết yếu, hoá chất

xét nghiệm).  

85

- Thông qua số liệu giám sát có thể biết thêm về lịch sử tự nhiên, các phổ

lâm sàng, và dịch tễ học của bệnh (ai có nguy cơ, bệnh xảy ra khi nào và ở đâu,

phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ). Trên cơ sở những hiểu biết này có thể phát triển

những biện pháp phòng chống bệnh phù hợp. 

- Đánh giá hiệu quả của những biện pháp phòng chống: Những số liệu giám

sát được sử dụng thường xuyên để theo dõi và đo lường hiệu quả của các chương

trình phòng chống. Theo tiến trình thời gian, số liệu thu thập được cho thấy chương

trình phòng chống có thực sự đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ mắc hoặc loại trừ hoặc

thanh toán được bệnh hay không. Ví dụ, giám sát chủ động các trường hợp liệt mềm

ở trẻ dưới 15 tuổi đã cho thấy không có virut bại liệt hoang dại lưu hành ở nước ta.

Chiến lược của chương trình thanh toán bệnh bại liệt gây miễn dịch rộng rãi cho trẻ

em bằng OPV đã có hiệu quả. 

- Các cơ quan y tế có thể sử dụng những số liệu giám sát để cải thiện những

chương trình làm giảm nguy cơ và các chương trình giáo dục sức khoẻ khác. 

- Xác định những thay đổi về tác nhân, yếu tố vật chủ và khối cảm nhiễm để

đánh giá khả năng tiềm tàng xảy ra bệnh trong tương lai. Ví dụ như giám sát sự thay

đổi kháng nguyên của vi rút cúm, chúng ta có thể sản xuất ra những vắc xin và dự

báo tác động của bệnh cúm trong cộng đồng.

- Hình thành giả thuyết và thúc đẩy nghiên cứu YTCC: Vì giám sát thu thập

và phân tích số liệu một cách liên tục, nên có thể đưa ra những câu hỏi và những giả

thuyết  định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo. Thử nghiệm các giả thuyết:

Những số liệu giám sát đôi khi có thể được sử dụng để thử nghiệm những giả thuyết

liên quan tới ảnh hưởng của sự phơi nhiễm đến sự xuất hiện bệnh. 

- Những số liệu lưu trữ có thể được sử dụng để phát triển những mô hình

toán học dự báo bệnh, đánh giá tác động của các chiến lược và chính sách can thiệp

khác nhau.

4.2. Phổ biến số liệu giám sát

Phổ biến số liệu giám sát tới những người cần biết là một thành phần quan

trọng của hệ thống giám sát, nhưng trên thực tế, đó lại là một khâu thường bị coi

thường nhiều nhất. Những người cần được cung cấp thông tin giám sát bao gồm

những người thu thập thông tin và báo cáo, những người cung cấp dịch vụ chăm sóc

sức khoẻ, những người phụ trách phòng thí nghiệm, những người quản lý hành

chính, lập kế hoạch chương trình can thiệp, và đưa ra chính sách.

Báo cáo giám sát nhằm hai mục đích chủ yếu: để thông báo và thúc đẩy việc

báo cáo. Một báo cáo giám sát bao gồm những thông tin tóm tắt về việc xảy ra bệnh

theo thời gian, địa điểm và con người. Trình bày rõ ràng bằng đồ thị có thể sẽ hấp

dẫn hơn và dễ hiểu hơn là những bảng chi tiết. Những thông tin có ích khác có thể

bao gồm những báo cáo về tình hình kháng kháng sinh, những khuyến nghị xem xét 

86

lại về tình trạng tiêm vắc xin và những chiến lược dự phòng và khống chế khác, và

tóm tắt những phát hiện và nghiên cứu khác.

Báo cáo giám sát cũng có thể là một yếu tố thúc đẩy mạnh công việc giám

sát. Thực tế là các trung tâm y tế dựa trên những trường hợp báo cáo thu được và

hành động theo những báo cáo đó. Các tờ tin phổ biến thông tin giám sát nên công

bố lời cám ơn tới mỗi cá nhân và tập thể đã nộp báo cáo bằng cách liệt kê danh sách

tên của những người này vào số tin nhanh cuối cùng trong năm. Việc này là quan

trọng để duy trì tinh thần hợp tác trong và ngoài ngành y tế, từ đó thúc đẩy việc báo

cáo trong hệ thống giám sát.

Thông thường nhiều chương trình giám sát xuất bản bản tin theo tuần hoặc

theo tháng và họ phân bố tới các cơ quan y tế và cơ quan sức khoẻ công cộng.

Những bản tin này thường cung cấp các bảng số liệu giám sát hiện tại, có so sánh

với số liệu được báo cáo trong giai đoạn báo cáo trước (có thể theo năm). Chúng

cũng thường bao gồm những thông tin về phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị và tóm tắt

những phát hiện dịch tễ học hiện tại.

4.3. Gắn giám sát với những hoạt động y tế công cộng

Như trên đã trình bày, giám sát là cung cấp "thông tin để hoạt động" có nghĩa

là một hệ thống giám sát phải được liên kết về mặt chức năng với những chương

trình YTCC. Để đảm bảo cho việc thu thập những thông tin đúng và hành động dựa

trên những thông tin đúng đó, tổ chức chịu trách nhiệm về hoạt động của chương

trình YTCC phải chịu trách nhiệm về giám sát.

Mối liên hệ giữa xác định vấn đề và những đáp ứng YTCC đã được thực hiện

rất tốt đối với nhiều bệnh truyền nhiễm. Một vụ dịch bệnh truyền nhiễm thường dẫn

tới một cuộc điều tra, và những hành động YTCC thích hợp, ví dụ như loại bỏ một

sản phẩm thức ăn nhiễm Salmonella, ngăn không cho học sinh tới trường, tiêm vắc

xin sởi cho những trẻ cảm nhiễm, hoặc xử lý nguồn nước bị nhiễm khuẩn tại một

bệnh viện... Thậm chí việc xảy ra một trường hợp bệnh đơn lẻ cũng có thể cần thiết

phải tiến hành một cuộc  điều tra dịch tễ học và một can thiệp,  đặc biệt  đối với

những bệnh không xảy ra thường xuyên tại vùng  đó, khả năng lây lan và gây tử

vong cao trong cộng đồng, như viêm màng não do não mô cầu, dại, dịch hạch hoặc

tả. Thông thường những số liệu giám sát được sử dụng để tăng cường các chương

trình giáo dục sức khoẻ, tiêm chủng gây miễn dịch, hoặc những chương trình làm

giảm nguy cơ mắc bệnh khác, bao gồm cả việc loại trừ nguy cơ do môi trường hoặc

công việc gây ra.

87

LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI

1. Câu hỏi tự lượng giá:

Chọn những ý đúng (và khoanh tròn) trong những câu dưới đây 

1.1  Nguồn số liệu của giám sát bệnh truyền nhiễm là:

A.  Kết quả phòng xét nghiệm

B. Báo cáo Dân số kế hoạch hóa gia đình của xã/phường

C. Báo cáo thường xuyên về bệnh truyền nhiễm của y tế xã/phường

D.  Kết quả giám sát trọng điểm

E. Kết quả giám sát động vật và véc tơ truyền bệnh

1.2  Phân tích số liệu giám sát dịch tễ học thực chất là:

A.  Phân tích số liệu theo địa điểm

B.  Phân tích theo con người/nhóm người

C.  Phân tích theo chỉ số bệnh trạng đã được chuẩn hóa

D.  Phân tích theo thời gian

E. Cả 4 điểm trên đều đúng

1.3   Số liệu kết quả giám sát dịch tễ có thể được sử dụng để:

A.  Lập kế hoạch phòng chống dịch bệnh

B. Dự báo và phát hiện dịch sớm

C. Đánh giá hiệu quả của những biện pháp phòng chống dịch

D.  Ưu tiên phân bổ nguồn lực ở mỗi địa phương

E. Hình thành giả thuyết và thúc đẩy nghiên cứu YTCC

F. Cả 5 ý đều đúng

1.4  Ngưỡng cảnh báo dịch của một bệnh truyền nhiễm là khi:

A.  Có ít nhất 1 ca bệnh nghi ngờ của 1 bệnh truyền nhiễm lần đầu tiên được

phát hiện ở địa phương.

B. Có một chùm ca bệnh được xác định là do vi khuẩn tả

C. Có ít nhất 1 ca bệnh nghi ngờ của 1 bệnh truyền nhiễm đã được thanh toán

nay xuất hiện lại

D.  Có sự gia tăng bất thường của một bệnh truyền nhiễm thường gặp, hiện

chưa có dấu hiệu dừng lại.

E. Cả 4 ý đều đúng.

2. Bài tập thực hành: 

Chuẩn bị và thực hiện Bài tập 3, tài liệu Dịch tễ học thực địa - Phần thực

hành. 

88

Bài 7

HỆ THỐNG GIÁM SÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Ở VIỆT NAM

Mục tiêu:

1. Mô tả được nhiệm vụ của các đơn vị giám sát, các quy định về thông tin

báo cáo bệnh truyền nhiễm;

2. Trình bày được cách tổ chức hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ở

nước ta;

3. Vận dụng  được kiến thức vào các hoạt  động giám sát, phòng chống

bệnh truyền nhiễm tại địa phương.  

1. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM

1.1. Định nghĩa 

Giám sát bệnh truyền nhiễm là việc thu thập thông tin liên tục, có hệ thống

về tình hình, chiều hướng của bệnh truyền nhiễm, phân tích, giải thích và  cung cấp

thông tin cho việc lập kế hoạch, triển khai và  đánh giá hiệu quả các biện pháp

phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm là hệ thống tổ chức của ngành y tế có

chức năng thực hiện việc giám sát các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật

Phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên phạm vi toàn quốc. 

1.2.  Nhiệm vụ của hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm

-  Phát hiện sớm trường hợp bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện, cộng đồng.

-  Xét nghiệm để xác định trường hợp dương tính. 

-  Thông tin, báo cáo nhanh các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm và triển

khai các biện pháp chống dịch kịp thời.

-  Qua quá trình giám sát bệnh lâu dài có thể phân tích, xác định được sự

phân bố dịch tễ của bệnh truyền nhiễm theo từng vùng địa lý.

-  Xác định cơ cấu của bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng.

-  Đánh giá tính nghiêm trọng của mỗi bệnh truyền nhiễm qua tần số mắc,

chết và di chứng.

-  Phát hiện quy luật phát sinh, chu kỳ bùng nổ dịch.

-  Dự báo chiều hướng bệnh truyền nhiễm, để có biện pháp chủ động phòng,

chống. 

-  Lựa chọn bệnh truyền nhiễm ưu tiên để có kế hoạch phòng, chống trong

từng thời kỳ.

-  Đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời. 

89

2. CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM CẦN GIÁM SÁT

Danh mục bệnh cần giám sát  được ban hành kèm theo Quyết  định số

4880/2002/QÐ-BYT ngày 06 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế gồm 26

bệnh sau: 

T

T

Tên bệnh

Mã số

(theo "Bảng phân loại quốc tế bệnh tật

của Tổ chức Y tế thế giới" ICD-10 được

Bộ Y tế ban hành năm 2000)

1  Tả A00

2   Thương hàn và Phó thương hàn A01

3   Lỵ trực trùng A03

4  Lỵ amíp A06

5  Hội chứng lỵ  

6  Tiêu chảy A09

7  Viêm não vi rút A83-A89

8   Sốt dengue/Sốt xuất huyết Dengue A90, A91

9 Viêm gan vi rút A, B, C, D, E B15-B19

10 Bệnh dại A82

11 Viêm màng não do não mô cầu A39.0

12 Thủy đậu - Zona B01, B02

13 Bạch hầu A36

14 Ho gà A37

15 Uốn ván sơ sinh A33

16 Uốn ván khác A35

17 Liệt mềm cấp nghi Bại liệt A80

18 Sởi B05

19 Quai bị B26

20 Cúm J10, J11

21 APC - Adeno vi rút B30

22 Dịch hạch A20

23 Than A22

24 Leptospira A27

25 HIV/AIDS B20 - B24

26 Sốt rét B50 - B54

3. TỔ CHỨC HỆ THỐNG GIÁM SÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở VIỆT

NAM

Hệ thống giám sát các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam được tổ chức một cách

chặt chẽ, có hệ thống theo chiều dọc (các cơ sở y tế dự phòng tuyến dưới có trách

nhiệm báo cáo số liệu giám sát lên tuyến trên), và theo chiều ngang (các cơ sở y tế

trên cùng một tuyến có nhiệm vụ báo cáo số liệu giám sát bệnh truyền nhiễm về cơ

quan y tế dự phòng cùng tuyến). Các cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm thông 

90

báo thông tin các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm cho cơ sở y tế dự phòng cùng

cấp. 

Dưới đây là sơ đồ tổ chức của hệ thống giám sát các bệnh truyền nhiễm ở

Việt Nam:

Hình 1: Sơ đồ tổ chức hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam

4. HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ CHỊU TRÁCH NHIỆM GIÁM SÁT BỆNH

TRUYỀN NHIỄM Ở VIỆT NAM

4.1  . Tuyến Trung ương: 

ƒ  Cục Y tế dự phòng và Môi trường 

ƒ  Các Viện Vệ sinh dịch tễ (VSDT)/Pasteur 

Báo cáo trực tiếp

Trao đổi thông tin

BỘ Y TẾ

CỤC Y TẾ DỰ

PHÒNG VÀ MÔI

TRƯỜNG

Trung tâm

kiểm dịch Y

tế quốc tế

3 Viện SR-KST-CT

Trung tâm PCSR

4 Viện

(VSDT/Pasteur)

Bệnh viện

Trung ương

Bệnh viện

tỉnh

Trung tâm YTDP

63 tỉnh/ thành phố

Trung tâm  YT

huyện

Bệnh viện

huyện, Phòng

khám tư nhân

Bệnh viện, Phòng

khám tư nhân

Các TTYTDP khác

Trạm y tế xã  Phòng khám

tư nhân 

Trạm kiểm

dịch Y tế

quốc tế tại

cửa khẩu 

91

ƒ  Các Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng (SR-KST-CT)

ƒ  Bệnh viện tuyến Trung ương (kể cả các bệnh viện tư nhân)

ƒ  Các cơ quan y tế ngành do Bộ Y tế quản lý

4.2. Tuyến tỉnh: 

ƒ  Trung tâm y tế dự phòng 

ƒ  Trung tâm phòng chống sốt rét

ƒ  Bệnh viện tuyến tỉnh (kể cả các phòng khám, bệnh viện tư nhân do Sở y tế

quản lý) 

ƒ  Trung tâm Kiểm dịch y tế biên giới

4.3. Tuyến huyện: 

ƒ  Trung tâm y tế quận/huyện

ƒ  Bệnh viện quận/huyện (bao gồm các phòng khám đa khoa khu vực, bệnh

viện tư nhân)

ƒ  Các cơ quan y tế ngành do Phòng y tế quận/huyện quản lý

4.4  . Tuyến xã: 

ƒ  Trạm y tế xã/phường

ƒ  Các trạm y tế công/nông/lâm trường, xí nghiệp

ƒ  Y tế cơ quan, trường học

4.5  . Các cơ sở khác:

ƒ  Trạm Kiểm dịch y tế quốc tế tại các cửa khẩu

ƒ  Các cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang và an ninh (quân đội và công an) 

5. TRÁCH NHIỆM GIÁM SÁT, THÔNG TIN, BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN

NHIỄM 

5.1. Trạm y tế xã/phường

Có trách nhiệm triển khai hoạt động giám sát, tổng hợp thông tin từ các đơn

vị y tế tuyến xã theo quy định và báo cáo trung tâm y tế quận/huyện. Các đơn vị y tế

thuộc tuyến xã phải báo cáo bệnh truyền nhiễm cho trạm y tế xã/phường.

5.2. Trung tâm y tế quận/huyện

Có trách nhiệm triển khai hoạt động giám sát, tổng hợp, xác minh thông tin

từ các đơn vị y tế tuyến huyện, trạm y tế xã, cơ sở y tế tư nhân trong địa bàn theo

quy định và báo cáo trung tâm y tế dự phòng tỉnh. Các đơn vị y tế tuyến huyện phải

báo cáo bệnh truyền nhiễm cho trung tâm y tế quận/huyện.

5.3. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương 

92

Có trách nhiệm triển khai hoạt động giám sát, tổng hợp, xác minh thông tin

từ các đơn vị y tế tuyến tỉnh, trung tâm y tế huyện, y tế tư nhân trong địa bàn theo

quy  định và báo cáo Cục Y tế dự phòng và Môi trường và Viện Vệ sinh dịch

tễ/Pasteur khu vực. Các đơn vị y tế tuyến tỉnh phải báo cáo bệnh truyền nhiễm cho

trung tâm y tế dự phòng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

5.4. Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur

Có trách nhiệm triển khai hoạt động giám sát, tổng hợp, xác minh thông tin

bệnh truyền nhiễm từ các trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, các bệnh viện tuyến

Trung ương thuộc khu vực phụ trách và báo cáo Cục Y tế dự phòng và Môi trường,

Bộ Y tế. Các trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố, các bệnh viện tuyến Trung

ương phải báo cáo kết quả giám sát bệnh truyền nhiễm cho Viện Vệ sinh dịch

tễ/Pasteur khu vực.

5.5.  Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng

Có trách nhiệm triển khai hoạt động giám sát, tổng hợp, xác minh thông tin

bệnh truyền nhiễm gây ra do các loài ký sinh trựng từ các trung tâm phòng chống

sốt rét, trung tâm y tế dự phòng và báo cáo Cục Y tế dự phòng và Môi trường.

Trung tâm phòng chống sốt rét, trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố có trách

nhiệm tổng hợp, xác minh thông tin bệnh gây ra do các loài ký sinh trùng và bệnh 

sốt rét trong địa bàn và báo cáo Cục Y tế dự phòng và Môi trường và Viện Sốt rét -

Ký sinh trùng - Côn trùng từng khu vực. 

5.6  Cục Y tế dự phòng và Môi trường :

Có trách nhiệm triển khai hoạt động giám sát, tổng hợp, xác minh thông tin

bệnh truyền nhiễm từ các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, các Viện Sốt rét - Ký sinh

trùng - Côn trùng cùng một số đầu mối giám sát khác và báo cáo Bộ trưởng Bộ Y

tế.

6. QUY ĐỊNH VỀ BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM 

Việc báo cáo kết quả giám sát các bệnh truyền nhiễm được thực hiện một

cách thường xuyên, theo đúng mẫu biểu, thời gian và hình thức đã được Bộ Y tế

quy định. Có 3 loại hình báo cáo chủ yếu sau: 

-  Báo cáo định kỳ: Là báo cáo bệnh truyền nhiễm theo tuần, tháng, quý và 

năm. Nội dung báo cáo là số mắc, chết do từng bệnh truyền nhiễm, tỷ lệ

mắc và chết tính trên 100.000 dân và báo cáo các vụ dịch trong năm.

-  Báo cáo nhanh: Là báo cáo bệnh dịch hàng ngày, áp dụng trong trường

hợp có vụ dịch, việc báo cáo cần thực hiện trong suốt thời gian có dịch.

-  Báo cáo đột xuất: Là báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc khi

phát hiện các bệnh truyền nhiễm nhóm A. 

93

7. KIỂM DỊCH Y TẾ BIÊN GIỚI

Kiểm dịch y tế biên giới được triển khai tại các cửa khẩu quốc tế đường bộ,

đường sắt, hải cảng, sân bay. Nội dung là kiểm tra, giám sát các bệnh truyền nhiễm

đối với người, hành lý, hàng hoá, phương tiện khi xuất nhập cảnh. 

Hệ thống Kiểm dịch y tế biên giới tại Việt Nam được tổ chức theo sơ đồ sau:

Hình 2: Sơ đồ Hệ thống Kiểm dịch y tế biên giới tại Việt Nam

Các bệnh truyền nhiễm  được kiểm dịch y tế giám sát chặt chẽ tại các cửa

khẩu đó là: Các bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại

liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi

rút Ê - bô - la (Ebola); Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông

Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và

các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra, theo Điều lệ y tế quốc tế của Tổ chức y tế thế giới, các quốc gia

thành viên phải thông báo cáo khẩn cấp các sự kiện y tế cộng cộng, đặc biệt tình

hình dịch bệnh cho Tổ chức y tế thế giới.

TRUNG TÂM KIỂM DỊCH Y TẾ

QUỐC TẾ TỈNH

BỘ Y TẾ

CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG

VIỆT NAM

TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG

TỈNH/ THÀNH PHỐ

(Khoa Kiểm dịch Y tế quốc tế)

CÁC VIỆN VỆ SINH DỊCH

TỄ/PASTEUR 

ĐƠN VỊ KIỂM DỊCH Y TẾ BIÊN

GIỚI TẠI SÂN BAY, HẢI CẢNG,

CỬA KHẨU 

94

LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI

1. Câu hỏi tự lượng giá

Chọn những ý đúng và đáng dấu (khoanh tròn) trong những câu dưới đây 

1.1. Hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm có các nhiệm vụ cơ bản sau:

A. Phát hiện sớm bệnh, dịch truyền nhiễm tại cộng đồng

B.  Nâng cao chất lượng điều trị, hạ thấp tử vong tại bệnh viện

C.  Xác định cơ cấu bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng

D. Dự báo xu hướng phát triển của bệnh truyền nhiễm trong một khu vực

nhất định

E.  Giúp xây dựng kế hoạch, xác định các ưu tiên trong phòng chống dịch

cho địa phương

F.  Cả 5 ý trên đều đúng.

1.2. Những bệnh truyền nhiễm nào sau đây được xếp vào Nhóm A:

A. Bệnh dịch hạch

B.  Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh, chưa rõ nguyên nhân.

C.  Bệnh sốt dengue/sốt xuất huyết dengue

D. Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta

E.  Bệnh sốt Tây sông Nile

F.  Bệnh viêm não Nhật bản

G. Cả 6 ý trên đều đúng

1.3. Trách nhiệm giám sát, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm:

A. Là của các cơ sở y tế từ địa phương tới trung ương

B.  Là của riêng các cơ sở Y tế dự phòng

C.  Là của riêng các cơ sở điều trị bệnh truyền nhiễm

D. Là của riêng Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh

E.  Tất cả các ý trên đều sai.

1.4. Công tác báo cáo kết quả giám sát bệnh truyền nhiễm: 

A. Theo 3 loại hình chính: báo cáo định kỳ, báo cáo nhanh, báo cáo đột xuất

B.  Được thực hiện từ tuyến xã (cơ sở) lên tới Cục khám và chữa bệnh (trung

ương)

C.  Theo hệ thống các mẫu biểu được quy định bởi Bộ Y tế

D. Theo các định kỳ: hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, hàng 5 năm.

E.  Không cần thiết có các báo cáo phản hồi thông tin vì cấp gửi báo cáo đã

lưu lại số liệu.

F.  Cả 5 ý trên đều đúng.

2. Câu hỏi gợi ý thảo luận nhóm 

2.1  . Giám sát bệnh truyền nhiễm là gì?

2.2  . Nhiệm vụ của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm?

2.3  . Các bệnh truyền nhiễm phải giám sát ở Việt Nam? 

95

2.4  . Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ở nước ta bao gồm những đơn vị nào?

2.5  . Báo cáo bệnh truyền nhiễm được thực hiện như thế nào?

2.6  . Liên hệ địa phương anh chị đã thực hiện công tác giám sát như thế nào? 

Tập trung vào những thông tin sau:

-  Các đơn vị giám sát bệnh truyền nhiễm của tỉnh?

-  Các bệnh truyền nhiễm hiện nay tỉnh đang triển khai giám sát?

-  Việc thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm của tỉnh thực hiện như thế nào?

-  Độ chính xác của số liệu của các báo cáo bệnh truyền nhiễm?

-  Những khó khăn của công tác giám sát bệnh truyền nhiễm của tỉnh?

3. Các mẫu biểu thống kê giám sát các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam 

Xem Phụ lục số 1 và số 2 cuối Tài liệu.   95

2.4. Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ở nước ta bao gồm những đơn vị nào?

2.5. Báo cáo bệnh truyền nhiễm được thực hiện như thế nào?

 2.6. Liên hệ địa phương anh chị đã thực hiện công tác giám sát như thế nào? 

Tập trung vào những thông tin sau:

-  Các đơn vị giám sát bệnh truyền nhiễm của tỉnh?

-  Các bệnh truyền nhiễm hiện nay tỉnh đang triển khai giám sát?

-  Việc thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm của tỉnh thực hiện như thế nào?

-  Độ chính xác của số liệu của các báo cáo bệnh truyền nhiễm?

-  Những khó khăn của công tác giám sát bệnh truyền nhiễm của tỉnh?

3. Các mẫu biểu thống kê giám sát các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam 

Xem Phụ lục số 1 và số 2 cuối Tài liệu.

   96

PHẦN 3

ĐIỀU TRA VÀ XỬ LÝ DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Bài 8

CÁC BƯỚC TỔ CHỨC ĐIỀU TRA VỤ DỊCH

Mục tiêu:

1.  Trình bày được các khái niệm: Dịch, Vụ dịch, Chùm ca bệnh, Điều tra

vụ dịch, Định nghĩa ca bệnh.

2.  Mô tả được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tổ chức điều tra vụ dịch.

3.  Trình bày được nội dung các bước cơ bản tiến hành điều tra vụ dịch;

biết vận dụng vào thực tế  điều tra một vụ dịch tiêu chảy cấp tại  địa

phương.

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1. Dịch, vụ dịch, chùm ca bệnh 

- Dịch: Dịch là sự xuất hiện số trường hợp mắc một bệnh nào đó nhiều hơn

bình thường trong một khu vực, một nhóm người, một khoảng thời gian xác định;

nói cách khác đó là sự gia tăng tỷ lệ mới mắc bệnh vượt quá ngưỡng bình thường

vốn có trong một giới hạn không gian, thời gian, ở một cộng đồng dân cư xác định. 

- Vụ dịch: Vụ dịch là chỉ các trường hợp bệnh có liên quan với nhau và có

cùng một nguyên nhân. 

- Chùm ca bệnh: Chùm ca bệnh chỉ mật độ tập trung bất thường các trường

hợp bệnh  ở một  địa phương xác  định, trong một khoảng thời gian xác  định mà

không phụ thuộc vào tổng số trường hợp bệnh có tăng bất thường hay không.

1.2. Sự lan truyền dịch 

- Dịch thường bắt nguồn từ một nguồn lây đầu tiên, sau đó các cá thể cảm

nhiễm có thể tiếp xúc với một hay nhiều nguồn lây khác nhau, từ đó dịch lan rộng.

- Số ca bệnh trong vụ dịch phụ thuộc vào các yếu tố gây bệnh, phương thức

lây truyền, kích cỡ và loại hình dân cư phơi nhiễm, địa điểm, thời gian…do đó có

những bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh, có bệnh lây lan chậm.

- Các giai đoạn của vụ dịch: Một vụ dịch thông thường có 3 giai đoạn

•  Giai  đoạn tiền dịch: Quá trình phơi nhiễm/tiếp xúc với nguồn bệnh

tăng.

•  Giai đoạn phát dịch: Số ca bệnh mắc mới tăng lên nhanh chóng, phạm

vi và quy mô dịch mở rộng.   97

•  Giai đoạn sau dịch: Dịch lui dần, mức phát bệnh trở lại bình thường

(dịch có thể chấm dứt hoặc chuyển thành bệnh lưu hành địa phương).

1.3. Dịch và bệnh lưu hành

- Bệnh lưu hành là bệnh tồn tại trong quần thể dân cư ở một vùng địa lý nhất

định. Bệnh có tỷ lệ hiện mắc và mới mắc tương đối cao so với nhóm dân ở một

vùng địa lý/dân cư khác.

- Nếu điều kiện thay đổi (hoặc vật chủ, hoặc môi trường) một bệnh lưu hành

có thể lại trở thành dịch.

1.4. Điều tra dịch

- Điều tra dịch là cách tổ chức và tiến hành thu thập đầy đủ những thông tin

dịch tễ học cần thiết về cường độ và sự phân bố bệnh trong cộng đồng, nhằm đạt

được mục tiêu của dịch tễ học trong một chương trình đã hoạch định. 

- Mục đích điều tra dịch:

•  Xác định sự tồn tại một vụ dịch hay một vấn đề sức khỏe cộng đồng.

•  Phát hiện và xử trí các ca bệnh bị bỏ sót chưa được ghi nhận.

•  Tập hợp những thông tin và mẫu bệnh phẩm để xác định chẩn đoán.

•  Phát hiện nguồn truyền nhiễm hoặc nguyên nhân của dịch.

•  Mô tả sự lan truyền bệnh và dân số nguy cơ.

•  Lựa chọn các hoạt động can thiệp thích hợp để kiểm soát và khống

chế vụ dịch.

•  Tăng cường các hoạt động dự phòng để trách dịch bệnh bùng phát trở

lại trong tương lai. 

Tóm lại mục đích của điều tra dịch là để giám sát, kiểm soát và phòng chống

dịch.

2. Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐIỀU TRA DỊCH

2.1. Tầm quan trọng

- Điều tra dịch là một công việc quan trọng trong y học dự phòng, là cơ sở

khoa học để chứng minh nguồn lây và tác nhân gây dịch, phương thức lây truyền

dịch, sự phân bố dịch theo thời gian, địa điểm và con người. Từ đó lựa chọn biện

pháp can thiệp hợp lý, hiệu quả nhất. 

- Tại sao phải tiến hành điều tra vụ dịch: 

•  Do yêu cầu của cộng đồng, nơi xảy ra dịch.

•  Điều tra dịch là một cơ hội tốt cho nghiên cứu và đào tạo: Điều tra

dịch là  để hiểu biết thêm về bệnh dịch vì mỗi vụ dịch thực chất là   98

"một thử nghiệm tự nhiên" đòi hỏi phải được phân tích, khai thác, tìm

hiểu một cách khách quan, khoa học và chính nó cũng là cơ hội duy

nhất để nghiên cứu sự phát triển tự nhiên của bệnh. Điều tra vụ dịch

đòi hỏi tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng xét đoán và

hiểu biết về dịch tễ học…

•  Điều tra dịch để cân nhắc đề xuất và triển khai thực hiện các chương

trình, xác định các vấn đề ưu tiên cho chiến lược phát triển sức khỏe:

Một vụ dịch mà chương trình y tế quan tâm có thể là biểu hiện nhược

điểm của chương trình, là cơ hội để thay đổi, cải thiện chương trình.

Thông qua điều tra vụ dịch có thể phát hiện sự thất bại của chiến lược

dự phòng… 

•  Điều tra dịch, trong nhiều trường hợp cũng còn là trách nhiệm pháp

lý, là những lý do chính trị…

2.2. Các lý do tiến hành điều tra vụ dịch

- Khi nhận được báo cáo về một vụ nghi là dịch do bệnh cần khai báo khẩn

cấp. 

- Khi phân tích định kỳ các số liệu giám sát dịch tễ phát hiện có sự gia tăng

tỷ lệ mới mắc, tăng số trường hợp tử vong một cách bất thường.

- Khi nhà lâm sàng báo cho cơ quan y tế về sự xuất hiện bất thường của

những trường hợp bệnh tại bệnh viện hay phòng khám.

- Khi cộng  đồng phát hiện các trường hợp tử vong, mắc bệnh không  đến

khám ở cơ sở y tế.

- Có hiện tượng tử vong không rõ nguyên nhân hoặc nguyên nhân bất

thường.

3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA MỘT VỤ DỊCH

3.1. Chuẩn bị cho cuộc điều tra thực địa

3.1.1. Yêu cầu:  Yêu cầu cơ bản là hiểu biết khoa học và đầy đủ phương tiện.

3.1.2. Những công việc cần làm ngay

-  Thảo luận với người có kinh nghiệm và hiểu biết (xin ý kiến chuyên gia).

-  Xem lại y văn và tập hợp các tài liệu có ích (bài báo, mẫu câu hỏi...).

-  Tham khảo các phòng thí nghiệm để chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị cần

thiết cho công tác chuyên môn (máy tính, máy ghi âm, ...).

-  Các chuẩn bị hành chính (thủ tục giấy tờ liên hệ, giấy công tác,…).

-  Xác  định vị trí, vai trò của mình trong cuộc  điều tra và xác  định ai là

người mình cần gặp...   99

Công tác chuẩn bị có liên quan đến 4 vấn đề quan trọng sau đây (gọi tắt là 4

M theo từ viết tắt tiếng Anh):

•  Nhân lực (Man)

•  Kinh phí/tiền (Money)

•  Vật liệu/dụng cụ (Material)

•  Quản lý (Management): Đi lại, hậu cần…

3.1.3. Nội dung công tác chuẩn bị xuống thực địa gồm

- Thành lập đội điều tra, phân công nhiệm vụ: Trao đổi về các mục tiêu của

cuộc điều tra với nhân viên tuyến xã và cán bộ quản lý chương trình kiểm soát bệnh

cần điều tra, chọn người vào đội điều tra, quán triệt nhiệm vụ để mọi người hiểu rõ

sự liên quan giữa cuộc điều tra và việc lựa chọn hoạt động phòng chống nhằm giảm

thiểu số mắc và chết, làm rõ vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong đội điều

tra.

- Chuẩn bị vật dụng cần thiết cho cuộc điều tra: Bao gồm mẫu phiếu điều tra,

bảng kiểm, dụng cụ khám bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm, dụng cụ xét nghiệm, các test-

kit để chẩn đoán nhanh (nếu có), các sổ sách ghi chép, máy quay phim, chụp ảnh,

văn phòng phẩm, hồ sơ, tài liệu tham khảo. Các vật dụng này cần được chuẩn bị đầy

đủ, chi tiết vì khi đi thực địa sẽ rất thiếu thốn, không có điều kiện bổ sung kịp thời. 

- Lựa chọn các biến số hoặc các hội chứng/triệu chứng chính cần điều tra và

tập huấn nhanh cho mọi thành viên của đội để nắm vững những thông tin cần thiết

và cách thu thập, ghi nhận những thông tin này vào các phiếu, mẫu biểu theo trách

nhiệm của từng thành viên: Bảng kê danh sách để tóm lược kết quả phân tích theo

thời gian, không gian và nhóm người, đường cong dịch tễ, bản đồ điểm chấm (spot

map), bảng phân tích về yếu tố nguy cơ như tuổi, giới, nghề, nguồn nước và thực

phẩm sử dụng, tình trạng tiêm chủng.

- Chuẩn bị các phương tiện đi lại (đi tới địa điểm xảy ra dịch, đi lại giữa các

điểm điều tra, đi khỏi nơi điều tra), chuẩn bị nơi ăn, ở, nghỉ ngơi và vị trí làm việc

cho các thành viên của đội trong suốt quá trình hoạt động tại thực địa.

- Chuẩn bị cho cộng  đồng  được  điều tra: Thông báo trước cho cộng  đồng

được điều tra, nêu rõ mục đích, ý nghĩa điều tra và đề nghị sự hỗ trợ, hợp tác.

3.2. Xác minh chẩn đoán

Mỗi trường hợp bệnh  được báo cáo trước hết cần hỏi kỹ bệnh nhân hoặc

người nhà bệnh nhân, đồng thời kiểm tra kỹ bệnh nhân để khẳng định rằng các dấu

hiệu, triệu chứng/hội chứng của họ đúng với định nghĩa ca bệnh mà ta đang quan

tâm. Với các bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện cần xem xét lại các diễn

biến lâm sàng, thảo luận với bác sĩ điều trị và nếu có điều kiện lấy tất cả các bệnh

phẩm thích hợp gửi đi xét nghiệm.   100

Khi có kết quả xét nghiệm cần thảo luận kỹ với các cán bộ chuyên môn trong

đội điều tra, bác sĩ điều trị và nhân viên xét nghiệm xem các kết quả này có phù hợp

với lâm sàng không? Nếu có thắc mắc nào về sự không phù hợp có thể xin ý kiến

các chuyên gia kỹ thuật hoặc cán bộ quản lý chương trình quốc gia.

Xác minh chẩn đoán căn cứ vào dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng, có thể

trước hết là chẩn đoán lâm sàng và sau đó bằng xét nghiệm, tuy nhiên không nhất

thiết phải xét nghiệm tất cả mọi ca bệnh. 

Sau khi ca bệnh đầu tiên được xác định chẩn đoán cần điều trị kịp thời và

chủ động tìm kiếm các ca bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự ở cơ sở y tế

khác trong khu vực điều tra (kể cả các cơ sở y tế tư nhân, cơ sở y tế của các cơ

quan, xí nghiệp, trường học). Cần chú ý rằng trong suốt quá trình điều tra, tìm kiếm

ca bệnh cần có biện pháp quản lý những ca bệnh đã phát hiện một cách phù hợp,

chặt chẽ và đúng quy định để đề phòng sự lây nhiễm, lan rộng dịch.  

Việc phát hiện bệnh nhân không chỉ thực hiện ở các cơ sở y tế mà cả ở cộng

đồng. Xác định các khu vực có nguy cơ là nơi mà những người bị bệnh đã sống,

làm việc, học tập hoặc đi lại. Thảo luận với những người cung cấp thông tin trong

khu vực để có thể tập hợp những thông tin cần thiết cho việc mô tả mức độ và quy

mô vụ dịch.

3.3. Khẳng định sự tồn tại của vụ dịch

Việc xác định sự tồn tại của một vụ dịch có thể dựa vào báo cáo từ hệ  thống

giám sát của cơ sở y tế hoặc dựa trên kết quả phân tích số liệu từ hệ thống giám sát,

đưa ra các bằng chứng chỉ rõ sự tăng lên bất thường, có ý nghĩa của các ca bệnh

được báo cáo. 

Vụ dịch có thể được xác định bằng cách so sánh số trường hợp mắc mới với

số ca bệnh đã xuất hiện trong thời gian trước đó ở một cộng đồng hoặc một khu vực

nhất định, trong những khoảng thời gian nhất định. 

Thường thì một vụ dịch có một nguyên nhân chung, nhưng cũng có khi chỉ là

những ca bệnh rời rạc không liên quan đến nhau, vì vậy cần xác định số kỳ vọng là

bao nhiêu để xác định nhóm ca bệnh có phải là vụ dịch không.

Cần chú ý rằng khi số ca bệnh vượt quá ngưỡng xảy ra dịch hoặc số trường

hợp mắc bệnh cao hơn mức bình thường trước đó nhưng khi kết luận là dịch phải

xem xét một cách thận trọng, khách quan xem sự gia tăng số trường hợp bệnh này

có phản ánh đúng tình trạng gia tăng tỷ lệ mới mắc thực hay không, vì số mới mắc

có thể tăng lên do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ:

- Sự tăng cường hoạt động giám sát phát hiện ca bệnh nhiều hơn.

- Sự thay đổi thủ tục báo cáo bệnh của địa phương.

- Những thay đổi về tiêu chuẩn chẩn đoán ca bệnh. 

- Thay đổi về kỹ thuật chẩn đoán, sử dụng quy trình chẩn đoán mới mà trước

đây chưa từng được áp dụng.   101

- Sự đột biến về dân số: Tình trạng di biến động dân do thành lập các khu

công nghiệp, giải trí.

3.4. Định nghĩa ca bệnh

Định nghĩa một trường hợp bệnh truyền nhiễm phải căn cứ vào các tiêu

chuẩn về lâm sàng, dịch tễ và tiêu chuẩn xét nghiệm vi sinh.

  Tùy theo từng loại bệnh khác nhau mà người ta đưa ra những "chuẩn vàng"

(gold standard) để xác định chắc chắn ca bệnh. Tuy nhiên, trong thực tế, có thể thực

hiện việc xác định ca bệnh trong những điều kiện và mức độ nhất định sau đây: 

- Ca bệnh được chẩn đoán cả về lâm sàng và về xét nghiệm.

- Ca bệnh có triệu chứng lâm sàng điển hình nhưng không hoặc chưa có chẩn

đoán xác định bằng xét nghiệm.

- Có thể chẩn đoán tạm thời ca bệnh trong lúc chờ kết quả xét nghiệm.

- Trong nhiều trường hợp, không nhất thiết phải xét nghiệm tất cả các trường

hợp mắc bệnh khi thấy không cần thiết

Trong thực hành giám sát, điều tra vụ dịch thường áp dụng 2 mức độ định

nghĩa ca bệnh:

- Ca bệnh nghi ngờ: Ca bệnh có triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ liên

quan với bệnh điều tra.

- Ca bệnh xác định: Ca bệnh nghi ngờ và có thêm xét nghiệm căn nguyên vi

sinh dương tính. 

3.5. Tiến hành mô tả vụ dịch theo 3 yếu tố thời gian, địa điểm và con người

Việc mô tả vụ dịch thường tập trung trả lời các câu hỏi cơ bản sau đây:

- Bệnh gì đã gây ra dịch?

- Nguồn lây nhiễm là gì?

- Phương thức lây truyền như thế nào?

- Có thể giải thích về vụ dịch như thế nào?

Đối với giám sát thường kỳ, thông thường các số liệu phân tích là những số

liệu tổng hợp. Tuy nhiên, trong các vụ dịch những số liệu cá nhân cũng cần được

phân tích một cách thường xuyên, tỷ mỉ. Các số liệu về vụ dịch thường được phân

tích nhiều lần (có thể hàng ngày) tùy theo tính sẵn có của số liệu mới được cập nhật.

Sau khi thu thập các số liệu, điều tra viên sẽ mô tả vụ dịch theo 3 yếu tố cơ bản:

- Thời gian - Khi nào?

- Địa điểm - Ở đâu?

- Nhóm người - Ai mắc bệnh?

Sau đó dùng phương pháp dịch tễ học phân tích để kiểm định giả thuyết.

3.5.1. Mô tả vụ dịch theo thời gian   102

- Một vụ dịch có thể có nguồn lây chung: Có sự tiếp xúc đồng thời của nhiều

người cảm nhiễm với một tác nhân gây bệnh (dịch lây truyền theo đường nước và

thực phẩm).

- Dịch nguồn  điểm mở rộng: Liên tục có người tiếp xúc với nguồn bệnh

trong một thời gian dài (khởi đầu đột ngột, nhưng số mắc mới sẽ lan trong thời gian

dài hơn ủ bệnh, ví dụ dịch lỵ).

Từ các số liệu, các mẫu biểu báo cáo ca bệnh để xây dựng đồ thị theo dõi

diễn biến dịch (từng ca bệnh được biểu diễn trên đồ thị theo ngày khởi phát). Tùy

theo số lượng ca bệnh và giai đoạn của dịch mà có thể biểu thị các trường hợp bệnh

theo ngày hoặc theo tuần.

- Thời gian lây truyền của dịch bệnh phụ thuộc vào:

•  Thời gian ủ bệnh, ủ bệnh càng dài thì càng có khuynh hướng xuất hiện

ca bệnh rải rác. 

•  Mật độ dân cư và mức độ quan hệ, tiếp xúc giữa người với người trong

quần thể.

•  Do véc tơ truyền, thời gian mầm bệnh phát triển trong véc tơ và những

điều kiện thuận lợi cho véc tơ phát triển sẽ tác động mạnh đến dịch.

Có thể trình bày diễn biến của vụ dịch bằng biểu đồ đường cong biểu thị các

ca bệnh mới mắc theo ngày, tuần. Đường cong dịch cho biết nhiều thông tin về vụ

dịch như: dịch đang ở thời điểm nào, diễn biến tiếp theo của dịch sẽ ra sao? Thông

thường đường cong dịch người ta biểu diễn trục hoành biểu thị thời gian và trục

tung biểu thị ca bệnh. 

- Hình dáng đường cong dịch có thể cho biết mô hình dịch: 

•  Đường lên có độ dốc cao, đường xuống thoải: Có thể do các ca bệnh bị

phơi nhiễm cùng một nguồn lây trong thời gian ngắn và thời kỳ ủ bệnh

dài.

•  Nếu thời gian phơi nhiễm dài, đường cong dịch sẽ có hình cao nguyên.

•  Đường cong dịch có hình dích dắc biểu thị sự gián đoạn nguồn lây, thời

gian phơi nhiễm, số người phơi nhiễm.

•  Dịch lây truyền từ người sang người thì đường cong dịch sẽ có nhiều

đỉnh liên tiếp cao thấp khác nhau.

- Người ta có thể sử dụng các mũi tên để làm nổi bật các sự kiện quan trọng,

có ý nghĩa trên đồ thị, ví dụ (xem hình 1):

•  Ngày khởi phát của trường hợp mắc đầu tiên.

•  Ngày trường hợp đầu tiên đến cơ sở y tế.

•  Ngày bắt đầu điều tra dịch.

•  Ngày bắt đầu thực hiện các biện pháp can thiệp.   103

Hình 1: Số trường hợp mắc thương hàn theo tuần

3.5.2. Mô tả vụ dịch theo địa điểm

- Mô tả dịch theo địa điểm để biết:

•  Phạm vi mở rộng của dịch theo địa danh. 

•  Độ tập trung của các ca bệnh và mô hình dịch. 

•  Bệnh nhân sống, làm việc và có thể bị phơi nhiễm ở đâu. 

•  Vị trí nguồn lây (cũng cần nắm một số yếu tố khác như phân bố dân số,

ví dụ 70% dân huyện sống ở thị trấn, nhưng ca bệnh lại ít tập trung ở

đây, chứng tỏ bệnh chủ yếu mắc ở nông thôn).

- Người ta sử dụng thông tin về địa điểm cư trú trên mẫu biểu báo cáo ca

bệnh hoặc bảng kê danh sách để vẽ lên bản đồ theo dõi dịch bệnh theo không gian.

Nếu có đủ số liệu về dân số thì thể hiện tỷ lệ mắc mới trên bản đồ vùng. Có thể sử

dụng các biểu tượng, ký hiệu khác nhau để mô tả các đặc điểm địa lý như khu dân

cư, sông suối, hồ ao, rừng, đồng ruộng, chợ, trường học…

- Dùng bản đồ chấm (spot map) là phương pháp đơn giản để mô tả địa điểm:

Lak

Ea Sup

M'Drak

Ea H'leo

Ea

Kar

Buon Don

Krong Bong

Cu M'gar

Krong

Buk

Krong Ana

Krong Pak

Krong

Nang

B. M. Thuot

Hình 2: Các ca bệnh dịch hạch ở Đắc Lắc năm 1978 (giả định)

Tuần

Số ca mắc

Ngưỡng dịch   104

3.5.3. Mô tả vụ dịch theo con người

- Tùy theo bệnh và số liệu thu thập được, ta chọn các biến số thích hợp như

tuổi, giới, dân tộc, tình trạng hôn nhân, tình trạng phơi nhiễm (nghề nghiệp, sử dụng

thuốc, hút thuốc lá, uống rượu ). 

- Những đặc điểm này đều có ảnh hưởng đến tình trạng cảm nhiễm của cơ

thể.

•  Các yếu tố cá nhân  ở người như chủng tộc, dân tộc, tuổi, giới, miễn

dịch, 

•  Khối cảm thụ đặc biệt (nhậy cảm) như trẻ em, phụ nữ có thai, người

thiếu hụt miễn dịch.

•  Phân tích tuổi, giới, nghề nghiệp để cung cấp đặc điểm nguồn lây, ví

dụ: ở trẻ em, nguồn có thể ở ngay trường học, người lớn thì nguồn lây

có thể tại nơi làm việc.

•  Sự phân bố dân số, một độ dân cư.

- Xây dựng các bảng số liệu về số lượng và tỷ lệ các ca mắc mới theo tuổi,

giới, nghề nghiệp, tình trạng tiêm chủng, tình trạng phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ,

sau đó tính toán và so sánh tỷ lệ tấn công giữa các nhóm có và không có phơi nhiễm

ví dụ các nhóm có ăn và không ăn một loại thực phẩm nào đó. Từ các số liệu nên

tính các tỷ suất tử vong ca bệnh.  

- Việc phân tích các thông tin về con người rất cần thiết cho lập kế hoạch đáp

ứng dịch vụ vì nó mô tả chính xác nhóm dân số có nguy cơ. Ví dụ, nếu tỷ lệ mắc sởi

cao nhất ở trẻ em từ 1 đến 9 tuổi thì cần thực hiện tiêm chủng cho trẻ dưới 10 tuổi.

- Những kết quả phân tích theo con người cũng rất bổ ích cho việc xác định

các biện pháp can thiệp hợp lý và hiệu quả. Ví dụ, dịch sởi xảy ra với sự tích lũy các

trường hợp trẻ không  được tiêm chủng và việc giảm tỷ lệ bao phủ vắc xin trong

những năm qua cần thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng ở cộng đồng.

3.6. Xây dựng giả thuyết về căn nguyên và các yếu tố nguy cơ 

Sau khi điều tra các đặc điểm của vụ dịch về thời gian, không gian và con

người, có thể hình thành giả thuyết về dịch theo các nội dung chính sau đây:

- Nguồn lây và tác nhân 

- Phương thức/đường lây truyền 

- Yếu tố trung gian truyền nhiễm hoặc véc tơ 

- Sự phơi nhiễm. 

- Các yếu tố nguy cơ. 

Trên cơ sở khai thác từ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và trao đổi với y tế

địa phương để có thêm các thông tin bổ sung về tình hình dịch bệnh tại địa phương   105

trong những năm qua, phong tục tập quán, các biến đổi về dân cư trong vùng… Các

thông tin này sẽ giúp ích cho việc hình thành giả thuyết về nguyên nhân vụ dịch.

3.7. Đánh giá và kiểm định giả thuyết

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu mô tả về dịch và giả thuyết đã được hình

thành có thể đặt ra những câu hỏi, ví dụ:

•  Nếu đường cong dịch chỉ ra thời kỳ phơi nhiễm ngắn thì những sự kiện

gì xảy ra trong thời gian ấy? 

•  Tại sao những người sống trong vùng này lại có tỷ lệ mắc cao? 

•  Tại sao một số nhóm tuổi, giới hoặc nhóm người lại có yếu tố nguy cơ

cao hơn nhóm khác?

- Việc kiểm định giả thuyết có thể tiến hành bằng 2 cách: 

•  So sánh giữa giả thuyết với tình trạng thực của bệnh: Nếu có bằng

chứng về lâm sàng, xét nghiệm, môi trường, dịch tễ rõ ràng thì không

phải thử lại giả thuyết.  

•  Đo lường mối liên quan: Nếu bằng chứng không rõ ràng thì cần phải

dùng nhóm so sánh  để  đo lường mối liên quan giữa phơi nhiễm và

bệnh, và kiểm tra giả thuyết về mối quan hệ "nhân - quả". Tiến hành các

nghiên cứu bệnh chứng, nghiên cứu thuần tập để kiểm định giả thuyết.

3.7.1.  Nghiên cứu bệnh chứng (Case - Control Study)

Nghiên cứu bệnh chứng là một nghiên cứu dọc, hồi cứu. Căn cứ vào giả

thuyết nhân quả được hình thành, tìm sự khác biệt giữa nhóm bệnh và nhóm không

bệnh (nhóm chứng) trong mối liên hệ với yếu tố nguy cơ, từ đó xác định tỷ số chênh

(Odds Ratio - OR) để đánh giá mối liên quan giữa phơi nhiễm và bệnh. 

Hình 3: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu bệnh chứng

Phơi nhiễm

Không phơi nhiễm

Hướng điều tra

Không phơi nhiễm

Phơi nhiễm

Nhóm bệnh:

Những người

có bệnh

Bắt đầu với

Nhóm chứng: 

Những người

không bệnh

Quần

thể

Thời gian  106

- Cách chọn nhóm đối chứng: Nhóm đối chứng phải là nhóm người không

mắc bệnh trong quần thể dân cư có dịch xảy ra. Nói cách khác, nhóm đối chứng

phải tương tự như nhóm đã mắc bệnh về những chỉ tiêu cơ bản như tuổi, giới, dân

tộc, nghề nghiệp, vùng địa lý, dân cư chỉ khác là không bị mắc bệnh.

- Phân tích nhóm đối chứng: 

•  Phỏng vấn ca bệnh và ca chứng để xác định nguồn bệnh nghi ngờ.

•  Phân tích nhóm ca bệnh và ca chứng để tính tỷ lệ mỗi nhóm có tiếp xúc

với nguồn bệnh.

•  Xác định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê hay không. 

3.7.2  Nghiên cứu thuần tập (Cohort Study)

Nghiên cứu thuần tập là một nghiên cứu dọc, tương lai, còn gọi là nghiên

cứu mắc mới. Mục đích của nghiên cứu là để kiểm định giả thuyết, bắt đầu từ hiện

tượng có hoặc không phơi nhiễm với yếu tố nghi ngờ là nguy cơ của bệnh, rồi theo

dõi tiếp diễn trong tương lai để ghi nhận sự xuất hiện của bệnh. Sau đó tính nguy cơ

tương đối (Relative Risk - RR) để xác định mối liên quan giữa phơi nhiễm và bệnh.

Hình 4: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu thuần tập

3.7.3. Sử dụng bảng "2 x 2" trong nghiên cứu phân tích:  (Nghiên cứu bệnh

chứng/nghiên cứu thuần tập).

Tình trạng bệnh

Tình trạng phơi nhiễm

Có bệnh Không bệnh

Cộng

Có phơi nhiễm a b a + b

Không phơi nhiễm c d c + d

Cộng a + c b + d a + b + c + d 

OR = ad/bc; RR = Ie / Io = (a/a+b)/(c/c+d) 

Không phơi

nhiễm

Hướng điều tra

Phơi nhiễm

Bệnh

Quần

thể

Những người

không mắc

bệnh  Bệnh

Không bệnh

Không bệnh

Thời gian   107

3.8. Hoàn thiện giả thuyết và thực hiện nghiên cứu bổ sung

Sau khi thực hiện các nghiên cứu nghiên cứu dịch tễ (nghiên cứu mô tả để

hình thành giả thuyết, nghiên cứu phân tích để kiểm định giả thuyết) cần kịp thời

tổng hợp kết quả để đưa ra giả thuyết về dịch với các điểm quan trọng về nguồn lây

và tác nhân gây dịch, các phương thức lây truyền, nhóm nguy cơ cao, quy mô và xu

hướng phát triển của dịch. Thông thường thì giả thuyết này không thể hoàn thiện

ngay mà sẽ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra chưa có trả lời thỏa đáng hoặc nhiều chi

tiết nghi vấn cần được xem xét làm rõ thêm. Do đó, cần thiết tiến hành các nghiên

cứu bổ sung, kể cả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu tại hiện

trường.

Cần chú ý rằng, đồng thời với việc hoàn thiện giả thuyết và thực hiện các

nghiên cứu bổ sung cần áp dụng ngay những biện pháp phòng ngừa và kiểm soát

dịch.

3.9. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát

Ba việc quan trọng trong phòng chống dịch: Tấn công nguồn lây, ngăn chặn

đường truyền và bảo vệ người cảm nhiễm, cụ thể:

Tấn công  

nguồn lây

Ngăn chặn 

đường truyền

Bảo vệ người 

cảm nhiễm

-  Điều trị, chăm sóc

người bệnh, người mang

mầm bệnh

- Cách ly nguồn lây, tiệt

trùng, tẩy uế  

- Giám sát ca nghi ngờ

- Kiểm soát ổ chứa động

vật 

- Thông báo ca bệnh 

- Vệ sinh môi trường. Xử

lý nước, phân,  đất (ngoại

cảnh)

- Vệ sinh cá nhân  

- Kiểm soát véc tơ (diệt

trung gian truyền bệnh)

- Hạn chế giao lưu dân số 

- Gây miễn dịch chủ

động (tiêm vắc xin)

- Dự phòng bằng hóa

chất

- Bảo vệ cá thể, tránh

tiếp xúc nguồn lây

- Tăng cường dinh

dưỡng, vệ sinh cá nhân

- Nâng cao hiểu biết 

Trên  đây là nhưng biện pháp có tính nguyên tắc cơ bản, trong thực tế tùy

theo những dịch bệnh cụ thể, điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà đưa ra những biện pháp

cụ thể, hiệu quả và khả thi. 

3.10. Thông báo kết quả điều tra vụ dịch  

- Báo cáo kết quả điều tra vụ dịch gửi cho cơ sở y tế các cấp có trách nhiệm

bao gồm các nội dung chính sau đây:

•  Nguyên nhân gây dịch và đường truyền nghi ngờ   108

•  Mô tả dịch và đặc điểm chính các ca bệnh

•  Giải thích lý do gây dịch

•  Các biện pháp kiểm soát đã thực hiện

•  Các kiến nghị để phòng ngừa dịch xảy ra tiếp theo

- Về hình thức có thể thực hiện theo 2 cách:

•  Báo cáo miệng với các nhà chức trách y tế địa phương và những ng-

ười chịu trách nhiệm kiểm soát, phòng ngừa

•  Báo cáo bằng văn bản theo trình tự của một báo cáo khoa học tới cơ

quan cấp trên

Hình 5: Sơ đồ điều tra và kiểm soát một vụ dịch

Các thông tin về dịch

Xác định đúng vụ dịch?

Các bước điều

tra chính

Các biện pháp 

kiểm soát

Chẩn đoán ca bệnh (LS, XN)

Báo cáo điều tra và B.P.

phòng chống/kiểm soát dịch

Cách ly và điều trị ca bệnh

Mô tả dịch

Hình thành và kiểm định giả thuyết

Tấn công nguồn lây, đường lây

Bảo vệ khối cảm nhiễm

Tổng hợp thông

tin vụ dịch

Theo dõi tiếp

Gửi báo cáo đến nơi liên

quan   109

Ghi nhớ:

-  Chuẩn bị tốt cho cuộc điều tra thực địa khi nhận thông báo dịch nhằm

thu thập đầy đủ, chính xác các thông tin về dịch.

-  Xác minh chẩn đoán và khẳng định sự tồn tại của vụ dịch.

-  Thu thập và phân tích các số liệu về bệnh và phơi nhiễm theo thời gian,

địa điểm và con người để xác định nguyên nhân vụ dịch (nguồn lây, tác

nhân và phương thức lây truyền).

-  Tiến hành các biện pháp phòng chống dịch thích hợp ngay sau khi có

những kết quả điều tra đầu tiên.

-  Báo cáo kết quả điều tra vụ dịch lên tuyến trên.

LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI

1. Câu hỏi tự lượng giá

Chọn những ý đúng và đánh dấu (khoanh tròn)trong những câu sau đây 

1.1. Điều tra dịch nhằm những mục đích sau: 

A. Xác định sự tồn tại một vụ dịch

B.  Chẩn đoán nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dịch

C.  Xác định chiều hướng bệnh truyền nhiễm trong 1 năm, 5 năm

D. Phát hiện những ca bệnh bị bỏ sót chưa được xác định

E.  Ưu tiên phân bổ nguồn lực ở mỗi địa phương

1.2  . Những nội dung cần chuẩn bị cho điều tra vụ dịch: 

A. Những hiểu biết về bệnh dịch sẽ điều tra

B.  Nhân lực cần cho cuộc điều tra

C.  Công cụ điều tra

D. Vật liệu, phương tiện đi lại cho cuộc điều tra

E.  Các mối quan hệ với chính quyền và y tế địa phương có dịch

F.  Cả 5 ý đều đúng 

1.3  . Định nghĩa ca bệnh trong điều tra dịch: 

A. Chỉ cần dựa vào triệu chứng lâm sàng là đủ vì các thầy thuốc cơ sở dễ

thực hiện

B.  Chỉ cần dựa vào kết quả xét nghiệm là đủ vì đây là số liệu chính xác nhất

C.  Chỉ cần dựa vào số liệu lâm sàng và dịch tễ học vì 2 số liệu này có thể bổ

sung cho nhau

D. Luôn luôn cần có "chuẩn vàng" về ca bệnh 

E.  Tùy yêu cầu mức độ chẩn đoán ca bệnh (nghi ngờ, xác định) để đưa ra

định nghĩa ca bệnh phù hợp nhất   110

1.4  . Đánh dấu Đúng/Sai vào những câu hỏi sau đây:

A. Thời gian lây truyền của bệnh phụ thuộc vào thời gian ủ bệnh:   Đ / S

B.  Thời gian lây truyền của bệnh phụ thuộc vào mật độ dân cư và mức quan

hệ tiếp xúc trong cộng đồng:         Đ / S

C.  Có thể trình bày diễn biến vụ dịch bằng biểu đồ đường cong dịch diễn

biến theo thời gian:           Đ / S

D. Đường cong dịch có hình cao nguyên thể hiện sự gián đoạn của nguồn

lây:             Đ / S

E.  Đường cong dịch có nhiều đỉnh liên tiếp cao thấp khác nhau thể hiện dịch

bệnh lây từ động vật sang người:         Đ / S

F.  Đường cong dịch có chiều lên  độ dốc cao, chiều xuống thoải thể hiện

dịch có cùng chung một nguồn lây trong thời gian ngắn:     Đ / S

2. Câu hỏi gợi ý thảo luận nhóm

2.1.  Giả thuyết về dịch gồm những nội dung gì? Được nêu ra từ những căn cứ nào?

Và được chứng minh bằng những biện pháp nào?

2.2.  Qua sơ đồ điều tra và kiểm soát một vụ dịch (trang cuối bài) hãy phân tích về

mối quan hệ giữa các bước điều tra và các biện pháp kiểm soát dịch

3. Bài tập thực hành 

Chuẩn bị và thực hiện Bài tập 4, tài liệu Dịch tễ học thực địa – Phần thực hành.   111

Bài 9

THU THẬP VÀ BẢO QUẢN BỆNH PHẨM

Mục tiêu: 

1.  Xác định được loại bệnh phẩm cần thu thập phù hợp với tác nhân gây

bệnh;

2.  Mô tả được kỹ thuật thu thập của từng loại bệnh phẩm;

3.  Mô tả được cách bảo quản vận chuyển bệnh phẩm từ thực địa về phòng

thí nghiệm.

Đặt vấn đề

Rất nhiều các căn nguyên vi sinh gây bệnh được phân lập và xác định từ các

mẫu bệnh phẩm lâm sàng bằng các phương pháp phòng thí nghiệm. Các kết quả này

giúp khẳng định lại chẩn đoán  lâm sàng, định hướng điều trị, phản ảnh kết quả điều

tra, giám sát bệnh dịch và phòng chống sự lây lan của bệnh truyền nhiễm trong cộng

đồng và môi trường. 

Kết quả phòng thí nghiệm phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của bệnh phẩm

lâm sàng, vì vậy công tác thu thập và bảo quản mẫu bệnh phẩm phải đảm bảo đúng

chủng loại, đúng thời điểm và bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm đúng quy cách.

1. CÁC LOẠI BỆNH PHẨM

Xác định loại bệnh phẩm cần xem xét các triệu chứng lâm sàng do bệnh biểu

hiện và các yếu tố dịch tễ liên quan.

Bảng 1: Loại bệnh phẩm cần thu thập cho từng nhóm bệnh

Biểu hiện bệnh/Bệnh Bệnh phẩm cần thu thập

Nhiễm trùng đường hô hấp. Dịch mũi, dịch họng, dịch mũi họng, dịch rửa

mũi họng, dịch phế quản, dịch phế nang,

huyết thanh thời kỳ cấp, huyết thanh thời kỳ

hồi phục, các mô và tổ chức phổi.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa. Phân, dịch nôn, dịch dạ dày, huyết thanh.

Nhiễm trùng ngoài da (mụn nước, nốt

phỏng).

Dịch nốt phỏng, dịch họng, phân, huyết

thanh.

Nhiễm trùng thần kinh trung ương. Dịch họng, phân, huyết thanh, dịch não tủy.

   112

Ngoài ra một số loại bệnh phẩm khác được thu thập khi có chỉ định và hỗ trợ 

của bác sỹ lâm sàng như tạng, mô, dịch nội mô, dịch não tủy.

2.PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BỆNH PHẨM

2.1. Chuẩn bị dụng cụ thu thập bệnh phẩm

Trước khi thu thập mẫu bệnh phẩm phải có phiếu điều tra các thông tin của

bệnh nhân: tên, tuổi, giới, địa chỉ, ngày khởi phát bệnh, triệu chứng lâm sàng, chẩn

đoán ban đầu  và một số thông tin khác theo yêu cầu của điều tra viên như loại bệnh

phẩm cần thu thập.

2.1.1.  Các trang bị bảo hộ cá nhân (PPE)

Tuỳ mức độ nguy hiểm của bệnh truyền nhiễm mà sử dụng các trang bị bảo

hộ cá nhân cần thiết.

Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ lây truyền (SARS, cúm A/H5N1,

Ebola...) việc sử dụng các trang bị bảo hộ cá nhân trong quá trình thu thập bệnh

phẩm là rất cần thiết. Các trang bị bảo hộ cá nhân cơ bản bao gồm :

+  Bộ quần áo chống dịch mặc 1 lần.

+  Khẩu trang có khả năng lọc cao (N95).

+  Găng tay.

+  Kính bảo hộ (khi cần thiết).

+  Các dụng cụ bảo hộ khác: Cồn sát trùng, xà phòng, hộp đựng vật nhọn,

kim tiêm, túi sấy tiệt trùng.

2.1.2. Các loại dịch thấm ( Swabs: dịch họng, dịch mũi, dịch nốt phỏng)

-  Tăm bông (cotton swabs).

-  Môi trường vận chuyển (các môi trường bảo quản mẫu phù hợp với căn

nguyên vi rút hoặc vi khuẩn).

-  Một số dụng cụ chuyên dùng: Đè lưỡi, đèn soi tai mũi họng.

2.1.3. Các loại dịch tiêu hóa: Dịch dạ dày, dịch nôn, phân.

-  Lọ sạch, ống môi trường bảo quản vận chuyển có tăm bông.

-  Môi trường vận chuyển (các môi trường bảo quản mẫu phù hợp với căn

nguyên vi rút hoặc vi khuẩn).

-  Một số dụng cụ chuyên dụng: Ống sonde, pipet, bơm kim tiêm.

2.1.4. Huyết thanh

-  Dây garo.

-  Bơm kim tiêm.

-  Tube lấy máu: Chân không, có chất chống  đông (heparin) hoặc EDTA,

tube ly tâm.   113

-  Bông, cồn sát trùng.

-  Hộp khử trùng chứa các dụng cụ sắc nhọn.

2.2. Phương pháp thu thập bệnh phẩm

2.2.1. Dịch họng (hình dưới)

Ghi rõ tên, tuổi,  địa chỉ, loại bệnh phẩm,

ngày lấy mẫu trên tube đựng môi trường thu

thập bệnh phẩm. 

Yêu cầu bệnh nhân há to miệng.

Dùng dụng cụ đè lưỡi cố định lưỡi bệnh nhân

xuống sàn dưới vòm họng.

Đưa tăm bông vào vùng hầu họng  để cho

dịch họng thấm  ướt  đầu tăm bông, sau  đó

miết mạnh và xoay tròn tăm bông tại khu vực

2 amindan và thành sau họng để thu thập tế

bào nhiễm.

Sau khi ngoáy họng xong, tăm bông  được

chuyển vào môi trường bảo quản bệnh phẩm

(đầu tăm bông phải nằm ngập trong môi

trường vận chuyển). Cắt bỏ cán tăm bông cho

phù hợp với độ dài của tube.

Đóng nắp, xiết chặt, bọc ngoài nắp bằng giấy

parafin (nếu có). 

2.2.2. Dịch mũi (hình dưới) 

Ghi rõ tên, tuổi,  địa chỉ, loại bệnh phẩm,

ngày lấy mẫu trên tube đựng môi trường thu

thập bệnh phẩm. 

Yêu cầu bệnh nhân ngửa mặt khoảng 450.

Đưa tăm bông vào dọc theo sàn mũi tới

khoang mũi họng. để tăm bông cho thấm ướt

dịch mũi sau  đó xoay tròn, miết mạnh vào

thành mũi và  rút ra từ từ.

Sau khi ngoáy họng xong, tăm bông  được

chuyển vào môi trường bảo quản bệnh phẩm

(đầu tăm bông phải nằm ngập trong môi

trường vận chuyển). Cắt bỏ cán tăm bông cho

phù hợp với độ dài của tube.

Tăm

bông

Miết vào 2

aminđan và

thành sau

họng

Amidan  114

Đóng nắp, xiết chặt, bọc ngoài nắp bằng giấy

parafin (nếu có). 

2.2.3. Các dịch tiêu hóa (dịch nôn, phân)

Ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, loại bệnh phẩm, ngày lấy mẫu trên tube thu thập bệnh

phẩm.

Cách lấy phân vào lọ: Phân của bệnh nhân  được thu thập vào vào lọ sạch

(không có chất khử khuẩn hoặc chất tẩy) có nắp xoáy. Không nên lấy phân ở bô

của bệnh nhân vì có thể có chất khử khuẩn còn sót lại sẽ ảnh hưởng tới kết quả.

Mẫu phân cần được bảo quản ở tủ lạnh 40

C và cần được tiến hành xét nghiệm càng

sớm càng tốt.

Cách lấy phân bằng ống sond: Có thể dùng ống sond trực tràng để lấy phân

lỏng của bệnh nhân bị tiêu chảy. Ống sond được bôi trơn bằng dầu paraphin hoặc

nước muối sinh lý, đưa nhẹ nhàng qua cơ thắt hậu môn cho đến khi phân lỏng chảy

ra.

Cách lấy phân bằng tăm bông: Dùng que tăm bông vô khuẩn thấm vào môi

trường vận chuyển Cary Blair. Đưa tăm bông nhẹ nhàng vào hậu môn sâu khoảng

3cm rồi xoay tròn. Cho tăm bông  đã lấy bệnh phẩm vào  ống môi trường vận

chuyển Cary Blair và chuyển đến phòng đến phòng xét nghiệm.

Lưu ý: Tốt nhất, lấy bệnh phẩm trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh.

2.2.4. Máu, huyết thanh

Ghi rõ tên, tuổi,  địa chỉ, ngày lấy mẫu trên tube

đựng máu có chứa chất chống  đông EDTA hoặc

heparin.

Sử dụng bơm kim tiêm vô trùng lấy 3-5 ml máu

tĩnh mạch, chuyển vào tube nhẹ nhàng tránh vỡ

hồng cầu,  đóng nắp rồi xoay nhẹ tube máu cho

máu trộn đều với chất chống đông. Bảo quản máu

ở 40

C trong vòng 24 giờ.

Tách huyết thanh theo các bước sau:   115

Đóng chặt nắp tube chứa máu, ly tâm 2000

vòng/phút trong 8 phút.

Dùng pipet vô trùng, nhẹ nhàng hút huyết thanh ở

phần trên của tube, chia đều vào các tube bảo quản

nhỏ (1,8ml). Chú ý điền đầy đủ các  thông tin như

đã ghi trên tube chứa máu.

Bảo quản huyết thanh tại -20 0C.

  Lưu ý: Tốt nhất, mỗi bệnh nhân cần lấy hai mẫu

huyết thanh. Mẫu một lấy khi bệnh khởi phát, mẫu

hai lấy cách mẫu một 10-14 ngày.

3. PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN BỆNH PHẨM

Bệnh phẩm sau khi thu thập phải được đóng gói theo quy định và vận chuyển

về phòng thí nghiệm trong thời gian ngắn nhất tránh những sự cố dẫn tới lây nhiễm

các tác nhân gây bệnh và phát tán dịch. Các phương pháp đóng gói yêu cầu hết sức

nghiêm ngặt đối với bệnh phẩm có nguy cơ lây nhiễm cao (SARS, cúm A/H5N1).

3.1. Đóng gói bệnh phẩm

Bệnh phẩm trước khi đóng gói phải được kiểm tra :

- Tube bệnh phẩm: Tên bệnh nhân, giới, tuổi, ngày lấy mẫu, loại bệnh phẩm

- Phiếu thu thập bệnh phẩm (phiếu điều tra)

Bệnh phẩm khi vận chuyển phải được đóng gói kỹ trong 3 lớp bảo vệ theo

quy định của TCYTTG.

• Siết chặt nắp tube bệnh phẩm, bọc ngoài từng tube bệnh phẩm bằng giấy

thấm 

• Đưa tube vào túi nilon vận chuyển (túi nilon thứ nhất) hoặc lọ nắp kín

• Bọc ra ngoài các túi bệnh phẩm bằng giấy hoặc bông thấm nước có chứa

chất tẩy trùng (chloramine B,T) đặt gói bệnh phẩm vào túi nilon thứ 2,

buộc chặt.

• Chuyển túi nilon thứ 2 vào túi lớn cùng với các phiếu thu thập bệnh phẩm   

(phiếu  điều tra), chuyển vào phích lạnh hoặc hộp vận chuyển chuyên

dụng (có biểu tượng bệnh phẩm sinh học – TCYTTG).

   116

Hình 1:  Phương pháp đóng gói các bệnh phẩm  theo quy định của TCYTTG và 

hiệp hội hàng không thế giới (IATA)

3.2. Bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm

-  Thông báo cho phòng thí nghiệm ngày gửi bệnh phẩm, phương tiện vận

chuyển và thời gian dự kiến sẽ tới phòng thí nghiệm.

-  Lựa chọn phương tiện vận chuyển (đường bộ, đường hàng không) để đảm

bảo thời  gian vận chuyển ngắn nhất.

-  Các chất bảo quản bệnh phẩm trong quá trình vận chuyển (đá ướt, đá khô,

nitơ lỏng) cần được cân nhắc cho phù hợp với  yêu cầu về an toàn khi vận chuyển

cũng như đảm bảo chất lượng bệnh phẩm khi vận chuyển.

3.3. Một số điểm cần lưu ý

-  Đối với bệnh phẩm phát hiện căn nguyên vi khuẩn: Có thể bảo quản tăm

bông ngoáy họng và mũi trong canh thang (Trypto casein soya) hoặc nước muối

sinh lý 0,9%, nên cấy trong vòng 2 giờ. Nếu không được cấy ngay phải cắm tăm

bông vào môi trường bảo quản Amise, giữ ở nhiệt độ 18-300

C (không được để quá

24 giờ) hoặc giữ ở 4-80

C/6-8 giờ.

-  Môi trường Cary Blair là môi trường vận chuyển tốt nhất cho các vi khuẩn

gây bệnh  đường ruột như: Vibrio cholerae, Salmonella, Shigella, E.coli. Có thể

dùng một số môi trường vận chuyển khác như: Stuart, glycerol, canh thang, nước

muối 0,9%.   117

Những nội dung cần ghi nhớ:

-  Công tác thu thập và bảo quản mẫu bệnh phẩm phải đảm bảo:

•  Đúng chủng loại 

•  Đúng thời điểm 

•  Bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm đúng cách

-  Mẫu bệnh phẩm thu thập phải luôn có phiếu điều tra thông tin phù hợp

-  Các bệnh phẩm có thể tiến hành thu thập tại thực  địa: Dịch họng, dịch

mũi, chất nôn, phân, huyết thanh

-  Vận chuyển bệnh phẩm về phòng  thí nghiệm phải duy trì được điều kiện

bảo quản và đảm bảo an toàn sinh học

LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI

1.Câu hỏi tự lượng giá

1.1  . Hãy sắp xếp những loại bệnh phẩm dưới đây vào 4 nhóm phù hợp với mục

đích chẩn đoán của 4 nhóm bệnh truyền nhiễm chính: Đường hô hấp, đường

tiêu hóa, đường máu, đường da niêm mạc:

Phân, dịch nôn, dịch rửa dạ dày, dịch mũi họng, dịch phế quản, dịch phế nang,

mô tổ chức phổi, huyết thanh, máu toàn phần, dịch nốt phỏng ban ngoài da,

dịch não tủy, nước tiểu.

1.2  . Hãy liệt kê danh mục vật liệu thiết yếu cần cho các mục đích sau:

1.  Bảo hộ cá nhân (PPE) trong tình huống điều tra bệnh nguy hiểm nhóm A

2.  Thu thập bệnh phẩm dịch đường tiêu hóa

3.  Thu thập bệnh phẩm bệnh đường máu

4.  Thu thập bệnh phẩm là các dịch thấm

5.  Đóng gói đối với bệnh phẩm nguy hiểm thuộc nhóm A

6.  Bảo quản, vận chuyển  đối với bệnh phẩm nguy hiểm thuộc nhóm A

2.Bài tập thực hành 

Chuẩn bị và thực hiện Bài tập 5, tài liệu Dịch tễ học thực địa – Phần thực

hành. 

   118

Bài 10

CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CƠ BẢN

VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Mục tiêu: 

1.  Trình bày  được nguyên lý và các phương pháp xét nghiệm phát hiện

nhanh vi sinh gây bệnh;

2.  Mô tả được các bước chính của kỹ thuật nuôi cấy phân lập vi khuẩn;

3.  Mô tả được nguyên lý kỹ thuật và các bước chính của một số phản ứng

huyết thanh học;

4.  Mô tả và sử dụng  được phương pháp phân tích kết quả một số xét

nghiệm cơ bản; 

1. MỘT SỐ THỬ NGHIỆM  PHÁT HIỆN NHANH VI SINH VẬT GÂY

BỆNH 

Các xét nghiệm phát hiện nhanh vi sinh vật gây bệnh là những xét nghiệm

sàng lọc có độ nhậy tương đối cao, sử dụng tiện lợi, tiết kiệm thời gian và sức lao

động, phù hợp cho chẩn đoán sớm tại thực địa. Tuy nhiên xét nghiệm nhanh có hạn

chế là giá thành tương đối cao và có thể gây nên những trường hợp dương tính giả,

do độ đặc hiệu chưa cao. Kết quả dương tính cần được chẩn đoán xác định bằng

phương pháp chuẩn thức có độ tin cậy cao. Một số xét nghiệm nhanh có thể áp dụng

tại thực địa:

1.1. Soi tươi

1.1.1. Soi tươi phát hiện nhanh vi khuẩn tả

-  Lam kính 1: Hoà mẫu phân vào nước muối sinh lý, nhỏ 1 giọt lên lam

kính, đậy phiến kính mỏng (lamen) lên trên. Soi tiêu bản trực tiếp trên kinh hiển vi

thường thấy vi khuẩn di động rất nhanh theo những đường thẳng từ đầu đến cuối vi

trường. 

-  Lam kính 2: Nhỏ 1 giọt huyền dịch phân lên lam kính, nhỏ 1 giọt kháng

huyết thanh tả đa giá V. cholerae 01. Nếu là V. cholerae 01 vi khuẩn sẽ bị bất động. 

-  Soi tiêu bản trực tiếp trên kính hiển vi nền đen phẩy khuẩn tả di động như

sao đổi ngôi.  

1.1.2. Soi tươi mẫu phân tìm lỵ a míp Entamoeba histolytica

1.2. Nhuộm  soi tiêu bản máu tìm ký sinh trùng sốt rét: Nhuộm Giêm sa 

1.3. Test nhanh chẩn đoán vi khuẩn tả O1và O139 (Kit Crystal VC)   119

 Kit Crystal VC chẩn  đoán nhanh V. cholerae O1 và O139 trực tiếp từ mẫu

phân, không cần nuôi cấy, dễ sử dụng và không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp, có

kết quả nhanh sau 10 phút. Kit chẩn  đoán nhanh vi khuẩn tả rất có ý nghĩa cho

những phòng xét nghiệm tuyến tỉnh phát hiện nhanh các trường hợp dương tính, đặc

biệt cần thiết trong thời gian đầu của vụ dịch. 

1.3.1. Nguyên lý

Kit Crystal VC là xét nghiệmđịnh tính, dựa trên nguyên lý sắc ký miễn dịch.

Màng nitrocellulose được gắn với kháng thể đơn dòng đặc hiệu với V. cholerae O1

và O139 thành 2 băng riêng biệt. Khi mẫu thử thấm qua màng nitrocellulose,

Colloidal Gold (chất keo vàng) cặp đôi với kháng thể đơn dòng kháng LPS của V.

cholerae O1/O139, cặp đôi này gắn với kháng nguyên của mẫu thử. Hỗn hợp kháng

nguyên kháng thể này thấm qua màng nitrocellulose và gắn với kháng thể bất hoạt

phù hợp kháng V. cholerae O1/O139 và hình thành băng màu đỏ. 

1.3.2. Cách tiến hành

- Nhỏ vào tube 150- 200 µl mẫu phân (trường hợp phân đặc cần hoà loãng

bằng nước muối sinh lý hoặc nước cất)

- Đặt que thử vào tube có mẫu phân (đặt phần cuối que thử có hình mũi tên

ngập trong mẫu phân)

1.3.3. Cách đọc kết quả

  Đọc kết quả trong thời gian 15-20 phút. Xét nghiệm có giá trị khi băng chứng

dương màu đỏ xuất hiện.

   120

Hình A: Kết quả  dương tính với V. cholerae O1.

Hình B: Kết quả dương tính với V. cholerae O139.

Hình C: Kết quả dương tính với V. cholerae O1 và V. cholerae O139.

Hình D: Kết quả âm tính.

Băng trên cùng: Băng chứng.

Băng thứ 2: Băng V. cholerae O139.

Băng thứ 3: Băng V. cholerae O1.

1.4. Kỹ thuật TYPHI-DOT chẩn đoán nhanh bệnh thương hàn

Chẩn đoán bệnh thương hàn trên lâm sàng rất dễ nhầm với các bệnh khác như:

Viêm gan, lao, sốt xuất huyết, sốt rét, viêm phổi, viêm não. Các phương pháp chẩn

đoán bệnh thương hàn ở các phòng thí nghiệm hiện nay cho kết quả chậm, điều trị

không kịp thời. Chẩn đoán chính xác bệnh thương hàn ở giai đoạn sớm có vai trò

quan trọng trong công tác  điều trị và xác  định nguồn truyền nhiễm. Kỹ thuật

TYPHI-DOT được sáng chế tại Malaysia là phương pháp nhanh, nhậy, có độ đặc

hiệu cao, giá có thể chấp nhận được. Toàn bộ thời gian làm phản ứng là 15 phút. Kỹ

thuật có giá trị lớn trong chẩn đoán sớm những trường hợp đầu tiên của vụ dịch và

đáp ứng kịp thời cho công tác điều trị bệnh thương hàn.

1.4.1. Nguyên lý

Kỹ thuật TYPHI-DOT là phương pháp miễn dịch phát hiện kháng thể IgM và

IgG kháng kháng nguyên đặc hiệu của màng ngoài tế bào Salmonella typhi (OMP:

Outer Membrane Proteine). Kháng nguyên protein đặc hiệu đã được gắn trên giấy

nitrocellulose được ủ với huyết thanh bệnh nhân và huyết thanh chứng (chứng âm

và chứng dương).

1.4.2. Các bước tiến hành (xem hình dưới)

1.4.3. Cách đọc kết quả

-  Kết quả dương tính: Xuất hiện 3 vạch màu hồng (3 vạch gồm kháng

nguyên  đặc hiệu, kháng nguyên chứng và kháng nguyên của mẫu

huyết thanh bệnh nhân).

-  Kết quả âm tính: Xuất hiện 1 hoặc 2 vạch màu hồng.

   121

1.5. Các test nhanh chẩn đoán nhiễm vi rút

Trong chẩn đoán nhiễm vi rút, một số loại test nhanh đã được giới thiệu, các

test nhanh này đáp ứng yêu cầu chẩn đoán nhanh, đơn giản, có khả năng thực hiện

ngay tại thực địa và rất có ý nghĩa trong công tác chẩn đoán sàng lọc. Tuy nhiên, độ

nhạy và độ đặc hiệu không ổn định, giá thành cao là những nhược điểm của các test

nhanh này.

1.5.1. Test nhanh chẩn đoán nhiễm vi rút dengue 

Hiện tại trên thị trường đang có lưu hành loại quick test (test nhanh) chẩn

đoán nhiễm vi rút Dengue của hãng Pan-Bio (Australia), SD (Hàn quốc).

- Nguyên lý: Dựa trên nguyên lý sắc ký miễn dịch, phát hiện kháng thể IgM

và IgG kháng đặc hiệu vi rút Dengue.

- Thực hiện: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất

- Nhận định kết quả:

1. Đặt que thử đầu có ký hiệu A vào giếng A1

2. Cho 25µl dung dịch đệm vào giếng A2 và 100µl

vào giếng A3

3. Cho thêm 25µl huyết thanh bệnh nhân vào giếng

A2

4. Chuyển 50 µl từ giếng A2 sang giếng A1

5. Chờ 5 phút   122

•  Kết quả của xét nghiệm  được chấp nhận khi: Band chứng (control

band) xuất hiện tại vị trí xác định trên que thử sau khi tiến hành xét

nghiệm

•  Bệnh nhân được xác định nhiễm vi rút Dengue tiên phát khi xuất hiện

band IgM tại vị trí xác định trên que thử

•  Bệnh nhân được xác định nhiễm vi rút Dengue thứ  phát khi xuất hiện

band IgM và IgG tại vị trí xác định trên que thử

1.5.2. Quick test chẩn đoán nhiễm vi rút cúm

       Nhiễm vi rút cúm theo mùa (cúm thường) có thể xác  định bằng các test

nhanh, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm test nhanh: BD (Mỹ), DK (Nhật),

Quick view (Mỹ). Chưa có các sản phẩm phát hiện nhiễm vi rút cúm gia cầm

A/H5N1.

      Các test nhanh này có khả năng phát hiện nhiễm vi rút cúm nói chung hoặc

xác định phân típ của vi rút cúm A hoặc B với độ  nhạy từ  80%-95% và độ đặc

hiệu từ 75%- 90%.

Các test nhanh xác định nhiễm vi rút cúm theo mùa

Các test nhanh xác định nhiễm vi rút cúm theo mùa A hoặc B

- Nguyên lý: Dựa trên nguyên lý sắc ký miễn dịch phát hiện kháng nguyên bề

mặt vi rút cúm.   123

    - Thực hiện: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

     - Nhận định kết quả: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

VD: Test nhanh – Quick view ( Mỹ)

•  Kết quả của xét nghiệm được chấp nhận khi: Band chứng (control band)

xuất hiện tại vị trí xác định trên que thử sau khi tiến hành xét nghiệm

•  Bệnh nhân được xác định nhiễm vi rút cúm khi xuất hiện band tại vị trí

xác định trên que 

2. NUÔI CẤY PHÂN LẬP

2.1. Nuôi cấy phân lập vi khuẩn

Trong các phương pháp chẩn đoán vi khuẩn phòng thí nghiệm, phương pháp

nuôi cấy được đánh giá là "tiêu chuẩn vàng” nhưng đòi hỏi phòng thí nghiệm chuẩn

thức và trả lời kết quả chậm sau 1 đến 3 ngày.

Ưu điểm của phương pháp nuôi cấy là chính xác, dễ thực hiện, rẻ tiền nhưng

có nhược điểm là tốn nhiều thời gian.

2.1.1. Soi trực tiếp mẫu phân trên kính hiển vi

Lam kính 1: Hoà mẫu phân vào nước muối sinh lý, nhỏ 1 giọt lên lam kính,

đậy phiến kính mỏng (lamen) lên trên. Soi tiêu bản trực tiếp trên kinh hiển vi

thường, thấy vi khuẩn di động rất nhanh theo những đường thẳng từ đầu đến cuối vi

trường. 

Lam kính 2: Nhỏ 1 giọt huyền dịch phân lên lam kính, nhỏ 1 giọt kháng

huyết thanh tả đa giá V. cholerae 01 . Nếu là V. cholerae 01 vi khuẩn sẽ bị bất động. 

 Soi tiêu bản trực tiếp trên kính hiển vi nền đen, phẩy khuẩn tả di động như

sao đổi ngôi.

2.1.2.  Nhuộm xem hình thể và tính chất bắt màu

  Trực khuẩn gram (-)

  Vi khuẩn gram (-) màu hồng     

   124

Trực khuẩn gram (+) và tế bào bạch cầu

Vi khuẩn gram (+) màu tím

 Ví dụ:

 - V. cholerae là trực khuẩn gram âm, hình cong dấu phẩy.

            -  Staphylococcus aureus là cầu khuẩn gram dương.

2.1.3.  Tính chất nuôi cấy

-  Môi trường tăng sinh vi khuẩn cần thiết cho một số vi khuẩn như: Pepton

kiềm cho V. cholerae, selenit cho Salmonella

-  Môi trường chọn lọc cho các vi khuẩn gây bệnh đường ruột: 

•  Môi trường TCBS (Thiosulphate Citrate Bile salts Sucrose) phân lập vi

khuẩn tả 

•  Môi trường SS (Shigella - Salmonella), DC (desoxycholate citrate), DCLS

(DC có thêm đường lactoza và saccharoza), MacConkey phân lập các vi

khuẩn đường ruột như: Salmonella, Shigella, E. coli 

•  Môi trường Endo là môi trường chọn lọc cho E. coli

-  Môi trường chọn lọc cho các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp:

•  Môi trường phân lập tụ cầu: Môi trường chapman

•  Môi trường phân lập liên cầu và phế cầu: Thạch máu

•  Môi trường phân lập não mô cầu và lậu cầu: Canh thang máu, thạch máu

Sôcôla

2.1.4. Tính chất sinh vật hoá học

Chọn khuẩn lạc nghi ngờ từ đĩa môi trường phân lập, cấy chuyển sang các

môi trường xác định tính chất sinh vật hoá học

Oxydaza ODC   125

Glucoza / Hơi ADH

Lactoza / H2S ONPG

Manit Citrate simmon

Di động VP

Ure Arabinoza

Indol Mannoza

LDC Saccaroza

Một số tính chất  đặc biệt khác của vi khuẩn hô hấp:  Đông huyết tương,

catalaza, optochin, bacitracin.

2.1.5. Phản ứng ngưng kết kháng huyết thanh: Xác định vi khuẩn 

Chẩn  đoán xác  định vi khuẩn bằng phản ứng ngưng kết trên lam kính với

kháng huyết thanh đặc hiệu của từng loại vi sinh vật gây bệnh. 

Ví dụ: Kết quả tính chất sinh vật hoá học điển hình của vi khuẩn tả, tiếp tục

làm phản ứng ngưng kết với kháng huyết thanh đa giá V. cholerae O1và O139. Nếu

ngưng kết với kháng huyết thanh đa giá V.cholerae 01, tiếp tục làm phản ứng ngưng

kết với kháng huyết thanh đơn giá Inaba và Ogawa.

  Lưu ý: nên làm phản ứng ngưng kết kháng huyết thanh với khuẩn lạc trên

môi trường không chọn lọc.

2.1.6. Ứng dụng trong chẩn đoán

Vi khuẩn: Phế cầu, não mô cầu, liên cầu lợn, Bacillus anthracis, V. cholerae,

Salmonella, Shigella, Escherichia coli, Campylobacter.

2.2. Nuôi cấy và phân lập vi rút

Phân lập vi rút là tiêu chuẩn “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn  đoán các căn

nguyên gây bệnh do vi rút. Đây là phương pháp phức tạp, yêu cầu về trang thiết bị,

hệ thống nuôi cấy và thời gian rất nghiêm ngặt.

Thiết kế hệ thống phân lập vi rút dựa trên 2 đặc tính hết sức quan trọng đó là:

Vi rút không thể phát triển bên ngoài tế bào sống và hạn chế về khả năng nhân lên

trên các loại tế bào khác nhau. 

Có 3 hệ thống phân lập có thể áp dụng cho xác định tác nhân gây bệnh do vi

rút

2.2.1. Tế bào

Tế bào dòng thường trực nguồn gốc từ động vật: Đây là dòng tế bào được

dùng rộng rãi để phân lập, chẩn đoán nhiễm vi rút. Ví dụ (xem bảng dưới đây).   126

Tế bào Nguồn gốc Áp dụng phân lập

Vero Thận khỉ SARS-CoV, Adeno

Hela Ung thư cổ tử cung

người

hMPV, RSV…

MDCK Thận chó Cúm

Hep-2 Biểu mô người Cúm, adeno, á cúm, picorna….

Tế bào dòng thường trực có nguồn gốc từ côn trùng: C6/36, AP61, được áp

dụng để phân lập các vi rút Dengue, viêm não Nhật bản B.

2.2.2. Phôi gà 

Trứng gà ấp có phôi  khoảng 9-12 ngày tuổi cũng là một hệ thống phân lập vi

rút nhạy cảm với các vi rút  như  cúm, herpes, á cúm, rubella.

2.2.3. Động vật 

Một số cơ quan nội tạng của động vật cũng được áp dụng để phân lập vi rút

như: Phân lập vi rút đậu mùa (Pox virus) trên da của cừu, trâu…, phân lập vi rút dại

trên não chuột ổ…. Tuy nhiên ngày nay, sử dụng động vật để phân lập vi rút không

còn phổ biến và được thay thế bằng các phương pháp an toàn và nhân đạo hơn như

phân lập trên tế bào.

Sau khi gây nhiễm bệnh phẩm vào hệ thống phân lập (tế bào, phôi gà hoặc

động vật), duy trì điều kiện nuôi cấy trong 1 thời gian nhất định, vi rút được nhận

diện thông qua quan sát sự ảnh hưởng của vi rút tới tế bào động vật cảm nhiễm hoặc

thông qua các phương pháp khác như: Ngưng kết hồng cầu (HA), miễn dịch huỳnh

quang (FA).

3. PHẢN ỨNG HUYẾT THANH HỌC

Phương pháp huyết thanh học là các kỹ thuật phòng thí nghiệm phát hiện căn

nguyên vi sinh vật thông qua sản phẩm của sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với

các tác nhân gây bệnh. Có thể giới thiệu một số kỹ thuật huyết thanh học thông

dụng sau đây:

3.1. ELISA (Enzyme Linked Immunosorbent Assay- Phương pháp miễn dịch

hấp phụ enzyme)

Kỹ thuật ELISA là kỹ thuật miễn dịch được sử dụng nhiều trong các phòng

xét nghiệm để phát hiện kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân hoặc kháng nguyên

của vi sinh vật trong mẫu bệnh phẩm.

  Ưu nhược điểm của kỹ thuật:

-  Dễ thực hiện.   127

-  Có thể tiến hành đồng thời nhiều mẫu.

-  Chỉ cần lượng mẫu nhỏ.

-  Có thể phát hiện kháng thể IgM và IgG, Ig A, IgE.

-  Đòi hỏi thời gian và trang thiết bị (trả lời kết quả sau 5 giờ). 

3.1.1. Trang thiết bị

-  Khay nhựa 96 giếng.

-  Máy rửa khay nhựa.

-  Máy đọc ELISA (máy quang phổ kế có các bước sóng khác nhau).

-  Micropipette các cỡ.

3.1.2. Các bước tiến hành 

-  Kháng nguyên đặc hiệu (hoặc kháng thể đặc hiệu) được gắn vào giếng của

khay nhựa 96 giếng. 

-  Nhỏ huyết thanh bệnh nhân đã pha loãng vào giếng, kháng thể đặc hiệu

trong huyết thanh bệnh nhân (kháng thể thứ nhất) sẽ kết hợp với kháng nguyên. 

-  Cho thêm kháng thể thứ 2 có gắn cộng hợp men horseradish peroxidase

hoặc alkaline phosphatase (conjugate).

-  Cho thêm cơ chất (substrate – OPD, TMB).

-  Giữa các bước, các giếng của khay nhựa được rửa bằng dung dịch tẩy nhẹ

để loại bỏ các prôtêin hoặc kháng thể không đặc hiệu.

-  Khi phản  ứng enzyme hoàn thành, khay nhựa  được  đặt vào máy  đọc

ELISA và đo đậm độ quang học tại mỗi giếng.

Chú ý: Các mẫu chứng dương và chứng âm cần tiến hành đồng thời với mẫu

bệnh phẩm.

3.1.3. Cách đọc kết quả

-   Định tính: 

+  Phản ứng dương tính: Có sự chuyển màu khi cho cơ chất thích hợp.

+  Phản ứng âm tính: Không có sự chuyển màu khi cho cơ chất thích hợp.

-  Định lượng: 

+ Mẫu thử dương tính: Chỉ số OD của mẫu > 2 (OD trung bình của mẫu

chứng dương và âm + SD (độ lệch chuẩn).

3.1.4. Ứng dụng trong chẩn đoán

-  Vi rút: Dengue, viêm não Nhật bản, Rubella, viêm gan, Hanta, Rickettsia.

-  Vi khuẩn: Bạch hầu, Leptospira.   128

3.2. Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang (FA – Immuno Fluorescence asay)

Sử dụng cộng hợp gắn huỳnh quang (kháng thể  đặc hiệu gắn chất nhuộm

fluorescene (flourescenin isothiocyanate –FITC). Chất nhuộm huỳnh quang sẽ phát

màu xanh lục (green fluorescence)  khi quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang (ánh

sáng tím violet – untraviolet). 

3.2.1. Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp

          Kháng nguyên (vi khuẩn, vi rút) sẽ phản  ứng với kháng thể  đặc hiệu gắn

huỳnh quang (cộng hợp FITC) và sẽ được nhận diện dưới kính hiển vi huỳnh quang. 

Nhược  điểm của phương pháp này là phải  đánh dấu huỳnh quang cho rất nhiều

kháng thể đặc hiệu cho các vi sinh vật khác nhau.

3.2.2. Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp

          Phương pháp này sử dụng cộng hợp là kháng thể không đặc hiệu gắn huỳnh

quang (kháng thể thứ 2). Đây là kháng thể kháng globulin loài (chuột, người, dê) ví

dụ: Kháng thể kháng globulin miễn dịch của người thường được tạo ra từ thỏ hoặc

dê. Phương pháp này có thể áp dụng để phát hiện kháng nguyên và kháng thể. Ưu

điểm lớn nhất của phương pháp này là cộng hợp FITC có thể sử dụng cho phát hiện

nhiều loại căn nguyên khác nhau.     

Ưu nhược điểm của kỹ thuật:

-  Có thể áp dụng cho các loại bệnh phẩm khác nhau: Bệnh phẩm lâm sàng

(huyết thanh, dịch họng)  hoặc tế bào được gây nhiễm vi rút.

-  Có khả năng cho kết quả nhanh.

-  Yêu cầu có kinh nghiệm khi nhận định kết quả.

3.2.3. Trang thiết bị

-  Kính hiển vi huỳnh quang.

-  Cộng hợp huỳnh quang ( FITC).

-   Lam kính huỳnh quang.

-  Acetone.

3.2.4. Thao tác cơ bản

Phương pháp trực tiếp: Phát hiện kháng nguyên

-  Tiêu bản được cố định mẫu lâm sàng (dịch họng, tế bào biểu mô….) trong

aceton (80%) lạnh/ 30 phút. 

-  Làm khô tiêu bản tại nhiệt độ phòng.

-  Nhỏ lên tiêu bản kháng thể đặc hiệu gắn huỳnh quang. Ủ 30 phút / 37o

C

trong điều kiện ẩm. 

-  Rửa tiêu bản bằng PBS để loại kháng thể thừa.   129

-  Làm khô tiêu bản tại nhiệt độ phòng.

-  Nhỏ glycerin lên tiêu bản, phủ tiêu bản bằng kính mỏng (lamen).

-  Nhận định kết quả dưới kính hiển vi huỳnh quang.

Phương pháp gián tiếp: Phát hiện kháng thể hoặc kháng nguyên

-  Dùng một tiêu bản đã gắn kháng nguyên hoặc kháng thể đặc hiệu được cố

định.

-  Thêm chất thử (mẫu lâm sàng, dịch nuôi cấy vi rút, huyết thanh).

-  Cho kháng thể thứ nhất.

-  Rửa tiêu bản bằng PBS để loại kháng thể thừa.

-  Làm khô tiêu bản tại nhiệt độ phòng.

-  Cho kháng thể thứ 2 (kháng thể kháng globulin loài) gắn huỳnh quang

(cộng hợp – FITC).

-  Nhỏ glycerin lên tiêu bản, phủ tiêu bản bằng kính mỏng (lamen).

-  Nhận định kết quả dưới kính hiển vi huỳnh quang.

3.2.5. Cách đọc kết quả: Tiêu bản dương tính phát ra ánh sáng huỳnh quang màu

xanh lục.

3.2.6. Ứng dụng trong chẩn đoán

-  Chlamydia, Rickettsia, Dengue, viêm não Nhật bản B, RSV, cúm

-  Vi khuẩn dịch hạch, xoắn khuẩn giang mai, Cryptosporidium

3.3. Phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu ( HI- Heamagglutinine Inhibition)

Kháng nguyên bề mặt của một số vi rút có khả năng gây ngưng kết hồng cầu

động vật. Kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân có thể kết hợp với kháng nguyên

của vi rút và gây ức chế phản ứng ngưng kết của vi rút với hồng cầu.  

  Ưu nhược điểm của kỹ thuật: 

-  Đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi trang thiết bị.

-  Không phân biệt được kháng thể IgM và IgG.

-  Yêu cầu phải có huyết thanh kép (thu thập tại giai đoạn cấp và hồi phục

của bệnh, cách nhau từ 10-14 ngày).

-  Có thể gây phản ứng dương tính giả do các chất ức chế không đặc hiệu ở

trong huyết thanh.

3.3.1. Trang thiết bị

-  Pi pét nhiều kênh.

-  Phiến nhựa 96 giếng, giếng hình chữ U hoặc V   130

-  Gương vi chuẩn độ

3.3.2. Thao tác cơ bản

-  Huyết thanh bệnh nhân  được bất hoạt hoặc xử lý các yếu tố  ảnh hưởng

trước khi tiến hành phản ứng.

-  Pha loãng huyết thanh bậc 2 trong dung dịch đệm thích hợp (có độ pH phù

hợp với kháng nguyên) tại phiến nhựa 96 giếng.

-  Thêm kháng nguyên với nồng độ thích hợp (4-8 đơn vị HA) vào các giếng

huyết thanh. Ủ tại 370

C/ 1 giờ.

-  Thêm hồng cầu tương thích với nồng độ thích hợp vào phiến nhựa. Lắc

đều, để tại nhiệt độ phòng /30-60 phút. Đọc kết quả.

3.3.3. Cách đọc kết quả 

-  Hiện tượng ngưng kết hồng cầu được xác định khi hồng cầu tạo hình dù

trong giếng xét nghiệm (chứng huyết thanh âm).

-  Hiện tượng ức chế ngưng kết hồng cầu được xác định khi hồng cầu lắng

hoàn toàn trong giếng xét nghiệm.

-  Hiệu giá kháng thể trong huyết thanh được xác định bằng độ pha loãng

cao nhất của huyết thanh gây ức chế hoàn toàn sự ngưng kết hồng cầu.

-  Mẫu bệnh phẩm được xác định là dương tính khi hiệu giá huyết thanh thứ

2 lớn hơn 2-4 lần huyết thanh thứ nhất (máu lần 2 phải lấy sau máu lần 1 ít nhất 2

tuần).

3.3.4. Ứng dụng trong chẩn đoán

-  Vi rút cúm, vi rút Dengue, vi rút viêm não Nhật bản.

-  Vi khuẩn dịch hạch. 

3.4. Phản ứng trung hoà 

Những phản ứng trung hoà thường hay dùng là: Phản ứng trung hoà độc tố vi

khuẩn và các phản ứng trung hoà vi rút. Các phản ứng trung hoà vi rút bao gồm

phản ứng trung hòa vi lượng, trung hòa giảm đám hoại tử.

- Phản ứng trung hoà độc tố vi khuẩn: Tính gây bệnh của độc tố vi khuẩn

có nhiều mức độ, có thể từ viêm tại chỗ đến gây chết. Các kháng thể (còn gọi là

kháng độc tố) có tác dụng trung hoà một cách đặc hiệu các độc tố. Ứng dụng trong

phản ứng trung hoà độc tố uốn ván.

- Phản ứng trung hoà vi rút: Dựa vào nguyên lý vi rút có khả năng gây hủy

hoại tế bào cảm nhiễm và sẽ bị trung hoà bởi kháng thể đặc hiệu, một số phản ứng

trung hòa đã được phát triển như:

   + Phản ứng trung hòa giảm  đám hoại tử (PRNT) áp dụng cho phát hiện

kháng thể trung hòa kháng đặc hiệu vi rút Dengue, viêm não.   131

    + Phản ứng trung hòa vi lượng (micro neutralization test): Áp dụng cho

định tuýp vi rút bại liệt, xác định kháng thể trung hòa kháng đặc hiệu vi rút cúm.

Các phản ứng trung hòa có độ đặc hiệu cao, có khả năng xác định nhiễm vi

rút tiên phát hoặc thứ phát (nhiễm vi rút Dengue, cúm) tuy nhiên quy trình phức tạp,

yêu cầu kỹ thuật phức tạp và điều kiện an toàn sinh học nghiêm ngặt (do sử dụng vi

rút sống).

3.4.1. Thao tác cơ bản

-  Huyết thanh pha loãng bậc 2 

-  Trộn huyết thanh  đã pha loãng với thể tích tương  đương của vi rút  đã

chuẩn hoá

-  Ủ hỗn hợp huyết thanh và vi rút (thời gian và nhiệt độ ủ thay đổi với các

vi rút khác nhau)

-  Nuôi cấy tế bào hỗn hợp huyết thanh và vi rút 

-  Kiểm tra hàng ngày sự nhân lên của vi rút và sự hình thành các đám tế bào

hoại tử

3.4.2. Đọc kết quả

Hiệu giá kháng thể trong huyết thanh là số nghịch đảo của độ pha loãng cao

nhất của huyết thanh kháng lại vi rút (trung hoà vi rút).

3.4.3. Ứng dụng trong chẩn đoán

Vi rút Dengue, vi rút viêm não Nhật bản, vi rút bại liệt, vi rút cúm

3.5. Một số lưu ý khi nhận định kết quả các phương pháp huyết thanh học

3.5.1. Kết quả định lượng

-  Trong chẩn đoán huyết thanh nhiều bệnh nhiễm trùng, việc xác định hiệu

giá kháng thể ở một thời điểm chưa đủ, cần phải tiến hành phản ứng 2 lần cách nhau

10-14 ngày để tìm động lực kháng thể.

-  Một số tác nhân gây bệnh có thể cư trú bình thường trên cơ thể người và

có kháng thể đối với vi sinh vật đó, cần đánh giá so sánh kết quả mẫu bệnh phẩm

với chứng dương và chứng âm. 

3.5.2. Kết quả định tính

-  Kết quả định tính cho biết trong mẫu xét nghiệm có hay không có kháng

thể hoặc kháng nguyên. Mức độ dương tính được ký hiệu bằng +++, ++, +, ±, hoặc

2+, 3+. Khi kết quả không rõ dương tính hay âm tính cần làm lại phản ứng.

3.5.3. Hiện tượng dương tính và âm tính giả

-  Dương tính giả là kết quả phản ứng biểu hiện dương tính nhưng trong mẫu

xét nghiệm không có kháng nguyên hoặc kháng thể cần tìm. Ví dụ: Trường hợp vi   132

khuẩn tự ngưng kết cần phải làm đồng thời phản ứng ngưng kết với nước muối sinh

lý để so sánh.

-  Âm tính giả là kết quả phản ứng biểu hiện âm tính nhưng trong mẫu xét

nghiệm có kháng nguyên hoặc kháng thể cần tìm. Các nguyên nhân có thể gặp: Các

thành phần tham gia phản ứng không được chuẩn độ cẩn thận, huyết thanh quá đặc

(lượng kháng thể quá nhiều so với kháng nguyên).

4. KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ

Mặc dù các phương pháp nuôi cấy vi sinh kinh điển vẫn là “tiêu chuẩn vàng”

có độ nhậy và độ chính xác, nhưng đòi hỏi phòng xét nghiệm chuyên khoa và trả

kết quả chậm sau vài ngày.

Kỹ thuật PCR (Polymerase chains reactions: phản ứng chuỗi men) được ứng

dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: Chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng, nghiên

cứu vi khuẩn, nghiên cứu dịch tễ, di truyền. Kỹ thuật PCR  được  đánh giá có  độ

nhậy và độ đặc hiệu cao, cho kết quả nhanh sau 4-5 giờ. Tuy nhiên kỹ thuật đòi hỏi

hoá chất sinh phẩm và trang thiết bị có giá thành cao.

4.1. Nguyên lý

Phản ứng PCR có thể khuyếch đại một đoạn nhỏ ADN thành hàng triệu bản

sao chép từ phân tử ADN ban đầu, nhằm xác định một gen độc lực hoặc một trình

tự nucleotid đặc hiệu của vi sinh vật cần xác định.

Các vi sinh vật có vật liệu di truyền là ARN, trước khi tiến hành phản ứng

PCR, một quá trình tổng hợp ngược chuyển ARN vi rút thành cADN cần phải được

thực hiện.

4.2. Thiết bị - Dụng cụ - Hoá chất sinh phẩm

-  Máy luân nhiệt.

-  Máy chạy điện di.

-  Máy chụp gel.

-  Máy ly tâm eppendorf 10.000 vòng/phút.

-  Máy khuấy từ.

-  Máy trộn vortex.

-  Máy đo pH.

-  Micropipette và đầu típ các cỡ.

-  Tube eppendorf các cỡ.

Hoá chất sinh phẩm:

-  Dung dịch tách chiết ADN hoặc ARN.

-  Protein K.    133

-  Bộ kit PCR.

-  Các primers.

-  Dung dịch điện di: TBE, TAE, TE.

-  Thạch agarose làm điện di.

-  Thang mẫu chuẩn (Marker).

-  Loading buffer, Ethidium bromide. 

-  Chứng dương và chứng âm: Chủng chuẩn.

4.3. Thao tác cơ bản

-  Cấy chủng. 

-  Tách triết vật liệu di truyền (ADN hoặc ARN).

-  Pha hỗn dịch PCR.

-  Đặt chu trình nhiệt và chạy máy luân nhiệt. 

-  Điện di sản phẩm PCR trên gel agarose. 

-  Nhuộm gel.

-  Chụp ảnh sản phẩm PCR. 

4.4. Ứng dụng trong chẩn đoán

-  Vi rút cúm, vi rút Rota, vi rút Dengue, vi rút viêm gan.

-  Vi khuẩn than, ho gà, lao, tả, E.coli, Cryptosporidium, Cyclospora.

LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI

1. Câu hỏi tự lượng giá

2.  Liệt kê tên và nêu nguyên lý kỹ thuật một số xét nghiệmphát hiện nhanh

vi sinh vật gây bệnh

3.  Phương pháp nào được gọi là “tiêu chuẩn vàng” trong các phương pháp

chẩn đoán vi sinh vật?

4.  Phương pháp soi tươi có phải là phương pháp chẩn  đoán xác  định vi

khuẩn tả? Nêu test phát hiện nhanh vi khuẩn tả?

5.  Kỹ thuật TYPHI-DOT chẩn đoán nhanh bệnh thương hàn, nêu chính xác

tên vi khuẩn gây bệnh thương hàn

6.  Nêu tên các kit chẩn đoán nhanh một số vi rút gây bệnh

7.  Kỹ thuật ELISA được sử dụng trong chẩn đoán các bệnh nào do vi rút

gây ra?

8.  Ứng dụng phản ứng trung hoà trong chẩn đoán các tác nhân vi rút nào?   134

9.  Ứng dụng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu trong chẩn đoán các vi

rút nào?

10. Ứng dụng kỹ thuật kháng thể miễn dịch huỳnh quang trong chẩn đoán các

vi rút nào?

11.   Giải thích hiện tượng kết quả dương tính giả và âm tính giả, nêu ví dụ và

cách phòng tránh

2. Bài tập thực hành

Chuẩn bị và thực hiện Bài tập 6, tài liệu Dịch tễ học thực địa – Phần thực

hành. 

   135

Bài 11

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VỤ DỊCH VÀ

SỬ DỤNG MỘT SỐ HOÁ CHẤT, PHƯƠNG TIỆN PHÒNG

CHỐNG DỊCH

Mục tiêu:

1.  Trình bày được 6 phương pháp và kỹ thuật phòng chống dịch áp dụng cho

vụ dịch bệnh truyền nhiễm, có thể vận dụng vào thực tế xử lý dịch;

2.  Mô tả được đặc điểm, cách sử dụng của một số loại hóa chất khử trùng,

diệt côn trùng và trang bị bảo vệ cơ thể thiết yếu nhất hiện nay, có thể vận

dụng vào thực tế xử lý dịch.

1. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VỤ DỊCH

  Đáp ứng xử lý vụ dịch là một hoạt động rất quan trọng nhằm ngăn chặn sự

tiến triển của vụ dịch, tiến tới dập tắt dịch và duy trì không để bệnh dịch tái phát.

Xử lý dịch được tiến hành ngay sau khi có kết quả điều tra vụ dịch, và trong nhiều

trường hợp nó được tiến hành song song với công tác điều tra vụ dịch. Dưới đây là

một số biện pháp xử lý vụ dịch thường được sử dụng.

1.1. Cách ly đối với người

Cách ly là biện pháp cần được chú ý đầu tiên khi xử lý vụ dịch. Đối tượng

cần cách ly là bệnh nhân (BN), người mang mầm bệnh không triệu chứng, người

tiếp xúc với bệnh nhân. Phương pháp cách ly có thể ở các mức độ và hình thức khác

nhau, phụ thuộc loại bệnh truyền nhiễm (phương thức lây truyền của bệnh), mức độ

nguy hiểm của đối tượng cho cộng đồng cũng như vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh

và việc thải mầm bệnh ra môi trường. Theo  đó có thể tổ chức cách ly theo các

phương thức sau:

- Cách ly tại nhà: Áp dụng cho các trường hợp bệnh ít nguy hiểm đối với 

cộng đồng, bệnh có đường lây truyền dễ cắt đứt hoặc kiểm soát, bệnh nhân có diễn

biến nhẹ. Phương thức này cũng áp dụng cho những người khỏe song có tiền sử

phơi nhiễm với mầm bệnh (người tiếp xúc), hoặc những người mang mầm bệnh

không triệu chứng cần được theo dõi và quản lý sức khỏe tại cộng đồng.

- Cách ly tại cơ sở điều trị (trạm y tế, bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa),

trong khu cách ly thông thường, không đòi hỏi chế độ nghiêm ngặt: Áp dụng cho

những bệnh có khả năng lây truyền cao, đường lây khó kiểm soát hơn và đối với các

ca bệnh nặng hơn, cần được theo dõi trực tiếp của thầy thuốc.   136

- Cách ly tại bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm, trong khu cách ly nghiêm

ngặt: Áp dụng với các bệnh truyền nhiễm thực sự nguy hiểm đối với cộng đồng, 

bệnh mới chưa biết rõ cơ chế và mức độ lây truyền, bệnh truyền nhiễm mà đường

lây rất phức tạp, hiện chưa dễ kiểm soát được. 

- Cách ly tại cơ sở cách ly chuyên biệt, tổ chức cho đám đông người: Đó là

những người có tiền sử phơi nhiễm dịch tễ với bệnh nhân mắc bệnh nguy hiểm (một

số bệnh nhóm A), cần được cách ly và theo dõi sức khỏe chặt chẽ để tránh gây nguy

hiểm cho cộng  đồng (ví dụ: Khu cách ly cho người  đi về từ vùng có dịch bệnh

SARS, năm 2003 ở Hà Nội).

Cần chú ý là việc tổ chức cách ly thường đi cùng với việc điều trị đặc hiệu

(kháng sinh, thuốc kháng vi rút, diệt KST sốt rét) một cách triệt để nhằm làm sạch

mầm bệnh từ đối tượng cần cách ly. Ngoài ra cũng kết hợp với biện pháp khử trùng

tẩy uế chất thải và môi trường ô nhiễm do nguồn bệnh gây ra.

1.2. Cách ly và diệt động vật là ổ chứa và nguồn bệnh

Một số bệnh truyền nhiễm có  ổ chứa mầm bệnh và nguồn truyền nhiễm

chính là động vật. Mầm bệnh có thể lây nhiễm trực tiếp hoặc qua véc tơ là một số

loài côn trùng để lây nhiễm cho con người. Trong trường hợp có vụ dịch của các

loại bệnh này cần tiến hành cắt đứt mắt xích nguồn truyền nhiễm của quá trình dịch

bằng những biện pháp sau:

- Tiêu diệt ngay, trong một số trường hợp cần tiêu diệt triệt để, các loài động

vật không hoặc ít có giá trị kinh tế (chuột, các loài gặm nhấm, chim hoang dại),

hoặc gia súc tuy giá trị kinh tế cao nhưng đang tạo ra mối đe dọa rất lớn đối với sức

khỏe cộng đồng (ví dụ: Chó dại, gia cầm ốm do vi rút cúm A(H5N1), trâu bò nhiễm

vi khuẩn than).

- Trong trường hợp không thật cần thiết hoặc không thể tiêu diệt triệt để các

động vật là nguồn bệnh thì cần tổ chức cách ly các cá thể hoặc bày đàn động vật bị

ốm hoặc nghi mang mầm bệnh, hạn chế tối đa sự tiếp xúc của con người đối với

chúng, bao gồm cả việc săn bắt, chăm sóc, giết mổ, sử dụng sản phẩm của động vật.

Việc tiêu diệt hoặc cách ly đối với động vật ốm hay mang mầm bệnh cần có sự phối

hợp chặt chẽ của cơ quan thú y. 

- Bên cạnh việc tiêu diệt hoặc tổ chức cách ly động vật ốm là nguồn bệnh,

cũng cần kết hợp với biện pháp khử trùng tẩy uế chất thải và môi trường ô nhiễm do

chúng gây ra.  

1.3. Khử trùng tẩy uế

Khử trùng tẩy uế là biện pháp rất quan trọng trong xử lý vụ dịch, nhằm làm

sạch hoặc giảm đáng kể số lượng tác nhân vi sinh gây bệnh tại môi trường (nước,

đất, không khí), hoặc có trên bề mặt, trong các phương tiện, dụng cụ sinh hoạt, dụng

cụ y tế, bàn tay, phần da hở của cơ thể. Đối tượng cần diệt là các vi sinh gây bệnh,   137

trong đó có loài tác nhân chính gây bệnh. Trong thực hành phòng chống dịch có thể

áp dụng một số phương pháp khử trùng tẩy uế sau đây:

1.3.1.  Khử trùng bằng nhiệt 

- Sấy khô: Với nhiệt độ 1600

C tới 1800

C, đạt mức tiệt trùng trong vài chục

phút

- Hấp hơi nước với áp xuất cao: Với nhiệt độ 1150

C tới 1300

C, đạt mức tiệt

trùng trong khoảng 10 phút 

- Luộc sôi: Với nhiệt độ 1000

C, đạt mức tiệt trùng trong vòng 10 phút 

- Khử trùng theo phương pháp Tyndall: Khử trùng một số đối tượng không

chịu  được nhiệt  độ cao, với nhiệt  độ dưới 800

C, trong 3 lần có thể  đạt mức tiệt

trùng.

1.3.2.  Khử trùng bằng tia tử ngoại 

Tia tử ngoại có bước sóng từ 2100 đến 3200 Anstron có tác dụng khử trùng

mức độ trung bình, thường được dùng khử trùng không khí và các bề mặt có khoảng

cách tới nguồn tia không quá 4 m. Ánh sáng mặt trời có nhiều tia tử ngoại và hồng

ngoại có tác dụng khử trùng tự nhiên rất tốt.

1.3.3.  Khử trùng bằng hóa chất:

Có rất nhiều loại hóa chất khử trùng. Trong xử lý dịch thường dùng hóa chất

cloramin (B hoặc T), formalin, một số hóa chất khác chứa hoạt chất clo, chất ô xy

hóa-khử, muối kim loại nặng, cồn, chất tẩy. Các hóa chất khử trùng thường được sử

dụng bằng các phương thức kỹ thuật sau đây:

-  Lau tồn lưu trên bề mặt: Dùng khăn thấm hóa chất lau bề mặt, để tự khô.

Áp dụng cho những bề mặt có diện tích nhỏ, dụng cụ trong gia đình, phần

da hở bị ô nhiễm.

-  Ngâm, tẩm, rửa trong dung dịch: Quần áo, đồ vải, dụng cụ cao su, những

dụng cụ nhỏ khác, bàn tay. có thể được ngâm trong dịch hóa chất với nồng

độ và thời gian thích hợp, ở nhiệt độ có hiệu lực cao

-  Pha hóa chất trực tiếp vào đối tượng chất lỏng (khử trùng nước, thực phẩm

dạng lỏng, phân, chất nôn, các dịch loại dịch bệnh phẩm khác) nhằm diệt

vi sinh mầm bệnh. Cần có số liệu chính xác hoặc ước lượng tương  đối

chính xác thể tích của chất lỏng đối tượng, trên cơ sở đó tính lượng hóa

chất cần dùng đạt liều hiệu quả. Cũng cần chú ý đặc tính vật lý, hóa học

của đối tượng. Ví dụ: với các chất lỏng có chứa nhiều chất hữu cơ, chất

nhày như máu, phân, đờm, thực phẩm thối rữa, cần sử dụng liều hóa chất

ở mức cao hơn liều diệt khuẩn; hay nhiệt độ thấp, độ ẩm cao đều có thể

làm giảm tác dụng khử trùng của hóa chất   138

-  Phun tồn lưu hoặc phun không gian với hạt thể tích cực nhỏ (ULV): Nhiều

hóa chất dạng dung dịch hay nhũ dịch, dịch treo được phun dạng giọt nhỏ,

phun sương hay phun thể tích cực nhỏ (ULV) để khử trùng bề mặt và khử

trùng không khí. Nồng độ dịch phun (số mg hóa chất trong 100 ml dịch

hóa chất) và liều phun (số ml dịch hóa chất cho 100 m2 hoặc 1 m3 không

gian) phụ thuộc vào loại hóa chất, mức ô nhiễm của đối tượng và loại tác

nhân vi sinh (vi khuẩn, vi rút, thể sinh dưỡng, thể nha bào) cũng như vị trí

ô nhiễm (không khí, bề mặt)

-  Để phun hóa chất có thể sử dụng các loại bình phun bơm tay; bình phun

có động cơ đeo vai hay đặt trên xe cơ động; bình xịt nhỏ cầm tay áp lực

đặt sẵn;

-  Kỹ thuật xông hơi: Một số hóa chất có thể bay hơi (thăng hoa) khi gặp

nhiệt độ cao, do đó phát huy tác dụng khử trùng. Để đạt nhiệt độ cao có

thể sử dụng các cách thức như đun nóng trực tiếp (không dùng cho các

hóa chất hay cháy nổ); đun dung dịch tạo luồng hơi nước nóng có hóa chất

(thường dùng trong xe khử trùng tắm, giặt). Kỹ thuật xông hơi hóa chất

thường thực hiện trong những không gian kín do hóa chất thăng hoa và dễ

bay hơi làm giảm nồng độ hiệu quả.

1.4. Xua diệt côn trùng

Diệt hoặc xua đuổi côn trùng để chống đốt cho người là biện pháp rất quan

trọng trong xử lý vụ dịch do côn trùng trung gian truyền bệnh. Trong một số bệnh

nó được coi là biện pháp can thiệp chống dịch hiệu quả nhất (dịch sốt xuất huyết).

Sau đây là một số phương pháp kỹ thuật thường dùng trong phòng chống dịch:

1.4.1. Phun dịch lỏng các loại hóa chất diệt thể trưởng thành: Thường sử dụng 2

dạng phun 

-  Phun tồn lưu: 

Sử dụng trang bị để phun giọt nhỏ và phun sương, khi hầu hết giọt phun có

đường kính lớn hơn 30 micron. Thường phun lên các bề mặt có thể lưu giữ và bảo

tồn hoạt lực của hóa chất trong thời gian khá dài (tường vữa, xi măng, đất, tre, gỗ).

Tác dụng diệt côn trùng trú đậu trực tiếp vào bề mặt có hóa chất. 

 Phun tồn lưu áp dụng cho các hóa chất có tác dụng bền trong môi trường,

thường không dưới 3 tháng ở bề mặt có mái che. Nồng độ và liều phun tùy loại hóa

chất. Thường dùng hóa chất dưới dạng bột tan trong nước, nhũ dịch hay dịch treo để

phun tồn lưu, sử dụng bơm phun đeo vai hoặc đặt trên xe cơ động.

-  Phun không gian: 

Còn gọi là phun khí dung, khi hạt phun hầu hết có kích thước từ 5 đến dưới

30 micron, có thể nhỏ hơn từ 0,5 tới 5 micron, có thể bay lơ lửng trong không gian

kín hàng chục phút tới vài giờ, qua đó bám dính và gây tác dụng trực tiếp lên côn   139

trùng đang hoạt động. Phun không gian có thể thực hiện theo 2 kỹ thuật: 

(i) Phun thể tích cực nhỏ (ULV) khí dung lạnh, dùng cho nhiều loại hóa chất

dạng lỏng (dung dịch, nhũ dịch, dịch treo), kích thước hạt từ 10 – 25 micron. 

(ii) Phun khói nóng, sử dụng nguồn nhiệt từ xung cộng hưởng trong máy

phun, có thể lên tới 2000

C, để xé nhỏ các dịch lỏng hóa chất tạo các giọt có thể tích

cực nhỏ dưới 15 micron. 

Do hiệu lực diệt thể trưởng thành rất cao và thời gian hiệu lực thường ngắn

(vài chục giờ tới vài ngày) nên phun không gian thường được sử dụng  để chống

dịch do côn trùng (muỗi) truyền bệnh. Hầu hết các loại hóa chất diệt côn trùng dạng

dung dịch, nhũ dịch hoặc dịch treo có thể dùng phun ULV, sử dụng bình bơm áp lực

đeo vai hoặc đặt trên xe cơ động, yêu cầu có đầu vòi phun có khả năng tạo hạt thể

tích cực nhỏ.

Loại hóa chất thường dùng và kỹ thuật phun tồn lưu và phun không gian sẽ

được trình bày cụ thể tại các phụ lục cuối bài.

1.4.2. Phun hoặc rắc bột hóa chất diệt côn trùng: Một số loại hóa chất dạng bột khô

hoặc bột thấm nước (ví dụ: bột diazinon, bột malathion) có thể dùng dưới dạng rắc

hoặc dùng máy phun trực tiếp lên các bề mặt hoặc vật chứa hấp dẫn côn trùng (đất,

thảm cỏ, hố rác thải).

1.4.3. Tẩm màn ngủ, tấm trùm khoác ngoài với hóa chất diệt côn trùng: Màn ngủ,

tấm trùm, khoác ngoài hoặc rèm (vải bông, nylon, hay một số chất liệu khác) tẩm

hóa chất nhóm pyrethroid ở liều thích hợp có thể xua hoặc diệt muỗi trong thời gian

từ 1 tới 3 tháng, có thể lâu hơn, tùy loại hóa chất và điều kiện bảo quản. Kỹ thuật

tẩm màn và liều lượng hóa chất được giới thiệu tại phụ lục cuối bài.

1.4.4. Dùng bình xịt hóa chất thương phẩm loại nhỏ cầm tay: Thường dùng hỗ trợ

chống dịch trong phạm vi hộ gia đình, với những không gian nhỏ hẹp và dễ kiểm

soát.

1.4.5. Dùng kem hóa chất bôi da xua chống  đốt: Một số loại hóa chất nhóm

pyrethroid có thể  được pha chế dưới dạng kem bôi, xoa trên da lành với liều  độ

thích hợp. Tác dụng bảo vệ cá nhân phòng chống đốt trong vòng vài giờ, dùng như

biện pháp hỗ trợ trong chống vụ dịch bệnh do côn trùng truyền.

1.4.6. Dùng hương hoặc các sản phẩm xông khói dạng hương: Có hóa chất xua diệt

côn trùng như pyrethrum, pynamin có hiệu quả xua hoặc hạ gục muỗi trưởng thành

trong những không gian nửa kín như căn hộ, buồng bệnh, nơi làm việc.

1.4.7. Các biện pháp, kỹ thuật diệt ấu trùng muỗi 

-  Vệ sinh môi trường loại bỏ ổ bọ gậy ở vật phế thải.

-  Nuôi thả các loài thiên  địch của  ấu trùng muỗi (cá, giáp xác loài

mesocyclope, vi khuẩn diệt muỗi).   140

-  Sử dụng một số hóa chất diệt ấu trùng muỗi nhưng cơ bản không độc cho

người như temephos (abate), tuy nhiên hóa chất này hiện không  được

dùng ở nước ta. 

1.5.  Sử dụng thuốc điều trị dự phòng

Hầu hết các loài vi khuẩn gây bệnh hiện nay đều chịu tác động của kháng

sinh, tuy đã có nhiều chủng xuất hiện tính trạng kháng kháng sinh. Khi tiến hành 

xử lý vụ dịch do vi khuẩn, trong một số trường hợp cần thiết, ta có thể sử dụng

kháng sinh như một biện pháp dự phòng tập thể và khẩn cấp bảo vệ cho người cảm

nhiễm. Tuy nhiên việc chỉ định dùng kháng sinh hàng loạt trong vụ dịch cũng cần

được cân nhắc thận trọng do hiệu quả hạn chế và khả năng tăng tính kháng kháng

sinh của chủng vi khuẩn gây dịch.

-  Đối tượng dùng: Nhóm người có nguy cơ cao nhiễm mầm bệnh và phát

bệnh sống trong  ổ dịch. Việc xác  định cụ thể nhóm  đối tượng này (số

lượng, tuổi, giới, nghề nghiệp) phụ thuộc vào mức  độ nguy hiểm của

bệnh, đặc điểm lây truyền, mức độ cảm nhiễm của cộng đồng, mật độ và

cấu trúc của cộng đồng dân cư trong ổ dịch. Nhìn chung là nên hạn chế

diện và số lượng đối tượng, càng hẹp và càng chính xác càng tốt.

-  Loại kháng sinh: Chỉ sử dụng biện pháp này khi  đã xác  định  được căn

nguyên vi khuẩn gây dịch, và cả kết quả kháng sinh đồ, trên cơ sở đó lựa

chọn loại kháng sinh. Thường chọn loại kháng sinh có giải phổ tương đối

rộng và còn nhạy cảm cao, những kháng sinh có tác dụng chậm có thể

dùng ít liều, loại kháng sinh dùng đường uống. Tất nhiên cũng cần chú ý

cả tính dễ kiếm, có thể cung cấp hàng loạt, và không quá đắt.

-  Thời điểm sử dụng: Nếu đã có chỉ định kháng sinh dự phòng hàng loạt thì

nên tiến hành sử dụng càng sớm càng tốt, ngay sau khi biết rõ căn nguyên

và kháng sinh đồ. Không nên dùng nhiều đợt dự phòng. Kết hợp chặt chẽ

với những biện pháp chống dịch khác.

-  Cần theo dõi,  đánh giá hiệu quả của việc dự phòng tập thể bằng kháng

sinh, tiến hành càng sớm càng tốt, nhằm kịp thời chuyển đổi chủng loại

thuốc (nếu xét thấy kém hiệu quả) hoặc cho dừng, thay thế bằng một biện

pháp khác, nếu xét thấy không có hiệu quả.

-  Một số bệnh do vi rút hiện đã có thuốc điều trị đánh vào cơ chế phát triển

của hạt vi rút, ví dụ thuốc Tamiflu (oseltamivir)  đối với vi rút cúm A.

Trong những trường hợp đó có thể sử dụng thuốc đặc hiệu để dự phòng

khẩn cấp tập thể cho những đối tượng thực sự có nguy cơ cao nhiễm bệnh

trong ổ dịch. Ví dụ: cho nhân viên y tế và những người trực tiếp chăm sóc

bệnh nhân nghi nhiễm cúm A(H5N1) không dùng các phương tiện bảo hộ

uống Tamiflu 75 mg, 1 viên x 7 ngày. 

   141

1.6 . Sử dụng vắc xin dự phòng

Vắc xin cần có khoảng thời gian nhất định sau khi dung, thường sớm nhất

sau 2 tuần lễ thì cơ thể mới sinh kháng thể kháng mầm bệnh. Chính vì vậy về cơ

bản rất ít khi sử dụng vắc xin như một biện pháp xử lý dịch. 

Tuy nhiên trong một số tình huống nhất định cũng có thể sử dụng liệu pháp

này. Thường áp dụng với những vụ dịch có thời gian kéo dài (nhiều tháng, hàng

năm), kiểu phân bố ca bệnh tản phát trên nhiều điểm, khó xác định nguồn truyền

nhiễm cụ thể hoặc nguồn bệnh đã lan tràn rộng, trong tình trạng khó kiểm soát bằng

các biện pháp không đặc hiệu. 

Cũng có thể dùng cho trường hợp có ca bệnh ngoại lai, đe dọa làm nổ ra vụ

dịch tại địa phương (có yếu tố truyền nhiễm ở địa phương); Ví dụ: Một ca bại liệt

ngoại lai xuất hiện trở lại ở nước ta, dân cư khu vực đang có ca bệnh cần được uống

phòng vắc xin Sabin hàng loạt, triệt để. Tương tự như vậy đối với các khu vực đã

được loại trừ bệnh sởi hoặc uốn ván sơ sinh, khi có ca bệnh xác định xuất hiện.

2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ VẬT LIỆU THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG PHÒNG

CHỐNG DỊCH

Để đáp ứng công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ta có thể sử dụng

nhiều loại  trang bị và vật liệu khác nhau, tùy thuộc mục đích công việc:

•  Các loại thuốc như kháng sinh, thuốc kháng vi rút, diệt ký sinh trùng…

dùng cho điều trị và dự phòng đặc hiệu.

•  Các loại hóa khử trùng có tác dụng ức chế hoặc diệt vi sinh gây bệnh ở bề

mặt cơ thể hoặc tại môi trường.

•  Các hóa chất diệt côn trùng có tác dụng ức chế hoặc diệt côn trùng trung

gian truyền bệnh (thể trưởng thành hoặc thể ấu trùng).

•  Các loại dụng cụ, trang bị phục vụ cho phun, xịt, rắc, ngâm hóa chất khử

trùng hoặc hóa chất diệt côn trùng.

•  Các loại vật tư, trang bị phục vụ bảo vệ cho con người (cá nhân hoặc tập

thể) trong quá trình tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.

 Trong phạm vi của khóa học này sẽ giới hạn việc giới thiệu về đặc điểm cơ

bản và cách sử dụng thông thường nhất đối với một số loại hóa chất khử trùng, hóa

chất diệt côn trùng (thể trưởng thành), hóa dược Tamiflu kháng vi rút và một số

trang bị bảo vệ cá nhân hiện đang được sử dụng tại các cơ sở y tế nước ta.

2.1. Một số hóa chất khử trùng

2.1.1. Chloramin: Cloramin nguyên chất là tinh thể bột, màu trắng có mùi chlo nhẹ,

chứa chlo hoạt tính  có khả năng ô xy hóa cao do  đó diệt khuẩn và làm sạch  đối

tượng khử trùng. Hóa chất Chloramin dạng bột và dạng dập viên hiện được cấp phát

rộng rãi cho toàn bộ các cơ sở y tế trên toàn quốc và được sử dụng rất phổ biến, có

hiệu quả tốt cho mục đích khử trùng trong điều trị và dự phòng bệnh.   142

Chi tiết về đặc điểm và cách sử dụng Chloramin xin xem Phụ lục số 3 cuối

tài liệu này.

2.1.2 Formalin: Là hóa chất dạng dung dịch của formaldehyd, có khả năng ô xy hóa

cao do đó có tác dụng khử trùng mạnh, kể cả thể bào tử vi khuẩn. Formalin hiện

mới được cấp phát và sử dụng tại một số cơ sở bệnh viện và ở một số tình huống

dịch đặc biệt, với mục đích khử trùng không gian là chính. Tuy nhiên ta cũng rất

cần hiểu biết về đặc tính và cách sử dụng của loại hóa chất khử trùng này như một

loại vũ khí khử trùng mạnh trong những trường hợp cần thiết.

 Chi tiết về đặc điểm và cách sử dụng formalin xin xem Phụ lục số 4 cuối tài

liệu này.

2.1.3 Một số loại hóa chất khử trùng khác: Với các nguồn gốc lý, hóa khác nhau

hiện đang được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở điều trị hoặc với mục đích dự phòng

lây nhiễm trong xử lý ổ dịch, vụ dịch.

 Chi tiết về đặc điểm và cách sử dụng các loại hóa chất này xin xem Phụ lục

số 4 cuối tài liệu này.

2.2. Một số hóa chất diệt côn trùng

2.2.1 Hóa chất nhóm lân hữu cơ: Là nhóm hóa chất diệt côn trùng đã được sử dụng

từ lâu, góp phần giảm đáng kể nguy cơ của quần thể muỗi sốt rét và sốt xuất huyết

trong hàng chục năm vừa qua. Tuy nhiên vì nhóm hóa chất này có độc tính khá cao,

tồn lưu khá dài ở môi trường nên hiện nay không được khuyên dùng rộng rãi. Trong

tài liệu này chúng tôi giới thiệu về 2 loại hóa chất thuộc nhóm này là Malathion

(cythion, OMS 1) và Sumithion (feruthothion, folithion) có tính đại diện.

 Chi tiết về đặc điểm và cách sử dụng các loại hóa chất này xin xem Phụ lục

số 5 cuối tài liệu này.

2.2.2 Hóa chất nhóm Pyrethroid: Là nhóm hóa chất ít độc nhất hiện nay cho động

vật và có thời gian tồn lưu tương đối dài đủ phát huy tác dụng diệt hoặc xua đuổi

côn trùng. Hiện permethrine và một số dẫn chất thuộc họ pyrethroid đang được cấp

phát và sử dụng rộng rãi cho các tuyến y tế trên toàn quốc với mục đích diệt muỗi

sốt rét, muỗi truyền sốt xuất huyết và một số loại côn trùng gây hại khác (mò, bọ

chét, ruồi, nhặng, gián, kiến, mối). 

 Chi tiết về đặc điểm và cách sử dụng một số loại hóa chất thuộc nhóm này

như  permethrine, deltamethrine, lamdacyhalothrin xin xem Phụ lục số 4 cuối tài

liệu này.

2.3. Thuốc kháng vi rút Tamiflu (oseltamivir): Là thuốc kháng vi rút theo cơ chế

ức chế hoạt động của men neuraminidase, do đó hiện đang được sử dụng chủ yếu

cho mục đích dự phòng và điều trị nhiễm vi rút cúm, bao gồm cả cúm A(H5N1).

 Chi tiết về đặc điểm và cách sử dụng của Tamiflu xin xem Phụ lục số 5 cuối

tài liệu này.   143

LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI

1. Câu hỏi tự lượng giá

Chọn những ý đúng và đánh dấu trong những câu dưới đây 

2.1  . Để xử lý chống dịch có thể sử dụng những phương pháp sau đây:

A. Cách ly nguồn bệnh là người bệnh và người mang mầm bệnh

B.  Khử trùng tẩy uế nhằm diệt tác nhân gây bệnh

C.  Xua và diệt côn trùng là trung gian truyền bệnh

D. Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc hóa dược với mục đích dự phòng cho

người lành có nguy cơ cao nhiễm mầm bệnh

E.  Sử dụng vác xin dự phòng trong một số tình huống cần thiết

F.  Cả 5 ý trên đều đúng 

2.2  . Trong xử lý vụ dịch có thể áp dụng những phương thức cách ly sau đây:

A. Tại hộ gia đình

B.  Tại cơ sở  điều trị (trạm y tế, bệnh viện...) với  điều kiện cách ly thông

thường

C.  Tại cơ sở điều trị với điều kiện cách ly nghiêm ngặt

D. Tại một khu cách ly chuyên biệt do Nhà nước quy  định trong những

trường hợp cần thiết

E.  Cả 4 ý trên đều đúng 

2.3  . Phun không gian một loại hóa chất được hiểu là: 

A. Khi hạt phun ra hầu hết có kích thước nhỏ, dưới 30 micromet

B.  Khi phun thể tích cực nhỏ (ULV)

C.  Khi phun khói nóng

D. Khi sử dụng với mục đích phun tồn lưu bề mặt là chính

E.  Khi dùng với mục đích phun rắc bột hóa chất diệt côn trùng

2.4  . Khử trùng bằng hóa chất có thể thực hiện bằng những kỹ thuật sau:

A. Lau hoặc phun  tồn lưu hóa chất trên bề mặt đối tượng

B.  Tăng nhiệt độ cho đối tượng để đạt hiệu lực diệt khuẩn (thường từ  70oC

trở lên)

C.  Ngâm đối tượng trong dịch hóa chất khử trùng

D. Phun không gian hóa chất để khử trung không khí và bề mặt

E.  Dùng nước sạch để lau rửa cẩn thận đối tượng khử trùng

3. Câu hỏi gợi ý thảo luận nhóm

3.1. Cho biết lợi ích và bất lợi của việc dùng kháng sinh dự phòng tập thể. Đối

tượng dùng? Chỉ định dùng? Thời gian dùng kháng sinh dự phòng để có hiệu

quả nhất?   144

3.2. Khi nào nên dùng vác xin cho mục đích dự phòng? Đối tượng, thời điểm dùng

để có hiệu quả nhất?

3. Bài tập thực hành

Chuẩn bị và thực hiện Bài tập 7, tài liệu Dịch tễ học thực địa – Phần thực

hành. 

   145

Bài 12

VIẾT BÁO CÁO VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ 

ĐIỀU TRA VỤ DỊCH

Mục tiêu:

1.  Trình bày được 7 điểm nội dung chính của một bản báo cáo kết quả

điều tra vụ dịch; biết cách vận dụng vào thực tế điều tra một vụ dịch.

2.  Mô tả được phương pháp và biết cách trình bày một báo cáo kết quả

điều tra vụ dịch.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ 

  Điều tra vụ dịch là một hoạt động cụ thể rất quan trọng của công tác điều tra

dịch tễ bệnh truyền nhiễm, trong điều kiện các đối tượng và yếu tố điều tra đã có thể

giới hạn thuộc phạm vi một vụ dịch của một bệnh cụ thể. Xin nhắc lại một vài khái

niệm và quy ước trước khi đi vào những nội dung chính.

- Vụ dịch: Khi một bệnh truyền nhiễm có số trường hợp mắc hoặc chết (do

bệnh đó) tăng một cách bất thường so với số mắc hoặc chết dự tính bình thường

trong một khoảng thời gian xác định, ở một khu vực nhất định.

- Điều tra dịch: Là một loại hình hoạt động đặc biệt trong chương trình giám

sát dịch tễ bệnh truyền nhiễm, nhằm thu thập nhanh thông tin về tình trạng bệnh tại

cộng đồng, xác định sự tồn tại hay không tồn tại và các đặc điểm của các yếu tố gây

dịch, chuyển thông tin cho hệ thống giám sát dịch tễ và những tổ chức hay cá nhân

chịu trách nhiệm ra quyết định đáp ứng chống dịch.

- Tổ chức và nhân lực thực hiện: Tất cả các cơ sở y tế từ tuyến xã tới tuyến

trung ương, trọng tâm là cơ sở y tế dự phòng, cũng như toàn bộ nhân viên y tế đều

có trách nhiệm tham gia điều tra vụ dịch theo chức trách, nhiệm vụ và phạm vi địa

phương được phân công. Ngoài ra có thể huy động thêm một số lực lượng ngoài

nhân viên y tế.

2.  NỘI DUNG BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỤ DỊCH

Một bản báo cáo kết quả điều tra vụ dịch đầy đủ sẽ bao gồm 7 điểm nội dung

chính sau đây: 

2.1. Kết quả điều tra ca bệnh/tử vong và những yếu tố liên quan 

  Đây là nội dung quan trọng nhất trong những nội dung điều tra vụ dịch bởi vì

có nắm được chính xác tình trạng ca mắc và tử vong do bệnh, qua đó chẩn đoán xác   146

định vụ dịch, thì mới có cơ sở giải quyết tiếp các nhiệm vụ điều tra khác. Những nội

dung cần báo cáo cụ thể bao gồm:

- Kết quả về lâm sàng: Mô tả bệnh cảnh lâm sàng (những triệu chứng điển

hình và không điển hình), kết quả cận lâm sàng (nếu có) của ca bệnh/chùm ca bệnh

đầu tiên và những trường hợp bệnh tiếp theo trong ổ dịch. Đối chiếu với định nghĩa

ca bệnh của bệnh nghi ngờ; có thể  đưa ra nhiều phương án bệnh nghi ngờ khác

nhau, hoặc những phương án chẩn đoán phân biệt của bệnh nghi ngờ. 

-  Kết quả  điều tra dịch tễ học: Bao gồm tiền sử phơi nhiễm của ca

bệnh/chùm ca bệnh nghi ngờ với nguồn truyền nhiễm (mô tả theo loại đối tượng:

người bệnh, động vật ốm, vật phẩm ô nhiễm; thời điểm, hoàn cảnh và mức độ phơi

nhiễm; ước lượng hậu quả của phơi nhiễm); kết quả điều tra các yếu tố và hành vi

nguy cơ đối với ca bệnh nghi ngờ (tuổi, giới, nghề nghiệp, thói quen, phong tục, tập

quán sinh hoạt, thời tiết khí hậu, các yếu tố xã hội khác).

- Kết quả xét nghiệm: Từ các mẫu bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân, người tiếp

xúc, động vật ốm (máu, dịch nhày họng, phân, nước tiểu, dịch não tủy, mẫu sinh

thiết, tử thiết phủ tạng) có tại ổ dịch, hoặc từ các mẫu xét nghiệm thu thập tại môi

trường xảy ra vụ dịch nghi ngờ (mẫu nước, thực phẩm, côn trùng, dụng cụ, đồ dùng

cá nhân, đất, nước). 

2.2. Kết quả khẳng định sự tồn tại của vụ dịch

- Kết quả xây dựng  đường biểu diễn ngưỡng dịch (ngưỡng xảy dịch) của

bệnh truyền nhiễm tại địa phương (xã, huyện, tỉnh) đang có vụ dịch nghi ngờ.

- Kết quả xây dựng biểu đồ (cột, dây) và bản đồ (bản đồ chấm, vùng) mô tả

trung thực diễn biến các ca bệnh của vụ dịch nghi ngờ qua số liệu điều tra thực tế tại

ổ dịch.

- Kết quả đối chiếu giữa biểu đồ thực tế mô tả diễn biến vụ dịch với đường

biểu diễn ngưỡng xảy dịch có sẵn của địa phương, hoặc so sánh số mắc mới/chết 

hiện tại của vụ dịch nghi ngờ với số mắc/chết cùng kỳ (ví dụ cùng tháng của các

năm trước) hoặc với của thời gian liền kề (ví dụ với tháng trước khi xảy ra vụ dịch

nghi ngờ).

- Đưa ra kết luận hoặc nhận xét về sự tồn tại hay không tồn tại của vụ dịch, ở

các mức độ: 

+  Khẳng định có vụ dịch đối với bệnh đang giám sát (khi số liệu điều tra

đáp ứng đúng tiêu chuẩn vụ dịch).

+ Có vụ dịch, nhưng vẫn cần điều tra, theo dõi thêm (khi số liệu điều tra

đạt ngưỡng cảnh báo dịch hoặc ngưỡng xảy ra dịch, song còn những yếu tố chưa

thỏa đáng).

+  Khẳng định không có dịch đối với bệnh giám sát.    147

2.3. Mô tả và phân tích các đặc điểm vụ dịch

Cần liệt kê và mô tả càng chính xác và cụ thể càng tốt toàn bộ những thông

tin về thời gian, địa điểm và con người có liên quan (ở những mức độ khác nhau)

tới quá trình diễn biến của vụ dịch và bệnh đang được điều tra, cụ thể : 

- Thời gian (giờ, ngày, tuần) bắt đầu xảy ra ca bệnh/chùm ca bệnh đầu tiên

(index case/cluster); thời gian tới cơ sở khám bệnh,  được  điều trị  đặc hiệu; thời

điểm lấy bệnh phẩm, chuyển lên tuyến trên; thời điểm tử vong (nếu có) hoặc xuất

hiện dấu hiệu lâm sàng mới. Thời gian cuộc điều tra bắt đầu, diễn biến, kết thúc.

Thời gian bắt đầu các biện pháp can thiệp chống dịch.

- Nơi bắt đầu phát hiện ca bệnh/chùm ca bệnh (nhà trẻ, trường học, cơ quan,

xí nghiệp, thôn, xã, huyện); địa bàn lan rộng hay thu hẹp tiếp theo; địa bàn trọng

điểm của vụ dịch (nơi nhiều ca bệnh, nhiều ca bệnh nặng nhất, có nhiều yếu tố nguy

cơ nhất); địa bàn có nguồn truyền nhiễm di chuyển tới (có thể làm nảy sinh 1 ổ dịch

mới); cơ sở tiếp nhận  điều trị và cách ly bệnh nhân, người tiếp xúc (bệnh viện,

phòng khám đa khoa, khu cách ly). Có thể mô tả thêm những yếu tố địa lý dân cư

được coi là có thể liên quan tới việc phát sinh, lan truyền của dịch.

- Các đặc điểm dân số học (tên, tuổi, giới, địa chỉ, nghề nghiệp, tiền sử tiêm

chủng),  đặc  điểm phơi nhiễm (địa chỉ, thời gian, phương thức phơi nhiễm);  đặc

điểm lâm sàng và cận lâm sàng (sốt, nôn, tiêu chảy, ban, bạch cầu tăng) của ca

bệnh/chùm ca bệnh đầu tiên (và các ca tiếp theo, nếu có); các đặc điểm dân số học

và địa bàn di chuyển, diễn biến sức khỏe của những người tiếp xúc dịch tễ với bệnh

nhân hoặc nguồn truyền nhiễm, hoặc của một số nhóm người được coi là có nguy

cơ cao trong vùng ổ dịch. Có thể đưa vào báo cáo thông tin về nhân lực y tế (số

lượng, chất lượng) và khả năng đáp ứng chống dịch của địa phương có vụ dịch.

Trong quá trình mô tả các đặc điểm nêu trên cần chú ý tới việc xử lý, phân

tích nhanh các số liệu điều tra  bằng các kết quả tính về tỷ lệ tấn công, tỷ suất mới

mắc, mật độ mới mắc, tỷ suất tử vong và xây dựng các bảng số, biểu đồ, bản đồ dịch

tễ, để làm cơ sở đưa ra định hướng sơ bộ cho điều tra các bước tiếp theo.

2.4. Đưa ra những yếu tố có thể khẳng định về căn nguyên và nguyên nhân của

vụ dịch

Trên cơ sở của kết quả điều tra tại các bước 2.2, 2.3 có thể đưa ra kết luận

hay nhận xét định hướng về những yếu tố có vai trò căn nguyên (tác nhân gây bệnh)

hoặc yếu tố nguyên nhân của bệnh/dịch (các yếu tố sinh học cá thể, quần thể; yếu tố

thời tiết, khí  hậu, mùa vụ; yếu tố thói quen, phong tục tập quán, trình độ nhận thức

xã hội của người dân góp phần làm dịch phát sinh, phát triển).

   148

2.5. Đưa ra những giả thuyết về căn nguyên hoặc/và những yếu tố nguyên nhân

của vụ dịch 

Trong một số trường hợp nhất định, khi chưa có thể khẳng định về những

yếu tố căn nguyên và nguyên nhân của bệnh/dịch, cần thiết phải có các bước điều

tra, nghiên cứu sâu thêm. Khi đó trước hết ta phải hình thành nên một (hoặc một số)

giả thuyết về căn nguyên và nguyên nhân của dịch, để từ đó có cơ sở đề xuất các

thiết kế điều tra nghiên cứu tiếp.

2.6. Đề xuất các thiết kế nghiên cứu có thể tiến hành nhằm làm rõ những giả

thuyết đã đưa ra

- Thiết kế nghiên cứu trường hợp bệnh (case-study) hoặc chùm ca bệnh (case

- cluster study): Toàn bộ thông tin về ca bệnh hoặc chùm ca bệnh (nghi ngờ hoặc

xác định) được đưa vào phân tích nghiên cứu.

- Thiết kế nghiên cứu bệnh chứng (case-control study): Thông tin của  các ca

bệnh (nhóm bệnh) và thông tin tương  ứng của những người không mắc bệnh có

cùng điều kiện tiếp cận với yếu tố nguyên nhân nghi ngờ (nhóm chứng) cùng được

đưa vào phân tích nghiên cứu.

- Thiết kế nghiên cứu thuần tập (cohort study): Thông tin của một nhóm

người đã/đang phơi nhiễm (ví dụ cùng ăn trong một bữa cỗ nghi là nguyên nhân vụ

dịch tiêu chảy cấp) với nguồn truyền nhiễm nghi ngờ (ví dụ cùng ăn một món ăn

nghi ngờ) và một nhóm người không bị phơi nhiễm (ví dụ: những người không ăn

món ăn nghi ngờ đó) cùng được đưa vào phân tích nghiên cứu.

2.7.  Đề xuất giải pháp, biện pháp đáp ứng dập tắt vụ dịch 

Kết quả điều tra vụ dịch một mặt được chuyển ngay tới cơ quan YTDP cấp

trên để tiếp tục phân tích, một mặt được nhóm điều tra tiến hành xử lý, phân tích

ngay tại chỗ để có thể định ra những bước điều tra tiếp theo, định hướng hành động

đáp ứng chống dịch kịp thời và tiếp tục duy trì bền vững kết quả chống dịch dựa

trên kết quả điều tra vụ dịch. Nội dung đề xuất tập trung vào một số điểm sau:

-  Đánh giá mức độ hiện tại và tiên lượng tình hình phát triển của dịch.

- Biện pháp cách ly (phương thức cách ly theo từng  đường lây, thực hiện

cách ly tại chỗ hay chuyển tuyến), khử trùng tẩy uế chất thải và điều trị đặc hiệu

triệt để để hạn chế việc lây truyền của tác nhân gây dịch.

- Biện pháp phát hiện nhanh, sớm, đầy đủ bệnh nhân mới và người tiếp xúc

dịch tễ để quản lý, hạn chế việc phát tán nguồn truyền nhiễm.

- Biện pháp kiểm soát, khống chế có hiệu quả một số yếu tố trung gian truyền

bệnh nguy hiểm trước mắt (nước, thực phẩm, không khí, muỗi, dụng cụ cá nhân,

dụng cụ y tế).   149

- Biện pháp bảo vệ khẩn cấp cho nhóm người lành có nguy cơ cao với bệnh

dịch, gồm: uống phòng kháng sinh, hóa dược; tiêm phòng vác xin khẩn cấp; các

biện pháp bảo vệ không đặc hiệu khác (mang khẩu trang, giữ bàn tay sạch, ăn chín

uống sôi, chống muỗi đốt).

Trên đây là 7 điểm nội dung cần có cho 1 bản báo cáo kết quả điều tra vụ

dịch. Trên thực tế một bản báo cáo có thể không bao gồm đủ cả 7 điểm nội dung

như trình bày  ở trên, hoặc có nhưng không chi tiết  ở một số  điểm. Những phần

không đầy đủ trong bản báo cáo hoặc do không thực sự cần thiết (ví dụ: Đưa ra giả

thuyết về căn nguyên/nguyên nhân vụ dịch và thiết kế nghiên cứu  điều tra sâu),

hoặc do thời gian gấp cần báo cáo rất khẩn trương để kịp thời đáp ứng chống dịch,

do đó mới chỉ tập trung vào những nội dung cần ưu tiên. 

3. CÁCH VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỤ DỊCH

Do đặc điểm của từng vụ dịch của từng loại bệnh truyền nhiễm có thể rất

khác nhau, vì thế cách viết một bản báo cáo và trình bày kết quả điều tra một vụ

dịch cũng yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên một văn bản báo cáo kết quả điều tra cần

được thống nhất về mục đích, yêu cầu, những mục nội dung chính và trình tự trình

bày văn bản. 

3.1 Mục đích  

Báo cáo kết quả điều tra vụ dịch nhằm cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin

thiết yếu về vụ dịch cùng những yếu tố liên quan cho tổ chức hoặc cá nhân có trách

nhiệm giám sát bệnh truyền nhiễm và ra các quyết định đáp ứng phòng chống dịch

cho cộng đồng.

3.2. Yêu cầu 

Để  đạt  được mục  đích trên, báo cáo kết quả  điều tra vụ dịch cần  đáp ứng

những yêu cầu: Thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác (trong điều kiện cụ thể của cơ

sở điều tra và địa phương có dịch), được trình bày dễ hiểu và gửi đúng địa chỉ.

3.3  . Những mục nội dung chính của một bản báo cáo 

 Một văn bản báo cáo kết quả điều tra vụ dịch thường gồm 9 mục dưới đây.

Trong một số trường hợp có thể không nhất thiết phải thể hiện đủ cả 9 mục trong 1

báo cáo, tuy nhiên không thể không có những mục thiết yếu nhất.

1) Mục đích cuộc điều tra: Điều tra trên địa bàn (xã, huyện) trong thời gian

từ ngày/giờ nhằm xác minh vụ dịch nghi do bệnh trên người và những yếu tố

có liên quan. 

2) Mô tả ca bệnh/chùm ca bệnh đầu tiên:

-  Triệu chứng lâm sàng, tử vong.

-  Liên quan dịch tễ (theo thời gian, địa điểm, con người).

-  Loại mẫu xét nghiệm đã thu thập.   150

-  Kết quả xét nghiệm sơ bộ (nếu có).

Đối chiếu với định nghĩa ca bệnh chuẩn thức (ca bệnh nghi ngờ; ca bệnh

xác định) để đưa ra nhận định sơ bộ về loại bệnh phát dịch.

3) Mô tả một số đặc điểm chính của vụ dịch theo thời gian, địa điểm, nhóm

người: Tính đến thời điểm làm báo cáo kết quả điều tra nếu có thêm ca bệnh

mới thì gộp lại và trình bày chi tiết thêm tại mục này. Nếu không có thêm ca

bệnh mới thì sử dụng kết quả của mục 2) để phân tích tiếp. 

4) Những giả thuyết định hướng về căn nguyên, nguyên nhân vụ dịch: 

-  Về căn nguyên bệnh (ví dụ: loại vi khuẩn, vi rút).

-  Về nguyên nhân vụ dịch (ví dụ: bệnh xâm nhập do 1 khách du lịch; mầm

bệnh có tại chỗ từ bữa cỗ đám ma, thôn có dịch cúm gia cầm, người dân

ăn thịt gia cầm ốm).

5) Kết quả việc phân tích, xử lý số liệu đã mô tả từ vụ dịch: Các chỉ số dịch

tễ của vụ dịch như tỷ lệ tấn công, tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ chết/mắc; và thiết kế

nghiên cứu cho việc xác định căn nguyên, nguyên nhân vụ dịch (nghiên cứu

ca bệnh/chùm ca bệnh; nghiên cứu bệnh-chứng). 

6) Kết luận dựa trên các kết quả điều tra về: 

-  Căn nguyên dịch (chủng loại vi sinh: nghi ngờ hoặc đã xác định).

-  Nguyên nhân vụ dịch (chính và thứ yếu, nếu có).

-  Nguồn truyền nhiễm (chính và phụ, nếu có).

-  Đường lây truyền (chính và phụ, nếu có). 

7) Dự báo (tiên lượng) sự phát triển của vụ dịch trong thời gian gần: Ngày

tới, tuần tới, tháng tới.

-  Vụ dịch dừng lại, được khống chế một cách chắc chắn.

-  Vụ dịch tạm dừng, khống chế chưa chắc chắn.

-  Vụ dịch tiếp tục phát triển (mức độ chậm, trung bình, nhanh, cực nhanh);

khống chế chưa chắc chắn, khống chế thất bại, khống chế hoàn toàn thất

bại.

8) Khả năng đáp ứng phòng chống dịch của địa phương có vụ dịch: Chính

quyền, y tế, người dân, liên ngành.

9) Đề xuất một số biện pháp phòng chống khẩn cấp vụ dịch, và những biện

pháp lâu dài hơn: Biện pháp tổ chức, chuyên môn.

4. TRÌNH BÀY BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỤ DỊCH

4.1. Người trình bày báo cáo

Đội trưởng hoặc người phụ trách đội điều tra vụ dịch, người được uỷ quyền.   151

4.2. Người nghe trình bày báo cáo 

- Thành phần thiết yếu: Cán bộ lãnh đạo chính quyền, cán bộ y tế hoặc liên

ngành ở cùng tuyến và/hoặc tuyến trên, chịu trách nhiệm về công tác giám sát bệnh

truyền nhiễm và ra quyết định đáp ứng chống dịch. 

- Thành phần mở rộng: Có thể thêm các cán bộ chuyên môn về dịch tễ, y tế

công cộng, cán bộ chính quyền, ban ngành cơ sở và các thành phần khác có liên

quan tới phòng chống dịch ở địa phương.  

4.3. Nội dung được trình bày

Tóm tắt toàn bộ nội dung của bản báo cáo kết quả điều tra vụ dịch đã được

tiến hành. Trình tự báo cáo cơ bản theo như 9 mục của nội dung báo cáo điều tra vụ

dịch (xem phần 1.3), có nhấn mạnh những nội dung cần được ưu tiên, có thể lược

bỏ một số mục không có số liệu điều tra hoặc xét thấy không thực sự cần thiết.

4.4. Kỹ thuật trình bày

Có thể trình bày miệng trên cơ sở bản báo cáo kết quả điều tra vụ dịch đã

được gửi trước cho người nghe. Tuy nhiên tốt nhất là trình bày bằng các phương

tiện nghe - nhìn (chiếu powerpoint, slides, overhead, ảnh, đoạn phim minh họa, biểu

đồ, bản đồ trên tờ giấy khổ to) kết hợp với gửi trước văn bản báo cáo cho người

nghe. 

4.5. Một số điểm lưu ý trong trình bày:

-  Báo cáo được diễn đạt ngắn gọn, thông tin vừa đủ, phù hợp trình độ, kiến

thức người nghe trình bày.

-  Nên sơ đồ hóa kết hợp sử dụng bản đồ để trình bày những thông tin phức

tạp, có nhiều biến số (ví dụ diễn biến vụ dịch theo thời gian,  địa  điểm,

nhóm người phơi nhiễm; thiết kế nghiên cứu sâu chùm ca bệnh, bệnh-

chứng).

-  Quá trình trình bày có thể nêu ra những câu hỏi về những điểm còn vướng

mắc, những giả định, biện luận của đội điều tra liên quan tới vụ dịch, và cả

những điểm cần xin ý kiến thêm của người nghe trình bày, nhằm giúp lãnh

đạo cân nhắc được nhiều mặt và ra những quyết định chống dịch chính

xác, kịp thời nhất.  

-  Kết thúc báo cáo cần chốt lại những điểm giúp người nghe xác định đúng

thực trạng và có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Những điểm

cần chốt có thể là: chẩn đoán (hoặc hướng chẩn đoán) căn nguyên/nguyên

nhân; mức độ vụ dịch; nhóm người có nguy cơ cao nhất; khu vực có nguy

cơ cao nhất; dự báo sự lan rộng (thu hẹp) của dịch; khả năng chống dịch

của  địa phương; những biện pháp chống dịch cấp thiết nhất của  địa

phương và hỗ trợ của tuyến trên.

   152

LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI

1. Câu hỏi gợi ý thảo luận nhóm

1.1.  Hãy cho biết tầm quan trọng của báo cáo kết quả điều tra vụ dịch. Có nhất

thiết thể hiện đầy đủ 7 phần nội dung ở một bản báo cáo? Xác định những nội

dung thiết yếu nhất trong 1 bản báo cáo? Những tình huống cho việc báo cáo

tóm tắt, báo cáo đầy đủ? Mối liên quan giữa báo cáo kết quả điều tra vụ dịch

với đáp ứng chống dịch?

1.2.  Những cách thức để làm cho một báo cáo kết quả điều tra vụ dịch tới đúng

địa chỉ, có sức hấp dẫn, có hiệu quả cao?

2. Bài tập thực hành 

     Chuẩn bị và thực hiện Bài tập 8, tài liệu Dịch tễ học thực địa – Phần thực hành. 

   153

Bài 13

LẬP KẾ HOẠCH VÀ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP 

CAN THIỆP CHỐNG DỊCH

Mục tiêu:

1.  Xác định được vị trí, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch, đề xuất và

thực hiện các biện pháp can thiệp chống dịch; 

2.   Trình bày  được nội dung và biện pháp thực hiện các bước chuẩn bị,

thực hành chống dịch và tổng kết công tác chống vụ dịch;

3.  Áp dụng kiến thức giải quyết một bài tập thực hành tình huống.

1. VỊ TRÍ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA LẬP KẾ HOẠCH, THỰC HIỆN CÁC

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH

- Vị trí: Công tác  lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp can thiệp chống

dịch được tiến hành sau khi có kết quả điều tra vụ dịch. Trên thực tế công việc này

có thể đã được tiến hành song song với các bước của hoạt động điều tra vụ dịch, để

khi có những kết luận cuối cùng về cuộc điều tra thì kế hoạch can thiệp xử lý dịch

cũng đã xong cơ bản và có thể triển khai được ngay.

- Tầm quan trọng lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp can thiệp chống

dịch: Đây là một bước rất quan trọng trong kế hoạch xử lý chống dịch chung của

chính quyền cũng như y tế địa phương, nơi có vụ dịch. Làm tốt bước lập kế hoạch

sẽ tạo điều kiện cho công tác chống dịch được thực hiện có hệ thống, có cơ sở khoa

học, cơ sở thực tiễn, tránh mắc những sai lầm khi ra quyết định, gây thiếu hoặc thừa

(trùng lặp) hoạt động trong điều hành xử lý vụ dịch.

- Nguồn căn cứ lập kế hoạch, đề xuất và thực hiện các biện pháp can thiệp

chống dịch: Trước hết căn cứ vào các thông tin kết quả điều tra vụ dịch vừa được

tiến hành. Ngoài ra cũng căn cứ vào các nguồn thông tin bổ sung từ cấp trên, tình

hình và năng lực thực tế phòng chống dịch của địa phương, cũng như nguồn lực hỗ

trợ từ tuyến trên và các đơn vị bạn hay tổ chức quốc tế, cơ sở tư nhân...

- Người chịu trách nhiệm lập kế hoạch, đề xuất và thực hiện các biện pháp

can thiệp chống dịch: Chính là người phụ trách công tác giám sát và đáp ứng chống

dịch của  địa phương (lãnh  đạo Trạm y tế xã, Trung tâm y tế huyện, Trung tâm

YTDP tỉnh, hay người được ủy nhiệm), đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm tổ

chức  đánh giá hiệu quả và kết quả của việc triển khai thực hiện tại  địa phương

mình.   154

2. NỘI DUNG KẾ HOẠCH VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP CAN

THIỆP CHỐNG DỊCH

2.1. Thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch 

Ban chỉ đạo phòng chống dịch (BCĐ.PCD) được thành lập ngay sau khi tình

trạng dịch được công bố tại tuyến tỉnh, tuyến huyện và nếu cần cả với tuyến xã.

Thành phần của BCĐ.PCD bao gồm lãnh đạo cơ quan chính quyền, Y tế (là cơ quan

thường trực), một số ban ngành có liên quan của địa phương. BCĐ.PCD có chức

năng chỉ đạo toàn bộ các hoạt động chống dịch và duy trì những kết quả đảm bảo

dịch không quay trở lại. BCĐ địa phương cần có lịch làm việc thường xuyên, đồng

thời duy trì chế độ báo cáo lên BCĐ.PCD cấp trên một cách thường xuyên, nghiêm

túc.

2.2. Các hoạt động chuẩn bị cho can thiệp chống dịch

2.2.1. Xây dựng và thông qua kế hoạch PCD

Dựa trên kết quả điều tra vụ dịch, cơ quan Y tế nhanh chóng soạn thảo kế

hoạch phòng chống vụ dịch để trình và thông qua trước BCĐ.PCD của địa phương.

Kế hoạch cần đưa ra các mục tiêu cụ thể và nên gồm những vấn đề sau:

-  Nguồn nhân lực có thể điều động và phương thức điều động.

-  Nguồn ngân sách cho các hoạt động đáp ứng cần thiết và cách huy động.

-  Các cơ số chống dịch (hóa chất, thuốc men, trang bị bảo vệ cá nhân, tập

thể, các dụng cụ, trang bị khác), nguồn cung cấp, phương thức cung cấp

các cơ sơ đó.

-  Khả năng lấy mẫu, xét nghiệm của địa phương và tuyến trên hỗ trợ.

-  Phương tiện đi lại của các lực lượng tham gia chống dịch.

-  Các vấn đề về hậu cần khác: Ăn ở, trang bị cá nhân, liên lạc.

-  Vấn đề hợp đồng với các địa phương bạn, tiếp nhận hỗ trợ của tuyến trên,

của quốc tế (nếu có).

-  Xác định mốc thời gian cần hoàn thành và người phụ trách cho từng nội

dung công tác của bản kế hoạch. 

2.2.2. Thành lập các lực lượng đáp ứng chống dịch 

Trên cơ sở của văn bản kế hoạch chống dịch  đã  được phê duyệt, các lực

lượng chủ chốt cho đáp ứng chống dịch được thành lập và triển khai công việc, bao

gồm:  

-  Bộ phận điều trị bệnh nhân: Là nhân viên y tế bệnh viện, phòng khám đa

khoa hoặc trạm y tế xã, có thể được tăng cường từ tuyến trên, có chức năng tiếp

nhận, khám phân loại, tổ chức cách ly,  điều trị cho bệnh nhân, hoặc tổ chức gửi

bệnh nhân lên tuyến trên. 

-  Đội cơ động PCD: Là lực lượng cơ động đi điều tra dịch tễ, triển khai các

hoạt động chống dịch và các vấn đề y tế công cộng khác tại thực địa ổ dịch. Đội cơ   155

động PCD (ĐCĐ) được thành lập tại các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên. Nhân lực

của ĐCĐ ở tuyến tỉnh và huyện thường gồm từ 3-5 người là cán bộ dịch tễ, xử lý

môi trường và xét nghiệm, có thể thêm cán bộ lâm sàng. 

-  Những nhiệm vụ chính của một ĐCĐ là:

•  Tiến hành điều tra, hoặc bổ sung điều tra về vụ dịch.

•  Lấy mẫu xét nghiệm, bảo quản, gửi mẫu lên tuyến trên, hoặc có thể tiến

hành các xét nghiệm nhanh ngay tại ổ dịch. Đưa ra định hướng chẩn đoán

căn nguyên và nguyên nhân vụ dịch.

•  Tiến hành độc lập hoặc phối hợp với lực lượng địa phương tiến hành một

số biện pháp xử lý chống dịch và những biện pháp y tế công cộng khác tại

thực địa ổ dịch.

•  Kết hợp với đia phương tiến hành tuyên truyền giáo dục cộng đồng phục

vụ cho xử lý vụ dịch và vệ sinh y tế công cộng.

•  Giúp địa phương trong các mặt công tác chuyên môn khác theo yêu cầu

của công tác PCD.

2.2.3. Chuẩn bị hậu cần cho PCD

Dựa vào kế hoạch được phê duyệt, từng cơ sở ở từng tuyến triển khai việc

chuẩn bị các cơ số và cơ sở hậu cần khác, bao gồm:

- Cơ số trang bị bảo vệ cá nhân (khẩu trang, kính, áo choàng, giầy/ủng).

- Cơ số thuốc men, dụng cụ phục vụ bảo vệ cho cán bộ y tế và chống dịch

cho cộng đồng (dịch truyền, dịch uống, kháng sinh, tamiflu, hóa chất khử trùng, hóa

chất diệt, xua côn trùng, dung dịch súc họng, bình phun hóa chất, dụng cụ lấy mẫu

xét nghiệm, dụng cụ thăm khám lâm sàng và điều trị, các cơ số cho tổ chức khu

cách ly). 

- Phương tiện đi lại: Ô tô, xe máy, xe đạp, các phương tiện khác (tùy địa hình

và khả năng của địa phương).

- Phương tiện liên lạc: Bộ đàm, điện thoại di động, điện thoại cố định, fax.

2.3. Lựa chọn biện pháp xử lý dịch: 

Để lựa chọn chính xác biện pháp xử lý chống dịch cần xác định các ưu tiên,

trọng tâm, trọng điểm công tác xử lý. Căn cứ vào kết quả báo cáo điều tra vụ dịch

và tình hình thực tế của địa phương, BCĐ.PCD đưa ra những lựa chọn ưu tiên cho

hoạt động chống dịch, thể hiện qua các nội dung sau:

- Địa bàn trọng điểm của vụ dịch và địa bàn cần ưu tiên phòng chống: Có thể

là 1 thôn, 1 xã, một số xã hoặc một cụm dân cư nhất định, nơi vụ dịch có cường độ

cao nhất, có nhiều nhóm người có nguy cơ nhiễm bệnh và  đang có nhiều yếu tố

nguy cơ nhất.

- Biện pháp trọng tâm triển khai phòng chống: Thường căn cứ vào loại bệnh,

đường lây truyền, yếu tố truyền nhiễm và tình trạng khối cảm thụ để quyết định đưa   156

ra biện pháp ưu tiên nào trong số những biện pháp được giới thiệu tại mục 1 của bài

này.

2.4. Thực hiện các biện pháp xử lý dịch

Trên cơ sở những lựa chọn ưu tiên và ra quyết định của Ban chỉ đạo PCD địa

phương, các lực lượng tham gia phòng chống dịch và toàn bộ cộng đồng dân cư

khẩn trương tiến hành những biện pháp xử lý vụ dịch sau đây (xem thêm các Phụ

lục cuối bài): 

2.4.1. Biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm

- Người bệnh: Phát hiện sớm ca bệnh/ chùm ca bệnh đầu tiên, và những ca

bệnh tiếp theo. Tổ chức cách ly (phù hợp với đường lây truyền); đồng thời điều trị

triệt để tác nhân gây bệnh (đối với các bệnh có thuốc đặc trị) kết hợp điều trị triệu

chứng đúng đắn để tránh tử vong hoặc chuyển thành bệnh nặng. Thu gom, quản lý

chặt chẽ và tiến hành khử trùng tẩy uế triệt để đối với chất thải và trang bị cá nhân

được coi là gây ô nhiễm của bệnh nhân. 

- Người mang mầm bệnh: Sau khi phát hiện (thường bằng xét nghiệm vi sinh,

miễn dịch) người mang mầm bệnh cũng nên được theo dõi sức khoẻ và tổ chức cách

ly, xử lý chất thải tuỳ vào đường lây truyền. Với các mầm bệnh nguy hiểm (khả

năng lây truyền cao, gây tử vong lớn) nên tổ chức điều trị đặc hiệu (kháng sinh,

thuốc kháng vi rút) cho cả người lành mang mầm bệnh và giám sát chặt chẽ như đối

với bệnh nhân. 

-  Động vật mắc bệnh: Phát hiện sớm. Tuỳ theo mức độ nguy hiểm (khả năng

lây sang người, gây bệnh tử vong cao) quyết định việc tiêu diệt triệt để (ví dụ: toàn

bộ đàn gia cầm trong vùng có dịch), tiêu diệt có trọng điểm (chỉ những con gia cầm

ốm), hay chỉ tiến hành biện pháp cách ly, tiêm phòng hoặc chữa trị cho động vật

ốm.

- Biện pháp đối với người tiếp xúc: Theo dõi chặt chẽ về sức khoẻ trong thời

gian cần thiết (được quy định cho mỗi loại bệnh truyền nhiễm, thường khoảng 1 tới

2 thời gian nung bệnh); từ đó phát hiện sớm những người mới phát bệnh để đưa vào

cách ly, điều trị. Đối với các mầm bệnh đặc biệt nguy hiểm người tiếp xúc cũng cần

được cách ly (tại gia đình, hoặc tại cơ sở tách biệt) và điều trị dự phòng đặc hiệu

theo đúng quy định của cơ quan YTDP.

2.4.2. Biện pháp đối với yếu tố truyền nhiễm

- Phát hiện sớm yếu tố truyền nhiễm chính của bệnh, dịch (nước, không khí,

thực phẩm, côn trùng, dụng cụ nhiễm trùng, dịch thể của người bệnh, bàn tay

bẩn...). Tiến hành loại bỏ, cách ly, xua diệt hoặc khử trùng tẩy uế bằng biện pháp

hiệu quả các yếu tố trực tiếp làm lây truyền tại ổ dịch.

- Vệ sinh và xử lý nguồn nước: Phát hiện và có biện pháp bảo vệ những

nguồn nước còn sạch, không để ô nhiễm thêm, nhất là ô nhiễm phân người. Phát   157

hiện và tiến hành xử lý khử trùng triệt để các nguồn nước nghi đã nhiễm vi sinh

bằng cloramin hoạt chất, kết hợp với các biện pháp xử lý đun sôi, lắng lọc cơ học

khác. 

- Xử lý môi trường: Trong những trường hợp khó phát hiện yếu tố truyền

nhiễm chính; hoặc khi tác nhân gây dịch  đã phát tán, lưu hành rộng ngoài môi

trường vùng dịch, phải tiến hành biện pháp xử lý cho những không gian rộng hơn

của môi trường, như phun khử trùng, phun hoá chất diệt côn trùng diện rộng, kết

hợp làm sạch môi trường nước, đất, không khí, thảm thực vật quanh khu dân cư có

dịch, xử lý các hố tiêu không hợp vệ sinh và hạn chế tối đa việc sử dụng phân tươi

trong canh tác...

- Xử lý người bệnh tử vong: người bệnh tử vong  được xác  định do bệnh

truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm phải được xử lý khâm liệm, giải phẫu thi thể (nếu

cần thiết), vận chuyển, chôn cất hoặc hoả táng theo  đúng quy  định của cơ quan

YTDP.

2.4.3. Biện pháp đối với người lành trong ổ dịch, vùng có nguy cơ dịch

- Những người sống trong vùng dịch không/chưa phát bệnh trước hết cần

được phân loại mức độ nguy cơ nhiễm bệnh (ví dụ: trong ổ dịch tả người ăn uống

cùng mâm thường xuyên trong  vòng 5 ngày qua là nhóm nguy cơ loại 1, những

người có tiếp xúc nhưng ít hơn thuộc nhóm nguy cơ loại 2, những người còn lại

trong xóm, thôn thuộc nhóm nguy cơ thứ 3...). 

- Tuỳ vào mức độ nguy cơ, tiến hành biện pháp bảo vệ tập thể người lành

bằng kháng sinh hoặc thuốc kháng vi rút dự phòng hàng loạt, bằng các biện pháp

bảo vệ không đặc hiệu, hoặc bằng vắc xin theo hình thức chiến dịch nhỏ (dùng cho

những nhóm đối tượng có nguy cơ cao trong vùng dịch hoặc các vùng lân cận). Cần

giám sát nhóm người lành cho tới khi hết nguy cơ lây nhiễm bệnh trong vùng dịch.

2.5. Đẩy mạnh chương trình giám sát bệnh thường xuyên

Bên cạnh việc triển khai tích cực các biện pháp chống dịch, cần thường

xuyên quan tâm và đẩy mạnh chương trình giám sát thường xuyên bệnh gây dịch

cũng như một số bệnh có liên quan, ảnh hưởng ít nhiều tới bệnh đang gây dịch. Ví

dụ: Trong một vụ dịch cúm A(H5N1) ngoài việc giám sát các ca bệnh nghi ngờ

hoặc ca bệnh xác định cúm gia cầm, cũng cần giám sát phát hiện các ca viêm phổi

nặng nghi do cúm mùa và do các tác nhân vi rút hô hấp khác.

2.6. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục cộng đồng 

Truyền thông giáo dục sức khoẻ (TTGD) cộng đồng cần được tiến hành song

song với những biện pháp xử lý dịch khác, trước hết nhằm cảnh báo nguy cơ dịch,

sau nữa hướng dẫn kịp thời cho cộng đồng sống trong ổ dịch thực hiện đúng các

biện pháp chống dịch, tự giác duy trì lâu bền các hoạt động phòng chống dịch.    158

Có nhiều hình thức TTGD: Phát thanh, cộng tác viên tới thăm gia đình, phát

tờ áp phích, diễu hành cổ động, truyền thông trên TV, đài, báo địa phương.

Nội dung TTGD: Giới thiệu tác hại, những đặc điểm chính của bệnh dịch,

cách thức nhận biết, phát hiện ca bệnh và khai báo với y tế địa phương; cách tiến

hành các biện pháp xử lý chống dịch do cộng đồng hoặc từng hộ gia đình, từng cá

nhân thực hiện. 

Thời gian duy trì TTGD: Trong suốt giai đoạn có dịch, và kéo dài sau  đó

nhằm củng cố ý thức và dần tạo được thói quen thực hành phòng chống chủ động

cho người dân.

LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI

1. Câu hỏi tự lượng giá

 Chọn những ý đúng và đánh dấu ý đúng trong những câu dưới đây 

1.1. Các nội dung chuẩn bị để thực hiện xử lý một vụ dịch là 

A. Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch

B.  Xây dựng và thông qua Kế hoạch chống dịch trước Ban chỉ đạo

C.  Báo cáo cơ quan quản lý cấp trên xin duyệt Kế hoạch

D. Thành lập các lực lượng cần cho việc chống dịch như Đội chống dịch cơ

động, cơ sở điều trị cách ly, các bộ phận hỗ trợ...

E.  Chuẩn bị về hậu cần, phương tiên đi lại phục vụ chống dịch

1.2  . Những căn cứ để ra quyết định lựa chọn biện pháp xử lý một vụ dịch là

A. Đặc điểm của tác nhân gây bệnh, đường lây truyền và khối người cảm thụ

bệnh

B.  Tình hình và khả năng thực tế cho đáp ứng chống dịch của địa phương 

nơi dịch nổ ra

C.  Đặc điểm sự phân bố của bệnh theo khu vực, theo nhóm người và thời

gian

D. Các chỉ thị nghị quyết và văn bản hướng dẫn của cấp trên

E.  Cả 4 điểm trên đều đúng

1.3.  Các biện pháp xử lý cần thiết đối với nguồn bệnh trong vụ dịch là

A. Phát hiện sớm người bệnh và người mang mầm bệnh

B.  Cách ly hợp lý và xử lý tốt chất thải nguồn lây của người bệnh và người

mang mầm bệnh

C.  Tiêu diệt hoặc cách ly, chữa trị kịp thời cho các loài động vật mang mầm

bệnh có thể lây cho người   159

D. Yêu cầu hỏa táng  đối với tất cả các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh

nhóm A tử vong

E.  Yêu cầu xử lý chôn chất thải của các bệnh nhân và người mang vi khuẩn

tả

1.4. Các biện pháp xử lý cần thiết đối với các yếu tố truyền nhiễm trong vụ

dịch là:

A. Điều tra phát hiện đúng các yếu tố truyền nhiễm của vụ dịch

B.  Tiến hành điều trị đặc hiệu cho toàn bộ bệnh nhân được phát hiện.

C.  Vệ sinh và xử lý nguồn nước cấp cho đời sống kịp thời

D. Tổ chức diệt chuột, hoặc các động vật là ổ chứa tác nhân gây bệnh 

E.  Vệ sinh và xử lý nguồn chất thải (phân, rác, nước thải) triệt để

F.  Tiến hành diệt côn trùng và khống chế sự phát triển tiếp tục của chúng

2. Bài tập thực hành:  

     Chuẩn bị và thực hiện Bài tập 9, tài liệu Dịch tễ học thực địa – Phần thực hành. 

   159

D. Yêu cầu hỏa táng đối với tất cả các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nhóm A

tử vong

E.  Yêu cầu xử lý chôn chất thải của các bệnh nhân và người mang vi khuẩn tả

1.4. Các biện pháp xử lý cần thiết đối với các yếu tố truyền nhiễm trong vụ dịch

là:

+  Điều tra phát hiện đúng các yếu tố truyền nhiễm của vụ dịch

+  Tiến hành điều trị đặc hiệu cho toàn bộ bệnh nhân được phát hiện.

+  Vệ sinh và xử lý nguồn nước cấp cho đời sống kịp thời

+  Tổ chức diệt chuột, hoặc các động vật là ổ chứa tác nhân gây bệnh 

+  Vệ sinh và xử lý nguồn chất thải (phân, rác, nước thải) triệt để

+  Tiến hành diệt côn trùng và khống chế sự phát triển tiếp tục của chúng

2. Bài tập thực hành:  

     Chuẩn bị và thực hiện Bài tập 9, tài liệu Dịch tễ học thực địa – Phần thực hành. 

   160

Phụ lục 1: MẪU BIỂU GIÁM SÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Cơ quan chủ quản:....................

Đơn vị:......................................

Số:......................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....................., ngày.......tháng...... năm ........

BÁO CÁO KẾT QUẢ GIÁM SÁT DỊCH TUẦN THỨ..............

(Từ ngày......... đến ngày........... tháng ...... năm ...........)

I. Tình hình dịch bệnh

Cúm A

/H5N1

Tả Sốt xuất

huyết

Dengue

Thương

hàn

Viêm não

vi rút

Tay -

chân -

miệng

Khác

S

T

T

Địa phương

M C M C M C M C M C M C M C

A               

BS               

1   

B               

A               

BS               

2   

B               

A               

BS               

... 

B               

A                  

Cộng

dồn  B               

Ghi chú: (A: Số trong tuần, BS: Số bổ sung, B: Số cộng dồn, M: Số mắc, C: Số chết)

Nhận xét:

II. Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh

 .........................

III. Kết quả giám sát trung gian truyền bệnh

 .........................

Người lập báo cáo Thủ trưởng đơn vị

                                       (Ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:

- .............................   161

Cơ quan chủ quản:....................

Đơn vị:......................................

Số:......................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....................., ngày.......tháng...... năm ........

BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM

(tháng............ năm ....................)

I. Tình hình dịch bệnh

Tả Thương

hàn 

Lỵ amíp Lỵ trực

trùng

Hội

chứng lỵ

Tiêu chảy Viêm não

vi rút

Sốt xuất

huyết

Dengue

Viêm gan

vi rút

Bệnh dại VMN do

não mô

cầu

Thuỷ đậu 

(1) (2) (3)  (4)  (5)  (6)  (7)  (8)  (9)  (10)  (11)  (12)

S

TT

Địa

phương

M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C

1                            

2                            

...                          

  Cộng                          

Bạch hầu Ho gà Uốn ván

sơ sinh

Uốn ván

khác

Bại liệt Sởi Quai bị Bệnh cúm APC -

Adeno vi

rút

Dịch hạch Than Leptospira

(13) (14)  (15)  (16) (17)  (18)  (19)  (20)  (21)  (22)  (23)  (24)

S

TT

Địa

phương

M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C

1                            

2                            

...                           

  Cộng                          

Ghi chú: (M: Số mắc, C: Số chết)

Nhận xét:....................................................................

   162

II. Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh

   ....................................................................................

   ....................................................................................

   ....................................................................................

III. Kết quả giám sát trung gian truyền bệnh  

   ....................................................................................

   ....................................................................................

   ....................................................................................

Người lập báo cáo

Thủ trưởng đơn vị 

(Ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:

- .............................

   163

Phụ lục 2

GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANG BỊ BẢO HỘ CÁ NHÂN (PPE) 

VÀ CÁCH SỬ DỤNG

1.Khẩu trang: 

Tác dụng ngăn ngừa vi sinh phát tán ra ngoài từ đường hô hấp, hoặc được hít

vào trong đường hô hấp của người.  

-  Loại khẩu trang: Có nhiều chủng loại. Để bảo vệ cá nhân trong vụ dịch có

thể dùng 2 loại sau:

-  Khẩu trang phẫu thuật: làm bằng chất liệu sợi bông hoặc cellulose, có từ 3-4

lớp, mầu sắc khác nhau, có khả năng hạn chế vi sinh từ người mang phát tán rộng ra

ngoài (ngăn các giọt nhỏ khi thở, nói, ho, hắt hơi...)

-  Khẩu trang hô hấp: Có hiệu quả lọc không khí, ngăn chặn vi sinh khi hít vào.

Thường dùng khẩu trang N95 có hiệu quả lọc > 95% các hạt có  đường kính < 0,5

micronmet (một số vi khuẩn hay vi rút có kích thước lớn). Có thể dùng các loại khẩu

trang có hiệu năng lọc cao hơn là N99, P99 (hay FFP2) hoặc N100, P100 (hay FFP3)

với độ lọc đạt 99% hay 99,97% các hạt có đường kính < 0,5 micromet.

-  Khi mang khẩu trang cần chú ý bảo đảm:

+  Khẩu trang phải vừa khít với khuôn mặt, che kín mũi, miệng và cằm

+  Rửa tay sạch trước khi đeo, trước và sau khi tháo khẩu trang.

+  Không chạm tay hoặc vật ô nhiễm vào khẩu trang trong suốt thời gian

đeo

+  Khi tháo khẩu trang tránh chạm vào mặt ngoài của khẩu trang vì khi đó

có thể có nhiều mầm bệnh.

+  Khẩu trang sau khi tháo cần được gập ngược rồi nhẹ nhàng cho vào túi

nhựa hoặc giấy trước khi cho vào thùng rác có nắp đậy.

+  Kịp thời thay khẩu trang khi: bị rách, bị bẩn (ví dụ dịch tiết bắn vào khẩu

trang), bị ẩm ướt.

+  Khẩu trang dùng trong môi trường ô nhiễm không cao có thể dùng lại sau

khi khử trùng cẩn thận mặt trong và ngoài khẩu trang bằng một trong

những hoá chất như cồn 70  độ, cồn khô, chlorhexidine, glutaraldehyd,

peracetic acid

   164

2.Găng tay: 

Tác dụng ngăn ngừa vi sinh xâm nhập qua bàn tay, nhất là khi có thêm các vết tổn

thương da, vào cơ thể.

-  Loại găng tay: Có nhiều loại. Với mục đích chống dịch có thể sử dụng các

loại găng chất liệu bền như cao su, neoprene, butyl:

+  Găng tay tiện ích: găng sạch, không vô khuẩn, dày, sử dụng nhiều lần cho

các công việc vệ sinh, xử lý môi trường, khử trùng tẩy uế đồ bẩn, vận

chuyển bệnh nhân, xử lý tử thi đại thể...

+  Găng sử dụng một lần: găng sạch, không vô khuẩn, mỏng hơn, dành cho

công việc chăm sóc bệnh nhân như tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc,

máu, dịch cơ thể, khi tiêm truyền...

-  Khi mang găng tay cần chú ý:

+  Nên mang găng sớm trước khi bắt tay vào công việc cần được bảo vệ.

Trường hợp bàn tay đã nhiễm bẩn trước đó cần rửa tay trước khi mang

găng.

+  Nên thay găng trong một số tình huống như: nghi găng bị thủng, trước

khi chuyển sang làm một công việc ít ô nhiễm hơn, hay một công việc ô

nhiễm cao hơn (chuyển loại găng)...

+  Tháo găng  đúng quy cách: tháo từng cái một, lộn găng dần theo chiều

ngón tay, cho găng theo chiều lộn ngược vào túi nhựa trước khi bỏ vào

thùng rác có nắp, rửa sạch tay sau khi tháo găng. Găng dùng nhiều lần

cần được ngâm trong dung dịch khử trùng trước khi giặt, phơi khô, dùng

lại.

3. Kính bảo hộ hoặc mặt nạ che mặt: 

+  Tác dụng ngăn ngừa vi sinh từ ngoài xâm nhập vào mắt người tiếp xúc.

+  Loại kính: Kính bảo hộ có vành rộng che kín vùng mắt; hoặc mặt nạ che

kín toàn bộ mặt và một phần đầu. Những loại kính thông thường cũng có

tác dụng bảo vệ nhưng độ rủi ro cao (giọt nhỏ hoặc khí dung vi sinh vẫn

có thể bay vào mắt).

+  Cách sử dụng: Kính bảo hộ cần được mang sớm trước khi tiếp xúc nguồn

lây nhiễm. Duy trì kính trong suốt thời gian có nguy cơ, nhất là khi lấy

bệnh phẩm, làm các thủ thuật gây ho, hắt hơi, toé máu hoặc dịch thể,

chăm sóc người bệnh ở giai đoạn lây truyền cao. Tháo kính khi còn mang   165

găng tay. Kính hoặc mặt nạ che mặt dùng lại cần được khử trùng mức độ

cao.

4.Mũ, áo choàng, giày/ ủng phòng hộ: 

Tác dụng ngăn cản, hạn chế mầm bệnh  từ bên ngoài xâm nhập vào da hở, quần áo;

đồng thời cũng hạn chế mầm bệnh từ người mang (nếu có) phát tán mạnh ra ngoài môi

trường.

+  Loại áo choàng, mũ, giày: Thường sử dụng loại áo, quần, mũ, giày phẫu

thuật loại dày (50g/m2, mầu xanh hoặc trắng, chưa tiệt trùng (đóng gói

20- 50 bộ/gói), không thấm nước. Cũng có thể sử dụng áo choàng và mũ

công tác thông thường bằng vải, không tiệt trùng, thấm nước trong những

tình huống không đòi hỏi mức hạn chế xâm nhập cao, hay khi làm việc

với tác nhân ít nguy hiểm.

+  Cách sử dụng: Nên mang mặc sớm trước khi làm công việc ô nhiễm với

mầm bệnh. Rửa sạch tay trước khi mặc. Mặc quần trước. Chọn áo,  để

phần mở ở lưng trước, cho tay vào ống tay, buộc dây ở cổ, cho bờ áo

chéo vào nhau rồi buộc hoặc dán lại. Sau đó đội mũ, đảm bảo che kín mái

tóc, sau cùng đi giày/ủng phẫu thuật hoặc bốt cao su, nhựa. Khi cởi bỏ

theo trình tự ngược lại. Bộ áo quần bảo hộ cởi ra được bỏ vào túi hoặc

thùng rác y tế có nắp. Trường hợp có thể dùng lại cần lộn mặt ngoài áo

choàng vào trong và treo lên mắc ở khu cách ly; quần, mũ, giày/bốt cần

được treo riêng, để riêng. Nếu mang khẩu trang hô hấp (N95...) thì khẩu

trang được cởi bỏ sau cùng. Sau khi cởi bỏ trang phục bảo hộ phải rửa lại

sạch bàn tay và súc họng, tra dung dịch khử trùng cho mắt.  

_______________________

   166

Phụ lục 3

GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÓA CHẤT KHỬ TRÙNG 

VÀ CÁCH SỬ DỤNG

1.  Cloramin: 

Cloramin nguyên chất là tinh thể bột, màu trắng có mùi chlo nhẹ có chứa chlo hoạt

tính ít nhất là 25%. Cloramin hoà tan trong 10 phần nước , 25 phần rượu và cho một

dung dịch nhớt. 

Cloramin B có công thức là C6H5SO2NClNa. 3H2O là loại chloramin được sản xuất

từ hợp chất có nguồn gốc là benzen. 

Cloramin T có công thức là C7H7 SO2NclNa. 3H2O  là hợp chất có nguồn gốc từ

toluen. 

Hiện dùng 2 dạng chế phẩm là bột Cloramin B hoặc T, có hiệu năng khử trùng

tương đương nhau. Tỷ lệ clo hoạt trong các chế phẩm bột cloramin B đang lưu hành từ

24% - 28%, tùy nhà sản xuất, tỷ lệ này giảm đi rất chậm trong quá trình bảo quản kín

(khoảng dưới 0,5% Clo hoạt tính/1 năm). Cloramin tan nhiều trong nước, tạo ra dung

dịch và giải phóng Clo hoạt động. Dung dịch Cloramin để ở nơi mát, tránh ánh sáng,

có nắp đậy có thể sử dụng 7-10 ngày sau khi pha. 

Dạng sử dụng: 

Có nhiều dạng sử dụng như: (i) Khử trùng vết thương, niêm mạc dùng dung

dịch nồng độ thấp 0,2 %; (ii) Khử trùng da hở hoặc vùng cơ thể ô nhiễm nồng độ 0,5%

- 1%; (iii) Khử trùng quần áo, đồ vải, nylon, dụng cụ y tế không phải là kim loại với

dung dịch 1% - 2%; (iv) Phun khử trùng mặt bằng ô nhiễm vi sinh như sàn nhà, mặt

đất, mặt tường, trang bị vận tải… dung dịch 2% - 2,5%. Chất thải bệnh nhân có chứa

nhiều muxin và các chất hữu cơ khác ở khu vực ô nhiễm ẩm và xốp cần được xử lý với

nồng độ cao: từ 5% hoặc cao hơn, tùy vào mức độ ô nhiễm mầm bệnh (với nồng độ

này không thể phun dung dịch, mà rắc trực tiếp bột cloramin vào đối tượng hoặc lên bề

mặt). Nồng độ cần thiết để khử trùng nước sinh hoạt khoảng 0,1% - 0,25% (nồng độ

cuối cùng) tùy mức độ ô nhiễm. Thời gian tối thiểu duy trì để hóa chất phát huy tác

dụng là 30 phút trong nhiệt độ trên 200

C, tuy nhiên thực tế thường duy trì 60 – 120

phút hay lâu hơn để clo hoạt phát huy tác dụng tối đa.

Dung dịch cloramin 1% được pha như sau: Hòa 100 gam Cloramin 25% (4 thìa

canh) vào 10 lít (10.000 ml) nước.  

Cách sử dụng: 

Có nhiều cách dùng Cloramin như: lau rửa, ngâm,  đắp (vết thương, da, niêm

mạc ô nhiễm…); ngâm và rửa, giặt giũ (đồ vải, dụng cụ…); phun bề mặt (đất, tường,   167

sàn, dụng cụ vận tải…); khử trùng bằng cách cho trực tiếp bột vào đối tượng ô nhiễm

(nước, thực phẩm, bệnh phẩm). 

- Đối với nguồn nước ô nhiễm vi sinh có thể tích nhỏ hoặc vừa phải trong phạm

vi hộ gia đình nên dùng Cloramin để khử trùng. Ví dụ để đạt được nồng độ dung dịch

Cloramin 0,1% (100 gram Cloramin vào 10 lít nước) và cho 1 bể nước có thể tích 1000

lít cần cho 1 kg bột Cloramin 25%, để ít nhất 120 phút trước khi dùng. 

- Đối với những nguồn nước có thể tích trung bình lại ở trong những điều kiện

phức tạp hơn (giếng đào, giếng khơi, bể ngầm lớn sau lũ lụt, nhiễm phân…) cũng có

thể khử trùng bằng bột cloramin hay nước Javen. Trước hết ước lượng dung tích nước

cần khử trùng, tính lượng bột cloramin (đạt nồng  độ cuối cùng khoảng 0,1%), pha

lượng bột trước trong một thể tích nhỏ nước trong (từ 10-20 lít) khuấy  đều,  đổ dần

dung dịch qua một phễu và dây cao su/nhựa dòng xuống tận đáy giếng, từ từ kéo ống

nhựa lên trong quá trình đổ dung dịch sao cho các lớp nước đều có dung dịch hóa chất,

có thể khuấy trực tiếp nếu giếng, bể nông. Thời gian duy trì nên kéo dài từ 12-24 giờ

trước khi sử dụng nước. Lý tưởng nhất là sau đó múc bỏ toàn bộ số nước này rồi dùng

nước thấm mới của giếng hoặc đưa nước mới, sạch vào bể để dùng. 

- Đối với những nguồn nước có khối lượng rất lớn (ao, hồ, khúc sông, kênh,

mương) bị ô nhiễm mầm bệnh không nên khử trùng bằng cloramin B trên toàn bộ khối

lượng nước vì rất tốn kém, lại có thể gây mất cân bằng sinh thái. Trong trường hợp này

tốt nhất là dùng biện pháp ngăn cấm việc sử dụng nước và thủy hải sản trong một thời

gian nhất định và không cho làm ô nhiễm thêm để tạo cơ chế nước tự làm sạch. Nếu

vẫn cần thiết phải sử dụng nước từ nguồn này thì nên lấy riêng lượng nước cần dùng

rồi áp dụng biện pháp xử lý với thể tích vừa và nhỏ (xem phần trên) hoặc đồng thời áp

dụng các biện pháp khử trùng khác như đun sôi. 

- Đối với bệnh phẩm hoặc thực phẩm ô nhiễm trước hết cần ước lượng thể tích

của vật phẩm ô nhiễm rồi cho bột cloramin theo đúng hàm lượng yêu cầu. Ví dụ 1 bô

bệnh phẩm ước có 500 ml chất chứa, nay muốn khử trùng ở nồng độ 5% Cloramin cần

cho khoảng 250 g bột Cloramin 25%. 

Cách dùng với những chế phẩm khác của bột cloramin (như dạng nước Javen,

dạng viên dập Cloramin…) cũng theo nguyên tắc pha chế tương tự như trên, cần chú ý

tới hàm lượng clo hoạt được ghi kèm với sản phẩm của nhà sản xuất.

- Lưu ý Cloramin là hoạt chất có tính oxy hóa khử cao nên khi dùng tránh lau,

ngâm, phun trực tiếp (nếu thấy không thật cần thiết) vào các vật dụng kim loại, đồ vải,

nhựa mầu và những vật liệu dễ bị o xy hóa.

   168

2. Formalin 

Là hóa chất dạng dung dịch của formaldehyd (Formalin dạng chuẩn chứa 40%

formaldehyd và 60% nước tinh khiết), có khả năng oxy hóa cao và do đó có tác dụng

khử trùng, kể cả đối với bào tử một số loại vi khuẩn. 

Dạng sử dụng: 

•  Khử trùng dụng cụ y tế, đồ vật cá nhân…ô nhiễm bằng ngâm, rửa trong dung

dịch formalin 30% - 40%, có tác dụng diệt nhiều loại vi sinh kể cả vi khuẩn

lao, những không có tác dụng với nha bào. Thời gian tiếp xúc tối thiểu  30

phút, ở nhiệt độ trên 200

C

•  Khử trùng không khí và bề mặt bằng cách xông hơi khí nóng (đun nóng trực

tiếp) hoặc phun dung dịch formaldehyd bằng máy phun thể tích nhỏ. Nồng độ

hóa chất cần đạt là 16-18 g formaldehyd/1 m3 không khí, tức dùng  khoảng 40-

50 ml formalin 40% cho 1 m3 không gian, trong nhiệt độ tối ưu trên 37oC và

không dùng khi nhiệt độ không khí thấp dưới 18o

C. Thời gian cho tiếp xúc tối

thiểu là 120 phút trong  điều kiện như trên. Biện pháp xông hơi hoặc phun

formaldehyd nên tiến hành cho những không gian càng kín càng tốt. Để khử

mùi vị cay khó chịu của formaldehyd tồn lưu nên dùng hơi amoniac (NH3) để

phun hoặc xông hơi trung hòa, với liều lượng 250 ml amoniac cho 1000 ml

formalin, tiếp xúc trong vòng 1-2 giờ sẽ khử hết mùi khó chịu. Nếu không có

dung dịch NH3 cần mở rộng cửa cho thông thoáng trong điều kiện không để ô

nhiễm trở lại không gian đã khử trùng.

3. Một số hóa chất khử trùng khác 

Dưới đây là một số loại hóa chất dùng vào những khâu khác nhau trong công tác

phòng chống lây nhiễm tại bệnh viện hoặc chống dịch tại cộng đồng.

Bảng 1: Hóa chất sử dụng cho khử trùng bàn tay và da hở

TT Hóa chất Thành phần Chỉ định Biệt dược

1 Cồn 70 độ Cồn 70 độ Khử trùng da  Cồn 70 độ

2 Cồn khô  Isopropanol 0,05% Khử trùng da Handgel,

Manugel

3 Cồn

chlorhexidine

Isopropanol/chlorhexidin

0,05%

Khử trùng da Clinicare,

Handrub

4 Chlohexidine

gluconate

Chlohexidine và sà phòng

2-4%

Khử trùng da Phytasep,

Microshille

   169

Bảng 2 : Hóa chất khử trùng dụng cụ, đồ dùng, bề mặt 

TT Tên hóa chất Thành phần chính Chỉ định

1 Nước Javen 12 Natri hypochlorid 12% Khử trùng dụng cụ, bề mặt

2 Chlorox 16 Natri hypochlorid 16% Khử trùng dụng cụ, bề mặt

3 Presept 2,5g Natri hypochlorid 2,5g/v Khử trùng dụng cụ, bề mặt,

bệnh phẩm…

4 Chlospray Natri hypochlorid 0,25% Xịt khử trùng bề mặt, dụng cụ.

5 Cidex Glutaraldehyde 2% Khử khuận dụng cụ, đề mặt

6 Anioxyde 1000 A xít peracetic 0,15% Khử trùng dụng cụ, bề mặt

______________________________________

   170

Phụ lục 4

GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG 

VÀ CÁCH DÙNG

1.  Nhóm clo hữu cơ 

Hiện không dùng diệt côn trùng y học do độc tính với người và động vật có vú

rất cao.

2. Nhóm lân hữu cơ 

- Malathion (Tên khác Cythion, OMS1): Hóa chất thuộc nhóm lân hữu cơ, tương

đối ít  độc với  động vật có vú. Thời gian tồn lưu dài (2-3 tháng sau phun tồn lưu).

Thường dùng dạng bột (phun hoặc rắc bột 4% - 5%) để diệt bọ chét. Phun tồn lưu nhũ

dịch 25% hoặc 86% và phun thể tích cực nhỏ (ULV) dung dịch 50% hoặc 95% để diệt

muỗi sốt rét hoặc muỗi vằn Aedes, với liều phun tồn lưu trung bình 2 g/m2, và phun

ULV 110-690 g/ha. 

- Ferutrothion (Tên khác Sumithion, Folithion): Có giải phổ tác dụng rộng với

nhiều loại côn trùng. Độc tính với động vật có vú khá cao nhưng ít độc với các loài

thủy sinh. Thời gian tồn lưu khá dài (2-3 tháng sau phun tồn lưu). Dạng sử dụng: (i)

Phun hoặc rắc bột 2%-5% trong vùng có bọ chét, mò, rệp, ruồi nhặng; (ii) Phun tồn lưu

nhũ dịch 50% trong nước, liều trung bình 1-2% để diệt bọ chét, muỗi; (iii) Phun ULV

dung dịch 95% liều 250 – 300 g/ha diệt muỗi.

3. Nhóm pyrethroid

Hiện đang được sử dụng rộng rãi để diệt côn trùng y học do giải phổ tác dụng

với nhiều loài côn trùng, trong khi độc tính với động vật có vú và người rất thấp. Sau

đây là một số dạng chế phẩm được dùng để diệt côn trùng trưởng thành trong vụ dịch:

- Permethrin (Tên khác Imperator, Ambush): Bền vững với ánh sáng và nhiệt độ

cao ngoài trời. Thường dùng để diệt thể trưởng thành của bọ chét, muỗi, mò, ve, chấy

rận, ruồi nhặng…Thời gian tồn lưu ở bề mặt cứng (gỗ, tường gạch) từ 1-3 tháng, ở vải

bông hoặc nylon không giặt từ 3-6 tháng. Dạng sử dụng: (i) Phun tồn lưu nhũ dịch

10%, 25%, 50% trong nước cho các bề mặt cứng với liều 0,2 – 0,5 g/m2; (ii) Phun

ULV dung dịch đậm đặc 95% với liều 5 – 10 g/ha; (iii) Dùng tẩm màn hoặc mành rèm

che cửa xua hoặc diệt côn trùng vào nhà. Nếu dùng permethrin 50% sẽ pha và tẩm màn

theo liều lượng cụ thể sau đây:

   171

Bảng 1:  Liều lượng pha permethrin tẩm màn chống muỗi

Loại màn Lượng  cho mỗi

loại màn

 Lượng dung dịch

cho 1 màn (ml)

 Permethrin (ml) Nước (ml) 

Màn tuyn đôi (16,5 m2) 6,6 694,3 700

Màn tuyn đơn (9  m2) 3,6 376,4 380

Màn sợi bông đôi (16,5 m2) 6,6 993,3 1000

Màn sợi bông đơn (9 m2) 3,6 546,4 550

- Deltamethrin (Tên khác: K-Othrin, OMS-1998): Ít bền vững và thời gian tồn

lưu ngắn hơn so với permethrin (khoảng 1 tháng), tuy nhiên hiệu lực diệt muỗi và côn

trùng khác cao hơn permethrin. Thường dùng để diệt muỗi trú đậu trong nhà hoặc nơi

có mái che, là hóa chất có hiệu quả cao trong chống dịch bệnh do côn trùng truyền. 

•  Dạng sử dụng: (i) Phun tồn lưu trên các mặt vật liệu cứng (tường, vách…)

liều 15 mg/m2 deltamethrin dạng bột thấm nước (WP) 2,5 % và 5%; (ii) Phun

ULV dạng khí dung hoặc phun khói nóng, liều 0,5 – 1 g/ha deltamethrin dạng

sữa (EC). 

•  Cách pha hóa chất và phun bề mặt: Deltamethrin dạng bột thấm nước rất dễ

hòa tan trong nước, do đó có thể pha hóa chất trực tiếp trong bình Hudson.

Cân đủ lượng hóa chất cho 1 lần phun (120 g loại 2,5% hoặc 60 g loại 5%) đổ

thẳng vào bình bơm, khóa vòi phun, sau đó đổ tiếp 8 lít nước trong, chú ý đổ

nhẹ, từ từ để bột không bắn ra ngoài. Đậy chặt nắp bình bơm, nghiêng bình

lắc nhẹ 5-6 lần. Đặt bình thẳng, bơm áp lực cho tới khi đồng hồ chỉ áp suất 5-

6 kg. Đóng khóa cần bơm trước khi đeo bình lên vai. Phun đều hóa chất lên

bề mặt sao cho cứ 1 bình (8 lít) phun vừa đủ 200 m2. Trong khi phun kiểm

tra đồng hồ áp suất 1-2 lần, luôn đảm bảo kim đồng hồ nằm trên hoặc trong

vạch xanh của bình Hudson.

-  Lamdacyhalothrin (Tên khác ICON): Thuộc nhóm Pyrethroid tổng hợp, hiệu

lực diệt côn trùng mạnh, thời gian tồn lưu ngắn hơn so với permethrin. Thường dùng

dể diệt muỗi và các côn trùng trú đậu trong nhà, có hiệu quả chống dịch cao. 

Dạng sử dụng: Bột thấm nước 10 WP đóng thành gói sẵn trọng lượng 62,5 g

dùng để pha 1 bình Hudson 8 lít/1 lần phun. Thường dùng phun tồn lưu  với liều lượng

30 mg/m2. Có thể dùng phun ULV diệt nhanh các thể trưởng thành của muỗi. Cách

thức pha hóa chất và phun giống như đối với deltamethrin.   172

Ghi nhớ là khi sử dụng hóa chất diệt côn trùng cần tôn trọng các quy định về an

toàn cho người sử dụng cũng như người dân, kể cả cho gia súc, gia cầm và thủy cầm.

Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trước khi pha hóa chất và phun. 

__________________________

   173

Phụ lục 5

GIỚI THIỆU THUỐC KHÁNG VI RÚT TAMIFLU

Hiện có nhiều loại thuốc kháng vi rút đang được sử dụng. Tài liệu này chỉ tập

trung giới thiệu về thuốc Tamiflu kháng với vi rút cúm A (H5N1) và các vi rút cúm gia

cầm khác.

Tamiflu  (Tên khác oseltamivir): thuốc kháng vi rút theo cơ chế  ức chế men

neuraminidase, do đó gián tiếp ngăn cản sự đột nhập của vi rút cúm vào trong tế bào.

Thuốc có tác dụng tốt với các loại vi rút thuộc nhóm Myxoviridae, trước hết là các vi

rút cúm A và B. Thuốc nhìn chung ít gây độc cấp tính với liều dùng hiện hành, tuy

nhiên cũng có một số công bố về tác dụng phụ trên hệ thần kinh nếu dùng liều cao hoặc

kéo dài.

1. Tác dụng điều trị: Chỉ định cho trường hợp ca bệnh cúm A(H5N1) xác định,

hoặc ca bệnh nghi ngờ (mới xác định về mặt lâm sàng và tiền sử dịch tễ).

Liều dùng điều trị: 

- Trẻ em từ 1 - 13 tuổi dùng dung dịch uống theo trọng lượng cơ thể: Dưới 15 kg

dùng 30 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày; Trẻ 16-23 kg dùng 45 mg x 2 lần/ ngày x 7 ngày;

Trẻ 24-40 kg dùng 60 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.

- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn: Dùng liều thống nhất 75 mg x 2 lần/ngày x 7

ngày liên tục.

2. Tác dụng dự phòng: Chỉ định cho những người có nguy cơ cao lây nhiễm vi

rút cúm A (H5N1) từ gia cầm, môi trường hoặc người bệnh (người tiếp xúc với gia

cầm ốm, với người bệnh cúm A/H5N1 xác định, với môi trường ô nhiễm cao vi rút

cúm gia cầm).

Liều dùng dự phòng: Thường dùng liều như áp dụng cho điều trị (tại mục 4.1)

nhưng chỉ dùng 1 lần trong ngày, trong 5 – 7 ngày, tuỳ theo mức độ, thời gian phơi

nhiễm với nguồn truyền nhiễm. 

_______________________   174

Phụ lục 6  

ĐÁP ÁN MỘT SỐ CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

Tên bài  Đáp án Ghi chú

Bài số 4 1:  E

2:  E

3:  A, C, E

4:  A, C

5: E

Bài số 6 1.1:  A,C,D,E

1.2:  A,B,D

1.3:  F

1.4:  A,C,D

Bài số 7 1.1:  A,C,D,E

1.2:  A,B,E

1.3:  A

1.4:  A,C

Bài số 8 1.1:  A,B,D

1.2:  E

1.3:  E

1.4: - A, B, C, F:  Đ (đúng)

       - D, E: S (sai)

Bài số 11 1.1:  F

1.2:  E

1.3:  A,B,C

1.4:  A,C,D

Bài số 13 1.1:  A,B,D,E

1.2:  A,B,C

1.3:  A,B,C

1.4:  A,C,E,F

175 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.  Bệnh viện Bạch mai - Tổ chức JICA: Tài liệu  đào tạo Kiểm soát nhiễm

khuẩn bệnh viện: Một số hoá chất khử trùng. Tài liệu nội bộ của Bệnh viện

Bạch mai. Hà Nội 2001.

2.  Bộ Y tế - Cục YTDP và Phòng chống HIV/AIDS: Dịch tễ học thực địa:

Điều tra vụ dịch. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội 2004.

3.  Bộ Y tế - Dự án Phòng chống sốt dengue/sốt xuất huyết dengue: Giám

sát, chẩn đoán và diều trị bệnh sốt dengue, sốt xuất huyết dengue: Giám sát

và phòng chống sốt xuất huyết (tr.11-48). Nhà xuất bản Y học. Hà nội 2006.

4.  Bộ Y tế. Dịch tễ, Lâm sàng, Điều trị và Phòng chống bệnh viêm đường hô

hấp cấp. Tái bản lần 2. Nhà xuất bản Y học.  Hà nội 2005.

5.  Bộ Y tế. Phòng chống dịch cúm A(H5N1) lây sang người: Quy trình xử lý ổ

dịch cúm A(H5N1). Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2006.

6.  Bộ Y tế. Tài liệu tập huấn giám sát, điều tra ổ dịch và các biện pháp đáp

ứng dịch. Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực Tiểu vựng sông

Mê Kông, Hà nội 2008.

7.  Cục Quân y. Điều lệ phòng chống dịch. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân,

2002.

8.  Đại học Y Hà Nội.  Thực hành Dịch tễ học: Điều tra, xử lý dịch. Nhà xuất

bản Y học. Hà Nội 2003.

9.  Đại học Y Hà Nội. Vệ sinh Môi trường Dịch tễ: Phần 1-Dịch tễ học cơ bản.

Nhà xuất bản Y học. Hà Nội 2001.

10.  Học viện Quân y. Dịch tễ học. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2007.

11.  Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh y học

12.  Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm

13.  Quốc hội nước CHXHCNVN. Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Hà

Nội,  tháng 11 năm 2007.

14.  Tổ chức Y tế Thế giới. Tài liệu hướng dẫn phòng chống sốt dengue và sốt

xuất huyết dengue: Các biện pháp phòng chống véc tơ (Bản dịch tiếng Việt).

Nhà xuất bản Y học. Hà Nội 2001.

15.  Trần Văn Tiến (Chủ biên). Giám sát và kiểm soát bệnh truyền nhiễm  ở

người: Điều tra dịch , tr.42 -51. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội

2003.

16.  Alan J.Silman, Gary J. Macfarlane.  Epidemiological Study: a Practical

Guide. Second Edition; Cambridge University Press, Cambridge England,

2005.

17.  David L. Heymann.  Control of communicable diseases manual (18 th.

Edition). An official report of the American Public Health Association.

Washington, USA 2004.  

176 

18.  Gerhard Rehwald. Militarhygiene und Feldepidemiologie. Militarverlag der

Deuschen Demokratischen Republik, 1987.

19.  Infectious substances shipping guidelines – the 8th

edition. IATA,2007.

20.  Jan A.Rozendall. Phòng chống vật truyền bệnh: Các phương pháp phòng

chống cho cá nhân và cộng đồng. Nhà xuất bản Y học. Hà nội 2000.

21.  Johnson FB (1990).  Transport of viral specimens. Clinical Microbiology.

Rev.3: 120-131.

22.  Laboratory biosafety manual – the 3th edition –WHO-2004.

23.  Lennette DE (1995).  Collection and preparation of specimens for

virological examination, pap. 868 -875.  

24.  Polio Laboratory manual. 4th

 edition (2004).  Specimen receipt and

processing, pp.81-87. WHO/IVB/04.10.

25.  Principles of Epidemiology. An Introduction to Applied Epidemiology and

Biostatistics, CDC.

26.  Steven M. Teutsch - Principles and Practice of Public Health Surveillance.

Oxford University Press 1994

27.  VAPM-NIHE-WPRO/WHO. Training Manual for Communicable Disease

Surveillance and Response Course for  Provicial and District Health Staff

Vietnam: Implementing Outbreak Control measures. Vietnam MoH, Hanoi

Oct.2002.

28.  WHO. Avian influenza . Available from:

http://www.who.int/csr/disease/avian_influenza /index.html

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: