[X1] Tử thần và nàng thơ

TW: lãng mạn hóa sự bạo hành (romancetizing abuse), bạo hành thể xác, nhắc đến chế độ phát xít, hội chứng Stockholm, hội chứng Lima, cưỡng chế môi trường sống, tấn công một cá nhân không có năng lực hành vi dân sự, tâm thần cá nhân không ổn định,...

Như bao người theo nghiệp cầm cọ khác, маковый* cũng có cho riêng mình một nàng thơ. Một nàng thơ đẹp mắt, vừa tay, ngoan ngoãn im lặng làm mẫu cho ông. Nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận, thứ duy nhất giữ ông lại thế gian tàn nhẫn này, bên dưới tầng hầm nơi vây quanh nàng là tranh của nàng ở mọi góc độ như một kẻ bám đuôi cuồng si biến thái.

Nàng thơ của ông mang danh "tử thần", với đôi mắt đen vô hồn của cái chết và mái tóc nhung tuyền tựa màn đêm vĩnh cửu. Với gương mặt lạnh nhạt của mùa đông nơi Москва* hoa lệ, và làn da nhợt nhạt của sự bảo bọc yêu chiều — bằng tất cả tình yêu của маковый.

Tử thần, nàng thơ của маковый, là một người đàn ông, một tên phát xít bị bạo hành đến không còn khả năng nói chuyện và suy nghĩ như một con người nữa. Ông gặp hắn vào những năm sáu mươi, vẻ đẹp khắc khổ khốn cùng của hắn đã đeo bám và bóp méo tâm trí ông. Một vẻ đẹp ám ảnh ma mị, với sầu khổ thống hận sâu trong đôi mắt mờ đục sau hai hàng lệ.

Một tạo vật hoàn hảo của sự tàn phá, một kẻ đáng thương chỉ có thể sống nhờ sự thương hại của người khác, một con người bị đày đọa chỉ có thể sống như một con thú vật. Một thứ tồn tại chỉ để mua vui. Một món đồ đẹp đẽ trưng bày trước cửa kính cửa hàng sang trọng mà đứa trẻ tên маковый sẽ chẳng bao giờ có được trong tay...

Ngày nào cũng vậy, sau khi luyện vẽ tranh xong, ông đều lén lút đứng trước cửa căn dinh thự của viên chức giàu có nọ mà ngóng trông và tưởng tượng đến gương mặt hoàn hảo của hắn. Đêm đêm nhớ nhung hắn đến mất ngủ. Cuốn sổ tay của ông có hơn hai trăm trang, và trong đó có một trăm chín mươi trang là vẽ gương mặt tội nghiệp của hắn. Cuồng si đến biến thái và mê muội, ông tìm mọi cơ hội để được chạm tay vào cái xoáy nước nhấn chìm ông trong nghiện ngập...

Ông và hắn, tưởng phận gió mây và cỏ rác không bao giờ có thể nắm tay, cả đời chỉ có thể giương mắt nhìn nhau trong vô vọng. Nhưng rồi...

Năm chín mươi đến cùng với sự sụp đổ của Liên Xô. Đất nước hỗn loạn, tàu di cư kéo nhau đi nườm nượp. Ông họa sĩ vốn không có người thân, nhà cửa cũng chẳng có, thứ duy nhất có giá trị mà ông còn trên mình là số tiền ít ỏi dằn trong túi áo.

Không còn luyến tiếc gì ở đất nước này, thứ duy nhất níu chân маковый lại chính là tên phát xít nọ. Thứ dịch bệnh đáng kinh tởm của nhân loại sống như một con ký sinh trùng trong ống nghiệm. Ông lê chân bước đến căn dinh thự hoang tàn, và quyết định bước vào bên trong lần thứ hai chính là thứ mà cả đời này ông không bao giờ hối hận.

Bên trong đống đổ nát là con chó vô chủ đang nằm thoi thóp chờ đợi. Ông sợ rằng mình gặp ảo giác, nhưng cảm giác ấm nóng của da thịt trong lòng bàn tay làm ông vui sướng reo lên khi cuối cùng cũng được một lần thấy lại thứ đẹp đẽ ấy.

Tất nhiên là tên phát xít sợ con người sau ngần ấy năm bị đánh đập, hắn khóc la, cả người run bần bật, và cơ thể của hắn gập lại theo phản xạ. Kể cả tiếng thét của hắn cũng thật hoàn hảo như một giai điệu chói tai của sự sống. Ông vội lấy miếng bánh ăn dở gói trong giấy báo ra đưa đến trước mặt hắn, cảm giác khi kẻ tội nghiệp nước mắt tèm lem vịn lấy tay ông mà hấp tấp, tham lam cắn xé làm маковый nhận ra lý do vì sao nhiều người vẫn hay đem thức ăn cho những con chó bị bỏ đói.

Thuần hóa con thú hoang thật dễ dàng, hắn bắt đầu bám theo ông vì theo mặc định ông là chủ nhân mới của hắn. Cảm giác như mục tiêu duy nhất của đời mình đã hoàn thành, mặc kệ việc chưa có định hướng cho tương lai nơi đất lạ, ông vẫn vui vẻ mà cảm tạ Chúa vì món quà tuyệt vời Ngài ban cho ông như phần thưởng của nhiều năm chịu khổ.

Người họa sĩ già mang tên phát xít đi, di cư cùng ông trên con tàu đông đúc. Cả hai lang thang cùng nhau ở những đất nước lân cận, ngủ bên vệ đường, ăn đồ thừa, vẽ tranh bán và xin tiền từ sự thương hại của người giàu. Nhờ vẻ ngoài ốm yếu tội nghiệp và quẩn trí của tên phát xít mà nhiều người bố thí cho hắn, hệt như một con mèo chiêu tài may mắn, một ngày ít nhất cũng đủ mua một cái bánh mì.

Được cho ăn uống đầy đủ và nhẹ nhàng trìu mến mà chăm sóc nên mối quan hệ giữa cả hai dần dần phát triển. Hắn không còn khó chịu rụt mình hay la hét mỗi khi bị маковый chạm vào nữa, vì hắn biết ông là người không bao giờ tổn thương hắn vô cớ, nên hành xử nhiều lúc như một con chó trung thành quấn lấy chân ông mà làm nũng. Những lúc như thế ông sẽ mỉm cười mà đưa tay xuống nhẹ nhàng gãi đầu hắn, vì nhận thức của hắn cao lắm cũng chỉ dừng lại ở loài bốn chân.

Có những đêm hắn co giật do cơn nghiện loại thuốc phiện quỷ quái từng bị ép tiêm trong thời gian dài dưới sự giam giữ của viên chức nọ. Ban đầu ông chẳng biết phải làm gì với cơn co giật của hắn, cứ ngồi đấy mà ôm nàng thơ của đời mình, cho hắn ngoạm lấy tay ông để hắn không cắn phải lưỡi. Vuốt ve dịu dàng thỏ thẻ an ủi hắn và cầu nguyện xin Chúa đừng cướp nàng thơ của ông đi. Cho đến khi một vài tên vô gia cư khác nói ông nên cho hắn dùng LSD* thì cơn đói thuốc của hắn mới dần đỡ hơn.

LSD không dễ kiếm được, vì vậy khi mua được một viên thì cả hai chia đôi, nắm tay nhau mà phê pha trong ảo giác. Có lẽ nó đúng thật là "thuốc tiên" cứu rỗi, bởi vì chỉ khi ngậm acid, tên phát xít khốn khổ mới mỉm cười dù tất cả chỉ là ảo mộng và thuốc gây nghiện.

Rồi khu cả hai sống nổ ra xung đột băng đảng, không còn an toàn cho những kẻ yếu ớt đơn độc chỉ biết lò mò dưới đất xin ăn nữa. Người họa sĩ trung niên dùng hết khả năng đàm phán của mình mà năn nỉ chủ tàu chở hàng cho cả hai đi nhờ, dù là nhét ở khoang cá cũng được. Sau khi vét sạch túi tiền đút lót, маковый được nhận làm chân chạy việc vặt trên tàu hàng cho đến khi tàu cập bến cảng Le Harve*.

Khoảng thời gian trên tàu không quá khó khăn với ông, nhưng tên phát xít ghét — "sợ" thì đúng hơn — những chỗ đông người. Ngày nào ông cũng nhốt hắn trong phòng, một gian nhỏ từng đựng chổi, cọ lau sàn với cánh cửa và kê thêm một chiếc giường. Hắn khá thụ động, tâm trí bị bào mòn đến mức hắn có thể ngồi im không động đậy như một món đồ trang trí. Rất có tố chất làm mẫu vật, và từ đó ra đời bức vẽ tả lại cảnh hoàng hôn trên biển với gương mặt nàng thơ của đời ông - bức tranh đầu tiên sau năm năm lưu lạc - hoàn thành một cách thật vội vã trong những ngày cuối cùng khi tàu cập bến.

Thích nghi với nơi ở mới thật khó khăn khi tất cả những gì mà ông họa sĩ biết về thành phố của tình yêu nơi cả hai sẽ sống từ giờ đến mãi mãi về sau là le présent* và le passé composé*. Nhưng ông có hy vọng, và cuộc đời sẽ chẳng bao giờ bạc đãi một kẻ có hy vọng cả, hy vọng là vậy!

Rồi thì mọi thứ cũng đâu vào đấy, làm việc ban ngày, vẽ tranh ban đêm, ăn uống tiết kiệm đến nổi ông xin bánh bị cháy của những hàng bánh về ăn, dành dụm tích góp từng đồng suốt hai năm rưỡi; người họa sĩ trung niên thuê được căn hộ đầu tiên trong đời bằng tiền của mình kể từ lúc ông cầm cọ. Đêm hôm đó, từng centimet của căn hộ thuê rẻ tiền ẩm thấp được ông họa sĩ đo đạc ngắm nghía cẩn thận. Một gian phòng rộng cỡ hai mươi lăm mét vuông, giấy dán tường mốc meo rỉ nước, sàn gỗ kêu cọt kẹt, với một tấm nệm cũ xù xì.

Một nơi mà ông thật sự sở hữu, một nơi không bị gió hú giật mình giấc nửa đêm, một nơi không bị chèm nhem bởi mưa lớn, một nơi mà ông có thể đóng cửa riêng tư cùng nàng thơ của mình...

Đêm đó, ông bày màu và khung tranh ra và bắt đầu vẽ. Chép lại từng đường nét của ánh đèn dầu ôm ấp da thịt, một đôi mắt vô hồn nhưng lại cuống hút như xoáy nước bẫy tử, và...

маковый dừng cọ trên đôi môi không biểu lộ bất kỳ cảm xúc gì của tên phát xít, đúng, ông đã có được hắn, đã có được "nàng thơ", nguồn cảm hứng vô tận của mình, thứ mà ông chắc rằng nếu có được trong tay thì ông sẽ là một danh họa tài ba...

... Thế thì tại sao nhìn khung tranh này bên trong ông lại ngứa ngáy như thể bị cắp mất linh hồn của bức vẽ?

Ông chắc chắn rằng khả năng của mình đã tốt hơn lần cuối cùng mà ông vẽ chân dung của hắn - có lẽ là khoảng ba mươi năm trước - ông đã dành rất nhiều thời gian học hỏi sách vở và người trong ngành. Rất nhiều người khen ông vẽ có hồn, vẽ đẹp, sẵn sàng chi gấp đôi để được vẽ trước.

... Nhưng nhìn cái "thứ" trước mặt mình đây, ông không thể nào dám ngước mặt lên cao mà gọi nó là tác phẩm nghệ thuật được.

Còn thiếu một cái gì đó, một cái gì đó quan trọng như cốt lõi của sự sống, linh hồn của vạn vật. Một thứ vô cùng quan trọng mà ông đã quên mất...

маковый giật mình bởi một tiếng rên rỉ trong bàn tay. Ông nhìn xuống, tử thần nhỏ bé của ông đang mất kiên nhẫn mà ngoạm lấy tay ông bằng những cái răng nhọn hoắc nhưng thật dịu dàng.

- Xin lỗi Ирис*, ta bỗng nhớ lại chuyện xưa ấy mà!

Rồi ông họa sĩ già ngồi xuống, nền tầng hầm bằng xi măng đã được ông phủ lại bằng những tấm thảm mịn, để Ирис của ông có thể thoải mái lăn lộn mà không sợ trầy xước và có thể ngủ ở bất kỳ chỗ nào hắn muốn.

Ирис - cái tên mà ông gọi tử thần - nhoài người đến nhìn ông bằng con mắt đen đục chỉ có duy nhất một tia sức sống. маковый mỉm cười đặt đĩa bánh lên hai tay đang xòe ra của hắn. Hắn nhẹ gật đầu một cái cảm ơn rồi bắt đầu ăn. Loại bánh mà hắn thích nhất là bánh bí ngô nướng với kem béo, mỗi tuần nếu hắn ngoan ngoãn ông sẽ thưởng cho hắn một miếng. Nhìn dáng vẻ vụng về ăn uống của hắn làm người họa sĩ già bật cười thành tiếng.

Sau khi ăn xong bánh, ông đưa cho tên phát xít một cốc nước ép, hắn nghiêng cốc nuốt ừng ực từng ngụm lớn. Sau khi uống xong thì hà hơi một cái. Thật tràn đầy sức sống!

- Nào, Ирис, em biết phải làm gì tiếp theo chứ?

Tên phát xít nhìn ông một lúc, bộ não nhão nhoẹt của hắn đang cố suy nghĩ, rồi hắn gật đầu. Ирис đứng dậy, cởi chiếc áo phông mỏng dễ chịu ra, để lộ những mảng tím tái ở bụng như tranh trường phái ấn tượng.

- Chao ôi... đẹp đẽ làm sao...!

Ông họa sĩ thì thầm, bàn tay nhăn nheo tiến đến ấn nhẹ vào những vết bầm, một tiếng hít sâu đau đớn khiến ông càng thêm phấn khích mà tiếp tục mò mẫn khoang bụng bầm tím của nàng thơ.

Những vết bầm còn mới nên giữ được màu tím xanh, sau vài ngày nữa sẽ bắt đầu xuất hiện những đốm vàng. Lúc đó hoa diên vĩ sẽ lần nữa mà nở rộ, và người họa sĩ già sẽ có thể chiêm ngưỡng ánh tàn dương rực rỡ mà mình tôn thờ suốt hơn năm mươi năm nay...

- Mỹ lệ thay...

Ông thì thầm, những ngón tay già cỗi mân mê mơn trớn trên làn da mỏng manh mang hơi ấm của sự sống. Hoa diên vĩ của ông thật đẹp đẽ và sống động, có lẽ đã đến lúc để tưới nước cho hoa thêm sức sống rồi...

- Ирис, em lấy giúp ta giá đỡ nhé.

Tên phát xít gật đầu, hắn quay lưng bước đến một góc của tầng hầm, nơi dựng giá gỗ và chân chống camera. Hai cánh tay khẳng khiu mỏng manh của hắn ôm chặt những cái chân gỗ cẩn thận mà đem đến đặt xuống ghế của ông họa sĩ, trong lúc ông họa sĩ già đi lấy khung vải và bảng pha màu.

маковый bước đến góc trái tầng hầm, nơi được che kín bởi một tấm màng cửa mỏng bằng vải trắng. Ông kéo màng cửa ra, để lộ góc phòng chất đầy tranh ảnh như một tín đồ cuồng si biến thái thờ phụng vị tà thần độc ác của mình - tử thần. Những bức tranh tím bầm, phủ nhầy nhụa bởi máu, những biểu cảm đau đớn, những giọt nước mắt,... chiêm ngưỡng bộ sưu tập lớn nhất của mình khiến ông thỏa mãn mỉm cười.

Người họa sĩ già bước đến cái ghế gỗ chất đầy họa cụ, lấy một cái bảng màu bằng gỗ và vài tuýp màu thường dùng để pha màu với cọ vẽ đựng trong xô nước nhỏ. Ông đem chúng đến nơi Ирис đang dựng khung gỗ lên và thưởng cho nàng thơ của mình một cái hôn lên tóc.

маковый đặt bức tranh chưa hoàn thiện thứ một trăm tám mươi bảy, khung gỗ cỡ vừa với bố cục tranh nửa cơ thể của tên phát xít ở góc chính diện đặt lên giá đỡ, ông nhúng cọ lông thỏ vào nước rồi quét đều lên mặt sau của khung vải để mặt vẽ nở đều ra và bám màu. Sau đó khóa cạnh của khung vẽ bằng những cái chìa gỗ lại, rồi phun nước bằng chai xịt để màu vẽ trên khung tranh ướt lại, thuận tiện cho việc trộn màu. Ирис chăm chú nhìn ông làm việc, tử thần của ông rất có hứng thú với việc nhìn ông vẽ tranh và rất giỏi làm mẫu vật.

- Giờ thì, để khởi động trước khi hoàn thành bức tranh này..._ ông họa sĩ bước đến gần tên phát xít đang mơ mộng nhìn khung tranh, một tay ông đặt lên vai gầy, tay còn lại nhẹ xoa nắn gương mặt trắng nhạt thiếu sức sống - Chúng ta chỉnh lại mẫu vật nhé, Ирис?

Tên phát xít nghiêng đầu rồi nhắm mắt lại thể hiện hắn đồng ý, маковый yêu chiều thưởng cho hắn một cái xoa đầu rồi tung một cú đấm hết lực vào má phải khiến cả cơ thể gầy yếu của hắn ngã xuống. Một tiếng kêu yếu ớt, đau đớn phát ra khỏi cổ họng Ирис.

маковый liếm vệt máu dính trên nắm tay của mình, có vị của kim loại; ông đè lên người của Ирис, một tay thộp chặt cổ của tên phát xít, một tay liên tục đấm vào mặt nàng thơ không có khả năng phản kháng của mình. Cứ mỗi cú đấm ra, ông lại ngọt ngào mà nói:

- Ta làm chuyện này là vì ta thương em... em biết mà! Đúng chứ, Ирис của ta?

Không cần nghe đến câu trả lời của Ирис, bởi vì ông họa sĩ biết hắn cần ông, phụ thuộc vào ông đến nhường nào. Hắn không thể sống thiếu ông và ông cũng vậy. Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy hắn là nàng thơ định mệnh của ông.

Đôi tay nhăn nheo siết chặt cái cổ nhỏ mạnh đến mức ông có thể cảm nhận được máu chạy trong huyết quả bên dưới làn da mỏng. Những tiếng thở khò khè qua mũi nhiễu đồm độp máu làm маковый càng thêm phấn khích...

- Nhìn em kìa... lộng lẫy làm sao...!

Ông họa sĩ tiếp tục đấm, đấm cho đến khi mũi của tên phát xít chảy máu ròng ròng, má phải tím tái, mắt trái sưng húp, và thứ âm thanh duy nhất nàng có thể phát ra là một tiếng khóc nhu mì bại trận.

маковый dừng lại thở dốc, bên dưới thân ông là một cơ thể rã rời, bấy nát của máu và thịt trộn lẫn nước mắt. Những tiếng thở thô ráp, yếu ớt thoát ra khỏi cổ họng bầm tím làm ông hối hận vì không chuẩn bị máy ghi hình biết bao nhiêu. Ông ôm lấy khuôn mặt bầm dập ấy lên, ngọt giọng suýt xoa và lau đi những giọt nước mắt bằng hai ngón cái.

- Làm tốt lắm! Em thật hoàn hảo, Ирис của ta!_ chiếc khăn tay trắng trên tay ông họa sĩ hóa đỏ do lau máu mũi cho tên phát xít, ông dịu dàng xoa xoa vết bầm trên gương mặt nhợt nhạt như thể kẻ đã đánh hắn bầm dập không phải ông - Thật đẹp đẽ... nàng thơ của ta...

Những tiếng kêu khô khốc, yếu mền khắc khổ phát ra. маковый nhẹ xoa nắn gương mặt đầy máu ấy, yêu chiều mà nựng nịu cho đến khi Ирис ngừng khóc, ông mới đi đến chỗ giá vẽ mà bắt đầu pha màu.

Tiếng lông cọ mảnh cào lên mặt vải vẽ và tiếng thở khó khăn là những âm thanh duy nhất tồn tại trong không gian riêng của máu và nước mắt. Ông họa sĩ mê mẩn quan sát mẫu vẽ, nàng thơ của mình, đang nằm thoi thóp trên thảm mềm. Đáng thương và thảm hại làm sao, cái cách mà cơ thể bé nhỏ gầy gò ấy co lại, lồng ngực giãn nở thút thít trong đau đớn...

Mảnh ghép mấu chốt mang lại sự sống cho những tác phẩm cùa маковый đến từ nỗi đau của một tên phát xít. Sự sáng tạo của ông như một chiếc máy cũ kỹ cầu kỳ yêu cầu một thứ nhiên liệu đắt đỏ khó tìm - đó chính là chứng kiến sự tàn bạo của bản thân in hằn lên làn da tái nhợt của Ирис. Và thật tình cờ làm sao, Ирис của ông trông lại hoàn hảo nhất là khi phủ đầy bởi vết tím và máu đỏ.

Ông họa sĩ bắt đầu ngân nga bài hát mà những cô ca sĩ thường hát ở phòng trà, một bản tình ca gửi đến người nắm trọn trái tim của mình dù ông thừa biết tên phát xít sẽ không bao giờ phản ứng lại với thứ gì khác ngoài đồ ăn và màu vẽ.

Những nét màu chồng lên nhau, tạo thành mảng màu da sống động chi tiết tả lại nỗi đau của tử thần gây ra bởi tông đồ trung thành nhất của hắn. Họa lại đường nét cơ thể phẳng lì, cong vẹo và tong teo của sự đói kém là tông da chấm phá bằng màu đỏ của sự sống và màu tím của sự phá hủy.

- Ôi chao... hoàn hảo quá...

Ông cảm thán mà kêu lên, không kìm được sự xúc động trước tạo vật đẹp đẽ của sự hủy hoại mà bấu chặt lấy lòng bàn tay đến bật cả máu. Người họa sĩ già nhanh tay đi nét cọ nhúng màu, như thể ông đang trong những năm hai mươi sung sức của mình, đam mê nghệ thuật lần nữa cháy bỏng trong ông như cái ngày ông xách cặp ra khỏi nhà để lập nghiệp. Nàng thơ - tử thần - chính là thứ ánh sáng duy nhất cứu rỗi ông khỏi thế gian bạo tàn nghiền nát mọi ước mơ và hi vọng này.

Ông họa sĩ ngồi vững một chỗ suốt nhiều giờ liền để khắc họa lại rõ ràng và chi tiết nhất tình trạng bấy nát của Ирис, từ lúc tên phát xít còn ươn ướt đáy mắt nức nở kêu lên, cho đến khi hắn dứt hẳn tiếng khóc mà ngồi bật dậy chơi với những tuýp màu đắt đỏ vẽ nguệch ngoạc bằng cọ lông thỏ trên giấy bông đắt tiền đặt riêng. маковый chú tâm vào mục tiêu duy nhất của mình, cho đến khi ông chết thì ông phải vẽ được bức tranh đẹp nhất, chi tiết nhất cho tử thần của ông.

Bức tranh hiện tại đẹp, nhưng vẫn chưa phải là đẹp nhất. Nhưng ông không buồn, bởi vì nó sẽ là một bậc thang hoàn hảo để ông đi đến đỉnh điểm của sự hoàn hảo. Chỉ cần nàng thơ tử thần - Ирис - vẫn còn bên ông thì ông vẫn sẽ tận tụy mà vẽ. Nếu tay thuận mất đi thì ông sẽ vẽ bằng tay trái, nếu cả hai tay đều liệt thì ông sẽ vẽ bằng chân. Còn nếu bị chặt đứt cả tứ chi thì ông sẽ cắn cọ trên răng để vẽ. Ông sẽ cống hiến cho vị tử thần của mình cho đến giọt máu cuối cùng...

- Ôi, Ирис của ta... xem em hoàn hảo chưa này!

маковый hào hứng quay khung tranh lại khoe với Ирис, hắn đang mải mê vẽ những cục màu trộn lẫn vào nhau không theo một thứ tự gì cả, ông họa sĩ già búng tay thu hút sự chú ý của hắn, đôi mắt đen đục ngầu thiếu sức sống ngước lên nhìn ông như đang thầm chất vấn tại sao ông lại làm gián đoạn đồ chơi của hắn.

Tên phát xít nhìn bức vẽ của ông một lúc rồi đưa tay lên xoa nắn vết sưng trên mặt, sau đó liền rít lên trong đau đớn. Người họa sĩ già cười lên rồi đặt khung trang lên giá vẽ để phủ dầu khóa sơn lên. Sau khi treo tranh vẽ lên tường để khô, ông mới mở kệ thuốc nhỏ lấy thuốc sát trùng và băng gạc mà nhẹ nhàng xử lý vết thương cho tên phát xít.

Ирис để yên cho ông muốn làm gì với hắn thì làm, bởi vì tâm trí giản đơn của hắn hiện đang tập trung trong "bức tranh" đầy sắc màu của mình. маковый mỉm cười nhìn tên phát xít vẽ bằng ngón tay khiến màu giây ra khắp giấy, chỉ là một niềm tự hào nho nhỏ khi thấy hắn bắt chước hành động ông thôi.

- Đẹp lắm Ирис! - Ông họa sĩ cầm bức vẽ lên ngắm nghía rồi khen ngợi, cắt băng keo dán lên tường thẳng hàng cùng với những bức vẽ nghuệch ngoạc khác - Bộ sưu tập của em cũng nhiều rồi đấy. Một ngày nào đó ta sẽ làm mẫu vẽ cho em!

Tên phát xít nghiêng đầu nhìn những bức vẽ trên tường rồi tiến tới ôm chân của маковый. Ông mỉm cười đặt tay lên đầu hắn xoa xoa, nếu thế giới này chỉ đơn giản có ông và tử thần thì tốt biết bao, khi đó ông sẽ có thể tự do mà xây một viện bảo tàng riêng để treo tất cả những bức tranh của nàng thơ mà không sợ dị nghị dòm ngó...

Ирис níu lấy tay của ông đặt lại lên đầu khi ông ngừng xoa đầu hắn. Một hành động của sự đói tình khi tử thần của ông chỉ quanh quẩn dưới tầng hầm hơn mấy chục năm nay. Gương mặt như được Chúa đặc biệt tận tay trạm trổ toác ra một nét đẹp trường tồn của thần chết, những nếp nhăn của thời gian ăn mòn tuổi xuân chưa từng xuất hiện trên gương mặt ấy, khác với gương mặt nhăn nheo điểm đốm đồi mồi của маковый...

Ирис chưa từng lão hóa dù là một ngày, có lẽ vì hắn thật sự là một vị tà thần nào đó lạc lối giữa dương gian và ông đã may mắn mà nắm được thứ nét đẹp thần thánh trong tay. Hoặc hắn là loài quỷ ma, trồi lên từ địa ngục và bước đến nơi đây để phá hoại thường thức, nhuốm chàm ô uế tâm trí của ông, mất đi nhân tính mà biến người họa sĩ già thành một kẻ cuồng si biến thái nghiện thứ chất cấm mang tên "bạo lực" mà đem nó lên tôn thờ như tiên dược.

Ông tôn thờ sự đẹp đẽ đáng sợ của bạo lực và phá hủy. Tôn thờ thứ hỗn tạp nhơ nhuốc đến từ sâu thẳm dưới mười tám tầng đất địa. Tôn thờ và ái mộ rồi đem tất cả những xúc cảm đó đập nát nàng thơ của mình như một con búp bê sứ chỉ để tìm kiếm sự hoàn hảo của ánh dương lụi tàn như một con nghiện đói thuốc.

Dù hắn có là Midas hay Medusa* thì маковый vẫn tình nguyện dâng hiến sinh mạng cỏn con này lên trong bàn tay hắn để được một khắc giây vinh hạnh mà lọt vào tầm mắt cao quý của nàng thơ. Nếu hắn là thạch cao thì ông là Michelangelo*, nếu hắn là sự bất hạnh thì ông chính là Leonardo Da Vinci*...

... Thật ra thì dù hắn có là gì đi chăng nữa thì cho đến cuối đời mình ông cũng đã cống hiến hết tuổi xuân và tài mọn cho vị tử thần độc ác của mình rồi. Dù có phải vĩnh viễn cháy trong hỏa ngục, ông cũng vui vẻ mà ôm lấy nàng thơ của mình, cùng hòa làm một trong vạc dầu sôi lửa đỏ.

Tiếng chuông cửa thô lỗ cắt ngang khoảnh khắc của hai người, маковый ngước lên nhìn cửa tầng hầm, một biểu cảm chán ghét hình thành trên gương mặt già cỗi. Ông thì thầm với tên phát xít, ánh mắt tràn đầy mê đắm:

- Bọn nhà báo thật phiền phức, nhỉ Ирис?

Tên phát xít không nói gì cả mà buông chân của ông ra như đã ngầm hiểu được ý. Ông họa sĩ mỉm cười tặng hắn một cái hôn lên tóc mềm rồi từng bước đi lên cầu thang như chẳng muốn lìa xa. Trước khi mở cửa trở về với một thế giới nơi ông phải giấu kín tuyệt tác của đời mình đi vì những kẻ phàm phu này chẳng bao giờ biết được giá trị thật sự của nghệ thuật trong tàn phá, ông quay đầu nhìn hắn lần cuối, nhìn dáng vóc nhỏ nhắn, với gương mặt bầm dập đang tìm một tư thế để nằm xuống trong ổ chăn gối dày cộm thoải mái như con mèo lười biếng.

- Au revoir, mon amour*.

Và rồi, chìm lại trong bóng tối cô độc chỉ còn mình Third Reich với những tiếng thở thô cằn sầu khổ của hắn...

    

Notes:

*маковый (makovyy): hoa anh túc (poppy) trong tiếng Nga, nở vào tháng năm đến đầu tháng sáu; hạt hoa anh túc được dùng để tạo ra heroine, ví rằng ông họa sĩ thì đã nghiện cái đẹp đẽ của sự tàn bạo hằn lên da N.

*Ирис (iris): hoa diên vĩ (iris) trong tiếng Nga, nở vào tháng chín; là tên gọi mới của N, vì những vết bầm tím xanh chuyển sang vàng giống như màu của hoa diên vĩ.

*Москва (Moskva): Mát-cơ-va, thủ đô của Nga.

*LSD: Có tên khác lyrergic acid diethylamide (tên lóng là "acid") là một chất ma tuý đang được lưu hành rộng rãi ở nhiều nước. LSD được sản xuất dưới dạng bột trắng ngà viên con nhộng, viên giấy, viên nén hàm lượng khác nhau từ 20 đến 500 microgam. LSD là một chất gây ảo giác mạnh được chiết ra từ một số cây thực vật. Được tạo ra vào năm 1938 bởi Albert Hofmann, được khuyến khích sử dụng như "thuốc tiên" vào những năm 1960, và bị coi là bất hợp pháp vào năm 1968 (ở Hoa Kỳ).

*cảng Le Harve: Le Havre là một Thành phố cảng của Pháp trong vùng hành chính Normandie, thuộc tỉnh Seine-Maritime, quận Le Havre. 

*le présent (cấu trúc tiếng Pháp): diễn tả một hành động đang xảy ra.

*le passé composé (cấu trúc tiếng Pháp): diễn tả một hành động đã xảy ra. 

*Midas và Medusa: Midas có khả năng biến mọi thứ mình chạm tay vào thành vàng, và Medusa thì có khả năng hóa đá người khác khi nhìn vào mắt mình.

*trích câu nói của Michelangelo: "I saw the angel in the marble and carved until I set him free."

*Đời của Leonardo Da Vinci khổ vl nên ông họa sĩ ví N đeo bám ông dai dẳng như bất hạnh đeo bám Da Vinci.

*au revoir, mon amour: "tạm biệt, tình yêu của ta" bằng tiếng pháp.

Đm tôi viết fanfic cho fic của chính mình lúc 12 giờ đêm, tận cùng của tuyệt vọng *broken heart emoji*.

Lưu ý: vì đây là một cái kết khác nên khi ông họa sĩ nhận còm vẽ N từ U thì ổng mới 20, 30 năm sau thì ổng tóm được N và sau đó dọn nhà đi cho đến hiện tại thì ổng 70 tuổi, còn ở cốt truyện gốc thì ổng chết trước cả khi N tự do nữa kìa (bào chữa tại lúc viết chap 40 chưa nghĩ đến vụ này :D)

Also note: Ông họa sĩ và N di cư từ Nga đến Lithuania đâu đó khoảng ba năm, sau đó theo tàu thủy và dừng chân ở Đan Mạch khoảng hai năm, rồi cuối cùng là từ Đan Mạch mà đi đến Pháp định cư (tôi nghe từ mámì Nina rằng những nhà văn của Nga thường biết tiếng Pháp, và vì tiếng Pháp được mệnh danh là "ngôn ngữ của tình yêu" nên có lẽ người theo chủ nghĩa lãng mạn như ông họa sĩ sẽ biết) - lý do của địa điểm các nước di cư này thì... mời mọi người xem bảng đồ lịch trình tôi vẽ:

Ông họa sĩ chung quy đối xử với N rất tốt, tắm gội nuôi ăn cho đàng hoàng dưới tầng hầm rồi đập bầm dập sau đó vẽ lại cơ thể nát bươm của N. Trope nàng thơ và họa sĩ, 10/10. Và ông họa sĩ là người theo chủ nghĩa lãng mạn, lãng mạn hóa mọi thứ kể cả sự bạo tàn và cái chết.

Ổng thì nhẹ tay hơn U rất nhiều, đánh nàng thơ xót lắm chứ, nhưng cũng phê vãi lồl nên sau khi đánh xong ổng suýt xoa an ủi. Mà N thì hopeless, nên được đối tốt một chút là dâng hiến bản thân ngay.

Tuy bị đánh đập và bị biến thành gà đẻ trứng vàng cho người ta lạm/lợi dụng, nhưng N rất thỏa mãn vì cuộc sống hiện tại tốt hơn ngàn lần lúc sống với U. Có chăn ấm nệm êm, mỗi ngày hai bữa, còn được băng bó vết thương nữa nên N coi ông họa sĩ như quý nhân thánh nhân luôn.

Thân là dân 30% tradi 70% digi, viết cảnh N phá màu với họa cụ chuyên nghiệp tôi xót thận biết bao. Đm đời tôi chưa bao giờ mua họa cụ nào quá 300k mà N chơi cả tuýp màu đắt hơn tất cả họa cụ của tôi cộng lại nhân 2, Buồn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top