Câu 8

Phân tích ý nghĩa chiến lược của biển Đông.Tại sao Việt Nam phải hợp tác với các quốc gia khác để giải quyết vấn đề về Biển Đông

Trả lời:

1.1. Xét về mặt địa lý

Biển Đông (theo tên gọi Việt Nam) là biển rìa lớn nhất của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3.447 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 3 độ Bắc đến 26 độ Bắc (chiều dài khoảng 1.900 hải lý) và từ kinh độ 100 độ Đông đến 121 độ Đông (nơi rộng nhất của Biển Đông không quá 600 hải lý). Biển Đông là biển nửa kín được bao bọc bởi 9 quốc gia (gồm Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam) và 1 vùng lãnh thổ (Đài Loan)

1.2. Xét về mặt giao thông hàng hải

Biển Đông là biển duy nhất nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Biển Đông được nối với Thái Bình Dương thông qua eo biển Basi (nằm giữa Philippines và Đài Loan) và eo biển Đài Loan. Về phía Tây, Biển Đông thông với Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca. Trải qua nhiều thập kỷ trong lịch sử, Biển Đông luôn được coi là con đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Thực tế đã chứng minh, có hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Pa-na-ma. Hàng năm, có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông, khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó có eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới. Do đó, vùng biển này hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong và ngoài khu vực về địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế.

1.3. Xét về mặt tài nguyên thiên nhiên

Theo nhiều dự báo khoa học, Biển Đông rất giàu tài nguyên cả nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật. Về tài nguyên hải sản, với khoảng 2000 loài cá khác nhau và các loài đặc sản khác (tôm, cua, trai, tảo biển,...) là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng không bao giờ cạn nếu biết giữ gìn và bảo vệ. Biển Đông chứa đựng một tiềm năng lớn tài nguyên dầu khí. Toàn bộ thềm lục địa của Biển Đông được bao phủ bởi lớp trầm tích đệ tam dày, có nơi còn lan sang cả dốc và bờ ngoài của rìa lục địa. Các khu vực có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bru-nây-Saba, Sarawak, Malay, Phattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, sông Hồng, cửa sông Hậu Giang. Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính (Bà Rịa Vũng Tàu). Khu vực đáy biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa các mỏ khoáng sản sun phít đa kim, kết cuội sắt mangan. Ngoài ra, biển Đông còn là vùng biển nước sâu rộng lớn, có nhiều tiền đề thuận lợi cho việc thành tạo và tích tụ băng cháy (còn gọi là khí hydrat).

1.4. Xét về mặt an ninh quốc phòng

Ngoài bề mặt rộng lớn của Biển Đông, các đảo, quần đảo nằm trong vùng biển rộng lớn này cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng về chiến lược phòng thủ bảo vệ Tổ quốc của mỗi quốc gia. Hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam nằm ở trung tâm biển Đông thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè, phục vụ cho tuyến đường hàng hải.

1.5. Xét dưới góc độ pháp lý

Biển Đông là nơi hiện diện hầu như tất cả các vấn đề được quy định trong Công ước Luật Biển năm 1982 như: Quốc gia ven biển,quốc gia quần đảo, quốc gia không có biển, các vùng biển thuộc quyền tài pháncủa quốc gia ven biển, khai thác chung, phân định biển, vùng nước lịch sử, vùngđánh cá, vấn đề về biển kín, biển nửa kín, eo biển quốc tế, đàn cá di cư và đàncá xuyên biên giới, hợp tác quản lý tài nguyên sinh vật biển, bảo vệ môi trườngbiển, nghiên cứu khoa học biển, chống cướp biển, an toàn hàng hải và tìm kiếmcứu nạn,...Việc mở rộng phạm vi chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia venBiển Đông căn cứ theo Công ước Luật Biển 1982 đã dẫn đến việc hình thành cáckhu vực chồng lấn và tranh chấp về tài nguyên nghề cá, dầu khí, khoáng sản, xâydựng và lắp đặt các công trình biển,... Thực tế, Biển Đông có nhiều tranh chấp liên quan đến phân định biển, đặc biệt nổi lên là tranh chấp chủ quyền đối vớicác đảo liên quan đến nhiều quốc gia rất phức tạp. Các tranh chấp này không chỉảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia ven Biển Đông, mà còn ảnh hưởng đến lợiích của nhiều quốc gia khác, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định và sự hợp tác phát triển trong khu vực

- Khu vực Biển Đông có vị trí địa chiến lược quan trọng trên các phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, do đó các quốc gia trong và ngoài khu vực, nhất là các nước lớn đều có lợi ích và mong muốn bảo đảm lợi ích quốc gia ở vùng biển này.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #dialy