Địa Lý 12
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp
*Câu 1 (3,0 điểm)
+Địa lý tự nhiên
- Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
- Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
- Đất nước nhiều đồi núi
- Thiên nhên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Thiên nhiên phân hoá đa dạng
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
+Địa lý dân cư
-Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
- Lao động và việc làm
- Đô thị hoá
*Câu 2 (3, 5 điểm)
+Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+Địa lý các ngành kinh tế
- Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp (đặc điểm nền nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp, vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp)
- Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp (cơ cấu ngành công nghiệp, vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp)
- Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ (giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thương mại, du lịch)
*Câu 3 ( 3,5 điểm)
+Địa lý các vùng kinh tế
- Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc bộ
- Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng
- Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung bộ
- Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Duyên hải Nam Trung bộ
- Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam bộ
- Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- Các vùng kinh tế trọng điểm.
Vị trí địa lý , phạm vi lãnh thổ
I . Vị trí địa lý
- Nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương , gần trung tâm Đông Nam Á
- Hệ Tọa độ địa lý phần đất liền
+ Điểm cực Bắc : 23o23” Bắc
+ Điểm cực Nam : 8 o24” Bắc
+ Điểm cực Tây : 102o09” Đông
+ Điểm cực Đông : 109o24” Đông
- Nước ta vừa gần lục địa vừa giáp biển Đông thông ra Thái Bình Dương
- Nằm trong múi giờ thứ 7
II . Phạm vi lãnh thổ
1 . Vùng đất
- Gồm phần đất liền , các đảo và quần đảo trong đó có 2 quần đảo lớn : Hoàng Sa , Trường Sa .
- Giáp với Trung Quốc , Lào , Campuchia
- Vùng biển giáp với vùng biển các nước : Trung Quốc , Campuchia , Malaysia , Singapor …
2 . Vùng biển
- Gồm nội thủy , lãnh hải , vùng tiếp giáp lãnh hải , vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa
3 . Vùng trời
- Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ
III . Ý nghĩa của vị trí địa lý
1 . Ý nghĩa tự nhiên
- Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- Phân hóa đa dạng : tài nguyên , khoáng sản , sinh vật phong phú
- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai : Bão , lũ lụt …
2 . Ý nghĩa kinh tế xã hội quốc phòng
- Gặp thuận lợi giao lưu với các nước và phát triển kinh tế
- Tạo điều kiện nước ta chung sống hòa bình với các nước trong khu vực Đông Nam Á
- Có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng , phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước
Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
* Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta trải qua 3 giai đoạn
- Giai đoạn tiền Cambri
- Giai đoạn cổ kiến tạo
- Giai đoạn tân kiến tạo
1 . Giai đoạn tiền Cambri
- Là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ nước ta
- Là giai đoạn cổ và kéo dài nhất trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta
- Diễn ra trong phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay
- Các điều kiện cổ địa lý còn sơ khai và đơn điệu
2 . Giai đoạn cổ kiến tao
- Là giai đoạn tạo địa hình cơ bản có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển lãnh thổ nước ta
- Diễn ra trong thời gian khá dài khoảng 477 triệu năm
- Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử hình thành phát triển tự nhiên nước ta
- Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lý nhiệt đới của nước ta rất phát triển
- Đại bộ phận lãnh thổ nước ta đã được định hình
3 . Giai đoạn tân kiến tạo
- Là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta
- Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triễn tự nhiên nước ta
- Chịu sự tác động mạnh mẻ của vận động tạo núi Anpơ – Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu
- Giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay
Đất nước nhiều đồi núi
I . Đặc điểm chung của địa hình
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người
II . Các khu vực địa hình
1 . Khu vực đồi núi
A . Địa hình núi : Gồm 4 vùng
- Vùng núi Đông Bắc
+ Vị trí : Nằm ở tả ngạn sông Hồng
+ Đặc điểm : Chủ yếu là đồi núi thấp các dãy núi theo hướng vòng cung ( Ngân Sơn , Bắc Sơn , Sông Gâm , Đông Triều )
- Vùng núi Tây Bắc
+ Vị trí : Từ hữu ngạn sông hồng đến sông Cả
+ Đặc điểm : Là vùng núi cao đồ sộ nhất nước ta , các dãy nuics theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
- Vùng núi Trường Sơn Bắc
+ Vị trí : Từ sông Cả dến dãy núi Bạch Mã
+ Đặc điểm : Thấp và hẹp ngang , các dẫy núi song song và so le
- Vùng núi Trường Sơn Nam
+ Vị trí : Từ dãy núi Bạch Mã đến các cao nguyên cực Nam Trung Bộ
+ Đặc điểm : gồm các cao nguyên đất đỏ BADAN , các khối núi
B . Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du
- Gồm dãi đồi trung du ở rìa các đồng bằng và các bậc thềm phù sa cổ
2 . Khu vực đồng bằng
A . Đồng bằng châu thổ
- Đồng bằng châu thổ Sông Hồng
+ Diện tích : 15.000 km2
+ Cơ sở hình thành : do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp
+ Địa hình : Cao ở phía Tây và Tây Bắc , thấp dần ra biển . Trên đồng bằng có nhiều đê điều và ô trũng
+ Đất : Gồm đất phù sa ở trong đê và đất phù sa ở ngoài đê
- Đồng bằng sông Cửu Long
+ Diện tích : 40.000 km2
+ Cơ sở hình thành : Do phù sa của sông Tiền và sông Hậu bồi đắp
+ Địa hình : Thấp và bằng phẳng , có nhiều sông ngòi kênh rạch
+ Đất : Gồm đất phù sa ngọt ở ven sông Tiền và sông Hậu , đất mặn chiếm diện tích lớn
B . Đồng bằng ven biển
- Diện tích khoảng 15.000 km2
- Cơ sở hình thành : chủ yếu do phù sa của biển bồi đắp , 1 số đồng bằng do phù sa của sông bồi đắp
- Địa hình : Hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ
- Đất : Kém màu mở , tỉ lệ cát cao
III . Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội
1 . Khu vực đồi núi
A . Thế mạnh
- Khoáng sản : Nhiều , làm nguyên liệu để phát triển công nghiệp
- Rừng và đất trồng : Phong phú là cơ sở phát triển nông – lâm nghiệp
- Có các cao nguyên thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp , cây ăn quả và chăn nuối gia súc lớn
- Có tiềm năng lớn về thủy điện và du lịch
B . Hạn chế
- Trở ngại phát triển giao thông
- Dễ xảy ra các thiên tai : Lũ , sụt lỡ đất , động đất …
2 . Khu vực đồng bằng
A . Thế mạnh
- Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới , nhiều nông sản trong đó lúa là chính
- Cung cấp các nguồn tài nguyên khác như thủy sản , khoáng sản
- Có điều kiện tập trung các thành phố công nghiệp
- Thuận lợi phát triển giao thông đường bộ , đường sông
B .Hạn chế
- Nhiều thiên tai : Bão , lũ lụt , hạn hán …
Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
I . Khái quát về biển Đông
- Là biển rộng lớn thứ 2 trong số các biển của Thái Bình Dương
- Là biển tương đối kín
- Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
II . Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
1 . Ảnh hưởng đối với khí hậu
- Nhờ biển Đông mà khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn
2 . Ảnh hưởng đối với địa hình
- Địa hình vùng ven biển đa dạng : Gồm các vũng vịnh , đảo ven bờ , bãi cát …
3 . Hệ sinh thái vùng ven biển
- Hệ sinh thái vùng ven biển đa dạng
III . Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
- Khoáng sản : Dầu khí ở thềm lục địa phía Nam , Muối , TiTan …
- Hải sản : phong phú , năng suất sinh học cao
IV . Thiên tai
- Gồm : Bão , sạt lở bờ biển , nạn cát bay …
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
I . Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
1 . Tính chất nhiệt đới
- Biểu hiện :
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC
+ Tổng bức xạ mặt trời lớn , cân bằng bức xạ dương
+ Tổng số giờ nắng từ 1400 -> 3000 giờ/năm
- Nguyên nhân : Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến
2 . Lượng mưa và độ ẩm lớn
- Biểu hiện :
+ Lượng mưa trung bình năm từ 1500 -> 2000 mm
+ Độ ẩm trên 80%
+ Cân bằng ẩm dương
- Nguyên nhân : Do các khối khí vào nước ta qua biển
3 . Gió mùa
- Gió Mùa Đông
+ Thổi theo hướng Đông Bắc từ tháng 11 -> 4
+ Hệ quả : Miền Bắc có mùa đông lạnh , từ Đà Nẵng trở vào gió mùa Đông Bắc suy yếu
- Gió Mùa Hạ
+ Thổi theo hướng Tây Nam từ tháng 5 -> 10
+ Hệ quả : Mang đến nước ta lượng mưa lớn . Đầu mùa hạ Nam Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thời tiết nóng khô do ảnh hưởng của gió Lào
Trong chế độ khí hậu :
- Miền Bắc có mùa đông lạnh , ít mưa , mùa hạ nóng mưa nhiều
- Miền Nam có 2 mùa : Mùa mưa và mùa khô
II . Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua các thành phần tự nhiên khác
1 . Địa hình
- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi , bồi tự nhanh ở đồng bằng và hạ lưu sông
2 . Sông ngòi
Mạng lưới sông ngòi dày đặc , nhiều nước , nhiều phù sa , chế độ nước theo mùa
3 . Sinh vật
- Phong phú về số lượng loài , trong đó chiếm ưu thế là các loài nhiệt đới
4 . Đất
- Quá trình FERALIT diễn ra mạnh , đất Feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi
III . Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống
1 . Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
A . Thuận lợi
- Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới , cây lương thực chính là lúa nước , có điều kiện tăng vụ năng suất và đa dạng hóa cây trồng
B . Khó khăn
- Thời tiết thất thường , thiên tai , sâu bệnh
2 . Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống
A . Thuận lợi
- Phát triển các ngành lâm nghiệp , thủy sản , giao thông , du lịch
B . Khó khăn
- Sự phân mùa của khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động giao thông vận tải , du lịch
- Độ ẩm cao nên khó bảo quản máy móc
- Có nhiều thiên tai : Bão , Lũ lụt …
- Môi trường thiên nhiên bị suy thoái
Thiên nhiên phân hóa đa dạng
I . Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam
1 . Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc
- Từ dãy Bạch Mã trở ra
- Thiên nhiên mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa , có mùa đông lạnh
- Nhiệt độ trung bình trên 200C , biên độ nhiệt trung bình năm lớn
- Trong năm có 2 mùa : Mùa đông lạnh ít mưa , mùa hạ nóng mưa nhiều
- Cảnh quản thiên nhiên tiêu biểu là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa , thành phần loại nhiệt đới chiếm ưu thế , ngoài ra còn có động thực vật ôn đới và cận nhiệt đới
2 . Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam
- Từ Dãy Bạch Mã trở vào
- Thiên nhiên mang đặc trưng của vùng cận xích đạo gió mùa , nóng quanh năm
- Nhiệt độ trung bình trên 250C , biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ
- Trong năm có 2 mùa : mùa mưa và mùa kho
- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa , thành phần loài nhiệt đới và xích đạo chiếm ưu thế.
II . Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây
* Từ Đông sang Tây chia 3 dải
- Phía Đông : Vùng biển và thềm lục địa
- Giữa : Là đồng bằng gồm
+ Đồng bằng duyên hải miền Trung
+ Đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
- Phía Tây : Vùng đồi núi
III . Thiên nhiên phân hóa theo độ cao
1 . Đai nhiệt đới gió mùa
- Độ cao :
+ Dưới 600 -> 700 m ( miền Bắc )
+ Dưới 900 -> 1000 m ( miền Nam )
- Khí hậu : Nhiệt độ nóng trên 250C , độ ẩm thay đổi tùy nơi
- Đất : Phù sa và đất FERALIT
- Sinh vật : Chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm , rừng ngập mặn ở ven biển
2 . Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
- Độ cao
+ Miền Bắc : từ 600 , 700 -> 2600 m
+ Miền Nam : từ 900 , 1000 -> 2600 m
- Khí hậu : Mát mẻ , nhiệt độ trung bình dưới 25oC , lượng mưa nhiều , độ ẩm tăng
- Đất : FERALIT có mùn
- Sinh vật : rừng cận nhiệt đới , rừng lá kim
3 . Đai ôn đới gió mùa trên núi
- Độ cao : từ 2600m trở lên
- Khí hậu : Có tính chất ôn đới , nhiệt độ trung bình dưới 15oC , mùa Đông dưới 5oC
- Đất : chủ yếu là đất mùn thô
- Sinh vật : Chủ yếu là các thực vật ôn đới , động vật ôn đới
IV . Các miền địa lý tự nhiên
1 . Miền Bắc và Đông Bắc Bộ
- Vị trí : Nằm ở tả ngạn sông Hồng gần vùng núi Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng
Đặc Điểm :
- Địa hình : Chủ yếu là đồi nuics thấp , các dãy núi theo hướng vòng cung , nhiều địa hình đá vôi , đồng bằng Bắc Bộ mở rộng , vùng biển có đáy nông , nhiều đảo và quần đảo
- Khí hậu : Nhiệt đới gió mùa , mùa đông lạnh ít mưa , mùa hạ nóng mưa nhiều , thời tiết có nhiều biến động
- Sông ngòi : Mạng lưới sông ngòi dày đặc , có các hệ thông sông lớn , hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình
- Khoáng sản : than , sắt , thiếc , khí đốt
- Đất : Phù sa , FERALIT
- Sinh vật : chủ yếu là sinh vật của vùng nhiệt đới , ngoài ra còn có nhiều loài thực vật phương Bắc
2 . Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Vị trí : Giới hạn từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã gồm vùng núi Tây Bắc , dãy Trường Sơn Bắc và đông bằng duyên hải phía Bắc miền Trung
Đặc Điểm
- Địa hình : Núi cao và núi trung bình , các dãy núi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam ,đồng bằng hẹp , có nhiều cồn cát , đầm phá
- Khí hậu : Gió mùa Đông Bắc giảm sút , tính chất nhiệt đới tăng dần , ở Bắc Trung Bộ có sự hoạt động mạnh của gió Lào nóng khô
- Sông ngòi : Ngắn , dốc , có tiềm năng lớn về thủy điện
- Khoáng sản : Sắt , thiếc , Crom , apatit , đồng …
- Đất : Phù sa , FERALIT và đất đỏ BADAN
- Sinh vật : Sinh vật đa dạng , nhiều rừng , thực vật chủ yếu là thực vật miền nhiệt đới
3 . Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Ví trí : Từ dãy núi Bạch Mã trở vào gồm : vùng núi Trường Sơn Nam , đồng bằng Nam Bộ và phía Nam đồng bằng ven biển miền Trung
Đặc Điểm
- Địa hình : Gồm các khối núi và cao nguyên đất đỏ BADAN , đồng bằng Nam Bộ thấp , bằng phẳng , bờ biển có nhiều vùng vịnh
- Khí hậu : Cận xích đạo gió mùa , nóng quanh năm . Trong năm có 2 mùa , mùa mưa và mùa khô
- Sông ngòi : Nam Trung Bộ sông ngắn dốc , Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi dày đặc
- Khoáng sản : BOXIT , dầu khí
- Đất : đất đỏ BADAN và đất phù sa
- Sinh vật : chủ yếu là sinh vật của vùng nhiệt đới và xích đạo , có nhiều thú lớn và nhiều tôm cá
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
I . Sử dụng và bảo vệ sinh vật
1 . Tài nguyên rừng
A . Hiện trạng
- Tài nguyen rừng bị suy giảm , phần lớn là rừng nghèo mới phục hồi
B . Biện pháp bảo vệ rừng
- Tăng cường quản lý của nhà nước về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
+ Đối với rừng phòng hộ : Phải bảo vệ rừng hiện có , trồng thêm rừng mới
+ Rừng đặc dụng : Phải bảo vệ cảnh quan và đa dáng hóa sinh vật của các rừng quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
+ Rừng sản xuất : phải phát triển diện tích và chất lượng rừng
- Triển khai luật bảo vệ rừng , tiến hành giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân
2 . Đa dạng sinh học
A . Hiện trạng
- Sinh vật tự nhiên nước ta đa dạng nhưng đang bị suy giảm do tác động của con người
B . Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh vật
- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên
- Ban hành sách đỏ để bảo vệ nguồn Gen động , thực vật quý hiếm
- Quy đinh khai thác để đảm bảo sử dụng lâu dài nguồn lợi sinh vật
II . Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
1 . Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất
- Đất nông nghiệp 9,4 triệu ha , khả năng mở rộng đất hạn chế
- Đất chưa sử dụng trên 5 triệu ha , chủ yếu là đất thái hóa , hoang mạc hóa
2 . Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất
A . Đối với đất ở vùng đồi núi
- Hạn chế sói mòn bằng các biện pháp thủy lợi và canh tác
- Cải tạo đất hoang bằng các biện pháp nông lâm kết hợp
- Bảo vệ rừng và đất rừng , tổ chức định canh định cư
B . Đối với đất ở vùng đồng bằng
- Quản lý đất chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích
- Thâm canh và canh tác hợp lý để nâng cao hiêu quả sử dụng đất
- Có biện pháp để chống đất bạc màu , đất nhiễm phèn , đất mặn
III . Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác
- Tài nguyên nước : Phải sử dụng hợp lý , tiết kiệm chống ô nhiễm
- Tài nguyên du lịch : Phải bảo vệ cảnh quan du lịch khỏi ô nhiễm và phát triển du lịch sinh thái
- Tài nguyên khí hậu biển sử dụng hợp lý và bền vững
Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
I . Bảo vệ môi trường
1 . Những vấn đề quan trọng để bảo vệ môi trường của nước ta
- Tình trạng mất cân bằng môi trường sinh thái dẫn đến nhiều thiên tai : Bão , Lũ lụt , hạn hán …
- Tình trạng ô nhiễm môi trường : Nước , không khí , đất …
2 . Biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường
- Sử dụng hợp lú , tiết kiệm tài nguyên
- Bảo vệ môi trường để đảm bảo chất lượng môi trường sống của con người
II . Một số thiên tai chủ yếu ở nước ta và biện pháp phòng chống
1 . Bão
A . Hoạt động của Bão : Mùa bão từ tháng 6 -> 11
- Mỗi năm có 3 đến 4 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào nước ta
- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam
B . Hậu Quả
- Bão có sức gió mạnh , kèm theo mưa lớn , gây ngập mặn ở ven biển và lũ lụt ở đồng bằng
- Tàn phá các công trình xây dựng và gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống
C . Biện pháp phòng chống bão
- Dự báo hướng di chuyển và phạm vi hoạt động của bão
- Cũng cố các công trình đê biển
- Có biện pháp chống lũ lụt ở đồng bằng
2 . Ngập lụt
- Các vùng thường xảy ra ngập lụt : Đồng bằng sông Hồng , đồng bằng sông Cửu Long , vùng trũng ở Bắc Trung Bộ và hạ lưu các con sông lớn
- Biện pháp phòng chống : Xây dựng các công trình thoát lũ và ngăn thủy triều
3 . Lũ Quét
- Là thiên tai thất thường : Gây thiệt hại nghiêm trọng , thường xảy ra ở miền núi phía Bắc và dải miền Trung
!! Biện pháp phòng chống
- Quy hoạch các điểm danh cư , tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét
- Thực hiện các biện pháp kĩ thuật như : Thủy lợi , trồng rừng , canh tác để hạn chế dòng chảy trên mặt
4 . Hạn hán
- Diễn ra ở nhiều nơi : Gây thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất
- Biện pháp phòng chống : Xây dựng các công trình thủy lợi hợp lý
5 . Các thiên tai khác
- Động đất chủ yếu ở vùng núi phía Bắc
- Mưa đá , sương muối
III . Chiên lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi phát triển bền vững
- Nhiệm vụ cụ thể :
+ Duy trì hệ sinh thái
+ Đảm bảo sự giàu có về vốn Gen động thực vật
+ Sử dụng hợp lý , tiết kiệm tài nguyên và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
I . Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta .
1 . Đông dân có nhiều thành phần dân tộc
- Là nước đông dân (năm 2009 khoảng 86tr người, đứng thứ 13 trên thế giới , đứng thứ 3 Đông Nam Á )
+ Thuận Lợi : Nguồn lao động dồi dào , thị trường tiêu thụ lớn
+ Khó Khăn : phát triển kinh tế và nâng cao đời sống
- Có 54 dân tộc trong đó dân tộc Kinh chiếm 86,2%
2 . Dân số tăng nhanh.
- Dân số nước ta tăng nhanh => “ Bùng nổ “ dân số
- Nguyên nhân : nước ta đông dân , cơ cấu dân số trẻ , tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao
- Hậu quả :
+ Gây sức ép đối với kinh tế - xã hội và tài nguyên môi trường .
+ khó nâng cao chất lượng cuộc sống .
3 . Cơ câu dân số trẻ.
- Phần lớn dân cư nước ta thuộc nhóm trong độ tuổi lao động tỉ lệ người trên độ tuổi lao động ít
- Thuận lợi : nguồn lao động dồi dào
- Khó khăn : nhiều người thất nghiệp
4 . Phân bố dân cư chưa hợp lý .
- Dân cư nước ta tập trung ở đồng bằng , thưa thớt ở miền núi và trung du => đông bằng thừa lao động miền núi thiếu lao động.
- Dân cư phân bố chưa hợp lý giữa thành thị và nông thôn ( năm 2005 , 73,1% dân sống ở nông thôn )
- Tỉ lệ dân thành thị tăng do quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.
II . Chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lao động của nước ta.
- Thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số .
- Xây dựng chính sách chuyển dân cư phù hợp
- xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp để chuyển dịch cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn.
- Thúc đẩy đào tạo nguồn lao động và xuất khẩu lao động
- Đầu tư phát triển công nghiêpj để khai thác tài nguyên và nguồn lao động.
Lao động và việc làm
I . Đặc điểm nguồn lao động nước ta .
1 . Những măt mạnh của nguồn lao động nước ta .
- Nguồn lao động dồi dào hằng năm được bổ sung thêm hơn 1tr lao động.
- Lao động nước ta cần cù có kinh nghiệm sản xuất phong phú
- Chất lượng lao động nâng cao, đội ngũ lao động chuyên môn kĩ thuật ngày càng đông.
- Lao động nước ta có khả năng tiếp thu nhanh khoa học công nghệ .
2 . Những mặt hạn chế.
- So với yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa lao động có trình độ cao còn ít .
- Đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kĩ thuật lành nghề còn ít
- Năng suất lao động thấp chưa sử dụng hết quỹ thời gian , người lao động có thu nhập thấp .
- Cơ cấu lao động theo ngành , theo thành phần chậm chuyển biến .
- Thể lực còn hạn chế .
II . Cơ cấu lao động .
1 . Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế .
- Tập trung chủ yếu theo ngành nông – lâm – ngư nghiệp .
- Cơ cấu lao động theo ngành có sự thay đổi . tỉ lệ lao đông trong khu vực I Giảm , tỉ lệ lao động trong khu vực II và III tăng.
- Có sự thay đổi cơ cấu lao động nói trên là do : nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa .
2 . Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế .
- Lao động nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước
- Lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
- Do nước ta phát triển nền kinh tế hang hoán nhiều thành phần.
3 . Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn.
- Lao động nước ta tập trung chủ yếu ở khi vực nông thôn
- Tỉ lệ lao đông thành thị và nông thôn có sự thay đổi ( Tỉ lệ lao động trong khu vực nông thôn giảm , tỉ lệ lao động trong khu vực thành thị tăng )
- Do quá trình đô thị hóa nước ta .
III . Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm
1 . Việc làm
- Vấn dề kinh tế xã hội găy gắt của nước ta ( 2005 tỉ lệ thất nghiệp là 2,1% , tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1% )
2 . Hướng giải quyết việc làm
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Thực hiện tốt chính sách dân số sức khỏe sinh sản.
- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất
- Tăng cường hợp tác liên kết thu hút vốn đầu tư nước ngoài , mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu .
- Mở rộng đa dạng các loại hình đào tạo để nâng cao chất lượng lao động .
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Đô thị hóa
I . Đặc điểm đô thị hóa nước ta
- Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm trình độ đô thị hóa thấp .
- Tỉ lệ dân thành thị tăng
- Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng .
II . Mạng lưới đô thị
- Nước ta có 2 độ thị loại đặc biệt : Hà Nội Và TP.HCM
- Nước ta có 5 thành phố trực thuộc trung ương ( Hà Nội , Hải Phòng , Đà Nẵng , TP.HCM , Cần Thơ )
III. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - Xã hội
- Đô thị hóa tác đông tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Các đô thị ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội các vùng , các địa phương .
- Các thành phố thị xã là nơi tiêu thụ sản phẩm lớn và sử dụng nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật
- Các đô thị có sức hút đầu tư trong và ngoài nước tạo động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế .
- Các đô thị có khả năng tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động .
- Gây 1 số hậu quả : ô nhiễm môi trường , an ninh xã hội …
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
I . Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
- Chuyển dịch cơ cấu GDP
+ Tỉ trọng khu vực I ( Nông – Lâm – Ngư Nghiệp ) : Giảm
+ Tỉ trọng khu vực II ( Công nghiệp xây dựng ) và khu vực III ( Dịch Vụ ) : Tăng
- Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế
+ Trong nông nghiệp : Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt , tăng tỉ lệ ngành chăn nuôi .
+ Trong ngành công nghiệp xây dựng : Giảm tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác , tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến .
+ Trong ngành dịch vụ : phát triển mạnh các ngành thuộc kết cấu hạ tầng
- Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là do nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa
II . Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
- Tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước giảm nhưng vốn giữ vai trò chủ đạo
- Tỉ trọng kinh tế tư nhân tăng
- Tỉ trọng khu vực kinh tế vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh
* Nguyên Nhân : Do nước ta phát triển ngành kinh tế nhiều thành phần
III . Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế
- Trong nông nghiệp hình thành vùng chuyên canh cây lương thực và cây công nghiệp
- Trong công nghiệp hình thành các khu công nghiệp , khu chế biến
- Trong cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm ( vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc , Trung , Nam )
Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
I . Nền nông nghiệp nhiệt đới
1 . Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới
A . Thuận lợi
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa tạo điều kiện đa dạng hóa sản phầm trong công nghiệp thâm canh tăng vụ
- Địa hình và đất đai trồng trọt cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng
B . Khó khăn
- Thiên tai , sâu bệnh
2 . Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới
- Các cây trồng , vật nuôi được phân bố hợp lý với các vùng sinh thái
- Cơ cấu mùa vụ và giống cây trồng có nhiều thay đổi
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn
- Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới : lúa , gạo , cà phê , tiêu …
II . Phát triển nền nông nghiệp hiện đại , sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới .
- Nền nông nghiệp nước ta đang tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nên nông nghiệp hàng hóa
- Sự khác nhau giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa
+ Nông nghiệp cổ truyền : Sản xuất nhỏ , thủ công , năng suất thâp , sản xuất tự túc tự cấp , người sản xuất quan tâm đến sản lượng
+ Nông nghiệp hàng hóa : Sản xuất hàng hóa , năng suất cao , người sản xuất quan tâm đên lợi nhuận
Vấn đề phát triển nông nghiệp
I . Ngành trồng trọt
1 . Cơ cấu ngành trồng trọt
- Ngành trồng trọt chiếm 75% giá trị sản lượng ngành nông nghiệp
- Ngành trồng trọt gồm : sản xuất cây lương thực , cây công nghiệp , cây thực phẩm , cây ăn quả
2 . Tình hình phát triển và phân bố các cây trồng chủ yếu ở nước ta
A . Cây lương thực ( Lúa )
- Sản lượng lương thực tăng
- Diện tích , năng suất và số vụ lúa tăng
- Bình quân lương thực đầu người tăng
- Là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới
- Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực : Đồng Bằng Sông Hồng Và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
B . Cây thực phẩm
- Sản xuất các loại rau đậu ở các địa phương nhiều nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long , Đông Nam Bộ
C . Cây công nghiệp
- Diện tích , năng suất , sản lượng tăng
- Cây công nghiệp chủ yếu là cây nhiệt đới ngoài ra còn có 1 số cây cận nhiệt đới
- Các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta và sự phân bố
+ Cao su : Đông Nam Bộ , Tây Nguyên
+ Cà Phê : Tây Nguyên , Đông Nam Bộ
+ Trà : Trung du miền Núi Bắc Bộ
+ Hồ Tiêu : Tây Nguyên
+ Dừa : Duyên Hải Miền Trung
- Các cây công nghiệp hàng năm : mía , lạc , thuốc lá …
- Các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn gồm : Đông Nam Bộ , Tây Nguyên , Trung du miền núi Bắc Bộ
D. cây ăn quả
- Gần đât phát triển mạnh các vùng trồng cây ăn quả lớn : Đông bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ
II . Ngành chăn nuôi
- Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung ở đồng bằng sông Hồng , đồng bằng sông Cửu Long .
- Chăn nuôi gia súc ăn cỏ : Trâu , Bò chủ yếu ở Bắc Trung Bộ , duyên hải Nam Trung Bộ , Tây Nguyên , Trung Du Miền Núi bắc Bộ
III . Xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
- Tỉ trọng ngành trồng trọt cao nhưng đang có xu hướng giảm
- Tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng
- Trong ngành trồng trọt giảm tỉ trọng cây lương thực , tăng tỉ trọng cây công nghiệp
Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
I . Ngành thủy sản
1 . Những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản
A . Thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên
+ Đường bờ biển dài và vùng đặc quyền kinh tế rộng nguồn hải sản phong phú
+ Có nhiều sông ngòi thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt , nước lợ
+ Có nhiều ngư trường lớn , có 4 ngư trường trọng điểm
- Điều kiện kinh tế - Xã hội
+ Người dân có nhiều kinh nghiệm đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản
+ Phương tiện đánh bắt thủy sản được trang bị tốt .
+ Các dịch vụ và các cơ sở chế biến thùy sản mở rộng
+ Thị trường tiêu thụ lớn
+ Có chính sách khuyến ngư của nhà nước
B . Khó khăn
- Thiên tai chủ yếu là bão
- Một số vùng ven biển môi trường bị suy thoái
- Hệ thống cảng cá chưa đáp ứng được nhu cầu
- Công nghiệp chế biến còn lạc hậu
2 . sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
A . Nguồn khai thác thủy sản
- Sản lượng khai thác thủy sản tăng
- Tất cả các tĩnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản
- Các tỉnh Nam Trung Bộ , Nam Bộ có sản lượng hải sản cao hơn
B . Nuôi trồng thủy sản
- Phát triển mạnh do có tiền năng và thị trường lớn
- Nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi tôm
- Các vùng nuôi trồng thủy sản lớn
- Các tỉnh duyên hải
II . Lâm nghiệp
1 . Vai trò của ngành lâm nghiệp
- Về kinh tế
+ Tạo nguồn sống cho đồng bào dân tộc
+ Bảo vệ các hồ thủy điện , hồ thủy lợi
+ Cung cấp nguyên liệu cho 1 số ngành công nghiệp
- Sinh thái
+ Bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm
+ Điều hòa dòng chảy chống lũ
+ Đảm bảo cân bằng sinh thái
2 . Tài nguyên rừng giàu có nhưng đang bị suy thoái
3 . Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
- Sản lượng gỗ khoảng 2,5tr m2/năm
- Ngành lâm nghiệp gồm : Trồng rừng , khai thác rừng , và chế biến gỗ
- Các cơ sở chế biến gỗ chủ yếu tập trung ở các đô thị ven biển.
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
I . Các nhân tố tác động đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo nền chung cho sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp
- Các nhân tố kinh tế - xã hội có tác động khác nhau .
+ Trong nền kinh tế tự túc tự cấp sản xuất nhỏ phân hóa lãnh thổ nông nghiệp chịu chi phối của điều kiện tự nhiên .
+ Trong ngành kinh tế hàng hóa sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp chịu sự tác động của nhân tố kinh tế - xã hội .
II . Các vùng nông nghiệp ở nước ta
- Trung du miền Núi Bắc Bộ
+ Trồng trọt : cây công nghiệp , cây ăn quả , cây dược liệu có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt
+ Chăn nuôi : Trâu , bò , lợn …
- Đồng Bằng Sông Hồng
+ Trồng trọt : lúa cao sản , lúa có chất lượng cao , cây thực phẩm , các loại rau … chủ yếu là ngắn ngày
+ Chăn nuôi : Lợn , bò sữa , nuôi trồng thủy sản .
- Bắc Trung Bộ
+ Trồng trọt : cây công nghiệp hằng năm ( Lạc , mía , thuốc lá ) cây công nghiệp lâu năm ( cà phê , cao su )
+ Chăn nuôi : Trâu , bò , nuôi trồng thủy sản
- Duyên hải Nam Trung Bộ
+ Trồng trọt : cây công nghiệp hàng năm ( mía , thuốc lá ) cây công nghiệp lâu năm ( dừa ) , trồng lúa .
+ chăn nuôi : bò , lợn , đánh bắt nuôi trồng thủy sản
- Tây nguyên
+ Trồng trọt : cà phê , cao su , trà , dâu tằm , hồ tiêu …
+ Chăn nuôi : bò thịt và bò sữa
- Đông Nam Bộ
+ Trồng trọt : các cây công nghiệp lâu năm ( cao su , cà phê, điều ) cây công nghiệp ngắn ngày ( mía , đậu tương )
+ Chăn nuôi : Bò sữa , gia cầm , nuôi trồng thủy sản
- Đồng Bằng Sông Cửu Long
+ Trồng trọt : Lúa có chất lượng cao , cây công nghiệp ngắn ngày ( Mía , đay , cói ) cây ăn quả nhiệt đới
+ Chăn nuôi : Thủy sản , gia cầm
III . Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta
- Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất , đa dạng sản phẩm và phát triển các vùng chuyên canh
- Phát triển kinh tế trang trại .
Cơ cấu ngành công nghiệp
I . Cơ cấu công nghiệp theo ngành
1 . Nước ta cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng
- Gồm đầu tư các ngành công nghiệp (29 ngành ) thuộc 3 nhóm : công nghiệp khai thác , công nghiệp chế biến , công nghiệp sản xuất phân phối điện
- Công nghiệp nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm .
+ Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và có tác động mạnh nhất tới sự phát triển các ngành kinh tế
+ 1 số ngành công nghiệp trọng điểm : công nghiệp năng lượng , công nghiệp chế biến lương thực , thực phẩm , công nghiệp dệt may , công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
2 . Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp
- Tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến tăng
- Tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và sản xuất phân phối điện , khí đốt giảm
* Nguyên nhân : Nhằm thích nghi với tình hình mới để hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới
II . Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
1 . Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ có sự phân hóa hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu giữa 1 số khu vực
- Các khu vực tâp trung công nghiệp
+ Đồng bằng sông Hồng và các khu vực phụ cận là khu vực công nghiệp tập trung công nghiệp nhất cao nhất nước ta Hà Nội hoạt động công nghiệp tỏa đi 6 hướng với các ngành chuyên môn hóa khác.
+ Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long : hình thành 1 dải phân bố công nghiệp với các trung tâm công nghiệp : TP.HCM , Thủ Dầu Một , Vũng Tàu , Biên Hòa , Cần Thơ …
+ Dọc ven biển miền Trung có các trung tâm công nghiệp : Thanh Hóa , Vinh , Đà Nẵng , Quy Nhơn …
+ Các khu vực còn lại hoạt động công nghiệp còn hạn chế : Trung du miền núi phía Bắc , Tây Nguyên .
2 . Nguyên nhân
- Các khu vực hoạt động mạnh mẻ là do có lợi thế về vị trí địa lý trong tự nhiên nguồn lao động kinh tế và kết cấu hạ tầng . các khu vực hoạt động công nghiệp hạn chế là do thiếu đồng bộ các nhân tố ,
III . Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
- Có sự thay đổi sâu sắc
+ Tỷ trọng khu vực nhà nước yếu
+ Tỷ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh
* Nguyên nhân : Do các thành phần kinh tế tham gia hoạt động công nghiệp.
Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
Khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm : Là ngành công nghiệp trọng điểm có thế mạnh lâu dài , mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và có sự tác động đến sự phát triển của các ngành khác
Một số ngành công nghiệp trọng điểm
I . Công nghiệp năng lượng
1 . Khai thác nguyên nhiên liệu
A . Khai thác than.
- Có nhiều tiềm năng , có nhiều loại than ( than Antraxit , than nâu , than mỡ , than bùn … )
- Vùng than Quảng Ninh có trử lượng lớn , trên 3 Tỷ TẤN , chất lượng tốt .
- Sản lượng than tăng nhanh , 2005 khai thác được 34tr TẤN .
B. Khai thác dầu khí
- Có tiềm năng lớn ( nhiều mỏ dầu khí có trữ lượng lớn , các mỏ dầu khí chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam )
- Sản lượng khai thác dầu khí tăng, 2005 khai thác được 18,5tr TẤN dầu mỏ
2 . Công nghiệp điện lực
- Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp điện lực ( có nhiều mỏ than mỏ dầu trữ lượng lớn , nguồn dự trữ thủy năng khoảng 30 tr KW , chủ yếu ở hệ thống sông Hồng , sông Đồng Nai ) Năng lượng măt trời , sức gió …
- Tình hình phát triển và phân bố ngành điện lực
+ Sản lượng điện tăng nhanh
+ Mạng lưới điện quan trọng nhất là đường dây siêu cao áp 500 KW chuyển điện từ Hòa Bình vào TP.HCM
+ Các nhà máy thủy điện lớn : Hòa Bình 1,9tr KW , Yaly 720.000 KW , Sơn La đang xây dựng …
+ Các nhà máy nhiệt điện : Phả Lại , Ninh Bình , Phú Mỹ , Cà Mau …
II . Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
- Có nguồn nguyên liệu tại chổ phong phú .
- Cơ cấu đa dạng , gồm nhiều ngành : Chế biến sản phẩm trồng trọt , chế biến sản phẩm chăn nuôi , chế biến thủy hải sản .
- Hàng năm sản xuất được khối lượng lớn
- Các cơ sở chế biến phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và thị trường
Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
I . Khái niệm ( SGK )
II . Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1 . Nhân tố bên trong
- Gồm : Vị trí địa lý , tài nguyên thiên nhiên , điều kiện kinh tế xã hội … Ảnh hưởng rất quan trọng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp
2 . Nhân tố bên ngoài
- Gồm : thị trường , hơp tác quốc tế … có ý nghĩa đặc biệt quan trọng .
3 . Các hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
A . Điểm công nghiệp
- Đồng nhất với một điểm dân cư gồm : 1,2 Xí nghiệp nằm gần vùng nguyên nhiên liệu . Giữa các xí nghiệp không có mối liên hệ
- Ở nước ta có rất nhiều điểm công nghiệp .
B . Khu công nghiệp
- Có ranh giới xác định, trong khu công nghiệp có nhiều xí nghiệp có mối liên hệ với nhau .
- Năm 2007 cả nước có 150 khu công nghiệp , khu chế xuất và khu công nghệ cao.
- Các khu công nghiệp phân bố không đều , tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ , đồng bằng Sông Hồng và ven biển miền Trung .
C . Trung tâm công nghiêp
- Gắn với đô thị lớn và vừa , ở đó có nhiều khu công nghiệp , nhiều điểm công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ .
- Ở nước ta hiện nay đã hình thành nhiều trung tâm Công Nghiệp
+ Các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia : TP.HCM , Hà Nội
+ Các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa vùng : Hải Phòng , Đà Nẵng , Cần Thơ .
+ Các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa địa phương : Việt Trì , Thái Nguyên , Vinh , Nha Trang
D . Vùng công nghiệp : Gồm 6 vùng
- Vùng 1 : Các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ
- Vùng 2 : Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Quãng Ninh , Thanh Hóa , Nghệ An , Hà Tĩnh .
- Vùng 3 : Các tỉnh từ Quãng Ninh đến Ninh Thuận
- Vùng 4 : Các tỉnh thuộc Tây Nguyên ( Trừ Lâm Đồng )
- Vùng 5 : Các tỉnh Đông Nam Bộ , Bình Thuận , Lâm Đồng
- Vùng 6 : Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long
Vấn đề ngành giao thong vận tải và thông tin liên lạc
I . Giao thông vận tải
1 . Đường bộ
- Sự Phát triển
+ Mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới phủ kín các vùng
+ Phương tiện được nâng cao về số lượng và chất lượng
+ Khối lượng vận chuyển và luân chuyển tăng
- Một số đường ô tô chính của nước ta
+ Đường quốc lộ Số 1
+ Đường Hồ Chí Minh
+ Quốc lộ Số 5 , Số 9 , Số 14 …
2 . Đường sắt
- Tổng chiều dài : 3134 km
- Các tuyến đường sắt chính
+ Tuyến đường sắt Thống Nhất ( Hà Nội – TP.HCM )
+ Các tuyến còn lại đều nằm ở phía Bắc ( Hà Nội – Hải Phòng , Hà Nội – Lạng Sơn , Hà Nội – Thái Nguyên … )
3 . Đường Sông
- Chủ yếu ở 1 số hệ thống sông lớn ( hệ thống sông Hồng , sông Đồng Nai , sông Cửu Long )
4 Đường Biển
- Đường biển trong nước chủ yếu theo hướng Bắc Nam
- Đường biển quốc tế
- Các hải cảng lớn : Hải Phòng , Đà Nẵng , Sài Gòn …
5 . Đường hàng không
- Ngành vận tải trẻ , phát triển nhanh và nhanh chóng hiện đại hỏa .
- Các sân bay lơn : Nội Bài ( Hà Nội ) , Tân Sơn Nhất ( TP.HCM ) , Sân bay Đà Nẵng .
6 . Đường ống
- Phát triển cùng với sự phát triển của ngành dầu khí
- Chủ yếu tập trung ở Đông Nam Bộ
II . Ngành thông tin liên lạc
1 . Ngành bưu chính
- Là ngành mang tính chất phục vụ , phân bố chưa đều , kĩ thuật còn lạc hậu .
2 . Ngành viễn thông
- Phát triển nhanh , kĩ thuật hiện đại .
Vấn đề phát triển thương mại du lịch
I . Thương mại
1 . Nội thương
- Phát triển mạnh sau thời kì đổi mới
- Có nhiều thành phần kinh tế tham gia .
- Hoạt động nội thương phát triển mạnh ở một số vùng :
+ Đông Nam Bộ
+ đồng bằng Sông Cửu Long
+ Đồng bằng sông Hồng
2 . Ngoại thương
- Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu tăng
- Kim ngach xuất khẩu tăng nhanh dẫn đến cán cân xuất nhập khẩu tiến dần sự cân đối
- Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu : Khoáng sản , nông sản , thủy sản , hàng công nghiệp nhẹ .
- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu : Tư liệu sản xuất .
* Nguyên nhân dẫn đến kết quả hoạt động ngoại thương
- Thị trường mở rộng theo hướng đa phương
- Đổi mới cơ chế quản lý xuất nhập khẩu
- Là thành viên của WTO
II . Du lịch
1 . Tài nguyên du lịch
- Phong phú , đa dạng gồm :
+ Tài nguyên du lịch về tự nhiên : 125 bãi biển , 2 di sản thiên nhiên thế giới ( Động Phong Nha , Vịnh Hạ Long )
+ Tài nguyên du lịch về nhân văn : Các di tích văn hóa lịch sử , lễ hội làng nghề
2 . Tình hình phát triển
- Phát triển mạnh từ đầu thập niên 90 , với các trung tâm du lịch lớn gồm : Hà Nội , Huế , Đà Nẵng , TP.HCM
Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ
I . Vị trí địa lý và lãnh thổ
- Là vùng có diện tích lớn nhất nước ta gồm 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc
- Vị trí địa lý :
+ Phía Bắc giáp với Trung Quốc
+ Phía Tây giáp với Lào
+ Phía Nam giáp với đồng Bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ
+ Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ
- Thuận lợi : Trao đổi kinh tế với các vùng và các nước
II. Những thế mạnh và hạn chế
1 . Thế mạnh
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng có khả năng phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành
- Có nhiều di tích văn hóa lịch sử thuận lợi phát triển du lịch
- Cơ sở vật chất kĩ thuật có nhiều tiến bộ
2 . Hạn chế
- Là vùng núi , giao thông đi lại khó khăn
- Là vùng thưa dân mật độ dân số thấp
- Cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo
III. Vấn đề khai thác thế mạnh kinh tế của vùng
1 . Khai thác và chế biến khoáng sản
- Điều kiện phát triển
+ Là vùng tập trung khoáng sản nhiều nhất nước ta
+ Các khoáng sản chủ yếu : Than ( Quãng Ninh ) , Sắt ( Thái Nguyên ) , Đồng ( Sơn La ) , Thiêc ( Cao Bằng ) , APATIT ( Lào Cai ) , Đất hiếm ( Lai Châu )
- Tình hình phát triển
+ Khai thác than chủ yếu ở Quãng Ninh cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu
+ Khai thác thiếc ở Cao Bằng
+ Khai thác Sắt ở Thái Nguyên
+ Khai thác APATIT ở Lào Cai
2 . Thủy điện
- Điều kiện phát triển : Có Trữ lượng thủy điện lớn nhất nước ta 11tr KW chủ yếu trên sông Đà
- Tình hình phát triển
+ Các nhà máy thủy điện đã xây dựng : Hòa Bình , Thác Bà
+ Các nhà máy thủy điện đang xây dựng : Sơn La , Tuyên Quang
3 . Trồng và chế biến cây công nghiệp , dược liệu và các loại rau quả ôn đới và cận nhiệt
- Điều kiện phát triển :
+ Có diện tích đất FERALIT và đất phù sa CỔ Lớn
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh
- Tình hình phát triển
+ Là vùng trồng trà lớn nhất nước ta
+ Ở vùng núi cao điều kiện khí hậu thuận lợi trông các loại cây dược liệu , các loại rau quả ôn đới cà cận nhiệt đới
4 . Chăn nuôi gia súc
- Điều kiện phát triển : Có các đồng cỏ trên các cao nguyên , độ cao khoảng 600-700m ( Cao nguyên Sơn La ,Cao nguyên Mộc Châu )
- Tình hình phát triển : Đàn trâu chiếm 50% cả nước , bò chiếm 16% cả nước
5 . Kinh tế biển
- Tỉnh Quãng Ninh có điều kiện phát triển kinh tế biển gồm
+ Nuôi trồng đánh bắt thủy sản
+ Du lịch biển
+ Giao thông vận tải biển
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng
I . Vị trí địa lý và lãnh thổ
- Là vùng có diện tích nhỏ gồm các tỉnh ……..( xem atlat )
- Vị trí địa lý : …. Xem atlat …
II . Những thế mạnh và hạn chế
1 . Thế mạnh
- Vị trí địa lý
+ Giáp trung du miền núi Bắc Bộ , Bắc Trung Bộ và Vịnh Bắc Bộ
+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc , thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Có diện tích đất phù sa lớn , màu mở , nguồn nước dồi dào
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh
- Kinh tế - Xã hội
+ Nguồn lao động dồi dào , thị trường tiêu thụ lớn
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật khá tốt
2 . Hạn chế
- 1 số tài nguyên thiên nhiên suy giảm
- Dân số đông , mật độ dân số cao nhất cả nước dẫn đến vấn đề việc làm khó khăn
- Có nhiều thiên tai : Bão , lũ lụt
- Thiếu nguyên liệu để sản xuất
III . Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng
1 . Thực trạng
- Cơ cấu kinh tế theo ngành chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm
2 . Các định hướng chính về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng
- Trong cơ cấu GDP : Giảm tỷ trọng khu vực I , tăng tỷ trọng khu vực II và III
- Sự chuyển dịch trong nội bộ từng ngành
+ Khu vực I : Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt , tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi
+ Khu vực II : Giảm tỷ trọng các ngành công nghiệp khai thác và hình thành phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ( chế biến lương thực , thực phẩm , dệt may , sản xuất vật liệu xây dựng , cơ khí , điện tử )
+ Khu vực III : phát triển các ngành du lịch tài chính ngân hàng
Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ
I . Vị trí địa lý và lãnh thổ
- Là vùng kéo dài theo hướng Bắc – Nam và hẹp ngang nhất nước ta
- Gồm 6 tĩnh : …. ( Atlat )
- Vị trí địa lý : …. Tiếp giáp ( atlat )
II . Các thế mạnh và hạn chế
1 . Thế mạnh
- Điều kiện tự nhiên :
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa phân hóa đa dạng
+ Có dải đồng bằng ở ven biển
+ Đất đai đa dạng : Đất phù sa , đất FERALIT , đất đỏ Badan
+ Khoáng sản : ( Xem atlat )
+ Rừng có diện tích lớn chủ yếu ở biên giới Việt – Lào
- Kinh tế - Xã hội
+ Dân cư giàu truyền thống lịch sử , cần cù
+ Có nhiều di tích văn hóa lịch sử
2 . Hạn chế
- Nhiều thiên tai : Bão , Lũ lụt , Gió Lào …
- Tài nguyên phân bố phân tán
- Mức sống của người dân thấp , cơ sở hạ tầng kém phát triển
III . Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp
* Vì sao phải hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp
- Vì lãnh thổ vùng kéo dài , tỉnh nào cũng có đồi núi , đồng bằng ven biển
- Việc hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp sẽ tạo thế phát triển kinh tế liên hoàn
1 . Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp
A . Khai thác thế mạnh lâm nghiệp
- Điều kiện phát triển lâm nghiệp
+ Diện tích rừng lớn , chiếm 20% cả nước , Có nhiều loại gỗ quý như : Lim , sến , táo …
+ Rừng : tập trung chủ yếu ở biên giới Việt – Lào
- Tình hình phát triển : Có nhiều lâm trường vừa khai thác vừa bảo vệ và trồng rừng
B . Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du và đồng bằng ven biển
- Điều kiện phát triển
+ Vùng đồi trước núi có thế mạnh chăn nuôi đại gia súc
+ Có diện tích đất đỏ Badan tuy không lớn nhưng màu mỡ
+ Đồng bằng ven biển chủ yếu là đất cát pha , thuận lợi trồng cây công nghiệp hàng năm
- Tình hình phát triển
+ Chăn nuôi gia súc lớn : Đàn trâu chiếm 1/4 cả nước , đàn bò chiếm 1/5 cả nước
+ Trồng cây công nghiệp lâu năm : Cà phê , cao su , hồ tiêu , trà …
+ Trồng cây công nghiệp hàng năm : Lạc , mía , thuốc lá và lúa
C . Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp
- Điều kiện phát triển
+ Bờ biển dài , nhiều loại hải sản quý
+ Nhiều sông lớn : Sông Mã , sông Cả
- Tình hình phát triển
+ Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản : nước mặn , nước lợ , nước ngọt
+ Nghệ An là tỉnh có nghề cá phát triển nhất
IV . Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng
1 . Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa
- Điều kiện phát triển
+ Có một số khoáng sản : Sắt , thiếc , Crom …
+ Có nguồn nhiên liệu từ ngành nông – lâm – thủy sản
+ Trung vùng đã hình thành 1 số trung tâm công nghiệp với 1 số ngành công nghiệp trọng điểm : Thanh Hóa , Vinh , Huế . Với các ngành : Cơ khí , vật liệu xây dựng , chế biến lương thực thực phầm , chế biến lâm sản .
- Để phát triển công nghiệp phải phát triển cơ sở năng lượng : Xây dựng các nhà mày thủy điện
- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng : Cửa Đạt , Bản Vẻ , Rào Quán .
2 . Xây dựng cơ sở hạ tầng Giao Thông Vận Tải
- Xây dựng cơ sở hạ tầng GTVT có ý nghĩa quan trọng trong việc trao đổi kinh tế với các nước và các vùng
- Các tuyến đường ô tô : Quốc lộ 1A , Đường Hồ Chí Minh , Quốc Lộ số 9 đang được nâng cấp . Xây dựng và nâng cấp các sân bay , hải cảng
Duyên hải Nam Trung Bộ
Thuận Lợi
- Vị trí địa lý thuận lợi giao lưu kinh tế .
- Nhiều tiềm năng về kinh tế biển ( Giao thông vận tải biển , du lịch biển , khai thác khoáng sản biển và môi trường đánh bắt thủy sản)
- Rừng có nhiều loại gỗ và chim thú quý
Khó Khăn
- Đồng bằng hẹp có nhiều thiên tai như Bão , lũ lụt
I . Duyên hải Nam Trung Bộ - Phát triển tổng hợp kinh tế biển và phát triển công nghiệp – Cơ sở hạ tầng
1 . Phát triển tổng hợp kinh tế biển
A . Nghề cá
- Tiềm năng :
+ Tất cả các tỉnh đều giáp biển
+ Có nhiều vùng vịnh đầm phá : Thuận lợi phát triển gành nuôi trồng đánh bắt hải sản
+ Biển lắm tôm cá và hải sản , tỉnh nào cũng có bãi cá , bãi tôm
- Tình hình phát triển
+ Sản lượng thủy sản tăng
+ Nghề nuôi trồng thủy sản được đẩy mạnh chủ yếu là nuôi tôm
+ Hoạt động chế biến hải sản khá giả
B . Du lịch biển
- Tiềm năng : Có hiều bãi biển và đảo đẹp , hệ thông nhà nghỉ phát triển
- Tình hình phát triển : Thu hút nhiều khách trong và ngoài nước
C . Dịch vụ hàng hải
- Tiềm năng : Có nhiều vùng vinh sâu : Thuận lợi xây dụng các hải cảng
- Tình hình phát triển : Đã và đang xây dựng nhiều hải cảng lớn ( Đà Nẵng , Nha Trang , Dung Quất )
D . Khai thác khoáng sản biển
- Gồm : khai thác cát làm thủy tinh , khai thác dầu khí ở phía đông đảo Phú Quý
- Sản xuất muối
2 . Vấn đề phát triển công nghiệp – cơ sở hạ tầng
- Các trung tâm công nghiệp của vùng đang phát triển gồm : Đà Nẵng , Nha Trang , Quy Nhơn , Phan Thiết
- Hình thành nhiều khu công nghiệp , khu chế xuất
- Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm : Cơ khí , chế biến nông lâm thủy sản và hàng tiêu dùng
- Xây dựng 1 số nhà máy thủy điện ( Sông Hinh , Đa Mi … )
- Nâng cấp mở rộng các truyến đường và hiện đại hóa các sân bay , hải cảng
Tây Nguyên
Thuận Lợi
- Có diện tích đất đỏ BADAN lớn nhất nước ta
- Khí hậu cận xích đạo có sự phân hóa theo độ cao
- Diện tích rừng và độ che của rừng lớn nhất nước ta
- Khoáng sản chủ yếu là BOXIT có trữ lượng lớn
- Có tiềm năng lớn về thủy điện
- Là vùng có những dân tộc ít người , có những nền văn hóa độc đáo
Khó Khăn
- Mùa khô dài , thiếu nước cho sản xuất và đời sống
- Thiếu lao động lành nghề
- Mức sống của người dân thấp
- Cơ sở hạ tầng và vật chất thiếu nhiều
I . Vấn đề khai thác các thế mạnh của Tây Nguyên
1 Vấn đề phát triển cây công nghiệp lâu năm
A . Điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên
- Có diện tích đất đỏ BADAN lớn nhất nước ta
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm , 1 năm có 2 mùa mưa khô
- Thu hút được nhiều lao động
- Cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp được cải thiện , thị trường tiêu thụ lớn
B . Hiện trạng sản xuất avaf phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên
- Diện tích và sản lượng ở cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên tăng
- Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu và sự phân bố gồm :
+ Cây cà phê là cây công nghiệp quan trọng nhất được trồng ở khắp các tỉnh nhưng chủ yếu là đăk lăk
+ Chè ở Lâm Đồng , Gia Lai
+ Cao su có diện tích lớn thứ 2 sau Đông Nam Bộ trồng nhiều ở đăk lăk
+ Hồ tiêu Gia Lai , đăk lăk , đăk Nông , Lâm Đồng
C. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và ổn định cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên
- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp
- Mở rộng diện tích cây công nghiệp trên cơ sở khoa học , đi đôi với bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi
- Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp để hạn chế rủi ro và sử dụng hợp lý tài nguyên
- Đẩy mạnh chế biển sản phẩm cây công nghiệp và xuất khẩu
2 . Khai thác và chế biến lâm sản
A Điều kiện phát triển
- Lâm nghiệp là thế mạnh của Tây Nguyên , 36% diện tích đất có rừng , có nhiều loại gỗ quý
B . Hiện trạng và biện phát khắc phục
- Sản lượng gỗ chiếm 52% cả nước
- Tài nguyên rừng đang suy giảm dẫn đến hậu quả :
+ Độ che phủ rừng và lượng gỗ giảm
+ Môi trường sống của các loài động vật bị đe dọa
+ Mức nước ngầm hạ thấp
- Biện pháp khắc phục : Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên rừng
3 . Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi
- Thủy điện là thế mạnh của Tây Nguyên , Các sông có tiềm năng lớn vẻ thủy điện ( sông Đồng Nai …. )
- Thế mạnh thủy điện đã và đang được phát huy
+ Các nhà máy thủy điện đã được xây dựng : Iali , Đa Nhim …
+ Các nhà máy thủy điện đang xây dựng : Đại Ninh , Đồng Nai 3 , Đồng Nai 4
- Ý nghĩa của việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên
+ Công nghiệp của vùng có điều kiện phát triển , trong đó có khai thác và chế biến bột Nhôm
+ Các hồ thủy điện là nguồn nước tưới , phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản
4 . Phát triển chăn nuôi gia súc
- Tây Nguyên có các đồng cỏ thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc , chủ yếu là Bò
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top